Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 37

Ðề tài: Thất Sơn Mầu Nhiệm

  1. #1

    Mặc định Thất Sơn Mầu Nhiệm

    Giới thiệu

    Khi viết những câu chuyện huyền thoại về Thất Sơn, núi Cấm, người ta thường trích dẫn tư liệu trong tác phẩm Thất Sơn Mầu Nhiệm của hai tác giả Dật Sĩ và Nguyễn Văn Hầu. Sách dày 300 trang biên khảo, xuất bản lần 1 Nxb Liên Chính 1955, xuất bản lần 2 Nxb Từ Tâm 1970.

    Nếu như tác giả Dật Sĩ Trần Văn Nhựt là một nhân sĩ gắn bó với đạo vùng núi Cấm, thì tác giả Nguyễn Văn Hầu là một người con của gốc đạo An Giang, là một nhà giáo, nhà văn với nhiều tác phẩm về vùng sông nước Nam Bộ.

    Chúng tôi xin phép tác giả để giới thiệu tác phẩm này trên TGVH.

  2. #2

    Mặc định

    DANH HIỆU THẤT SƠN

    BẢY NÚI LÀ GÌ?

    Nói đến Thất Sơn thì ai ai cũng có cảm giác rằng vùng nầy chứa đựng biết bao huyền bí mà người nào có hiếu kỳ đến đâu cũng khó mà tìm hiểu cho tận tường. Không cần nói chuyện xa vời, nội một vấn đề danh hiệu cũng đủ làm cho ta mệt trí. Ngay những người ở Châu Đốc nếu tình cờ các bạn bảo họ kể thử tên các núi trong Thất Sơn thì chắc chắn sẽ có nhiều người lúng túng …

    Thất Sơn là Bảy núi. Như Bảy núi là núi nào với núi nào?

    Theo ông Lương Văn Phụng một đạo sĩ tại Thất Sơn thì Thất Sơn gồm có:

    1. Anh Vũ Sơn (nuí Két).
    2. Ngũ Hồ Sơn (núi Giài 5 giếng, ở gần núi Két).
    3. Thiên Cẩm Sơn (núi Gấm hay núi Cấm).
    4. Liên Hoa Sơn (núi Tượng).
    5. Thủy Đài Sơn (núi Nước, một hòn núi thấp và nhỏ, gấn như đất bằng (vì cao không đầy 50 thước) ở gần núi Tượng, tại đó có cất một cái chùa).
    6. Ngọa Long Sơn (núi Dài).
    7. Phụng Hoàng Sơn (núi Tôi).

    Theo ông Hồ Biểu Chánh (nhà văn đầu thế kỷ 20) thì tuy gọi là Bảy Núi song đếm cho hết các chỏm cao thì thấy cả chục chứ không phải bảy. Người xưa đặt cho mỗi chỏm cao một cái tên riêng như: núi Tà chiếu, núi Trà Nghịch, núi Tượng, núi Thốt, núi Ca Âm, núi Năm Sư, núi Khê Lập, núi Ba Xoáy, núi Ngất Sung, núi Nam Vi, núi Doài Tốn, núi Chơn Sum.

    Đó có lẽ là hồi mới khai mở tỉnh An Giang quan tổng đốc viết sách địa dư dâng lên triều đình đã theo thổ âm hoặc hình thế hay phương hướng mà đặt tên cho các ngọn núi trên đây. Mặt khác, dân chúng ở miền sơn cước nầy, vì không biết được sách địa dư nói trên, hoặc vì trọng phong tục hơn sử sách nên gọi là núi Trà Sư, núi Két, núi Dài, núi Tượng, núi Bà Đội Om, núi Ông Tô ; còn mấy hòn núi cao nằm khoảng giữa (Ba Xoài, Ngất Sung, Nam Vi, Đoài Tốn) thì họ kêu chung là vùng núi Cấm.

    Theo một tài liệu của nhà khảo cứu nước ngoài thì Thất Sơn gồn có : Núi Trà Sư, núi Két, núi Bà Đội Om, núi Cấm, núi Dài, núi Tượng, núi Tô.



    Giờ đây, chúng tôi xin nói sơ lược về vị trí của bảy hòn núi vừa kể trên (kể từ phía Châu Đốc đi vô) :

    1. Núi Trà Sư (cao 50 thước, chiều dài 600 thước, chiều ngang 300 thước) thuộc địa phận thôn Nhơn Hưng tổng Qui Đức quận Tịnh Biên, ở gần chợ Nhà Bàng. Núi nầy có tên là Trà Sư là vì có lẽ một vị tu sĩ tên Trà đã lên đây tu đắc đạo.

    2. Núi Két (cao 225 thước, chiều dài 1.100 thước, chiều ngang 1.000 thước) thuộc địa phận thôn Thới Sơn, tổng Qui Đức quận Tịnh Biên, ở gần chợ Nhà Bàng. Sở dĩ núi nầy lấy tên là núi Két là vì nó có một mỏm đá lớn giống hình mỏ Két (chim anh vũ).



    3. Núi Bà Đội Om (cao 251 thước, chiều dài 2.400 thước, chiều ngang 600 thước) thuộc địa phận thôn Tú Tề tổng Thành Ý, quận Tịnh Biên, ở phía tả đường lộ tỉnh, Núi nầy được đặt tên như thế là gì giống hình một người đàn bà đội cái om.

    4 - Núi Cấm (cao 716 thước, chiều dài 7.500 thước, chiều ngang 6.800 thước) nằm trên địa phận bốn thôn Vĩnh Trung, Thuyết Nạp (tổng Thành Ý, quận Tịnh Biên), Nam Qui (tổng Thành Lễ), và Châu Lang (tổng Thành Nghĩa), quận Tri Tôn. Nó ở giữa núi Bà đội Om và núi Dài.



    Núi nầy xưa kia lấy tên núi Gấm (Thiên Cẩm sơn = núi gấm trời, có lẽ vì các rặng cây xanh và các chỏm đá trắng trên núi bị Tứ Vi Mây Phủ Nhiễu Đoanh nên hiện ra màu gấm vóc đẹp xinh. Nhưng sau nầy, cái tên núi Cấm lại được phát hiện. Chung quanh cái tên núi nầy, nhiều giả thuyết đã được đưa ra :



    + Có người bảo rằng : Nguyễn Ánh khi xưa thất trận bị quân Tây Sơn truy nã gắt gao, có đến ẩn náu trong núi nầy. Muốn cho sự ẩn lánh không bị tiết lộ, các quan ra lịnh cấm dân chúng vào núi nầy, viện lẽ nơi đó có nhiều yêu tinh và lắm độc xà ác thú. Danh từ núi Cấm được xuất hiện là vì cớ đó.

    + Có người lại nói rằng, sở dĩ tên núi Cấm được đặt ra là vì vùng nầy cao nhứt, cây cối mọc tràn lan dày bịt, đá nằm ngang dọc gồ ghề, khi trước không thấy khoảng trống, chẳng có đường mòn, khó cho nhà chức trách đến mà khám xét được. Cảnh hoang vu tịch mịch đó rất thuận tiện cho những tay anh hùng Lương Sơn Bạc tụ tập để gây rối cho xóm làng và các vùng phụ cận. Muốn giữ được sự yên tịnh cho dân tình, nhà chức trách ở tỉnh đương thời mới đem ra lịnh cấm họ ở trong vùng nầy. Tướng cướp Đơn Hùng Tín cấm dân gian bén mảng đến núi nầy, nơi hùng cứ của y.

    + Cũng có người cho rằng tên núi Cấm sở dĩ có là vì Đức Thầy Tây An tiên tri ngày sau tại đây sẽ có đền vàng điện ngọc của Minh Hoàng nên Ngài cấm chư đệ tử làm ô uế núi non.

    5. Núi Dài hay núi Giài (cao 580 thước, chiều dài 8.000 thước, chiều ngang 4,500 thước), nằm trên địa phận bốn thôn Châu Lang, Lương Phi, Ba Chúc, Lễ Trí, tổng Thành Ngãi, quận Tri Tôn. Người ta đặt tên như thế là vì núi nầy dài tới 8 cây số.



    6. Núi Tượng (cao 145, chiều dài 600 thước, chiều ngang gần 400 thước), thuộc thôn Ba Chúc (tổng Thành Ngãi, quận Tri Tôn), ở gần núi Dài. Người ta kêu núi Tượng vì nó giống hình con voi.



    7. Núi Tô hay Cô Tô, hay Ông Tô (cao 614 thước, chiều dài 5.800 thước, chiều ngang 3.700 thước), nằm trên địa phận bốn thôn Tri Tôn, Cô Tô, Ô Lâm và An Tức (tổng Thành Lễ, quận Tri Tôn) và ở gần biên giới Hà Tiên, Rạch Giá. Sở dĩ có tên trên đây là vì núi nầy giống hình cái tô lật úp.



    Để kết luận đoạn nầy, chúng ta thử hỏi : Trong ba vị đã kể danh hiệu Thất Sơn, ai là người hữu lý hơn hết? Chúng tôi tưởng không dễ gì xét đoán, bởi vì:

    Ông Chín Tròn kể đủ bảy danh từ rất văn chương và có thi vị (dường như ông kể đúng hơn hết? Nhưng tại sao núi Trà Sư, núi Bà Đội v. v… lại không được kể tới?

    Ông Hồ Biểu Chánh kể tới 12 danh từ lạ tai, nhưng không biết phải áp dụng danh từ nào vào núi nầy cho đúng.

    Còn nhà khảo cứu ngoại quốc nói trên thì mặc dù kể bảy danh hiệu, nhưng chẳng biết tại sao không nói đến núi Giài 5 giếng, núi Xuân Tô, núi Tà Bác (hay núi Phú Cường), núi Nam Vi, núi voi (Bà Khẹt) v. v…?

    Âu cũng là một điều huyền bí !

    NĂM NON LÀ GÌ?

    Ai ai cũng nói đến Năm Non Bảy Núi, nhưng bảo kể danh hiệu Bảy Núi thì ít có người kể được. Còn nói đến Năm Non thì rất ít người biết nó là gì. Theo kết quả sự tìm hỏi của chúng tôi thì Năm Non là năm cái chỏm cao (vồ) của Núi Cấm. Năm cái vồ ấy là :

    1. Vồ Bò Hong: vì xưa kia ít người lai vãng, giống bò hong sinh nở nhiều vô số ở tại vồ nầy, cao 716 thước, ở về hướng tây).



    2. Vồ Đầu: phải chăng vì là cái vồ đâu tiên mà người ta gặp được khi lên núi do ngã chợ Thum Chưn, cao 584, ở về hướng Tây Bắc.





    3. Vồ Bà (Phnom Barech): vì ở đây có một cái điện thờ bà Chúa Xứ, cao 579 thước, ở về hướng Nam.



    4. Vồ Ông Bướm: vì xưa kia Ông Bướm Ông Vôi có về ẩn náu nơi đây, cao 480 thước, ở về hướng Bắc.



    5 - Vồ Thiên Tuế (Phnom Prapéal):
    vì ở đây có nhiều cây thiên tuế, cao 514 thước, ở về hướng Đông.



    Để kết luận đoạn nầy, chúng tôi xin nhấn mạnh về sự quan trọng nhứt của Núi Cấm, một hòn núi mà từ trên không dòm xuống ta thấy chu vi chân núi vẽ thành một cái hình tam giác ba cạnh bằng nhau.

    CHÚ THÍCH

    Theo Địa chí An giang, ở hai huyện Tri Tôn và Tịnh Biên có 37 ngọn núi đã có tên, nhưng con số 7 (bảy núi) vẫn không hề thay đổi.

    Mặc dù Đại Nam Nhất Thống Chí của Quốc sử quán nhà Nguyễn đã đề cập đến bảy điểm “linh huyệt” của vùng Thất Sơn, rồi chọn ra những núi đã nêu trên, nhưng so sánh lại những tên núi, vẫn có khác biệt.

    Lý giải cho điều này, hiện nay vẫn chưa có lời giải thích nào ổn thỏa. Nhưng điều dễ thấy trong việc sắp xếp núi non này, đã chịu ảnh hưởng rất nhiều những yếu tố thần bí, siêu nhiên, phong thủy...
    Last edited by Love_Tamlinh; 02-03-2011 at 04:58 PM.

  3. #3

    Mặc định

    THẤT SƠN THU VỀ ĐẤT VIỆT CUỐI CÙNG CUỘC NAM TIẾN

    Thất Sơn xưa kia nằm sâu trong nội địa nước Thủy Chân Lạp, và đã từng được thổ dân của nước ấy coi là một lãnh vực quan trọng: người tu hành cho là một chốn danh lam huyền bí, có thể vào đó mà tu luyện dễ thành; nhà chỉ huy quân sự thì coi là một vùng hoa địa, lại có thể cứ hiểm trường kỳ mà kinh bang lập quốc; kẻ côn đồ cướp bóc lại cậy vào đó làm chổ lẩn lút lánh thân, chiêu la đồ đảng. Vì thế, trên bước đường Nam tiến của dân tộc Việt, đất Hà Tiên là một xứ ở biên thùy dị vực (sau lưng dãy Thất Sơn) đã lọt vào nước ta từ năm 1714 mà mãi đến 45 năm sau (1759), mức cuối cùng của cuộc Nam tiến, Thất Sơn mới được thu về đất Việt.

    Năm Đinh Sửu (1757), vua Chân Lạp là Nặc Nguyên (Neac Ang Snguôn) mất, chú họ là Nặc Nhuận (Neac Ang Nhuận) làm Giám quốc xin dâng đất Trà Vang và Ba Thắc (1) để cầu được chúa Vũ Vương (chúa Nguyễn Phúc Khoát) phong cho làm vua. Song liền sau đó, Nặc Nhuận bị con rể là Nặc Hinh nổi loạn giết đi mà cướp lấy ngôi vua (1758).

    Bấy giờ con của Nặc Nhuận là Nặc Tôn chạy sang Hà Tiên cầu cứu với Mạc Thiên Tích (2). Thiên tích dâng sớ tâu bày các việc của nước Châp Lạp vừa xảy ra và đề nghị ủng hộ cho Nặc Tôn được về nước làm vua, kế vị cho cha. Vũ Vương bằng lòng và sai tướng sĩ Ngũ dinh tại Gia Định hợp với Mạc Thiên Tích mà lo việc ấy, Trương Phúc Du vâng lịnh đem binh đánh dẹp. Nặc Hinh thua chạy và sau bị kẻ thuộc hạ giết. Hoàng tử Nặc Non cùng một ít họ hàng nhà vua bôn đào sang xiêm.

    Mạc Thiên Tích đưa Nặc Tôn về nước rồi lập lên làm vua, và được Vũ Vương phong cho chức Phiên Vương.

    Để đền lại cái ơn rất trọng hậu của Vũ Vương Nặc Tôn bèn dâng đất Tầm Phong Long (1759), trong ấy có cả vùng Thất Sơn quan trọng mà ngót 100 năm (1658 – 1759), từ khi bắt đầu có cuộc đụng chạm với người Việt, lúc nào người Chân Lạp cũng hoặc dùng làm nơi trú ẩn, hoặc nương vào vị trí hiểm trở mà tiến binh. Ngoài ra Nặc Tôn còn cắt thêm năm phủ: Hương Úc (Kompong Som), Cần Bột (Kampot), Sài Mạc (Cheal Meas), Chưng Rừm, Linh Quỳnh (vùng duyên hải từ Sré – Ambel đến Peam) để riêng tạ ơn Mạc Thiên Tích. Mạc Thiên Tích đều đem dâng về cho Vũ Vương. Vũ Vương cho sáp nhập vào trấn Hà Tiên (3).

    Muốn ngăn ngừa sự khuấy nhiễu của người Xiêm La và Chân Lạp, ta lại đặt ra nhiều đồn lũy cố thủ.

    Về đường bộ, miền đông và miền trung: một đạo binh Côn Man (4) đóng ở Tây Ninh và một đạo đóng ở Hồng Ngự (Châu Đốc), liên lạc nhau do đường tắt biên giới (Đồng Tháp Mười), Soài Riêng. Miền Tây: một đạo đánh ở Tịnh Biên để án ngữ Thất Sơn và liên lạc với hai đồn binh: Giang Thành và An Giang.

    Về đường thủy, lập đồn ở hai bên bờ Cửu Long Giang, gần nẻo biên thùy:

    1. Tân Châu đạo ở Tiền Giang (quân đóng tại Cù Lao Giêng).
    2. Châu Đốc đạo ở Hậu Giang (quân đóng ở bến An Giang, liên lạc với Tịnh Biên để phòng ngự Thất Sơn).
    3. Đông Khẩu đạo ở Sa đéc (làm hậu thuẫn cho hai đạo tiền phong: Tân Châu và Châu Đốc.

    Thế là trọn một thế kỷ kể từ khi Nam tiến, đất Chân Lạp hoàn toàn thuộc về nước Việt Nam ta, và dãy Thất Sơn trùng điệp hiên ngang nằm dọc sau sông Cửu Long kia đến mức sau cùng của cuộc Nam tiến mới chịu nhập vào với lũy tre xanh ngàn đời, để tô đấp thêm cho giang san thanh tú của con Hồng cháu Lạc.

    THẤT SƠN DƯỚI CON MẮT NHÀ ĐỊA LÝ HỌ MẠC

    Theo như những người đã biết, cái ếm ở Bài Bài, thuộc làng Nhơn Trung, huyện Tịnh Biên (Châu Đốc), do ông Phạm Thái Chung, tục gọi là ông đạo Lập – một đệ tử được phép chơn truyền của Đức Phật Thầy Tây An – khám phá ra ở quanh miền rừng núi thiêng liêng nầy từ xưa. Nhưng ít ai để ý xem tại sao mà có, hoặc do ai làm ra với mục đích gì.


    Tượng đài Mạc Cửu, thị xã Hà Tiên

    Căn cứ vào những chữ còn sót lại trên mặt các ếm nầy mà xét (vì tấm đá mòn chữ đi nhiều): Hoàng Thanh, Càn Long ngũ thất niên, trọng thu, cốc dân, thì biết được cái ếm nầy chôn vào mùa thu, tháng 8, năm Càn Long nhà Thanh thứ 57 tức năm 1792 dương lịch. Lúc nầy chính là lúc con cháu Mạc Cửu còn trọng nhậm tại Hà Tiên (Mạc Tử Sanh, Mạc Tử Thiệm). Trừ bọn họ ra, vùng nầy thuở đó không còn có đám người Minh Hương (Trung Hoa) nào khác nữa. Như thế, ta có thể nói là cái ếm nầy của bọn họ Mạc, với con mắt nhà địa lý, hoặc vì thấy vượng khí của vùng sơn lãnh linh thiêng, hoặc bởi biết có long huyệt, sợ đất Việt sẽ phát sinh thánh chúa sau nầy nên họ đã ếm trấn ngay từ khi cuộc Nam tiến của nước ta được hoàn thành (5).



    Tại sao họ Mạc đã xin làm dân Việt, đã làm quan cho nước ta mà còn sợ vượng khí của non sông anh tú ? Điều đó rất dễ hiểu. Xem hai câu thơ kết thúc trong bài Lư Khê Nhàn Điếu của Mạc Thiên Tích:
    Hải thượng tà đầu thời độc tiếu,
    Di dân thiên ngoại nhất ngư ông.

    Dịch nghĩa:
    Trên biển riêng cười cơn xế bóng,
    Đem dân ngoài cõi một ngư ông.

    Ta cũng đủ biết cái chí khí của họ Mạc bao giờ cũng nuôi mộng bá vương, chờ cơ vùng vẫy. Hơn nữa sách Mạc Thị Sử còn cho ta biết thêm rằng từ khi vua chúa Vũ Vương lên ngôi (1744), thị sự chia dinh định phủ được sắp đặt như thế nầy: từ Phú Xuân đến Bình Thuận: 9 dinh: còn phần đất mới lấy được của Chân Lạp thì từ Trấn Biên đến Long Hồ: 3 dinh. Duy đất Hà Tiên vẫn để y làm trấn, họ Mạc được ba năm một lần triều cống như lệ của nước chư hầu. Như thế, tuy chưa được cái danh nghĩa cô quả, chứ thực đã có cái tư cách bá vương. Lại như nay tại Hà Tiên, trên Bình San còn có nền tế sơn xuyên, nền tế xã tắc, thì đủ biết họ Mạc bị thúc đẩy đến chỗ không muốn cho Việt Nam có Minh quân Thánh chúa ra đời tại vùng Thất Sơn (điều mà ta cho là việc dĩ nhiên, không chi làm lạ).



    Hơn nữa, là sau ngày xuống cái ếm nầy lối 60 năm, vào khoảng 1849 – 1856, Đức Phật Thầy Tây An đã cho Đức Cố Quản Thành trồng bốn cây thẻ quanh vùng Thất Sơn. Ý chừng Ngài đã biết rõ sự trấm ếm của họ Mạc nên cắm thẻ để trấn áp cho ếm mất thiêng đi, hoặc vì sự che chở cho anh linh vượng khí hay long nguyệt nước Việt ta mà Ngài có phận sự phải làm ! Hiện giờ, ếm còn thấy một cây (6) và thẻ chỉ còn một vài di tích (nay được cất dinh thờ ở Láng Linh (Châu Đốc) và người đời gọi là dinh ông Thẻ). Âu cũng là một dấu tích kỳ bí, để cho người đời còn có thể phăn ra nguồn gốc vậy.

    CHÚ THÍCH

    1. Trà Vang và Ba Thắc: Trà Vinh và Sóc Trăng ngày nay

    2. Mạc Thiên Tích (1718–1780): con trai Mạc Cửu, nối nghiệp cha trông coi vùng Hà Tiên.

    Mạc Cửu (1655-1735) vào năm 1680, vì không chịu thuần phục nhà Thanh, ông đem cả gia đình, binh sĩ và một số sĩ phu khoảng 400 người lên thuyền rời khỏi Phúc Kiến đổ bộ lên một vùng đất hoang trong vịnh Thái Lan thuộc ảnh hưởng của Chân Lạp, ông xin ở lại lập ấp rải rác từ vũng Thơm, Trùng Kè, Cần Vọt, Rạch Giá, Cà Mau, Hà Tiên, xây dựng nơi đây thành cảng biển buôn bán sầm uất, như một vương quốc. Năm 1714, ông dâng đất Hà Tiên cho chúa Nguyễn, nhận nơi đây là quê hương thứ hai của mình và nguyện hết lòng phục vụ. Chúa Nguyễn Phúc Chu phong ông làm Tổng binh trấn Hà Tiên.

    3. Năm phủ này đến đời vua Tự Đức, năm 1848, đã giao trả lại cho nước Cao Miên.

    4. Côn Man: người di cư từ Champa, Malaysia. Hiện giờ còn có rất nhiều di tích người Chàm ở Hồng Ngự và Tây Ninh là do cuộc dồn binh nầy hồi xưa mà ta đã dùng người Côn Man đóng ở đó.

    5. Sự trấn ếm và muốn đè nén không cho dân Việt có được Thánh nhân ra đời đối với người Tàu là thường. Xem như ngày xưa, tương truyền có Rồng ở lưu vực Hồng Hà thời Hồng Thủy. Nó theo dõi đường Nam tiến để yểm trợ dân Việt. Thầy địa lý của Tàu là Cao Biền đã theo dấu đến xứ Việt Nam, dinh trấn ếm và giết cho hết, không để cho nó hun đúc tinh thần dân tộc Việt. Nào dè Rồng thiêng đã ẩn mình kịp xuống tại Vịnh Hạ Long.
    Last edited by Love_Tamlinh; 02-03-2011 at 05:10 PM.

  4. #4

    Mặc định

    SỰ QUAN TRỌNG CỦA THẤT SƠN

    QUAN TRỌNG VỀ MẶT CHIẾN LƯỢC

    Nằm trong khu tam giác Tịnh Biên – Nhà Bàng – Tri Tôn, vùng Thất Sơn choán một địa thế bề dài lối 30 km, bề ngang độ 17 km, (khoảng 1/7 diện tích tỉnh Châu Đốc) và trở thành một pháo đài thiên nhiên vô cùng kiên cố vùng biên giới, án ngữ cả vùng bờ biển Hà Tiên, Rạch Giá.

    Thật vậy, từ cổ chí kim, từ Âu sang Á, không một chiến lược gia nào có thể phủ nhận cái phần ưu thắng về tính cách địa hiểm của núi non trong việc điều binh khiển tướng.



    Vua Lê Thái Tổ, nhà anh hùng áo vải ở núi Lam Sơn, trong mười năm kháng chiến với quân Minh đã phải ba lần rút về núi Chí Linh để cố thủ.

    Hoàng Hoa Thám tức Đề Thám, trong hai chục năm chống Pháp đã nổi danh là «Hùm Yên Thế » vì chiếm được núi Yên Thế làm hơi hiểm cứ.

    Chúa Nguyễn Hoàng cũng đã hiểu rõ sự quan trọng của núi non về mặt chiến lược nên trước khi mất có dặn người con thứ sáu là Nguyễn Phúc Nguyên rằng: Đất Thuận, Quảng nầy bên Bắc thì có núi Hoàng Sơn, sông Linh Giang, bên Nam thì có núi Hải Vân và núi Bí Sơn thật là một nơi trời để cho người anh hùng dụng võ…»

    Vua Đinh Tiên Hoàng (Vạn thắng vương) đã dẹp loạn sứ quân, dựng nên nghiệp cả nhờ giữ được động Hoa Lư, hay Trương Lương đã rực rỡ thành công nhờ biết lui về Ba Thục để lập chiến khu (chiến lược nầy đã làm cho Tưởng Giới Thạch phải thán phục và học đòi bằng cách rút về Trùng Khánh để trường kỳ kháng Nhựt).

    QUAN TRỌNG VỀ MẶT KINH TẾ

    Đã quan trọng cho việc quốc phòng (về mặt chiến lược như trên đã nói), vùng Thất Sơn lại còn quan trọng cho dân sinh về mặt kinh tế, vì nó bảo trợ và chi phối những vùng đồng ruộng phì nhiêu bao la bát ngát (Đồng Tháp Mười và Đồng Cà Mau) được thấm nhuần bởi con sông Cửu Long và những sông ngòi kinh rạch chi chít khắp nơi, rất tiện cho việc cho việc trồng trọt cấy cày và giao thông vận tải.

    Dưới đây xin lược kê vài nguồn lợi phong phú của vùng nầy về nông sản, chăn nuôi, lâm sản, khoáng sản, giang sản và hải sản:



    a. Về nông sản, người ta lại còn chia ra nông sản chánh và nông sản phụ.

    Nông sản chánh gồm có lúa và dừa.
    + Lúa (món ăn căn bản của người Việt Nam và là sản phẩm quan trọng nhứt) chiếm tám chục phần trăm (80%) các nguồn lợi. Diện tính trồng trọt ở Nam Việt được trên 30 ngàn mẫu tây và số sản xuất hằng nắm trên 4 triệu tấn (số liệu năm 1955). Về phương diện lúa gạo, Việt Nam ta đứng vào hạng nhứt nhì ở Đông Nam Á. Sở dĩ được vậy là nhờ các vùng đồng ruộng mênh mông thuộc châu thổ sông Cửu Long và đồng Cà Mau. Bởi lẽ đó, người ta gọi mấy vùng nầy là vựa lúa của nước Việt Nam.

    + Dừa (một loại cây kỹ nghệ rất hữu ích) cũng được trồng trọt rất nhiều trong các vùng nầy, nhứt là ở Mỹ Thọ và Bến Tre.

    Về nông sản phụ thì lại có cây thực phẩm và cây công nghiệp:
    + Cây thực phẩm khác như: bắp, khoai đậu, mè, mì, sắn, tiêu, mía, trái cây (cam, quít, ổi, chuối…)
    + Cây công nghiệp cũng có nhiều để cung cấp nguyên liệu cho các xưởng máy như: bông vải, gai, thuốc lá, đậu phộng.

    b. Về sự chăn nuôi tuy còn kém khuyết nhưng gà, vịt, heo, dê, trâu, bò cũng có thể gọi là đủ dùng.

    c. Về lâm sản, vùng thất Sơn có rất nhiều gỗ quí như: cà chất, câm xe, cẩm lai, giá tị, trắc, sến, nu, sao… Những rừng rú điệp điệp trùng trùng lại còn cung cấp vô số củ nâu, dây trại, dây mây và vô số dược liệu như: đầu khấu, sa nhơn, chỉ xác, đỗ trọng…

    Ở vùng đồng bằng có các nơi ven biển như: Hà Tiên, Rạch Giá, Bạc Liêu, Cà Mau lại còn có kho vô tận dừa lá, chun bầu, bần, tràm, đước, vẹt, lác, đưng… dùng vào việc xây dựng nhà cửa cho dân cư hoặc để cắt củi hầm than bán lại cho dân gian và ngoại bang tiêu thụ.

    d. Về khoáng sản, ngoài thứ đá làm nhà ở Châu Đốc, Long Xuyên và đá làm vôi ở Hà Tiên, đồi núi Ba Thê ở Long Xuyên (gần Thất Sơn) còn có vàng, huống gì Thất Sơn còn tiềm ẩn nhiều khoáng sản quý chưa dò tìm hết.



    e. Về thủy sản thì bất tất phải có nhiều, vì ai mà chẳng biết miền Tây Nam bộ chi chít sông ngòi kinh rạch có vô số cá tôm, nuôi sống gia đình quanh năm sống bằng lọp, câu, chài, lưới và cung phụng cá mòi, cá linh, cá cơm cho ngành chế biến nước mắm.

    g. Về hải sản, tưởng không cần phải nói nhiều về sự quan trọng của nghề đánh cá ở vùng duyên hải Hà Tiên, Rạch Giá, Cà Mau và nghề làm muối ở Bặc Liêu.

    Một ký giả ngoại quốc nói rằng tỉnh Bặc Liêu có 4 kho vàng vô tận là: vàng vàng (lúa), vàng xanh (cây làm củi), vàng đen (than củi) và vàng xám (muối).

    QUAN TRỌNG VỀ MẶT PHONG THỦY

    Bàn về địa lý (phong thủy) ta nên đặc biệt quan tâm đến những trọng điểm nầy: Thất Sơn nằm trên địa phận tỉnh Châu Đốc (nay là An Giang) và sông Cửu Long chảy qua tỉnh nầy.

    Mà Thất Sơn tức là Bửu Sơn hay Bảo Sơn, là núi quí báu vô ngần, hiển linh tột bực. Nơi đây đã có nhiều vị tu hành chứng quả Phật, Tiên, Thần, Thánh. Chính phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã phát tích tại vùng nầy.

    Còn Cửu Long tức là Bảo Giang. Con sông nầy được coi như là con sông quí báu, vì nó là con sông dài thứ 12 trên hoàn cầu (hơn 4.500 km), phát nguyên từ bên Tây Tạng, dãy núi Hi Mã Lạp Sơn cao nhứt hoàn cầu (8.840 m) và là nơi Đức Phật Thích Ca đã đắc quả chánh đẳng chánh giác. Con sông nầy chảy qua Trung Quốc, Lào, Myanma, Thái Lan, Campuchia, qua Việt Nam (nhứt là tỉnh Châu Đốc) rồi tuôn ra biển Đông với chín cửa biển (cửa Tiểu, cửa Đại, cửa Bà Lai, cửa Hàm Luông, cửa Cổ Chiên, cửa Cung Hầu, cửa Định An, cửa Bách Xắc, cửa Tranh Đề), vừa kết tụ nguyên khí, vừa phát triển đủ thứ địa hình.



    Nhìn kỹ bản đồ Việt Nam thì ta thấy Cù lao Kết từ Vàm Nao đến Phnom Penh, giống hình một con qui, mỏ quay về Vàm Nao (2). Mà « con quy » ấy đã nằm giữa Tiền Giang và Hậu Giang lại ở vào khoảng giữa (tức Trung Ương) Thất Sơn và Cửu Long. Theo nguyên lý nam thất nữ cửu thì Thất Sơn thuộc Dương, Cửu Long thuộc Âm.

    Địa hình có âm dương tương hội thế ấy tất nhiên là địa linh. Mà địa linh tất sanh nhơn kiệt. Sông thế ấy, núi thế kia phải đào tạo được những trang hào kiệt phi thường, (Giang sơn chung tú phi thường).

    Về mặt địa lý, ông A.T.Y. trong quyển CON ĐƯỜNG NÀO ?, có dựa theo tài liệu quyển HUYỀN DIỆU THIÊN THƠ mà ông đã may mắn được một dị nhơn tặng cho ở vùng Thất Sơn (mong rằng đây là sự thật !) để nói về sự linh thiêng mầu nhiệm của miền Nam nước Việt như vầy:

    «Khoa địa lý dạy rằng: hễ một dòng sông bắt nguồn từ nơi đất địa hiển linh, núi cao ngàn năm không người ở, rừng rậm ngàn năm không ai tới lui, phóng lượn sóng nghênh ngang ngàn thu không cạn, thì con sông ấy sẽ kết tụ nơi huyệt Long Đảnh một địa huyệt rất linh hiển, phì nhiêu về vật chất, cao siêu tột bực về tinh thần. Cửu Long giang là một dòng Bảo giang oanh liệt, oai nghiêm, kết liên với núi Thất Sơn, Cửu Long giang xuất hiện ra 12 huyệt huyền diệu, chấm đậm nét hùng vĩ trên bản đồ.

    « Bắt đầu khởi kết tụ nguyên khí âm dương xây nên địa huyệt thứ nhứt tại Thất Sơn (Châu Đốc). Chỗ ấy ba huyệt thiên tiên hiệp lại làm Nê hườn cung, xuất hiện đúng ngày linh hiển tam huê tụ đảnh mùi hương lạ kỳ bí mật bay ra từ núi Sam đến núi Tượng. Chỗ ấy là cân não, cốt tủy của Cửu Long: tên nó được hưởng ứng theo luồng điện thiên nhiên, oai nghiêm, từ bi, hùng vĩ đời sau gọi là Kim Thành huyệt. Đó là huyệt Dương đã hiện, Cửu Long kết lần với hai cốt núi âm phong, cô độc, liên hiệp thành cặp mắt Hà Tiên và Phú Quốc là Thủy Trung huyệt. Tây Ninh, núi Điện Bà là Huỳnh Môn huyệt, hai đảnh núi ấy thuộc về Âm kết tụ ngươn khí tại Trung Ương tạo nên Ấn Đường huyệt (Dương) để khai mở luồng điển quang cho các huyệt kia vừa ngưng tại lối miệt Long Xuyên, Bình Mỹ (một dãy cù lao lớn chạy dài từ Bình Mỹ xuống gần đến Cần Thơ).

    «Từ Kim Thành huyệt phóng xuống mũi Cà Mau và núi Kỳ Vân, hai huyệt dương nữa, một bên thì thành sống mũi Cửu Long chấm đến Cà Mau (tức là Lâm Huyền huyệt) một bên thì hàm rồng tại Kỳ Vân (tức là huyệt Bích Ngọc). Đồng cân với hai huyệt âm (Thủy Trung huyệt và Huỳnh Môn huyệt) hiện ra một huyệt thứ sáu (Bình Nam huyệt) tại núi Côn Lôn là chót lưỡi của Cửu Long.

    « Sáu huyệt âm dương vừa kết tụ ngươn khí thì tại Trung Ương huyệt, yết hầu Cửu Long vừa khai mở gần Cần Thơ bây giờ, gọi là Trung Ương Cửu Long huyệt. Lần lần ba cửa mở ra: cửa Đại, Tiểu, v.v… vừa thành tựu (năm Nhâm Thìn 1892) khiến cho ba nguồn thủy dựng tại Bình Nam châu chuyển động (lưỡi Cửu Long) làm cho các miền ở chánh cửa khẩu phải bị nạn lụt (Vàm Cỏ, Gò Công, Bến Tre và các cù lao nhỏ v.v…) ba ngày ba đêm. Đó là bảy huyệt linh thiêng chánh gốc của xứ Việt Nam mới ngưng kết được lối 100 năm nay. Sự linh thiêng tân tạo là đầu Cửu Long giang, một nguồn Bảo giang thiên cơ đã định phải chói rạng sự huyền diệu. Vì địa linh ấy mới sanh nhơn kiệt, các vị thanh tổ kim thời hễ thuộc âm mạng thì phải xuất hiện (chớ không phải giáng sanh) dạy đời trong ba huyệt Âm (Thủy Trung huyệt, Huỳnh Môn huyệt và Bình Nam huyệt) còn thuộc Dương thì phải xuất hiện ở Thất Sơn, Kỳ Vân và Cà Mau (Kim Thành huyệt, Bích Ngọc huyệt và Lâm Huyền huyệt).

    Đọc đến đây, chắc sẽ có người cho rằng khoa địa lý là một môn học gồm toàn những sự mê tín dị đoan, vu vơ huyển hoặc. Đối với những bạn đọc ấy, chúng tôi xin thưa: Nếu quả thật sự xét đoán như thế là đúng thì cụ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm và ông Tả Ao tức Nguyễn Đức Huyện, người làng Tả Ao huyện Nghi Xuân, tỉnh Nghệ An đã chẳng được nổi tiếng và lưu danh vì giỏi khoa địa lý. Và nếu vậy thì làm gì đời Hán, Trương Tử Phòng phải soạn ra sách Bình xa ngọc xích; đời Tấn Quách Phú phải soạn ra sách Táng kinh; đời Tống. Trương Tử Vi phải soạn ra sách Ngọc túy chơn kinh; Trần Đoàn phải soạn sách Kim tỏa bí quyết; đời Nguyên, Lưu Bỉnh Trung phải soạn sách Kim đầu quyết táng pháp? (3)

    QUAN TRỌNG VỀ MẶT TÂM LINH

    Có lẽ không ai còn ngờ vực về non có ảnh hưởng to tát đối với tinh thần, chí hướng của con người. Nhìn lại lịch sử nước nhà, ta thấy phần đông những bực anh hùng dân tộc hay những thi sĩ siêu nhân hoặc những đấng siêu phàm đều có chịu ít nhiều ảnh hưởng của núi non… Đó là do khí thiêng hun đúc mà cũng tại vì sự hùng vĩ của núi non rừng rú nó làm cho con người được chí tại cao sơn, tâm ư thượng đỉnh.

    Ngoài trường hợp của những vị anh hùng những nhà chí sĩ cách mạng ở Nghệ An, Hà Tĩnh (hai tỉnh có lắm núi non) chúng tôi xin kể thêm vài trường hợp khác để làm bằng chứng.

    1. Vua Lê Lợi (tức Lê Thái Tổ) khởi nghĩa chống quân Minh ròng rã mười năm trường và rốt cuộc đã nên công đại định là một vị anh hùng áo vải ở núi Lam Sơn.

    2. Nguyễn Trãi, người đã giúp mưu cơ cho vua Lê Lợi chiến thắng quân Minh và đã viết bài « Bình Ngô đại cáo », một áng văn kiệt tác, vẫn còn mãi lưu truyền trong sử sách – là người khi về già đã lên Côn Sơn di dưỡng tính tình và an nhàn tự toại, ngâm khúc Côn Sơn ca.

    3. Cụ Trạng Trình rành khoa địa lý, lại thông biểu bộ Thái Ất Thần Kinh, viết ra nhiều lời truyền sấm mà khi trở về già lại ẩn chốn lâm sơn tác thi dưỡng trí (thơ này góp lại thành quyển « Bạch Vân thi tập »), sống một cuộc đời thanh bần nhàn nhã. Những câu thi dưới đây đủ chứng minh một cách hùng biện trạng thái tâm hồn của cụ lúc đó.
    Một bầu một bát vững sơn tăng.
    Hay là Khách nhàn sơn dã dưỡng thân nhàn.

    4. Vua Quang Trung Nguyễn Huệ, vị anh hùng dân tộc đã lật đổ Nguyễn, diệt tan Trịnh, đánh bại Mãn Thanh, thống nhứt cả Việt Nam vào cuối thế kỷ thứ 18 là người ở trại Tây Sơn gần đèo An Khê, trên đường đi Pleiku Kontum.

    5. Nguyễn Quang Thiếp tức La sơn Phu tử, một bực danh nho cao sĩ, chánh kiến quang minh, biết lẽ tiến thoái tồn vong nhờ thuật số học (lý học, phong thủy và sấm kỷ), đã được vua Quang Trung mời nhiều lần để hỏi ý kiến và cầu sự cộng tác – là người gốc ở huyện Nghi Xuân, gần núi Hồng Lĩnh, nơi đã sản sinh không biết bao nhiêu danh nho, danh tướng, sau về ngụ ở huyện La Sơn nên người ta kêu tặng ông là La Sơn Phu tử. Lúc về già, ông lên ẩn náu chốn núi rừng.

    Trong « Hạnh Am ký » (bài ký viết trong Am May), La Sơn Phu tử chép như vầy: Bởi vậy, ta bỏ hết học khoa cử, chuyên đọc các sách Tính lý, Tứ thơ, Ngũ kinh đại toàn. Vui cùng rừng hố. Núi sông miền Nam châu, dấu chơn có gần khắp…

    6. Cụ Nguyễn Du, tức Tố Như tiên sinh, tác giả quyển Kim Vân Kiều – một áng văn tuyệt tác làm cho các nhà văn trong nước và ngoại quốc nhiệt liệt hoan nghinh – là một thi nhân đã từng lê dấu chơn trên chín mươi chín ngọn núi Hồng Lĩnh.

    Trên đây là nói những bực tiền bối phần đông đã thấm nhuần thuyết tu tề trị bình của Nho giáo và đã xa cách ta đến mấy thế kỷ.

    Ảnh hưởng của núi non Thất Sơn đối với những vị học Phật tu Nhân gần đây lối 150 năm trở lại, như: Đức Phật Thầy Tây An, Đức Phật Trùm, Đức Bổn Sư, Ông Sư Vãi Bán Khoai, ông Cử Đa, chư đại đệ tử của Phật Thầy Tây An, Đức Huỳnh Giáo Chủ…

    Thật vậy, nếu xưa kia Đức Thích Ca đến Rạch Ni Liên Thuyền trên Linh Khứu Sơn (trong dãy Hi Mã Lạp Sơn) và « thấy cỏ cây cảnh bắt tham thiền » nên « ngồi khổ hạnh sáu năm bên ấy » để được đắc đạo thì ngày nay các vị Giáo chủ hay các vị đại đệ tử trong phái Bửu Sơn Kỳ Hương cũng phải có một thời gian tu tâm luyện tánh trong các núi non am cốc nơi chốn Thất Sơn, ẩn mình nơi điện Tam Thanh, điện Rau Tần hay điện Quan Âm chẳng hạn. Cái đó có khác nào trong truyện Tây Du nói Tôn Ngộ Không đến Phương Thốn Sơn, học Đạo với Bồ Đề Tổ Sư tại Linh Đài Tà Nguyệt Tam tinh động. Hay trong truyện Phong Thần nói Khương Tử Nha lên Côn Lôn Sơn thọ giáo với Ngươn Thỉ Thiên Tôn tại động Ngọc Hư… (4)

    CHÚ THÍCH

    1. Cù lao Kết: Người xưa quen gọi phần đất phù sa nằm giữa hai sông Tiền và Hậu, gồm ba huyện An Phú, Tân Châu và Phú Tân tỉnh An Giang ngày nay.

    2. Vàm Nao: Xa xưa có tên là Hồi Oa, Thuận Vàm, nhánh sông nối liền Tiền giang và Hậu giang, vàm trên là chỗ ngã ba Đình Hòa-Hảo, vàm dưới là chỗ chợ Mỹ Hội Đông, dài khoảng 6000 thước. Nay vẫn còn gọi là sông Vàm Nao.

    3. Cũng nên nói thêm đôi điều về khoa địa lý (hay phong thủy). Khoa nầy thường được áp dụng trong việc lập thành quách, cất đình chùa, hoặc làm nhà cửa, để mồ mả. Đất làm nhà cửa gọi là dương cơ, còn đất để mồ mả thì gọi là âm phần. Về dương cơ, người ta ít khi kén chọn chỗ đất, mà chỉ lấy hướng cho hạp. Còn về âm phần thì người ta thường nhờ thầy địa lý đi tìm một cách cẩn thận.

    Theo phép địa lý thì trước hết phải phân biệt hình đất làm năm loại chánh là: Kim, mộc, thủy, hỏa, thổ. Người ta lại còn tùy theo cuộc đất giống hình vật gì mà phân biệt các kiểu đất quí như: lục long tranh châu, phụng hoàng ẩm thủy, tê ngưu vọng nguyệt, quần tiên hội ẩm, hổ trục quần dương, v.v… Cũng có những kiểu đất hình con rùa, con cá, con voi, con ngựa, cái cờ, cái ấn, ngòi bút, thanh gươm v.v… Khi đi tìm đất thì trước phải tìm tổ sơn, rồi dò long mạch theo thế dất đặng tìm huyệt. Hễ là huyệt trường thì tất phải có tiền ám hậu chẫm, tả long hữu hổ; mặt tiền phải có minh đường thủy tụ hội, mặt hậu phải có long mạch thu thúc, mặt ngoại phải có bàng sa triều củng. Cuộc đất như thế là chỗ tụ khí tàng phong, quả là chơn huyệt.

    4. Đến đây, chúng tôi tưởng cũng nên mở một dấu ngoặc để luận giải ít điều về hai bộ truyện nầy.

    Truyện Tây Du và truyện Phong Thần là hai bộ lịch sử tiểu thuyết Tàu vô cùng lý thú. Bộ Tây Du nói về sự tu Phật của Khưu Trường Xuân Chơn nhơn (tu Tiên) viết. Còn bộ Phong Thần nói về sự tu Tiên, lại do Bạch Vân Thiền sư (tu Phật) viết. Hai vị là người đồng thời và đều tỏ ra – bằng cách tưởng tượng và xây dựng chung quanh một sự kiện lịch sử rằng người tu Tiên cũng am hiển việc tu Phật và kẻ tu Phật cũng biết rõ việc tu Tiên.

    Vậy chúng ta xem truyện Tây Du nên hiểu rằng Đường Tăng Tam Tạng thâu phục ba người học trò và con ngựa của Ngài cỡi là tượng trưng cho người tu hành (có tâm Phật) chế ngự được tâm phàm. Tôn Ngộ Không (ngụ ý gặp được cái lý chơn không) hay Tôn Hành Giả, (người dấn thân trên bước đường Đạo), một con người cốt khỉ, tượng trưng cái vọng tâm của người sơ tâm, nó lao chao như con vượn chuyền nhánh nầy qua nhánh họ (tâm viên). Con ngựa của Đường Tăng cỡi, tượng trưng cái ý phóng túng, buông lung, bất định của con người mới tu, nó giống như con ngưạ khó kiềm cho đứng yên được (ý mã). Trư Bát Giát (ngụ ý tám điều răn cấm), một người cốt heo, tượng trưng sự mê ăn, mê ngủ thích nhục dục, lại ngu dốt như con heo (mê si). Sa Tăng (ám chỉ người theo hạnh Sa môn trong Tăng già) giết người ăn thịt, lấy sọ người đeo trên cổ, tượng trưng sự hung hăng nóng nảy (sân nộ) v.v… Chớ sự thật không có Tôn Hạnh Giả, Bát Giái hay Sa Tăng, chỉ có thấy Trần Huyền Trang, một tăng sĩ đã phụng mạng vua Đường đi qua ẤN ĐỘ thỉnh kinh do Đức Thích Ca thuyết hồi đời nhà Châu (nghĩa là hơn một ngàn năm trước nhà Đường).

    Xem truyện Phong Thần, chúng ta nên suy gẫm về chỗ nầy. Cũng thời tu Tiên mà có người thuộc phe Xiển giáo, có người thuộc phe Triệt giáo. Vì duyên nghiệp, căn cơ khác nhau nên mỗi vị có một định mạng khác nhau: Khương Tử Nha mặc dù ở non tu luyện hơn 40 năm trường nhưng cũng phải xuống thế làm quan; Đổng Toàn mặc dù tài phép tinh thông mà không làm y theo lời Thầy nên phải đứng bảng Phong Thần; Pháp Giái mặc dù bại trận, sắp bị mạng vong nhưng có Phật Chuẩn Đề rước về Tây Phương Cực Lạc vì hạnh đức cao dày; Dương Tiễn, Vi Hộ, Lôi Chấn Tử và bốn cha con Lý Tịnh mặc dù dày công hạn mã và có đủ điều kiện để hưởng lộc Triều đình nhưng vẫn quyết định cáo từ về non tu luyện, sau bảy vị đều được nhục thân thành thánh…

    Tích xưa như thế, chuyện nay khác gì !

  5. #5

    Mặc định

    Đọc Huyền Sử Phú Quốc trong mục Lịch sử của Diễn đàn này thấy Chúa Đảo Phú Quốc Hạng Thế Châu đã được Bửu Sơn Kỳ Hương người Thầy Tâm Linh của Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho biết những điều cần thiết cho ngôi Chúa đảo của mình, nói là phải lấy 1 người, người đó là Sử Văn, sau sinh ra 1 người con trai, bà tự vẫn sau đó, người con trai được đưa về đất liền và làm con nuôi Mạc Cửu có tên là Mạc Thiên Tích,...
    Cũng như trong Việt nam Lý Thái Tổ ta thấy phần khuất mà chính sử không nêu được ví như chuyện các vị Thần,Tiên,...giúp Lý Công Uẩn lập nghiệp ra sao. Thấy phần chính sử không ghi được về thân sinh của Hoằng Trí - Lý Công Uẩn công đức thế nào,... Việc Đinh Tiên Hoàng đã truyền lại áo giáp và kiến thần cho Lý Công Uẩn như thế nào. Ông cha ta, những bậc Thiên Tử xuống thế truyền lại cho người xuống thế kỳ sau báu vật truyền nhân để bảo vệ tổ quốc như thế nào,...
    Đọc Những vần thơ ngoại cảm biết Trạng Trình gắn với Phật Bửu Sơn Kỳ Hương như thế nào.
    Rồi sau nữa Theo dấu người xưa sẽ biết: Phật Thầy Tây An, Bà Chúa Xứ,... gắn với sự nghiệp Vua Quang Trung, Công Chúa Ngọc Hân,...
    Thật lô gic và huyền diệu,...Tuyệt!
    Last edited by Tuduong; 21-10-2010 at 09:09 PM.

  6. #6

  7. #7

    Mặc định

    CÁC BẬC SIÊU PHÀM Ở MIỀN THẤT SƠN

    CHƯƠNG I: Đức Phật Thầy Tây An


    1 Hành vi và thân thế buổi đầu.

    Đức Phật Thầy Tây An chính danh là Đoàn Minh Huyên, sanh vào giờ Ngọ ngày rằm tháng mười năm Đinh Mão (1807), nhằm năm Gia Long thứ sáu.

    Ngài quê ở làng Tòng Sơn (1), tổng An Thạnh Thượng, tỉnh Sađéc. Tổ phụ ở đó từ lâu, nhưng tên họ là gì ngày nay không ai biết được. Chỉ biết trong thân tộc của Ngài, thuở Ngài mới ra đời, còn có hai người (anh chú bác) là Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên (2) mà thôi. Về sau, khi hai ông nầy mất đi, con cháu vì trải qua nhiều lần tao loạn trong nước nên hoặc chết, hoặc xiêu lạc đi nơi nào mà hiện nay ở Tòng Sơn không còn thấy roi truyền miêu duệ.

    Căn cứ vào nhiều bậc bô lão ở đây cho biết chắc chắn thì Đức Phật Thầy bỏ nhà ra đi từ lúc tuổi còn nhỏ lắm. Ngài đi đâu và làm gì, cả trong làng cho đến những người thân thuộc của Ngài cũng không ai hiểu được. Lần hồi, ngày lụn tháng qua, tên tuổi và hình dạng của Ngài chôn sâu vào thời gian, người ta không còn nhớ một mảy may gì về Ngài nữa.

    Một hôm, khoảng đầu năm Kỷ Dậu (1849), Ngài quá giang với một chiếc ghe buôn từ miệt trong (?) về. Lúc đền vàm rạch Tòng Sơn. Ngài lên bộ lần theo bờ rạch mà đi (thuở ấy đuôi làng Tòng Sơn ngang làng Tịnh Thới (Sađéc), chớ không phải lỡ còn nhỏ quá như ngày nay). Khi đến gần đình làng, gặp lúc có cây da trốc gốc ngã bật xuống sông, lấp cả đường nước, ghe xuồng qua lại đậu dồn chật cả một khúc sông, dân làng đang rũ nhau xúm lại thật đông, cột dây để kéo cây da vào bờ. Công việc nầy hì hục đã ngót nửa ngày rồi mà vẫn vô hiệu, người ta định giải tán. Kịp khi Đức Phật Thầy vừa tới, Ngài thấy vậy bèn ngỏ lời với dân làng xin để Ngài kéo hộ:
    - Các ông hãy cột dây lại, tôi sẽ ra sức tiếp tay với các ông.

    Đám dân làng cười xòa:
    - Chúng tôi lực lưỡng và đông đảo như thế nầy mà kéo không đi, ông ốm yếu quá, làm sao tiếp nổi ?

    Đức Phật Thầy cười:
    - Bà con thử cột xem, tôi liệu có cách kéo được.

    Thấy lời nói ôn tồn và vẻ mặt quả quyết của «người khách lạ», mấy người dân làng lội xuống nước, cột dây lại, và sắp hàng hai bên để chờ xem ông khách bộ hành nầy định kéo thế nào.

    Đức Phật Thầy đứng giữa giơ tay lên, hô to:
    - Hè... hãy kéo lên !

    Hai hàng dây của hai tốp người vừa hơi căng thẳng, cây da từ từ xếp ngọn vào bờ, khỏi phải hè hụi ó la và nhọc công ra sức chi hết.

    Những ghe xuồng đậu lại mấy hôm nay thấy trống được đường nước thì mừng rỡ ra đi. Mấy người dân làng vì mệt nhọc suốt buổi nay cũng uể oải kéo nhau về. Họ quên xem người khách bộ hành ấy về đâu, và cũng không buồn nghĩ đến chuyện cây da vì sao mà kéo vào được dễ dàng như vậy.

    Xong việc, Đức Phật Thầy lại ra đi. Khi đến đình thần làng Tòng Sơn, Ngài ghé vào. Từ ấy người ta thấy Ngài ngụ luôn tại đây, ở mái hiên sau, ngày thì chặt sậy, làm cỏ, đêm đến lại quét lá da để nầu nước uống.

    Được ít hôm, ông từ đình làng nầy thấy vậy có lòng lo sợ cho sự rủi ro xảy ra hỏa hoạn, vì đình thuở ấy lợp bằng tranh, mà đêm đêm Đức Phật Thầy cứ đốt củi lửa lên hoài, nếu có bề nào thì sẽ khổ cho ông về phần trách nhiệm. Ông bèn đem ý kiến ấy mà bày tỏ cùng Đức Phật Thầy, và xin đừng đốt lửa ban đêm nữa.

    Ngài điềm tĩnh niệm Phật mà trả lời:
    - Tôi ở đâu thì sẽ giữ cho đó được bình yên, xin ông đừng ngại.

    Năm ấy thời hành dịch tả nổi lên nhiều nơi, ở làng Tòng Sơn cũng bắt đầu có lai rai bịnh ấy. Chức việc làng và dân chúng thấy vậy lo sợ, họ xúm nhau lại đình, làm heo gà cúng vái và đóng bè để «tống gió» ra khỏi làng.

    Nghe biết được việc ấy, Đức Phật Thầy ra trước chức việc làng. Ngài tỏ ý không muốn có công việc sát sinh hại vật mà tống gió, vì theo ý Ngài thì hãy tin tưởng Phật Trời cho thành lòng còn hơn, chứ tống như thế nầy, nếu thật có linh nghiệm thì cũng chỉ là một việc làm ích kỷ. Mình khỏi họa mà người khác mang tai thì sao ?

    Nhà chức trách trong làng không tin, cho là lời nói nhảm. Ngài buồn bã trở vào hiên sau, vừa đi vừa than:
    - Các ông tống thì tôi xin rước:

    Những lời biện giải đầy đạo đức và sáng suốt ấy của Đức Phật Thầy đã không đem lại được kết quả, mà trái lại, chức việc làng cho là một diềm gở, nên vài hôm sau, họ cử ông Thị sự (3) đến truyền lịnh không cho Ngài ở nữa, lấy cớ rằng trong làng không có quyền chứa chấp những người lạ mặt.

    Đức Phật Thầy nhận lời, nhưng trước khi đi, Ngài yêu cầu ông Thị sự mua hộ cho Ngài một đôi đèn sáp để Ngài làm lễ khai lý lịch cho làng và dân chúng nghe đã.

    Vì tình háo kỳ của ông Thị sự, và lòng tin tưởng của một ít người ở chung quanh đình, thấy Đức Phật Thầy có nhiều cử chỉ nửa hư nửa thực, nên cuộc lễ được tổ chức một cách rất mau lẹ.

    Sau khi lên đèn nhang làm lễ, Đức Phật Thầy kể rõ ông bà cha mẹ mình là ai, bà con dòng họ có những người nào, bỏ nhà ra đi từ bé để tu hành và ngày nay được tỏ ngộ như thế nào, và sau rốt, Ngày tự xưng mình là Đoàn Minh huyên.

    Chức việc và dân làng nhiều người nửa tin nửa ngờ. Họ tính ra thì trong số thân thuộc mà Đức Phật Thầy đã kể, có ông Đoàn văn Điểu và Đoàn văn Viên hiện còn sống, và đang ở trong làng nầy, nên liền cho người mời đến.

    Khi giáp mặt, ông Điểu cũng không nhận ra được Đức Phật Thầy. Ngài phải đem công việc gia đình đầu đuôi từ lúc ra đi thế nào mà thuật lại một mạch. Nghe xong, ông Điểu ôm Đức Phật Thầy mà khóc oà lên và sau khi chấm dứt câu chuyện hàn huyên, ông Điểu khuyên Ngài nên ở lại quê hương làm ăn với ông, đừng đi đâu nữa để đến phải thân hình tiều tụy, già nua trước tuổi như ngày nay (4).

    Để trả lời ông Điểu, Đức Phật Thầy đem việc đạo lý ra mà bàn giải chung cho mọi người nghe, rồi xin cáo từ mà đi. Bấy giờ ai nấy đều bừng tĩnh, vì thấu được ý nghĩa hay ho trong lẽ đạo mà Đức Phật Thầy vừa giải, nên chi tất cả đồng yêu cầu Ngài ở lại. Đức Phật Thầy không chịu. Ngài nhứt định ra đi. Ngay khi ấy, bịnh dịch đã tràn lấn tới tắp trong làng Tòng Sơn.

    2 Vào Rạch Trà Bư.

    Xuống chiếc xuồng bần, bơi bằng một miếng tre nhỏ, Đức Phật Thầy đi ngược lòng rạch Tòng Sơn, đổ lên Cái Tàu Thượng.

    Thầy cầm cọng không được nữa, anh em ông Điểu và mấy người dân làng dọn xuồng đi theo Ngài. Trong chuyến đi nấy, Ngài cho người ta thấy một điều kỳ diệu nữa, là: lúc xuống đi theo Ngài thì năm người bơi năm giầm, trong khi ấy thì Ngài chỉ có một mình, lại chỉ bơi chẫm rãi bằng một miếng tre, thế mà xuồng Ngài vẫn cứ đi trước và biệt biệt xa dần, năm người nầy dù đã cố hết sức bởi nhưng cũng không tài nào theo kịp.

    Khi đến rạch Trà Bư (thuộc làng An Thạnh Trung, gần ranh hạt Sađéc – Long –Xuyên, cách xa chợ Cái Tàu Thượng lối bảy ngàn thước), Ngài lên bờ, vẹt đế sậy che một cái lều con, rồi ở luôn tại đó. Ông Điểu và mấy người dân làng Tòng Sơn khi theo dõi đến nơi, hết sức khẩn thiết yêu cầu, lạy mà xin ngài trở về để cứu hộ cho bá tánh đang cơn hoạn nạn.

    Đức Phật Thầy trả lời:
    - Tuy tôi đã đi khỏi làng chớ hiện giờ vẫn còn để lại «cây thẻ năm ông» tại sau hiên đình. Mấy ông cứ về thỉnh đó mà uống và tin Trời tưởng thật thì đau căn, bịnh gì cũng mạnh.

    Ông Điểu và ai nấy rất mừng, trở về thì quả thật Ngài còn để lại tại đình Tòng Sơn một cây cờ ngũ sắc.

    Người ta tuyên bố ra, một đồn mười, mười đồn trăm, thiên hạ lúc đầu tới đình thỉnh còn được cờ, vài hôm sau hết cờ, họ đẽo tới cán cờ đem về thiêu, rồi hòa với nước mà uống, uống đân hết đó.

    Hết cờ hết cán, dân chúng kéo nhau vô Trà Bư yêu cầu Đức Phật Thầy chữa trị. Mấy hôm đầu còn có giấy vàng phát ra về sau Đức Phật Thầy chỉ cho bằng tro nhang mà không đủ. Số người ké đến, xuồng ghe đậu chật cả một khúc sông. Trên bờ, lau sậy bị giậm rạp bằng cả xuồng mặt đất. Một cảnh tấp nập đông vầy bỗng nhiên hiện ra giữa chốn hoang vu rừng bụi, không ai ngờ được.

    3 Khi đến Xẻo Môn.

    Mùa thu, tháng 8 năm Kỷ Dậu (1849), dân chúng ở quang vùng Trà Bư như Hội An, Mỹ An và Tòng Sơn … nhờ có Đức Phật Thầy cứu độ nên bịnh thế đã yên, Ngài nghe đồn ở làng Kiến Thạnh bịnh dịch mới phát lên bạo hành lắm; động mối từ tâm, Ngài rời Trà Bư, bơi xuồng lên rạch Xẻo Môn (trước là làng Kiến Thạnh, nay đổi lại là Long Kiến, tỉnh Long Xuyên), để độ dân, tế thế (5).

    Một sáng kia, tại đình làng Kiến Thạnh (hồi trước ở tại vàm Chưn Đùn, chứ không phải chổ đình Long Kiến ngày nay) khi ông từ vào dâng hương trên bàn chánh, bỗng trông thấy một người lạ mặt chễm chệ giữ bàn Thần. ông từ hồn bất thủ xá, vừa la vừa chạy. Người ngồi trên bàn Thần thấy vậy kêu lên và ngoắt ông từ trở lại.

    Xa xa nhìn lại, ông từ xem thấy người ấy mặt mũi có về hiền lành, không có chi đáng sợ hãi, bèn chậm chậm rề lại và hỏi:
    - Ông là ai, ở đâu mà dám đến đây ngồi trên bàn Thần như vậy?

    Người lạ mặt ấy đáp:
    - Ta là Phật Thầy, giáng thế đặng cứu nguy cho dân chúng!

    Ông từ suy nghĩ một chút rồi hỏi:
    - Ông xưng là Phật, vậy dân ở trong làng nầy hiện nay đang mắc bịnh ôn dịch mà chết rất nhiều, ông có thể cứu sống người ta được không?
    - Được chứ, ai mắc bịnh ấy đâu, đem lại đây, ta cứu dùm cho !

    Lúc ấy, trong làng, người bị bịnh dịch chẳng thiếu chi. Ông từ cho hay ra, đang lúc ở gần đó có ông Thuông (6) bị ỉa mửa gần chết, người nhà xin cứu, quả nhiên Đức Phật Thầy trị được.

    Tiếng đồn lan ra khắp làng, người ta đến xin cứu bịnh mỗi lúc một đông, đông hơn ở Trà Bư gấp bội, vì bịnh dịch đang lộng hành ở đây.

    Ba hôm sau, chức việc làng thấy người ta đến rần rộ quá sợ bị quan trên quở phạt, bèn xin Đức Phật Thầy dời về cái cốc của ông Kiến (xéo rạch Xẻo Môn, chỗ cất chùa Tây An Cổ Tự ngày nay), cho tiện việc chữa bịnh và thờ Phật ở đình.

    Cũng giấy vàng, tro nhang như ở Trà Bư mà phát ra hoài không đủ được, Đức Phật Thầy phải dùng đến áo nhang, nước lã. Thiên hạ chen chúc đến đông vầy, nhiều người chờ đợi đôi ba ngày mới thỉnh được thuốc, có người không chen vào được, phải lễ bái ở ngoài sân.

    Hoạt cảnh nầy đã được giảng xưa diễn ra rất rõ:

    Dầm trời thiên hạ như mưa,
    Ban mai đến tối phát chưa rồi bùa.
    Người đi tới trước vô chùa,
    Mấy người tới trễ lạy đùa ngoài sân.

    Chẵng những bịnh dịch mà thôi, ngoài ra bất luận bịnh chi Ngài cũng trị được, chỉ trừ một ít người tận số:

    Nói cho bá tánh tỏ tình,
    Mấy người tới số Thầy xin đặng nào.
    Muôn ngàn thiên hạ xiết bao,
    Đau căn Thầy độ bịnh nào cũng an.

    Nơi đây, Ngài bắt đầu chỉ dạy cách tu hiền cho những người mộ Đạo, và dựng lên nghi thức thờ phượng trang hoàng, mở rộng chùa chiền, cùng thâu nhiều đệ tử.

    4 Bị dời về An Giang.

    Từ khi Đức Phật Thầy đời sang cốc ông Kiến về sau thì bịnh nhơn đến xin thuốc càng ngày càng đông, người theo về tu niệm mỗi lúc mỗi nhiều, danh tiếng đồn ra vang dội khắp nơi. Người ta mừng rỡ bảo nhau: Đức Phật Thầy quả là một vị Phật sống, lâm phàm trợ thế.

    Lúc ấy nhà chức trách huyện Đông Xuyên (ngày nay là tỉnh Long Xuyên) rất kinh đông, vì thấy lòng người hầu hết trong huyện đã hướng theo Đức Phật Thầy, ấy là chưa kể đến các vùng phụ cận. Họ nghĩ rằng nếu cứ để như vậy, rủi Ngài có chủ trương nổi lên một cuộc bạo động nào thì không phương gì dập tắt được, nên liền mật báo về tỉnh An Giang xin quan Tỉnh liệu định lẽ nào cho họ khỏi bề trách nhiệm.

    Quan Tổng Đốc tỉnh An Giang bấy giờ là Huỳnh Mẫn Đạt (7) cũng có hay biết việc ấy, nhưng chưa rõ đích xác, nay được mật tin ở huyệt Đông Xuyên báo lên quả quyết thì lấy làm lo sợ, e có sự xảy ra như vụ Lâm Sàm và nhóm thầy chùa làm loạn ở Trà Vinh trước đây mấy năm (Thiệu Trị nguyên niên 1810) đó chăng ! Nên ông chẳng chút chần chờ, cấp tốc sai linh tráng xuống với ngay Đức Phật Thầy về tỉnh.

    Hôm ấy vào lúc giờ Ngọ; bá tánh đến thỉnh thuốc đông đảo, nhưng giờ nầy ai nấy đều im lặng, để cho Đức Phật Thầy sửa soạn thời cúng. Bỗng từ ngoài sân có tiếng kêu vang:
    - Có ông Đạo ở nhà đây không ?

    Đức Phật Thầy từ trong cốc lên tiếng:
    - Có. Ai hỏi tôi có việc chi ?
    - Có lịnh quan Tổng đốc An Giang đòi, ông Đạo phải sửa soạn đi liền theo chúng tôi bây giờ đây !
    - Mấy ông nán cho tôi cúng ngọ một chút, được không ?
    - Không được, chuyện gấp lắm !

    Thế là Đức Phật Thầy không kịp giã từ bổn đạo, theo chân mấy tên lính xuống thuyền vượt thẳng lên An Gian. Trong bọn nầy, nghe đâu có Cai Trung và Đội Bồng chỉ huy, nhưng Cai Trung thì xử đối với Đức Phật Thầy ôn hòa lễ độ nên không sao, còn Đội Bồng vì xấc lấc vô lễ, nên sau đó ít ngày phải á khẩu rồi chết.

    Khi giáp mặt quan Tổng đốc An Giang, sau những câu hỏi chận đón để buộc tội Đức Phật Thầy là gian đạo sĩ, họ bày ra đủ cách để thử thách Ngài. Theo như những bài lịch truyền nói về Ngài và Nhiều bậc phụ lão thuật lại thì nào là lót tượng Phật Quan Âm dưới chiếu rồi bảo Ngài ngồi lên, trong khi có nhiều tăng sãi khác đã ngồi rồi trên chiếu ấy (8). Nào là dọn cơm chay để lẫn cơm mặn rồi bảo Ngài ăn v.v… song nhứt nhứt Ngài đều ứng đáp trôi chảy, khám phá ra được hết.

    Có lần người ta thử Ngài bằng cách cùng ngồi liều với các vị Hoà thượng khác, xem ai đủ đức tính nhẫn nại hơn. Ngài bảo rằng ngồi liều bằng ngại diệp không có chi lạ, hãy dùng chuông nướng đỏ rồi úp lên đầu, như thế mới xem được có kiên tâm hay không. Các Hòa thượng nghe nói thất đảm, song Ngài thì vẫn điềm nhiên, đốt chuông đặt lên.

    Sau khi tìm hết cách thử thách nhà chức trách tỉnh An Giang đã đem lòng khâm phục Đức Phật Thầy, nhưng cũng phải tạm lưu giam Ngài để đợi lịnh triều đình định đoạt. Trong lúc lưu giam ấy, Ngài muốn ra vào tự ý, đội cai không tài nào ngăn cản được. Thế nên mấy lúc sau, người ta cho Ngài được ở ngoài tự do, không ràng buộc nữa.

    Thể theo đề nghị của quan Tổng Đốc tỉnh An Giang, Đức Phật Thầy được triều đình chính thức công nhận, được tự do hành đạo, nhưng buộc Ngài phải xuống tóc như hàng tăng sãi tu Phật ở cửa thiền.

    Tương truyền rằng trước khi Ngài thế phát, người ta có sấm sẳn cho Ngài một cái mặt kiến, một cây kéo và một cái màn, để tỏ lòng trọng kỉnh.

    Khi xuống tóc rồi, Đức Phật Thầy chia ra giỏi cho các môn nhơn đệ tử có tâm chí giữ làm kỷ niệm. Tóc ấy hiện giờ mặc dầu đã trải qua hơn một trăm năm, vẫn còn nhiều người giữ được.

    5 Vào núi Sam.

    Sau khi Đức Phật Thầy được tha, để trách sự hoài nghi của nhà cầm quyền, Ngài vào núi Sam ở chung một ngôi chùa sẵn có do giáo phái Lâm tế lập ra và đã được triều đình chứng nhận. Chùa nầy nhờ Phật cốt, gõ mõ tụng kinh, không giống cách trần thiết và nghi thức hành đạo của Ngài.

    Lúc đầu, khi Đức Phật Thầy mới vào đây, vị sư trụ trì trong chùa xem Ngài như một người thường mới vào qui y thọ phái nhưng sau đó ít lâu, vì thấy được những đạo pháp lạ thường của Ngài, các sư mới tỏ ý khâm phục và đồng xin tôn Ngài lên bậc sư trưởng.Ngài từ chối, cho rằng trước sau như vậy, vả lại có như thế, cơ phổ hóa quần sanh của Ngài mới được phương tiện thi hành (9).

    Từ ấy, cái bối cảnh ở Xẻo Môn trước kia đã như tàn tạ, nay bỗng nhiên được phu diễn lại nơi đây. Người ta rầm rập tới lui, xin phù thỉnh thuốc và thọ phái quy y.

    Để thực hiện cho kỳ được cái giáo pháp vô vi chân truyền mà Ngài đã mở ra từ buổi trước, Đức Phật Thầy bắt đầu tìm những nơi hẻo lánh xa xôi.

    Để lập ra những cơ cấu tôn giáo – mà thuở ấy Ngài cho gọi là trại ruộng để đem bổn đạo tới đó vừa tu niệm vừa làm ăn. Bằng cách ấy, Ngài đã biểu thị tinh thần Phật Giáo vị nhân sinh, lúc nào cũng vì đời vì người mà dùng Phật đạo để cứu khổ giác mê chớ không hề bi quan yếm thế.

    Bởi vậy các trại ruộng, trại gỗ lần lần được dựng lên quanh vùng Thất Sơn như ở Thới Sơn, Láng Linh, và Ngài phái các vị đại đệ tử ở đó chăm lo săn sóc công việc. Nghi thức thờ phượng thì đặc biệt theo giáo phái của Ngài là thờ trần điều, cúng nước lã, bông hoa mà thôi, chứ không phải như ở núi Sam.
    Lúc nầy Đức Phật Thầy tuy tiếng ở núi Sam chứ thật ra thì Ngài luôn luôn vân du đây đó để tùy cơ phổ độ quần sanh. Khắp vùng Thất Sơn không đâu là Ngài không bước đến. Thỉnh thoảng Ngài đến những trại ruộng để truyền dạy đạo pháp cho tín độ, các ông Cố Quản, Đạo Xuyến, Đạo Lập, Đinh Tây, Tăng Chủ, cậu hai Lãnh v.v… đều có được Ngài truyền cho bí pháp. Bởi vậy, về sau tín đồ của các vị nầy phần nhiều cũng được đặc đạo cả.

    Ngài thọ được 50 tuổi, tịch tại núi Sam vào giờ Ngọ ngày 12 tháng tám năm Bính Thìn (1856), trong lúc bịnh chi lắm, tinh thần vẫn bình tĩnh, sau khi đã nhắc nhở đạo đức và dặn dò công việc cho các tín đồ.

    6 Giáo lý căn bản.

    Để cho được thích hạp với trình độ và căn cơ của quần chúng trong thời kỳ Hạ nguơn, Đức Phật Thầy chủ chương đem pháp giáo vô vi của đạo Phật mà truyền dạy trong dân gian. Ngài không cho trần thiết tượng cốt, tụng đọc ó la như trong nhà thiền đã làm. Tại ngôi tam bảo chỉ thờ trần điều, tiêu biểu tinh thần vô thượng của nhà Phật mà thôi.

    Ngài đặc biệt quan tâm đến vấn đề đưa ra những giáo thuyết về việc học Phật tu nhân, bởi hầu hết tín đồ của Ngài hồi ấy là hạng tại gia cư sĩ.

    Về học Phật, ta thấy Ngài gom vào ba điều căn bản trong Phật pháp là Giới, Định, Tuệ.

    Giới: là những sợi dây buộc ta vào chánh đạo, không cho ta phạm vào những lầm lổi xấu xa và để ta đừng làm nững điều tàn ác vô minh nửa.

    Định: Suy nghĩ đến những lạc thú ở đời, cho nó đều là mỏng manh, giả ảo; diệt trừ ham muốn và nghĩ đến cuộc đời vô thường, tập trung tư tưởng để quan sát lý đạo, tìm hiểu chánh chân.

    Tuệ: Hiểu thấu lý vô thường và sự khổ của con người, không bao giờ bị vô thường và sự khổ não chi phối mình nữa, nên bao nhiêu sự đau khổ đều được diệt trừ, thấy được Phật tánh (bản lai diện mục).

    Vì Ngài đã có nói:
    Lọc lừa thì đặng nước trong.
    Ma Phật trong lòng lựa phải tìm đâu.

    Hay là:
    Cam lồ rửa được tánh mê,
    Nước trong thì thầy nguyệt kia xa gì.

    Và:
    Dốc lòng niệm chữ từ bi,
    Lấy dao trí tuệ cắt đi cho rồi.

    Ngài quyết đem lại cho quần chúng thấy được ánh sáng của cuộc đời là sống an vui, sống với lòng yêu thương nhau thân thiết chứ không phải sống để hành hạ nhau. Bởi vậy Ngài luôn luôn ở bên cạnh quần chúng để tế độ và hướng dẫn họ tới chỗ nhận thức rõ rệt sứ mạng đạo Phật không cho quần chúng hiểu lầm rằng Đạo Phật là chỗ đễ trốn nợ Đời, hay chỉ sống im lìm một mình đặng chờ ngày về cõi Niết bàn riêng hưởng sự an vui.

    Tất cả các giáo lý ấy chứng tỏ rằng Ngài có óc thực tiễn khác thường.

    Về tu nhân, Đức Phật Thầy thường khuyến khích các môn nhân đệ tử nên đền đáp tứ đại trọng ân.

    Ngài nói:
    Loài cầm thú còn hay biết ổ,
    Huống chi người nỡ bỏ tứ ân.

    Bốn điều ân ấy gồm có:
    1.– Ân tổ tiên cha mẹ
    2.– Ân đất nước
    3.– Ân tam bảo
    4.– Ân đồng bào và nhân loại (với kẻ xuất gia thì ân đàn na thí chủ).

    Ân tổ tiên cha mẹ: Ta sanh ra cõi đời được có hình hài để hoạt động từ thuở bé cho đến lúc trưởng thành, đủ trí khôn ngoan, trong khoảng bao nhiêu năm trường ấy, cha mẹ chịu biết bao khổ nhọc, nhưng sanh ra cha mẹ là nhờ có tổ tiên nên khi biết ơn cha mẹ cũng có bổn phận phải biết ơn tổ tiên nữa.

    Muốn đền ơn cha mẹ, lúc cha mẹ đang sanh tiền, có dạy ta những điều hay lẽ phải ta ráng chăm chỉ nghe lời, chớ nên xao lảng, làm phiền lòng cha mẹ. Nếu cha mẹ có làm điều gì lầm lẫn trái với nhân đạo, ta ráng hết sức tìm cách khuyên lơn ngăn cản. Chẳng thế, ta còn phải lo nuôi dưỡng báo đền, lo cho cha mẹ khỏi đói rách, khỏi bịnh hoạn ốm đau, gây sự hòa hảo trong đệ huynh, tạo hạnh phúc cho gia đình, cho cha mẹ vui lòng thỏa mãn: ráng cầu cho cha mẹ được hưởng điều phước thọ. Lúc cha mẹ quã vãng, hãy tu cầu cho linh hồn được siêu thăng nơi miền Phật cảnh, thoát đọa trầm luân.

    Còn đền ơn tổ tiên, đừng làm điều gì tồi tệ, điểm nhục tông môn, nều tổ tiên có làm điều gì sai lầm gieo họa đau thương lại cho con cháu, ta phải quyết chí tu và hy sinh đời ta làm điều đạo nghĩa, rửa nhục tổ đường.

    Ân đất nước: Sanh ra, ta phải nhờ tổ tiên cha mẹ; sống ta cũng nhờ đất nước quê hương. Hưởng những tấc đất ăn những ngọn rau, muốn cho sự sống được dễ dàng, giống nòi được truyền thụ, ta cảm thấy có bổn phận phải bảo vệ đất nước khi bị kẻ xâm lăng giày đạp Ráng nâng đở xứ sở quê hương lúc nghiêng nghèo, và làm cho trở nên được cường thạnh Ráng cứu cấp nước nhà khi bị kẻ ngoài thống trị. Bờ cõi vững lặng thân ta mới yên, quốc gia mạnh giàu mình ta mới ấm.

    Hãy tùy tài sức, nỗ lực hy sinh cho xứ sở. Thảng như không đủ tài lực đảm đương việc lớn, chưa gặp thời cơ giúp đỡ quê hương, ta phải ráng trách đừng làm việc gì sơ xuất đến đỗi làm cho đất nước nhà đau khổ, và đừng giúp sức cho kẻ ngoại tình gây sự tổn hại đến đất nước.

    Đó là ta đền ơn cho đất nước vậy.

    Ân tam bảo: Tam bảo là gì? – Tức Phật, Pháp, Tăng.

    Con người nhờ tổ tiên cha mẹ sinh ra nuôi dưỡng, nhờ đất nước tạo kiếp sống cho mình. Ấy về phương diện vật chất.

    Về phương diện tinh thần, con người cần nhờ đến sự giúp đỡ của Phật Pháp Tăng khai mở trí óc cho sáng suốt. Phật là đấng toàn thiện, toàn mỹ, bác ái vô cùng, quyết cứu vớt sanh linh ra khỏi vòng trầm luân khổ hải. Thế nên Ngài mới truyền lại giáo pháp, tức là những lời chỉ dạy cho các chư tăng đặng đem nền Đạo của Ngài ban bố khắp trần thế. Các chư tăng ai lạ hơn những đại đệ tử của đức Phật vậy. Bởi vì đức Phật luôn luôn chỉ dẫn và cứu vớt quần sanh thoát miền mê khổ, nên ta hãy kính trọng Phật, hãy tin tưởng và tín nhiệm vào sự nghiệp của đời Ngài, làm theo những điều chỉ dạy do các chư tăng cho biết. Tổ tiên ta đã hiểu rõ sự nhiệm mầu, lòng quảng ái của Phật đối với chúng sanh, đã kính trọng sùng bái Ngài, đã hành động đúng theo khuôn khổ Ngài đã dạy và đã vun trồng bồi đắp cho nền Đạo được phát triển thêm ra, xây dựng một tòa lâu đài Đạo hạnh vô thượng vô song rồi truyền mãi mãi với hậu thế.

    Nên bổn phận chúng ta phải noi theo trí đức của tiền nhân hầu làm cho trí tuệ minh mẫn đặng đi đến con đường giải thoát, dẫn dắt giùm kẻ sa cơ và nhứt là phải tiếp tục khai thông nền đạo đức đặng cái tinh thần từ bi bác ái được gieo rải khắp nơi nơi trong bá tánh. Như thế mới chẳng phụ công trình vĩ đại của đức Phật và của tiên nhân để lại và không đắc tội với kẻ đời sau vậy.

    Ân đồng bào và nhân loại:
    Con người vừa mở mắt chào đời, đã thấy mình phải nhờ đến sự giúp đở của những kẻ ở xung quanh và cái niên kỷ càng lớn thêm bao nhiêu, sự nhờ nhõi càng tuần tự thêm nhiều chừng nấy.

    Ta nhờ hột cơm của họ mới sống, nhờ miếng vải của họ mới ấm thân, nhờ cửa nhà của họ mới trách cơn phong vũ. Vui sướng: ta đồng hưởng với họ. Hoạn nạn: họ cùng chịu với ta. Họ và ta cùng một màu da, cùng nói một thứ tiếng. Ta và họ hợp nhau thì thành lại làm một: ấy Quốc gia đó. Họ là ai ? Tức những người ta thường gọi bằng đồng bào vậy ?

    Đồng bào ta và ta cùng chung một chủng tộc, cùng một nòi giống roi truyền, cùng có những trang lịch sử vẻ vang oanh liệt, cùng tương trợ lẫn nhau trong cơn nguy biến, cùng chung phận sự đào tạo một tương lai rực rở trong bước tiền đồ của giang san đất nước. Đồng bào ta và ta có một liên quan mật thiết không thể rời nhau, chẳng thể chia nhau và chừng khi nào có ta mà không có đồng bào hay có đồng bào mà không có ta. Thể nên, ta phải ráng giúp đỡ họ hầu đáp đền cái ơn mà ta đã thọ trong muôn một.

    Chẳng những thế thôi, ngoài đồng bào ta còn có thế giới người đang cặm cụ cần lao cung cấp những điều nhu cầu cần thiết. Họ là nhân loại, là những người đang sanh sống với chúng ta trên quả địa cầu. Nếu không có nhân loại, thử hỏi dân tộc ta ra như thế nào ? Ta có đủ vật liệu để dùng chăng ? Nói tóm lại, ta có thể lẻ loi đương đầu với những khi phong vũ nhiệt hàn, với những lúc ốm đau nguy biến, giữ vững cuộc sống còn nầy chăng ? Hằn không vậy. Thế nên, dân tộc ta phải nhờ đến Nhân loại nghĩa là nhờ đến dân tộc khác và phải biết ơn họ. Hãy nghĩ đến họ cũng như nghĩ đến mình và đồng chúng mình.

    Vả lại, cái tình từ bi bác ái của Đức Phật mà ta đã nhận thức rất thâm huyền quảng hượt. Cái tình ấy, nó không bến không bờ, không phân biệt màu da, không phân biệt chủng tộc; nó cũng không luận sang hèn và xóa hết các từng lớp đẳng cấp xã hội và chỉ đặt vào một: Nhân loại Chúng sanh.

    Thế, ta không có lý do gì chánh đáng để vì mình vì đồng bào mình gây ra tai hại cho các dân tộc khác. Trái lại hãy đặt vào họ một tư tưởng nhân hòa, một tinh thần hỉ xả và hãy tự xem mình có bổn phận giúp đỡ họ trong hoạn nạn.

    Xét qua giáo lý và hành động của Đức Phật Thầy, ta có thể mạnh bạo mà nói Ngài là một nhà cách mạng tôn giáo tiền phong trong lịch sử Phật Giáo Nam Việt. Vì trong lúc Ngài ra đời, đạo Phật đang đi sâu vào chỗ lu mờ suy đốn, do một số nhà sư làm lệch lạc, sai xa với Pháp giáo chơn truyền Chính Ngài, trước hơn ai hết, đã cương quyết đứng lên thực hành chánh pháp, phổ hóa quần sinh, gây nên một phong trào đạo hạnh sôi nổi và lan tràn mà từ xưa, lịch sử đã chứng minh chưa từng có.

    Một ông Nguyễn văn Xuyến với chánh pháp thần thông, hóa dân trợ thế, một ông Phạm thái Chung với pháp thuật cao kỳ, hoằng dương mối đạo, Một Đức Cố Quản Thành với tràn đầy lòng trung liệt, vì nước quên mình, một ông Nguyễn văn Thới với mênh mông hồn ưu ái giang sơn tổ quốc…, ngần ấy điều kiện, há không đủ chứng tỏ rằng giáo lý của Đức Phật Thầy là một giáo lý cao siêu vô thượng, không quên đạo, chẳng bỏ đời (đời đạo liên quan rạng chói…) đó sao ?

    7 Những di tích có liên hệ đến Đức Phật Thầy.


    A.Ở Tòng – Sơn

    Từ chợ Cái Tàu Thượng (Sađec) đi đổ xuống rề sang lộ đất lối hai ngàn thước, du khách sẽ trông thấy xa xa một ngôi đình lợp bằng ngói, ẩn hiện sau mấy chồn cổ thụ như trôm, dầu… đó là đình làng Tòng Sơn, một dấu vết ở quê hương của Đức Phật Thầy, noi mà xưa kia, Ngài về nương náu sau mái hiên, sau bao nhiêu năm xa cách.

    Trải mấy lần đất lở, đình nầy phải dời đi cất lại đến chỗ ngày nay. Trong đình, tại bàn chánh thì thờ trần điều, còn bàn Thần thì đặt ngay một hương án ở chính giữ phía trước. Hai bên: tả ban thì thờ cửu huyền, hữu ban thì thờ Đức Phật Thầy, trên bàn có một tấm biểng bằng cây, sơn son thiếp vàng, lớn độ một thước bề ngang, một thước rưởi bề đứng, có khắc sâu những chữ: Đoàn Phật Sư ở giữ, và một đôi liễn kiến hai bèn đề:

    Tòng Sơn đắc ngộ Phật,
    Tây An quả giác Sư.

    Hằng năm đến ngày 12 tháng 8 là ngày vía của Đức Phật Thầy, đình nầy có vùng kiếng long trọng như các chùa chiền vậy.

    B.Ở Cái – Nai

    Mộ Phật Mẫu (thân mẫu của Đức Phật Thầy) hiện ở rạch Cái Nai (thuộc thôn An thạnh Trung Quận Chợ Mới, tỉnh Long Xuyên). Rạch nầy cách chợ Cái Tàu Thượng lối năm ngàn bốn trăm thước. Từ vàm rạch vào đến mộ chừng hai trăm thước nữa, chung quanh mộ có trồng ô môi và có cất một cái nhà thờ, có người ở đây lửa hương phụng tự.

    Tương truyền rằng khi chưa có người coi giữ mộ nầy, trâu bò cũng không dám đến gần; có khi người ta đi cho trâu ăn khuya lỡ lạc gần đó thì trâu bỗng nhiên nghinh lên rồi thục lui mà chạy, chừng như nó thấy được ai chận đuổi nó vậy. Bởi thế nên ngôi mộ nầy đến nay, dù đã trải nhiều mưa nắng, nhưng đất vẫn gò lên khách đi thuyền qua đây dòm lên còn thấy cao hơn các chỗ khác.

    C.Ở Long Kiến

    Tại làng Long Kiến (tổng Định Hòa, Long Xuyên), phía hữu ngạn sông Ông Chưởng, khách đi đường sẽ trông thấy một ngôi chùa lộng lẫy nguy nga, trước sân có một cây dầu, chung quanh có xây bồn bằng gạch, ấy là chùa Tây An Cổ Tự, một di tích của Đức Phật Thầy. Ngày xưa Ngài có về đây để phát phù trị bịnh cho đến khi bị vời về An Giang. Nơi nầy trước kia là cái cốc của ông Kiến. Tuy đã qua mấy bận hư hao và một lần bị cháy, người ta đều sửa lại cho có chỗ thờ phượng. Đến năm 1952, chùa nầy mới được dựng lại và sửa sang đồ sộ như ngày nay.

    D.Ở Núi Sam

    Từ chợ Châu Đốc đi vào năm ngàn thước thì tới núi Sam, rẽ sang phía tả, nhìn lên thấy ngôi chùa lồng lộng nằm trên triền núi, ngoài ngõ có đề ba chữ Tây An Môn, ấy là chùa Tây An (tục gọi là chùa chánh) ở núi Sam. Đây là nơi Đức Phật Thầy nương náu để độ dân cho đến ngày tịch diệt. Trong chùa, Phật cốt rất nhiều, vì chùa nầy là của giáo phái Lâm Tế như đã nói ở đoạn trước, nên không có chi là dấu vết của Đức Phật Thầy.

    Sau chùa, về phía đông, có một vòng thành vuông rộng 5 thước 45 bề dài, 4 thước 75 bề ngang, nằm trên chín cấp nấc gạch, ấy là mộ của Đức Phật Thầy.

    Mộ không có đắp nấm, trước mộ có một tấm bia khắc những chữ:
    “Nguơn sanh Đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời chú sanh.
    “Tự Lâm Tế gia chư thiên phổ chánh phái tam thập bát thế, thượng pháp hạ tạng tánh Đoàn; pháp danh húy Huyên, đạo hiệu Giác Linh chi vãn tọa.
    “Tịch ư Bính Thìn niên, bát ngoạt thập nhị nhựt, ngọ thời thị tịch diệt ».

    E.Ở Thới Sơn

    Trại ruộng ở Thới Sơn cách xa núi Sam trên 10 ngàn thước. Ngày xưa, khi lập xong, Đức Phật Thấy giao cho ông Tăng Chủ và ông Đình Tây ở giữ. Nơi nầy có hai di tích: Phươc Điền Tự và Thới Sơn Tự. Hai chùa nầy cách nhau độ 2 ngàn thước. Khi Đức Phật Thầy mới vào đây, Ngài để trâu (ông Sấm ông Sét) và làm ruộng tại Phước Điền, còn Thới Sơn (ngày xưa là trại ruộng Hưng Thới) thì cất để thờ phượng và ở mà thôi.

    Tại Phước Điền Tự còn có hai đôi liễn thờ ở bàn chánh và dán ngoài cửa ngõ. Người ta bảo là của Đức Phật Thầy chỉ cho tín đồ viết và lưu truyền đến ngày nay.

    Liễn ở cửa ngõ:
    Nhứt trần bất nhiễm bồ đề địa,
    Vạn thiện đồng quy bát nhã môn.

    Liễn thờ ở bàn chánh:
    Phước bảo thiền quang thanh tịnh vô vì thường phổ chiếu,
    Điền kinh công đức viên dung bát nhã biến thông truyền.

    Và một linh vị:
    Nguơn sanh Đinh mão niên, thập ngoạt, thập ngũ nhựt, ngọ thời hưởng dương ngũ thập tuế.
    Cung thỉnh Lâm Tế chánh tông tam thập bát thế, thượng pháp hạ tạng, tánh Đoàn, pháp danh húy: Minh Huyên, đạo hiệu Giác Linh chứng minh.
    Vãng ư Bính thìn niên, bát ngoạt, thập nhị nhựt, ngọ thời nhi chung.

    Về sau, khi ông Đình Tây tịch, trại ruộng Thới Sơn được sửa sang lại thành một ngôi chùa nguy nga, nhưng bao nhiêu lần dâu bể, chùa ngày nay chỉ còn mấy nếp lợp thiếc và lá mà thôi. Gần chùa còn có mấy ngôi mộ của ông Tăng Chủ và ông bà Đình Tây là những người có công nghiệp rất to tát trong việc mở mang làng xóm dân cư ở đây ngày xưa.

    G. Ở Láng – Linh

    Từ vàm kinh xáng Vịnh Tre đi vô độ mười ngàn thước thì tới trại ruộng Bửu Hương Các ở Láng Linh (thuộc làng Thạnh Mỹ Tây, tổng An Lương, Châu Đốc) Chỗ nầy là một di tích mà Đức Phật Thầy xưa đã rẽ đất rạch hoang để mở cơ hoằng pháp. Ngài giao trại ruộng nầy cho Đức Cố Quản Trần văn Thành coi giữ. Ngày nay, qua nhiều trận hư hao, nơi đây được chấn chỉnh lại trang hoàng, lợp ngói, vách gạch và có ông Nguyễn Văn Tịnh, một đệ tử cũ của ông Hai Trần Văn Nhu ở giữ gìn phụng tự.

    CHÚ THÍCH

    1. Khi xưa là làng Tòng Sơn, đến hồi Pháp thuộc thì ba làng Mỹ An, Mỹ Hưng và Tòng Sơn bị sáp nhập tại gọi là Mỹ An Hưng. Hiện nay cũng gọi là Tòng Sơn.

    2. Có người nói là Đoàn văn Thuyên, không rõ tên nào đúng.

    3. Chúng tôi không hỏi được tên họ ông Thị sự nầy. Chỉ biết ông có người cháu tằng tôn là ông Hương giáo Tố mới chết mấy năm nay ở Tòng sơn.

    4. Đức Phật Thầy tuổi Mẹo, tính ra tới năm trở về Tòng Sơn thì mới có 43 tuổi, thế mà nhiều cụ già nghe kể lại thì Ngài hồi ấy râu tóc như một ông già cho nên anh em ông Điểu không nhận ra được.

    5. Khi còn ở Tòng Sơn, Đức Phật Thầy có lúc băng xuồng ngang qua rạch Cái Dứa rồi ngược dòng vào làng Bình đức (ngày nay làng Bình Đức đã sáp nhập cùng hai làng Phú Xuân và Tân Phước, gọi là Bình Phước Xuân, thuộc Cù lao Giêng Long Xuyên), rẽ sậy che lều ở đó ít lâu để phát phù trị bịnh. Nơi đây Ngài có thâu mấy vị đệ tử mà chúng tôi còn nghe biết là ông Chánh Bái Nguyễn văn Duyên và ông Nguyễn văn Kỉnh (đạo hiệu Thần Tự Kỉnh), tu niệm rất chí tâm. Khi Đức Phật Thầy qua Xẻo Môn rồi bị bắt lên An Giang triều đình ra lịnh xuống tóc, Ngài có gởi về Cù lao Giêng cho hai ông nầy mỗi người một lọn. Ngày nay con cháu ông Duyên không thấy còn ai, không biết bảo vật ấy về đâu, còn ông Kỉnh thì lưu truyền mớ tóc ấy được đến bấy giờ, hiện cháu huyền tôn của ông là ông Nguyễn Ngọc Chơi còn giữ. Vì không rõ được nguyên cớ và ngày tháng Đức Phật Thầy qua đây, nên chúng tôi không dám chép ở phần trên.

    6. Ông Thuông lúc đó còn nhỏ, sau lớn lên làm Hương cả nên người ta gọi là ông Cả Thuông.

    7. Khi Pháp vào Nam Kỳ thì Huỳnh Mẩn Đạt vì già yếu nên xin hồi hưu, đổi Phan Khắc Thân lên thay ở An Giang.

    8. Giảng xưa có phép chuyện quan Tỉnh An Giang mời Đức Phật Thầy ngồi trên chiếu, trong khi dưới chiếu ấy có lót tượng Phật. Ngài trả lời đại ý như vầy:
    “Bẩm tôi xin đứng dưới nầy,
    “Hòa thượng Thầy sài ngồi rày hai bên.
    “Tham ăn thấy thác một bên,
    “Dưới tượng Phật Bà Hòa thượng ngồi trên».
    Hòa thượng nghe nói ngã lăn.

    9. Do đó mà khi Đức Phật Thầy tịch, người ta mới khắc vào bia, cho rằng Ngài ở trong giáo phái Lâm Tế như ngày nay ta còn thấy tại mộ phần của Ngài ở núi Sam. Và cũng chính thế mà vị Hòa Thượng Lâm Tế hồi ấy được dân chúng suy tôn là Hòa Thượng Tổ hay Hòa Thượng Cố.

  8. #8

    Mặc định

    Trong Nam gọi là Cốc, còn ngoài Bắc gọi là Am đúng không ạ?

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi meyeubebo Xem Bài Gởi
    Trong Nam gọi là Cốc, còn ngoài Bắc gọi là Am đúng không ạ?
    Am: là chùa nhỏ hoặc miếu nhỏ, nơi hẻo lánh tĩnh mịch cho các đạo sĩ tu ẩn.

    Cốc: là hang, động trên núi. Nên có câu Thâm Sơn Cùng Cốc (núi sâu hang thẳm). Cũng là nơi dành cho các đạo dĩ tu luyện xa lánh cuộc sống trần gian.

    Mà MYBB dự tính quy ẩn hay sao mà đi tìm am và cốc vậy hả. Hihi.

  10. #10

    Mặc định

    Em tò mò ham hiểu biết vậy mà...Anh định trù ẻo em đấy hả...

  11. #11

    Mặc định

    CHƯƠNG II: Các vị Giáo Chủ hoằng đạo sau Đức Phật Thầy

    1- Ông Đạo Đèn hay Đức Phật Trùm ( ? - 1875 ).


    A .Thân - Thế

    Ngài tên thật là chi và sanh năm nào chưa tìm ra được. Quê ở sốc Lương-Phi, núi Tà-Lôn (núi nầy trong vùng Thất-Sơn, ở góc núi Dài về phía núi Tô, gần kinh Tám-Ngàn), thuộc quận Tịnh-Biên, tỉnh Châu-Đốc.

    Nghe Ngài xưng là Trùm của Phật sai xuống cứu đời, người ta gọi là Đức Phật-Trùm. Lại thấy Ngài trị bịnh hay dùng đèn sáp đễ đốt cho bịnh nhơn coi và ngửi mà hết bịnh, người ta còn gọi Ngài là ông Đạo Đèn.

    Ngài vốn thật là người Cao-Miên, lúc còn là thường nhân thì đầu cạo trọc, ăn mặc theo lối Miên, nhưng khi được sáng tỏ, Ngài để tóc và ăn mặc theo người Việt.

    Ngài có vợ và sanh được bốn người con gái. Hiện nay miêu-duệ không thấy còn ai.

    B. Trường-hợp tỏ ngộ

    Năm Mậu-Thìn (1868), quanh vùng Tà-Lôn, nhân-dân bị bịnh dịch mà chết vô số. Khi ấy Ngài cũng mang bịnh rồi chết. Lúc chết về đêm, gia-quyến Ngài định hoàn lại sáng sớm hôm sau sẽ đem ra hỏa-táng. Không ngờ trời rạng đông, Ngài tự nhiên sống lại và đi đứng mạnh giỏi như thường.

    Nhiều người Cao-Miên thấy vậy xúm lại mừng-rỡ hỏi thăm. Ngài không trả lời bằng tiếng Miên mà chỉ nói tiếng Việt. Ngài còn bảo vợ con từ nay hãy ăn ở nói-năng theo phong-tục người Việt.

    Vài hôm sau, Ngài bắt đầu nói giọng nửa hư nửa thực. có ai hỏi Ngài tại sao thế, thì Ngài trả lời đại lược rằng:
    - Tuy là phần xác của Miên,
    Hồn Trùm của Phật xuống lên dạy đời.

    C. Bị bắt

    Từ ấy Ngài bắt đầu trị bịnh. Ban đầu còn cứu người về bịnh dịch-tả, sau bịnh nầy êm rồi thì người ta đem đến bịnh chi Ngài cũng trị được. Tiếng đồn vang dội khắp nơi, thiên hạ đem nhau đến để quy-y cầu đạo mỗi ngày một đông không xiết kể !

    Bởi thế nên có bọn người Cao-Miên ở Xà-Tón đem lòng ganh-tị, nhứt là họ thấy Ngài thâu-nhận nhiều tín-đồ người Việt thì lại còn ganh-ghét thêm. Một hôm nọ, họ đến cáo-báo quân Pháp ở Châu Đốc, nói rằng Ngài hiệp cùng người Việt để mưu cuộc dấy binh chống Pháp.

    Liền theo đó. Ngài bị bắt về Châu-Đốc và không cần xét hỏi hư thực, người ta đem giam Ngài vào ngục.

    Theo lời ông Nguyễn-Phước-Côn - tục gọi là ông Bảy Còn, hiện ở tổng Định-Hòa (Long-Xuyên) – đã nghe kể lại thì trường-hợp nầy cũng gần giống như trường-hợp bị bắt của Đức Phật-Thầy Tây-An.Mặc dầu Ngài bị giam cầm trong ngục thất, nhiều người vẫn thấy Ngài thong-thả dạo chơi như người vô sự ở ngoài phố chợ. Bởi vậy, nhà cầm quyền Pháp hết sức nghi-nan, họ bắt Ngài bỏ vào cũi sắt rồi đem liệng xuống sông. Thế mà khi khiêng đến bến, Ngài vẫn điềm nhiên ngồi trong cũi hút thuốc lá như thường.

    Nhiều người tín-đồ của Ngài giả dạng khách thương-buôn để đến thăm dò tin-tức; họ thấy Thầy bị hành-hạ như thế thì đau lòng hết sức, định bụng rằng Ngài không còn tài nào sống được. Nhưng trái lại, một chập sau, họ thấy Ngài xả tóc, ung-dung đi đứng trên đường.

    Người ta hết sức thử-thách mà không chết, có lần họ đem Ngài bỏ vào vạc dầu sôi, Ngài an nhiên không chút sợ-sệt, và khi đem ra, Ngài không bị một vết phỏng nào.

    D. Bị đi đày

    Thấy như vậy, người Pháp tuy có mến phục tài-năng, nhưng thâm tâm còn sợ nỗi nếu thả Ngài ra thì quần-chúng càng tin-tưởng thêm, mà chính cái tin-tưởng ấy sẽ gây cho Ngài một thế-lực mạnh-mẽ. Vì thế nên họ cho đày Ngài ra hải ngoại.

    Trong lúc ở hải ngoại, người ta bắt Ngài đi làm việc và chăn heo, cũng như những tội nhân thường phạm khác. Hễ mỗi sáng sớm, mỗi người phải lùa lên núi hai con heo cho ăn, rồi chiều đến lại lùa về.

    Khác hơn các tù-phạm, Ngài chỉ kêu hai con heo mà người ta đã cắt cho Ngài lại mà dặn nó sau khi đi ăn rồi phải về. Thế là hai con heo râm-rấp vâng lời, khỏi phải phiền Ngài đi theo giữ như kẽ khác.

    Ở đây một thời-gian, Ngài bị nhà chức-trách Pháp cho uống nước cường-toan (eau régale) là một chất độc giết người, nà Ngài vẫn thêm mạnh. Lại xét thấy Ngài hiền lành, không có gì đáng cho là nguy-hiểm lắm, họ bèn tha Ngài về.

    Trước khi xuống tàu về xứ, có người tù-phạm tên là Quăng - bấy lâu cũng bị đày như Ngài – than-thở rằng không biết số-phận của y sẽ ra sao, và bao giờ mới được về quê-quán. Ngài thấy vậy bảo Quăng đừng lo gì cho nhọc, nội trong bảy ngày nữa cũng sẽ được thả ra như Ngài vậy. Quả thật đúng y như lời Ngài nói, một tuần sau Quăng được đưa về.

    E. Trở về Tà-Lôn

    Sau lúc được trả tự-do, Ngài được người Pháp phát cho một cây súng hai lòng để đi săn chơi, song họ buộc Ngài mỗi một tuần lễ, cứ lệ ngày thứ hai thì phải có mặt để trình diện. Ngài tuy theo lịnh nhưng vẫn còn có thì giờ trở về sốc ở Tà-Lôn mà cứu độ bịnh nhân và nhắc-nhở cho người đời sớm lo tu-tỉnh.

    Nơi đây Ngài thường lên núi lấy sáp đem về để xe đèn trị bịnh. Người ta không biết sáp ở đâu mà hễ cứ mỗi lần Ngài đi lấy thì những người đi theo không tài nào gánh hết được.

    Cũng nơi vùng Thất-Sơn, có một lần Ngài sắp đặt một cuộc cúng tế có đông đủ tín-đồ. Người nhà than rằng không thể nào lo được chén bát để dọn ăn cho đủ. Ngài bảo rằng không hề chi, trên non không thiếu những vật ấy.

    Thế rồi hôm sau, Ngài cho ít người môn-đệ đem gióng gánh theo chân Ngài lên núi để mượn đồ. Ngài dẫn đến một nơi nọ có hầm sâu, cây cối chung quanh sầm-uất, rồi chỉ cho họ lấy, và dặn muốn lấy bao nhiêu tùy ý, nhưng hãy đếm để về sau hòng trả lại co đủ.

    Khi xong đám, mấy người tín-đồ quảy gánh chén bát lên núi để trả lại chỗ cũ, nhưng có điều rất lạ là họ cố tìm mà không gặp được chỗ hầm đã lấy, họ đành phải gánh trở về. Sau phải nhờ Ngài dẫn lên chỉ chỗ mới trả được.

    Cứ nhiều lần như vậy, nên trong tín-đồ của Ngài có người đưa ý-kiến chặt cây và cột gút cỏ lại để làm dấu, rồi đợi khi vắng Ngài, họ lén lên tìm coi. Nhưng họ cũng thất vọng, những dấu họ làm bữa trước không sao kiếm được, mặc dần họ là đám người rất quen thuộc đường rừng.

    Để cho phân biệt được tín-đồ của Ngài và tín-đồ các tôn-phái khác, Ngài phát cho mỗi người đệ-tử một bâu áo có hai khuy hai nút, còn những thân-chủ đến trị bịnh thì Ngài chỉ cho một khuy một nút mà thôi.

    G.Trường-hợp tịch-diệt

    Ngài ra đời giáo đạo được bảy năm thì tịch-diệt nhằm ngày 21 tháng mười một năm Ất – Hợi (1875). Ngày còn lưu lại cho đời một bổn « Sấm-Giảng » khuyên đời tu-niệm và tiên đoán việc thời-cơ.

    Lúc Ngài tịch, có xảy ra một việc rất lạ, tưởng không thể bỏ sót được.

    Một hôm, trước ngày tịch diệt, Ngài cho vợ con và tín-đồ biết trước rằng Ngài sẽ về cõi Phật. Thế rồi Ngài bỏ nhà lên núi mà không trở về.

    Sau mấy hôm quá ngày trình diện mà không thấy Ngài đến, quân Pháp cho lính vào tận sốc Lương-Phi tìm kiếm, và sau khi nghi nghe nói Ngài đã tịch rồi, họ nhứt định cho là nói dối, bèn bắt hết cả vợ con của Ngài giải về Châu-Đốc, buộc phải có mặt Ngài thì họ mới thả vợ con ra.

    Trước tình-trạng rắc-rối ấy, có người tín-đồ trung-thành của Ngài tên là ông Việm hết lòng nguyện vái rồi lặn-lội lên vùng Thất-Sơn, để tìm Ngài mà cầu xin giải-cứu.

    Sau mấy hôm tìm kiếm hết sức vất-vả, ông Việm mới gặp được Ngài đang ngồi trong hang đá, cùng nói chuyện với những bậc dị-nhân.

    Thấy ông Việm, chưa đợi ông nầy tường-thuật, Ngài tự nhiên đã hiểu rồi. Ngài bảo ông Việm hãy về trước rồi Ngài sẽ theo sau, và dặn rằng Ngài chỉ rán độ cho một phen nầy, sau thì tự liệu lấy.

    Khi đến nhà, Ngài bảo tín-đồ đóng cho một cái hòm, rồi tự mình trải vào một cái khăn bằng vải rất rộng. Xong, Ngài vào nằm trong đó, sai người dậy nắp lại cẩn-thận rồi đi báo cho Pháp hay.

    Được tin đã kiếm được xác Ngài, quân Pháp kéo vào xem-xét, thì quả nhiên, nhưng họ chưa tin rằng chết thiệt, bảo cứ gác thẻ dưới nắp hòm rồi để đó, hễ vài ba ngày thì họ vào một lần để dở ra khám nghiệm.

    Sau khi đã khám-nghiệm đủ cách mà không thấy Ngài còn có chút gì là người sống - mặc dầu xác Ngài vẫn không hôi-thối – nhà cầm quyền Pháp thả hết vợ con Ngài ra , rồi hạ lịnh đem chôn Ngài, trước mặt cho họ trông thấy.

    Từ ấy về sau, Ngài không có trở về nhà nữa. Nhưng thỉnh-thoảng Ngài có cho người ta xem thấy Ngài còn lảng-vảng trong vùng Thất-Sơn.

    Hiện giờ, nghe đâu Ngài còn có một người tín-đồ đàn-bà ở tại sốc Tức (1), - tục gọi là bà Bảy, sống hơn một trăm tuổi mà vẫn còn khoẻ-mạnh, lại cứ một ngày một trẻ dần, đọ với con bà người ta thấy bà trẻ hơn nhiều. Nghe nói bà có xin phép « Ơn-Trên » để đi vào viếng cảnh trong ruột núi Cấm, nhưng chưa được lịnh, chẳng biết có quả thật như vậy không !

    (1) Ngã ba ông Cấm đi Ba-Chúc, đi rẽ về phía Tịnh-Biên lối một ngàn thước thì đến nhà bà Bảy.

    (còn tiếp)

  12. #12

    Mặc định

    CHƯƠNG II: Các vị Giáo Chủ hoằng đạo sau Đức Phật Thầy

    2- Đức Bổn Sư ( ? - 1909 )


    A. Thân-thế


    Ngài chính danh là Ngô-Lợi, lại còn có tên riêng là Hữu. Bởi Ngài thứ năm cho nên lúc mới ra đời cứu bịnh, người ta gọi Ngài là cậu năm Hữu. Ngài còn có biệt tài về việc đi thiếp, nên người đời gọi Ngài là năm Thiếp.

    Tướng Ngài nho-nhã, cách đi đứng dịu-dàng. Tánh tình hòa-hưởn, dễ-dãi, và hay giả dạng đàn bà. Đối với tín-đồ, Ngài tùy theo lớn nhỏ mà kêu gọi bằng anh chị hay cô bác chữ không gọi bằng con.

    Ngài sanh trưởng tại Dội (gần Mộc-bài), chỗ giáp giới biên-thủy Miên - Việt, thuộc tỉnh Châu-Đốc (1). Thân-thuộc của Ngài hiện giờ tìm hỏi không thấy còn ai.

    Cũng như Đức Phật-Thầy Tây-An, Ngài tự nhiên tỏ ngộ, hiểu thấu lẽ dịu-huyền, không học mà thông và có rất nhiều pháp-thuật.

    B. Cứu bịnh

    Lúc Ngài mới ra đời cứu bịnh và rời nhà ra đi trong trường-hợp nào, chưa tìm biết được, song có thể hiểu rõ rằng Ngài có đến Cù-Lao-Ba (thuộc thôn Vĩnh-Trường, tỉnh Châu-Đốc) trong khi dân chúng vùng nầy đang bị nạn dịch-tả hoành-hành. Ngài chỉ dùng nước lã, giấy vàng như Đức Phật-Tây-An để cứ độ bịnh nhân chứ không phải hao tốn thuốc men chi hết, thế mà bịnh nào cũng mạnh Tiếng đồn vang khắp các nơi, dân chúng theo về quy-y mỗi ngày một đông, không sao kể xiết.

    Ngài ở Cù-Lao-Ba một độ rồi lên vùng Thất-Sơn, sang núi Dài, đến núi Tượng, đâu đâu Ngài cũng truyền dạy đạo-đức và cứu bịnh giúp đời, thâu nhận tín-đồ và dựng chùa thờ Phật.

    Bởi thính-thế của Ngài rất to cho nên nhà cầm quyền Pháp hồi ấy sợ lắm, thường tìm cách để bắt và tiêu-diệt giáo-phái của Ngài, song với cách thay hình đổi dạng của Ngài (khi đàn bà con gái, lúc trẻ nít thơ ngây), người ta không tài nào hiểu nổi tông-tích Ngài ở đâu được.

    C. Việc phá ếm

    Chẳng những Ngài ở Cù-Lao-Ba và vào vùng núi: Tượng mà thôi Ngài còn vân-du truyền đạo khắp nơi. Ngài có lần xuống Láng-Linh, có hội kiến cùng Đức Cố-Quản Trần-văn-Thành trong hồi Ngài Cố-Quản đang chiêu binh chống Pháp (cuộc gặp-gỡ nầy không ngoài sự mưu tính công việc khởi nghĩa phục quốc).

    Một lần nọ, Ngài cùng mấy người tín-đồ đi lang-thang trong vùng núi Nước (một hòn núi nhỏ trong vùng Thất-Sơn). Trong khi ngắm xem phong cảnh, Ngài bỗng kêu tín-đồ lại mà cho biết rằng tại đây có một cây ếm rất độc, có phương-hại cho tương-lai của dân-tộc Việt-Nam. Mấy người tín-đồ ngơ-ngác không biết gì. Ngài mới vừa chỉ vừa bảo rằng : « Dưới gốc ba cây da to lớn trước mặt kia, là chỗ có ế !»

    Hôm sau, Ngài dẫn đến lối bốn năm chục người đệ-tử, vác riều vác búa, có đeo theo khăn ấn để trấn-áp tà-ma rồi áp-vào đốn hết cả ba cây đa ấy.

    Khi hạ được rồi, Ngài cho móc hết gốc rễ tận dưới đất sâu, thì quả nhiên, có một cây ếm bằng đá, chữ khắc đã lu mờ song hồi ấy còn có thể nhận ra được là của bọn người khách-trú.

    Cái ếm ấy hiện giờ không còn thấy ở đâu, song bằng vào cái ếm để ở làng Nhơn-Hưng (quận Tịnh-Biên) mà ông Phạm-Thái-Chung đã lấy được thì sự thật vẫn hiển nhiên là có.

    D. Trở về núi Tượng

    Sau khi bôn-ba đây đó, Ngài trở về núi Tượng mở rộng chùa-chiển, quy-tụ dân-cư và lập nên mối đạo Hiếu-Nghĩa như chúng ta thấy còn lưu-truyền đến ngày nay.

    Người ta thuật lại rằng lúc ở núi Tượng, một hôm có quân Pháp kéo đến bao vây để lùng bắt Ngài cùng các tín-đồ tên tuổi trong đạo. Lúc ấy Ngài đang ngồi vót nan, bổn-đạo rùng rùng kéo đến rất đông, báo cho Ngài hay và yêu-cầu Ngài liệu phương để đem nhau đào nạn. Ngài nghe xong vẫn ngồi điềm-nhiên làm việc và nói không hề chi.

    Một chập sau, quân Pháp tiến đến sát một bên bắn phá rất dữ-dội. Bỗn đạo có nhiều người lo sợ quá, kêu khóc vang lên và xin Ngài hãy chạy. Thấy thế, ngài cầm mác đứng dậy dẫn đầu rồi bảo tín-đồ hãy theo bóng Ngài mà đi. Liền đó, Ngài và một số người đông đảo như thế kéo ra ngang mặt quân Pháp mà không bị họ thấy được…

    Thấy quân Pháp nghi-ngờ và thường đến khuấy nhiểu, Ngài bèn rời núi Tượng, sang qua núi Dài, cùng với một số tín-đồ sẵn có tại đây, dựng lên chùa-chiền và chăm lo đạo-đức.

    E. Khi diệt độ

    Ngày 13 tháng 10 năm Kỷ-dậu (1909), Ngài đang mạnh giỏi như thường, bỗng kêu các đệ-tử lại mà cho rằng Ngài sắp diệt-độ, và dặn hễ như thấy Ngài tắt thở thì hãy cứ để xác y nguyên như vậy đừng chôn, lo tu-cầu và giữ-gìn cho cẩn-thận một thời-gian thì Ngài sẽ trở lại (1). Có thuyết nói Ngài hẹn đúng một trăm ngày trở lại. Thế là nội hôm ấy, Ngài tịch-diệt Tín-đồ vâng theo lời dặn, giữ xác Ngài và đặt đàn tụng-niệm kinh-kệ luôn.

    Biết Thầy đã liễu-ngộ và có hẹn ngày trở lại, thấy anh em đồng đạo ở núi Dài có cái diễm phúc hơn là được giữ xác của Thầy, các ông Trò (là các đệ-tử của Đức Bổn-Sư, danh-từ nầy trong đạo Hiếu-Nghĩa đã thông dụng) ở núi Tượng bèn sắp đặt mưu-lược ; đang đêm kéo đếm vây núi Dài, áp vào đánh đuổi những người giữ xác Đức Bổn-Sư rồi cõng Ngài đem thẳng về núi Tượng. Có người nói Đức Bổn-Sư tiên tri sẽ có sự xô-xác xảy ra giữa khối tín-đồ của Ngài sau khi Ngài tịch, cho nên Ngài đã sai ông Trò lớn (người cầm đầu ở núi Dài), giỏi võ nghệ, đi xa để tránh sự đổ máu trong lúc tín-đồ ở núi Tượng kéo sang núi Dài cướp xác Ngài.

    Tại núi Tượng, các ông Trò lúc đầu giữ-gìn phần xác của Đức Bổn-Sư rất cẩn-thận, họ để Ngài trong mùng nhiễu xanh phía sau bàn chánh trong chùa, rồi ngày đêm canh gác và tụng-niệm không ngớt. Song chỉ được vài tháng như vậy, họ bắt đầu chểnh-mảng dần, sự gìn-giữ không được kỹ-càng nữa. Vì thế mà phần xác-thịt của Ngài bị chuột vào cắn mất một lóng tay. 3.Một thuyết khác lại cho rằng Ngài tịch như vậy hai lần, một lần ở núi Tượng trước, tín-đồ ở núi Tượng thấy lâu ngày bá-nhả mới đem xác Ngài giấu trên Điện-Kín, nên bị chuột cắn đứt một trái tai. Rồi sau sống lại, Ngài lại sang núi Dài cũng tịch y như trên đã nói.

    Một hôm, các ông Trò xúm nhau vào thăm, thấy thế họ lấy làm lo sợ tội lỗi với Thầy, nên bàn nhau đóng một cái rương, xong, họ thỉnh xác Ngài đem đễ kín trọng đó.

    Sự tranh-giành phần xác của Đức Bổn-Sư do nhóm tín-đồ chia-rẽ nhau lâu ngày đã làm lọt đến tai quân Pháp ở Tịnh-Biên. Họ kéo vào núi Tượng bao vây, quyết phen nầy tìm cho được Ngài, mặc dầu họ đã nghe biết là xác chết.

    Hôm ấy nhằm lúc chỉ còn một số ít tín-đồ ở giữ tại chùa. Thình-lình nghe có quân Pháp đến, họ hãi-kinh, không biết làm cách nào để giấu cho kịp xác của Thầy và để cho tự mình trốn tránh. Bỗng từ ngoài có một mãnh-hổ rất to, nhảy a vào, hộc lên mấy tiếng vang cả rừng núi rồi đến dở rương, cõng xác Đức Bổn-Sư chạy mất.

    Từ ấy về sau, và mãi cho đến ngày nay, không ai nghe thấy được Đức Bổn-Sư ở đâu nữa. Nếu có ai tò-mò đến hỏi thăm các ông Gánh (là những người hiện giữ đạo Hiếu-Nghĩa, sau lớp ông Trò) về đoạn nầy thì họ hạ giọng xuống, lắc đầu mà nói rằng :
    - Chuyện ấy không thể nói được !

    Ngài để lại cho đời một quyển Đồ-Thư, trong ấy có chép chuyện biến-thiên của đất nước, và tại Tam-Bửu Tự ở làng An-Định, quận Tịnh-Biên, còn chạm vào cột một bài thi của Ngài. Xin chép y nguyên văn vào đây để làm dấu-tịch.

    Thất minh thất ám lưỡng hề nghị
    Phương thốn thường tồn bất khả khi.
    Mặc vị thiên cao Thần Thánh viễn,
    Yêu tu tiên úy tự gia tri.
    Bồ-đề niệm-niệm vĩnh vô khổ,
    Đắc pháp thành thân phước phóng thùy.
    Giải thoát mê trần cam lộ sái,
    Ma-ha bát-nhã mật tâm trì.

    (còn nữa)

  13. #13

    Mặc định

    CHƯƠNG II: Các vị Giáo Chủ hoằng đạo sau Đức Phật Thầy

    3- Ông Sư Vãi Bán Khoai


    A. Thân - thế

    Ông tên thật là Mỹ, họ gì không rõ. Quê quán và lai-lịch tổ-tiên như thế nào hỏi không ai biết. Ông có vợ, sanh được hai con và thường đến Vĩnh-Gia thuộc kinh Vĩnh-Tế (Châu-Đốc).

    Hình dạng nhỏ bé ốm yếu như người đàn-bà, trước ngực thường mang một cái yếm, xa trông giống hệt một cô vãi. Lại nữa, Ông trị bịnh cho đời hay dùng vải áo, vải khăn của mình mà cho; nhân thế, người ta đặt cho Ông cái biệt-danh là Ông Sư-Vãi.

    Vào khoảng năm Tân-Sửu (1901) và Nhâm-Dần (1902), Ông thường giả dạng thường nhân đi bán khoai ở xứ Cao Miên và trong kinh Vĩnh-Tế, để tùy cơ khuyến thiện người đời. Thấy vậy người đời mới quen gọi Ông là Ông Sư Vãi Bán Khoai.

    Ông có nhiều pháp-thuật và võ-nghệ. Nội ngón tay cái của Ông, mỗi khi cần niệm kinh hay đọc chú, Ông dùng cây gõ vào thì có tiếng kêu lên cốc cốc, giống như mõ của các thầy phù-thủy.

    Lúc ở Vĩnh-Thông, Ông thường hay đi nhổ bàng để dệt đệm. Một hôm, Ông đang cầm mác thong đi chặt bàng trong đồng, bỗng nghe có tiếng người lẫn tiếng cọp la hét vang vầy gần đó. Ông liền cầm mác chạy tới thì thấy ông Mạnh - người cùng xóm với Ông – đang dùng một thế võ: hai tay nắm chặt bốn chân con cọp và đội thẳng bụng cọp trên đầu, nhưng vì gặp phải cọp mạnh quá, ông Mạnh không đập xuống được mà cũng không dám thả cọp ra. Ông liều cầm mác thong nhảy tới, vươn mình lên thật cao, hét lên rồi chém sả xuống một mác thật mạnh, con cọp bị đứt ra làm hai đoạn. mà ông Mạnh vẫn không bị dao phạm chút nào !

    B. Vân-du dạy đời

    Ông bơi xuồng giả dạng người bán khoai để cảnh tỉnh người đời. Trong sấm giảng của Ông có đoạn chép:

    Nào khi Sư-Vãi Bán-Khoai,
    Trong kinh Vĩnh-Tế ai ai cũng lầm.
    Mặt cân tôi chẳng biết cầm,
    Quê mùa già cả âm thầm biết chi !

    Ông còn dùng lời lành để kêu gọi dân-chúng trở về đường tu, chẳng những ở Vĩnh-Tế, mà khắp vùng Thất-Sơn, đâu đâu cũng có Ông.

    Hư nên các việc tỏ bày,
    Tôi không có ép có nài chi ai.
    Thương thay ông lão Bán Khoai,
    Lên non xuống núi hôm mai dạy đời.
    Thân sao nay đổi mai đời.
    Xóm kia làng nọ khổ thay thân già !
    Nam-mô Đức Phật Di-Đà,
    Khiến người trở lại thảo gia của người.
    Bạc bảy đâu sánh vàng mười,
    Hiền lương đâu xứng với người hung-hăng.
    Khùng như Sư-Vãi ai bằng,
    Khôn như bợm bão nhiều thằng mang gông.
    Lời khuyên khắp hết tây đông,
    Chừng nào hết cá dưới sông, hết đời.

    Ngoài việc khuyên đời tỉnh thân thiện niệm. Ông còn nhắc-nhở bổn-phận làm người, và gợi lên tấm lòng trung quân ái quốc.

    Niệm Phật thì phải chí tình,
    Ơn cha nghĩa mẹ giữ mình cân-phân.
    Niệm Phật phải giữ Tứ-Ân,
    Ơn nhà ơn nước xử phân trọn nghì.

    Và :

    Thảo cha ngay chúa xưa nay,
    Dầu mà có thác miễu son tạc thờ.
    Xem trong các truyện các thơ,
    Nịnh thần có thác miễu thờ ở đâu !

    Ông có đến Cù-Lao Ông. Chưởng (Long-Xuyên) một lần, sau lại, Ông trở về núi Căm.

    Chỉ nội trong khoảng hai năm Tân-Sửu và Nhâm-Dần, người ta còn nghe thấy Ông vân-du để giáo dụ người đời. Nhưng từ đó về sau, không ai còn biết Ông ở đâu nữa.

    Ông để lại một bổn « Sấm Giảng Người Đời » (11 quyển) với mục-địch dạy người làm lành lánh dữ và trung-nghĩa với Tổ Quốc giang-sơn. Bổn sấm giảng ấy nay vẫn còn truyền tụng.

    (còn nữa)

  14. #14

    Mặc định

    CHƯƠNG II: Các vị Giáo Chủ hoằng đạo sau Đức Phật Thầy

    4- Ông Cử Đa


    A. Thân thế và sự-nghiệp ở trần gian

    Ông tên thật là Nguyễn-Đa. Vì đã thi võ đỗ Cử-nhân nên người đời gọi là ông Cử Đa. Lúc mới đến Thất-Sơn, nhiều người thấy tiếng nói của ông phát giọng miền Trung, cho nên cũng gọi ông là Thầy Huế. Quê ông ở làng Phù-Cát (có chỗ chép là Phú-Lac) huyện Bình-Khê, tỉnh Qui-Nhơn, nơi đã từng hun-đúc bậc đại anh-hùng cứu quốc: vua Quang-Trung Nguyễn-Huệ.

    Ông sanh đẻ năm nào và thi đỗ hồi khoa nào không ai được biết, có điều biết rằng khi ông vào tới Thất-Sơn thì chính là lúc ông Nguyễn-Trung-Trực đang thất bại ở miện đông, lui về ẩn náu ở Hòn-Chông, Kiên-Giang (Rạch-Giá), khoảng năm 1867-1868. Hồi ấy, có người phỏng định ông được lối 40 tuổi.

    Xét ra trong sử Việt và các sách nói về binh-chế Việt-Nam, thì trong khoảng trước ngày ông Cử vào Nam, thấy có những khoa thi võ vào năm Thiệu-Trị thứ 5 (1845), và năm Tự-Đức thứ 18 (1852), là hai khoa mà với niên-kỷ ông Cử hồi ấy có thể thi được, nhưng không thấy chỗ nào ghi chép tên họ các thí-sinh trúng tuyển. Như vậy, ta có thể hiểu được ông Cử thi đỗ vào một trong hai khoa nầy mà thôi, nhứt là khoa Thiệu-Trị thứ 5 thì có phần đúng hơn.

    Từ khi ông Cử thi đỗ, cánh chim bằng không ngớt tung bay đây đó, để mưu-đồ hộ quốc tỳ dân. Khi đến phía Bắc miền Trung, khi vào Thuộc-Nhiêu miền Nam, nhưng đến đâu ông cũng đều gặp phải cảnh trống đánh xuôi, kèn thổi ngược. Sau rốt, bước chân giang-hồ mới dừng lại ở Thất-Sơn. Trong giảng Tà-Lơn có đoạn nói : « Quê tôi ngày rày ở tại Thuộc-Nhiêu ». Có lẽ khi mới vào miền Nam, ông Cử có ở lại Thuộc-Nhiên một thời-gian, hoặc ông có hiệp sức với ông Thủ-Khoa Huân để kháng-chiến nhiều trận tại Thuộc-Nhiêu cho nên mới nói như thế.

    Để hiểu rõ tấm lòng ưu-ái kiên-trinh đối với giang-sơn trong hồi nghiêng đổ, ta hãy xem ông Cử đã bộc-lộ ý-chí của mình trong giảng Tà-Lơn :

    Lòng ta luống những ưu-phiền,
    Một mình trực tiết không miền gió trăng.
    Trong mình cũng biết võ văn,
    Trải chơi thế cuộc tiếng văn giang hà.

    Hay là :

    Anh hùng nghĩa khí trung-cang,
    Trải ô thủy-thạch Lãnh trang ít người.
    Tang bồng hồ thỉ đổi dời…

    B. Bước đường tu-tỉnh

    Thuở ấy tình-thế Nam-Kỳ hết sức rồi-ren nguy-ngập. Một mặt, Pháp bội hứa sự sửa đổi hiệp-ước 5 Juin 1862 (Bonard – Phan-Thanh-Giản); một mặt họ cưỡng chiếm ba tỉnh miền Tây. Thủ-Khoa-Huân bị đày sang đảo Réunion (1864). Trương-công-Định chết ở Gò-Công (20-8-1864). Phan-Thanh-Giản tuẫn-tiết ở Vĩnh-Long (7-8-1867). Chỉ còn ông Nguyễn-Trung-Trực với một ít tàn binh lẩn-lút ở Kiên-Giang, với những giờ phút đầy nguy-cơ, hâm-dọa. Có lẽ vì vậy mà ông Cử không còn cách nào hơn là ẩn danh tu-tỉnh, để chờ ngày trở lại giúp nước và dân. Vì ông đã nói:

    Sao bằng giữ đặng sạch trong,
    Bảng vàng chiếm đặng bướm ong sá gì.
    Đem mình về chốn Kinh-kỳ,
    Áo cơm khỏi tốn phước thì mẹ cha.

    Và mục-đích hành đạo của ông là:

    Hiếu trung hai chữ phụng-thờ,
    Lâm tồng dưỡng tánh đặng nhờ tấm thân.

    Khắp các ngọn núi trong vùng Thất-Sơn đều có dấu chơn của ông lui tới. Cuộc đời tu-tỉnh của ông

    Cứ tưởng cũng được yên-ổn nơi đây, nhưng bỗng một hôm, tung-tích của ông bị phát-lộ ; quân Pháp ở đồn Cây-Mít (Châu-Đốc) kéo đến bao vây ; vì thương dân-chúng vô tội quanh vùng nên ông không nỡ chống lại, bèn từ giã một số đệ-tử chân thành, rời khỏi Thất-Sơn, ra hòn Phú-Quốc (Hà-Tiên). Có người nói ông Cử đi thẳng qua núi Tà-Lơn, còn ở Phú-Quốc thì trước khi về Thất-Sơn. Chưa rõ thuyết nào đúng hơn. Xin nhờ các bậc thức-giả phủ chính cho.

    Việc quân Pháp theo dõi ông Cử dể khủng-bố những người tu theo giáo-phái của ông hồi ấy chắc là gắt-gao lắm. Xem như giảng tà-Lơn đã chép :

    Dọn thuyền hai chiếc một khi,
    Sắm sửa vậy thì đồ-đạc đem ra.
    Hai Võ phân nói thiệt-thà:
    « Kinh tệ áo dà để lại chốn dây.
    E khi đi có gặp Tây,
    Nó coi thấy đặng, sắp bây không còn ».
    Tính thôi đã một buổi tròn
    Xuống thuyền ra biển hỡi còn canh hai !

    Ở Phú-Quốc một độ, ông vượt đường qua Giang-Thành rồi lên núi Tà-Lơn. Tại đây, ông Cử được gặp Minh-sư chân truyền đạo pháp và đặt cho đạo-hiệu Ngọc-Thanh :

    Hắc y đổi lại cà-sa,
    Cải tên đặt lại hiệu là Ngọc-Thanh.
    Từ đây, ông Cử có thâu nhiều tín-đồ ở núi Tà-Lơn, và lâu lâu lại trở về Thất-Sơn thăm các đệ-tử cũ. Ông thường dặn bảo tín-đồ rằng nếu không có mệnh-lệnh thì không một ai được bạo-động gì cả.

    Thế rồi từ ấy trở đi; không còn ai biết được tăm-hơi gì về ông nữa. Cho đến ngày tháng ông Cử đăng Tiên, cũng không tìm hỏi đâu ra được. Chỉ có lời truyền khẩu rằng từ ngày vắng bóng vị Giáo-chủ, thỉnh-thoảng có người thấy một ông già râu tóc bạc phơ, mặt non mơn-mởn, cỡi hổ mun, vượt rừng qua lại trong dãy Thất-Sơn. Người ta thì-thầm bảo nhau : ông già ấy là ông Cử !

    C. Môn-nhơn đệ-tử

    Trong hàng môn-nhơn đệ-tử cùa ông Cử ở vùng Tà-Lơn và Thất-Sơn kể ra cũng nhiều, nhưng chỉ có ông Nguyễn-Ngọc-Minh và ông Trần-Bá-Lương (tục gọi ông hai Lương, quê ở tỉnh Bến-Tre), là được phép bí-truyền nhiều hơn hết, Hiện nay mộ-phần của ông Nguyễn-Ngọc-Minh còn thấy ở điện Kim-quang-Thành (núi Tà-Lơn, phía trên Trung-Tòa độ bốn trăm thước). Những con cháu của tín-đồ ông Cử ngày nay mỗi khi trần-thiết sự thờ-phượng thì không quên đặt bài vị của ông Nguyễn-Ngọc-Minh ở một bên, phía dưới bàn thờ ông Cử. Chắc sinh thời ông Minh đã kế chí Thầy tế-trợ quần sinh nên mới được người đòi mãi còn cảm ghi ân-đức như thế.

    D. Vài mẩu chuyện thử lòng

    Những đệ-tử nào có thành tâm tu-tỉnh nhứt lại là người thường bị ông Cử thử-thách nhứt.

    Như trường-hợp ông Trần-Bá-Lương (một đại đệ-tử của ông Cử) sẽ kể đây là một:

    Ông Lương từ kkhi rời nhà ra đi, lòng chí dốc tìm chơn sư để học hỏi sự tu-hành, bởi ông đã phát được bồ-đề tâm từ khi còn nhỏ. Ông đi khắp đó đây trong vùng Thất-Sơn, nghe đâu có ông Cử là một bậc siêu-phàm nhưng lúc ấy đã về bên núi Tà-Lơn. Ông không quản-ngại khó-khăn, băng rừng lội suốt, lắm khi hết tiền hết gạo, ông phải làm thuê-mướn dọc đường để kiếm tiền độ thân. Nhưng khi đến Tà-Lơn ông ở đó ngót năm mà không tìm đâu ra được ông Cử.

    Tùy thế, ông Lương không hề thối chí, cứ thành tâm khấn nguyện với Phật Trời rồi lang-thang đi tìm mãi. Bỗng một hôm, ông gặp được một cụ già có vẻ đạo mạo đang xuống lấy nước ở bờ suối. Ông Lương mừng lắm, tự nghĩ : quần nâu áo vải, độc thân ở chốn lâm-tuyền lậu-hạn cụ già nầy không phải là Tiên Phật thì còn ai! Bèn xin chỉ dẫn về đường đạo-đức. Cụ già một mực chối từ, bảo rằng cụ cũng là một phàm nhân, không hiểu chi về việc luyện đạo. Ông Lương không nghe, xin cho ở đấy cùng tu và giúp-đỡ những công việc nặng-nề cho ông cụ. Tùng lắm, cụ già ấy mới bằng lòng cho ở, nhưng cũng cứ một mực bảo rằng mình không phải là bậc siêu-nhân.

    Từ đây ông Lương lấy làm vui dạ, vì tuy chưa được cụ già ấy truyền dạy điều gì, nhưng ông vẫn tin nơi ý nghĩ của mình là đúng nên cứ đặt hết, lòng kính-cẩn, yên trí tu-trì, giúp những công việc hằng ngày cho cụ già: nào trồng khoai, gánh nước nào thổi lữa nấu cơm…

    Trải một thời-gian như thế ông Lương vẫn vững được lòng. Thình lình một đêm kia, cụ già kêu ông Lương lại, nói rõ gốc-tích của mình từ lúc ở Trung mới vào Nam, bởi theo đuổi một chí lớn mà tấm thân cơ-hồ tan-nát thế nào, và khi đến Thất-Sơn ra sao, nhứt nhứt cu kể rành mạch, rồi kết luận rằng mình là Nguyễn-Đa, bằng lòng thừa nhận ông Lương từ đây được vào hàng đệ-tử.

    Và dưới đây là một cuộc thử-thách có huyền thuật:

    Ông Cử có một người đệ-tử (không rõ tên) đạo đức khá cao, cũng không kém ông Trần-Bá-Lương và ông Nguyễn-Ngọc-Minh.

    Khi sắp đăng Tiên, ông Cử kêu người đệ-tử ấy lại mà bảo:
    - Thầy sắp về nơi tiên cảnh, vậy con ở lại rán cố chí hành đạo, khi nào thông-đạt, Thầy sẽ trở về dẫu-độ con.

    Người đệ tử kia rất đổi hài lòng, nằm phục xuống đất van cầu thảm-thiết, xin thầy cho theo.

    Trước tình-cảnh sư đệ sẽ phải chia ly và sự thành lòng của kẻ môn-nhơn như thế, ông Cử động lòng từ-bi, hứa sau ba năm sẽ trở về, nếu người đệ-tử nầy hết lòng tu-tỉnh thì ông hóa-độ.

    Từ đó, người đệ-tử ông Cử cứ vâng lời Thầy, ở lại cố-gắng tu trì, chuyên lo tĩnh luyện, và ngoài những thời khắc bái sám hành hương, người còn lo phát thuốc cứu đời để biểu-thị cái hành-động tế thế của Thầy, không cho gián-đoạn.

    Một hôm, cũng như thường lệ, ở dưới chân núi có chú Khách-Lác lên xin thuốc uống nhưng trái hẳn ngày thường, chú Khách hôm nay với hình dáng mõi-mệt, đói lả. Gặp giờ dâng cơm bữa, người đệ-tử ông Cử bảo chú Khách ngồi chờ, ông cúng xong sẽ xem bịnh và giúp thuốc cho. Người ta gọi chú Khách-Lác vì ông nầy là người khách-trú, toàn thân đều bị bịnh tác lở-lói.

    Thừa lúc người môn-đệ ông Cử vào nhà sửa soạn đèn hương, chú Khách-Lác bưng cả mâm cơm trên bàn xuống ăn sạch. Khi trở ra người đệ-tử ông Cử thấy thế cả giận, tỏ vẻ bất bình. Ngay khi ấy chú Khách đã không nhận lỗi mình, mà trái lại, còn buông ra nhiều lời cộc-cằng cương-câu là khác. Người đệ-tử ông Cử không dằn được giận, xách roi rượt đánh chú Khách, Chú Khách chạy dài. Khi đến bờ suối, chú Khách bỗng phi thân ngang suối rồi đứng bên kia gộp đá trông qua, kêu lên:
    - Hỡi đệ tử, con còn nóng quá ! Hôm nay là ngày hứa hẹn. Thầy định về để dẫn-độ con nhưng sự đã như thế nầy, con hãy rán kiên tâm mà tu-trì thêm nữa mới được !

    Nhìn sang bờ suối, chỉ thấy ông Cử nghiêm trang đứng đó mà chú Khách-Lác thì đâu mất tự bao giờ. Người môn-đệ biết mình đã lầm, quì xuống van-lơn. Nhưng ông Cử thản-nhiên biến mất.

  15. #15

    Mặc định

    Anh ơi, giải thích giúp em mấy từ " đi thiếp " và " Ngày bá - nhả " là gì với ạ?...

  16. #16

    Mặc định

    Người ta dùng từ đi thiếp để gọi hiện tượng lên đồng, hay đánh đồng thiếp.

    Xuất xứ từ đi thiếp có từ bao giờ và nguồn gốc từ đâu chưa ai nghiên cứu rõ, nhưng chúng ta thường dùng từ ngủ thiếp, hay thiếp đi, để nói về trạng thái chìm vào vô thức.

    Trong tâm linh, Đi Thiếp là trạng thái nhà tâm linh như chết lâm sàng, nằm như ngủ, không ăn uống, không cử động, trong thời gian vài ngày, có khi một tuần, có người vài tuần. Sau đó tỉnh dậy, sức khỏe vẫn bình thường. Nhưng nhà tâm linh kể lại rất nhiều câu chuyện về các cảnh giới khác với cảnh giới trần gian. Trong thời gian Đi Thiếp, phần thể xác ở lại, còn phần Hồn xuất ra ngoài, đi chu du các cung các cõi.

    Trên TGVH, cũng có những bài viết kể về chuyện đi thiếp:
    http://thegioivohinh.com/diendan/showthread.php?t=6043

  17. #17

    Mặc định

    Vậy còn ngày " Bá - nhả " là ngày gì ạ...?

  18. #18
    Đai Đen Avatar của tony_huynh
    Gia nhập
    Jul 2008
    Nơi cư ngụ
    Khai Phong Phủ
    Bài gởi
    710

    Mặc định

    Thất Sơn quê tôi đây mà. Cám ơn Love_TamLinh cho mình tài liệu quý giá này

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi meyeubebo Xem Bài Gởi
    Vậy còn ngày " Bá - nhả " là ngày gì ạ...?
    Ngày " Bá - nhả " tiếng Việt anh chưa thấy nhưng tiếng Pháp là Je ne sais pas đó em. Hihi.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Love_Tamlinh Xem Bài Gởi
    Ngày " Bá - nhả " tiếng Việt anh chưa thấy nhưng tiếng Pháp là Je ne sais pas đó em. Hihi.
    --------------
    Tuy chưa tìm đc nghĩa tiếng Việt...nhưng ít ra tiếng Pháp của anh cũng plus bien rùi đó...:hee_hee::hee_hee::hee_hee:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Bùa thỉnh Hộ Pháp của Thất Sơn Thần Quyền ???
    By mekongcusi in forum Thế Giới Bùa Ngải
    Trả lời: 120
    Bài mới gởi: 11-03-2013, 05:57 AM
  2. Tìm lớp học Thất Sơn Thần Quyền tại Hà Nội
    By Tiểu Thạch in forum Thần Quyền
    Trả lời: 15
    Bài mới gởi: 06-06-2011, 06:23 PM
  3. Chuyện về Bác Vật Lang thám hiểm hang sâu ở Thất Sơn
    By Nhớ nguồn in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 05-11-2010, 05:20 PM
  4. Sự Mầu Nhiệm và Nét Đẹp Của Niệm Phật
    By Nonregister in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 12
    Bài mới gởi: 10-10-2010, 08:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •