kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Dỗ Trẻ Nín Khóc

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Dỗ Trẻ Nín Khóc

    THIỀN SƯ MÃ TỔ ĐẠO NHẤT

    Giang Tây Thiền Sư Đạo Nhất người huyện Thập Phương , Hán Châu , họ Mã, xuất gia tại chùa La Hán ở huyện nhà, dung mạo kỳ dị, tướng đi như trâu, cách nhìn như hổ, lưỡi le ra dài huốt mũi, dưới chân có vân hình hai bánh xe, lúc nhỏ theo Hòa thượng Đường ở Tư Châu xuống tóc, thọ cụ túc giới với luật sư họ Viên ở Luân Châu. Trong thời Đường Khai Nguyên, tập thiền định trong núi Hành Nhạc.Gặp Hoài Nhượng, cùng tham vấn có 6 người, riêng Sư được truyền tâm ấn.

    ( Đạo Nhất của Hoài Nhượng như Hy Thiên của Hành Tư, đồng nguồn nhưng khác phái. Nên sự hưng thịnh của đạo Thiền, khởi đầu là hai sư Nhất Thiên vậy.
    Tây Thiên Bát Nhã Đa La huyền ký với Đạt Ma rằng:
    - Chấn Đáng( Trung Hoa ) tuy rộng nhưng không có đường riêng, cần mượn đường dưới chân con cháu mà đi. Vàng khó mở miệng một hạt thóc. Cùng bồi dưỡng La Hán tăng ở mười phương.
    Lại Lục Tổ nói với Hòa thượng Hoài Nhượng rằng:
    Về sau phật pháp do bên ông đấy. Ngựa non đạp chết người trong thiên hạ.
    Quả về sau Thiền pháp Giang Tây truyền khắp thiên hạ, lúc bấy giờ người đời gọi là Mã Tổ).

    Bắt đầu từ núi Phật Tích ở Kiến Dương, dời đến Lâm Xuyên, kế đến là Cung Công Sơn ở Nam Khang. Trong thời Đại Lịch, trụ ở chùa Khai Nguyên tại Chung Lăng. Lúc ấy ngay cả Nguyên Súy Lộ Tự Cung nghe nói đến cũng mến mộ, tự mình thọ tông chỉ. Do đó, học giả bốn phương tụ hội dưới tòa. Một ngày kia sư gọi chúng nói:
    - Các ông mỗi người hãy tự tin tâm là Phật, tâm này tức là tâm Phật. Đạt Ma Đại Sư từ Nam Thiên Trúc đến Trung Hoa truyền pháp thượng thừa nhất tâm, khiến các ông khai ngộ. Lại dẫn kinh Lăng Già ấn chứng tâm địa chúng sanh, sợ các ông điên đảo không tự tin vào pháp của tâm này, mỗi người đều có. Vì vậy kinh Lăng Già lấy lời nói về tâm của Phật làm tông chỉ, lấy vô môn làm pháp môn. Phàm người cầu pháp nên vô sở cầu, ngoài tâm không có Phật nào khác, ngoài Phật không có tâm nào khác, không thủ thiện, không xả ác, hai bên dơ sạch đều không dựa vào. Tánh của tội là không, niệm niệm không thể được, đều không có tự tánh. Do vậy Tam giới duy tâm, vô số hiện tượng chỉ là một pháp sở ấn. phàm sắc( vật chất) thấy được đều là thấy tâm cả. Tâm không tự là tâm, nhân vì có sắc cho nên có tâm. Các ông chỉ cần tùy thời mà thuyết, sự tức là lý, đều không trở ngại, nếu đề cập đạo quả cũng lại hư vậy. Cái sanh nơi tâm tức gọi là sắc, vậy biết sắc là không, sinh tức là bất sanh. Nếu rõ được ý đó thì có thể tùy thời mặc áo ăn cơm, trưởng dưỡng Thánh thai, tùy nghi vận dụng, chẳng có việc gì. Các ông tiếp nhận lời của ta, hãy nghe bài kệ :

    Tâm địa tùy thời nói
    Bồ đề cũng thế thôi
    Sự lý đều vô ngại
    Đương sanh tức chẳng sanh



    ……………..

    Có ông tăng hỏi:
    - Hòa thượng vì sao nói tâm ấy là Phật?
    Sư nói:
    - Để dỗ trẻ nín khóc.
    ( Gợi ý: Dùng hình thức khẳng định chỉ kẻ sơ cơ chớ vọng ngoại cầu)
    Tăng nói:
    - Lúc tiếng khóc dừng thì như thế nào?
    Sư nói:
    - Không phải tâm, không phải Phật.
    ( Gợi ý: Dùng hình thức phủ định thuyết minh tầng sâu hơn cả tâm, Phật đều không chấp trước).
    Tăng nói:
    - Trừ hai loại người đó, tông chỉ thế nào?
    Sư nói:
    - Nói với y không phải là vật.
    ( Gợi ý: Thêm một bước phủ định nữa, tảo trừ mọi thứ mê chấp).
    Tăng hỏi:
    - Bổng gặp người trong đó đến thì thế nào?
    - Thì dạy cho y hiểu được đạo lớn.
    ( Gợi ý: Sau cùng quay về đại khẳng định).

    Ngày mồng 1 tháng 2, tắm rửa, ngồi kiết già nhập diệt. Trong năm Nguyên Hòa được ban tên thụy là Đại Tịch Thiền Sư. Tháp thờ ghi là Đại Trang Nghiêm. Ngày nay tại viện Hải Hơn, ảnh đường vẫn còn
    .

  2. #2

    Mặc định


    Công án Đại Niết Bàn của Mã Tổ:

    Thiền sư Ma Cốc Bảo Triệt một hôm theo hầu Mã Tổ (dọc theo bờ sông) hỏi:

    - Đại Niết Bàn là gì ?

    Sư nói :

    - Mau

    Bảo Triệt hỏi:

    - Mau gì ?

    Sư đáp:

    - Xem nước !



    Kính mời các bạn cùng luận giải công án.

    Trân Trọng !

    NHVD

  3. #3

    Mặc định

    Chợt nhìn trực nhận, chớ nghĩ ngợi.

    Kính

  4. #4
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Tâm bình là Niết Bàn.

  5. #5

    Mặc định

    Đại Niết Bàn cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, kinh Phật há chẳng ghi rõ. Nay vì ông mà nói thì không ngoài tâm ông tự tu chứng, nếu dùng lời giải nói chỉ e càng xa mối đạo.Một khi tâm ông liễu ngộ, cùng với chí công phu hạ thủ, đạt đến cảnh giới tâm cảnh nhất như, cơ duyên ứng hợp như lúc này đây, vô tâm xuất ngữ. Đại Niết Bàn còn hỏi chi?

    Cảnh giới chư Phật, Tổ thâm sâu ảo diệu. Vài lời ngu mụi lạm bàn chỉ để góp vui cho công án Qúy Huynh mời chào. Mong Chư Vị đừng chấp và xin được chỉ giáo thêm.

    Lotus74 kính.

  6. #6
    KhôngĐượcNhìn
    Guest

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lotus74 Xem Bài Gởi
    Đại Niết Bàn cảnh giới chẳng thể nghĩ bàn, kinh Phật há chẳng ghi rõ. Nay vì ông mà nói thì không ngoài tâm ông tự tu chứng, nếu dùng lời giải nói chỉ e càng xa mối đạo.Một khi tâm ông liễu ngộ, cùng với chí công phu hạ thủ, đạt đến cảnh giới tâm cảnh nhất như, cơ duyên ứng hợp như lúc này đây, vô tâm xuất ngữ. Đại Niết Bàn còn hỏi chi?

    Cảnh giới chư Phật, Tổ thâm sâu ảo diệu. Vài lời ngu mụi lạm bàn chỉ để góp vui cho công án Qúy Huynh mời chào. Mong Chư Vị đừng chấp và xin được chỉ giáo thêm.

    Lotus74 kính.
    Phật mà lìa Tâm mà tìm thì giống như tìm bóng trăng dưới nước.
    Niết Bàn mà lìa Tâm mà tìm thì giống như tìm đóm lóe trong hư không.

  7. #7

    Mặc định

    Kính thưa Quý đạo hữu !

    Luận giải công án thiền thực ra nếu có được thì cũng chỉ là ngộ lý chứ chẳng ngộ hành, mà cái ngộ hành mới thực là vi diệu, chẳng thể diễn tả bằng văn tự và ngôn ngữ. NHDV xin được muợn văn tự, ngôn ngữ để thâm nhập công án thiền ở phần ngộ lý, cạn hay sâu tùy ở nơi quý vị chẳng phải ở lời này, mong có vài lời lạm bàn.


    Ở công án thiền thường diễn ra ở hoạt cảnh theo 4 trạng thái sau:

    1, Đoạt nhân
    2, Đoạt cảnh
    3, Đoạt cả nhân và cảnh
    4, Chẳng đoạt nhân, cũng chẳng đoạt cảnh

    Các Tổ sư thiền thường dựa vào căn cơ của thiền sinh để tùy diễn các hoạt cảnh này để đốn ngộ thiền sinh. Nói như Lục Tổ Huệ Năng: ngộ là ngộ ngay, còn không ngộ thì vẫn còn mê trải nhiều kiếp. Cái ngộ này là cái ngộ trong sát na liền, nghĩa là không kịp dùng tâm trí nghĩ suy. Còn dùng tâm trí hay kinh điển là còn vọng tưởng, còn trong vọng tưởng thì còn trong mê vậy.

    Đến đây, cái chốt đã có, quý vị chỉ cần tháo chốt nhổ đinh là xong. Kính mời quý vị tiếp tục tham gia luận giải.

    Trân Trọng !

    NHDV

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •