kết quả từ 1 tới 16 trên 16

Ðề tài: Trị bệnh

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Trị bệnh

    Bác Hùng Sơn kính

    Từ ngày nhà mỡ cửa đến nay, cháu vẫn thập thò trước cửa không dám vào vì hơi khớp.
    Cháu thấy chư huynh, đệ, tỉ muội ở đây mang tới nhiều quà quí, toàn là những bài viết giá trị, nên cháu ngại, không dám vào tay không.
    Cháu thật thò trước cửa, vừa xem vừa chuẩn bị quà mừng tân gia, đến hôm nay mới xong. Cháu không biết nên để món quà này chỗ nào, thôi thì để đại nơi này.
    chút quà đơn sơ, của một đồng, công tới một vạn. Viết được một bài, từ nay xin tởn, không giám mơ mộng làm văn sỹ nữa.

    Chư huynh, đệ, tỉ, muội cùng các đồng đạo yêu chuộng huyền thuật thân mến

    Là những người yêu chuộng huyền thuật, có lẽ mỗi người trong chúng ta đều có đôi lần chứng kiến những sự việc huyền bí, khó thể giải bày với chính mình, cũng không thể kể ra cho người khác nghe.
    May mắn thay, bác Hùng Sơn đã làm người tiên phong, mỡ cửa huyền môn, để chúng ta có dịp gặp gỡ nơi đây, trao đổi những điều mình thắc mắc, hoặc hiểu biết về huyền thuật, hầu có thể cùng nhau học hỏi nghiên cứu huyền thuật trong tinh thần khoa học.

    HaiPhong có duyên với huyền môn, rất tiếc phước mõng, nên không học được một học thuật nào trong cửa huyền. Bất tài, nhưng vì Cãm khái trước tấm lòng của bác Hùng Sơn, nên cố gắng chia sẽ với quí vị những gì HaiPhong đã thấy, nghe, vì bản thân không có một chút học thuật nào để chia sẽ với quí vị.

    Dự đinh sẽ chia sẽ tất cả những gì đã thấy, nghe qua. Nhưng khi viết bài viết dưới, cố nhớ lại mọi chuyện mới biết, những gì mình đã nghe, thấy thật quá ít ỏi. Thôi thì biết tới đâu, nói tới đó, nói hết chuyện thì im.

    Cũng xin nói sơ qua về bài viết ”Trị bệnh” dưới đây.
    Đây là bài viết về những con người thật, cùng những sự việc có thật. Tuy nhiên sau hơn 23 năm nhớ lại, thật khó nhớ chính xác những khoảng thời gian, nên những năm, tháng trong bài viết chỉ là tương đối.
    Vì tôn trọng cuộc sống riêng tư của những người được nói đến trong bài viết, HaiPhong đã không dùng tên thật, hoặc cố tránh dùng tên, khi viết.
    Vì dự định sẽ viết thêm vài bài nữa (không biết còn dám viết nữa không!) có cùng không gian và con người trong bài viết này, và để khỏi phải nhắc lại những chi tiết lặc vặt trong các bài viết sau, nên bài viết này bắt đầu bằng những mô tả dài dòng về một xóm nhỏ, và con người ở đó, không có gì là huyền thuật hết! Thôi thì đối với quí vị sống xa quê, hãy xem như đó là một chút gì để nhớ quê hương. Đối với quí vị sanh ra và lớn lên ở nước ngoài, cứ xem như là chút tư liệu về quê hương Việt Nam vậy.


    Trị bệnh

    Gia đình tôi dọn nhà về đây sau mùa hè năm 1971, một xóm nhỏ giống như muôn ngàn khu xóm trong các thành phố Việt Nam vào đầu thập niên 70.
    Xóm tôi nằm dọc theo con hẽm dài, chiều ngang hẹp, chỉ vừa đủ cho một chiếc xe lôi, hoặc xe ba gát chạy vòa. Nhà cửa cất sát nhau, lẩn lộn giữa nhà tường, nhà lá, và nhà cây.
    Cuối hẻm là một khu nghĩa địa lớn. Người lạ đến đây, sẽ nghĩ ngay rẳng, con hẽm chấm dứt ở khu nghĩa địa, nhưng thật ra qua khỏi khu nghĩa địa còn thêm vài gia đình nữa. Con hẽm thật sự chấm dứt ở một ngã rẽ đi vào một con hẽm khác. Mặt trước của con hẽm là lộ cái, chạy dọc theo bờ một nhánh sông rộng.
    dân trong xóm thuộc đủ thành phần, đa số là người lao động làm đủ mọi nghề từ phu khuân vác, chạy xe lôi, đến mua ghánh, bán bưng kiếm sống từng ngày. Phần còn lại là vài gia đình có cơ sở làm ăn, buôn bán lớn, nhỏ. Vài gia đình công chức. Vài gia đình quân nhân may mắn được làm việc tại thành phố. Vài gia đình thuộc viện ”tứ đổ tường”.

    Cha, mẹ tôi dạy con theo nguyên tắc ”kính cổng, cao tường”, không cho tôi lê la với trẻ con trong sớm, sợ bị lây những tật xấu như chữi thề, ngỗ nghịch. Vì vậy từ khi dọn về con hẽm này cho đến bốn năm sau, năm 1975, tôi mới biết được hết bà con lối xóm.
    Trong bốn năm đầu tôi chỉ biết rõ vài gia đình hàng xóm đối diện và bên cạnh nhà tôi. Có những anh thanh niên tôi chỉ nghe tên, nhưng chưa bao giờ thấy mặt. Họ là những người lính trận ít khi về thăm gia đình.
    Có người trong số họ vĩnh viển không về với người thân nữa. Gia đình họ nhận được giấy thông báo mất tích, để từ đó sống khoắc khoải trong hy vọng, một ngày nào đó họ sẽ trở về như lời các thầy bói, đồng, bóng ”người nam này chưa chết đâu, đang ở xa, sẽ trở về”.
    Hình ảnh đã in sâu vào ký ức tuổi thơ tôi là cảnh trở về của một anh thanh niên trong xóm, tôi chưa từng biết mặt. Ngày về với gia đình anh nằm im trong chiếc quan tài phủ lá quốc kỳ, do bốn quân nhân khiêng từ đầu hẽm vào. Không biết vô tình hay cố ý, nhà kế bên đã mỡ lớn bài hát ”Kỹ vật cho em”. Tôi đã có cãm giác rợn người khi nhìn chiếc quan tài và nghe lời hát ”anh trở về có khi bằng hòm ghỗ cài hoa”.

    Nhà tôi gần đầu hẻm, chiều chiều tôi thường đứng trước cửa nhìn bà con lối xóm trở về sau một ngày làm việc. Một số đàn ông sau khi về nhà, thay quần đùi, đi ngược ra đầu hẽm để xuống bến sông tắm. Có người dẫn theo con cái, những đứa nhỏ trần truồng như nhộng. Đó là khoảng thời gian ồn ào nhất của xóm tôi. Người ra, vào, chào hỏi, nói chuyện, cười đùa khá nhộn nhịp.
    Đứng nhìn người ra vào trong giờ cao điểm, tôi dần nhận ra những khuông mặt của bà con lối xóm, trong đó có bác Lục.
    Bác Lục tuổi trung niên, dáng người cao lớn, vạm vỡ, mặt chữ điền, đôi mắt sáng hoắt dưới cặp lông mày dài, rậm. Trái ngược với dáng vấp ”hầm hì” bác ít nói, luôn có vẽ suy tư. Giọng nói to, rổn rảng, được bác điều chỉnh vừa đủ nghe khi tiếp chuyện với người khác. Tuy ít nói, bác rất vui vẽ, hòa nhã và sẵn sàng giúp đở bà con trong xóm.
    Lúc đó tôi chỉ biết bác Lục làm trong ngành giao thông vận tải. Bác làm tài xế, tự lái chiếc xe lớn của bác. Bác thường vận chuyển đường gần, sang các tỉnh thành lân cận, sáng đi, chiều về. Ít khi bác vắng nhà vì phải vận chuyển đường xa. Bác Lục gái là một người nội trợ hiền lành, cũng ít nói như chồng. Gia đình bác Lục thuộc viện đông con nhưng khá giả. Sau này tôi được biết thêm, bác Lục trước kia ở một miền quê, cùng với anh em, dọn đến con hẽm này lập nghiệp lâu rồi.
    Thêm một thời gian, tôi được biết trong hẻm có một bà già, sống bằng nghề bói bài, tự cho là xác cô, được hồn một cô gái nhập, nên bói bài rất linh nghiệm. Sự thật tôi không biết xác cô bói bài linh nghiệm như thế nào, chỉ thấy các thân chủ là người từ nơi khác đến, còn người trong xóm không đến nhờ xác cô. Có chăng chỉ là vài thanh niên rắn mắt, khi dư tiền, chẳng biết làm gì, đến nhờ xác cô xem bói bài. Âu cũng là một hình thức nữa chọc ghẹo mua vui, nữa giúp đỡ người láng giềng già qua việc cúng tiền sau khi xem bói.
    Thỉnh thỏang có một người Chà lớn tuổi nghé tạm trú nhà một người trong xóm trong chuyến buôn vải. Khi thì ông đến một mình, lúc ông đến với người con trai cao lớn vạm vỡ, lúc khác lại đến với đứa cháu gái còn nhỏ. Nghe người trong sóm thì thầm ông là một thầy bùa.

    Cuộc sống tưởng chừng như cứ thế tà tà trôi qua như hình ảnh những người hàng xóm về ngang qua cửa nhà tôi mỗi buổi chiều, không ngờ bất chợt thay đổi hoàn toàn vào cuối tháng tư năm 1975.
    Sau tháng tư năm 1975 vài gia đình bán nhà về quê làm ruộng, nhưng dân số trong xóm vẫn tăng lên đến mức đáng kể. Những anh thanh niên, trung niên trước là lính trận theo đơn vị lưu lạc khắp nơi, nay trở về với gia đình mang theo vợ con. Một số thanh thiếu niên, nam, nữ trước ở nhà bà con tại Sài Gòn hoặc các thành phố khác học hành, hoặc làm việc nay cũng về với gia đình.
    Gia đình tôi cũng thay đổi theo thời cuộc đổi thay. Tôi vẫn tiếp tục đi học, nhưng không gian của tôi đã mỡ rộng ra khắp xóm. Sau một thời gian lê la khắp xóm, sang năm 1976 tôi phát giác ra một điều khá thú vị về bác Lục. Bấy giờ tôi mới biết rõ bác Lục vừa là một thầy bùa, vừa là người rất giỏi trị bệnh bằng thuốc nam.
    Có lẽ những người sống lâu năm trong xóm này đều biết bác Lục là thầy bùa, dạy thần quyền, nhưng tôi không nghe ai nói đến việc này. Việc tôi biết về bác Lục, chỉ là lẽ đương nhiên phải xãy ra theo sự thay đổi của thế cuộc.
    Thời đó, không biết ở các tỉnh thành khác ra sao, nhưng nơi tôi sống các võ đường đều bị đóng cửa. Thanh thiếu niên muốn học võ phòng thân, không có chỗ học, dần dần chuyển sang học thần quyền. Lúc bấy giờ huyền thuật cũng bị cấm. Nhưng thần quyền dễ dạy và học lén, dễ tránh sự kiểm soát của công an và chánh quyền địa phương.
    Có lẽ thời gian sau tháng tư năm 1975 đến 1980 là khoảng thời gian môn thần quyền được thanh thiếu niên miền tây biết đến nhiều nhất.
    Thuốc tây trở nên khang hiếm. Người bệnh lên trạm xá phường, chỉ được khám xơ sài, rồi được phát cho một gói Hà Thủ Ô, hoặc Xuyên tâm Liên mang về nấu uống. Bệnh nặng muốn vào bệnh viện phải xin giấy giới thiệu ở phường, mới được nhập viện, mà lên phường thì chắc chắn sẽ được đưa qua trạm xá phường… để lảnh Xuyên Tâm Liên.
    Để tránh cái vòng lẫn quẫn, phiền phức đó, người có tiền khi bệnh sẽ đến nhà y tá, bác sĩ để khám bệnh, chích thuốc. Nhưng dù bác sĩ, y tá có giỏi đến đâu đi nữa, cũng không thể trị lành những chứng bệnh ngặt nghèo, khi không có thuốc. Những người bệnh nặng, trong cơn tuyệt vọng quay sang tìm các thầy thuốc nam, thuốc bắc hoặc thầy pháp, thầy bùa. Trong hoàng cảnh đó bác Lục đương nhiên trở thành người sáng giá.
    Cũng vào năm 1976 chiếc xe của bác Lục đã bị quốc hửu hóa, đưa vào quốc doanh. Bác Lục bị xa thải. Có lẽ nhờ vào của cải dành dụm trong những năm khá giả, nên gia đình bác Lục vẫn sống tà tà. Bác Lục thì không có vẽ gì lo lắng, ngồi nhà chờ thời. Nhân lúc rảnh rổi bác luyện thêm pháp thuật, dạy thần quyền và trị bệnh.
    Đầu tiên là những anh thanh niên lớn tuổi trong xóm, đến xin học thần quyền, chúng tôi gọi nôm na là ”vô bùa”, rồi đến những anh nhỏ tuổi hơn xin được vô bùa. Dần dần đa số thanh thiếu niên trong xóm đều là đệ tử của bác Lục, vì bác rất dễ tánh, đa số những người xin vô bùa đều được bác nhận lời. Chỉ có vài người, không biết bác thấy thế nào mà không chấp nhận. Lạ một điều là trong số vài người không được chấp nhận đó có cả cháu ruột, gọi bác là cậu!
    Và có lẽ theo lối suy nghĩ của vài thanh niên khác trong xóm thì ”Phật trong nhà không linh”, nên họ đã tìm thầy nơi khác học đạo. Có người lặn lội đến một tỉnh nào xa lắc để học thần quyền.
    Khác với việc nhận học trò, bác Lục không bao giờ từ chối chữa bệnh, khi người bệnh tìm đến.
    Để tránh rắc rối với chánh quyền, khi vô bùa cho đệ tử mới, hay tắm (vô thêm bùa, luyện quyền cho các đệ tử đã nhập môn) cho đệ tử cũ, bác Lục mượn phòng khách của một gia đình ở cuối hẽm, sau khu nghĩa địa.
    Nhưng khi trị bệnh, thì bác Lục trị tại nhà, phần vì mượn chỗ dạy thần quyên dễ, mượn chỗ trị bệnh khó, phần vì người bệnh đã quá yếu đuối khi tìm đến bác, việc duy chuyển bệnh nhân đến nơi khác rất khó khăn.
    Cách trị bệnh của bác hơi lạ. Sau khi trừ tà, đuổi ma ra khỏi người bệnh, bác vô bùa cho bệnh nhân để thần, tổ hộ mạng không cho tà ma trở lại nhập xác người bệnh. Và người đó đương nhiên trở thành đệ tử của bác, có thể luyện thần quyền nếu thích. Sau này nghe con trai và đệ tử bác kễ lại, hồi bác còn nhỏ ở dưới quê, bị bệnh nặng, tưởng khó thoát khỏi tay tử thần. May mắn trong lúc thập tử nhất sanh gặp một vị thầy bùa gốc người Thái Lan sống tại Việt Nam chửa lành bệnh và vô bùa cho bác. Về sau vị thầy này thấy bác siêng năng luyện tập nên đã truyền hết huyền thuật và cách trị bệnh bằng thuốc nam cho bác. Như vậy cách trị bệnh của bác giống với cách của thầy bác, từ đó tôi suy gẫm ra, có lẽ đây là đặc điểm của môn phái của bác Lục.

    Từ khi biết rõ về bác Lục, tôi thường theo bác để xem bác trị bệnh, vô bùa cho đệ tử, và xem các đệ tử của bác luyện thần quyền.
    Nói ngay, lúc đầu tôi xem để giải trí, vì cái TV nhà tôi đã ra chợ trời từ lâu rồi. Tôi tháp tùng với người trong xóm xem ké TV nhà bác Lục. Thời đó cứ hôm nay có điện, thì ngày hôm sau không có điện, lâu lâu còn bị cúp điện đột xuất hai ngày liền. Những đêm không có điện bác Lục thường dẫn đệ tử đến căn nhà sau khu nghĩa địa để vô bùa. Tôi biết được, theo xem cho … đỡ buồn.
    Có hôm bác phải trị cho người bệnh, không mỡ TV, thì tôi xem bác trị bệnh cũng là cho … đở buồn.
    Dần dần tôi xem cho thỏa trí tò mò, và sau cùng tôi xem cho thỏa lòng say mê huyền thuật.

    Thật ra lâu lâu mới có một người đến nhờ bác Lục chữa bệnh. Phần lớn những người đến với bác điều bị liệt khi được người nhà khiêng đến. Điều lạ lùng là những người được bác trị đều lành bệnh. Trong số đó có một anh trong xóm, nhà rất nghèo, bệnh nằm liệt mộ chỗ không đi lại được. Bà con lối xóm người bảo là trúng gió, kẻ nói trúng tà. Anh ta được bác Lục trị lành bệnh, sau nầy mạnh khỏe, đi lại bình thường và còn đủ sứch hành nghề xe đạp ôm.
    Tôi đã chứng kiến những lần chữa bệnh của bác Lục, nhưng những lần chữa bệnh đó không để lại trong tôi ấn tượng gì sâu sắc. Cho đến một ngày của năm 1977…

    Có một người đàn bà ẳm đứa con trai bệnh nặng đến xin bác Lục chữa trị. Đứa nhỏ chỉ còn da bọc xương, nước da xanh xám. Nó yếu đến độ không nói năng, đi đứng gì được.
    Nghe nói đứa bé đứa bé đã được tám, chín tuổi gì đó, nhưng vì bệnh lâu ngày, chỉ còn trơ xương và da, nên trông như một đứa bé mới chừng năm, sáu tuổi. Thằng bé ở dưới quê, hình như cùng quê với bác Lục, đã hết cách chạy chữa, nên mẹ nó mới ẳm nó, lặn lội đường xa, đến nhà bác Lục.

    Lần trị bệnh đầu tiên cho thằng bé, bác Lục cũng làm giống như khi trị cho những người bệnh khác. Bác đặt nó trên chiếc giường lớn, đúc bằng bê tông. Chiếc giường này chiếm phân nữa phòng khách nhá bác. Dưới giường là trảng xê (hấm trú ẩn để tránh đạn trong thời chiến). Ban ngày chiếc giường này là chỗ dùng cơm (mọi người ngồi xếp bằng hoặc chồm hổm trên giường ăn cơm). Ban đêm chiếc giường này là giường ngũ. Chiếc giường này còn là nơi bác vô bùa, luyện thần quyền cho các đệ tử trong những ngày mưa gió hay vì một lý do nào đó, bác không dẫn đám đệ tử đến căn nhà cuối xóm.
    Sau khi chuẩn bị đồ nghề là một cây roi dâu tằm ăn (cây dâu người nuôi tầm trồng lấy lá cho con tầm ăn) dài khoảng 1,5 m tròn cở ngón tay út, đặt trái cây lên bàn thờ tổ, đốt nhang, khấn vái xong, bác Lục tay phải cầm ba nén nhang đến bên thằng bé. Rồi tay phải với ba nén hướng về phía thằng bé, bác dùng ba nén nhang vẽ bùa, miệng thì đọc thần chú. Tay vừa vẽ xong chữ bùa thì thần chú cũng vừa vứt. Thằng bé đang yếu ờ, yếu ợt, nằm nhắm mắt bổng dưng ngọ ngậy, uống éo như một con rắn. Bác Lục liền ra lệnh ”mau xuất ra khỏi người này”. Thằng bé vẫn tiếp tục ngọ ngậy một lúc rồi nắm im, bác Lục lại tiếp tục tay vẽ bùa, miệng đọc thần chú, rồi ra lệnh.
    Mười phút trôi qua, chẳng có chút tiến triển khả quang nào. Bác Lục bèn đổi chiến thuật, tay trái chụp lấy cây roi dâu, tay phải vẫn cầm ba nén nhang hướng về phía hằng bé vẽ bùa, miệng vẫn đọc thần chú, rồi vừa ra lệnh ”mau xuất ra” bác vừa vụt roi dâu vào người thằng bé. Bị roi dâu quất vào người, thẳng bé ngọ nguậy, uống éo nhanh hơn, một lúc sau lại nằm im. Cảnh dằn co này kéo dài đến lúc gần tàng ba nén nhang trên tay, thì bác Lục ngưng buổi trị bệnh. Bác dặn dò người mẹ thằng bé mang nó về, tìm vài món thuốc nam cho thằng bé uống, chờ đến ngày rằm (15 âm lịch) thì mang nó đến cho bác trị tiếp.
    Tôi không nhớ rõ mấy lần trị bệnh sau đó, vì lý do gì mà tôi không có mặt. Nhưng dù không có mặt tôi vẫn đón ra những lần trị kế tiếp, bác Lục sẽ cúng rượu và 1 con gà luộc, để con ma nhập xác thằng bé, phần được ăn uống no say, phần sợ bị đánh bằng bùa và roi dâu, phần bị các vị thần, do bác Lục mời về đuổi ma, sẽ xuất ra khỏi người thằng bé. Nhưng sự thật không dễ dàng như tôi nghĩ. Và cũng có lẽ đây là một trong những con ma dữ dằn nhứt bác Lục gặp từ trước đến giờ. Trải qua bao lần chữa trị, thằng bé vẫn trơ trơ như lần đầu tiên mẹ nó ẳm nó đến tìm bác Lụt.

    Đến nước này thì phải làm mạnh tay.

    Trước ngày thằng bé đến trị bệnh, bác Lục đã gọi anh Ngọc, người học mới nhập môn hơn một năm, cũng ở trong xóm tôi, đến gặp bác. Bác Lục dặn anh phải có mặt trong ngày rằm sắp tới để cùng bác chữa bệnh cho thằng bé. Bác cũng dặn dò anh những điều cần thiết trong lúc chữa bệnh.
    Anh Ngọc chỉ mới nhập môn hơn một năm, nhưng được bác Lục cưng, dạy nhiều pháp thuật vì anh siêng năng và ”dày công hạn mã”.
    Tuy đệ tử của bác Lục trong xóm nầy khá đông, nhưng họ chỉ hứng thú với thần quyền, chứ không ai thích luyện phép trừ ma, trị bệnh. Chỉ có mình anh Ngọc siêng năng luyện các phép này, nên bác Lục rất cưng anh ta.
    Mấy tháng trước đây con trai út của bác, chỉ mới 4, 5 tuổi bị bệnh nặng, chỉ có mình anh Ngọc lặn lội với bác ra ngoại ô tìm thuốc nam về trị bệnh cho thằng bé. Ngày nào hai thầy trò cũng cọc cạch trên chiếc xe đạp của anh Ngọc từ sáng sớm, đến trưa, có khi đến chiều mới về đến nhà. Anh Ngọc theo bác Lục tìm cho đến khi đủ thuốc trị dứt bịnh cho con bác mới thôi (hình như bác Lục không có trị bệnh cho đứa con trai út bằng bùa!). Chuyện này làm bác Lục càng đặt nhiều hy vọng nơi anh Ngọc hơn.
    Sẵn dịp gặp con ma cứng đầu, bác Lục vừa tập cho anh Ngọc đuổi ma, vừa dùng thêm sứch của anh, để có thể đuổi con ma cứng đầu này dễ dàng, nhanh chóng hơn.

    Ngày rằm rồi cũng tới. Khi tôi ăn cơm chiều xong, đến nhà bác Lục, thì đã có đông người đến xem. Thường thì các con trai, gái của bác ít khi xem bác trị bệnh, vô bùa, thế mà hôm nay họ cũng có mặt gần đủ. Tôi lách vào vòng người thì được vòng người dãn ra một chút nhường chỗ.
    Thằng bé được đặt nằm giữa chiếc giường bê tông như trước. Nhưng lần này đặc biệt là trên người nó từ đầu đến chân được phủ kín bởi một tấm vải trắng lớn, rộng có vễ đầy chữ bùa bằng mực tàu. Hai bên hông tấm vải trắng này, dọc theo người thằng bé, có hai miếng vãi đỏ đầy chữ bùa, dài bằng chiều dài tấm vải trắng, chiều ngang khoảng nữa gang tay người lớn, nằm chồng lên.
    Trên bàn thờ tổ đầy hoa, trái cây, khói hương nghi ngút.
    Phía dưới chân thằng bé gần sát mép giường là một con gà luộc còn nóng hổi nằm trên đĩa. Gần hai bàn chân thằng bé là hai cái ly hột mít bằng thủy tinh dầy (ly nhỏ dùng để đựng trà, rượu để cúng).
    Anh Ngọc đứng bên kia, phía đầu giường, hướng về đấu thằng bé. Cỗ tay trái của anh đeo chuỗi bồ đề, cỗ tay phải đeo dây ngũ sắc, lưng mang dây cà tha mắc bằng chì. Từ vai phải xéo xuống thắt lưng trái của anh đeo một dây vãi đỏ rộng khoảng nữa gang tay, đầy chữ bùa vẽ bằng mực tàu. Tay phải anh cầm ba nén nhang hướng về phía thằng bé vẽ bùa, miệng đọc thần chú. Mỗi lần vẽ xong chữ bùa thì anh ngưng đọc chú, đưa ba nén nhang về gần miệng, rồi thổi phù một cái, cho tàng đỏ của nhang bay về phía thằng bé. Rồi anh lại tiếp tục vẽ, đọc và thổi. Lúc này mặt anh đang đỏ gay, có lẽ anh hơi mắc cở vì lần đầu chửa bịnh trước đám đông.
    Bác lục cũng đứng bên kia giường, ngang bụng thằng bé. Bác vẫn vậy, trên mình không mang một bửu bối nào. Tay phải bác cầm ba nén nhang vẽ bùa, miệng đọc thần chú. Rồi bác rót rượu vào 2 cái ly hột mít và bảo ”uống rượu đi”. Bác vừa dứt lời thì lạ thay, hay bàn chân thằng bé thò ra khỏi tấm vải trắng, các ngón hướng lên trời, rồi 2 chân nó cứ thế như hai con rắng trường ngoằn ngèo về hướng hai cái ly. Khi hai chân nó đến gần hai ly rượu thì dừng lại, bàn chân và các ngón chân từ từ hạ xuống, hai ngón chân cái bây giờ giống như hai cái đầu rắn ngọ ngậy, chúi vòa giữa hai chiếc ly. khi hai ngón chân cái đã nhúng sâu vào hai cái ly, 2 ngón chân cái cùng 2 ngón chân kế bên kẹp thành ly vào giữa, rồi cùng lúc lật ngang 2 chiếc ly sang hai bên phải và trái. Hai cái ly ngã xuống lăng xang 2 bên, rượu đỗ ra ngoài. Hai chân thắng bé ngọ ngoậy rút về. Lẽ ra với khoảng cách giữa 2 chân và hai ly rượu, hai chân nó không thể nào vươn tới hai ly rượu được, thế mà nó đã thật sự vươn tới, hình như lúc đó 2 chân nó dài ra hơn lúc bình thường.
    Bác Lục dựng hai chiếc ly chiếc lên rồi nói ”ăn uống xong rồi thì mau xuất ra”. Rồi bác đọc thần chú và vẽ bùa. Thằng bé ngọ ngậy. Hình như con ma vẫn trấm trơ, trấm trất, không chịu xuất ra. Bác Lục chụp cây roi dâu, đọc một tràng thần chú rồi quất liên tiếp 2 roi vào người thằng nhỏ. Anh Ngọc cũng đọc chú lớn hơn như để trợ lực cho thầy.
    Lại một chuyện lạ nữa xãy ra. Khi bị thầy Lục quất roi vào người, toàn thân thằng nhỏ ngọ nguậy, uống éo như con rắn, tấm vải trắng đầy chữ bùa đấp trên người nó cũng nhúc nhích theo, nhưng dù nó ngọ nguậy, uống éo cở nào cũng không thể thoát ra hai bên hông miếng vải trắng được. Hai miếng vãi đỏ nằm chồng trên 2 mép, dọc theo chiều dài miếng vải trắng, giờ như hai thanh nẹp sắt kẹp chặt tấm vải trắng xuống sàng giường, không cho thằng bé thoát ra.
    Rồi bác Lục lại rót rượu bảo nó uống. Con ma trong người thằng bé vẫn uống rượu bằng chân như trước. Rồi bác lục lại bảo con ma phải xuất ra, rồi đánh, rồi cho uống rượu. Phần anh Ngọc vẫn vẽ bùa đọc chú và thổi tàng nhang vào người thằng bé. Những việc này lập đi lập lạ nhiều lần, nhưng mọi người vẫn chăm trú xem không chán, coi mòi thích thú với cách uống rượu của con ma trong người thằng bé.
    Vì anh Ngọc dùng nhang vẽ bùa và thổi vào người thằng bé, nên nhang trên tay anh mau tàn hơn của bác Lục. Nhang của anh Ngọc sắp cháy đến chân rồi. Bác Lục hỏi lớn với vẽ bực bội ”tại sao cho ăn thì ăn, cho uống thì uống, no say rồi sao không chịu xuất ra?”, rồi bác nói tiếp ”đứa nào lấy cho tao cây dao coi”. Rồi bát đọc thần chú và quất roi dâu vào người thằng bé. Mọi người tiếp tục coi, yên chí rằng lời bác bảo lấy dao là để hù con ma thôi. Thêm vài phút trôi qua, bác Lụt có vẽ bực bội hơn, hỏi lớn ”tại sao nói hoài mà không chịu xuất ra?”. Rồi bác lại hỏi tiếp ”Sao tao kêu đi lấy dao, mà không đứa nào lấy hết vậy?”. Bấy giờ đứa con trai kế út của bác (thằng bé này tính hơi liếng khỉ) mới chạy vào bếp rút một con dao nghe đánh xoảng một tiếng, rồi cầm con dao to, bén ngót, dùng để làm cá, chặt thịch chạy ra. Mặt mày hớn hở như mới vừa làm được chuyện gì rất quan trọng, nó đến bên bác Lụt, đưa con dao và nói ”dao đây ba”. Bác Lụt bỏ cây roi dâu xuống giường, chụp lấy con dao. Lúc này anh Ngọc đứng sớ rớ chẳng biết làm gì, vì nhang trên tay anh đã cháy hết. Bác Lục lập lại câu hỏi lúc nãy ”tại sao cho ăn thì ăn, cho uống thì uống, no say rồi sao không chịu xuất ra?”. Rồi bác đọc một tràng thần chú, âm thanh vút cao, trầm trọng, và nhanh như cắt bác đưa con dao lên cao, chém mạnh xuống bụng thằng bé!

    Binh!

    Con dao bật ngược lên khoảng một gang tay. Thuận đà bác Lụt dơ con dao lên ngang vai ghìm chặt chuẩn chị chém xuống thêm một lần nữa.
    Thằng bé hết ngọ nguậy, ngay đơ như người chết. Căn phòng với bao nhiêu người lớn, nhỏ, trai, gái, đứng xem bỗng nhiên chìm vào im lặng đến rợn người. Im lặng đến độ có thể nghe được tiếng thở của người bên cạnh, nhưng hình như mọi người đang nín thở. Tôi liếc mắt lên, bất chợt bắt gặp đôi mắt người con gái lớn của bác Lụt mỡ to, phảng phất nét kinh hoàng. Thường thì phụ nữ hay thét lên khi bị giật mình hay hoảng sợ, nhưng ở đây không có tiếng thét nào, có lẽ chị quá sợ đến cứng miệng, không thét lên được. Sợ đến độ không kịp chớp mắt. Là con của một thầy bùa mà chị hoảng hốt như vậy, có lẽ đây là lần đầu tiên bác Lụt buộc phải dùng đến tuyệt chiêu để đuổi ma.
    Anh Ngọc lúc này đứng im mặt mày đỏ ké. Lúc nãy mặt anh đỏ vì mắt cở, bây giờ mặt anh đỏ vì hoảng.
    Tôi không dám nhìn mặt bát Lụt. Hình như không một ai dám nhìn mặt bác Lụt trong lúc này. Một ý nghĩ bất chợt hiện ra trong đầu tôi ”thằng nhỏ này mà có chuyện gì thì bác Lụt khó lòng được yên thân”. Rồi tôi mường tượng như thấy bên dưới tấm khăn trắng đầy chữ bùa, một dòng máu đang từ từ loang rộng trên sàng giường.
    Một phút tôi qua, dài như một thể kỹ.
    Hình như đã chờ phản ứng của con ma trong người thằng bé đủ lâu, hay vì biết mọi người đang hồi hộp đến ngẹn thở, nhất là mẹ của thằng bé, chắc đang lo con mình giờ đã chết, bác Lục đặt con dao xuống giường, rồi đưa tay nắm miếng vãi trắng từ từ dỡ lên. Mọi người hướng mắt về phía bụng thằng bé, hồi hộp như đang dò vé số.
    Tấm vải trắng đã được bác Lụt dỡ tung lên, hất sang một góc. Không thấy một vết máu trên áo thằng bé. Như muốn chứng minh với mẹ thằng bé và mọi người, bác Lụt vén luôn chiếc áo trắng thằng bé đang mặt lên tới ngực. Trên bụng thằng nhỏ, nơi bị chém không có một dấu vết gì! Da thịt liền trân, không cả một lằn đỏ! Nếu có ai, mới vừa đến khi bác Lụt dở áo thằng bé lên, nhìn vào bụng thằng bé lúc này, sẽ không thể nào tin nỗi, mới cách đây mấy phút, thằng nhỏ đã lãnh một dao như trời giáng vào bụng!
    Bây giờ mới nghe được nhiều tiếng thở ra, hít vào cùng một lúc của nhiều người. Không ai nói gì, nhưng mọi người đều có cãm giác như vừa trút được gánh nặng ngàn cân, như vừa thoát qua một đại nạn!
    Thằng bé từ từ mỡ mắt ngơ ngác nhìn người chung quanh như vừa trải qua một giấc mơ. Nó cử động tay chân một cách yế ớt, những cử động rất… người.
    Bác Lụt thần sắc vui vẽ, bảo anh Ngọc và các con bác dọn dẹp. Như vậy là dãn tuồng. Không cần ở lại tôi cũng biết bác Lụt sẽ dặn dò mẹ thằng bé đưa nó về nhà, tìm những vị thuốc nam cho nó uống, rồi mười lăm ngày sau, ngày 30 âm lịch, đưa nó đến nhà bác, để bác vô bùa cho nó. Vô bùa rồi các vị thần, tổ sẽ hộ mạng cho nó, con ma cũ, hoặc những ma mới sẽ không thể nhập vào, và nó sẽ được miễn dịch… ma!
    Tôi chuồn ra ngoài, lòng đầy thắc mắc. Độ chừng anh Ngọc đã dọn dẹp xong và ra về, tôi đi tìm anh.
    Anh ngọc lớn hơn tôi hai tuổi, nhưng chúng tôi rất thân nhau. Tôi có thắt mắc gì, anh Ngọc đều giải thích, chỉ bảo.
    Anh Ngọc đã về nhà, thấy anh đứng cà nhỗng, chẳng làm gì, tôi vô đề ngay:

    -Hồi nãy bác Lụt chém một dao, em hết hồn, tưởng thằng nhỏ đi đời rồi. Lúc nãy anh có sợ không?
    Anh Ngọc cười lớn rồi lên giọng:
    -Sợ hả? Tao thiếu điều… té đái trong quần. Sức thầy Lụt mạnh như vậy, chém một dao, không chừng người lớn còn đứt làm hai, huống chi thằng nhỏ ốm trơ xương! Lúc nãy lỡ mà thằng nhỏ chết, là thầy trò đi tù cả nút.
    Lạ thật, tôi đã từng xem anh luyện phép gồng, dao chém vào người dội ra, không đứt thịt, đáng lẽ anh phải tin tưởng hơn người thường, sao lại sợ như vậy? Anh Ngọc trầm ngâm một lúc rồi nói như giải thích với chính mình:
    -Tấm vãi trắng của thầy Lục oai lực kinh khủng thật, bị một dao mà không rách. Còn hai miếng vaỉ đỏ dằn hai bên mép miếng vãi trắng nữa, tòan là những chữ bùa tối thượng vẽ trên đó. Có lẽ những chữ bùa này đã che chở cho thằng bé.
    Tôi lại hỏi tiếp:
    -Sao hồi nãy anh mang nhiều đồ nghề trên người quá vậy?
    -À là vì anh còn non tay ấn, phải mang thêm bửu bối để trợ lực. Cũng là phòng hờ, nếu gặp con ma dữ dằn, khi đuổi nó ra khỏi người bị nhập, nó phản phé nhập vào người đuổi nó, nếu người đó non tay ấn.
    Lại thêm một thắc mắc nữa! Nếu bác Lục sợ đệ tử mình non tay ấn sẽ bị ma nhập, sao lại để cho chúng tôi, những người không có thần, tổ che trở, trên mình cũng không có một bửu bố chống ma nào, đứng xem, lỡ ma xuất khỏi người bệnh, nhập vào một người trong bọn tôi thì sao? Lòng càng thêm thắc mắc, không biết hỏi ai. Hỏi bác Lục, thì chắc chắn là tôi không dám hỏi rồi.

    Độ vài tháng sau, một hôm tôi đang cập kè cùng thằng bạn trong xóm, từ cuối hẽm đi ra, ngang nhà bác Lục, tôi thấy bác Lục đang ngồi trước cửa, mẹ con thằng bé bị ma nhập hôm nào đang trước mặt bác.
    Thằng bé bây giờ trông tươi tắng, mạnh khỏe, bộ dạng đã giống đứa bé tám chí tuổi, nhìn cũng được trai. Nó khoanh tay trước ngực, cuối đầu rồi nói lớn:
    -Thưa thầy con về.
    Bác Lụt cười khà khà trả lời:
    -Ừ, về nhà ráng tập nhe mậy, tập nhiều cái chân mới mau hết.
    Thằng bé cười tươi, dạ một tiếng rồi rồi quay lưng đi, những bước đi hơi khập khểnh nơi chân phải.

    Thấy tôi đứng nhìn chăm chú, thằng bạn nói vào tai tôi:
    -Thằng nhóc này khi đánh võ bùa, cái mình nó loay quay, tay chân khèo khào coi quái chiêu lắm!

    -----------------------------------------------------------------------------------------
    Để tưởng nhớ thầy, chư huynh, đệ đồng môn và bà con lối xóm sau hơn 23 năm xa cách.

    31-08-2006
    Last edited by HaiPhong; 15-10-2007 at 08:13 PM. Lý do: Thiếu phần cuối của bài, nên thêm vào.
    Kính
    HaiPhong

  2. #2

    Mặc định

    quangcom

    Truyện hay quá, kể tiếp đi bạn.
    _________________
    Hiểu và thương con đường rộng mở
    ------------------------------------------------------

    HaiPhong

    Bạn Quangcom quí mến.

    Cảm ơn bạn Qangcom đã khuyến khích.
    HaiPhong chỉ có duyên chứng kiến và nghe dược vài việc trong trong cửa huyền thôi. Lần lần sẽ viết tiếp những việc đã nghe, thấy. Nhưng những việc sẽ kể ra sau này, có lẽ không kỳ lạ (và hồi hộp ) như việc trị bệnh, đuổi ma đâu.
    Có một số việc thuộc ”bí mật của bổn môn”, xa thầy hơn hai mươi năm rồi, không thỉnh được ý thầy, nên HaiPhong đang đắn đo, không biết phải kể như thế nào cho hợp tình, hợp lý.
    _________________
    Hải Phong
    -------------------------------------------------
    Kính
    HaiPhong

  3. #3

    Mặc định

    Thần quyền

    Dạo này trời nóng bức, chiều chiều chị Hường, bạn gái anh Ngọc thường ẳm đứa em úc ra ngồi chơi với người bạn gái bán thuốc lá trước cửa nhà, bên lề đường cái.
    Anh ngọc đã nghe mấy đứa nhỏ trong xóm báo cho biết, mấy hôm nay có một thanh niên lạ mặt đến ”dê” chị Hường. Lúc đầu tưởng là mấy đứa nhỏ nói xàm thôi, nên anh không để ý. Chiều nay nghĩ việc sớm, anh ra tủ thuốc ngồi nói chuyện rù rì với chị Hường.
    Anh Ngọc đang trổ tài ăn nói, huyên thuyên hết chuyện này sang chuyện khác, thì một người thanh niên đạp xe đến, thắng cái rẹt, nhảy xuống, dựng xe rồi tự nhiên như đã quen tự thửa nào, rề lại bắt chuyện với chị Hường. Anh Ngọc cụt hứng, ngồi yên vừa nghe, vừa xem xét tình hình.
    Người thanh niên lạ nói chuyện được một lúc, thì từ đầu hẻm kế bên, một thanh niên tà tà đi tới. Nhìn kỷ là anh chàng Tư Vịt. Con hẻm kế bên ít thanh niên, nên đa số chơi chung với thanh niên xóm bên này. Anh chàng Tư Vịt này chỉ mới dọn đến xóm kế bên sống độ một năm, không đi chơi, cà phê, cà pháo chung với thanh niên xóm bên này, nhưng anh ta thích tán dóc, nên cũng hay tụm năm, tụm ba, chuyện dãn với thanh niên xóm này. không hiểu cái biệt danh Tư Vịt do đâu mà có, nhưng từ ngày anh chàng xuất hiện đã có biệt danh này.
    Anh chàng Tư Vịt cũng rề lại chuyện vãn tỉnh bơ… như người một nhà. Bây giờ thì đã quá rõ ràng, anh thanh niên lạ mặt là bạn của Tư Vịt, đến đây chơi với Tư Vịt, gặp và kết chị Hường nên chiều chiều đến để thả dê và hẹn Tư Vịt ra để yểm trợ.
    Biết rỏ tình hình, anh Ngọc cũng tỉnh bơ nói chuyện, tỏ ra mình rộng lượng, để tình địch có cơ hộ cạnh tranh công bằng.
    Kẹt một điều là có anh Ngọc ở đó, chị Hường đã thấy dội. Trong lúc nói chuyện anh thanh niên lại tấn công quá lố, khiến chị Hường vừa mắc cở với anh Ngọc, vừa bực anh thanh niên kia, ẳm em ngoe nguẩy đi về nhà. Lúc anh Ngọc đuổi theo thì thầm gì với chị Hường, thì anh thanh niên cũng quê độ dẫn xe đạp, cùng Tư Vịt tà tà đi ngược về ngõ hẻm vào nhà Tư Vịt.
    Tưởng như chuyện chấm dứt nơi đây, vì thật ra cũng không có gì để làm ầm ỉ. Nhưng chuyện đời thường mười chuyện xảy ra giửa thanh niên, có liên quan đến ghệ gộc, thì hết chín chuyện phải giải quyết bắng sức mạnh. Anh Ngọc vừa về đến trước cửa nhà, thì hai, ba đứa nhỏ chạy tới nói lao xao:

    -Anh Ngọc ơi, cái thằng dê chị Hường, bây giờ đang đứng ngoài đầu hẻm đó.

    Trời đất, mấy đứa nhỏ này chưa nứt mắt, biết gì chuyện gái trai mà bày đặt ghen giùm. Trong người đã bắt đầu sôi máu, nhưng anh Ngọc vẩn làm bộ tỉnh bơ nói với mấy đứa nhỏ:

    -Người ta đứng ngoài đường mắc mớ gì tới tao. Tụi bây lộn xộn quá.

    Rồi anh tỉnh bơ đi vào nhà.
    Bọn nhỏ thấy anh Ngọc bỏ vào nhà cũng dãn ra, chạy chơi chổ khác.

    Chờ cho mấy đứa nhỏ chạy khuất anh Ngọc mới từ nhà bước ra, dọc theo tay phải của anh, ép giửa cánh tay và hông, là một thanh nửa dao, nữa kiếm, dài khoảng 60 cm nằm trong bao da. Đây là loại dao nhà binh lưởi dài khoảng 45 cm, cán dài khoảng 15 cm, giống cán lưởi lê, có thể gắn chặt lên đầu súng. Lưởi dao dẹp, bén một bề, như lưởi kiếm nhật, chỉ khác là thẳng chứ không cong.
    Vừa đi được mấy bước thì anh Khanh từ đâu trờ tới hỏi:

    -Ê Ngọc bửa nay xóm mình đi đâu hết rồi, nãy giờ tao không thấy ai hết vậy?

    Bất chợt anh để ý đến con dao nằm ép theo cánh tay anh Ngọc, vội hỏi:

    -Chuyện gì vậy mậy?
    -Có người đến xóm mình quậy, tao ra nói chuyện với nó.

    Anh Khanh nhìn anh Ngọc cười cười hỏi:

    -Bộ mày định chơi nó thiệt hả?
    -Để nói chuyện phải quấy với nó đã, không được thì tính sau.

    Biết mà, cái thằng Ngọc có tiếng hoạt bát vui vẽ trong xóm này, bản tánh lại hiền lành, hồi nào tới giờ không rầy rà, động thủ với người trong xóm, cũng chưa từng thấy nó xuất thủ với người ngoài đường, thì làm gì có chuyện dám giác dao đi chém lộn. Chắc là muốn làm chuyện giật gân, hù thiên hạ một chút thôi. Ừ, để xem thằng Ngọc làm cái trò mèo gì đây. Anh Khanh cặp kè anh Ngọc vừa đi, vừa nghĩ như vậy.
    Anh Khanh theo đạo Thiên Chúa, không tin nên không học thần quyền. Không học võ tay, nhưng nhờ tướng tá cao lớn, mập mạp, có sức, đánh lộn từ nhỏ đến lớn đã quen tay, dạn chân, gan dạ, nên khi ra đường rất có thớ. Với bà con lối xóm, thì anh cũng như anh Ngọc, đối xử rất hòa nhã, nên ít ai biết được, bước ra khỏi cái xóm lao động này, anh thuộc hạng dân có máu mặt.

    Ra đến đầu hẻm, không thấy người thanh niên, anh Ngọc và anh Khanh đến bên tủ thuốc vừa nói chuyện vừa nhìn quanh chờ đợi. Chờ một lúc không thấy gì, mặt trời đã bắt đầu lặn, hai anh chuẩn bị về nhà, thì bất chợt người thanh niên cùng Tư Vịt từ trong hẻm Tư Vịt đi ra. Ra đến đầu hẻm, người thanh leo lên xe đạp, nhưng không đạp xe đi ngay, anh ngồi trên xe, chống một chân xuống đất nói chuyện với Tư Vịt. Anh Ngọc và anh Khanh liền xáp lại, sau lưng 2 anh bây giờ có thêm bốn năm đứa nhỏ, trong đó có tôi lớn nhất. Tôi đi theo sau, trong lòng tỉnh bơ, nghĩ là anh Ngọc chỉ hù tình địch thôi, chứ không đánh, chém gì đâu.
    Anh Ngọc vừa xáp tới đã vô đề ngay:

    -Anh bạn từ đâu đến vậy? định đến đây chơi nổi hả?

    Người thanh niên ngồi trên xe, bị anh Ngọc kẹp sát hông trái, thất thế thấy rõ. Anh ta quay mặt sang anh Ngọc, liếc nhanh một vòng, thấy anh Khanh đang đứng kềm sau lưng, không cho Tư Vịt tiếp ứng, cộng thêm bốn năm đứa dứa nhỏ và cây dao trên tay anh Ngọc, anh thanh niên xuống tin thần, mặt tái mét, nhưng vẫn nói năn trôi trải:

    -Tôi là bạn của Tư Vịt, đến đây với Tư Vịt, có quậy phá gì đâu.

    Anh Ngọc nói:

    -Người anh chọc ghẹo hồi nãy là bạn gái của tôi đó.

    Anh thanh niên đáp lại:

    -Tôi không biết là bạn gái của anh, nếu biết tôi đã không chọc.

    Bây giờ Tư Vịt mới chen vào, vừa nói vừa ra bộ giểu cợt cho tình hình bờt căng thẳng:

    -Bạn tao đó mà, quen không, chứ có xa lạ gì. Nếu tụi bây muốn đánh nhau, thì tao chạy trước.

    Nói xong Tư Vịt quay lưng, nhỏng đít lên, chạy hai ba bước, rồi quay lại cười hề hề. Thì ra cái biệt danh Tư Vịt có lẽ xuất phát từ cách chạy nhỏng phao câu như vịt của anh chàng này.

    Anh Ngọc dịu giọng:

    -Nếu vậy coi như xong. Anh là bạn của Tư Vịt, đến đây chơi, chúng tôi cũng xem như bạn, miễn anh đừng cố tình chơi nổi là được rồi.

    Hài lòng vì chuyện được giải quyết êm đẹp, không cần đến sức mạnh cơ bắp, anh Ngọc quay lưng, anh Khanh cũng rút theo, đám con nít lóc xóc chạy trước. Nhưng hai anh vừa đi được vài bước, thì có tiếng của người thanh niên gọi giật ngược phía sau lưng vọng tới:

    -Ê mấy anh muốn đánh lộn phải hông? Có ngon thì quay lại đánh!

    Chuyện lạ! Mới hồi nãy mặt mày xanh lè, nói năng cho qua chuyện, bây giờ rủ đánh lộn là sao?

    Đám con nít giờ đã chạy vào hẻm, chỉ còn lại anh Ngọc, anh Khanh và tôi. Chúng tôi quay lại , thì chợt hiểu vì sao anh thanh niên bất ngờ nổi máu gà, muốn chọi nhau. Hiểu rồi thì cũng thấy hởi ôi luôn!

    Phía bên kia đường vừa trờ đến một đoàn đạp xe. Năm, sáu thanh niên hạ xe, nhảy xuống.
    Người thanh niên cũng buông xe, nhảy ra giửa lộ, tháp tùng với nhóm người mới đến. Tư Vịt bổng quay người, lạch bạch chạy tuốt vào hẻm. Lần này không phải giểu nữa mà là chạy thật, có lẽ Tư Vịt đã thấy thế kẹt của mình, binh bạn đánh nhau với người xóm bên cạnh thì hết đất dung thân, mà binh người xóm bên cạnh thì phải đánh nhau với bạn, còn đứng ra giàn xếp, thì lại không đủ gan. Thế nào cũng kẹt, thôi thì tam thập lục kế, tẩu là thượng sách.

    Anh Ngọc bung ra giửa lộ. Xoẹt một tiếng, anh rút dao ra khỏi bao da, quăng cái bao da sang bên kia đường cho lọt tuốt xuống bờ sông, anh quơ dao loạn xà ngầu, cốt ý cho đám người kia sợ, không dám xáp lại gần.
    Nhưng anh Ngọc đã lầm, anh khanh và tôi cũng lầm, vì rõ ràng đám người kia không sợ dao, họ tỉnh bơ nhào đến. Hai người trong bọn họ bọc ra phía ngoài xông thẳng đến anh Khanh. Còn lại khoảng bốn năm người vây anh Ngọc. Hình như họ đã quen chơi theo kiểu lấy thịt đè người.
    Màn đêm buông xuống rất nhanh. Mấy phút trước đây mặt trời vừa mới bắt đầu lặng, còn nhìn rõ mặt người, giờ đã tối thui. Không biết là mai hay rủi mà hôm nay không cúp điện. Dưới ánh đèn đường, giửa cảnh tranh tối, tranh sáng, anh Ngọc đã vượt hẳn qua sát lề đường bên kia, bây giờ bên trái anh là bờ sông, nên chỉ còn ba mặt bỏ trống, cũng may bên phía đối phương, chưa ai bọc hậu, chận phía sau lưng anh. Anh vừa quơ dao, vừa lùi. Thoảng trong tiếng dậm chân thình thịch trên mặt đường, tiếng tay, chân vun ra, cùng tiếng con dao trên tay anh Ngọc xé gió nghe vùn vụt, bất chợt cùng một lúc, tiếng đọc thần chú của nhiều người vang lên lao xao.
    Trời, thì ra cả đám người này đều dùng thần quyền! Hèn gì họ không kể số gì đến con dao trên tay anh Ngọc. Nhưng sao thần quyền gì mà cũng có màn đánh hội đồng thế này?
    Mới mấy tháng trước, chúng tôi ngồi chơi nhà bác Lục, có một anh nữa như kể, nữa như hỏi bác Lục:

    -Chú Lục ơi, con mới coi một trận đấu giửa một người học thần quyền và một người biết võ tay. Ngộ lắm, khi người thần quyền đánh người võ tay té, người thần quyền không xáp tới đánh bồi, mà chỉ bỏ bộ, vừa múa, vừa xoay quanh người nằm dưới đất, chờ cho người này đứng dậy mới đánh tiếp.

    Tôi nhớ rõ ràng bác Lục đã đáp ngay:

    -À, mấy ông thần anh hùng lắm, mấy ổng không bao giờ đánh người ngã ngựa. Mấy ổng cũng không lấy đông hiếp ít, mạnh hiếp yếu đâu.

    Thần võ của bác lục và thần võ anh thanh niên trong xóm chứng kiến đều anh hùng, vậy thì võ thần cũa mấy người đang vây anh Ngọc và anh Khanh thuộc loại võ thần gì đây? Tệ gì cũng xa luân chiến, đánh tay đôi, người này thua thì thay người khác vào, chứ sao lại hè nhau xông vào cùng một lúc thế này. Hay là thần võ của họ đánh theo… trận pháp, thần võ bày thần trận?
    Thật tình mà nói họ cũng có chút anh hùng, đó là không đếm xỉa gì đến thằng nhỏ dưới tuổi vị thành niên, ốm đói, xanh xao, là tôi đang đứng xớ rớ, hồ vía lên mây không biết làm sao để giúp anh Ngọc và anh Khanh.
    Phía anh Khanh, bị hai người vây đánh rát quá, anh vừa đở vừa chạy về ngõ hẻm của mình, thoáng một cái anh đã chạy gần đến đấu hẽm. Có lẽ anh định chạy vào hẻm để hô bà con lối xóm cứu viện. Gấp quá đâm quýnh, thay vì chạy vào hẻm, anh rẽ vào hàng ba căn nhà mặt tiền đầu xóm. Nhà này nền thấp hơn mặt lộ, hàng ba chỉ rộng độ một thước, chung quanh rào kẻm gai. Đứng trên lề đường thì rào kẻm gai chỉ cao tới ngực, nhưng bước vào hàng ba nhà, thì hàng rào cao đến càm. Quýnh quá anh Khanh đã quẹo cua sớm mấy bước, lọt vào hàng ba nhà này. Hai người đuổi theo cũng nhào vào, hàng ba chật hẹp nên ba người quyến vòa nhau dồn cục và bắt đầu màn đô vật.
    Võ thần đô vật tôi mới thấy lần đầu, hai võ thần đô vật, đè vật một người thì càng lạ hơn.

    Phía anh Ngọc tình trạng còn tệ hại hơn. Thấy quơ dao cũng không chận được đám người kia, anh Ngọc liền ôm dao, quay lưng… tốc chạy về phía xóm mình. Nãy giờ cảnh lạ xãy ra liên tiếp, nhưng chưa có cái cảnh nào lạ đời như cảnh này, người tay không rượt người cầm dao chạy có cờ!
    Tôi chạy lốc cốc theo sau, gắng mỡ hết tốc lực nhưng vẫn bị họ bỏ một khoảng xa. Thoáng một cái anh Ngọc đã tới đầu hẻm, nhưng đám người kia còn nhanh hơn, vài người vượt qua chặn trước mặt, số còn lại chia ra chặn giửa lộ và phía sau, không cho anh Ngọc rẽ vào xóm, hay thối lui hoặc tiến tới. Phía bên phải của anh Ngọc bây giờ là bờ sông, còn lại ba mặt bị vây, hết đường tiến thối!
    Nãy giờ họ vừa đánh vừa rượt anh Ngọc, nên đòn thế loạn xà ngầu, hổn tạp, chưa ai đánh trúng ai. Bây giờ trận thế đã bày, cuộc tử sinh đã định. Tiếng đọc chú của nhiều người cùng một lúc lại vang lên lao xao. Và từ ba mặt họ phóng mình lên đá vào lưng, vào ngực, vào mặt anh Ngọc. Những cú đá bay phải công nhận là đẹp. Họ không cần lấy trớn, từ chỗ đứng vọt người lên đá song phi, độc cước, thân người gần như song song với mặt đường, chỉ có đầu là hơi cao hơn, hướng tới trước.
    Tôi cũng vừa đến nơi, nhìn vào hàng ba, thấy anh Khanh đang vật ịch đụi với hai người kia, không đấm đá gì được, nên tôi cũng đở lo cho anh Khanh. Quay người định chạy sang lề bên kia, để tiếp anh Ngọc, thì tôi khựng lại. Trước mắt tôi một là một cảnh tượng hải hùng, dù nằm mơ tôi cũng không thể nào tưởng tượng ra nổi. Lẫn trong tiếng lao xoa đọc thần chú, thỉnh thoảng có tiếng thét cướp tinh thần địch thủ, bốn năm người phi thân lên đá, đáp xuống, rồi phi thân, vùng tấn công từ ngực anh Ngọc trở lên, trông giống như anh Ngọc đang bị một đàn chuồng chuồng khổng lồ bu quanh đầu. Anh Ngọc hôm nay cũng lạ, anh cầm dao né bên này, lạng bên kia, nãy giờ vẩn chưa bị đá trúng cú nào.
    Cái kiểu này, tôi nhào vô là ăn đòn ngay. Mà chỉ cần trúng một cước, chắc tôi sẽ xỉu tại chỗ. Dù có nhào vô cũng không đánh họ được, vì họ bay cao hơn đầu tôi mà. Túng quá tôi cúi xuống lò dò tìm đá. Con đường này thường ngày sỏi lớn, đá to đầy hai bên lề, thế mà tối nay mò hoài vẫn không tìm ra cục nào!
    Thất vọng tôi đứng lên nhìn sang bên kia đường. Trước mặt tôi anh Ngọc vẫn né tránh, nhưng đã kém nhanh nhẹn như lúc đầu. Sau lưng vang tiếng vật uỳnh uỵch của anh Khanh và hai đối thủ. Tôi chỉ còn biết tự trách mình sau nhỏ bé, yếu đuối thế này, mà quên hẳn việc chạy vào hẻm cầu cứu…

    Hình như nãy giờ anh Ngọc chỉ lo lừa thế để quăng con dao, nên không đánh đấm gì được, cũng không vượt được vòng vây. Bất chợt anh xoay người, tay phải vung lên ném con dao ra sông. Chưa kịp rút tay về thủ thế thì bực một tiếng, anh trúng một phi cước vào ngực, loạng choạng lui về phía sau… một bước, người anh lao đao, theo phản ứng tự nhiên anh cố gượng lại giữ thăng bằng… hai bước, người anh vẫn lao đao, tình thế thật nguy ngập, anh mà té xuống, cái đám người này tràn lên dậm trên người anh cũng đủ bỏ mạng. Chân phải anh lùi thêm môt bước nữa. Bất chợt người anh rùng xuống, đứng khựng lạ vững vàng. Rồi anh rút chân trái từ trước về, gát tréo ngang chân phải và hụp người xuống, vừa vặn tránh được hai cú đá cùng một lúc. Một cú song phi từ sau tới nhắm vào ót, một cú từ phía trước nhắm vào ngực. Người phía trước hụt đòn rút chân về, người phía sau dùng phi cườc, nên khi hụt đòn vượt qua đầu anh Ngọc đáp xuống. Lạ là đồng bọn họ khi đánh người hụt đòn thì dừng lại kịp thời, không đánh trúng người cùng phe.
    Tôi ngờ ngợ là chuyện lạ lại sắp xảy ra. Cho đến phút này tôi mới chợt nhớ anh Ngọc là học trò cưng của bác Lục, đã được chân truyền thần quyền và bùa chú gần 3 năm rồi. Nãy giờ hoảng quá nên tôi quên phứt.
    Nhưng sao kỳ quá, anh Ngọc như đang ngồi, hai chân tréo vào nhau, nhón gót, mông chỉ cách mặt đất khoảng 20 cm. Nếu hạ người xuống đất thì thành ra ngồi xếp bằng. Với tư thế này, chẳng khác nào tự khóa cặp chân mình, đánh đấm gì được. Thất thế thấy rõ!
    Bất chợt giửa những tiếng đọc chú lao xao, từng tràng thần chú hùng hồn vang lên, dồn dập, gay gắt, ngắn, sắc như ra lệnh. Khuôn mặt anh Ngọc bổng đỏ rực dưới ánh đèn đường, thì ra những câu thần chú vừa rồi phát ra từ miệng anh. Rồi với tấn pháp đầy thất bại đó, tay phải thủ xéo trước ngực, tay trái anh anh rút lên cao, nắm chặt và đấm mạnh xuống mặt đường lõm chỏm sỏi. Cùng với tiếng chát phát ra khi nắm đấm của anh chạm mặt đường, cả thân người anh vọt lên cao, chân trái anh bung ra đá bật người đứng trước mặt vừa xáp tới giở chân định đá vào mặt anh. Thần quyền đã trổ thần oai! Tôi, một thằng nhóc võ người còn chưa biết, làm sao đoán biết được những chiêu thức kỳ bí của võ thần.
    Đang lơ lửng trên không, mặt nhìn về phía trước, thì một phi cước phóng tới càm trái của anh. Dường như thấy được cú đá, dù không nhìn, cả người anh, đang lơ lửng không điểm tựa, không biết bằng cách nào, bổng dưng xoay ngang qua phải, vọt ra khỏi tầm đá. Phía bên phải của anh là bờ sông, nên khi vọt khỏi tầm đá, hết trớn, anh rơi luôn xuống sông! Lúc này nước cạn, nên anh rơi xuống bảy sình nghe cái chẹp. Từ dưới mé sông, tiếng đọc thần chú của anh vang lên từng tràng, gay gắt hơn. Đám người kia vừa múa tay vừa tiến lại bờ sông, có lẽ họ định chờ anh Ngọc ngoi lên thì đá cho văng ngược xuống sông. Bổng dưng họ đồng lúc khựng lại, miệng thôi đọc chú, tay ngưng múa, lóng cóng, ngơ ngác nhìn nhau. Cùng lúc đó từ dưới sông, anh Ngọc vọt người lên, hai tay giang ra, các ngón cong lại, người anh trong tư thế của con ó chuẩn bị xà xuống vồ mồi. Anh chưa kịp xà xuống thì đám người kia, bổng dưng tốc chạy về hướng những chiếc xe đạp của họ, leo lên xe và biến mất trong bóng đêm, nhanh đến ngỡ ngàng, như lúc họ đến.
    Cũng trong lúc này bên phía anh Khanh một bóng người vọt ra khỏi hàng rào, nghe xoạt một tiếng, khỏi cần nhìn rỏ cũng biết, quần hay áo bị chì gai quào rách rồi! Phải công nhận kinh công của người này thật khủng khiếp, đang vật lộn ịch đụi trong khoảng không gian chật hẹp, không chổ lấy trớn, vậy mà thân người vọt khỏi hàng rào cao đến càm và lao xéo tới trước.
    Bổng có tiếng chân nhịp đều từ trong hẻm vang lên. Một người trong xóm, quần xọt, ao trắng, mập, cao, dáng chậm chạp bước ra. Anh Khanh la lớn:

    -Chín sữa, thằng đó đến đánh người xóm mình đó, chận nó lại!

    Thường ngày chúng tôi bắt chước các cháu của anh này, gọi anh là chú chín, nhưng trong lúc nói chuyện chơi, thường gọi anh là chín sữa, vì khuôn mặt anh tròn đầy, như con nít sổ sữa. Anh tính hề hà, tà tà, chẳng có vẽ gì nhanh nhẹn, thế mà hôm nay anh lẹ vô cùng. Tiếng ”đâu?” anh cất lên hỏi anh Khanh chưa dứt, thì vừa vặn người trong hàng rào vọt ra, đáp ngay xuống trước mặt anh. Chín sữa ra luôn hai động tác cùng một lúc, tay phải chộp đầu người kia kéo xuống, gối phải bung lên. Bực. Người kia trúng gối bật ngược lên, lạng ngươi sang một bên, chạy mất.

    Bên kia đường anh Ngọc cũng vừa đáp xuống lề đất, anh đứng yên nhìn người bỏ chạy không thèm rượt.
    Bổng tiếng anh Khanh cất lên hồ hởi:

    -Bắt được một thằng rồi!

    Thì ra anh đang nằm đè lên người thanh niên còn lại. Anh mập mạp, nặng ký, chổ lại chật, người thanh niên nằm dưới hết đường vùng vẫy, thần võ đã xuất, đồng bọn đã chạy mất, bỏ lại mình anh, lại nghe tiếng viện binh từ trong xóm đổ ra, nên đành nằm xuôi xị, chấp nhận làm tù binh, phó mặt cho số phần đưa đẩy.
    Chín sữa quay sang tôi cười hề hề:

    -Tao mới vừa ra, thấy nó rớt ngay trước mặt, nắm đầu lên được có một cái gối, thì nó chạy mất. Đm, phải hồi nảy nắm tóc thì bắt được một thằng nữa rồi!

    Từ bên kia đường nhìn tình hình anh Ngọc biết phe ta đã toàn thắng, anh yên tâm gọi với sang:

    -Ê Phong, mày tìm đôi dép da của anh, mang về nhà dùm. Anh xuống tắm, mình mẩy dính sình hết rồi.

    Thật ra anh trở xuống sông tìm con dao và bao da, đưa cho chín sữa đem dấu rồi mới tắm. Sợ chút nữa công an tới tìm được con dao là toi mạng.
    Tôi chạy ngược lại nơi mới bắt đầu đánh nhau, lần mò tìm được đôi dép da của anh Ngọc. Khi trở lại đầu xóm, thì người lớn, trẻ nhỏ, đàn bà, đàn ông đã tràn ra, đứng chật cả ngõ hẻm, vây kín cả hàng rào, trong đó anh Khanh đang khoá tay, dựng người thanh niên tù binh dậy.
    Tiếng con nít, người lớn bàn tán, kể lể rùm beng. Vài người đàn ông cất tiếng gay gắt:

    -Ở đâu tới đây quậy hả, đánh chết mẹ nó đi.
    -Ừ đánh cho nó bỏ thói quậy.

    Một người thực tế hơn, lên tiếng:

    -Trói nó lại giải lên công an phường đi.
    -Ừ, nhưng phải gọi tổ trưởng xóm mình chớ. Đứa nào chạy vào mời cô tổ trưởng coi!
    -Đứa nào đi kiếm sơi dây ra đây!

    Mỗi người một câu, ì xèo cả một khúc đường.

    Tổ trưởng chưa ra tới, thím tổ phó đã tới. Từ trong hẻm đi ra, nghe con nít kể lể, thím đã nắm được tình hình sơ bộ. Ra đến đầu hẻm thím lớn tiếng hỏi:

    -Đâu, đứa nào đến đấy đánh lộn đâu?

    Mọi người dạt ra nhường chỗ cho thím. Anh thanh niên, biết đã hết cơ hội thoát thân, nên dù anh Khanh chỉ còn kềm hờ phía sau, anh vẫn đứng yên, xuôi xị.
    Thím tổ phó bước đến gần nói:

    -Trai tráng không lo làm ăn, đi phá làng phá xóóóm.

    Cùng với chữ ”xóm” kéo dài, nhấn mạnh, thật bất ngờ, thím tổ phó đưa tay ký mạnh lên đầu anh thanh niên nghe cái cốc. Anh thanh niên giật mình la lớn:

    -Trời ơi, chết tôi rồi.

    Ủa, tổ phó còn đánh người phá phách, vậy thì thường dân cũng được quyền đánh chớ bộ. Tự nhiên mấy chục bàn tay đưa ra, thay nhau cú lốc cốc trên đầu anh thanh niên, khiến anh nữa đau, nữa hoảng la làng chói lói. Hùm thiên khi đã xa cơ cũng hèn là cảnh này đây.
    Tôi nhìn thấy cảnh cú hội chợ này, tự nhiên lòng trùng xuống. Mới lúc nãy, nhìn cảnh anh này cùng đồng bọn đánh hội đồng anh Ngọc và anh Khanh, tôi đã căm ghét, muốn ăn thua đủ với họ mà không có sức. Nếu lúc nãy, tôi tìm được đá, sỏi, thì có lẽ người của bọn họ đã trúng ám khí của tôi rồi. Giờ nhìn cảnh người thanh niên thất thế, bị một đám người xúm vào cú, ký, lòng căm ghét của tôi biến đâu mất, lòng thương hại bùng lên. Nhưng biết nói gì bây giờ, bà con trả thù cho anh Ngọc và anh Khanh đó mà.
    Không đành lòng nhìn cảnh tượng trước mắt, tôi xách đôi dép da của anh Ngọc đi tuốt vào xóm.
    Cất đôi dép xong tôi đứng lóng ngóng giữa hẻm, không muốn ra đầu đường, vì không muốn nhìn cảnh sa cơ, thất thế của anh thanh niên, mà ở đây thì chẳng biết làm gì.
    Đang lóng ngóng thì một đám con nít hộc tốc chạy vào, vừa chạy vừa la thiếu điều dậy sóc:

    -Tụi nó kéo người đến gải vây cho đồng bọn!

    Từ nhỏ tới giờ thường nghe câu ”giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh” nói về truyền thống oai hùng của người Việt, nhưng chưa từng thấy qua. Hôm nay mới được sáng mắt. Có thấy mới biết dân mình oai hùng đến cở nào. Không chỉ có đàn bà, mà cả con nít, ông già cũng chào rào kéo ra đầu xóm.
    Đám thanh niên đó kéo thêm người trở lại thật! Có lẽ sau khi chạy về căn cứ, họp mặt, điểm quân, phát giác ra phe ta có người bị bắt sống, họ dốc toàn lực trở lại giải vây. Đến nơi, thấy một rừng người đang đứng chờ, họ lạnh cẳng, quay đầu, dông tuốt.
    Thêm một hồi xôn xao. Dì tổ trưởng lên tiếng:

    -Giải nó lên phường, để ở đây một hồi, đồng bọn nó đến sanh thêm chuyện. Thằng Ngọc, thằng Khanh đi lên phường luôn.

    Từ lúc người thanh niên bị trói và vây chặt bởi một rừng người, anh Khanh rảnh tay, định lẩn về nhà, nhưng chưa kịp đi, đã bị dì tổ trưởng gọi đích danh, anh lên tiếng:

    -Con đâu có đánh lộn, con thấy bọn này đánh thằng Ngọc, nên con giải vây cho thằng Ngọc, chứ vụ này… đâu mắc mớ gì tới con, mà phải lên phường.

    Anh Ngọc đã tắm rửa thay đồ xong, biết mình là đầu dây mối nhợ của chuyện đêm nay, nên anh ra đầu xóm đứng chờ tổ trưởng giải quyết. Nghe anh Khanh nói, anh gắng nhịn cười tiếp lời:

    -Đúng rồi đó dì. Thằng Khanh chỉ giải vây cho con thôi, nó không mắc mớ gì đến chuyện này. Đầu dây mối nhợ chỉ có mình con, con theo dì lên phường. Rồi anh quay sang anh Khanh nháy nháy mắt ngầm bảo ”lẫn đi, ở đó bả giải lên phường phiền lắm”

    Tiếng người xung quanh nỗi lên xôn xao:

    -Đúng rồi! Thằng Khanh giải vây cho bạn thôi, giải nó lên phường làm gì.
    -Bọn kia cả đám người xúm đánh thằng Ngọc, nếu vậy sao không đi bắt hết bọn kia lên phường đi!
    -Đông người thêm phiền chứ ích gì, lỡ hai thằng nó bị nhốt, có phải phiền hai giai đình đi nuôi cơm không.
    -Thằng Ngọc đã chịu nhận, giải nó lên phường đủ rồi.

    Nhân lúc lao xao anh Khanh lẫn ra khỏi đám đông, dọt tuốt về, đóng cửa, im hơi, lặng tiếng.

    Dì tổ trưởng giải anh anh niên và anh Ngọc lên phường, sau lưng dì một nhóm người trong xóm lạch xạch đi theo, nữa để ủng hộ tinh thần, nữa muốn xem cho biết phường giải quyết vụ việc ra sao cho thỏa tính tò mò.

    Ông tám, dòng dõi võ gia truyền, cha mẹ mất sớm, ở với chú, thím, đến năm mười chín tuổi, thấy không êm, bỏ nhà chú đi hoang. Gia nhập giới bụi đời, nhờ võ gia truyền, ông mau chóng nhảy lên hàng anh chị, rồi nỗi tiếng một thời, khoảng hai mươi năm trước, ông hồi đầu, hoàng lương cùng bà tám về hẻm này cắm dùi, lập nghiệp, giờ đã lên lảo làng. Thường ngày ông ít nói, chí thú giúp bà tám buôn bán kiếm sống. Không hiểu ông và anh Ngọc nghiệp duyên kiếp trước thế nào, mà kiếp này ông rất mến anh Ngọc.
    Nãy giờ ông ngồi trong nhà, ai chạo rạo mặc ai. Chừng một nhóm người theo dì tổ trưởng lên phường, vài người đứng lác đác ngoài xóm tiếp tục nói chuyện đánh nhau, phần còn lại kéo vào giữa xóm, ông mới ra ngồi nghe chuyện. Đã rõ đầu đuôi, ông bực mình lên tiếng:

    -Tụi nó đánh ai, chớ đánh thằng Ngọc, tụi nó mà trở lại một lần nữa, tôi liều cái mạng già với tụi nó.

    Không cần để ông tám phải chờ lâu, mọi người vừa nói qua, nói lại thêm vài câu, thì đám con nít lại rậm rật chạy vào la làng:

    -Tụi nó trở lại nữa!

    Ông tám thực hiện lời vừa nói ngay lập tức. Ông đứng vụt lên, cái dáng lọm khọm thường ngày biến mất, nhưng cái tướng đi hai hàng vẫn còn. Ông chạy lè bè vào nhà, sách khúc dầu vuông to bản, dài hơn thước rưởi, lè bè vừa chạy, vừa cởi áo ka-ki mặc trên người quăng ngược vào nhà. Sau lưng ông tiếng bà tám la ơi ới:

    -Ông đi đâu vậy? Chỗ thanh niên đánh lộn, đánh lạo, ông già cả ra đó làm gì! Ông ơi…

    Ông bỏ mặc bà tám kêu réo. Ông phải ra đánh bỏ mẹ cái đám thanh niên ngang tàng, đã đánh hội đồng thằng Ngọc còn dám trở đi, trở lại cái xóm này kiếm chuyện. Ông vừa chạy được một khúc, thì thấy bà con từ đầu hẻm rần rần chạy ngược vào. Có tiếng la thất thanh:

    -Tụi nó dẫn công an tới.

    Ông tám quay mình một trăm tám chục độ, lè bè chạy ngược vào nhà, dấu khúc dầu vuông xuống gầm giường, với tay lượm chiếc áo ông quăng vào nhà lúc nãy vẫn còn nằm trên sàng nhà, vì bà tám giận không thèm lượm đem cất cho ông. Ông mặc nhanh áo vào, rồi ngồi xuống chiếc ghế bố, dáng ông bổng dưng trở lại lọm khọm, lọm khọm hơn cả ngày thường. Nếu công an có vào đây, chắc không để ý đến ông, một người già đang nghĩ ngơi sau một ngày lao động. Làm gì có chuyện người già cả như ông tranh hùng, tranh bá với đám thanh niên chớ!

    Rồi lại có tiếng la lớn:

    -Tụi nó dẫn công an đi luôn rồi, không có vào xóm.

    Thì ra sau khi kéo đồng bọn đến giải vây, chạm phải một rừng người đứng chờ đón, đám thanh niên quay ngược về nhờ pháp luật. Họ nhờ công an, không biết thuộc khu vực nào, đến đây đòi người. Nhưng khi nghe phong phanh đồng bọn của họ đã bị giải lên phường, họ nhắm hướng phường trực chỉ.

    Nãy giờ có một chuyện đánh lộn mà cứ rần trời, bà con đã mệt mõi, người lớn ai về nhà nấy. Không khí bớt chộn rộn, chỉ còn đám lóc nhóc đứng giửa xóm.

    Bác Lục sau một thời gian dài thất nghiệp, đã được nhà nước nhận vào làm công nhân viên giao thông vận tải. Bác vẫn làm tài xế, thường chuyên chở những tuyến đường gần, nhưng lúc này hơi bận rộn, bác thường về nhà trể.
    Hôm nay cũng vậy, bác về đến đầu xóm, thì anh Ngọc đã bị giải lên phường rồi. Từ đầu xóm đi vào đến giửa xóm, bác đã nắm đầy đủ thông tin về chiến cuộc vừa xảy ra.
    Đến giữa xóm, thấy một đám trẻ đang đứng lỏng nhỏng, bác dừng lại nhìn, đôi mắt sáng rực trong cảnh tranh tối, tranh sáng, bác lớn tiếng, giọng gằn gằn có vẽ giận:

    -Tui đã dặn mấy đứa bây hoài, chừng nào bị người ta bức hiếp, dồn ép đến đường cùng mới được ra tay. Tại sao không nghe lời tui?

    Tôi điến hồn đứng yên. Đây là lần đầu tiên tôi thấy bác có vẽ giận và lớn tiếng với người trong xóm. Hồi nào tới giờ tôi chỉ thấy bác giận và lớn tiếng với mấy con ma, tà trong mình người bị nhập thôi.
    Có tiếng lao xao trả lời:

    -Không phải đâu bác…
    -Không phải vậy đâu chú…
    -Anh Ngọc không cố ý đánh nhau, tại họ ỷ đông….

    Bác Lục quét đôi mắt sáng quắc nhìn quanh một vòng, chợt bác phát giác ra trong cái đám choi choi này, không có ai là… học trò, đệ tử của bác hết! Chỉ có thằng phong… cái thằng Phong này hay theo chân thằng Ngọc đến nhà bác. Bác trị bệnh, luyện thần quyền cho đệ tử nó đều đến xem. Thậm chí lúc bác ngồi dạy chuyện đời, chuyện đạo cho đám đệ tử cũng có nó… nhưng nó chưa nhập môn mà!
    Bác khịt một tiếng, quay mình đi về nhà chờ tin thằng học trò. Dạo này bận rộn ít có dịp truyền pháp, dạy dỗ đám nhỏ, tụi nó bắt đầu lộng rồi. Cái thằng Ngọc thường ngày hiền lành, vui vẽ, sao bây giờ học đòi quậy phá thế này. Thời buổi khó khăn, thuốc men khan hiếm, bao nhiêu người bệnh cần được cứu chữa, không lo cứu người làm phước… bác khịt thêm một tiếng nữa rồi quẹo vào nhà.

    Tại phường anh thanh niên khai với công an:

    -Tự nhiên cả xóm xúm lại đánh tôi.

    Rồi anh quay sang chỉ vào anh Ngọc:

    -Còn anh nào cầm dao chém vào ngực tôi.

    Và anh vạch áo, đưa cho công an xem những đường trầy đỏ ửng trên ngực.

    Thật ghê gớm cho lòng thù hận của con người. Làm gì có chuyện tự nhiên người ta xúm đánh anh. Rõ ràng từ đầu chí cuối, anh này cùng một người nữa đè vật anh Khanh, không nằm trong nhóm vây đánh anh Ngọc, thế mà bây giờ tức vì bị cả xóm cú vào đầu, anh đổ tội lên người anh Ngọc.

    Anh Ngọc cũng không vừa. Anh điềm tỉnh khai báo với công:

    -Xin xét giùm, nếu anh này nói bị tôi chém, thì hung khí, tang vật đâu? Không có tang vật, là anh này khai gian đó. Còn nữa, xin nhìn đây, áo anh này lũng lỗ chổ, rõ ràng bị vướng vào dây chì gai, dao chém thì áo bị rách chớ sao lủng?

    Anh chỉ vào ngực anh thanh niên nói tiếp:

    -Còn nữa nè, vết trầy này dài sọc, kéo dài từ ngực xuốn tới bụng, nếu nói bị chém bằng dao, dao nào dài dữ vậy? còn thêm bao nhiêu vết trầy ngắn dài nữa, rõ ràng là bị chì gai quào, nếu thật sự bị chém bao nhiêu nhát, chắc cái ngực của anh này thành thịt bầm rồi!

    Rồi anh quay sang hìn thẳng vào mắt anh thanh niên cười cười hỏi:

    -Hay là anh có học gồng, dao chém không đứt?

    Anh thanh niên đớ lưởi, ú ớ. Chết cha, định khai gian trả cái thù bị cú u đầu, dè đâu bị kẹt. Nếu phun ra cái vụ thần quyền, không chừng bị giam ở phường này mút chỉ…

    Người công an gật gù:

    -Anh kia khai báo cho thật thà đi, vụ việc thế nào!

    Anh thanh niên đang ú ớ, không biết phải khai báo thế nào cho xuôi, vì hồi chiều anh vừa đạp xe đến, là cùng đồng bọn buôn xe nhào vô đánh, có biết ất giáp gì đâu!
    May phước cho anh, đang ú ớ chưa biết khai báo thế nào, thì đồng bọn của anh đi chung với công an tới. Hai người công an hội ý với nhau rồi công phường anh Ngọc tuyên bố:

    -Thanh niên đánh nhau không gây thương tích, chuyện cũng không có gì, nay công an phường anh bảo lảnh anh về, thì tôi cũng thả người của phường tôi. Vụ việc không nghiêm trọng. Nay sử quề, anh có chịu không?

    Còn chờ gì nữa mà không chịu. Anh thanh niên mặt mày hớn hở. Người công an lại nói tiếp:

    -Nay đã xử quề, các anh phải giử tinh thần đoàn kết. Về lo mà lao động. Còn đánh nhau nữa, tôi bắt giam tất.

    Phường tha bổng cho anh Ngọc, chứ gia đình anh không tha cho anh. Về đến nhà anh nhận ngay lệnh giam lỏng, kể từ hôm nay, đi làm xong về nhà, không được đi đâu nữa bước.
    Nhưng lệnh giam lỏng cũng không tồn tại được lâu. Hôm sau Tư Vịt bắn tin, người bên kia hẹn anh Ngọc và anh Khanh ra ngã ba đường, cách xóm tôi vài cây số để giảng hòa. Không biết hai bậc thầy của hai phái có ra mặt cho học trò không, mà sự việc rồi cũng êm xuôi. Nghe nói người thanh niên bị cú xưng đầu, long óc phải đi nằm bệnh viện. Từ đó đám thanh niên kia không còn đụng độ với người xóm tôi nữa.

    Sau ngày đó anh Khanh sử dụng một thành ngữ mới ”đánh cho xuất thần”. Chỉ vài ngày sau, thành ngữ này đã được sử dụng rộng rải trong đám thanh thiếu niên của xóm. Thỉnh thoảng khi nói chuyện với chơi nhau, hay nghe câu:

    -Mầy cà chớn tao đánh cho xuất thần bây giờ.
    -Thần quyền hả, tao đánh cho xuất thần luôn

    Cũng sau ngày đó, bác Lục dạy thêm cách sử dụng phép tom cho các học trò, đệ tử. Thật ra phép tom này học trò, đệ tử nào cũng đều được bác dạy. Nhưng cách sử dụng thì có người vẩn chưa biết rõ. Đó là:

    -Nếu biết là phải tử chiến, thì gắng tranh thủ làm phép tom vị thần võ trong mình trước. Làm xong phép tom thì người còn thần võ còn, người mất thần võ mất.
    -Nhưng phải nhớ, bao giờ bị người ta bức hiếp, dồn ép mình vào đường cùng mới được ra tay!

    ------------------------------------------------------------------
    Kính dâng tặng thầy chuyện kể với những điều con còn nhớ về môn phái mình.
    Kính tặng bà con lối xóm, chư huynh đệ ở quê nhà.
    Cùng tặng chư huynh đệ đang lưu lạc khắp bốn phương trời.
    Và hương hồn các anh, em, những người đã nẳm xuống.
    Kính
    HaiPhong

  4. #4

    Mặc định

    thanh-pali

    -Mến chào huynh HẠIPONG ,cả tuần nay mình ở châu đốc,giờ về mở trang thấy bài huynh viết thiệt là sống động,coi thích quá ,huynh nhớ viết tiếp tục cho mình và chư huynh đệ thưởng thức nghen .......học thần quyền củng vui lắm ,mà trong đó nó có cái buồn lẩn lộn ,mà đôi khi người trong cuộc mới hiểu được,phải không huynh ?.......mến chúc huynh vui khoẻ và tiếp tục viết dài dài ,thấy huynh viết mà thích quá,mình nổi hứng lên , đang muốn viết tiếp đó ..............chào thân ái .........thanh-pali.
    ------------------------------------------------------------------

    HaiPhong

    Huynh Thanh-Pali kính mến

    Được một cao thủ viết truyện huyền thuật khen và khuyến khích, thật là tam sanh hửu hạnh. Có lời khen của huynh, bác Hùng Sơn không thể không đưa truyện ”Thần Quyền” của HaiPhong vào quyển truyện huyền thuật của chúng ta (triệt buộc rồi bác Hùng Sơn nhỉ ).

    Thật ra HaiPhong không định viết truyện trong thời gian này. Nhưng phần vì nhớ lúc trước huynh có ý dùng tiền bán quyển truyện huyền thuật vào việc giúp đở cô nhi, nay lại có tâm lo cho chùa Thiên Linh (xin lỗi huynh hôm trước viết lộn tên chùa là Linh Quang, hôm nay sữa lại cho đúng), nên HaiPhong cố gắng góp chúc sức mọn, mong quyển truyện huyền thuật mau được xuất bản, bán được chút tiền, để huynh có chút phương tiện giúp đở cô nhi viện và chùa.
    Phần vì mấy hôm nay vắng huynh, không có truyện đọc thấy nhớ nhớ, ghiền ghiền. Nghĩ là các huynh, đệ, tỉ muội khác cũng có cái cảm giác nhớ nhớ, ghiền ghiền này, nên HaiPhong cố nặng óc viết, để các huynh, đệ, tỉ, muội đọc cầm hơi chờ huynh về.

    Huynh mới đi Châu Đốc về, chắc sẽ có truyện hay cho mọi người đọc. Chắc huynh không nói là “ đâu có gì ?củng như mấy mấy cái núi kia thôi !” (mượn lời của huynh trong truyện ”Đêm không ngũ được” ).
    Mong truyện mới của huynh.

    Có dịp rảnh rổi mình bàn về Thần Quyền huynh nhé.

    Kính
    ------------------------------------------------------------

    Bin571

    Xin chào HaiPhong,

    Lâu lắm mới thấy xuất hiện, chắc bây giờ đếm trang cũng khoảng 150 trang, vậy mọi người có chuyện tu luyện hay trải nghiệm gi hay cứ tiếp tục rồi chỉnh sửa 1 thể nhé.

    Thân ái
    -------------------------------------------------------------
    Kính
    HaiPhong

  5. #5

    Mặc định

    Ngày về

    Xóm cũ
    Tôi ngơ ngác nhìn cảnh vật trước mặt. Năm ngoái, từ khi liên lạc được với thầy, tôi đã nghe thầy kể về những thay đổi của xóm tôi và con lộ trước xóm, thế mà bây giờ đứng trên con lộ này, tôi vẫn thấy ngỡ ngàng vì cảnh vật trước mặt. Tôi cố nén cảm giác nôn nóng muốn gặp thầy, lặng lẽ nhìn quanh.
    Con lộ đã được mỡ rộng hơn trước, bờ đất sát mé sông năm xưa đã biến mất, thay vào đó là hành lang tráng xi măng có lan can với những chiếc ghế đá, người ta gọi đây là bờ kè. Hệ thống ống cống đang được sữa chửa, nên mặt lộ bị đào bới lởm chởm, nhiều chổ đọng nước mưa, sình lầy, tất cả tạo cho tôi cái cảm giác lòng đường chật hẹp hơn xưa.
    Nơi này năm xưa anh Ngọc đã tử chiến với nhóm người của môn phái khác. Bên kia đường, hàng ba rào dây kẻm gai, nơi anh Khanh một mình vật lộn ịt đụi với hai người, đã được xây thành tường nhà sát mé lộ.
    Anh Ngọc giờ không còn nữa. Anh Khanh đã nằm xuống nhiều năm rồi. Chín sửa mất cách đây khoảng hai năm. Trong số những người có mặt trong trận chiến năm xưa chỉ còn xót lại mình tôi, hôm nay trở về sau hơn hai mươi bốn năm biệt xứ, đứng trơ vơ nơi này.
    Trong số những người vây anh Ngọc và anh Khanh năm xưa, chắc cũng có người đã năm xuống. Nếu ngày đó mọi người biết rằng cuộc sống này vốn vô thường, võ công cái thế, thần quyền vô địch cũng là không, và hơn hai mươi mươi bốn năm sau, chỉ còn một mình tôi đứng nơi này nhớ dĩ vãng, có lẽ không ai muốn đánh nhau. Và tôi, nếu năm xưa biết được cảnh hôm nay, thay vì tìm cách giúp anh Ngọc và anh Khanh, tôi sẽ đứng bên kia đường gọi lớn: ”Các anh ơi, tạm ngưng, đi uống cà-phê, xong hãy đánh tiếp”. Chắc các anh sẽ cười cho sự ngây ngô của tôi mà ngưng đánh nhau.
    Tôi nhìn xuống dòng sông trong đêm, lờ mờ thấy nước lừ đừ chảy, lòng tràn ngập những cảm xúc khó tả. Kiếp chúng tôi cũng như con nước kia, trôi đi từng ngày. Những người năm xưa, có người đã vĩnh viễn nằm xuống, có người bỏ xóm đến tỉnh, thành khác sinh sống, có người, trong số sư huynh đệ của tôi, lưu lạc xứ người, đến nay vẫn chưa trở về. Trong vô vàng những cảm xúc không tên, bất chợt tự xâu thẳm trong tìm thức tôi bật lên câu ”Thưa thầy con đã về”.

    Thầy tôi
    -Thưa bác cháu mới về
    -Thưa bác cháu mới về
    Vợ chồng tôi cùng chào. Sư mẫu đang ngồi trên chiếc ghế dài, vui mừng bật dậy:
    -Vợ chồng thằng Phong về tới rồi đó hả?
    -Dạ, bác trai có nhà không bác?
    -Ổng đang nằm nghĩ trên đi-văn kìa
    Tôi bước nhanh về hướng thầy, ôm thầy trong tay mà lòng dạt dào cảm xúc. Thầy đã hơn bảy mươi rồi, không còn tráng kiện, nhanh nhẹn như xưa, nhưng trong cái dáng chậm rải của người lớn tuổi đó, với cặp chân mày dài, rậm, nay đã bạc trắng, toát lên vẽ tiên phong đạo cốt.
    Thầy hỏi thăm chúng tôi về chuyến đi, cuộc sống trên xứ người. Chúng tôi ôn lại chuyện xưa. Nhắc tới anh Ngọc thầy ngậm ngùi:
    -Lúc được tin nó tử nạn, tui ngồi buồn suốt mấy ngày, muốn khóc mà không ra nước mắt. Còn bây nữa, bây đi biệt tích, người trong xóm đồn rùm beng suốt mấy năm liền là bây bị Thái Lan quăng xuống biển rồi! Lúc đó lòng dạ tui rối nùi.
    Ôi, tình thầy, nghĩa trò. Cái tình nghĩa khó tìm thấy trong thời buổi lòng con người hướng về vật chất này. Họa chăng chỉ còn xót lại trong những người huyền môn chân chính. Họa chăng chỉ còn tìm thấy ở những đạo phái, võ phái, nơi người thầy dạy dỗ, thương yêu học trò như con ruột của mình, và người học trò thương, kính thầy như cha. Thế mà đa số người đời lại coi người huyền môn chúng tôi là tà ma ngoại đạo, không tình cảm, chuyên làm bậy, hại người!
    Đã hơn hai mươi bốn năm kể từ khi tôi rời quê hương, nhiều sư huynh đệ học thần quyền theo phong trào đã bỏ đạo, không còn theo học với thầy nữa. Số còn lại, có người biệt tăm, có người đã nằm xuống vĩnh viển. trong số người đã nằm xuống có anh Ngọc.
    sau ngày đánh nhau vì chị Hường, cả xóm biết chuyện anh và chị Hường quen nhau. Kể cũng lạ, nếu trong xóm này có một người nào không ưa anh Ngọc, thì cái người duy nhất đó chính là ba của chị Hường. Ngày chị Hường bị đưa về quê nội, cũng là ngày anh Ngọc bước vào đoạn cuối của một đời người. Lúc đầu thất tình, anh nằm rên hì hì như người bệnh nặng. Sau anh bỏ nhà, bỏ việc đi lang thang vài tháng, rồi trở về nhà cắt hộ khẩu xin chân bảo vệ ở một nông trường xa xôi để tìm quên.
    Sau này tôi nghiệm ra một điều, nhóm sư huynh đệ cùng thời với anh Ngọc, với tôi đều lận đận vì tình. Nhưng chúng tôi có đặc điểm chung là không dùng bùa chú trong tình yêu, dù đau đớn, khổ sở với những mất mát trong tình trường.
    Năm sau gia đình anh Ngọc gọi anh về để tìm đường ra nước ngoài. Anh bỏ nông trường lang thang theo từng chuyến đi, vào tù ra khám vài lần. Anh tìm bạn gái mới. Quen rồi chia tay, không hiểu vì sao. Thời gian cứ thế lặng lẽ trôi.
    Rồi chị Hường lại trở về xóm, làm việc ở một cơ quan, nghe đâu chuẩn bị lập gia đình. Anh ngọc trở về xóm giữa những chuyến vượt biển không thành. Tình trong gang tất mà không gần nhau được. Một ngày anh tìm đến Phật giáo, rồi như chợt ngộ ra điều gì, anh thay đổi hẳn, xin gia đình xuất gia. Người nhà ngỡ anh muốn xuất gia để quên mối tình đầu, khuyên anh nên tiếp tục tìm đường ra nước ngoài. Chuyến đi sắp đến, anh chợt trở nên trầm lặng, thần sắc u ám, rồi anh tử nạn trên đường đi.
    Còn tôi, những năm tháng đó tôi đã làm gì?
    Sau ngày anh Ngọc bỏ nhà đi hoang, rồi vào nông trường, việc luyện tập thần quyền của học trò, đệ tử của bác Lục cũng thưa dần.
    Bác Lục sáng lái xe, chiều về trị bệnh ma, tà cho những người tìm đến bác. bệnh nhân đến từng người nhưng liên tục. Vừa trị xong người bị ma nữ quyến rũ trong giấc ngũ, thì người bị ma lai nhập được người nhà đưa đến nhờ bác trị. Thôi thì thiên hình, vạn trạng, đủ các loại ma, tà, thư, ếm.
    Không còn được coi học trò bác Lục luyện thần quyền, ghiền quá không biết làm sao, cũng vừa đến tuổi mới lớn, muốn có chút nghề phòng thân, tôi nghĩ đến việc xin thụ giáo với bác Lục, nhưng không dám trực tiếp xin với bác. Không hiểu vì sao, ngày đó tôi rất sợ bác.
    Nhằm lúc anh Ngọc từ nông trường về thăm gia đình, tôi nhờ anh xin với bác Lục cho tôi nhập môn. Anh ngồi hí hoáy viết hơn nữa giờ rồi bảo tôi:
    -Anh viết thư này xin bác Lục cho mày nhập môn, hôm nào mày mang thư sang nhà bác Lục, anh phải về nông trường, không dẫn mày sang bác Lục, xin cho mày được.
    Kể cũng lạ, từ nhà anh sang nhà bác Lục chỉ mất năm phút, thế mà anh dùng nửa giờ viết thư, vì ”sắp về nông trường, không dẫn mày sang bác Lục, xin cho mày được”!. Thôi thì có thư trong tay cũng đỡ sợ, ngày chủ nhật, thấy bác lục được nghĩ, đang ngồi trên bờ tường trước nhà, tôi vù về nhà mang bức thư đến trình bác Lục và hồi hộp đứng chờ. Bác đọc xong, nhìn tôi cười cười rồi nói:
    -Ngày rằm tới mua năm thứ trái cây, một ốp trầu tới tui làm phép cho. Nhớ trong năm loại trái cây không được có trái khế. Lựa ốp trầu có lá trầu cái nhe!
    Tôi dạ lớn rồi chạy về nhà, lòng mừng khắp khởi, chờ ngày nhập môn.

    Nhập môn
    Sáng ngày rằm, cũng nhằm chủ nhật, bác Lụt được nghĩ, tôi mang trái cây và trầu tới nhà bác.
    Bác Lụt sắp trái cây lên bàn thờ phật và bàn thờ tổ, lựa trong ốp trầu một lá trầu cái, lá trầu có các gân lá đâu vào nhau từng cặp, dùng bút bi vẽ chữ bùa lên lá trầu, rồi đặt vào một chiếc đĩa nhỏ trên bàn thờ tổ. Xong bác thắp nhang, đưa tôi ba cây, bảo tôi hai tay cầm nhang chấp ngang tráng, đứng song song với bác trước bàn thờ đọc theo lời bác ”… không lừa thầy, phản bạn … không ỷ mạnh hiếp yếu … nguyện cứu nhân độ thế … nếu trái lời thề, xin lệnh trên tán con ra tro bụi”. Bác bảo tôi cởi áo, lấy dây Cà Tha trên bàn tổ xuống thắt ngang lưng tôi. Rồi bác lấy 3 cây nhang trong tay tôi, cắm 2 cây lên lên bàn thờ, còn một cây, chờ tôi ngồi chồm hổm trước bàn thờ, bác bảo tôi nắm chặt cây nhang trong tay trái, đưa thẳng ra trước, tay phải cũng nắm chặt đưa tới trước, song song với tay trái. Bác dặn:
    -Lát nữa nghe tôi đọc lớn, thì bây đọc theo nhe. Cứ đọc theo đừng sợ đọc sai!
    Mấy năm qua, tôi theo chân anh Ngọc xem bác điểm đạo cho bao nhiêu người, nên tôi rất rành những việc phải làm. Cho đến bây giờ tôi vẫn làm mọi việc đúng theo lời bác, dù trong bụng đang run.
    Bác lục lấy lá trầu cái trên bàn thờ tổ xuống, hỏi tên, họ, tuổi tác tôi, rồi lâm râm đọc chú thổi vào lá trầu và một ly nước lạnh. Làm phép vào lá trầu và ly nước xong, bác bảo tôi hả miệng ra, đút lá trầu vào miệng tôi và bảo nhai nhuyển rồi nuốt. Trong lúc tôi nhai trầu, bác ra sau lưng tôi dùng nhang họa chữ bùa vào giửa lưng, hông trái, hông phải, vỗ vỗ vào vào đầu, hai vai. Bác lâm râm đọc chú rồi kê nhang vào tai trái, phải thổi mạnh. Xong bác cầm ly nước, cho tôi uống ba hớp. Chờ tôi nuốt nước và xác trầu xong, bác bắt đầu đọc lớn. Tôi nghe được mấy âm đầu và bắt đầu đọc theo.
    Cho đến bây giờ tôi vẫn chắc ăn trong bụng rằng, thần quyền sẽ về với tôi như đã về với bao nhiêu sư huynh khác, nhưng lạ chưa, tiếng đọc chú của tôi ấp a, ấp úng, đọc đi, đọc lại cũng chỉ mấy âm, không sao đọc tiếp được. Tôi biết lúc này bác Lục đang đứng sau lưng tôi, vừa đọc chú, vừa dùng tay phất ngược lên, mời thần quyền về nhập xác. Ở những sư huynh tôi, lúc này là lúc giọng bắt đầu đổi, chú phép đọc ra liên tục, vang vang, rồi như theo cái phất tay của bác, thần quyền sẽ chuyển xác đứng lên, đạp bộ, ra quyền. Còn tôi, tôi vẫn cứ ngồi trơ ra đó, miệng ấp a, ấp úng mấy âm tôi nghe được từ tiếng đọc của bác Lụt.
    Bác lục đọc chú phép lớn hơn như để tôi nghe mà đọc theo, như để thúc dục thần quyền nhập xác… Bác đến bên hông tôi, miệng đọc lớn, tay phất ngược từ dưới lên … không lẽ ngồi đồng hoài, tôi đành theo tay bác từ từ đứng vậy, miệng vẫn ấp a, ấp úng … Bác Lục lấy cây nhang ra khỏi tay trái của tôi, để tôi dể ra quyền. Không cảm được chút chuyển biến nào trong cơ thể, tôi đành từ từ dạt hai tay ra, thì chợt thấy hai tay nẳng nặng, như có một lực nào đó đang từ từ kéo hai tay tôi bung ra ngang vai, rồi từ từ kéo hai tay khép vào nhau… nhưng hai tay chỉ làm động tác kéo ra, khép vào, chứ không đánh thành quyền. Tôi thử xoay người bước sang trái, thì thấy chân và thân vẫn bình thường, không có một trợ lực nào cả. Thua buồn tôi lên gân, cố ghìm đôi tay thật chặt trước ngực, thử xem có phải thần quyền đang chuyển đôi tay tôi không. Đúng là trợ lực từ đâu đến, vì dù gắng cách mấy, tôi vẫn không giử được đôi tay trước ngực. Đôi tay cứ tự nhiên kéo ra, khép vào.
    Thêm vài phút trôi qua. Bác Lụt bổng cất tiếng:
    -Thôi, nghĩ được rồi, rằm, ba mươi tới tui tắm cho.
    Thần sắc bác vẫn bình thường. Lòng tôi thì hoang mang, không hiểu vì sao mình không đọc thần chú và đánh võ được, nhưng không dám hỏi bác Lụt.
    Tôi ra về lòng buồn buồn, không biết vì sao thần quyền không về với mình. Chỉ có một điều tôi biết rất rõ, từ nay bác Lụt là thầy của tôi. Năm đó tôi mười sáu tuổi.

    Sau ngày nhập môn tôi chăm chỉ ngày hai buổi sáng, tối nhìn mặt trời, mặt trăng luyện chữ bùa nhập môn. Một ngày ba mươi âm lịch, cũng nhằm chủ nhật, tôi đến xin thầy tắm phép cho mình. Những năm trước, ngày rằm, ba mươi thường có vài huynh, đệ đến tắm phép, bây giờ chỉ có mình tôi, phải cố gắng lắm, tôi mới đủ can đảm ngõ lời xin thầy.
    Thầy tôi đốt nhang, đọc chú thồi vào ly nước lạnh, bảo tôi cởi áo thắt dây Cà Tha ngang lưng, ngồi chồm hổm trước bàn thờ, hai tay chấp trước ngực. Thầy nhúng một nhánh bông trang vào ly nước lạnh rồi vừa đi chung quanh, vừa đọc chú, vừa rải nước lên người tôi. Tôi bắt đầu đọc theo, âm thanh vẫn ấp úng, vấp váp. Tôi theo tay vẫy của thầy đứng lên, miệng đọc lấp vấp, hai tay bắt đầu vạt ra, kéo vào. Thầy đọc chú lớn hơn, âm thanh vút cao, vang vội. Thầy đưa tay gạt cánh tay trái tôi đang từ từ dạt ra như khiêu khích cho thần võ xuất chiêu. Nhưng hình như thần võ trong tôi không chịu xuất chiêu, đôi tay tôi vẫn tà tà dạt ra, khép vào. Tôi nghe thầy gằng giọng:
    -Bộ mấy ông không biết gì hết sao? Bộ mấy ông chỉ biết nấu cơm cho Phật chứ không biết đánh võ hả?
    Tôi hoảng hồn, nhưng hai tay cũng chỉ tiếp tục tà tà dạt ra, khép vào.
    Thêm vài phút dài như hàng thế kỹ trôi qua, thầy cất tiếng:
    -Thôi nghĩ, hôm nào làm tiếp.
    Tôi ra về lòng buồn vời vợi, cố chờ đến ngày rằm, ba mươi để xin thầy tắm phép.
    Cũng trong thời gian này gia đình tôi bán nhà, dọn về nhà dì tôi tạm trú. Mỗi ngày rằm, ba mươi tôi đều lội bộ, qua đò, rồi lại lội bộ sang nhà thầy xin tắm phép. Nhưng khoảng thời gian đó thầy liên tục trị bệnh, nên tôi không dám mỡ lời xin thầy. Một hôm, sau khi xem thầy trị bệnh, trên đường về, từ đâu đó trong tìm thức tôi bổng vang lên ba chử ”chưa đủ duyên”, tôi chợt hiểu chưa đến lúc mình học được huyền thuật, mặc dù lúc đó tôi không hiểu nhiều về Phật giáo, càng không hiểu rõ chữ duyên trong phật giáo mang ý nghĩa gì!
    Rồi gia đình tôi mướn được căn nhà trong xóm và dọn về xóm cũ. Lẽ ra đây là cơ hội để tôi tiếp tục thọ giáo với thầy, nhưng với ba chữ ”chưa đủ duyên” trong đầu, tôi cứ để thời gian lặng lẽ trôi đi.
    Qua năm sau, đang học lớp mười một, trước tết ta, tôi bước vào cuộc vượt biển đầu tiên. Chuyến đi không thành, tôi vào khám ngồi bảy ngày thì được trả tự do vì dưới tuổi vị thành niên.
    Trở về, ăn tết xong, tôi bỏ học và từ đó lang thang khắp các tỉnh miền tây. Khoản thời gian này gia đình tôi cũng bỏ xóm dọn nhà đi hết nơi này đến nơi khác.
    Trên bước đường lang thang tôi có duyên gặp người của môn phái khác, cùng chi nhánh với phái tôi, có nhã ý nhận tôi nhập môn. Tôi vẫn tâm niệm chỉ bái một người làm thầy, nên đã chối từ gia nhập vào phái khác.
    Gần hai năm trôi qua, thêm vài lần vượt biển không thành, tôi bắt đầu chán nãn định bỏ cuộc, thì một ngày tháng ba, tôi theo tàu ra khơi, rồi trôi nỗi đến một quốc gia bé nhỏ, lạnh giá thuộc khối bắc âu. Việt Nam lúc bấy giờ như căn nhà tôi bỏ lại sau lưng với cánh cửa nặng nề khép kín. Tôi hốt hoảng chợt nhớ ra rằng, tôi ra đi, không mang theo địa chỉ của thầy.
    Và cứ thế thời gian lặng lẽ trôi, cho đến hơn hai mươi ba năm, sau nhiều năm tìm kiếm, tôi tìm được địa chỉ của thầy.
    Thật ra từ những năm chín mươi, việc về thăm quê hương đã khá dễ dàng, nhưng số tôi lận đận, hai nẽo đường tình, đời đều lao đao, nên chưa thể về tìm thầy được. Mỗi lần nghĩ đến thầy, tôi thầm nhũ ”mai mốt sẽ về”, không ngờ cái ngày ”mai mốt” đó kéo dài thêm mười mấy năm.
    Cuối cùng tôi đã về với thầy để được điểm đạo một lần nữa.

    Điểm đạo
    Phòng khách trên lầu hơi nhỏ. Bàn thờ phật, tổ được đặt sát vách đối viện cửa ra hành lang phía trước. Vách đối viện có hàng tủ đựng sách vỡ và các đố vật lặt vặt. Bên phải để một bộ bàn ghế kê sát tường, ngoài ra còn có một bàn tròn thấp, là nơi thầy ngồi tiếp khách, vẽ phù chú.
    Bên trái đặt một chiếc giường lớn. Chiếc giường này vừa là giường ngũ của các cháu thầy, vừa là chỗ ngồi của khách đến xin bùa, chú, vừa là giường để chữa bệnh ma, tà. Tất cả những đồ vật này chiếm gần trọn phòng khách, phòng chỉ còn lại một khoảng không gian trống chưa đầy bốn thước vuông ở giữa.
    Năm xưa thầy trị bệnh, điểm đạo, luyện quyền cho học trò, đệ tử trên mặt một trảng xê lớn, đúc bằng xi măng ở phòng khách tầng trệt. Cái trảng xê đó thầy đã cho phá bỏ hơn mười năm rồi, lúc thầy sữa lại căn nhà.
    Thầy bảo chúng tôi thắp nhang, chí tâm vái phật, tổ, cầm nhang lên bàn thờ, rồi ngồi trên giường chờ. Hôm nay có hai cháu gái của thầy ngồi trên giường xem lễ điểm đạo.
    Sau khi chuẩn bị xong mọi thứ thầy bảo:
    -Vợ thằng Phong tới đây
    Vợ tôi tới trước bàn thờ đứng chờ. Thầy lấy dây cà tha từ trên bàn tổ xuống thắt vào lưng vợ tôi, rồi bảo vợ tôi ngồi xuống, chú tâm tưởng phật, hai tay chấp trước ngực, ghìm chặt, không được tựa tay vào nơi nào trên thân người.
    Tôi chợt nhận ra sợi cà tha thầy đang dùng không phải là sợi cà tha ngày tôi nhập môn. Ngày đó thầy dùng sợi cà tha mắt chì dài và nặng. Sợi cà tha bây giờ ngắn, nhẹ, các mắc trông giống như được làm bằng võ cây.
    Thầy đưa lá trầu bảo vợ tôi nhai kỹ rồi nuốt và ra sau lưng vợ tôi dùng nhang họa bùa như năm nào. Nói chung đa số các thao tác đều giống như trước đây, chỉ có một số thay đồi nhỏ. Sau khi đưa nước phép cho vợ tôi uống ba hớp, thầy bảo vợ tôi xòe hai tay ra, thầy đổ nước vào lòng bàn tay, rồi bảo chà hai bàn tay vào nhau, xong vuốt từ mặt ngược lên đầu xuống tới ót 3 lần, sau đó chấp tay trước ngực như trước. Thầy cắm nhang và để ly lên bàn tổ, đến phía bên hông trái vợ tôi, chân chóng, chân quì, bảo vợ tôi đọc theo, rồi thầy bắt đầu đọc chú, cùng lúc hai tay thầy, một tay để phía trước mặt, một tay sau lưng vợ tôi vuốt ngược lên.
    Tôi ngồi bán già trên giường tập trung tin thần nhìn. Bất chợt cả người tôi rờn rợn khi nghe tiếng đọc chú của thầy. Đạo tràng của thầy, tiếng đọc chú của thầy toát ra một linh lực, tôi cảm được linh lực đó nên thấy trong người rờn rợn khó tả.
    Vợ tôi bắt đầu đọc theo, tiếng đọc nhỏ, rù rì. Thầy bảo vợ tôi đọc lớn lên, rồi thầy đọc chú lớn hơn trước, thỉnh thoảng dừng lại lằng nghe, rồi lại bảo vợ tôi đọc lớn lên. Mặt vợ tôi bắt đầu ửng đỏ, âm thanh đã lớn hơn trước nhưng chưa rõ. Tôi tiếp lời thầy nói với vợ:
    -Em gắng đọc lớn lên!
    Tiếng đọc chú của vợ tôi lớn hơn trước chút nữa. Hình như vợ tôi đã cố gắng hết mức rồi. Thầy dừng đọc lắng nghe, rồi chợt nói:
    -Đứng dậy!
    Vợ tôi vụt đứng lên.
    Thầy nói tiếp:
    bước tới, đánh rồi giựt chỏ ra sau.
    Vợ tôi làm theo.
    Khi vợ tôi rút tay về, biến thành chỏ giựt ra phía sau, thì chân trái ở trước cũng rút về. Từ lúc này hai chân vợ tôi cứ đưa lên, dậm xuống đều đều như người đang tập diển hành, tay thì đánh tới trước, rút về như người mới học võ đang tập thế đấm thẳng.
    Một trong hai người cháu gái của thầy đang ngồi trên giường bổng cười mĩm mĩm, rồi quay mặt cố ghìm, không cho tiếng cười bật ra. Người cháu gái còn lại nói nhỏ:
    -Đang làm phép, cười như vậy không nên đâu.
    Nhìn các thế đánh của vợ tôi, thấy nụ cười và nghe câu nói của cháu, tôi cũng muốn bật cười, nhưng cố nhịn. Cái cảm giác rờn rợn trong người tự nhiên biến mất.
    Thầy đứng bên mĩm cười thúc giục:
    -Mấy cô về độ cho phần xác của nó! Đánh chậm như vậy làm sao làm lại người ta!
    Vợ tôi vẫn cứ chân dậm đều tay phải đánh tới, tay trái gựt về, tay trái đánh tới, tay phải giựt về. Thỉnh thoảng bước tới, hoặc rút lui một bước, rồi lạ trở về những động tác cũ. Trông ngộ nghĩnh, tức cười.
    Thầy bảo vợ tôi dừng, sang giường ngồi nghĩ, rồi đến bàn thờ tổ chuần bị, để điểm đạo cho tôi.
    Thầy gọi tôi tới, thắt dây cà tha, rồi bảo tôi ngồi xuống. Tôi ngồi xuống, nhắm mắt định tâm tưởng phật.
    Trong lúc tôi nhai trầu, thầy vẽ chữ bùa sau lưng, hai tay tôi đang chấp trước ngực, ghìm chặt, bỗng rung lên bần bật. Tôi lên gân cố giữ yên đôi tay. Kỳ lạ thay, càng cố giữ, tay càng run mạnh hơn. Cuối cùng tôi tập trung tinh thần mặc cho đôi tay run rẫy. Khi thầy đỗ nước vào tay tôi, vuốt nước lên đầu xong, chấp lại trước ngực, đôi tay lại tiếp tục run.
    Khác với vợ tôi, khi thầy mang ly nước và nhang đến bàn tổ, thầy bảo:
    -Đọc câu chú hội tổ thứ nhất liên tục coi.
    Tôi đọc lớn. Một lần… hai lần… ba lần… rồi một tràng âm thanh lạ bật ra… tôi đã đọc được thần chú! Tôi đang nghe tiếng chú tuôn ra, vang vang từ miệng lên tai, bất chợt tai như không còn nghe trực tiếp tiếng từ miệng đưa lên nữa. Tôi nghe tiếng chú mình đọc văng vẵng từ ngoài đưa đến tai, như tiếng của một người khác đang đứng ở góc phòng đọc những câu chú đó. Rồi tôi nghe văng vẵng bên tai tiếng chú của thầy, tôi cố đọc theo âm chú của thầy nhưng không được, từng tràng thần chú tuôn ra từ miệng tôi theo một âm điệu riêng biệt.
    Cả người tôi bổng dợm dợm muốn đứng lên, nhưng tôi cố định thân chờ lịnh thầy. Tôi biết lúc này thầy đang chân chóng chân quì bên hông trái của tôi, tay trước mặt, tay sau lưng tôi, vừa đọc chú vừa vuốt lên.
    Rồi tôi nghe tiếng thấy bảo:
    -Đứng lên, bước tới đánh!
    Tôi vụt đứng lên, chân bước tới, tay đánh ra, nhanh đến độ tôi không kịp nhận ra đòn thế của mình. Khi tôi phát giác ra, thì thân đã quay ra sau, lưng hướng về bàn phật, cặp mắt mỡ to, trợn trừng. Văng vẳng bên tay tôi là tiếng đọc chú của chính mình.
    Tôi chợt cảm nhận rõ ràng một luồng khí không nóng, không lạnh từ đan điền xông lên. Luồng khí xông lên đến đâu, cảm giác như tức giận đến cực độ, như nỗi uất ức bị đè nén lâu ngày nay được phát tiết, lan ra đến đó, cùng lúc tôi thấy sứch mạnh từ đâu dồn ra mọi bộ phận trên cơ thể.
    Khi luồng uất khí lên đến cổ, tôi nghe tiếng chú của mình từ xa vang đến lớn hơn, pha giửa những câu chú là tiếng hét sắc, mạnh… tay chân tôi bung ra.
    Khi luồng uất khí xông lên đến cổ theo tiếng chú thoát ra ngoài, thì từ đan điền một luồng uất khí mới lại bùng lên. Cảm giác tức giận, uất ức xông lên mạnh hơn, và sức lực tăng lên nhiều hơn, tiếng chú của tôi vẳng đến bên tai lớn hơn, nhưng vẫn thấy như chưa hả giận, như chưa đủ mạnh. Cứ thế từng luồng uất khí thay nhau trào lên, hết luồng này đến luống khác. Đầu óc vẫn tỉnh táo, nhưng quyền cước ra nhanh quá, tôi không kịp nhận biết mình đã ra quyền như thế nào… Thần quyền đã nhập thể!
    Tôi chợt nhận ra mình đang bung chân đá xéo về phía trái, ngay thầy tôi. Vừa khởi lên ý phải dừng lại, thì thầy tôi, vẫn với dáng chậm rãi của người lớn tuổi, thân hốt nhiên phiêu linh, tà tà xoay ngang lướt vào khỏang không chật hẹp giữa hai chiếc ghế đặt sát tường, đầu thầy hơi cuối xuống, miệng thoáng mĩm cười. Khi ý dừng cú đá đã khởi rõ trong đầu tôi, thì bàn chân cũng dừng lại, vừa vặn cách người thầy khoảng một gang tay. Người tôi lại quay về hướng khác, uất khí trào lên, tiếng đọc chú vang đến lanh lảnh, sàn nhà rung rinh, vang lên những tiềng rầm rầm mỗi khi tôi đạp bộ, chuyển tấn…
    Tôi chợt thấy mình vọt người lên đá, rồi từ trên cao, khi hạ xuống, thân đã xoay qua phải, gối phải từ trên cao thúc thẳng xuống sàng nhà… rầm, sàng nhà rung rinh, mông tôi tựa luôn lên gót chân phải, chân trái hơi co, đặt dài tới trước. Rồi tay phải của tôi giơ lên khỏi đầu lòng bàn tay mỡ ra thành chưởng vỗ mạnh xuống sàng nhà vẫn còn đang run… Chát, sàng nhà đang rung, bị thêm một chưởng rung mạnh hơn.
    Tôi nhớ mình đã vụt đứng lên, hai tay mỡ ra, lòng bàn tay úp xuống kéo vào ngực. Bất chợt tôi thấy thầy đang khom người lượm các đồ vật đang từ trên tủ thay nhau rớt xuống. Tôi biết mình phải dừng lại. Ý khởi, thân dừng, hai tay đang kéo về thì dừng lại ở ngực, run run….

    Đúng lúc này phía cầu thang có tiếng chân người chạy lên, rồi tiếng sư mẫu cất lên:
    -Ông cho tụi nó tập vừa vừa thôi, Lối xóm nghe tiếng dậm, la, tưởng trong nhà đánh lộn đang bu nghẹt trước cửa kìa. Hay là ông cho tụi nó nghĩ đi, chắc thằng Phong tập nãy giờ mệt rồi.
    Thấy tôi đã đứng yên, sư mẫu nhìn quanh rồi gật gù:
    -Vợ chồng cùng học, đồng vợ, đồng chồng như vậy tốt.
    Sư mẫu xuống nhà. Tôi rề qua giường, ngồi xuống hít sâu dài hơi để điều hòa hơi thở. Thấy tay phải hơi rát, tôi lật ngữa hai tay, chưa kịp nhìn, thì nghe tiếng vợ tôi la lên thảng thốt:
    -Chết rồi, sao tay anh bầm hết vậy?
    Tôi nhìn xuống tay, hết hồn nhưng vẫn cố giữ bình tỉnh. Lòng bàn tay phải, từ phía gần cổ tay dài lên đến ngón trỏ, một vệt máu bầm xanh chạy dài, rộng khoảng hai cm, xưng vù. Ngón tay trỏ xưng lên đến lưng ngón tay. Tôi thử co ngón tay lại, nhưng đau rát, không co lại được.
    Thầy tôi nhìn sang điềm đạm nói:
    -Không sao đâu, chút hết hà. Khi mấy ông thần rút ra khòi người, mấy ổng sẽ rút luôn mấy vết bầm trên người khi tập.
    Vợ tôi vẫn chưa hết lo lắng:
    Hay là sức chút dầu cho ảnh?
    Thầy tôi cười cười nói:
    -cũng được, đứa nào lấy chai dầu cho vợ thằng Phong coi.
    Vợ tôi lấy dầu sức lên tay tôi. Tôi không thấy lo nữa, chỉ nghĩ vết máu bầm này phải mất cả tuần mới tan. Thế mà kỳ lạ thay, hai giờ sau bàn tay đã hết xưng, ngón trỏ đã cử động được. Đến tối thì vết máu bầm trong lòng bàn tay chỉ còn lại lờ mờ. Sang hôm sau như đã hết hẳn.

    Đạo học
    Thầy đến ngồi bên chiếc ghế sát tường. Vợ chồng tôi cũng đến ngồi trên ghế thấp quanh bàn tròn.
    Thầy trầm tư nói:
    -Mấy ông Chà nóng tánh lắm, khi về đánh đấm mạnh bạo, la hét dữ dội, lối xóm nghe, bu tới, sợ có chuyện. Làm cái này mà hơi lo ra, không tập trung được hết tinh thần, định lực không mạnh hết mức, phép sẽ không được nhạy.
    Rồi thầy nhìn chúng tôi nói tiếp:
    -Thôi, coi như bây là út rồi, từ nay khóa sổ, tui không nhận học trò nữa. Đúng với câu giàu út ăn, khó út chịu. Nhưng bây không đến nỗi khó đâu!. Bắt đầu từ ngày mai tui đưa sách phép cho vợ chồng bây chép, được bao nhiêu mang về luyện bấy nhiêu. Tui đã chuẩn bị cho bây hai tượng phật, để bây mang về bển thờ. Tượng phật Thích Ca bằng đá, tôi đặt người ta làm. Còn tượng Quan âm bây gắng giử cho kỹ. Đây là cỗ vật tui đào được và thờ lâu rồi, tích tụ rất nhiều linh khí.
    Thầy dừng một lúc rồi nói tiếp:
    -Chừng bây gần đi tôi làm phép thêm sức vô mình hai đứa một lần nữa. Tôi đã chuẩn bị sẵn hai khăn ấn, hôm đó sẽ cúng rồi cấp cho bây luôn. Tôi sên hai sợi dây phép rồi, bây giờ cho hai đứa. Phần thằng Phong thì tôi sên dây vừa cà tha, vừa là dây phép với tượng phật sáu mặt. Gắng giữ cho kỹ, tượng phật này cũng là cỗ vật. Còn vợ thằng Phong tôi cho dây phép, mặt chỉ là vật trang sức thường, nhưng cũng đã sên phép vào. Vợ thằng Phong đeo có thấy ngại không?
    Rồi thầy lấy các vật phép xuống cho chúng tôi xem. Ôi, tình thầy đối học trò, bao la như tình cha đối với con. Vợ tôi nhận dây mừng rưng rưng:
    -Dạ không ngại, đồ bác cho tụi con quí lắm.
    Thầy dặn tiếp:
    -Đeo dây này trên người tránh chung qua sào quần. Như túng cùng không tránh được thì xòe bàn tay ra che trên đầu. Nếu thấy đeo vô, cởi ra mỗi ngày bất tiện, thì chờ về bên đó để trên bàn thờ tổ, chừng có công chuyện gì quan trọng, hay phải đi đâu xa thì mang vào.
    Thằng Phong phải làm cái này… cái này mang về bển lập bàn thờ tổ. Có bàn thờ tổ rồi rằm, ba mươi nhớ cúng trái cây với nỗ.

    Thầy dặn dò thêm vài điều rồi bảo chúng tôi:
    -Bây xuống dưới nhà chơi, ăn trái cây đi, tôi dọn dẹp rồi xuống liền.

    Chúng tôi xuống đến phòng khách thì nghe sư mẫu và các cháu thầy nói lao xao là cô cháu gái, lúc nãy cười khi thấy vợ tôi đi quyền, giờ lại muốn học thần quyền, vì cô thấy tôi đi quyền, khoái quá!
    Tôi hỏi cô:
    -Con muốn học hả?
    Cô cười cười nói:
    Dạ, nhưng hình như học rồi phải kiên cữ gì đó!
    Tôi nói:
    -Chỉ cữ ăn thịt trâu, chó với khế thôi. Cũng dể cữ mà! Con mà học với ông ngoại là số một rồi. Thời buổi này khó tìm được những người như ông ngoại lắm. Con thấy đó, cô chú từ xa ngàn dậm, cũng tìm về đây học với ông ngoại.
    Thầy tôi cũng vừa xuống tới. Cô cháu đến sau lưng hỏi:
    -Học cái này lỡ ăn bậy có sau không ông ngoại?
    Thầy tôi cười khà khà trêu cô:
    -Mầy ăn bậy là mầy khùng liền.
    Cô gái nhăn mặt, lắc đầu bỏ đi một nước.

    Những ngày kế tiếp tôi ngồi chép phù chú nhánh Chà, vợ tôi ngồi chép phù chú nhánh Xiêm. Thầy ngồi cạnh nhắc nhỡ:
    -Gắng chép cho đúng, chép sai thành tam sao thất bổn.
    Chép xong một phép, nhìn xem đúng sai rồi thầy giảng cách luyện, cách dùng và kể các câu chuyện liên quan đến phép.
    Tôi chép phép Chà hơi khó, nên tốc độ chậm chạp, thầy cười:
    -Tui coi bộ sau này vợ bây sẽ giỏi hơn bây đó.
    Tôi cũng cười:
    -Dạ, cháu cũng độ chừng như vậy. Vợ cháu có niềm tin vững chắc hơn cháu.
    Thầy dạy chúng tôi cẩn thận, vui vẽ. Thỉnh thoảng tôi nói:
    -Hay là bác đừng dạy phép này cho vợ cháu. Nó học xong cột cháu lại, khổ cho cháu!
    Những lúc chợt nhớ đến những điều thắc mắc về linh giới, tôi hỏi và được thầy giảng giải tận tình. Bao nhiêu năm xa thầy, phải tìm tòi suy gẫm mất nhiều thời gian vẫn không hiểu thấu, nay đã được thầy giảng giải rõ ràng. Thế mới biết ”không thầy đố mầy làm nên”.

    Giảng về thần quyền, thầy dặn dò chúng tôi:
    -Phải biết nhịn. Phải nhịn ít nhất ba lần, nếu người ta vẫn bức hiếp mình, mới được ra tay.

    Tôi trình kiến giải của tôi về thần quyền với thầy:
    -Cháu nghĩ, thần quyền chỉ là bước đầu nhập đạo. Thần quyền dùng để tự vệ, giữ phần xác. Thần quyền tạo sự thông linh giữa người học và linh giới, đễ người học dễ luyện và dùng bùa chú, hay tu hành sau này.

    Thầy gật gù:
    -Các phép bây học chỉ là cấp thần. Dù bây luyện giỏi đến đâu cũng chỉ là cấp thần. Khi chết người có đức sẽ được chư thần độ vào cỏi thần. Người thiếu đức, khi chết chư thần bỏ đi, thì cũng chịu số phận như người thường. Dù bây giỏi đến đâu cũng không thoát khỏi sanh tử. Bổn môn có ba mươi sáu pháp môn tu hành từ thấp lên cao. Tu phước để kiếp sau được đầu thai làm người giàu sang sung sướng. Cao hơn một chút là được làm vua, chúa có quyền hành, sống trong cung vàng, điện ngọc. Có pháp tu để về cỏi chư tiên…

    Tôi thưa:
    -Cháu thấy dù làm người giàu, hay vua, chúa cũng vẫn còn lo lắng, chịu sanh, lão, bệnh, tử. Cháu muốn thoát khỏi luân hồi.
    -Như vậy phải tu những pháp cao hơn. Thiền định của phái mình cũng từ trong phật giáo ra. Còn có pháp tu bắt ấn, niệm chú của mật tông nữa. Muốn tu thiền thì về bển bây làm như vầy… như vầy…

    Rồi thầy nói tiếp:
    -Luyện phép hay tu hành, nếu trường trai giữ giới được thì phép rất linh, tu hành mau tiến. Ví như bây còn trẻ, chưa có gia đình, có tâm đạo như vậy thì nên ăn chay giữ giới, hay xuất gia. Giờ có gia đình rồi không nên làm vậy. Phải giử công ăn, viêc làm vững chắc, lo cho gia đình đàng hoàng. Gắng mà luyện phép, khá rồi thì giúp đời. Lớn tuổi nữa thì lo tu hành. Đời, đạo phải song toàn!
    Rồi thầy nghiêm trang hỏi:
    -Bây về bển có định nhận học trò không?

    Tôi thưa:
    -Dạ, cháu muốn truyền pháp của phái mình ra nước ngoài. Thời buổi ngày càng hổn độn, người bản xứ thiếu chỗ dựa tâm linh, những năm gần đây ảnh hưởng phim ảnh bạo động, tuổi trẻ ngày càng phức tạp, đánh, chém lẫn nhau, không còn hiền lành như mấy mươi năm trước. Bên bển có công giáo, cũng có phật giáo, nhưng người bản xứ không theo. Muốn cho họ hướng về đạo, phải có cái gì cho họ tin chắc, nên cháu có ý muốn truyền thần quyền của phái mình ra ngoài.
    Thầy lắng nghe rồi chợt nói:
    -Như vậy tui cấp lịnh cho bây nhận học trò. Ngày mai bây chép thêm hai chữ bùa nữa, rồi tui chỉ cho cách xài. Lệnh tui đã cấp, thì bây về bển làm sẽ được. Nhưng đạo lực bây còn yếu lắm, phải gắng luyện thêm. Tỉ như đạo lực chưa đủ mạnh mà phải làm phép, thì phải nói rõ với học trò, rồi dặn nó phải làm vầy… làm vầy…
    Thì ra nãy giờ thầy vừa nghe tôi trình bày, vừa định tâm chú nguyện, để cấp sắc lệnh cho tôi!
    Rồi thầy dặn thêm:
    -Khi nhận học trò, biểu nó tự tâm, tự ý lập thệ với tổ. Đừng bắt nó thề nhiều, sợ nó giữ không được tổ phạt thì khổ, tội nghiệp cho nó. Bây phải nhớ, lời thề trước bàn tổ không phải chơi đâu, không giử đúng, thề sao sẽ ứng như vậy. Thí vụ như thề phản thầy bị xe đụng, thì y như rằng, khi phản thầy không sớm thì muộn cũng bị xe đụng. Nhớ bảo học trò tự tâm nó, lập một thệ cũng được rồi.

    Tôi hỏi thầy:
    -Như tụi cháu nay đã lớn tuổi, sức lực không có, luyện thần quyền mau mệt, có phép nào luyện để tăng sức không bác?
    Thầy trả lời:
    -Có chứ. Câu chú này bây ngồi luyện như vầy… hít thở như vầy, đủ số lần thì ngưng. Còn phép này khi luyện phải chuẩn bị các vật như vầy… như vầy… khi luyện phải làm động tác như vầy… đọc chú như vầy… rồi hít thở như vầy…
    Khí công của thần quyền! Cả khí công động lẫn khí công tịnh! Điều mà gần đây tôi mơ hồ suy luận rằng phải có trong môn thần quyền, quả có thật trên đời, và đang được thầy tôi mang ra giảng giải!

    Giảng về các cỏi giới thầy dặn:
    -Những chuyện này tui nói cho bây nghe để biết đường lối tu hành, không nên kể lại cho người khác nghe.
    Tôi hỏi:
    -Có phải nói ra sẽ lộ thiên cơ không bác? Lỡ làm lộ thiên cơ có sao không?
    Thầy cười:
    -Lộ thiên cơ tất nhiên không tốt rồi. Nhưng bây nói ra chắc gì có người tin. Người ta sẽ cho là mình nói điên, nói khùng. Có người không tinh, còn quay lại nhạo báng trời, phật, tiên, thánh mang nghiệp vào thân, nhận lấy quả xấu, tội nghiệp cho họ thôi!
    Thầy nói tiếp:
    -Học thuật vô vi rất là mầu nhiệm, bây gắng luyện đi rồi sẽ thấy. Trời, phật cho ai pháp huệ gì, người đó tự biết, không nên nói ra.

    Tôi thấy cách vài hôm là có người đến tìm thầy xin phép, trị bệnh. Có hôm một người, có hôm vài ba người. Tính ra trung bình, mỗi ngày có một người đến nhờ thầy.
    Sư mẫu tâm sự:
    -Tui thấy người ta tới kiếm ổng hoài cũng ớn, sợ bị làm khó dễ, không muốn cho ổng làm nữa.
    Thầy thì trầm tư:
    -Tui lớn tuổi rồi, muốn tịnh tâm tu hành, nhưng kẹt quá, toàn là người quen cũ. Rồi người quen giới thiệu người mới đến, không từ chối được. Lúc này tôi cũng giảm nhiều rồi. Mấy người bệnh ma, tà, thư, ếm, đến, tui nhắm chừng rồi giới thiệu đến mấy thầy khác trị. Trừ khi ngặt nghèo lắm tôi mới làm thôi. Đôi khi gặp người nghèo quá, không có tiền đi thầy khác tui cũng làm giúp.

    Rồi thầy dặn:
    -Thầy tổ không cấm hưởng lộc. Bây về bển muốn làm ăn tiền cũng được, nhưng lấy vừa phải thôi. Còn như chỉ giúp người làm phước như tui cũng được. Tùy bây phát nguyện. Nhưng nhớ mỗi lần làm, phải tùy theo phép mà cúng kiến, không cúng mình bị phạt đó.
    Nếu bây phát nguyện làm phước như tôi, thì chỉ được hưởng hoa hỏa, đồ người ta mang đến cúng thôi. Như người ta tự nguyện cúng tổ chút tiền, bây cũng được hưởng. Nhưng tuyệt đối không được than khổ để người ta biếu xén, cho tiền.

    Thời buổi lạ lùng, những người đến tìm thầy đa số là người nghèo bị người giàu giật nợ!
    Với những người mới được giới thiệu đến, chưa rõ ”luật” thầy nói rõ trước khi cấp phép:
    -Chư thần đi đòi nợ, có tiền trả chư thần mới đòi, không có tiền thì chư thần không làm gì người thiếu nợ đâu. Thí dụ người giật nợ anh thiệt có tiền mà không muốn trả, thì chư thần mới phạt nó, khiến nó nhớ mà trả nợ cho anh. Bằng như nó cũng nghèo như anh, thì chư thần không hành phạt nó đâu, số tiền đó anh không đòi được!

    Với người xin phép bán nhà, đất, thầy dặn:
    -Kêu theo thời giá thôi nhe. Bằng như muốn kêu cao, thì chỉ được cao hơn giá thị trường năm, mười triệu thôi. Chư thần giúp cô tìm người mua, chớ không giúp cô bán hơn thời giá năm, bảy chục triệu đâu!

    Nghe thầy nói chuyện với khách, tôi chợt hiểu thêm một số ”luật lệ” trong linh giới. Hình như người đời có thành kiến với người huyền môn chúng tôi, vì họ không rõ những ”luật lệ” này.
    Thỉnh thoảng thầy cũng nói:

    -Mình làm thiệt tình, nhưng đôi khi bị mang tiếng chung vì những người làm phép giả dối. Con sâu làm sầu nồi canh.

    Rồi thầy dặn:
    -Bây giử vững niềm tin, cứ đường thẳng trước mặt mà đi tới. Cứ tin chắc là như vậy, làm phép gì cũng thấy hiệu nghiệm ngay trước mắt. Cứ tin trời, phật, trời, phật sẽ chứng.

    Từ giả
    Mười hai ngày bên thấy rồi cũng qua mau. Ngày cuối trời mưa bảo, thầy đi dự đám dỗ dưới quê, định về sớm nhưng kẹt đến hơn mười hai giờ trưa mới về đến nhà.
    Ở nhà đã có sáu, bảy người chờ thầy. Đây là dịp tôi được nhìn thầy trị bệnh tà và giải phép ếm. Đạo thuật của thầy giờ rất cao thâm. Thầy làm phép nhanh lẹ, đơn giản. Thầy dạy người bệnh về nhà niệm danh hiệu Phật, Quan Thế Âm. Nhìn thầy làm phép, tôi chợt tiếc cho tôi đã mầt hơn hai mươi bốn không được ở cạnh thầy.
    Lúc từ giả thầy nói:
    -Phép bây chép được hơi ít, nhưng bao nhiêu đó cũng đủ cho bây luyện khoảng hai năm mới khá. Bây coi sắp xếp về sớm, tui truyền thêm cho. Tui già rồi, không còn bao lâu nữa, mai này nằm xuống không mang theo được.

    Rồi thầy nhắc nhỡ:
    -Bây cứ vững niềm tin, nhắm thẳng đường đạo mà tiến tới.

    Tôi bùi ngùi, muốn thôi, không đi nữa. Muốn dùng mười mấy ngày còn lại tiếp tục ở bên cạnh thầy. Kẹt là thân nhân, bè bạn đang chờ tôi ở những tỉnh, thành khác. Và kẹt nhất là tôi phải theo vợ về quê vợ. Cái gì cũng có thể bỏ được, nhưng việc về quê vợ thì chắc không bỏ được rồi!
    Lúc tôi lên xe trời đổ mưa lâm râm. Hình như cơn bảo vừa đi qua thành phố này. Tôi buồn buồn tự nhắc với mình ”Dù sao việc về thăm thầy giờ đã dễ dàng, đâu phải chờ đến hai mươi bốn năm nữa”.
    Tự dưng trong tận cùng sâu thẳm của tìm thức tôi bật lên câu ”Thưa thầy con sẽ trở về”.

    Hết

    --------------------------------------

    Kính thưa thầy chúng con đã về đến nhà bình yên.

    --------------------------------------

    Kính thưa bác Hùng Sơn cùng các huynh, đệ, tỉ, muội.

    Thế giới tâm linh là thế giới khó giả thích bằng ngôn ngữ bình thường. Trên tinh thần nghiên cứu, học hỏi, HaiPhong đã cố gắng ghom ghóp những điều mắt, thấy tay nghe, với những việc tạm gọi là thân chứng, viết ra đây với hình thức truyện kể, hầu giúp người sơ cơ có thêm khái niệm về linh giới.
    Dù đã hết sức cố gắng, những việc HaiPhong trải nghiệm thật quá ít ỏi, chỉ nói lên được một khía cạnh rất nhỏ của huyền môn, đạo giáo.
    Trên diễn đàn này còn rất nhiều bật tôn sư, cao nhân với đầy đủ ấn chứng, đạo hạnh. Kính mong quí vị chỉ dẫn thêm, nếu bài viết có điều sai sót.

    Riêng gởi các huynh, đệ, tỉ, muội hâm mộ thần quyền, nhưng chưa có duyên bái sư học đạo.
    Phần kể về thần quyền chỉ là những chứng nghiệm của riêng bản thân HaiPhong, không phải là chứng nghiệm chung của mọi người. Hơn nữa mỗi phái có đặc điểm riêng, cách thức điểm đạo cũng khác. Chỉ mong qua bài viết quí vị có thêm chút khái niệm, để từ đó dễ dàng quyết định khi chọn học thần quyền.
    Nay xin mượn lời của một huynh để nói thêm về thần quyền, một huynh mà HaiPhong rất mến mộ, trong dịp về VN vừa qua có ý muốn tìm thăm, tiếc là không gặp được, đó là huynh Thanh_Pali.
    Lời của huynh Thanh_Pali:
    -”Thần quyền không phải là tất cả”
    Và xin nêu thêm ý kiến của riêng HaiPhong:
    -”Thần quyền chỉ là bước đầu học đạo”.
    Kính
    HaiPhong

  6. #6

    Mặc định

    xin lỗi huynh Haiphong ,bai nay hinh như tôi đã đọc ở trang web nào rồi ,hinh như thegioibuangai.com đã đăng?của đại su Hungson ?không biết có đúng không ,nếu không phải thì tại hạ xin được tạ lỗi .

  7. #7

    Mặc định

    Kính chào huynh LangTuHN

    Đúng như lời huynh, bài này được mang từ TGBN sang đây.

    ----------------

    Kính huynh Bin571.
    Hình như có gì trục trặc, lúc HaiPhong mang bài sang đây, đầu bài có viết "Bài được chuyển từ wwwchấmthegoibuangai.com sang wwwchấmthegioivohinh.com ngày 13-10-2007", giờ không thấy hàng chữ này nữa.
    Phần cuối của truyện "Trị bệnh" cũng bị thiếu. HaiPhong nhớ đã kiểm soát kỹ trước khi gởi bài, hay là HaiPhong đã bắt đầu "già lẫm cẩm rồi"?
    Nếu không có gì trở ngại xin huynh chỉnh lại giúp HaiPhong.
    Kính
    HaiPhong

  8. #8

    Mặc định

    huynh LangTuHN ơi.

    Đúng là bài trên đã được đăng trên TGBN . Nhưng không phải tại hạ là tác giả đâu, mà người viết là Hải Phòng đó.
    Tại hạ rất ngưỡng mộ với những bài viết như thế này , nên khuyến khích tác giả các bài viết dù đã đăng trên TGBN nên đem về đây để chúng ta đóng thành sách, vì ở bên đó vấn đề kỹ thuật kém quá nên mới . . . . "rrrrọn nhà" thôi.:):):)

    thân ái
    Hùng Sơn

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi HaiPhong Xem Bài Gởi
    Kính chào huynh LangTuHN

    Đúng như lời huynh, bài này được mang từ TGBN sang đây.

    ----------------

    Kính huynh Bin571.
    Hình như có gì trục trặc, lúc HaiPhong mang bài sang đây, đầu bài có viết "Bài được chuyển từ wwwchấmthegoibuangai.com sang wwwchấmthegioivohinh.com ngày 13-10-2007", giờ không thấy hàng chữ này nữa.
    Phần cuối của truyện "Trị bệnh" cũng bị thiếu. HaiPhong nhớ đã kiểm soát kỹ trước khi gởi bài, hay là HaiPhong đã bắt đầu "già lẫm cẩm rồi"?
    Nếu không có gì trở ngại xin huynh chỉnh lại giúp HaiPhong.

    Chào Huynh HaiPhong

    Cáo lỗi cung Huynh, Đúng là Bin có xóa 1 đoạn mào đầu của Huynh vì TGBN và TGVH là của ta, mà đã là của ta thì không phải xin phép ai cả, ta muốn chuyển đi đâu cũng được.

    Còn đoạn cuối thì Bin không biết, để tôi kiểm tra, nếu sót tôi sẽ mang qua nốt nhé.

    Thân ái

  10. #10

    Mặc định

    Kính huynh Bin571

    Hôm qua HaiPhong đã mày mò mang được đoạn cuối của truyện Trị Bệnh từ TGBN sang đây rồi. Bây giờ đã ok, huynh khỏi phải kiểm tra lại.
    Kính
    HaiPhong

  11. #11
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Thân gửi huynh Haiphong!
    Truyện của huynh viết thật là tình cảm...Huynh lưu lạc nơi đất khách quê người hơn 24 năm, tạo dựng được sự nghiệp thì chắc chắn huynh đâu phải là người yếu đuối, thậm chí rất mạnh mẽ ấy chứ:), huynh có viết "Có lẽ thời gian sau tháng tư năm 1975 đến 1980 là khoảng thời gian môn thần quyền được thanh thiếu niên miền tây biết đến nhiều nhất.". Tại hạ mới nhớ lại là đúng vào thời điểm này cũng học Thần quyền tại Miền Tây...nhưng điều đáng buồn là tại hạ lại không có duyên học được lâu. Chúc mừng huynh sau bao nhiêu năm xa cách tìm lại được Chân sư và phát dương môn phái thần quyền của mình ra ngoài.

  12. #12

    Mặc định

    Kính huynh DaiHongCat

    Lần về VN dự ofline vừa rồi có gặp huynh, tiếc là không đủ thời gian để huynh đệ mình tâm sự riêng.
    HaiPhong rất ngưỡng mộ văn tài và kiến thức của huynh. Được biết huynh là cao thủ Hồng Gia, nay lại biết thêm huynh đã từng học qua thần quyền, càng ngưỡng mộ hơn.
    Xin cảm ơn những lời khen và chúc tốt lành của huynh.
    Kính
    HaiPhong

  13. #13
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,474

    Mặc định

    Thân chào huynh!
    Tại hạ không phải là cao thủ về Hồng gia, chỉ theo học tại võ đường của võ sư Từ thiện trong một thời gian ngắn, môn phái này là sự kết hợp giữa võ cổ truyền và Hồng gia...Môn phái mà tại hạ theo học lâu nhất lại là môn Karaté-do (không thủ đạo) của Nhật. Sau này còn có duyên học được một hệ phái bí truyền khác nữa...Còn hiện giờ thì tại hạ theo Đạo Phật, đó là một Đạo lớn đưa chúng ta đến bờ bến của sự giác ngộ...
    Vài dòng trao đổi, chúc huynh thân tâm an lạc.

  14. #14

    Mặc định

    Chào các huynh,
    Đọc xong truyện của anh Phong, đệ muốn học Thần Quyền quá trời luôn.
    Không biết bây giờ còn ai dạy không? Cũng không biết đệ có duyên làm đệ tử của thầy nào không?
    Thân ái.
    Thư Sinh.

  15. #15

    Mặc định

    Thưa các quý thầy, xin cho hỏi, vậy có nghĩa là Thần Quyền có thật? Và việc học Thần Quyền cũng giống như trong câu chuyện này mô tả?

  16. #16

    Mặc định

    Xin hỏi Huynh Haiphong là : việc phát triển môn thần quyền ra ngoài biên giới VN Huynh đã làm đến đâu rồi?
    Huynh có nhiều võ sinh không ?
    Huynh có mở võ đường không?
    Kính
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •