2/ Tại sao nói là ba chìm, bảy nổi :

Thành ngữ ba chìm , bảy nổi thường được dùng để chỉ (ví) tình trạng, hoàn cảnh không ổn định, vất vả, lên xuống ( thăng trầm) của con người hay một đối tượng nào đó.
Có lời giải thích ba chìm bảy nổi là : Ba và bảy là hai số đếm. Khi tham gia tổ hợp, chúng biểu tượng số lượng không phải một, cũng không phải ba hay bảy cụ thể ….
Vậy tại sao không là năm chìm bảy nổi hay bốn chìm sáu nổi ….? Cũng là số lượng không phải là một, cũng là không phải là bốn hay sáu cụ thể ?

Thật ra đây là ẩn ngữ cho trạng thái âm dương của Hồn Vía ( Phách) mà thôi.
Như đã nói ở trên 3 Hồn là Dương – Dương giáng( trầm), nên gọi là 3 chìm. 7 Phách là âm – Âm thăng, nên gọi là nổi. Xem bức tranh minh hoạ sau ta sẽ thấy rõ ẩn ý đó



Tam hồn thất phách


Rồi cũng do cách quan niệm nam 7 vía , nữ 9 vía như đã phân tích ở trên lên mới có trạng thái : chín lênh đênh nữa ( lênh đênh là nửa chìm nửa nổi )

Phải chăng vì cái chín lênh đênh này mà người xưa có trường hợp kiêng kỵ :
Khi xuất hành rất kiêng trường hợp ra ngõ gặp gái. ?
“ Xui quá! Sáng nay ra ngõ gặp gái chả được cái việc gì”
Không phải là ngày xửa ngày xưa nữa, mà ngày nay không thiếu người trước khi xuất hành ra khỏi ngõ đi xa, đều phải cử người nhà ra chông chừng khi nào không thấy đàn bà con gái xuất hiện trưíơc ngõ mới hú lên gọi người trong nhà bước ra.

Rõ : Ba chìm, bảy nổi chín lênh đênh ???


Còn tiếp...