Hiện nay có rất nhiều người tu đang muốn và đang và đã tu kim cang thừa thừa và có một số lạm dụng mật thừa làm chuyện bậy bạ .......nên hôm nay tôi post tam muội da lên cho các bạn đọc mong các bạn chưa,đã và đang thực hành kim cang thừa cần hiểu rõ hơn:

Đạo Phật, Đại thừa hay Tiểu thừa, đều lấy giới vô lậu làm nền tảng căn bản và tuệ vô lậu ( tuệ giải thoát) làm mục tiêu cứu cánh.
Ba vô lậu học là giới định tuệ và ba pháp hành là văn tư tu. Nếu tu theo Tiểu thừa thì giới là xuất gia biệt giải thoát giới (gồm giới của năm giới xuất gia: sa di, sa di ni, thích xoa ma na, tỳ kheo và tỳ kheo ni) trong tạng luật , còn định là các pháp luyện tâm do Phật dạy trong các tạng kinh nhằm phát triển giới vô lậu thành bản thể của người tu tập, nhờ đó có thể đối trị các phiền não, thân tâm thanh tịnh rồi theo lời dạy của chư Phật chư tổ có thể kiến lý ngộ tánh thành tựu tuệ giải thoát (tuệ vô lậu), phần tuệ vô lậu này nằm trong luận tạng và một phần trong kinh tạng .
Đại thừa cũng phải nương vào ba vô lậu này nhưng giới vô lậu thì là Bồ tát giới trong tạng luật của Đại thừa, định và tuệ vô lậu thì cũng giống như Tiểu thừa, nằm trong các tạng kinh và luận của Đại thừa .
Kim cang thừa (Mật thừa) là một chi của Đại thừa nặng về phương tiện thiện xảo dùng hạnh và gia trì của chư Phật, Bồ tát để gieo duyên và đưa chúng sanh đến rốt ráo giải thoát, nên cũng phải căn cứ vào ba vô lậu pháp, và vì là một chi của Đại thừa nên căn bản giới vô lậu của Kim cang thừa vẫn là Bồ tát giới và để hộ thủ hành giả Kim cang thừa trên bước tu tập đúng theo bản nguyện Bổn tôn, hành giả Kim cang thừa phải giữ thêm một giới nữa, gọi là Tam muội da giới, nhận lễ quán đảnh đều phải tuyên hứa giữ Tam muội da giới của bộ pháp này, và thành tựu bộ pháp Mật tông là viên mãn cùng cực Tam muội da giới đã thọ nhận, tức là có năng lực trí tuệ công đức giống như chư Phật Bồ tát (Bổn tôn mà mình đang tu trì) và có thể hành thệ nguyện (Tam muội da) giống như các ngài.
Nếu đứt hay bỏ Tam muội da thì dù có quán đảnh tu tập bộ pháp đều không đạt được kết quả gì mà còn có thể lạc vào các năng lực quỷ thần, trở thành tà ma ngoại đạo.

Riêng về Tam muội da giới của bộ Tối thượng du già mật (chỉ truyền ở Tây tạng) mà bổn tôn ở trung ương đàn thường biểu tượng bằng hình song thân nam nữ có những Tam muội da nghĩa đen có tính cách tính dục, để giữ tinh thần chính xác, chúng tôi xin phiên dịch đúng nguyên văn. Xin các bạn tham khảo không nên thiên kiến, nếu muốn hiểu đúng tinh thần (nghĩa xác thực) nên tham khảo và học hỏi từ những đạo sư Tây tạng có thẩm quyền, hầu có thể giữ đúng Tam muội da, tu tập đúng pháp, lợi lạc chúng sanh, thành tựu giải thoát.
còn về phần Đại thừa là lấy tánh không làm nền tảng. Diễn bài cảnh giới bất khả tư nghì. Chỉ rõ chơn tâm của tất cả chúng sanh điều có phật tánh và điều thành phật.

Đó là con đường của nhân thừa. Tất cả mọi người điều sẽ thành phật. Còn Kim Cang Thừa lấy trí tuệ làm nền tảng, phương tiện làm cứu cánh. Diệt trừ tất cả các vô minh bằng phương tiện bí mật. Lấy giới luật làm tôn chỉ dùng thần chú, ấn khế làm phương tiện tịnh hóa các nghiệp chướng từ vô minh diệt trừ tham, sân, si làm thanh tịnh 3 nghiệp than, khẩu, ý. Đưa hành giả hòa nhập vào bổn tôn. Đó là con đường của Quả Thừa. Như vậy Đại Thừa chính là nhân còn Kim Cang Thừa là Quả. Còn trí tuệ bát nhã chỉ là một phần của Đại Thừa và Kim Cang Thừa.
qua đó các bạn cần thấy tam muội da giới rất quan trọng đối với một hành giả mật tông,sau khi đọc xong tam muội da giới mong các bạn hiểu hơn và thực hành tinh tấm hơn,chúc các bạn thân tâm an lạc
Sau đây là tam muội da :


TAM MUỘI DA GIỚI (THỆ NGUYỆN VÀ GIỚI)

A/ BỒ TÁT GIỚI NGUYỆN:

I/ BỒ TÁT NGUYỆN GIỚI CĂN BỔN TỘI:

1/ Khen mình chê người
2/ Không bố thí pháp hay tài vật
3/ Không chấp nhận sự sám hối của kẻ khác
4/ Bỏ pháp Đại thừa
5/ Trộm của Tam bảo
6/ Bỏ Phật pháp
7/ Đoạt tăng y
8/ Phạm ngũ vô gián tội (giết cha, giết mẹ, giết a la hán, phá hòa hợp tăng, làm thân Phật chảy máu)
9/ Chấp thủ tà kiến (đoạn, thường, không nhân quả, v.v...)
10/ Hủy diệt chỗ ở (thí dụ: thành phố, nhà cửa, v.v...)
11/ Giảng tánh Không cho người chưa xứng đáng
12/ Khiến người khác bỏ Đại thừa
13/ Khiến người khác phạm giới (bỏ giới)
14/ Coi khinh Tiểu thừa
15/ Thuyết sai về chơn không
16/ Nhận tài sản trộm từ Tam bảo
17/ Chế ác giới
18/ Từ bỏ Bồ đề tâm (nguyện thành Phật độ chúng sanh)

II/ BỒ TÁT NGUYỆN GIỚI (PHỤ):

a/ Vi phạm chướng ngại Bố thí ba la mật:

1/ Không cúng dường Tam bảo mỗi ngày (thắp nhang, thay nước, ...)
2/ Dễ duôi luyến ái trong các dục thế gian (ngũ dục, v.v...)
3/ Không kính trọng những kẻ đã thọ Bồ tát giới trước mình
4/ Không trả lời người hỏi
5/ Không nhận sự thỉnh mời
6/ Không nhận quà biếu
7/ Không bố thí pháp cho người mong cầu

b/ Các vi phạm chướng ngại Trì giới ba la mật:

8/ Bỏ rơi kẻ đứt giới
9/ Không làm các pháp khiến kẻ khác phát tín tâm
10/ Hành lợi tha quá ít
11/ Không tin hạnh từ bi của chư Bồ tát là thanh tịnh
12/ Tà nghiệp để chiếm hữu tài sản và danh vọng
13/ Dễ duôi trong các việc vô ích
14/ Nói rằng Bồ tát chẳng cần rời (bỏ) luân hồi
15/ Không tránh tai tiếng
16/ Không giúp tha nhân tránh ác nghiệp

c/ Các vi phạm chướng ngại Nhẫn nhục ba la mật:

17/ Trả thù, làm hại hay phỉ báng
18/ Không sám hối khi có cơ hội
19/ Không chấp nhận sự sám hối của kẻ khác
20/ Không cố khắc phục sân hận

d/ Vi phạm làm chướng ngại Tinh tiến ba la mật:

21/ Vì tham cầu lợi dưỡng hay kính trọng mà nhận vòng hoa
22/ Không cố vượt qua sự giải đãi
23/ Dễ duôi thích thú trong sự trò chuyện nhãm nhí

e/ Vi phạm làm chướng ngại Thiền định ba la mật:

24/ Không để tâm (xao lãng) tu tập thiền định
25/ Không khắc phục những chướng ngại lúc tu định
26/ Bị định kiến trước về những trạng thái thiền định

2 f/ Vi phạm làm chướng ngại Trí huệ ba la mật:

27/ Bỏ pháp Tiểu thừa
28/ Nghiên cứu Tiểu thừa làm tổn hại đến việc tu Đại thừa
29/ Học các pháp không phải là Phật pháp mà không có lý do chính đáng (tốt)
30/ Tự mình mê say trong các pháp không phải là Phật pháp lấy đó làm chủ yếu
31/ Chỉ trích các hệ Đại thừa khác
32/ Khen mình chê người
33/ Không cố học pháp
34/ Thích nương tựa và kinh luận sách vỡ hơn là nương tựa vào vị đạo sư của mình

Phần trên là các vi phạm làm chướng ngại giới đức tự lợi và lợi tha.

g/ Các vi phạm làm chướng ngại giới đức lợi tha:

35/ Không giúp đỡ những người cần giúp đỡ
36/ Thờ ơ chăm sóc bệnh nhân
37/ Không hành hạnh diệt khổ
38/ Không giúp tha nhân khắc phục những thói đức xấu
39/ Không giúp lại những kẻ làm lợi ta
40/ Không làm dịu (an ủi) sự đau buồn của tha nhân
41/ Không cho người cần bố thí
42/ Không cẩn trọng giữ giới
43/ Không làm theo khuynh hướng tha nhân (tùy thuận chúng sanh)
44/ Không tán thán đức hạnh kẻ khác
45/ Không tác hạnh phẫn nộ khi thích ứng
46/ Không sử dụng thần thông, hạnh đoe dọa, v.v...

III/ TÁM GIỚI ĐỂ TRỤ BỒ ĐỀ TÂM:

1/ Phải nhớ (niệm) lợi ích của Bồ đề tâm mỗi ngày sáu thời
2/ Phải phát Bồ đề tâm mỗi ngày sáu thời
3 3/ Không được bỏ chúng sanh
4/ Phải tu tập phước trí
5/ Đừng lừa dối vị giáo thọ hay đạo sư
6/ Đừng làm kẻ khác hối tiếc về thiện nghiệp của họ
7/ Đừng chỉ trích kẻ đã vào Đại thừa
8/ Đừng giả vờ đạo đức hay giấu lỗi nếu không vì ý tốt đặc biệt

B. MẬT GIỚI:

I/ CĂN BẢN TỘI CỦA MẬT GIỚI:

1/ Phỉ báng khinh chê vị đạo sư mình
2/ Chứng tỏ coi khinh giới luật
3/ Chỉ trích kim cang pháp hữu (bạn đạo)
4/ Bỏ từ tâm đối với chúng sanh
5/ Từ bỏ Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh [Coi Bồ tát giới ở trên]
6/ Khinh chê pháp hiển giáo và mật giáo
7/ Tiết lộ các bí mật cho người không xứng đáng
8/ Hành hạ xác thân mình
9/ Bỏ tánh Không
10/ Nương tựa ác tri thức
11/ Không ôn tập tri kiến về tánh Không
12/ Hủy niềm tin kẻ khác
13/ Không giữ vật tam muội da (thí dụ: chày chuông, v.v...)
14/ Coi khinh nữ giới

II/ NHỮNG TAM MUỘI DA PHỤ CỦA MẬT TÔNG:

1/ Phải bỏ ác nghiệp, nhất là sát, đạo, dâm, vọng, tửu
2/ Chân thành nương tựa vào đạo sư, kính trọng các kim cang hữu (đạo hữu), và giữ gìn mười thiện nghiệp
3/ Phải bỏ những nguyên nhân khiến xa rời Đại thừa, tránh khinh chê chư thiên, tránh dẫm đạp lên những vật linh thiêng

4 III/ CÁC VI PHẠM NẶNG TRONG NGUYỆN MẬT THỪA:

1/ Nương tựa vào một (nghiệp) ấn không đủ phẩm chất
2/ Thực hành kết hợp vói 1 ấn mà không có ba nhận thức: (a) thân ta là Bồ tát, (b) khẩu ta là thần chú, (c) tâm ta là pháp thân.
3/ Chỉ những chất liệu bí mật cho kẻ không xứng đáng.
4/ Cãi cọ đánh lộn trong lễ cúng tsog (cúng thực phẩm cho pháp hội chư tôn)
5/ Giải đáp sai những câu hỏi của tín đồ (người tin mình)
6/ Ở bảy ngày trong nhà người chống đối Kim cang thừa
7/ Giả vờ là một hành giả (du già sĩ) trong khi còn chưa hoàn thiện
8/ Tiết lộ Thánh pháp cho người bất tín
9/ Hành đàn (mạn đà la sự nghiệp) mà chưa hoàn tất nhập thất độc cư
10/ Không cần thiết mà vi phạm giới Ba la đề mộc xoa hay giới Bồ tát
11/ Làm ngược lại với quyển "Năm mươi câu kệ về đạo sư "

IV. NHỮNG TAM MUỘI DA BẤT THƯỜNG CỦA MẪU BỘ MẬT
TÔNG (THUỘC ANUTTARA YOGA)

1/ Phải khởi thân tác hành từ bên trái trước, phải cúng dường cho đạo sư và không bao giờ phỉ báng đạo sư
2/ Phải bỏ kết hợp với kẻ không đủ phẩm chất
3/ Trong khi kết hợp không được xa lìa tri kiến về chơn không
4/ Không bao giờ mất sự thích thú về pháp lấy dục làm đạo lộ
5/ Không bao giờ bỏ hai loại ấn
6/ Phải cố gắng chánh yếu vào phương pháp nội ngoại
7/ Không bao giờ bị xuất tinh, phải nương tựa vào giói đức thănh tinh ( trì giũ tịnh hạnh)
8/ Phải bỏ sự thù ghét khi hưởng mùi vị Bồ đề tâm ..

(Trích từ quyển Guide to Dakiniland – Bộ pháp thuộc Tối thượng du già mật thuộc về Mẫu bộ mật tông)


KRIYA TANTRA SAMAYA
TAM MUỘI DA CỦA KRIYA
(Sự Bộ)

14 VI PHẠM CHÁNH (CĂN BẢN):

1/ Không tin Tam bảo
2/ Không tin thần chú
3/ Không quan tâm đến Đại thừa
4/ Không kính trọng đạo sư và đạo hữu
5/ Không bao giờ khinh thường thế thiên hay chư tôn
6/ Không cúng dường bổn tôn vào lúc thích hợp (ngày vía, v.v...)
7/ Cúng dường cho hệ phái khác
8/ Không cúng dường cho các chúng sanh không được triệu thỉnh mà tự đến
9/ Không bao giờ bỏ tâm từ
10/ Không cố gắng hoàn tất nguyện vọng của tha nhân
11/ Không kiên nhẫn đọc tụng thần chú
12/ Không trì giữ tam muội da theo khả năng mình có
13/ Giảng mật chú cho người tâm chưa thuần thục
14/ Không giữ gìn tam muội da và thực sống với nó.

UPA (CARYA) TANTRA SAMAYA
TAM MUỘI DA CỦA CARYA
(Hành Bộ)

14 VI PHẠM CĂN BẢN:

(1-10) là không bỏ mười ác nghiệp và 4 căn bổn tội (11-14) đó là: bỏ pháp, bỏ Bồ đề tâm, keo kiệt không bố thí, làm hại chúng sanh.

YOGA TANTRA SAMAYA
TAM MUỘI CỦA DU GIÀ BỘ

1 Tam muội da tùy vào 5 bộ Như lai:

1/ Phật bộ tam muội da là ba lời nguyện quy y
2/ Kim cang bộ tam muội da là không trì giữ (thủ hộ) chày, chuông, ấn và kim cang đạo sư
3/ Bảo bộ tam muội da là không bao giờ quên bốn bố thí: bố thí tình thương, bố thí tài vật, bố thí sự không lo sợ (vô úy thí) và bố thí pháp
4/ Liên hoa bộ tam muội da là không giữ trọn vẹn (toàn bộ) pháp
5/ Sự nghiệp (Yết ma) bộ tam muội da là: a/ không giữ nguyện và tam muội da đã thọ nhận và b/ không kiên nhẫn tu cúng dường.

Tất cả gồm có 14 tam muội da: Phật bộ (3), Kim cang bộ (4), Bảo bộ (4),
Liên hoa bộ (1) và Sự nghiệp bộ (2).

ANUTTARA TANTRA SAMAYA
TAM MUỘI DA CỦA ANUTTARA TANTRA
(Tối thượng Du già mật):

Gồm có 25 hạnh, nguyện của 5 bộ, 14 vi phạm chánh căn bản, 8 vi phạm chánh và tam muội da của Đại viên mãn (pháp Đại toàn thiện) (Ati Yoga)

I/ 25 HẠNH NGHIỆP BẤT THƯỜNG CỦA KIM CANG TÁT ĐỎA:

1/ Năm việc phải bỏ: sát, đạo, dâm, vọng và tửu, làm diệt giới đức.

2/ Năm việc phải tránh: cờ bạc (hoặc mê say thú vui vô nghĩa, tốn tiền và thời gian), ăn thực phẩm bất tịnh (thực phẩm ăn cắp, hoặc thịt thú bị giết vì muốn ăn), khẩu thiệt (bàn những chuyện không cần thiết liên quan đến chiến tranh, giết chóc, làm hại kẻ khác, ...), giữ tà giới và tà giáo ( như cúng tế sinh vật), theo giáo lý của a tu la( hay theo truyền thống giáo lý mọi rợ làm xa đạo đức).

3/ Năm sự giết phải bỏ: là giết bò, trẻ con, đàn ông, đàn bà, hủy tháp (bao gồm cả chùa, tượng, v.v...).

2 4/ Năm sự không ác cảm: tránh ác cảm với thiện tri thức, đạo hữu, bậc trưởng lão (đức độ hơn mình), Phật, tăng già, và đạo sư.

5/ Năm sự không chấp thủ: ngũ căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân) không thủ trước ở ngũ trần (sắc, thanh, hương, vị, xúc), đây là điều phát sanh phiền não.

Hai mươi lăm hạnh nghiệp này cần cho tu giai đoạn phát sanh.

II/ TAM MUỘI DA (NGUYỆN) CUẢ 5 BỘ:

1/ của Phật bộ là phát Bồ đề tâm và tu Bồ đề tâm, tu tam tụ tịnh giới và thực hành quy y; theo mật nghĩa thì Tam bảo được xem là tự tánh thanh tịnh giác (Bồ đề tâm) của sự bất phân biệt giữa chân không, đại lạc và bản tánh, nương vào đó mà thành Phật thân.

2/ của Kim cang bộ: phải giử như tài sản của mình các vật tam muội da như chuông chày, và phải liễu tri (giác) tự tánh là bổn tôn với đại ấn; theo mật nghĩa, chày kim cang là phương tiện tánh, ngọc như ý (dâm căn) của nam, chuông là trí huệ tánh, liên hoa (dâm căn) của phái nữ; và ấn là sự kết hợp cả hai. Khi chất bí mật trắng và đỏ của Bồ đề tâm trộn với nhau nhờ sức nóng và sự tan chảy, tánh bất biến của đại lạc không rời với không tánh là đại ấn cần được tu, kinh nghiệm vê bản giác bất nhị là đại ấn. Ta phải kính trọng đạo sư, người đã tiết lộ tánh như thị này.

3/ của Bảo bộ là bốn bố thí: tài vật thí, pháp thí, vô úy thí và đại từ thí, cả bốn phải tu sáu thời một ngày theo nghĩa mật.

4/ của Liên hoa bộ:
(a) phải nương tựa theo lời dạy trong kinh (hiển giáo),
(b) phải theo lời dạy trong thừa thấp (kriya và carya),
(c) phải theo lời dạy trong thừa cao (yoga và anuttara yoga). Tức là phải văn tư tu mọi giáo pháp của đức Phật.

5/ của Yết ma bộ:
(a) phải cúng dường đạo sư (cúng dường bên ngoài, bên trong, bí mật và như thị)
(b) cố gắng giữ thanh tịnh mọi thệ nguyện đã thọ.

3
14 TAM MUỘI DA CĂN BẢN CỦA 5 BỘ (14 TỘI CHÁNH, NẶNG
NHẤT):

01/ Hủy nhục (hành hạ) chửi mắng đạo sư
02/ Coi thường giới luật
03/ Chỉ trích kim cang hữu
04/ Bỏ tâm Đại bi
05/ Bỏ Bồ đề tâm nguyện và Bồ đề tâm hạnh
06/ Phỉ báng pháp của Kinh thừa hay Mật thừa
07/ Tiết lộ bí mật với kẻ không thích hợp
08/ Hành hạ tự thân
09/ Bỏ tánh Không
10/ Nương tựa (theo) ác tri thức (ác hữu)
11/ Không nhớ niệm tánh Không
12/ Hủy tín tâm kẻ khác
13/ Không giữ vật tam muội da
14/ Chưởi mắng (phỉ báng) nữ nhân

Ngoài ra còn có ba loại tam muội da phụ:

1/ Tam muội da về sự từ bỏ: là cố tránh bỏ lỗi mà chúng ta thường làm (một cách từ từ với phát nguyện) sẽ từ bỏ những ác nghiệp như: sát, đạo, dâm, vọng, tửu.

2/ Tam muội da về sự nương tựa theo: chân thành (tín thành) theo một đạo sư, kính trọng kim cang hữu, và giữ mười thiện nghiệp, xem đàn ông là Bồ tát nam, nữ nhân là Bồ tát nữ. Cố đạt ấn chứng về hai giai đoạn của Kim cang thừa (giai đoạn phát sanh và hoàn tất).

3/ Tam muội da về sự từ bỏ xa hơn: là bỏ những nhân duyên (hành động, thái độ như sân hận, không có bồ đề tâm, gần bạn ác, cho rằng pháp Đại thừa khó đạt) khiến xa Đại thừa, bỏ phỉ báng chư thế thiên thần, tránh bước qua những thánh vật (tranh, tượng, sách, kinh, chuông, chày, hoa cúng Tam bảo, v.v...)

4
NHỮNG TAM MUỘI DA NẶNG CẦN PHẢI TRÁNH:

1/ Nương tựa vào một ấn không thích hợp
2/ Kết hợp với một ấn mà không có ba nhận thức: (a) thân ta là Bồ tát, (b) khẩu ta là thần chú, (c) tâm ta là pháp thân
3/ Chỉ những chất liệu bí mật (như chuông chày, mạn đà la, mật kinh, chuỗi, tranh, tượng của Bồ tát) cho người không thích hợp (hay chưa nhận lễ quán đảnh)
4/ Đánh lộn, cãi cọ khi cúng tsog (hội cúng) (phải xem mình và mọi người là chư tôn quyến thuộc)
5/ Giải đáp bậy đối với những người tín thành hỏi
6/ Ở bảy ngày trong nhà người chống bỏ Kim cang thừa
7/ Giả vờ là một hành giả, trong khi vẫn còn chưa viên mãn
8/ Tiết lộ Thánh pháp cho người không có lòng tin
9/ Tác pháp mạn đà la (tự quán đảnh, quán đảnh, cúng hộ ma) mà chưa hoàn tất thời kỳ tu nhập thất
10/ Vi phạm giới Ba la đề mộc xoa và giới Bồ tát khi không cần thiết
11/ Làm ngược lại sách "Mười lăm câu kệ đối với đạo sư"

TAM MUỘI DA BẤT THƯỜNG CỦA MẪU BỘ MẬT TÔNG:

1/ Phải thực hành các hoạt động về thân khởi từ bên trái của ta (dùng tay trái để cầm trước khi chuyển qua tay phải)
2/ Tránh kết hợp với người không được xứng đáng
3/ Khi kết hợp, không bao giờ rời tri kiến tánh Không
4/ Không bao giờ bỏ mất sự thưởng thức trong con đường lấy tham ái làm lối tu
5/ Không bao giờ bỏ hai loại ấn
6/ Cố gắng chánh trong hai phương tiện (ấn) bên trong (ống kinh mạch) và bên ngoài (người nghiệp ấn)
7/ Không bao giờ thoát tinh, phải nương tựa vào những giới đức thanh tịnh (tịnh hạnh)
8/ Tránh xa sự ghê tởm khi nếm hạt Bồ đề tâm


TAM MUỘI DA (SAMAYA)

GIẢI THÍCH TAM MUỘI DA, SINH LỰC CỦA MẬT TÔNG.

Trong quyển Trí Huệ Quang (Lamrim Yeshe Nyimgpa) dạy: "Tam muội da là sinh lực của pháp Quán đảnh. Đó là lời thề không vi phạm giới luật mật chú (mantra).
Hãy giữ thanh tịnh những tam muội da tổng quát, đặc biệt và tối thượng bên ngoài, bên trong, và bí mật."

Khi tâm đã được pháp quán đảnh làm thuần thục (chín muồi), chính Tam muội
da là sinh lực gìn giữ lại tánh của pháp quán đảnh này. Phải hiểu, ta chỉ nhận được Tam muội da và giới trong lễ quán đảnh, và vì vậy ta phải cẩn trọng duy trì chúng.

Kinh Tập Hội dạy:

"Sau khi đã thọ pháp quán đảnh.
Ta nên giữ không vi phạm những tam muội da chánh và phụ,
Nhờ đó ta sẽ đạt tất địa (thành tựu) tối thượng."

ĐẶC TÍNH CỦA TAM MUỘI DA:

Tam muội da là thái độ không vi phạm những điều đặc biệt đã được tuân nhận, cùng với căn nguồn của thái độ này. Mật kinh "Tinh Yếu Nối Tiếp" dạy:

"Người nào giữ kiên cố những tam muội da
Ngay cả trong mộng cũng giữ nó
Sự phát thệ nầy được xem là lời nguyện [ràng buộc]."

Vậy Tam muội da có nghĩa là không rời xa, giữ không vi phạm ba bí mật kim
cang của tất cả chư Phật, trong khi giới luật có nghĩa là kiểm soát tâm (vọng tâm).
Nên đây là đặc tính duy nhất dùng để phân biệt những dạng đặc biệt và tổng quát của tam muội da.

ĐỊNH NGHĨA TAM MUỘI DA:

1
Ba bí mật kim cang là kim cang thân, kim cang khẩu và kim cang ý.
1
Tam muội da được xem là giới của mật chú, vì bước vào cửa Mật tông, tam muội da dùng để điều phục những phiền não trong tâm nhờ sự tuân giữ và thực hành giới luật của nó. Chữ TAM MUỘI DA có nghĩa là lời thệ nguyện, thề, giới, v.v... Nó là lời hứa nguyện Kim cang, gọi là Tam muội da2 vì ta sẽ không vi phạm điều mà ta đã thề nguyền tuân giữ, tam muội da có cả lợi lẫn hại, vì nếu giữ thì tam muội da thành nền tảng cho tất cả sự tu tập Mật tông, nếu không giữ, mọi sự tu tập sẽ vô ích.

Kinh Tập Hội Các Phẩn Nộ Kim Cang dạy:

"Phải không bao giờ được vi phạm sự ràng buộc tối thượng này. Vì nếu phạm, ta sẽ bị đốt cháy."

3

PHÂN LOẠI TAM MUỘI DA:

Mật kinh "Tập Hội Những Đấng Thiện Thệ" dạy: "Sau khi đã phân loại thành những Tam muội da tổng quát, đặc biệt và tối thượng, ta phải tuân giữ chúng."

Vậy Tam muội da gồm có ba loại: tổng quát (chung), đặc biệt và tối thượng.
Chúng phải được xem xét và giữ gìn thanh tịnh. Bên ngoài xem chúng như là tim ta, bên trong xem chúng như là máu trong trong tim ta, bên trong cùng (bí mật) như là nguồn sinh lực của ta.

4

Để chi tiết hơn, thì Tam muội da tổng quát được xem là sự hứa giữ những giới Ba la đề mộc xoa (pratimoksa), Bồ tát giới và giới của ba ngoại mật.

2
Một từ khác của Tam muội da theo Tạng văn là damtshig, có nghĩa thiêng liêng (dam) và lời nói (tshig) (CNR).
3
Một từ khác của Tam muội da là bị ràng buộc (dam) và bị thiêu đốt (tshig). [Richen] dạy thêm: Tam muội da tùy thuộc chính vào cái tâm thanh tịnh hay cấu nhiễm của ta, như trong kinh "Bao Quát" dạy: "Cái được gọi là Tam muội da không hiện hữu ở đâu khác. Dòng tâm thức của ta chính là nó".
4
Tam muội da tổng quát là những huấn luyện (giới) của pháp giải thoát cá nhân (Thanh văn), của các Bồ tát và của Mật tông, và phải được giữ như là tim của mình; Tam muội da đặc biệt là những Tam muội da chung cho năm bộ trong vô thượng mật kinh (anuttaratantra) gồm những Tam muội da chánh và phụ, và phải được giữ như máu trong tim; Tam muội da bí mật (tối thượng) là 20 pháp được diễn bày qua các thí dụ như không được bỏ ngang lệnh truyền của Kim cang sư, v.v..., và phải giữ cẩn thận như sinh lực của mình.
2
Giới đầu tiên là giới phải giữ hay phải tránh (không được phạm) trong 8 giới giải thoát cá nhân

5
. Giới thứ hai là những giới phải tu trong hệ (truyền thống) của hai thừa.
6
Giới thứ ba gồm những Tam muội da chung cho năm bộ dạy trong tối thượng mật chú, cùng với những Tam muội da đặc biệt chánh và phụ.

7

5
Tám giới giải thoát cá nhân là: (1) giới bát quan trai (thọ một ngày đêm), (2) giới ưu bà tắc,
(3) giới ưu bà di, (4) giới sa di, (5) giới sa di ni, (6) giới thức xoa ma na (dành cho sa di ni thọ thêm trước khi thành tỳ kheo ni, (7) giới tỳ kheo ni, (8) giới tỳ kheo.
6
Hệ của hai thừa là hai hệ của Long Thọ và Vô Trước thuộc về Đại thừa. Hệ của Long Thọ
(Nagarjuna) còn gọi là thừa Tri kiến thâm sâu, thì phải giữ những giới sau đây, tránh: lấy của Tam bảo, từ bỏ Pháp bảo, phạt hay khiến mất giới, v.v... những người tu tập lầm lẫn. Không được phạm năm tội vô gián (đọa ngay), phạm năm giới được xem là vua, như chấp thủ tà kiến, v.v..., phạm năm giới được xem là thủ tướng, như hủy hoại làng, đô thị, địa phận, thung lũng hay quốc gia, dạy giáo lý quá sớm về Tánh Không cho những người chưa được huấn luyện trong Đại thừa, khao khát quả Thanh văn của Tiểu thừa sau khi đã tu Đại thừa, không tu tập Đại thừa sau khi đã từ bỏ pháp giải thoát cá nhân, chê bai Đại thừa, khen mình chê người, giả vờ đạo đức cao để cầu danh lợi, để một vi tăng bị phạt hay bị làm nhục, hại người bằng cách hối lộ vua quan phạt họ, đem thực phẩm của một thiền giả tu hạnh từ bỏ để cho người tụng kinh tiêu dùng làm trở ngại sự tu tập thiền chỉ của họ, và 80 giới phụ, như xem rẻ hạnh phúc của một chúng sanh khác, v.v...
Theo hệ của Vô Trước (Asanga), còn gọi là thừa Giới đức quảng đại, những giới Bồ đề tâm nguyện như sau: không bao giờ bỏ rơi hữu tình, luôn nhớ tưởng lợi ích của Bồ đề tâm, phải tích tập công đức, phải dùng chính mình để tu tập Bồ đề tâm, cùng với tránh và giữ 8 nghiệp đen và trắng (hắc bạch nghiệp). Bốn giới thuộc Bồ đề tâm hạnh phải giữ là tránh những điều sau: (1) vì tham dục mà chấp thủ quá nhiều vào danh lợi và khen mình chê người, (2) vì keo kiệt, tránh bố thí tài vật, pháp cho kẻ khác, (3) vì sân hận, làm hại kẻ khác và không tha thứ khi họ xin lỗi, (4) vì ngu si, giả vờ rằng sự lười biếng là pháp Tam bảo, v.v... (Jokyab).

7
Tam muội da đặc biệt chỉ dạy riêng trong Mật kinh tối thượng (anuttaratantra). Khi hành giả vững chắc qua sự tu chứng như có thể cải tử hoàn sanh, và đã được Đạo sư và Bổn tôn cho phép tác pháp (làm), hơn nữa, được phú sẵn nguyện từ bi đặc biệt, có thể hành những tam muội da này một cách bình thường hầu làm lợi ích cho kẻ khác. Đây là Tam muội da của giai đoạn phát sinh trong nghĩa thật dụng. Nếu người tu không có những Tam muội da này thì có thể dùng bốn loại ý, sau khi đã chuyển (đổi) ý nghĩa đen (để hiểu theo nghĩa bóng), và đây là tính cách đặc biệt liên kết giai đoạn hoàn mãn (hoàn tất) vơinhững Tam muội da của những pháp quán đảnh cao hơn, vì thế nên được gọi là đặc biệt. Khi giải thích những Tam muội da đặc biệt này, thì: (1) "Giết" là Tam muội da của Kim Cang bộ, chia ra làm nhiều loại: Bề ngoài là giải thoát 10 đối tượng thù địch với Phật pháp (xem giải thích phần sau) bằng cách trực tiếp hành động (giết), bề trong nó có nghĩa là diệt các khí năng bằng cách ngừng sự chảy của khí năng trong ống năng lực phải và trái đưa vào ống năng lực giữa qua phép bảo bình khí công, và cuối cùng an trụ tâm khí ở đảnh môn (ushikra). Mặt chân như (như thị) là diệt vọng tưởng bằng cách tự an ***h mình một cách quân bình trong tánh giác vô niệm, nhờ đó bảo đảm khái niệm tâm về năng thủ (kiến) và sở thủ (kiến) không sinh ra. (2) "Lấy những

3
TAM MUỘI DA CỦA 5 BỘ:

1/ Tam muội da của Như Lai Bộ (Phật Bộ): Bề ngoài là Bồ đề tâm nguyện, Bồ đề tâm hạnh và tam tụ tịnh giới (Đoạn nhất thiết ác, tu nhất thiết thiện, nhiêu ích nhất thiết hữu tình), giới luôn không xa lìa Tam bảo, và theo mật nghĩa là không rời tâm Bồ đề của chơn không đại lạc bất nhị và không rời bản tánh vốn có sẵn tánh của Tam bảo.

2/ Tam muội da của Kim Cang Bộ: Bề ngoài phải giữ không rời chày chuông và không xa lìa đại ấn thân tướng bổn tôn. Bề trong là không rời sự hợp nhất bằng cách xác ấn vòng bí mật của tôn chủ và tôn mẫu. Bí mật là không rời sự hợp nhất bằng cách xác ấn hai tinh chất đỏ trắng nhờ sự bốc hơi lên và nhỏ xuống,và về mặt như thị (chơn như) là kết buộc chơn không và đại lạc với ấn hợp nhất (nhất ấn), vì vậy phải không xa lìa chuông chày kim cang bên ngoài, bên trong, bí mật và ba ấn, cũng như kính cẩn không xa lìa vị đạo sư đã dạy những điều này.

3/ Tam muội da của Bảo Bộ: Bề ngoài là bốn loại thí: thí pháp, thí vô úy, thí tài vật, và tâm từ là gốc của chúng, và nghĩa bí mật là thí trí tuệ bốn lạc của Bồ đề tâm đi lên và đi xuống nhờ pháp lửa dục (tam muội dục hỏa).

vật không cho" là Tam muội da của Bảo bộ: Bề ngoài là lấy của kẻ keo kiệt cho người nghèo túng và cái tâm (bố thí) rộng lượng đến kẻ bị lấy; còn nghĩa khác là hào phóng với các tài sản và vật thụ hưởng mà ta đã dùng mật chú câu triệu lại. Bề trong là câu triệu những người nữ thuộc chư thiên, người, dạ xoa, v.v..., vì muốn phát sanh trí tuệ đại lạc. Hoặc là ám chỉ lấy nước cam lộ của hoàng hậu (lấy cái không cho) bằng năng lực của khí năng. Về mặt chân như, nó ám chỉ đến vị hoàng hậu tối thượng, tức là cái trí về Tánh không, và lấy cái không ai cho có nghĩa là chứng đắc nhờ tự tu pháp chỉ quán tam muội (chỉ quán song tu). (3) "Tà dâm với phối nữ" là Tam muội da của Liên Hoa bộ. Bề ngoài là một nghiệp ấn (Karma mudra), phối nữ thật sự. Bề trong là pháp ấn (Dharma mudra) là một phối nữ quán tưởng và pháp hỏa hầu (tummo) là tam muội da ấn (thệ ấn= samaya mudra).
Cả ba được dạy để phát sanh được ấn chứng về trí tuệ của cái lạc đốt chảy. Mặt chân như là an ***h tâm trong đại ấn (Maha mudra) cái trí bản nhiên cùng khởi. (4) "Nói dối" là Tam muội da của Yết Ma bộ (nghiệp bộ, quỷ thần bộ). Bề ngoài có nghĩa là nói dối để cứu người, v.v... Bề trong là giảng dạy các pháp tùy theo căn cơ của kẻ cần điều phục. Mặt chân như là ám chỉ dù (biết rằng) ta và người đều không thật (hiện hữu) mà lại tuyên bố không thật (đúng với chân đế) như: "Tôi sẽ giải thoát tất cả chúng sanh ra khỏi luân hồi." [Richen]

4

4/ Tam muội da của Liên Hoa Bộ: là không lìa xa Tam thừa. Bề ngoài là Thanh văn Duyên giác, bề trong là Bồ tát. Bí mật là sự mật (kriya), hạnh mật (charya) và các du già mật nội ngoại, nghĩa bí mật là tu khẩu bất hoại bằng cách đưa khí năng vào ống năng lực giữa.

8

5/ Tam muội da của Yết Ma Bộ: là tu tập (giữ) càng nhiều càng tốt những điều trên cùng với hành pháp cúng dường.

9

Riêng đối với những chúng sanh cần được hướng dẫn thêm trên đường đạo thì có tam muội như sau: cứu độ những chúng sanh chưa được cứu độ, giải thoát cho những chúng sanh chưa được giải thoát, xác quyết cho những chúng sanh chưa được xác quyết (khởi tín), an lập vào đạo Vô thượng những chúng sanh đã hoàn toàn dứt các khổ. Nghĩa bí mật là xác ấn vạn pháp với sự hợp nhất của E và Vam, cùng với cúng dường thỏa mãn cho những thánh tôn của ấm, đại, căn, trần bằng lạc đốt chảy. Nó cũng là cứu độ, giải thoát, xác quyết và siêu quá ba cửa thô và tế, đi vào tánh của ba Kim cang cực tế, còn gọi là "Gốc đại viên mãn vốn tự giải thoát".

10

NHỮNG TAM MUỘI DA CHÁNH:

Nói chung, đây là những tam muội da của thân khẩu ý dùng để tránh những ác nghiệp của tư tưởng, lời nói và hành động, và không xa lìa bổn tôn, mật chú và tam muội.

8
Dạng ngoài, trong và bí mật cũng có thể ám chỉ đến ba dạng của chín thừa. Ngoại thừa hướng dẫn vê khổ đế, nội thừa tu tập nội quán, và mật thừa phương tiện ra lệnh [Richen].
Ngoài là thừa của Thanh văn Bích chi Bồ tát, trong là thừa sự mật, hạnh mật và du già mật và bí mật là thừa của Maha, Anu, Ati du già ( 3 thừa của tối thượng du già mật) (CNR).

9
Trong các Tam muội da của Yết Ma Bộ, giải thích thêm, v.v... thì: đối với người hạ căn là cứu lên các cõi cao hơn cho những người chưa được cứu (từ các cõi thấp); đối với người trung căn thì giải thoát vào Niết bàn những người còn trong bễ sanh tử; đối với người thượng căn thì khởi tín Đại thừa cho những người con nghi ngờ và an lập vào Vô thượng Phật quả cho những người đã đắc địa nhưng chưa hoàn toàn vào Niết bàn vô trụ (không trụ ở hữu hay không) {Jokyabe}.

10
Ba cửa thô (thân khẩu ý) được cứu bằng lạc đốt chảy trong giai đoạn phát sanh. Hạt Bồ đề tâm, khí năng, và ống năng lực là ba cửa tế được giải thoát bằng lạc đốt chảy ở giai đoạn hoàn mãn hữu tướng (còn các tùy thuộc); phiền não cực tế của ba kinh nghiệm được xác nhận bằng lạc đốt chảy của phonya (?). Ba cửa tế nhất tức là tinh chất của sáu đại được vượt vào ba Kim cang nhờ giai đoạn hoàn mãn vô tướng (không còn các tùy thuộc). Bốn tầng cửa này được dạy là tiến trình của bốn quán đảnh (Jokyab).

5
Riêng biệt, thì tam muội da của kim cang thân gồm có hai việc (hành động):
thứ nhất là phục vụ đạo sư bất cứ hình thức nào làm ngài vui lòng mà không có một chút tư tưởng, lời nói hay hành động dối trá nào; thứ hai là không tách rời mình ra khỏi các bạn đạo, trái lại tử tế thương yêu và có tâm làm lợi ích cho họ; tam muội da của kim cang khẩu là ta tùy theo sự tinh tấn nhiều hay vừa, không bao giờ bỏ thần chú hay ấn trong sáu thời công phu một ngày một đêm

11
, hoặc trong những năm tháng ngày đặc biệt; tam muội da của kim cang ý là cấm tiết lộ nghĩa bí mật cho kẻ khác và không đi lệch khỏi ấn hợp nhất, Bồ đề tâm tối thượng.

Đặc biệt tam muội da của đại bình đẳng là hợp nhất một cách ngang hàng với
thân khẩu ý của chư Phật, bởi vì tất cả hữu tình vốn tự thanh tịnh từ ban sơ. Hãy cố gắng trong điều này vì mọi tất địa kết quả từ sự chứng thực (nhận chân ra) và trở thành quen thuộc với chúng nhờ tam muội và phân biệt trí.

NHỮNG TAM MUỘI DA PHỤ:

Năm bộ năm của những tam muội da phụ là:

1/ "Năm cách phải biết" là phải biết rằng năm khái niệm như ấm, đại, v.v... từ ban sơ là mạn đà la của thân và trí của năm vị Phật và Phật mẫu, đây là tam muội da thuộc về kiến đạo.

12

2/ "Năm cái không được bỏ" là không từ bỏ năm độc, vì chúng sẽ thành trợ đạo khi được thiện xảo nắm giữ. Theo nghĩa bí mật thì vô minh là tri kiến thoát khỏi sự chấp trước và là hành động không phân biệt (thoát khỏi) thủ, xả; ái dục (tham) là tâm đại bi vô niệm; sân hận là tự giác thánh trí chế ngự được tâm vọng tưởng; ngã mạn là vua của tri kiến nhất vị mà không kẹt vào đó; và tật đố là không để tâm bám vào nhị nguyên một chút nào hết trong cái đại bình đẳng. Do thực hành nhận ra chúng (chứng) và trở thành quen thuộc với chúng, chúng không cần phải từ bỏ.

11
Sáu thời công phu trong một ngày đêm, theo Khenpo Konchok Monlan, đây là theo hệ Ấn Độ tu sáu thời trong 24 giờ, trong khi ở Tây Tạng thường tu bốn thời. Tsikey Chokling Rinpoche dạy rằng: đây là ba thời buổi sáng và ba thời buổi tối, đôi lúc một thời được định nghĩa là ba giờ, đôi lúc hai thời trước ngọ, hai thời sau ngọ và hai thời lúc sẫm tối (EPIC).
12
Năm khái niệm đầu là năm ấm, năm đại, sáu căn, sáu trần, và năm màu sắc (Epik).
6
3/ "Năm việc phải đảm trách" là "giết", "lấy vật không cho", "tà hạnh", "nói dối", "nói ác", khi chúng lợi cho kẻ khác. Thí dụ như cứu độ mười đối tượng, theo nghĩa bí mật năm cái này là: chận các khí năng (sinh lực) bằng pháp bảo bình khí công hay cắt sinh lực của tưởng nhị nguyên bằng tự giác thánh trí tức là "giết"; lấy shukhra của nữ vương hay trí tuệ đại lạc vốn không ai cho tức là lấy vật không cho; tập lạc đốt chảy bất biến bằng cách hợp nhất tự thức với đối tượng của đại ấn tức là tà hạnh; cứu độ hữu tình ra khỏi luân hồi vốn không thật có tức là nói dối; nói mà không dấu diếm hay không giữ bí mật dù thực chứng rằng mọi âm thanh vốn không thể diễn bày tức là nói ác.

4/ "Năm điều phải chấp" là cùng dự phần (chia sẻ) tinh chất bồ đề tm (đỏ, trắng, cứt, đi, thịt người) với mục đích thanh lọc những tm chấp sạch dơ; theo nghĩa bí mật, đy lthọ hưởng tinh hoa của năm ấm bằng cch cột nĩ vo ci vơ cấu (khơng dơ).

13

5/ "Năm cái phải tu tập" là tu tập đúng đắn năm tam muội da để nhận ra tâm mình bằng cách áp dụng sự thực chứng và trở thành quen thuộc với chúng, đây là tam muội da của "tu đạo".

Ba bộ năm ở giữa, phần chánh là tam muội da bên ngoài về giới đức. Ba tam muội da chánh (về kim cang thân khẩu ý) và 25 tam muội da phụ (năm bộ năm tam muội da = 25) được xem là 28 tam muội da của pháp đại du già (Mahayoga).

NHỮNG TAM MUỘI DA TỐI THƯỢNG:

Những người giữ được những tam muội da tổng quát và đặc biệt, thì có thêm hai mươi tam muội da phải giữ vào lúc tác hành nghi thức, v.v... như là không được hủy hoại tòa sư tử, v.v... Để hiểu rõ hơn, chúng gồm những điều sau:

1/ Không được hại thân mạng của Kim cang đạo sư và bỏ ngang lệnh của ngài
2/ Không được hưởng phối nữ của đạo sư
3/ Không được từ chối (thuyết pháp) cho nhóm người chí thành

13
Tinh hoa của năm ấm là phiền trược (lậu hoặc) khi hướng ra ngoài xuyên qua cửa của năm căn trong lúc khởi tâm tham sân thô trược, và do đó, chúng phải bị cột vào không phiền não (vô lậu) (Jokyab).
7 4/ Không được lấy tiền (quỹ) của Tam bảo hay của một học giả (pandita) và không được uống rượu đến mức say sưa
5/ Không được hưởng phối nữ của kim cang hữu (bạn đạo)
6/ Không được dùng phối nữ không đủ phẩm tánh
7/ Không được dùng những chất liệu tam muội da thiếu phẩm tánh
8/ Không được xem rẻ đước tánh của một học giả, không nói giáo lý bí mật cho người học không xứng đáng
9/ ?
10/ Không được bỏ một phối nữ đủ phẩm cách
11/ Không được bỏ một đệ tử xứng đáng
12/ Không được tách rời ý nghĩa của chơn không và đại lạc, hay tách rời biểu tượng của chủ mẫu (bổn tôn chủ và phối mẫu)
13/ Không được đánh nhau với bạn đạo, ngay cả giỡn chơi
14/ Không được dùng đồ thừa (trong tiệc) do kẻ khác dâng cho
15/ Không được tham cầu tòa ngồi của đạo sư
16/ Không được làm bỏ ngang sự nhập thất của mình và kẻ khác
17/ Không để tam muội bị hôn trầm và giao động chiếm đoạt, và không được ngưng tụng chú hay nghi thức để nói chuyện đời
18/ Không được vi phạm Ấn hay dấu hiệu của quán đảnh và không được quên biểu tượng
19/ Không được phá rối mạn đà la của một hành giả và không được trả miếng chống lại phù chú do người thường trù ếm
20/ Không được quên tôn kính đạo sư trên đảnh đầu mình.

CÁCH THỨC GIỮ TAM MUỘI DA:

Tam muội da phải được chí thành tuân giữ bằng những cách:

- Hoàn toàn chú tâm nhớ đến những điều cho phép và cấm đoán
- Thành tâm quán xét xem coi tam muội da có bị vi phạm không?
- Thận trọng chú tâm canh chừng, cẩn thận tránh vi phạm.
- Nếu xảy ra vi phạm phải tự quở trách và hổ thẹn ( có tâm tàm)
- Tránh vi phạm vì mắc cỡ, sợ bị người khác quở trách ( có tâm quý)
- Sợ hãi nhận thấy khuyết điểm của sự vi phạm
- Và kính trọng hân hoan trong lợi ích.

8
Đây là điều được dạy trong kinh Samvarodaya:

"Người muốn được thành tựu tối cao
Thì sự hy sinh thân mạng cũng là dễ
Đến lúc lâm chung, họ vẫn an nhiên
Vậy hãy luôn giữ tam muội da."

PHỤC HỒI TAM MUỘI DA KHI ĐÃ VI PHẠM:

Những tam muội da đã vi phạm với người nào thì đối với người đó sám hối, những vi phạm khác phải được sám hối một cách thích hợp, bằng các hối hận và hạ quyết tâm (xa lìa phạm ...) Một vi phạm lớn có thể xảy ra trên một đối tượng không đáng, và đầu tiên hết là phải sám hối tùy theo hệ truyền thừa của mình. Sau đó ta phải thọ quán đảnh và tam muội da lại.

Nếu một tín đồ Mật tông phạm tam muội da chánh sẽ bị đọa vào địa ngục Kim cang, nhiều hậu quả xấu như thế khi vi phạm. Mặt khác, nếu tam muội da được giữ đúng, những lợi ích tạm thời và tối hậu không thể nghĩ bàn. Kết quả nổi bậc nhất là thành tựu đạo quả trong hiện đời, kết quả kế là thành tựu đạo quả sau bảy hay mười sáu kiếp sau ./.