3/ Tại sao lại phải ”trộm vía” khi nói về trẻ con. Thế nào là chạm vía ?

Trong tập tục kiêng kỵ dân gian, chê đứa bé xấu xí thi người ta thường tránh vì lý do tế nhị và lịch sự. Còn khen ngợi những cái tốt của đứa trẻ, nhất là trẻ sơ sinh người ta thường tránh (kiêng) khen trước mặt chúng thậm chi trước mặt bố mẹ chúng. Nếu buộc phải nói hay lỡ nói thì người ta dùng kèm câu « trộm vía ».
Ví dụ : - Nói trộm vía chứ thằng cu nó ..............!!!

Sao không nói là ” trộm hồn” mà lại là ” trộm vía” ?

Theo Chương Lễ Tế ký ( trong Lễ Lý) nói : ” Khí là sự thịnh vượng của thần. Phách là sự thịnh vượng của qủy. Khí tức ý của hồn, cổ nhân thường hợp Hồn và khí làm một để nói ”
Bởi vậy trong hình minh hoạ hồn phách của bộ Hùynh Đình Kinh (dẫn ở trên) mô tả 3 hồn là những hình người đạo mạo, nghiêm túc. Còn 7 phách là một lũ « đầu trâu mặt ngựa » hình thù cổ quái.
Hồn xuất khỏi xác chỉ ngao du. Phách xuất khỏi xác thì lưu đãng, giao thông với quỉ mị.
Cũng sách Lễ ký trong Chương Lễ Tế Nghĩa nói : ” Tri giác của con người thuộc Hồn, hình thể con người thuộc Phách ”
Với tính hồn là dương thì giáng nên trầm ổn . Phách là âm thì thăng nên linh động.
Như vậy có thể hiểu hồn có tính chín chắn, nghiêm túc … khó bị tác động. Còn phách thì lông bông,hời hợt … dễ bị tác động và còn thích tác động. Nói 7 Phách là thất tình (Hỷ - Nộ - Ái - Ố - Ai – Lạc - Dục ) là chưa đúng. Nhưng 7 Phách thích( muốn, dựa theo) thất tình thì phù hợp hơn.
Bởi thế nên phần hồn khó ”chạm”, phần Phách thì dễ ”chạm” hơn. Nên chỉ chạm vía chứ không có chạm hồn.

• Chạm vía là thế nào ?
Là những trường hợp không thuận lợi, không hay xảy cho một đối tượng ( thường là người hay con chó con mèo…. như nói ở trên, ngoài ra còn có vật nữa ) khi có sự xuất kiện của người có vía dữ (vía nặng). Người ta ai thì cũng có vía rồi, nhưng ở một số người do bản chất cá nhân, hay do ảnh hưởng bởi môt vấn đề sức khoẻ nào đó cái Vía nó (dễ ) ” hung” lên, ”cuồng” lên bốc lên hăng hơn cả bản chất của nó.
Trong môi trường nhạy cảm, hay trước môt đối tượng nhạy cảm, sức phản kháng yếu ( như trẻ sơ sinh, mèo chó mới đẻ, người chuẩn bị đi xa….) thì cái Vía ”hung” đó sẽ tác động không hay lên đối tượng thông qua Khí ( trường khí môi trường) , khiến đối tượng thấy khó chịu từ đó khiến đối tượng biểu hiện hoặc phản ứng bằng cách khóc thét ( trẻ con sơ sinh) ; mất khả năng kiểm soát trở lên hung bạo ( mèo mẹ cắn chết mèo con) hoặc chấp nhận sự thất bại ( hũ tương ) – Trong tập tục kiêng kỵ dân gianm, các cụ xưa thường không cho phụ nữ đến kỳ kinh vào tương ( bỏ đỗ tương lên men vào hũ ngâm thành tương hột, tương bần…) vì nếu như vậy chắc chắn các hũ tương đó đều bị thối. Ngoài ra người phụ nữ đến kỳ bẩn người còn bị kiêng nhiều việc khác nữa.
Có thể là do người phụ nữ khi ở thời điểm này, cái Vía ( phách) trong người có sự biến động theo xu hướng tiêu cực. Từ đó khi tham gia vào các việc có tính nhạy cảm, cái Vía đó dễ làm hỏng việc.

• Trộm vía :

Do cái tính Vía ham vui, lông bông … như vậy nên trẻ con khi còn nhỏ Hồn, Ý và Trí chưa đủ lớn mà kiểm soát, chế ngự cái Vía. Khi người lớn khen ngợi thì :
1 – Cái vía dữ của người lớn dễ theo đó mà phát ra ”trường khí ” xấu tác động lên chúng.
2 - Bản thể cái Vía trong chúng (đứa bé) lại “ rạo rực ” lên trước cái khen ngợi đó.
Tất cả hai yếu tố đều làm ảnh hưởng đến sự ổn định của đứa trẻ. Khiến nó khó chịu, khó ở, khó mau ăn chóng lớn …. Đúc rút từ các biểu hiện trong đời sống dân gian kết hợp với kiến thức Đạo giáo, người xưa thường kiêng khen điều gì hay ở những đứa trẻ. Hoặc có nói thì phải kèm " trộm vía' ( ý là nói lén, nói trộm, nói sau lưng.)

Ngày nay, chuyện nói « trộm vía » vẫn khá lưu hành. Người miền Nam hay nói “ngược” khi khen ngợi trẻ con như : trông ghét thế, dễ ghét không. Thiết nghĩ ngoài cách nói lái, thì đây là cách nói tránh cũng hay. Thậm chí nhiều người dù khen , chê gì không biết nhưng cứ nói đến trẻ nít đều dùng trạng ngữ « trộm vía » còn rất kỹ lưỡng. Là vì ngày nay sinh sản hạn chế , trẻ con qúi như vàng (Ấy chết, nói trộm vía qúi như …ứt mới đúng :laughing: )