Nguyên văn trong kinh Kim Cang do tỳ kheo Thích Duy Lực dịch:

Tu Bồ Đề! Ngươi chớ nói Như Lai có nghĩ rằng "Ta phải có thuyết pháp," đừng nghĩ vậy. Tại sao? Nếu người nào nói Như Lai có thuyết pháp tức là phỉ báng Phật, chẳng hiểu lời nói của ta. Tu Bồ Đề! Nói thuyết pháp là vô pháp để thuyết, thị danh thuyết pháp (nghĩa ba câu).

Đối tượng của kinh Kim Cang là hàng Bồ tát mà khi hỏi Phật câu này là ông Tu Bồ Đề. Bồ tát là nhưng người đã dứt hết các lậu hoặc và phát nguyện tái sinh theo NGUYỆN LỰC để độ chúng sanh (ví dụ như các vị tulku hay rinpoche bên Tây Tạng, cụ thể là Dalai Lama 14) . Còn chúng sanh là tái sinh theo NGHIỆP LỰC. Nguyện Lực tái sinh là tái sinh có chủ động, còn Nghiệp Lực tái sinh là tái sinh bị động, bị nghiệp cuốn đi.

Giáo lý của kinh Kim Cang là giáo lý Chân đế và nói về tánh Không rất nhiều cho các Bồ tát đã dứt sanh tử nhưng phát nguyện tái sinh. Vậy mà khi hàng chúng sanh tái sinh theo NGHIỆP LỰC trôi lăn trong sáu cõi lại lấy câu này để vận dụng không khác nào bị bệnh đau dạ dày mà uống thuốc chống nhức răng, tự mình chọn đơn thuốc sai lầm dẫn đến bệnh không khỏi mà còn sinh ra bệnh khác. Rồi cuộc sống Vô Thường cuốn đi trong phiền não, khổ luỵ, vẫn sanh, vẫn già, vẫn bệnh, vẫn chết, vẫn luân hồi trong lục đạo. Đây là vấn đề tồn tại cho hàng triệu Phật tử ngày nay. Hàng ngày đọc tụng kinh Kim Cang nhưng chưa thọ Bồ tát giới, chưa hành sáu pháp Ba La Mật mà đạo Phật gọi là Lý và Sự không tương ưng.

Vài dòng hạn hẹp, xin được góp ý thêm.

Trân Trọng !

NHDV