kết quả từ 1 tới 17 trên 17

Ðề tài: BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI
    .


    Đạt Tường


    Bốn mươi bốn năm trước, trong một buổi đàn cơ Đức Lý Giáo Tông muốn kiểm tra thực tế về kết quả giảng dạy, nên Ngài đề nghị một học viên ưu tú của khóa Giáo Sĩ tức là Tu sĩ vừa tốt nghiệp trình bày sơ lược một số vấn đề trong chương trình đã học. Ngài nói:

    “Như hiện thời, một việc rất thông thường nhứt của người tín đồ. Đây Bần Đạo cho phép Nội Chánh Vụ hiền đệ chọn một em thanh niên ưu tú nhứt trong hàng học viên Giáo Sĩ ra trước đây thử trình bày sơ lược phần Tu Sĩ ở Lịch trình cho Bần Đạo xem.Bần Đạo cho phép hãy bình tĩnh mà hành sự.

    (Đoàn Thiện Tâm: trình bày ………)

    Tốt lắm Bần Đạo ngợi khen, đây trò thử kể sơ phần Tổ chức đại cương của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hãy bình tĩnh mà kể.

    (Đoàn Thiện Tâm trình bày ………)

    Về Thiên Đạo, Thế Đạo chú trọng ở phần nào trước tiên,

    (Đoàn Thiện Tâm bạch ………)

    Nghi thức Đại Đàn, Tiểu Đàn có liên quan đến phần Thiên Đạo và Thế Đạo cùng nằm trong tổ chức Đại Đạo ở phần nào.

    (Đoàn Thiện Tâm bạch ………)

    Thôi được rồi, Bần Đạo cho phép an tọa.

    Sở dĩ Bần Đạo phí nhiều thì giờ để có một Tu sĩ trong Cơ Quan trình bày các phần học ở lớp Tu Sĩ đã qua, như thế chỉ tạm gọi là phần học tập có nhiều cố gắng trên đại cương tổng quát. Về lý trong các phần này không được rõ ràng lắm ở phần Thiên Đạo và Thế Đạo.Bần Đạo dạy đây là Bần Đạo muốn điển hình cho tất cả những ai gọi rằng Thiên phong Chức sắc, tín đồ trong Đại Đạo phải tìm hiểu rõ các phần tổ chức của Đại Đạo và các phần hành đạo trong Thiên đạo, Thế đạo. Vì có một đôi khi có kẻ không dám hoài bão ý chí của mình đối với đạo trước một tôn giáo bạn.Về nghi lễ, thí dụ như cách chấp tay. Vì sao đến thời kỳ này lại không giống như hai thời kỳ trước, cũng là thành kỉnh lễ bái. Nếu muốn bảo vệ và hoằng dương chơn lý Đại Đạo của mình hiện có, cần phải hiểu sự cải tổ nghi lễ ấy là vì sao.

    Bởi lý do đó nên người tín đồ Đại Đạo không thấu triệt được sự nhiệm mầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và cũng không biết tu để về đâu, Thầy Mẹ ở nơi nào… Thật rất đáng tiếc!” [1](Mỗi người trong chúng ta hiện diện nơi đây, chắc chắc đã thực hiện các động tác bái lạy lên đến số lượng hàng ngàn lần, thậm chí có vị đã từng thực hành đến mấy chục ngàn lần trong cuộc đời theo Thầy tu học hành đạo.

    Ai cũng rành rẽ trong từng động tác theo nghi thức lễ bái nhưng nếu có một em đồng nhi hay lễ sĩ thắc mắc “Mỗi động tác trong nghi thức lễ bái có ý nghĩa gì?” thì chắc chắn trong chúng ta không ít người tuy thâm niên đã là tín hữu Cao Đài suốt mấy mươi năm qua nhưng cũng không khỏi lúng túng!)
    Vậy giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc lại, tìm hiểu những nghĩa lý ẩn chứa đàng sau hình thức lễ bái tưởng chừng như đơn sơ ấy.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lời Thầy dạy: “Lạy là gì? Là tỏ ra bề ngoài lễ kính trong lòng.” [2] (lòng thành)

    Đức Nam Phương Thổ Địa dạy:
    “Lạy là tỏ dấu hết lòng tin,
    Lạy ấy là dâng đến Ngọc Đình;
    Lạy tỏ bề trong rằng: hết dạ,…” [3]

    Khi tham dự một buổi cúng ở bất cứ Thánh sở nào thuộc Hội Thánh Tây Ninh, mọi người đều cảm nhận rõ mỗi khi thực hiện động tác bái lạy, các đạo hữu Tây Ninh thực hiện rất khoan thai nhịp nhàng theo tiếng chuông của người điều khiển. Vừa lạy vừa gật và niệm danh của Đức Chí Tôn hay các Đấng Thiêng Liêng. Còn đạo hữu ở một số nơi khác bái lạy khá tự nhiên, chưa được đồng nhịp. Có khi chính người điều khiển lại gỏ chuông quá nhanh làm các đạo hữu lạy mà không kịp niệm danh Thầy! Nếu như vậy là chúng ta đã chưa làm đúng theo một khía cạnh ý nghĩa căn bản của “quyền pháp đạo” là trật tự kỷ luật.

    Còn tiếp
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  2. #2
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI.

    Đạt Tường


    1. Vậy mỗi khi lễ bái chúng ta phải theo nhịp tiếng chuông, thực hiện đồng loạt.

    1.1. Cho dù đi đến bất cứ Thánh sở nào thuộc Hội Thánh nào trong ĐĐTKPĐ chúng ta đều nhận ra một khác biệt căn bản giữa Cao Đài giáo và các tôn giáo khác là chỉ có trong Cao Đài giáo các tín đồ khi đến hành lễ nơi Thánh đường đều đồng loạt mặc bộ đồng phục Bạch Y, trong khi ở các tôn giáo khác thì người tín đồ được tự do hoàn toàn ăn mặc thường phục theo ý cá nhân. Điều này thể hiện một phần căn bản về sức mạnh tinh thần của tín hữu Cao Đài, hòa hiệp đồng thống nhất về phương diện hình thức.

    1.2. Còn khi toàn thể tín hữu lễ bái, sự nhịp nhàng thực hiện các động tác, hình ảnh này biểu thị sức mạnh của tập thể đồng “hòa nhịp” trật tự, nương nhau chung cùng đồng hành đạo sự. Những điều vừa trình bày nói trên cho thấy sức mạnh tinh thần của tập thể. Khi phần đông các tín hữu ý thức được sự cần thiết phải thực hiện đồng loạt nhịp nhàng nghi thức lễ bái, từ đây sẽ chuyển đổi tinh thần thành sức mạnh vật chất, đoàn kết nhứt tâm chung tay trong mọi đạo sự theo hiệu lệnh của lãnh đạo.

    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi:

    “Thầy vui muốn cho các con thuận hòa cùng nhau hoài, ấy là lễ hiến cho Thầy rất trân trọng.” [4]

    1.3. Một hình thức khác trong lễ bái, chúng ta cần ý thức thực hiện theo tinh thần của chữ Hòa là việc đọc kinh.

    Mỗi khi đọc kinh chúng ta cần phải đọc chung ở một cao độ âm thanh và nhịp độ nhanh chậm phải đồng nhất với nhau. Tất cả mọi người tham dự buổi cúng cần phải đọc theo tiếng bắt giọng của người dẫn kinh. Vấn đề này được Đức

    Lý Giáo Tông lưu ý nhắc nhở:

    ▪ “Một điểm tiểu tiết mà rất cần, đó là giọng đọc kinh. Nên chọn một giọng vừa phải để cùng nhau hòa âm. Nếu lở có hiền đệ muội nào không thể hòa âm được với giọng của người khởi xướng, tốt hơn hết là nín chớ đừng phá hơi làm tản thần những người dự cuộc. Bao nhiêu tâm hồn của người dự lễ có được rung cảm thành kính Thiêng Liêng không và nể nang hành đạo hay không. Điều trước tiên là giọng đọc kinh... ” [5]

    Nếu không đọc được cho hòa âm thanh với nhau khi đọc kinh thì việc này có tác dụng xấu như thế nào? Khi xưa, vào năm 1933, Đức Chí Tôn đã từng quan tâm nhắc nhở:

    ▪ “Các con, ba con chánh lễ đọc không hòa thinh nên khiếu quang mờ ám, tiếp điển không thấu đáo.” [6]

    Qua những điều vừa được trình bày, quý vị đã thấy việc bái lạy cúng kính là những vấn đề quá thông dụng đến mức tầm thường đối với tất cả tín hữu chúng ta. Tuy nhiên, chư quý vị cũng hẵn cảm thấy bình tuy cũ nhưng rượu được chứa bên trong có chất đã thay đổi, tăng lên khá nhiều khi chúng ta tìm thấy được những lời Thánh giáo dạy dỗ của Đức Chí Tôn và Đức Lý Giáo Tông liên quan trực tiếp đến những động tác bình thường mà mỗi tín hữu chúng ta thường xuyên thực hiện nhưng giá trị của nó chúng ta lại chưa hề biết đến!

    Còn tiếp
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  3. #3
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    Đạt Tường



    2. Khi lạy, hai bàn tay kiết quả xòe ra như gieo hạt (quả) cho chúng sanh hưởng chung. Hành động lạy nhắc nhở người tín đồ chúng ta phải đem kết quả đạt được trên đường tu học lập công bồi đức ban rải chia sẻ đến chúng sanh. Tức là thực hiện việc công quả căn bản là “phổ độ chúng sanh”. Đây là Nhân Sinh Quan Cao Đài.

    Đức Đông Phương Lão Tổ có dạy:

    ▪ “Thượng Đế không bảo chúng sinh làm những gì đem đến ích lợi riêng tư cho Thượng Đế và các Đấng Trọn Lành, (mà) chỉ dạy bảo chúng sanh phải làm mọi việc thích hợp đạo lý để phục vụ nhơn sanh hầu tạo cõi đời an lạc thái hòa.” [7]
    Ngay từ lúc Đức Chí Tôn mới khai mở Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, Tiền Khai Đại Đạo - Ngài Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu đã có giải thích về nghi thức lễ bái như sau:

    ▪ “Nay Đạo đã hoằng khai thì như bông sen đã nở rồi sanh trái, gọi là kết quả. Ấy là hai tay ôm tròn lại như trái cây vậy. Mà kết quả rồi không phép hưởng riêng một mình, phải gieo ra cho chúng sanh chung hưởng, gọi là phổ độ. Vì vậy mà khi cúi lạy phải xòe hai bàn tay ra như gieo hột vậy.” [8]

    Bài học Thương Yêu là tôn chỉ của Đại Đạo. Người tín hữu Cao Đài phải thấm nhuần tinh thần yêu thương sanh chúng mà Thầy đã dạy để thực hiện chia sẻ sở năng sở hữu của mình đến với mọi người. Sự chia sẻ đó là thực hiện phổ độ chúng sanh.

    Trong việc phổ độ, tùy theo khả năng của mình và tùy cơ hội chúng ta chia sẻ từ vật chất cho đến tinh thần, trên cả hai phương diện nhân sinh và tâm linh. Trong khi thực hiện chia sẻ, tấm lòng thành của mỗi người mới là món quà trang trọng nhất và nó có giá trị to lớn hơn cả số lượng vật chất.

    3. Sau mỗi lạy, chúng ta tiếp tục chấp tay kiết quả trở lại. Động tác này mang ý nghĩa Lý Đạo về Vũ Trụ Quan, ý nói về con đường Thiên Đạo.

    Ngài Nguyễn Trung Hậu viết tiếp: “Lại nữa, cách lạy ấy cũng do theo ý nghĩa của cuộc tạo Thiên lập địa. Tay mặt úp ngoài tay trái gọi là âm dương tương hiệp. Khí âm ngậm khí dương mới sanh ra Thái Cực là hai bàn tay ôm tròn lại đó. Thái Cực sanh Lưỡng Nghi là hai ngón cái; khi lạy hai ngón cái tréo nhau hình chữ thập, gọi Lưỡng Nghi sanh Tứ Tượng; đoạn 8 ngón tay kia trải ra gọi là Bát Quái.” [9]

    ▪ Hành động “Chấp Tay Kiết Quả Ấn Tý và lạy” thể hiện sự khởi nguyên của vạn vật rồi sanh hóa: biến hóa và tiến hóa. (Nhứt bổn tán vạn thù, phóng phát)

    ▪ Khi “Lạy xong, tiếp tục Kiết Quả” thể hiện sự hoàn nguyên (các ngón tay và hai bàn tay ôm tròn trở lại) rồi quy nguyên (Vạn thù quy Nhứt bổn).
    Phương cách hoàn nguyên và quy nguyên liên quan đến phương pháp công phu.

    Mỗi người, thân xác của chúng ta là Tiểu Thiên địa tương ứng với Đại Thiên địa. Hễ trời có những món báu gì thì con người cũng có các món đó nhưng những cái có nơi con người đã bị phân tán vì thập tam ma là thất tình lục dục! Để thu hồi lại các món báu này là Tam bửu “Tinh Khí Thần” trong đó cái con người bị khiếm khuyết nhiều nhứt chính là Thần, thì công phu là phương cách hữu hiệu nhứt. Việc công phu được chia làm 2 phương pháp từ thấp đến cao, đó là cúng kính và tu luyện.

    Mỗi khi cúng, chúng ta đừng quên chú tâm nhìn Thiên Nhãn. Đây là điều Thầy đã dạy từ lúc mới mở Đạo nhưng trong thực tế phần lớn các tín hữu Cao Đài lại quên chi tiết quan trọng này! Như vậy những ai chưa chú nhìn Thiên Nhãn là đã bỏ qua một đặc ân to lớn của Đức Chí Tôn mà chỉ có tín hữu Cao Đài mới được thọ hưởng ân huệ này trong Tam Kỳ Phổ Độ. (… …)

    “Hằng ngày con kiền thiền khẩn nguyện,
    Chớ để tâm vọng niệm ý tà;
    Tứ thời con ráng gần Cha,
    Nhìn ngay Thiên Nhãn ắt là Thần gom.
    Con hành y là con kết quả,
    Tâm được an thì dạ mới yên;
    Dứt đi tư lự ưu phiền,
    Tâm linh sáng suốt diệu huyền thông tri.
    Định Chơn Thần vô vi học Đạo,
    Định trí tâm mới thấu chánh đường;
    Định được sáng tỏ như gương,
    Huệ tâm khai mở thông đường điển quang.” [10]

    Không phải chỉ những tín đồ ở bậc thấp việc nhìn Thiên Nhãn để trụ Thần mới quan trọng, ngay cả với bậc Thiên ân sứ mạng phương pháp này cũng quan trọng không kém. Chúng ta hãy tham khảo thí dụ sau:

    “Đông Phương Chưởng Quản, chiếu nhu cầu đạo sự để điều hòa Bộ Phận Hiệp Thiên Đài, nay truyền lệnh cho hiền đệ Chơn Tâm Phụ Tá Bảo Pháp Chơn Quân kiêm Pháp Đàn tập sự trong thời gian kể từ ngày này cho đến khi được lệnh bổ nhiệm Pháp Đàn chánh thức. Trong thời gian tập sự luôn luôn phải định thần tập trung lưỡng nhãn ngó ngay về hướng Thiên Nhãn trên Thiên Bàn để được truyền Thần trực tiếp.” [11]Ngoài ra, con đường Tâm pháp tịnh luyện là đỉnh cao của Công phu để lên đường hoàn nguyên và quy nguyên.

    Còn tiếp
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  4. #4
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    Đạt Tường
    Tiếp theo

    Những ý nghĩa căn bản của động tác lễ bái được Ngài Bảo Pháp – Nguyễn Trung Hậu trình bày trong sách viết của Ngài, có đạo hữu đặt vấn đề rằng sao không thấy Thánh giáo nào nói đến?

    Xin thưa, các sách này đều đã được Tòa Thánh Tây Ninh kiểm duyệt và phát hành sau lời Thánh Ngôn của Đức Chí Tôn:

    “Hậu, sách con làm ra đều có giá trị là nhờ có Thầy giáng tâm con… Vậy con cứ an lòng mà làm ích thêm nữa. Thầy hằng ở bên con mà dìu dắt cho trí hóa rộng thêm, nghe con.” [12] (TNCT.BP.14)

    Đức Chí Tôn có dạy:
    “Một sứ mạng Thầy dành hai ngỏ,
    Một ra đi một trở lại Thầy.”
    hay
    “Sáng lo độ thế, chiều hành công phu”.

    Ý nghĩa căn bản của động tác tuần tự trong lễ bái không ngoài Lý âm dương, bao hàm cả Nhân Sinh Quan và Vũ Trụ Quan Cao Đài.

    - “PHỔ ĐỘ CHÚNG SANH”, chia sẻ yêu thương đến với mọi người để đấp nền công đức. (Công quả)

    - và “Công Phu” thực hành “TÁNH MẠNG SONG TU” để quy nguyên trở về cùng Thượng Đế.

    - “HÒA HIỆP” chung cùng bỗn đạo qua các đạo sự.(Công trình)

    Nếu chúng ta kiên trì thực hiện phổ thông giáo lý ý nghĩa của việc lễ bái này với ý thức cao độ trên đường thực hiện sứ mạng thì chắc chắn trong vòng 10 năm, ý thức của các tầng lớp tín hữu sẽ được nâng cao rõ rệt. Đây là định hướng phát triển bền vững cho mọi Hội Thánh vì đây chỉ là vấn đề căn bản chung cho mọi tầng lớp tín hữu chứ không hề có sự dị biệt nào. Bài học vở lòng - khai tâm cho mọi tín hữu Cao Đài là như thế.

    Đặc biệt, nếu chúng ta ý thức đến giá trị tinh thần cùng giá trị tâm linh của việc thực hiện Sứ Mạng của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ mà thanh thiếu niên sẽ là thành phần nồng cốt ở tương lai thì việc sớm đưa những ý nghĩa căn bản của nghi thức lễ bái này vào trong tầm sâu tâm não của các em thanh thiếu niên - đồng nhi lễ sĩ là điều thật sự cần thiết biết bao! Đức Lý Giáo Tông có dạy:

    “… đa số lớp trẻ đi chùa thất tụng kinh làm đám nhưng có ai hỏi tại sao vào đạo thì chúng trả lời mỗi đứa khác nhau. Đứa thì vào đạo vì thấy trang lứa muốn vào cho vui, đứa thì tại cha mẹ bảo không dám cãi, đứa thì thấy cha mẹ làm thì bắt chước nhưng không biết để làm chi, đứa thì vì sợ quỷ ma dẫn hồn xuống địa ngục nếu không cầu cạnh với thiêng liêng, đứa thì sợ tai bai họa gởi, đứa muốn được may mắn mọi sự trên đường đời nhờ có công đi chùa thất.

    Không nghe đứa nào nói đến nhiệm vụ giáo dân vi thiện hay hoàn thiện hóa bản thân, hay nhờ đạo đức hóa mọi nếp sinh hoạt xã hội quốc gia để an bình thạnh trị cho non sông tổ quốc.

    Đừng ai qui lỗi hoặc trách cứ tại sao chúng nghĩ vầy mà không nghĩ vậy, vì tổ chức từ cấp lãnh đạo tinh thần thiếu sót khiến cha mẹ chúng chẳng có đường lối hoài bão hướng thượng rồi bảo sao chúng lại có được tinh thần ấy.” [13]
    Đức Thiên La Đạo Nhơn, một vị Đầu Họ đã từng giáng dạy:
    “Các em Trưởng Lễ và Phó Trưởng Lễ ráng dìu dắt các em đồng nhi lễ sĩ cho được hai phương diện: Công Quả và Đạo Hạnh. Bởi vì công quả là phần vỏ bên ngoài, còn đạo hạnh là phần ruột bên trong. Trong hai thiếu một là không được.” [14]

    còn tiếp
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  5. #5
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    Đạt Tường
    Tiếp theo


    Qua động tác bái lạy, khi chúng ta giải thích cho các em thấy được ý nghĩa mỗi khi thực hành lễ bái, động tác nào tượng trưng cho công quả, hành động nào thể hiện đạo hạnh và động tác nào gợi nhắc cho việc công phu cúng kính, định tâm, v.v… Một khi đã hiểu thì các em sẽ thực hành với ý thức rõ rệt. Điều này chắc chắc sẽ mang lại giá trị rất lớn cho sự tiến hóa của các em và đóng góp hữu hiệu vào sứ mạng của Đại Đạo, bởi vì như Ơn trên đã dạy: “Lễ bái thường hành tâm đạo khởi”. Nhờ giáo dục mà tâm của các em sẽ phát triển theo chiều hướng tâm đạo có ý thức thực hành trên cả hai mặt nhân sinh và tâm linh.

    Tương tơ như vậy ở các Thánh thất, Thánh tịnh mỗi khi có đạo hữu mới nhập môn, vị Đầu Họ sau khi thực hiện các bí pháp nên có lời nhắn nhủ những điều thiết yếu và không thể thiếu về ý nghĩa căn bản của nghi thức bái lạy này để ngay từ khi mới bước vào cửa đạo. Người tân tín hữu cần được khai tâm để nắm bắt ngay tư tưởng cơ bản cần phải thực hành một khi đã trở thành thành viên của gia đình Đại Đạo. Ngay cả hai đạo hữu tiến dẫn người mới nhập môn cũng nên thường xuyên giúp đở, củng cố để người bạn đạo mới thấy rõ con đường phải đi hầu mau đạt kết quả tiến hóa cho bản thân và có thể góp phần vào sứ mạng Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ.

    KẾT LUẬN

    Chúng ta vừa ôn lại nghi thức lễ bái, về hình thức bề ngoài đây là một vấn đề hết sức bình dị đối với tất cả tín hữu Cao Đài nhưng về nội dung qua một số thông tin vừa được mang đến hẵn quý vị cũng đã cảm nhận được ý nghĩa hết sức căn bản nhưng yếu tố thâm sâu Đạo Lý cũng ẩn tàng. Như vậy, đây là một thí dụ điển hình cho thấy ở Đạo Thầy, đạo của Ông Trời, mọi hình thức đều ẩn chứa những Lý Đạo cao siêu mà chúng ta cần phải quan tâm tìm hiểu học hỏi nếu muốn bồi công lập đức, góp phần hoằng dương chân lý Đại Đạo.

    Đức Chí Tôn có dạy:
    “Hỡi các con! giáo lý hay chơn lý Đạo được hoằng dương sâu rộng vào lòng người sẽ biến đổi hoàn cảnh ngăn cách đau khổ của thế gian trở nên thái bình thạnh trị hay niết bàn cực lạc. Thầy nhắc lại cho các con nhớ: giáo lý hay chơn lý Đại Đạo không phải là lý thuyết trừu tượng mông lung mà là Thực thể Đạo Cứu thế nghe à!” [15]Đức Gia Tô Giáo Chủ có lần đã nói:
    “Người tín hữu Cao Đài tâm thức thì sáng nhưng ý thức còn u tối.”Điều u tối nơi đây, được Đức Lý Giáo Tông chỉ ra đó là ý thức thực hiện sứ mạng và hoằng dương chân lý Đại Đạo. Ai cũng đã nhiều lần đọc: “Nam mô Nhứt nguyện Đại Đạo hoằng khai. Nhì nguyện Phổ Độ chúng sanh...” nhưng khi hành đạo thì những tư tưởng này lại còn khá mờ nhạt trong lòng người tín hữu!
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  6. #6
    Tam Đẳng Avatar của kinhvotu
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Cai quản cỏi A Tỳ
    Bài gởi
    3,182

    Mặc định BÀI HỌC KHAI TÂM CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI

    Đạt Tường
    Tiếp theo

    Vì thế, Thực thể Đạo cứu thế này chỉ trở nên hiện thực khi phần đông tín hữu Cao Đài chúng ta được hướng dẫn để nắm bắt được và có ý thức đến sứ mạng Đại Đạo qua những ý nghĩa chánh yếu của nghi thức lễ bái và ý thức thực hành chúng trong đạo sự. Đây là việc “dụng hình thức để gây ý thức” như lời Thánh giáo đã dạy.
    Cao Đài giáo, với Đấng Giáo Chủ là Thái Cực Thánh Hoàng. Thái Cực bao hàm âm dương nên thực thể Đạo luôn song hành hai phương diện Thế Đạo và Thiên Đạo. Qua nghi thức lễ bái, những động tác bung xòe rồi thâu lại khi chấp tay kiết quả Ấn Tý, ý nghĩa tượng trưng cho mục tiêu sứ mạng của ĐĐTKPĐ bao gồm cả Nhân Sinh quan và Vũ Trụ quan mà mỗi tín hữu Cao Đài cần phải thấu hiểu.

    - Do đó cần phải phổ biến rộng khắp 3 ý nghĩa căn bản của nghi thức bái lạy tượng trưng cho pháp môn Tam Công:

    ▪ Công quả thương yêu chia sẻ thực hành Phổ Độ chúng sanh.

    ▪ Công phu thanh tịnh trong cúng kính, tịnh luyện. Chú nhìn Thiên Nhãn để đón nhận Thần của Thượng Đế.

    ▪ Công trình hòa ái.đến với các cấp tín hữu Cao Đài nhứt là với các em đồng nhi lễ sĩ càng sớm càng tốt.

    - Một cách diễn đạt khác về ý nghĩa của nghi thức lễ bái là người tín hữu Cao Đài phải song hành dung hòa giữa 2 phần Ngoại giáo công truyền và Nội giáo tâm truyền như 2 bước không thể tách lìa mỗi khi bái lạy.

    Hàng ngày khi sắp mình lạy Đức Chí Tôn; nếu số đông tín hữu Cao Đài đều có ý thức về ý nghĩa của mỗi động tác tuy “tầm thường nhưng sẽ trở nên phi thường” khi cố gắng thực hành theo như thế, điều này sẽ tác động rất lớn đến sự tiến hóa tâm linh của mỗi tín đồ Đại Đạo nhứt là với thế hệ trẻ thanh thiếu niên. Nếu được như thế, chúng ta sẽ có cơ sở để hy vọng vào sự phát triển việc thực thi sứ mạng Kỳ Ba, chúng ta sẽ có được lòng tin vào sự tăng trưởng bền vững của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ trên cả hai phương diện Thế Đạo và Thiên Đạo. Thực thể Đạo này vừa mang lại hữu ích thiết thực cho đời sống nhân sinh đồng thời cũng hướng đến giá trị tâm linh siêu việt.

    Người Tu Sĩ với trách nhiệm “Giáo dân vi thiện”, các nhân viên phổ thông giáo lý chúng ta, trước tiên là những người phải thông suốt tư tưởng chánh yếu này để góp phần phổ truyền nâng cao ý thức sứ mạng Đại Đạo cho mọi tín hữu Cao Đài.

    Vì thế, cần phải nhanh chóng cập nhật nội dung này vào giáo trình đào tạo.
    Rất mong thay!

    ĐẠT TƯỜNG


    Chú Giải

    [1] Đức Lý Giáo Tông, Ngọc Minh Đài, Rằm tháng 7 Mậu Thân (08.8.1968)[2] Thánh Ngôn Hiệp Tuyển quyển 1, đàn ngày 25 Février 1926
    [3] Đức Nam Phương Thổ Địa, Chí Thiện Đàn 17.03 Quí Dậu 1933[4] Đức Chí Tôn, Thánh Ngôn Hiệp Tuyển 1 đàn ngày 20 février 1926
    [5] Đức Lý Giáo Tông, Thiên Lý đàn 20 tháng giêng Canh Tuất (25.02.1970)
    [6] Đức Chí Tôn, Trước Tiết Tàng Thơ; 14.5 Quí Dậu (06.6.1933)
    [7] Đức Đông Phương, Trúc Lâm Thiền Điện,18.7 Kỷ Dậu (30.8.1969)[8] Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Luận Đạo Vấn Đáp; Septembre 1927, trang 23
    [9] Bảo Pháp Nguyễn Trung Hậu, Luận Đạo Vấn Đáp; Septembre 1927, trang 23
    [10] Đức Chí Tôn, Thanh Liên Đàn 14.4 Giáp Thìn (1964)[11] Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 12 tháng 2 Nhâm Tý (26.03.1972)[12] Thánh Ngôn Sưu Tập – Nguyễn Văn Hồng số 73. Ngày 10.5.1927 (10.4 Đinh Mão)
    [13] Đức Lý Giáo Tông, TGST 1968-1969 trang 114-115
    [14] Đức Thiên La Đạo Nhơn, Thánh tịnh Ngọc Minh Đài 10.5 Giáp Dần (1974)[15] Đức Chí Tôn, Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý, 30.9 Canh Tuất (29.10.1970)
    Tâm vốn bất sinh bất diệt, chỉ tại chúng sinh vọng thức lại tưởng là Tâm nên hóa Tâm mê

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi kinhvotu Xem Bài Gởi
    BÀI HỌC KHAI TÂM
    CHO NGƯỜI TÍN ĐỒ CAO ĐÀI
    .


    Đạt Tường


    Bốn mươi bốn năm trước, trong một buổi đàn cơ Đức Lý Giáo Tông muốn kiểm tra thực tế về kết quả giảng dạy, nên Ngài đề nghị một học viên ưu tú của khóa Giáo Sĩ tức là Tu sĩ vừa tốt nghiệp trình bày sơ lược một số vấn đề trong chương trình đã học. Ngài nói:

    “Như hiện thời, một việc rất thông thường nhứt của người tín đồ. Đây Bần Đạo cho phép Nội Chánh Vụ hiền đệ chọn một em thanh niên ưu tú nhứt trong hàng học viên Giáo Sĩ ra trước đây thử trình bày sơ lược phần Tu Sĩ ở Lịch trình cho Bần Đạo xem.Bần Đạo cho phép hãy bình tĩnh mà hành sự.

    (Đoàn Thiện Tâm: trình bày ………)

    Tốt lắm Bần Đạo ngợi khen, đây trò thử kể sơ phần Tổ chức đại cương của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ, hãy bình tĩnh mà kể.

    (Đoàn Thiện Tâm trình bày ………)

    Về Thiên Đạo, Thế Đạo chú trọng ở phần nào trước tiên,

    (Đoàn Thiện Tâm bạch ………)

    Nghi thức Đại Đàn, Tiểu Đàn có liên quan đến phần Thiên Đạo và Thế Đạo cùng nằm trong tổ chức Đại Đạo ở phần nào.

    (Đoàn Thiện Tâm bạch ………)

    Thôi được rồi, Bần Đạo cho phép an tọa.

    Sở dĩ Bần Đạo phí nhiều thì giờ để có một Tu sĩ trong Cơ Quan trình bày các phần học ở lớp Tu Sĩ đã qua, như thế chỉ tạm gọi là phần học tập có nhiều cố gắng trên đại cương tổng quát. Về lý trong các phần này không được rõ ràng lắm ở phần Thiên Đạo và Thế Đạo.Bần Đạo dạy đây là Bần Đạo muốn điển hình cho tất cả những ai gọi rằng Thiên phong Chức sắc, tín đồ trong Đại Đạo phải tìm hiểu rõ các phần tổ chức của Đại Đạo và các phần hành đạo trong Thiên đạo, Thế đạo. Vì có một đôi khi có kẻ không dám hoài bão ý chí của mình đối với đạo trước một tôn giáo bạn.Về nghi lễ, thí dụ như cách chấp tay. Vì sao đến thời kỳ này lại không giống như hai thời kỳ trước, cũng là thành kỉnh lễ bái. Nếu muốn bảo vệ và hoằng dương chơn lý Đại Đạo của mình hiện có, cần phải hiểu sự cải tổ nghi lễ ấy là vì sao.

    Bởi lý do đó nên người tín đồ Đại Đạo không thấu triệt được sự nhiệm mầu của Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ và cũng không biết tu để về đâu, Thầy Mẹ ở nơi nào… Thật rất đáng tiếc!” [1](Mỗi người trong chúng ta hiện diện nơi đây, chắc chắc đã thực hiện các động tác bái lạy lên đến số lượng hàng ngàn lần, thậm chí có vị đã từng thực hành đến mấy chục ngàn lần trong cuộc đời theo Thầy tu học hành đạo.

    Ai cũng rành rẽ trong từng động tác theo nghi thức lễ bái nhưng nếu có một em đồng nhi hay lễ sĩ thắc mắc “Mỗi động tác trong nghi thức lễ bái có ý nghĩa gì?” thì chắc chắn trong chúng ta không ít người tuy thâm niên đã là tín hữu Cao Đài suốt mấy mươi năm qua nhưng cũng không khỏi lúng túng!)
    Vậy giờ đây chúng ta hãy cùng nhau đọc lại, tìm hiểu những nghĩa lý ẩn chứa đàng sau hình thức lễ bái tưởng chừng như đơn sơ ấy.


    Thánh Ngôn Hiệp Tuyển có ghi lời Thầy dạy: “Lạy là gì? Là tỏ ra bề ngoài lễ kính trong lòng.” [2] (lòng thành)

    Đức Nam Phương Thổ Địa dạy:
    “Lạy là tỏ dấu hết lòng tin,
    Lạy ấy là dâng đến Ngọc Đình;
    Lạy tỏ bề trong rằng: hết dạ,…” [3]

    Khi tham dự một buổi cúng ở bất cứ Thánh sở nào thuộc Hội Thánh Tây Ninh, mọi người đều cảm nhận rõ mỗi khi thực hiện động tác bái lạy, các đạo hữu Tây Ninh thực hiện rất khoan thai nhịp nhàng theo tiếng chuông của người điều khiển. Vừa lạy vừa gật và niệm danh của Đức Chí Tôn hay các Đấng Thiêng Liêng. Còn đạo hữu ở một số nơi khác bái lạy khá tự nhiên, chưa được đồng nhịp. Có khi chính người điều khiển lại gỏ chuông quá nhanh làm các đạo hữu lạy mà không kịp niệm danh Thầy! Nếu như vậy là chúng ta đã chưa làm đúng theo một khía cạnh ý nghĩa căn bản của “quyền pháp đạo” là trật tự kỷ luật.

    Còn tiếp
    Thánh Giáo này có phải thật sự do Đức Lý Đại Tiên giảng dạy chăng ?

    Đáp án : Để cho nhơn sanh tin cùng chẳng tin !

    Thiện Niệm
    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  8. #8

    Mặc định

    Đức Lý Giáo Tông giáng cơ thường xưng là Lão chứ không hề xưng là Bần đạo.
    NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

  9. #9

    Mặc định

    Trước khi nói btt có một điều muốn đính chính trước đã . Giáo chủ đạo cao đài có phải là một người nhìn mắt thường thì trông như người bình thường , còn dùng mắt âm thì nhìn có con mắt giữa trán phân biệt được phật hay ma không ? Và người này còn có cây kiếm dài 3 mét ( mắt thường không nhìn thấy) bay kế bên ?

    Nếu đúng là người đó thì btt có được gửi lời muốn nói : " Giáo chủ của mấy ông kêu thiện niệm và kiến nguyên đừng có cản trở để cho các chi phái khác rao giảng giáo lý nhập môn đạo cao đài " .

    Nếu như người đó không phải là giáo chủ của mấy ông thì coi như btt chưa nói gì . Hết

  10. #10

    Mặc định

    Vậy thì tôi cũng gởi đến hiền hữu một câu: Đừng mượn danh Đạo Cao Đài để phá Đạo Cao Đài.
    NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

  11. #11

    Mặc định

    binhthuong xin nói về triết lý của đạo gia " cái gì nhỏ-mềm-yếu thì sống , cái gì to-mạnh-cứng thì chết " . Tòa thánh tây ninh mấy năm nay chỉ phát triển theo vế thứ nhất nên nó sắp chết . Thánh thất mà không còn thánh linh thì khác gì hồn đã lìa xác ? Để xác không hồn lỡ yêu ma nhập vô mắc công làm nhiễu hại thương sanh , cho nên giải tán luôn để khỏi phải đêm dài nhiều mộng .

  12. #12

    Mặc định

    Hiền hữu là người ngoại Đạo thì làm sao hiểu được nội bộ đạo Cao Đài của chúng tôi.
    NAM MÔ CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT.

  13. #13

    Mặc định

    kiennguyen có nghe mấy người chơi cờ thường nói : người trong cuộc thì tối , người ngoài cuộc thì sáng không ?

  14. #14

    Mặc định

    Kính chư Huynh Tỷ

    Thiện Niệm xin được mạn phép hỏi :

    Nội Chánh Vụ là gì ? Thầy dạy lập năm nào ?

    Trong Pháp Chánh Truyền trang thứ mấy có nói về Nội Chánh Vụ ?

    Thầy đến lập một nền Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ với một Hội Thánh Đại Đạo , gồm đầy đủ Lưỡng Đài rồi sau đó Thầy và Đức Lý lại đi lập tiếp một Cơ Quan Phổ Thông Giáo Lý có thêm một phẩm quan trọng nữa là Giáo Sĩ !?

    Vậy có thừa thải không ?

    Bạn binhthuongtam à , mong bạn nói năng cho cẩn ngôn .

    Nếu không có ÔNG CẦM GIÁNG MA XỬ ẤY THÌ HÔM NAY CHƯA CHẮC GÌ BẠN ĐÃ CÓ MỘT MỐI ĐẠO CAO ĐÀI ĐỂ THỜ ĐÂU !!!

    Xin lỗi, thật lòng Thiện Niệm tôi không muốn nói ra : BẠN BỊ SAI KIẾN THỨC CĂN BẢN QUÁ , TRONG ĐẠO CAO ĐÀI AI CẦM CÂY KIẾM DÀI ? ĐẤNG NÀO ?

    Đức Thượng Sanh Cao Hoài Sang , Ngài chỉ đeo Thư Hùng Kiếm trên lưng mà thôi chứ nào phải CẦM CÂY KIẾM DÀI nào ?

    Còn về việc danh xưng GIÁO CHỦ ! Do quá suy tôn Đức Hộ Pháp mà có một vài người thần tượng hóa Đức Hộ Pháp thành GIÁO CHỦ mà thôi, chưa bao giờ Hội Thánh Tòa Thánh Tây Ninh ra Thông Tri , Huấn Lịnh nào xác nhận cũng như bắt buộc chư Tín Đồ rằng ĐỨC HỘ PHÁP LÀ GIÁO CHỦ ĐẠO CAO ĐÀI CẢ !

    Thiện Niệm .







    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  15. #15

    Mặc định

    Người có quyền mượn danh Cao Đài để phá mà !
    Thầy thả hổ lang lẫn lộn để thừa dịp cắn xé ! Đó là tư cách của người làm vậy !

  16. #16

    Mặc định

    Giáo Chủ tại thế làm tôi tớ cho Giáo Chủ Vô Hình là Thầy TRời ?
    Đó là Đức Hộ Pháp Phạm Công Tắc làm tôi tớ cho Thầy Trời !
    Do chính Đức Ngài từng nói rằng : " Bần Đạo là Giáo Chủ..."

  17. #17

    Mặc định

    Người trong cuộc tối còn người ngoài cuộc sáng ?
    Đây là cái thế của người trong cuộc tức nhiên phải thắng người ngoài cuộc là vì có ai mà biết trong tối có gì ? Nhưng lại biết rõ cái sáng đã lộ ra ngoài cho người trong cuộc biết thì sự thắng bại phàm tâm mà liệu lấy !

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  2. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 12:30 PM
  3. Thiền học
    By The_Sun in forum Thiền Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 03-09-2011, 08:52 AM
  4. GIÁO TRÌNH TÂM LINH NHÂN ĐIỆN M.E.L
    By tuanvu_quynh1949 in forum Luân xa, Nhân điện, Cảm Xạ, Yoga, Thôi miên học.
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 22-05-2011, 01:57 PM
  5. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 01-04-2011, 06:14 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •