Các Kiểu Âm Niệm Phật

Chuyện niệm Phật là xưa lắm rồi, Con Người đã biết niệm Phật thì ... những cõi khác, họ cũng biết niệm Phật. Thế nhưng, chỉ có một vài cách niệm Phật thì mới có tác dụng y như kinh mà thôi. Còn những cách khác thì chỉ là ... niệm Phật mà thôi.

Ví dụ:
Đao Lợi niệm Phật: Nhưng ông bà tiên này chỉ niệm với tiếng xù xì, xù xì trong miệng. Y như là tiếng tâm sự của hai người rất là thân thiết nhau: họ chỉ thì thầm và chỉ ... nói cho nhau nghe. Cung trời của những người dễ mến mà!!!

Đâu Xuất niệm Phật: ông tiên bà tiên này niệm to tiếng và luyến láy ( y như tiếng luyến láy của Đàn Bầu hay violon vậy), Ở đây là nguồn gốc của nhạc ... Ấn Độ

Tha Hoá Tự Tại niệm Phật: ông bà tiên này niệm ra tiếng và mạnh bạo, niệm liên tu bất tận ... Như vậy trong Chùa ở trên Đà Lạt (chuà Linh Sơn) hay niệm Phật theo cách của Đâu Xuất:
Nam (a) Mô (a) A (a) Di (a) Đà (a) Phật (à à á)! (và cứ thế mà tiếp tục).
Chắc quý vị có nghe qua cung cách niệm Phật này: Nó luyến láy ở đoạn cuối. (Đâu Xuất đó)

Có những tu sĩ niệm Phật xù xì. Đao Lợi đó!
Có nhữg tu sĩ niệm Phật theo tiếng mõ rất là nhanh để phá vọng niệm: Tha Hoá Tự Tại đó.

Như vậy, mình niệm theo cách nào thì vô tình mình cộng hưởng với những cung trời đó! Niệm lâu ngày thì ... họ tới. Rồi do lâu ngày, mà họ lần lần biết được ý thích của mình nên họ cho mình thấy này thấy nọ theo ý thích của mình. Bây giờ nếu mà mình tỏ ý không thích nữa! Thì có lúc sẽ không còn thấy gì cả. Nhưng cũng có lúc họ lại thích đùa dai nên mình vẫn thấy như thường. Còn nếu mà mình thích thú thì họ sẽ làm tới và càng cho mình thấy nhiều điều hơn nữa.

Cái điều dễ nhận biết nhất là những vị tu sĩ này rất dễ nóng giận khi mà mình cố ý phê bình và đưa những nhận xét của mình cho những vị này biết.

Phỏng vấn những bật trưởng lão ở trên những cung trời đó, thì họ trả lời rằng: Cũng có nghe là niệm Phật thì vãng sanh nhưng ... họ không làm được. Họ chỉ thấy vui ra, và nhẹ nhàng nhưng không thấy hiện tượng vãng sanh.
Tuy vậy để mà dụ khị được họ để cho họ niệm Phật lại cho đúng thì cũng trần ai chi chí lắm! Vì họ cũng có cái của họ! Và ác một điều, là họ cũng đã thỏa mãn rồi! Nên khi đệ có trình bày cách niệm Phật của đệ ở dưới Trái Đất thì họ không nghe và thường thì họ coi không ra gì. Thế mới là ác nghiệp! Do vậy, chỉ vì vô tình không biết, mà khi niệm Phật: mình vô tình cộng hưởng đến với những cõi trời Dục Giới nàỵ

Chú ý! Khó hiểu, đọc chầm chậm:
Còn nếu mà mình thay đổi cách thức niệm Phật thì mình lại, không những có thể tránh được những sự cộng hưởng trên, mà còn có thể lợi dụng cái phần quay về của những thần lực mà trước đó Ngài đã phóng ra từ cái đảnh của Ngài, để được vào Tây Phương Cực Lạc.

Thay đổi bằng cách nào.
Bằng cách phóng niệm ra đằng trước mặt ngay vào một điểm màu đỏ ngang với tầm nhìn của chính mình. Đây là chià khoá để không bị gì cả khi niệm Phật vì nó mang hơi hám của "Chánh Định".

Niệm Công Cú – Niệm Xâu Chuỗi

Hồi còn ở Đà Lạt, Hai Lúa tui cũng có gặp... một rương những tờ công cú, đó là hình vẽ những cái tháp, hay hình Phật có trang hoàng thêm những vòng tròn, nghe nói lại là cứ xong 108 biến (lần) niệm Phật thì người phát nguyện lấy bút chì ra tô đen một vòng và họ để một rương thiệt! (một hình như vậy cũng có 108 vòng). Cảm hứng với công trình niệm Phật đó, Hai Lúa tui cũng nương vào đó mà chế ra cách niệm Phật như sau:
Động tác thứ 1: Vừa niệm, vừa quán một hột châu của xâu chuỗi, và tiếp tục quán như vậy cho tới đủ 18 hột.
Động tác thư 2: Là quán tiếp một hột châu mẫu nằm trên và ngay khe hợp bởi hột thứ 1 và hột thứ 18 (y như các xâu chuỗi vậy).
Động tác thứ 3: Là tập trung tư tưởng và niệm vào hột châu mẫu
Động tác thứ 4: Đặt câu hỏi Cái (niệm) này là cái gì?
Thế là tu sĩ tự động đối trước pháp thân của vị Phật/Bồ Tát mà mình niệm đó.
Cách tu này được chế ra vào thời sau 1975, như các Bạn biết nếu mình lấy cái hình Phật ra hay đối trước bàn thờ Phật mà niệm (vào thời đó) thì... có chuyện ngay(thời đó tôn giáo bị đối xữ đặc biệt mà). Làm cách của Hai Lúa tui thì chỉ có... trời mới biết được mà thôi. Thú thật! Tu cũng ép phê lắm.

trích từ trang hoasentrenda.com