kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Người tu Tịnh Độ nên xem

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Người tu Tịnh Độ nên xem

    Người tu hành, hạng sơ cơ lấy lý nhân quả làm căn bản, kẻ ngộ đạo thì không lầm nhân quả, có nhân tất có quả, chủng tử A Di Đà Phật hằng ngày chấp trì đã gieo vào trong tạng thức, thì nhất định bạn sẽ vãng sanh đó là niềm tin chân thật, kẻ mê mờ chẳng biết hằng ngày đối trước Như lai mà chẳng nhận ra thật tánh. vì thế, Phật khuyên chúng sanh niệm phật nhớ phật để quay vào trong tánh giác, niệm niệm có phật chẳng mê mờ, bảy ngày,một ngày..nhẫn tới một niệm dù chưa khai ngộ nhưng chắc cũng vãng sanh ,được bất thối chuyển, vui thay kẻ phàm phu như chúng ta chỉ xưng danh mà có thể mà được cùng tu với bậc Đăng Địa Bồ Tát...buồn thay, kẻ mê mờ chẳng nhận ra pháp này là pháp, mà Như Lai vì chúng sanh nơi đời ngũ trược ác thế mà thuyết, kẻ xưng là đệ tử mà chẳng tin lời Như Lai, chẳng tin là có Tây Phương thì thật đáng buồn. " hữu thế giới danh viết Cực lạc, Hữu phật hiệu A Di Đà phật" là vì chúng ta mà nói, từ đây hướng về mười muôn ức cõi phật độ có thế giới danh viết Cực lạc. Như Lai bảo là có, chúng sanh cứ nói không thật là mê mờ nhiều kiếp.

    Có người hỏi: “Chấp trì Thánh hiệu có thể đạt được nhất tâm hay không? Niệm Phật có chắc chắn được vãng sinh hay không?”. Trong Kinh A Di Đà yếu giải có nói: “Tán loạn xưng danh gieo giống Phật, chấp trì danh hiệu đăng bất thối”. Bạn phải biết rằng Phật có công đức không thể nghĩ bàn, danh hiệu A Di Đà Phật cũng có công đức không thể nghĩ bàn. Nếu bạn niệm Phật tâm bị tán loạn sẽ tạo thành chủng tử. Như trong Kinh Pháp Hoa có nói: “Nếu người tâm tán loạn, đi vào trong bảo tháp, nhất tâm xưng niệm Nam Mô Phật, đều được thành Phật đạo”. Do đó có thể biết, lấy tâm tán loạn mà xưng niệm danh hiệu Phật công đức còn thù thắng, hà huống gì là chấp trì danh hiệu Phật được nhất tâm bất loạn, công đức lớn lao biết dường nào!

    Kỳ thật, có được vãng sinh Cực Lạc hay không, tất cả đều phụ thuộc nơi bạn. Nếu bạn có hỏi tôi: “Tôi có thể vãng sinh hay không?”. Tôi cũng xin thành thật trả lời với bạn rằng: “Điều đó hoàn toàn phụ thuộc nơi bạn”. Chỉ cần bạn chân thật nhận thức và có quyết tâm: “Thân này đời nay không độ, đời sau làm sao độ được thân”, đồng thời tin sâu, nguyện thiết, cầu vãng sinh Tây phương thì nhất định đời nay quyết định được vãng sinh. Cho nên, bạn không cần phải phân vân tán tâm hay nhất tâm, chỉ cần bạn thường biết an phận, xưng niệm danh hiệu Phật cho thành tâm là tốt rồi.

    1.- Thường hằng chấp trì đăng bất thối
    Tóm lại, bạn chỉ cần “chấp trì” danh hiệu Phật không quên là tốt rồi. Thế nào gọi là “chấp trì”? Giống như việc bạn nắm một vật quý giá trong tay, chẳng những bạn phải nắm giữ cho chắc, mà tâm phải trông chừng nó không cho nó rơi rớt, nếu rớt e rằng sẽ bị bể. Cho nên đòi hỏi bạn phải chú ý, tập trung gọi là “trì”. Nói tóm lại,

    chấp trì chính là “niệm niệm tương tục không gián đoạn”. Trước ngọ cũng niệm Phật, sau ngọ cũng niệm Phật; ngày nay niệm Phật thì ngày mai cũng niệm Phật, đó chính là chấp trì. Bình thường phải niệm, đến khi có bệnh hay gặp khó khăn cũng phải niệm, cứ niệm Phật cho đến khi nào giải thoát hết mọi khổ nạn mới dừng.

    Nếu bạn không niệm Phật, tham, sân, si, trong tâm của bạn sẽ khởi lên. Song, trong tâm bạn có niệm Phật thì tham, sân không thể nào khởi lên được. Vì bản chất của tam độc không phải là chân hữu, mà chúng chỉ là pháp huyễn tưởng, hư vọng mà thôi. Duy chỉ có niệm Phật mới là công đức chân thật. Những pháp hư huyễn làm sao có công đức được. Vì vậy, bạn không cần phải quan tâm đến việc tán tâm hay nhất tâm, mà chỉ cần bạn tin sâu, nguyện thiết, chấp trì một câu A Di Đà Phật. A Di Đà Phật, A Di Đà Phật, A Di Đà Phật… không kể là đi, đứng, nằm, ngồi, hoặc may vá hay ăn uống. Từ sớm đến chiều, một câu Phật hiệu không cho gián đoạn, dù có bệnh khổ hoành hành, hay dù gặp việc bất như ý, chỉ có một lòng niệm Phật, bạn cần gì phải lo sợ có được vãng sinh hay không.

    Như thế nào mới là người chân chính chấp trì danh hiệu? Giống như có người khen bạn tốt, bạn đáp “A Di Đà Phật”, hoặc có người đến phá hoại bạn, hoặc chửi bới bạn, bạn cũng đáp lại “A Di Đà Phật”. Không kể gặp thuận cảnh hay nghịch cảnh, cứ một câu A Di Đà Phật bạn chấp trì đừng cho gián đoạn, thì không bao giờ bị hoàn cảnh dẫn dắt, lại giữ được chánh niệm vãng sinh Tây phương.

    Không những bạn phải bảo trì mà còn phải nhậm trì nữa. Nhậm tức là chỉ cho trạng thái tự nhiên, để tâm tự nhiên mà niệm Phật. Lúc bình thường bạn chấp trì, dần dần lâu ngày sẽ tự nhiên trở thành nhậm trì, tức là không niệm mà niệm. Chấp trì danh hiệu là “nhân”, vãng sinh Tây phương là “quả”. Một khi bạn được sinh Tịnh độ rồi thì không còn sợ thối chuyển nữa. Vì vậy, nếu có người nào hỏi tôi: “Tôi có được vãng sinh hay không?”. Tôi cũng xin hỏi lại bạn: “Bạn có niệm Phật hay không?”. Nếu bạn có niệm Phật thì có vãng sinh, bằng ngược lại không có thì không được vãng sinh. Định luật nhân quả quy định rõ ràng như vậy.[/B]

    2.- Có chí thành tức có thể nhất tâm
    Một câu Thánh hiệu chỉ cần bạn chấp trì không gián đoạn. Tán loạn mặc cho tán loạn, cái tột cùng là tự nhiên có thể đạt đến nhất tâm bất loạn. Nếu bạn không chấp trì Thánh hiệu, làm sao có

    thể nói đến nhất tâm?
    Không có gieo nhân làm sao có quả cảm ứng? Có người một khi niệm Phật liền muốn nhất tâm, điều đó làm sao nói dễ dàng như vậy? Nếu bạn không gieo nhân dụng công niệm Phật thì làm sao cảm quả nhất tâm? Điều đó chẳng qua là vọng tưởng mà thôi. Tôi nói như thế sẽ có nhiều người dị nghị rằng, tôi không dạy quý vị niệm Phật nhất tâm. Nếu tôi không dạy bạn niệm Phật nhất tâm là trái ngược với kinh điển, trái ngược với lòng từ bi của cổ đức. Tôi dạy nhất tâm là có từng lớp.

    Đứng về phương diện lý mà nói, phàm phu muốn nhất tâm là phải có tâm tàm quý, có tâm chí thành. Nếu không có hai loại tâm trên không nên nói đến nhất tâm làm gì cho vô ích. Trong Kinh Di Giáo, Phật có dạy: “Người có hổ thẹn là có thiện pháp, người không có hổ thẹn cùng với loài cầm thú không khác chút nào vậy”. Nếu bạn không có tâm hổ thẹn và chí thành, đối với việc thế tục khó mà thành tựu, hà huống gì nói đến việc xuất thế gian. Một người cần phải làm gì để đối trị ba độc phiền não? Chỉ cần người đó dụng tâm chí thành và hổ thẹn mà niệm Phật, lạy Phật. Con người chúng ta một khi khởi niệm đã là vọng tưởng rồi. Do đó, chúng ta thời thời, khắc khắc phải có tâm cảnh giác. Một khi tham, sân, si và các phiền não khởi lên, không nên tùy trước theo nó mà tạo nghiệp, cần phải tức thời tỉnh ngộ, phát tâm hổ thẹn. Chớ nên đem tâm phiền não đối xử với người, mà tự mình cần phải từ bi tha thứ cho người. Bạn phải nghĩ rằng: “Bản thân mình đã không thể giúp người liễu sinh thoát tử, sao còn lại tạo nhân đưa người vào tam đồ ác đạo?”. Chỉ cần bạn có suy nghĩ như thế thì cũng đủ giúp bạn không tạo thêm ác nghiệp rồi.

    3.- Thánh hiệu A Di Đà diệt ngũ dục
    Thế giới Ta Bà này là cả một thế giới đầy dẫy ma quỷ. Những loại ma quỷ đó không phải là loại ba đầu sáu tay, lưỡi dài, móng sắc… Ma quỷ tôi muốn nói đây chính là ma ngũ dục: tài của, danh lợi, sắc đẹp, ăn uống, ngủ nghỉ. Năm loại ngũ dục này được ví như rắn độc, hổ dữ. Thế nhưng, rắn độc hay hổ dữ cắn chúng ta thì chúng ta chỉ có chết một đời này thôi, còn nếu bị ngũ dục dắt dẫn thì chẳng những làm chướng ngại cho việc vãng sinh, mà chúng còn khiến chúng ta mãi mãi đọa lạc trong tam đồ ác đạo. Đây là một điểm mà mọi người cần phải đặc biệt lưu ý, không thể không cảnh giác được. Hiện tại, chúng ta tu hành là đang cùng ma quỷ giao chiến, là đang chiến đấu lại ma ngũ dục. Nếu chúng ta không anh dũng, không quyết tâm hạ thủ nó, chắc chắn nó sẽ dẫn dắt chúng ta đi vào tam đồ.

    Bình thường, đối với người cần phải từ bi. Song, đối với thất tình lục dục không nên tùy thuận theo nó mà bị dẫn dụ. Nhất là người học Phật tại gia, rất đáng thương, vì sống giữa trần lao, nhìn trước ngó sau đều bị ngũ dục bao vây chi phối. Thảo nào trong kinh Ưu Bà Tắc Giới Khinh, Đức Phật có nói: “Có hai hạng Bồ Tát: Bồ Tát tại gia tu hành thì khó, Bồ Tát xuất gia tu hành thì dễ”. Bạn xem, hiện tại bạn về đây tu tập, nhất cử nhất động đều an trụ trong câu niệm Phật, lại được nhất tâm tu hành. Nếu có phạm oai nghi tế hạnh, hay nội quy hoặc phạm giới, đều được người khác nhắc nhở. Chẳng những không tạo ác nghiệp mà còn gieo thiện duyên nữa. Ngược lại, sống giữa đời thường, một khi bạn sai lầm, có ai ở cạnh bạn để nhắc nhở đâu?

    Người tại gia tu hành, thuận duyên thì ít mà ác duyên lại nhiều. Do đó, bạn là Bồ Tát tại gia phải tự mình nỗ lực tu hành. Đồng thời phải cúng dường Tam Bảo, rộng làm các phước lành. Nếu bạn là người có gia đình thì trách nhiệm cũng lớn. Bạn phải cần tận lực hiếu thuận, lại hành từ bi, mọi việc trước sau, trên dưới cần phải chu toàn. Một khi mắc phải lỗi lầm, được người nhắc nhở nên vui vẻ đón nhận, không nên oán trách. Đối với mọi việc cần phải nhẫn nhục, chịu thương chịu khó mới có thể thành tựu được công đức.

    Tôi thường nói, người xuất gia tu hành là người đại trượng phu. Thế nhưng, nếu người tại gia chân chính tu hành cũng là một người đại trượng phu, vì hằng ngày phải đối diện với ngũ dục, chướng duyên khó khăn vô cùng. Vậy bạn phải làm gì để có thể thắng được ma ngũ dục? Không gì tốt hơn là niệm Phật. Cứ một câu A Di Đà Phật, bạn chấp trì không cho gián đoạn, không luận là tán tâm hay nhất tâm, chẳng những tiêu trừ được ngũ dục mà bạn lại còn thành tựu đạo nghiệp, được vãng sinh Tây phương nữa.

    4.- Tình không trừ, sinh tử khó thoát
    Con người và trời đất gọi là tam tài. Người xuất gia tu hành là Tăng. Phật, Pháp, Tăng được gọi là Tam Bảo. Con người thuộc hạng cao quý nhất. Thế nhưng chỉ vì vọng tưởng điên đảo mà trở nên thấp kém, quên mình vốn cao quý. Khi có người lôi kéo bạn

    làm ác, hoặc tìm bạn làm phiền, việc đó không quan trọng, chỉ cần bạn niệm A Di Đà Phật, mọi việc trở nên vô sự. Song, việc đáng sợ nhất là mọi người đối xử với bạn tốt, từ đó phát sinh tình cảm luyến ái, luyến ái một khi phát sinh rồi thì khó mà đoạn trừ được.

    Vì vậy, phàm phu chúng ta nhất định phải phá bỏ quan hệ tình cảm. Nếu không phá bỏ khó mà liễu sinh thoát tử được. Căn bản sinh tử là ô nhiễm. Ô nhiễm cái gì? Đó là ngũ dục. Học Phật là việc lớn của người đại trượng phu. Đối với quan hệ tình ái nam nữ, phải dùng kiếm trí tuệ Bát nhã mà chặt đứt nó đi, có như vậy mới có thể liễu sinh thoát tử. Nếu chỉ còn một mảy may tình cảm cũng vẫn còn bị trói buộc. Thế nhưng, ai là người trói buộc bạn? Chính là bản thân bạn chứ ai.

    Tình cảm ở đây không đơn thuần là tình cảm nam nữ. Nếu bạn chân thật muốn cầu giải thoát sinh tử, hành Bồ Tát đạo không có chướng ngại, tôi thành thật bảo với bạn rằng, ngay cả quan hệ cha mẹ, anh em cũng phải đoạn trừ. Đạo xuất thế gian hoàn toàn khác với đạo thế tục. Thế tục người ta lấy tình cảm luyến ái làm trọng, chính sự luyến ái đó là căn bản của sinh tử. Đạo xuất thế gian hoàn toàn ngược lại, là con đường liễu sinh thoát tử, cho nên ái dục cần phải đoạn trừ. Đó là “chân lý vô tình”, mọi người cần phải chú ý.

    5.- Đạo Bồ Tát đại nhân đại nghĩa
    Đứng về phương diện thế tục mà nói, làm con nhất thiết phải vâng lời cha mẹ, vì cha mẹ là người có công dưỡng dục. Bổn phận làm con là phải hiếu thuận. Cha mẹ sai bạn làm gì bạn phải vâng làm cái đó, có như vậy mới đúng với lời dạy của thiên kinh. Song, bạn muốn tu hành để liễu sinh thoát tử thì đối với quan hệ gia đình bạn nhất định cũng phải cắt đứt, bạn mới có thể hành đạo Bồ đề, đạo nghiệp mới viên thành được. Bạn có độ cha mẹ phước tuệ viên mãn, mới là đại hiếu chân chính. Bằng ngược lại bạn không có quyết tâm, một khi bạn đến chùa xuất gia, họ sẽ tìm mọi cách đưa bạn trở về thế tục. Vì vậy, đòi hỏi bạn phải có ý chí của kẻ xuất trần thượng sĩ, phải dũng mãnh cắt đứt tình cảm luyến ái đó, mong ra mới có thể liễu sinh được. Bạn phải suy nghĩ rằng, tự mình sinh tử là việc nhỏ, cha mẹ bị sinh tử mới là việc lớn. Hơn nữa, không những cha mẹ hiện đời của

    bạn bị sinh tử, mà còn cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp, đang chờ đợi bạn đến độ cho họ. Do đó bạn phải có chí, phải có trí tuệ tư duy của người xuất thế gian, không nên chỉ vì chướng ngại của cha mẹ hiện đời mà làm ảnh hưởng đến việc liễu sinh thoát tử của cha mẹ nhiều kiếp. Tạm thời hiện đời, bạn phải nhẫn nhục, chịu khổ chịu cực thì tương lai mới có giải thoát. Nếu bạn không nỡ xa rời cha mẹ, thì bạn đã cắt đứt con đường Bồ đề của chính mình, lại làm cho cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp tiếp tục chìm đắm trong sinh tử. Bạn tha thiết liễu sinh thoát tử, phải chí thành mà niệm Phật, phải xuất gia, đồng thời cắt đứt mọi quan hệ tình ái thì mới mong có ngày ra khỏi sinh tử, đây là nói cho người có phước duyên được làm tăng ni, kẻ chướng nặng có thể tại gia giữ giới mà niệm phật, nếu ái còn một chút dù nhỏ như cọng cỏ, cây kim thì vẫn đưa mình vào sanh tử, nên chán ghét điều đó mà hằng mong về tây phương. Mọi người về đây tham dự Phật thất, tất cả đều có nghiệp chướng nặng nề, đều bị quan hệ tình cảm làm chướng ngại. Cho nên, các bạn muốn trừ nó không gì hơn là câu A Di Đà Phật, niệm cho chí thành khẩn thiết, nhất định nghiệp chướng sẽ tiêu trừ, lại thành tựu việc vãng sinh Tịnh độ.
    Last edited by bachliencu; 24-01-2011 at 10:17 AM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Đạo Phật Có 8 Lớp Học
    By phimanh in forum Đạo Phật
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 20-09-2012, 09:33 PM
  2. BỬU SƠN KỲ HƯƠNG - TÁC GIẢ VƯƠNG KIM
    By vankhuc in forum Bửu Sơn Kỳ Hương
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 22-07-2012, 04:47 PM
  3. Tâm sự của một người về Bát Nhã
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 25
    Bài mới gởi: 03-06-2011, 08:26 AM
  4. Dành cho người hữu duyên
    By nguoi_mu in forum Đạo Phật
    Trả lời: 101
    Bài mới gởi: 24-04-2011, 07:54 PM
  5. Tịnh Độ Tông Tổng Quát !
    By vietnamese in forum Đạo Phật
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 12:13 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •