Thưa chư vị,

1. Tết Tân Mão, người Trung Quốc định làm gì trên mặt nước và huyệt đạo Hồ Tây?

2. Có ai còn nhớ câu chuyện xảy ra vào năm 1955, Trung Quốc đưa đoàn nghệ thuật sang múa ở trên mặt nước Hồ Tây, và đã chạm đến huyệt đạo, khiến cả đội vũ công vùi thây dưới nước hồ?

3. Một chương trình như thế này, mà sao đến tận giờ này Ông Phạm Quang Long - GĐ Sở Văn hóa Thể thao & Du lịch Hà Nội vẫn chưa biết?

4. Tại sao "Tinh hoa Tết Việt" mà lại phải dùng đến văn hóa Tàu? Ai chỉ đạo và cho phép làm việc này?

Nguyễn Xuân Diện.

Dị nhân người Trung Quốc đến Hà Nội trổ tài

Người đàn ông từng làm hàng triệu người sững sờ bởi những màn trình diễn 'ma quỷ' sẽ đến thủ đô trổ tài trong khuôn khổ lễ hội 'Tinh hoa Tết Việt'.


Tối 23/1, người dân Hà Nội lần đầu tiên sẽ được tận mắt chứng kiến những màn biểu diễn Kungfu nội công, ngạnh khí công từng gây chấn động Thế giới bởi dị nhân Dương Quang Hợp tại công viên nước hồ Tây.

Người hùng đến từ Trung Quốc được hàng triệu người trên Thế giới biết đến qua các tiết mục dùng ngón tay xỉa thủng kính dày, dùng khoan điện khoan lỗ mũi, tắm dầu sôi, dùng ôtô xé xác mình, nuốt quả cầu sắt to bằng quả trứng, sử dụng móc sắt móc vào mí mắt nâng hai thùng nước đầy khi chân đứng trên hai lưỡi dao sắc và trên một bàn bóng điện sợi đốt trong khi tay thổi kèn, dùng lưỡi giữ cánh quạt điện bằng sắt hay cho hai con rắn chui qua mũi luồn xuống mồm…




Được mang các mệnh danh Nốt ruồi sắt, Kỳ nhân toàn năng, người đàn ông chỉ cao 1,56m, nặng 50 kg Dương Quang Hợp sẽ đến Hà Nội ngày 19/1 sau một hành trình dài biểu diễn ở các nước châu Âu, Mỹ, Á…

Cũng trong khuôn khổ lễ hội Tinh hoa Tết Việt, tại công viên nước Hồ Tây sẽ diễn ra các chương trình nghệ thuật khác như đêm Gala Rock Sinh viên với sự tham dự của các ban nhạc nổi tiếng VN vào 22/1. Tối 28/1 là chương trình Đại nhạc hội chào năm mới, chương trình giao lưu biểu diễn nghệ thuật Việt Trung tối 1/2. Đặc biệt, đêm 2/2 (tức 30 Tết) có lễ hội thả 10.000 hoa đăng trên Hồ Tây. Ban tổ chức cho biết, toàn bộ số đèn hoa đăng giấy này sẽ được bán để dành tặng cho việc mổ 3 em nhỏ bị bệnh tim bẩm sinh.

Ngoài ra, bắt đầu từ mùng 1 đến mùng 5 Tết, công viên nước hồ Tây còn tổ chức hội chợ vui xuân với các trò chơi dân gian, các món ăn truyền thống Việt. Các em nhỏ sẽ được xem các màn ảo thuật, các tiết mục khí công nổi tiếng khác của Trung Quốc, giao lưu với các nhân vật hoạt hình vui nhộn. Giá vé vào cửa từ 30.000 đồng đến 60.000 đồng.

Hoàng Hà - VNExpress.net.





Chiều 14/1, Công ty TNHH TMDV XNK Thái Dương Phong đã tổ chức họp báo giới thiệu về Lễ hội Hoa đăng “Tinh hoa Tết Việt” được tổ chức tại Công viên Hồ Tây trong dịp Tết Nguyên đán Tân Mão 2011.

Lễ hội là một điểm nhấn của Triển lãm nghệ thuật Hoa đăng Việt Nam lần thứ nhất được khai mạc ngày 24/12/2010 và kéo dài đến hết 20/2/2011.

Trong khuôn khổ Lễ hội Hoa đăng “Tinh hoa Tết Việt” sẽ có các hoạt động được coi là “điểm nhấn” như chương trình Gala Rock sinh viên Việt Nam (ngày 22/1/2011) với sự tham gia của 10 ban nhạc rock sinh viên đến từ các trường Đại học, Cao đẳng trong cả nước. Đêm Rock sinh viên cũng có sự tham gia của ban nhạc Ngũ cung và ca sĩ Kasim Hoàng Vũ.

Một điểm nhấn khác của Lễ hội là lần đầu tiên khán giả Việt Nam sẽ được chứng kiến màn biểu diễn của Dương Quang Hợp - người được mệnh danh là “ông hoàng dị nhân” Trung Quốc, cùng với Top 10 dị nhân Trung Quốc (diễn ra tối 23/1/2011) với các màn biểu diễn như kéo ô tô bằng mắt, dùng lưỡi giữ cánh quạt điện bằng sắt đang quay, luồn rắn từ mũi xuống mồm…





Bà Kim Hoàn, Phó Giám đốc công ty Thái Dương Phong cho biết: Cũng thông qua Lễ hội này, BTC sẽ chuyển tới khán giả tham quan những nét đặc sắc của văn hoá Việt với những phiên chợ quê, những trò chơi dân gian đặc sắc được tổ chức từ mùng 1 đến mùng 5 Tết. Du khách tham quan Lễ hội cũng sẽ nhận được các món quà hấp dẫn trong chương trình “Hái lộc đầu Xuân” như một sự khởi đầu cho một năm mới đầy mắn mắn./.

Mạnh Hùng - Nguồn: VOV News.

Và đây, cơn lốc Hồ Tây năm ấy, qua lời kể của KTS. Trần Thanh Vân:

Đến tận bây giờ tôi vẫn còn giữ được những trang nhật ký trẻ thơ ghi tỷ mỷ kỷ niệm về lễ mít tinh ngày 1/1/1955 nhân dân Thủ đô chào đón TW Đảng và Chính phủ từ Việt Bắc trở về, đặc biệt trong cuốn nhật ký cũ ấy, tôi có ghi lại kỷ niệm về một người con gái Trung Quốc tên là Khương Nãi Tuệ, chị ta được tôi tặng hoa và tặng khăn quàng đỏ trong buôỉ chiêu đãi Đoàn văn công Tề Tề Cáp Nhĩ do chủ tịch UBND thành phố Trần Duy Hưng tổ chức tại Cung thiếu nhi Hà Nội tối hôm 10/9/1955 và cả câu chuyện chiều hôm sau, ngày 11/9/1955, chị Văn công Khương Nãi Tuệ bị chết trong cơn lốc Hồ Tây, khi chị ta đang đóng vai Sen Chúa trong điệu Múa Hoa Sen, trên chiếc sân khấu ghép tạm cạnh Đầm Trị- Phủ Tây Hồ.

Khương Nãi Tuệ chết, mang theo chiếc khăn qủàng đỏ do tôi tặng. Cùng chết trong tai nạn đó còn có nghệ sĩ thôỉ sáo Phùng Tử Tồn và hai người nưã. Mộ của họ mai táng ở nghiã trang Bất Bạt huyện Ba Vì.

Sau cơn lốc khủng khiếp đó, tôi hay rơi vào tâm trạng ngẩn ngơ vì luyến tiếc chiếc khăn quàng đỏ thì ít và vì sợ hãi như thể tôi có liên can tới con lốc làm lật úp ba chiếc thuyền và hại chết cô nghệ sĩ múa thì nhiều, nên tôi hay đi lang thang nghe ngóng chuyện người lớn. Rất nhiều câu chuyện nhỏ to đập vào tai tôi về một âm mưu yểm huyệt Hồ Tây nhưng bất thành và những người tham gia vào âm mưu đó đã bị Trời phạt. Ngày đó Trung Quốc và Việt Nam thân nhau lắm, nên người ta chỉ dám xầm xì nửa kín nửa hở và một cô bé con như tôi không sao hiểu nôỉ thứ tình hưũ nghị quái gở gì mà “người bạn lớn thân thiết” lại tìm mọi cách làm hại “đứa em tôị nghiệp” vừa thoát khỏi chiến tranh chống Pháp và đang rơi vào cuộc chiến tranh chống Mỹ?

Mấy chục năm sau, để giải toả tâm lý cho tôi quanh chuyện chiếc khăn quàng đỏ, nhà ngoại cảm Phan Oanh ở làng Xuân Đỉnh tặng tôi một bài thơ dài, trong đó có mấy câu: “Tâm con trẻ hồn nhiên không xấu/ Dấu nhà Trời ai thấu được đâu/ Một dải khăn đào kết một cái cầu/ Để hồ thẳm nước sâu/ Bà là nhịp cầu giữ yên non nước…”.

Nguồn, tại đây.