Các pháp Hữu Vi đều "Vô Thường" các ông phải cố gắng tu hành, các Đấng Đạo Sư chỉ là người chỉ đường. Đức Thế Tôn


Như Lai Thiền (Thiền Tiểu Thừa)

(Dành cho những người có một tinh thần khoa học cao không tin vào những điều huyền bí viển vong, vốn là một người rất nhân hậu và có rất nhiều phước báu điển hình: Họ kiếm tiền rất dể mà không cần lừa dối ai chỉ dựa vào sự nhân hậu của họ mà thôi).



Vì tự mình đi tìm chân lý nên họ thường gặp rất nhiều trở ngaị và phản ứng phụ khi tu tập. Vì quá tự tin, họ sẽ bị thế giới vô hình lừa dối họ bằng cách:



- Cầm chân họ lại, không cho họ tiến tu mà họ không hề hay biết! Như:

* Tạo những linh ảnh rất đẹp để họ ngắm nhìn mà quên mục đích chính của mình là tu giải thoát.

* Báo mộng và nhất là dùng giấc mộng để lung lạc niềm tin của họ.

* Tạo những sự việc gần đúng với luận đoán của họ để họ tăng bản ngã lên và quên mục đích chính là giải thoát.

* Tập hợp những người lạ lại rồi tuyên xưng họ là Thầy này, Thánh kia.



- Họ rất lanh lợi trong đời sống hằng ngày nhưng lại rất ngay thơ trong đời sống tu hành. Thật ra chúng ta nên làm ngược lại thì đúng hơn.

Vì kết quả của việc tu tập một cách sai lầm chỉ xảy ra cho họ sau một thời gian rất lâu (từ 6 tới 12 năm): Nên họ không cách gì mà biết được. Quả thật là phức tạp.



THIỀN TÂM



Trong thiền tông, thường nói đến một trạng thái tâm lý được gọi là: TÂM THIỀN.

Có nghĩa là một sự thảnh thơi nào đó của tâm lý, hay một trạng thái KHÔNG nào đó. Sự việc này thường dẫn đến những sự hiểu lầm rất TAI HẠI, vì: Nó sẽ đưa chúng ta đi từ sai lầm này đến sai lầm khác. Và cũng chính nó làm ĐẢO LỘN tâm lý của ta và có thể biến chúng ta thành những người KHÙNG, ĐIÊN, MAD…(Mà những người nhẹ dạ có thể tưởng lầm đó là những vị đã ĐẮC ĐẠO).



Để tránh trình trạng trên, chúng ta nên đọc những tài liệu sau:



1. ĐỨC PHẬT và PHẬT PHÁP của NARÃDA.

2. TRUNG BỘ KINH (tập 3) của THÍCH MINH CHÂU



Trong những tài liệu trên, còn thiếu rất nhiều những KỸ THUẬT về phần thực hành. Để bổ túc vô khoảng đó, tài liệu này chỉ bàn về THỰC HÀNH, và những phản ứng phụ CÓ THỂ xãy ra cho chúng ta trong lúc công phu.



QUAN NIỆM CƠ BẢN của ĐẠO PHẬT



1. Con người không có linh hồn và tư tưởng.

2. Không một cảnh giới nào chi phối được ta cả.

3. Cố gắng giữ giới luật theo sức chịu đựng của mình.

4. Không được nóng vội, đốt giai đoạn trong lúc công phu.

5. Nên tìm người giỏi hơn mình để học hỏi.



ĐỊNH NGHĨA CƠ BẢN



1. CẬN ĐỊNH:

Là những phản ứng, cảm giác, hình ảnh xảy ra BẤT CHỢT, KHÔNG BÁO TRƯỚC trong lúc đang hay sau khi công phu.



a. Phản ứng: Gồm những cử động BẤT CHỢT, KHÔNG BIẾT NGUYÊN NHÂN, trên thân.

b. Cảm giác: Gồm những cảm nhận trên thân (nóng, ngứa, nghiêng, nổ, lắc, rần…)

c. Hình ảnh: Gồm những LINH ẢNH xuất hiện TRƯỚC khi nhập “chánh định”.



2. TÀ ĐỊNH:

Là tất cả những CÁCH THỨC CÔNG PHU dựa vào ngủ quan để tập trung tư tưởng.

Ví dụ: thôi miên, nhìn vô nhan, nhìn vô mặt trời, niệm sáu chữ Di Đà chạy lòng vòng trên cơ thể, tập trung tư tưởng ở ĐẰNG SAU ÓT, hay có cảm giác nặng nặng châm chích ở ĐẰNG SAU ÓT…



3. CHÁNH ĐỊNH:

Là AN TRÚ và làm cho đề mục xuất hiện NHƯ THẬT đằng trước mặt bằng sự tập trung tư tưởng (có 4 mức độ riêng biệt từ SƠ đến TỨ THIỀN.).

Ví dụ: Tu sĩ nhắm mắt lại, rồi tập trung tư tưởng về một ngọn LỬA và vẻ ngọn lửa đó bằng trí tưởng tượng của mình cho tới khi: Ngọn lửa xuất hiện đằng trước mặt mình một cách rỏ ràng NHƯ THẬT.



CÁCH CHỌN MỘT ĐỀ MỤC ĐỂ BƯỚC VÔ CÔNG PHU



1. DỰA VÔ ĐẶC TÍNH ÂM DƯƠNG CỦA TỨ ĐẠI:



Với mức độ âm dương từ thấp tới cao của TỨ ĐẠI được dự kiến như sau:



ĐẤT < NƯỚC < LỬA < GIÓ.



1.1 Đề mục ĐẤT: Giúp ta nhập vô SƠ THIỀN.

Lấy một cục đất sét có đường kính 05cm sơn lên đó màu hồng lợt.

1.2 Đề mục NƯỚC: Giúp ta nhập vô NHỊ THIỀN.

Lấy một ly nhỏ, đổ đầy nước. Dùng bề mặt của nước làm đề mục

1.3 Đề mục LỬA: Giúp ta nhập vô TAM THIỀN.

Lấy một ngọn lửa nhỏ, như ngọn lửa của ngọn đèn dầu hột vịt

1.4 Đề mục GIÓ: Giúp ta nhập vô TỨ THIỀN.

Lấy ảnh củ một cửa sổ (chính diện hay tả diện), trên đó có một tấm màn mỏng.

Bị gió thổi và phất phơ nhẹ nhàng.



2. DỰA VÔ TÍNH TÌNH CỦA TU SĨ:



2.1 Nóng tính (nhạy bén, lanh lẹ, nhạy cảm…)

Lấy đề mục nước, hay một hòn bi xanh lơ, đường kính 03cm

2.2 Ù LỲ (Chậm chạp, lờ mờ, ít nhạy cảm…

Lấy đề mục lửa, hay một hòn bi đỏ, đường kính 03cm



Trong ĐẠI THỦ ẤN hai Tổ TILOPA và NAROPA đã dùng 2 cách trên để chọn ĐỀ MỤC.



CÁCH THỨC ĐIỀU THÂN



A. TƯ THẾ THIỀN: Nhớ để nguyên CÁI LƯỠI tiếp xúc với HÀM ẾCH.



1. Định nghĩa: Là một tư thế ĐƠN GIẢN, thăng bằng, an toàn, ít bị mỏi.

2. Phân lọai: Có hai tư thế thường dùng: NGỒI & NẰM.



· Ngồi: Ngồi ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an tòan thôi. Nếu thích ngồi BÁN GIÀ thì nên theo cách đã được trình bày ở các sách HATHA YOGA (Nhớ để bàn chân PHẢI trên bàn chân TRÁI). Nếu chọn tư thế ngồi trên ghế thì để hai gót chạm nhẹ vào nhau.

· Nằm: Nằm ở đâu, như thế nào cũng được, miễn an toàn thôi



3. Phương Hướng: Có những người không hề bị DỊ ỨNG thì sẽ có (4) cảm giác chính sau:



· Cảm giác không ĐÃ, hay không AN TOÀN khi quay mặt về hướng đó.

· Khi công phu BỊ VẶN CỔ một cách đột ngột về một hướng khác.

· Cảm giác NHƯ BỊ NGHIÊNG, mà thật ra mình ngồi rất thẳng.

· Cảm giác LẮC LƯ nhẹ nhàng, ngay cả lúc nằm cũng vậy.



4. Giải quyết: Cứ XOAY từ từ cả thân hình qua hướng khác (nhớ xoay theo chiều kim đồng hồ).

Ví dụ: Nếu lần này ngồi ở hướng BẮC thì tới lần công phu sau sẽ ngồi quay mặt về hướng ĐÔNG BẮC. Nếu lại không được, thì ở lần sau, ta lại xoay qua hướng ĐÔNG…



B. THƯ GIÃN:



1. Định nghĩa: Là không gồng bất cứ bắp thịt nào KHÔNG CẦN THIẾT trong lúc công phu: Vẫn giữ hàm răng KHÍT, cả cái lưởi tiếp xúc với hàm ếch (nóc vọng).

2. Mục đích: Tránh VỌNG NIỆM thường xuất hiện vào lúc mới vô công phu.

3. Thả tất cả các bắp thịt từ đầu ngón chân, qua các khớp, lên đến đầu. Nếu trong lúc buông thả mà có chổ nào bị trở ngại thì:

Gồng nhẹ nó lên rồi thả ĐỘT NGỘT (Như 1 sợi dây đang căng bị cắt đứt đột ngột !). Điều thân cho ngon lành đã, rồi mới thực hành TIẾP TỤC…



PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TỨC



A. Định nghĩa:



Là sự chú ý vào sự RA, VÔ của hơi thở, dựa vô đó có thể thư giãn được dể dàng hơn, chỉ đưa tu sĩ tới CẬN ĐỊNH thôi, đừng qúa tin vô kinh sách.



1. Sự phân bổ khí lực:

Khi hít VÔ: Khí lực bị CHẬN ĐỨNG.

Khi thở ra: Khí lực được LƯU THÔNG.

Vì thế, nên thư giãn các cơ bắp vào lúc: THỞ RA (thở ra dài hơn hít vô).



2. Mục đích: Nối tiếp tình trạng CẬN ĐỊNH với CHÁNH ĐỊNH:

Từ CẬN ĐỊNH qua CHÁNH ĐỊNH là qua hai trạng thái tâm lý rất khác nhau:

· Ở cận định: THAM DỤC còn rất nhiều (không thể hết được!).

· Ở chánh định: THAM DỤC càng ngày càng mật đi (tùy theo độ nhập định).

Nên khi đi từ cận địn đến chánh định, ta sẽ không tránh khỏi một sự đảo lộn về tâm lý. Như chúng ta sẽ thấy như sau:



*** BẤT CỨ SỰ DAO ĐỘNG TÂM LÝ NÀO ĐỀU DẪN ĐẾN VẤN ĐỀ: tuột định. ***



Do đó nên giải quyết như sau:



3. Thực hành:

Với hai ngỏ vô (mũi, miệng) và hai chổ chứa (phổi, bụng), ta có ngay sự phân bố về đặc tính ÂM (-), DƯƠNG (+) như sau:



Mũi (+) --- VÔ --- (-) Miệng



PHỔI (+) --- CHỨA --- (-) BỤNG



Ta nhận xét như sau: nếu khi thở, mà dùng MŨI với PHỔI là thuần DƯƠNG (+,+):

Ta sẽ bị nóng tính, hồi hộp, dễ kích động, KHÓ THƯ GIÃN…

Nếu khi thở có sự phối hợp giữa MIỆNG và BỤNG là thuần âm (-,-):

Ta sẽ bị: chết vì kiệt, hay yếu xìu, bệnh nặng…



Vì vậy: Ta nên dùng MỦI và BỤNG: Âm dương điều hòa: (+,-) là hơi thở TRẺ THƠ !



CHÚ Ý TỚI HƠI THỞ RA nhiều hơn HÍT VÔ (thở DÀI ra nhưng đừng quá mức).



Cố gắng tưởng tượng ra những con số của đồng hồ ĐIỆN TỬ từ 1 tớ 12 ứng với từng hơi thở ra, vô. Nên nhớ cứ một lần VÔ, RA là một con số lại hiện ra.

Ví dụ: Nhắm mắt lại, khởi sự bằng hơi HÍT VÔ, khi THỞ RA lại tưởng tượng:



· Con số xuất hiện (mờ mờ) ngay đằng trước mặt trong một khung hình nhỏ.

· Lập lại ba (3) chu kỳ; mỗi chu kỳ gồm 12 con số hay 12 HƠI THỞ.

· Chú ý đến việc TÁC Ý vô những con số đó để làm cho chúng RÕ lên.

· Nên thở chậm thôi, cố gắng phồng BỤNG lên khi hít VÔ. RỒI SẼ QUEN



THỰC HIỆN CHÁNH ĐỊNH TRÊN MỘT ĐỀ MỤC: LỬA



Trước hết, chúng ta phải hiểu tại sao lại phải thực hiện CHÁNH ĐỊNH

Trong những tài liệu về PHẬT GIÁO, về phần vũ trụ quan, có nói tới nhiều thế giới khác, trong một vùng không gian rộng lớn được gọi là: TAM THIÊN ĐẠI THIÊN THẾ GIỚI. Vùng không gian này được chia ra làm BA vùng nhỏ hơn dựa vào những đặc tính chung của từng vùng. Ba vùng đó có tên như sau:



· DỤC GIỚI (Gồm từ chư TIÊN dục giới: Tha Hóa Tự Tại đến A-Tỳ địa ngục). Ở đây lúc nào cũng có sự hiện diện của 02 giống: ĐỰC và CÁI. Hành động của chúng là ĂN, UỐNG và GIAO DÂM. Tuổi thọ của những loài từ CON NGƯỜI trở xuống đều không BẰNG NHAU; những loài trên CON NGƯỜI đều có CÙNG MỘT TUỔI THỌ nếu cùng ở trên cùng một cung trời.

Khi nằm mơ thấy CON TRAI, CON GÁI vì: Tâm còn THAM DỤC.



· SẮC GIỚI (gồm từ chư THIÊN sắc giới: Sơ thiền đến Tứ-thiền). Ở đây KHÔNG CÒN 02 giống: ĐỰC và CÁI. Không có vấn đề giao dâm, và ăn uống. Thức ăn của họ chính là: LINH ẢNH của họ tạo ra trong cơn THIỀN ĐỊNH. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng một cung trời.



· VÔ SẮC GIỚI (gồm những chư THIÊN từ Không Vô Biên Xứ, tới Phi-Phi Tưởng Xứ). Ở đây không còn hình tướng của bất cứ cái gì nữa. Chỉ gồm toàn là tư tưởng. Tuổi thọ của họ rất giống nhau trên cùng môt cung trời.



Chúng ta lại biết rằng:



Ở DỤC GIỚI, trạng thái TƯ DUY đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này KẾ TIẾP hay ĐẰNG SAU hiện tượng kia: Khi ta thấy hiện tượng này, thì lại KHÔNG THẤY hiện tượng đứng liền sau đó.



Ở SẮC GIỚI, trạng thái ĐỊNH lại đứng đầu. Có nghĩa là, ở đây, hiện tượng này ở KẾ BÊN hiện tượng kia. Tương tự như vậy:



Ở VÔ SẮC GIỚI, khi ta thấy hiện tượng này, thì ta lại THẤY RẤT RÕ hiện tượng đứng liền sau đó.



Vậy lợi điểm của vấn đề NHẬP CHÁNH ĐỊNH là: Ta có thể biết ngay lập tức BẤT CỨ vấn đề gì vì: hai hiện tượng lại ở KẾ BÊN nhau (như cái bàn ở KẾ BÊN cái ghế vậy).

Đó chỉ là lợi điểm nếu áp dụng nó vào những việc ở ĐỜI.



Ví dụ:

· Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi luân xa YẾT HẦU: Tu sĩ sẽ không đói và khác

· Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và hình tướng: Tu sĩ sẽ biết được TÂM LÝ của họ.

· Thực hiện CHÁNH ĐỊNH nơi điệu bộ và ký hiệu: Tu sĩ sẽ biết được NGÔN NGỮ của họ.

Ở đây, chúng ta chỉ bàn tới việc sử dụng nó vô việc GIẢI THOÁT mà thôi.



CẤU TRÚC VÀ SỰ HÌNH THÀNH CỦA MỘT TƯ TƯỞNG



Trước khi vô vấn đề “thực hiện chánh định trên một đề mục”, chúng ta phải biết sơ qua về cấu trúc, sự vận hành, và sự tạo nghiệp của một tư tưởng. Vấn đề này có trình bày trong kinh VI DIỆU PHÁP hay TỐI THẮNG TẬP YẾU LUẬN của Thích Minh Châu (2 tập).



Chúng ta để ý đến sự việc xãy ra như sau:

· Tiếng “cạch” do chúm chìa khóa rơi trên mặt bàn. Khi đem phân tích nó dựa trên VI DIỆU PHÁP, ta có kết quả sau:



Sau khi ta nhận thức được sự việc vừa xãy ra như trên, trong một tiếng “cạch”: Ta biết rằng, hay có một tư tưởng trong đầu ta kết luận rằng: Đó là tiếng động của chùm chìa khóa rơi trên mặt bàn, thì tư tưởng đó đã qua năm (5) giai đoạn sau:



1. Xuất phát từ luồng “BHAVANGA” (Cá tánh của ta).

2. Vào những giác quan (ở đây gồm: Mắt, Tai và Ý).

3. Làm các giác quan chú ý đến sự việc.

4. Vào Tốc hành tâm (JAVANA) một cách yếu ớt.

5. Ra Đăng ký tâm và Xác định tâm.



Tư tưởng đó đã di chuyển từ VI TẾ TÂM (1,2,3,4) đến THÔ TÂM (5) và mất đi một thời gian là: 17 sát-na tâm thức.



NGUYÊN TẮC TẠO NGHIỆP CỦA MỘT TƯ TƯỞNG



1. Một tư tưởng SẼ TẠO NGHIỆP khi nó đủ mạnh có nghĩa là từ: (2,3,4,5)

2. Một tư tưởng KHÔNG TẠO NGHIỆP khi nó không đủ mạnh có nghĩa là (1)



Để GIẢI THOÁT hay GIẢI THOÁT TRI KIẾN, chúng ta đem theo sự THANH TỊNH đến cho bằng được luồng BHAVANGA (cá tánh) và VƯỢT QUA nó để đạt được sự THANH TÂM hay AN CHỈ.



ĐỊNH NGHĨA LUỒNG BHAVANGA



Là phần đầu của VI TẾ TÂM nó lúc nào cũng RUNG ĐỘNG và khó làm cho nó chấm dứt đuợc. Nó được tạo nên, do, và theo ý của TƯ TƯỞNG CUỐI CÙNG của ta, khi ta chết ở kiếp trước. Và chính nó đã âm thầm hướng dẫn ta làm việc này việc nọ, ghét người này thương người kia và cũng chính nó đã dìm, đắm ta trong NGHIỆP QUẢ.



Như vậy cũng đã có QUÁ ĐỦ lý do để chúng ta thực hiện cuộc HÀNH HƯƠNG từ miền VÔ MINH đến miền GIẢI THOÁT qua con đường CHÁNH ĐỊNH. Con đường này không dành cho những THIÊN TÀI, mà chỉ dành riêng cho những ai tự thấy rằng mình phải CẦN CÙ BÙ KHẢ NĂNG. Hay cho những ai vì tò mò muốn tìm hiểu coi GIẢI THOÁT và GIẢI THOÁT TRI KIẾN là gì?

trích hoasentrenda.com