Mọi người cho em hỏi về thuốc để luyện " Thiết Sa Chưởng " có được không ạ,theo như em đọc ở tgvh.net thì các bài thuốc để luyện " Thiết Sa Chưởng " Gồm có những bài sau:
1) BÀI THUỐC THANG :

DƯỢC LIỆU : Địa cốt bì và muối bột (cả thảy 2 vị)

CÁCH CHẾ : Dùng 2 vị trên bằng nhau 10 lượng mỗi thứ, mang nấu chung bằng nồi đất.

CÁCH DÙNG : Trước và sau khi luyện công, nhúng hai bàn tay vào nồi thuốc còn ấm ấm để khí huyết được điều hòa và da thịt được mềm mại. Cứ mỗi lần trước giờ luyện công mang hâm nóng xong mừng ra xài, xài đến khi cạn nước thi đổ thêm. 30 ngày thay thuốc một lần, tức đổ bỏ thuốc trong nồi cho vào thuốc mới bổ.

2) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM :

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Bá hộ. - 7. Hoa tiêu - 8. Long độc - 9. Thấu cốt thảo - 10. Lê lưu – 11. Long cốt – 12. Mẫu lệ - 13. Địa cốt bì – 14. Tử hoa – 5. Địa đinh -16. Lưu hoàng – 17. Lưu kỳ nựu.

Mỗi vị một lượng.

Muối xanh (muối biển sống) 4 lượng.

CÁCH CHẾ : Tất cả 18 vị trên bỏ vào nồi đất lớn, đổ vào 5 tô giấm thanh, nấu lửa riu riu còn lại 7 chén.

CÁCH DÙNG : Trước khi tập ngâm tay vào thuốc giấm còn ấm ấm, xong lau khô để bắt đầu luyện. Sau buổi tập cũng phải ngâm tay vào thuốc lần nữa. Thời gian luyện là 100 ngày với thang này. Đúng 33 ngày thì thay thang thuốc mới.

3) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU: 1. Da voi – 2. Xuyên sơn giáp (sao) - 3. Bán hạ - 4. Xuyên ô – 5.Thảo ô - 6. Toàn đương qui – 7. Tòng bì – 8. Tiêu túc - 9. Hoa tiêu – 10. Bá diệp – 11. Thấu cốt thảo – 12. Tử hoa – 13. Địa đinh - 14. Muối bột.

14 vị trên mỗi vị ba lượng, cộng với một đôi chân quạ.

CÁCH CHẾ : Tất cả các món trên đổ chung vào một chiếc hủ (khạp) đất, sành (đồ gốm), đổ vào 8 lít giấm và 8 lít nước lạnh để ngâm.

CÁCH DÙNG : mỗi lần tập múc ra một lượng (một chén nhỏ cũng được) vừa đủ rửa tay, trước và sau khi tập. Còn thì đổ chung vào nước ấm ấm để ngâm tay sau khi tập cho tay được mềm mại.

4) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU: 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Địa cốt bì – 7. Hoa tiêu – 8. Lê lưu – 9. Bá hộ - 10. Phù hải thạch – 11. Lang độc -12. Thấu cốt thảo -13. Sài hồ -14. Long cốt -15. Rễ cao lương (móng rồng) – 16. Mộc thông – 17. Móng cọp (bát sơn hổ) – 18. Địa đinh – 19. Tử quyển -20. Lưu hoàng -21. Muối xanh.

Tất cả là 21 vị. Mỗi vị một lượng.

CÁCH CHẾ : Tất cả các vị trên cho vào một nồi đất lớn rồi đổ vào 3 lít giấm và 3 lít nước lạnh, nấu lửa than riu riu.

CÁCH DÙNG : Trước và sau buổi luyện công ngâm tay vào thuốc nấu ấm ấm. Dùng càng nhiều càng tốt.

5) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Xuyên ô – 2. Thảo ô – 3. Nam tinh – 4. Xà xàng tử - 5. Bán hạ - 6. Bá hộ (mỗi thứ trên đều nhau một chỉ) - 7. Hoa tiêu - 8. Lang độc – 9. Thấu cốt thảo – 10. Lê lưu – 11. Long cốt – 12. Hải nha - 13. Địa cốt bì – 14. Tử hoa – 15. Địa đinh (các vị trên mỗi thứ một lượng) - 16. Lưu hoàng (một lượng) – 17. Lưu kỳ nựu (2 lượng) – 18. Muối xanh (4 lượng)

CÁCH CHẾ : Tất cả 18 vị mang ngâm với 4 lít giấm và 4 lít nước, xong mang dùng nồi đất, lửa than sắc còn lại 6 lít thì vừa.

CÁCH DÙNG : Trước và sau giờ luyện tập ngâm tay vào thuốc còn ấm ấm xong lao khô. Những bài thuốc chuyên hâm ấm ấm để dùng thì tốt hơn hết nên dùng nồi đất lớn mà nấu thuốc rồi cứ để nguyên trong nồi đậy kín, cứ mỗi lần mang ra hâm lại mà xài. Cũng có thể cứ nấu xong đổ vào khạp sành, mỗi lần tập thì lấy ra một chén nhỏ đổ vào siêu đấu nấu cho ấm ấm xài cũng được.

6) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Đương qui – 2. Hồng hoa – 3. Lưu kỳ nựu – 4. Xuyên tục đoạn – 5. Chương mộc. (các vị trên mỗi vị hai lượng) – 6. Hương phụ – 7. Nhũ hương – 8. Mộc dược (ba vị nầy mỗi vị một lượng rưỡi) – 9. Thần cân thảo – 10. Ngũ gia bì – 11. Ngãi diệp (mỗi thứ ba lượng) – 12. Quế chi (1 lượng) – 13. Hành sống (1 cây)

CÁCH CHẾ : Mang tất cả 13 vị bỏ vào nồi đất nấu với 6 lít rượu trắng cón lại 5 lít thì được.

CÁCH DÙNG : Thuốc rượu nấu xong vớt xác bỏ rồi đổ vào bình đậy kín, mỗi lần tập luyện rót ra một chén nhỏ (ly uống cà phê xây chừng), nấu cho ấm ấm rồi ngâm tay vào, xong lau khô chờ cho nhiệt độ nguội hẳn rồi mới bắt đầu luyện tập. Sau khi hành công cũng ngâm tay vào thuốc 1 lần. Nếu không làm cách đó thì để nguyên nồi lớn nấu âm ấm ngâm cả hai bàn tay cũng hay nhưng mắc công nấu lâu. Cần nhất là phải đậy kín nồi kẻo bị bay hơi nhiều quá mất kiến hiệu.

7) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Qui vĩ – 2. Hồng hoa – 3. Nhủ hương – 4. Mộc dược – 5. Mộc hương – 6. Chỉ xác – 7. Kiết cánh – 8. Xuyên khung – 9. Đơn bì – 10. Kinh giới – 11. Đào nhơn – 12. Chi tử – 13. Xích thược – 14. Huyết kiệt – 15. Hổ cốt – 16. Trầm hương

CÁCH CHẾ : tất cả 16 vị, mỗi vị 3 chỉ, tán nhuyễn thành bột ngâm chung với hai lít rượu trắng, 7 ngày sau dùng được, càng lâu càng tốt.

CÁCH DÙNG : Trước khi luyện rót thuốc ra thoa bóp cho nóng hai bàn tay xong mới luyện, sau khi luyện xong cũng hành dược công như thế. Khi nào hết thuốc thì đi bổ thêm thang khác. Luyện công hành dược tữu đúng 100 ngày thì thuốc mới thấm vào tới xương làm xương, gân cốt cứng mạnh vô cùng.

8) BÀI THUỐC NGÂM RƯỢU LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Hắc chi mẫu – 2. Bạch trực – 3. Bạch tiển bì - 4. Bắc tế tân – 5. Phòng phong – 6. Kinh giới – 7. Tiểu nha tạo – 8. Bạch thất lệ – 9. Đại qui vĩ – 10. Kim ngân huê (các vị trên mỗi thứ 2 chỉ) – 11. Huyền sâm – 12. Huỳnh bá – 13. Dương khí thạch – 14. Hồng hoa – 15. Tiểu xuyên liên (các vị trên mỗi thứ 1 chỉ) –16. Ngô công (hai con) – 17. Hồng nương tử – 18. Nao sa (mỗi vị 1 chỉ) – 19. Bạch tín (5 phân) – 20. Ban miêu trùng (3 chỉ) – 21. Trắc bá – 22. Càng lương (mỗi thứ một lượng) – 28. Thiết sa – 29. Chỉ thiên thục (mỗi vị 4 chỉ) – 5. Tả bì trùng – 26. Than đá (mỗi vị 3 lượng) – 27. Huê thủy thảo (8 lượng)

CÁCH CHẾ : Tất cả cộng là 27 vị, riêng than đá và thiết sa bỏ vào chảo sao cho nóng đỏ rồi bỏ chung vào 25 vị kia thêm vào 10 lít rượu trắng, mang nấu còn lại 8 lít thì dùng được.

CÁCH DÙNG : Trước và sau khi tập phải ngâm tay vào thuốc sau đó lau khô. Bình thuốc phải đậy kín hơi. Mỗi lần tập rót ra một chén nấu ấm ấm mà dùng.

9) BÀI THUỐC NGÂM GIẤM LUYỆN THIẾT SA CHƯỞNG

DƯỢC LIỆU : 1. Nhủ hương – 2. Thảo xạ hương – 3. Kê ky tử – 4. Đuôi sơn hổ. – 5. Hoài ngưu tất – 6. Hổ cốt – 7. Ma hoàng – 8. Ngoả hoa – 9. Hoài hoa – 10. Kim anh tử – 11. Thạch lưu bì – 12. Phi tử – 13. Điạ cốt bì – 14. Bì ma tử – 15. Mộc dược – 16. Mã liên thảo – 17. Tự nhiên đồng – 18. Xà xàng tử – 19. Quế chi – 20. Bán hạ – 21. Phúc bồn tử (các vị trên mỗi vị 2 lượng) – 22. Ngũ gia bì – 23. Bì tiêu – 24. Câu đằng – 25. Thảo ô – 26. Xuyên ô – 27. Thủy tiên hoa – 28. Bạch tiển bì – 29. Hổ cốt thảo – 30. Náo dương hoa – 31. Lạc đắc đả – 32. Đông hoa – 33. Tượng bì – 34. Đại lực căn – 35. Ngũ long thảo – 36. Bát tiên thảo – 37. Ngô đồng hoa (các vị trên mỗi vị 4 lượng) – 38. Tạng hồng hoa (6 lượng) – 39. Muối xanh – 40. Sa cao bì – 41. Tứ hồng thảo (mỗi vị nửa cân) – 42. Nam tinh – 43. Sài hồ – 44. Hoài điều – 45. Xuyên sơn giáp – 46. Sa tiền tử – 57. Qua sơn long – 48. Hoàn qui thảo – 49. Hột đào bì – 50. Huỳnh kỳ (các vị trên mỗi vị 3 lượng) – 51. Một đôi móng quạ – 52. Mộc qua (20 trái) – 53. Bạch phụng tiển (20 trái) – 54. Một tổ ong – 55. Du tòng tiết (10 cái) – 56. Đại phù bình (24 cái).

CÁCH CHẾ : Tất cả 56 vị trên đổ vào 20 lít giấm, và 20 lít nước rồi cho vào chiếc trả lớn (loại nổi đất lớn dùng để nấu bánh Tét hoặc bánh Chưng (để ăn Tết), xong đem nấu, nước thuốc sắc lại còn chừng 30 lít thì đổ vào trong khạp sành.

CÁCH DÙNG : Trước khi tập luyện nhúng cả hai tay vào khạp thuốc xong lấy ra chà xát cho nóng rồi bắt đầu tập luyện . Sau khi hành công xong cũng ngâm tay vào thuốc.
Vậy mong mọi người cho em hỏi là khi luyện " Thiết Sa Chưởng " thì ta chọn 1 bài hay là chọn hết tất cả các bài để luyện và những yêu cầu cho người mới luyện " Thiết Sa Chưởng " kĩ càng một chút.:D