A. Về đất cát – nhà ở
Đất cát của ai, ở đâu kể cả cơ quan, xí nghiệp đều có người âm quản lý. Không hỏi phần âm, phạm sai lầm khó gỡ. Hỏi phần âm là hỏi những người trong gia đình mình đã chết. Họ liên hệ với phần âm người chết từ 4 đời (tứ đại) đều được về với gia đình, ai về nhà nấy. Con cháu có tâm – luôn luôn tưởng nhớ tổ tiên ông bà, cầu xin thì được các cụ tứ đại, ông bà về độ trì cho. Ai không nghĩ đến thì ông bà không về, họ có công việc ở phần âm. Ai thích học nghề thanh sạch được lên cõi cao là cõi Thiên, trong thời gian 4 đời sau thì đi đầu thai trở lại cõi Trần.

Việc đất đai, nhà ở của chủ gia đình nào thì thuộc Thổ công nhà ấy quản lý. Nếu phạm phần âm như có mồ mả, đất của miếu mạo, đền chùa chì phải nhờ phần âm của gia đình liên hệ hỏi Thổ công mới biết rõ nguyên nhân và cách hóa giải. Vì chuyện người âm thì chỉ có người âm hiểu luật cõi âm mới giải quyết đúng. Người Trần giải quyết theo sách vở của người Trần đều sai lầm, không đúng luật ở cõi âm. Luật của cõi âm cũng theo thời gian có thay đổi, giống như cõi Trần, theo như cũ cũng là không đúng. Khi người chủ gia đình chết thì Thổ công cũng thay đổi. Thổ công mới – thay thế, điều đó có quan hệ đến số mệnh, đến tâm đức của người chủ gia đình. Lâu nay người Trần hiểu Thổ công là quản lý đất đai tài sản khu vực đó một cách vĩnh viễn là không đúng. Thổ công khác Thần linh. Thần linh như công an khu vực của người Trần vậy.
Xây dựng nhà, mua đất đai phải chọn ngày giờ, xây dựng đúng hướng, cửa chính quan trọng lắm đấy, phải đúng kích thước. Phải hỏi người âm nhà mình hướng dẫn cho, dùng thước Lỗ Ban không chính xác đâu. Tuyệt đối không nhờ người khác động thổ. Mượn họ thì họ là người chủ, tức người âm nhà họ làm chủ, mình và người âm nhà mình lại là người ở nhờ. Xảy ra trường hợp mượn người động thổ thì người âm dòng họ bực tức lắm mà con cháu ở cõi Trần không biết. Vì người âm nhà người đó đến tranh giành quyền nhà ở.

Đất, nhà ở có âm tà vì có hài cốt ở dưới, hoặc khi đổ đất làm nền tuy không có xương cốt nhưng là đất có phần máu thịt tan rữa thì phần âm vẫn nhập vào quấy phá.
Đất, nhà ở mà động là do nhiễm mấy điều sau đây:
+Có xương cốt mồ mả, thịt máu của người âm.
+Mồ mả của dòng họ đào bới có sai phạm.
+Đất ở (cơ quan) là nền đất chùa, miếu mạo.
+Tâm đức của người nhà mình có sai phạm với người phần âm.
+Tâm đức của ông cha sai trái, nay con cháu gánh chịu.

Có gia đình mời thầy trừ ma, yểm bùa chú. Sau đó bị tai họa ngay. Một vong là con – nói với mẹ: “Mẹ mời thầy về yểm 4 hướng nhà mà con vẫn về được đấy. Ma là các vong người trong gia đình 4 đời của nhà mình chứ không phải ma – là người khác, mà vào được đâu. Theo luật cõi âm phải có Thổ công quản lý, không ma nào được ra vào nhà người khác cả”.

Đất nhà ở của 3 gia đình: Hưng Yên (10 người bệnh kinh giật) Thái Bình (6 người chết trong thời gian ngắn), Quảng Trạch, Quảng Bình (có 6 người điên) là bị phạm âm, đất đền chùa và ông cụ của họ xưa kia là tên đao phủ độc ác, con cháu phải trả nghiệp quả. Họ đến trực tiếp gặp “Cô Thiên Đình” sẽ được cô giúp cách hóa giải. Ở cõi âm cũng có từ Xã đến Trung ương. Phải có người âm có quyền chức cao mới gọi Thổ công và người âm ở đó hỏi nguyên nhân và có cách giải quyết đúng thì mới hóa giải được.

Nếu nhà nào bị bùa yểm thì có gọi người âm nhà bị yểm hỏi và giải quyết là xong ngay.
Làm nhà có 3 lần rất quan trọng: một là động thổ, hai là đổ mái, 3 là ngày dọn về nhà ở.

Nhà hoàn hảo, loại một là: con cái hòa thuận – làm ăn đúng hướng, đúng khả năng và phát triển – không ai tranh giành kiện cáo (trong nhà và người ngoài) – Nội bộ đoàn kết. Ngược lại là nhà có vấn đề.

Một vong là con nói với bố: “Cơ quan bố làm trên đất, xưa kia là đình cổ, là miếu, lại còn đập phá miếu làm nhà máy. Nên xảy ra tai nạn lao động. Muốn giải hạn, Giám đốc nhà máy phải xin gặp “Cô Thiên Đình” giải hạn thì mới yên ổn.

Một vong khác nói với mẹ về việc ông bác là anh mẹ và mẹ là con ruột, hai anh em tranh giành nhau về nhà đất. Vong người con nói: “Bác tranh chấp với mẹ. Mẹ cứ giao nhà cho bác. Người Trần không tranh chấp được đâu. Con sẽ độ cho mẹ mua một nhà nhỏ khác mà ở. Con vẫn ở lại nhà cũ. Người âm với người âm sẽ giải quyết Gia đình bác về ở, không ở được đâu. Bác tâm không tốt, xấu bụng, phạm âm. Hễ ngủ thì con dựng giường lên, đó là việc ma làm mà. Bác sợ, không ở được, sẽ trả lại cho mẹ thôi”.

Đất nào cũng có người âm cả. Chỉ có là nó đã vượt Thiên đi đầu thai hay chưa mà thôi. Phải hỏi người âm nhà mình mới biết.
Nhà mình mà cho thuê, cho người ta ở nhờ là phải chọn ngày. Nếu trúng ngày người thuê ở nhờ mà mệnh lớn, lấn át mình thì hậu quả rắc rối, gay go lắm!

Nhà ở tất thì người âm trong gia đình cũng thích ở.
“Cô Thiên Đình” là thể ánh sáng, không phải là đàn ông đàn bà, gọi và xưng cô là để hợp với tâm lý người cõi Trần (lời cô giải thích).

B. Về mồ mả Mồ mả trong 4 đời phải chôn kín cố định. Chọn đất, hướng, nguyệt xây gạch, đặt áo quan rồi cất kín. Sau đó không xây, không ốp gì cả. Nếu xây, bới, động mộ sẽ gây tai họa đấy, vì làm xáo trộn vong linh người âm đang yên tĩnh tu luyện ở cõi âm để mau chóng vượt Thiên đi đầu thai kiếp khác.

Đến thăm mộ chỉ khấn xin phép Thổ địa, Thần linh. Không thắp hương ở mộ, không khấn gọi tên người chết ở tại mộ. Việc ấy chỉ làm tại nhà mình trước khi đi thăm mộ.

Nếu ra mộ khóc lóc, gọi họ, thì hồn họ ở cõi cao, đi xuống, nhập lại hài cốt thì tốc độ rung động của năng lượng linh hồn sẽ chậm chạp, nặng nề, phí công tu luyện những thời gian qua. Họ phải tu luyện lại. Nguy hiểm lắm! Mặt khác, như vậy là làm xáo trộn quy luật cõi âm nên có liên quan tác động đến cõi Trần. Có gia đình không biết – cất mộ xong, thì con cháu gia đình đau ốm, gặp tai nạn...Chọn ngày, địa điểm, chôn chặt một lần là bảo đảm.
Nếu chính quyền bắt dời mộ thì phải chấp hành theo pháp luật. Nhưng phải biết cách làm như sau: Khấn:

1. Khấn Thổ địa, Thần linh khu vực có mộ sắp di dời.
2. Bà cô Tổ dòng họ nhà mình cho dời mộ của … (tên họ).
3. Và chôn cất nơi nào (địa điểm).
4. Nếu có gì con cháu không biết xin bỏ qua, tha thứ.
5. Còn sai phạm điều gì về phần âm thì người ra lệnh phải chịu trách nhiệm.

Đến nơi mới cũng làm đủ thủ tục như khi chôn cất người chết.

Không nên mua đất làm mộ giả trước. Làm xong thì con cháu có người chết. Nơi đào huyệt có Thổ địa, Thần linh, Con cháu, người nhà đi đào huyệt phải khấn như sau: Con tên là … ở … xin Thổ địa, Thần linh quản lý đất ở đây cho phép con gửi xác mẹ (ông, bà) tên là … ở nơi đây. Khi nhập áo quan cũng nhắc lại. Và nói thêm: Nếu người Trần trong gia đình có gì sai xót, xin Thổ địa, Thần linh, Thần hoàng ở đây tha thứ, bỏ qua cho.
Một vong nói với mẹ: “Các bác quy tập mộ ông bà là động đấy, làm xáo trộn mồ mả là mang họa. Mẹ đứng ngoài, không góp tiền tham gia quy tập thì mẹ không liên đới mang họa. Tốt nhất là mẹ nên khuyên các bác không nên quy tập mộ các cụ nữa”.

Người âm tồn tại 4 đời tu luyện rồi mới “vượt Thiên” đi đầu thai.

-Mồ mả, bia, phải dùng tiếng Việt, không dùng chữ Hán, chữ Nôm.
-Tối kị là yểm bùa trong quan tài.
-Mất mộ là mất phần xác không ảnh hưởng đến linh hồn, không cần tìm mộ. Không nên quy tập mộ về một chỗ. Ai có tâm nhớ ông bà, tổ tiên thì thờ trong Tâm.

Vong người con nói với bố: “Nhà mình đón thày sửa mộ. Thầy yểm đầu chó, vì mệnh thầy nhỏ hơn người âm nhà mình. Sau 3 tháng anh con chết. Đúng không? (Ông bố gật đầu , đúng). Gia đình mình xảy ra tai nạn; vợ xa chồng, con xa bố mẹ, có người thay đổi công tác đi nơi xa. Phải nghiêm cấm việc động mộ. Mời thầy đi coi bốc mộ nguy hiểm lắm!".

Đào mộ, dời xương cốt đi; nhưng còn máu, da thịt ở đó. Người âm không đồng ý. Nên làm khó khăn cho con cháu. Đó làm phạm quy luật âm.

Phần linh hồn thoát ra về với con cháu rồi. Ai không biết mời họ về thì họ ở cõi âm, tu luyện, học tập. Trẻ thì ở Cô – nhi – viện. Từ khi bố dùng cảm xạ học, con lắc, trứng đũa tìm mộ người khác thì buôn bán làm ăn lung tung, vắng khách đi, có đúng không (ông bố: (Đúng). Cách đây 5 năm, nhà mình dời mộ ông, nhưng nhầm mộ người khác, vì trẻ con đã nghịch dời bia trên mộ sang mộ khác. Vậy là ma nhà người khác vào nhà mình đấy, gây trong nhà lạc đàn, nhiều khó khăn. Mặt khác, khi cúng, nó hưởng, người âm nhà mình không về. Nó hưởng xong, nó về nhà có độ cho con cháu nhà nó. Có láo không chứ?! (xung quanh nghe cười). Tại người Trần hay đào mồ mả, mà bốc nhầm là tai hại lắm.

C. Bàn thờ, thờ cúng, đi lễ
Bàn thờ để quay mặt ra hướng cửa chính. Cao thấp, to, bé, tùy nhà. Để bát hương sát bàn thờ, bát hương, lọ hoa, thế thôi.
Tổ tiên, ông bà yêu cầu con cháu có cái tâm. Tâm đây là tin vào tâm linh. Tâm linh là tâm trong sáng, tâm có đức tin, có tổ tiên ông bà. Con người có phần xác và phần hồn – là linh hồn, có linh hồn là tâm linh. Tổ tiên tồn tại 4 đời. Ở bên cạnh con cháu mà không biết đấy thôi! Lúc ăn thì mời như khi còn sống, đó là có cái tâm nhớ tổ tiên, ông bà. Không phải đến ngày giỗ tổ mới về.

Khi cúng phải khấn xin Thổ công nhà mình cho vong linh người chủ nhà mình về thì mới được vào nhà.
-Người chết già - ở cõi Trần, chưa được tu luyện lâu, sự rung động năng lượng linh hồn còn gần cõi TRần, nên họ còn hưởng mùi hương của hoa quả, thức ăn khi con cháu cúng giỗ.

-Còn người chết trẻ, chưa có tội lỗi ở cõi Trần (sảy thai 1,2 tháng; chết trẻ khi còn bú …) thì thời gian siêu thoát để “vượt Thiên” rất ngắn, nên các vong chết trẻ rất thiêng, không cần cúng lễ, hương hoa làm gì cả vì các linh hồn này không có nhu cầu hưởng thụ. Họ chỉ cần cái Tâm, luôn nghĩ đến họ là họ có mặt độ trì cho người thân trong gia đình.

-6 giờ rưỡi sáng 23 tháng Chạp hàng năm, cúng tiễn đưa Táo quân về Trời. Không nên đốt vàng mã: áo quần giấy, cá chép sống. Táo quân không dùng những thứ đó. Cúng bằng tiền thật, Táo quân chứng cho cái Tâm của người cúng rồi báo cáo lại với Thiên đình cái Tâm thành đó. Ý nghĩa là vậy. Còn đổi tiền thật, lấy tiền giả, áo quần mũ giả, rồi đốt đi, thì Táo quân đâu có dùng, và cũng không có hình bóng để báo cáo.

-Tiền thật, áo quần thật, cúng xong thì ta dùng, tiêu, mặc áo quần đó. Người Trần của dòng họ mình, nương theo bóng đồng tiền, áo quần đó mà độ cho con cháu làm ăn nhiều tiền, mặc áo đó sẽ được khỏe mạnh, bình an. Sau đó đốt chân hương, lau dọn sạch sẽ. Chân hương đốt, gói tro ném xuống ao hồ. Bát hương, bàn thờ, thay mới, thì cái cũ cũng vứt xuống ao hồ. Cấm vứt vào sọt rác. Làm sai sẽ bị đau, nhức đầu.

-Người âm chỉ cần cái Tâm của con cháu. Không cần có bàn thờ hay không. Cầu khấn ngay cả ở bàn uống nước, nơi làm việc, khi nằm, khi đi ngoài đường, khi ra khỏi nhà. Cầu khấn ai, xin gì, người đó sẽ độ trì cho mình.

-Khi cúng phải có 6 bát, 6 đôi đũa: 2 bát cho các cụ tứ đại, 2 bát cho bố mẹ (nếu đã qua đời), 2 bát cho họ hàng. Người già hưởng mùi hương, điều khiển, mùi hương thức ăn vào bát. Người chết trẻ không cần. Cúng khấn 5 -10 phút thôi, không để lâu. Cúng xong là lộc nhà mình, con cháu hưởng, không mang cho người khác.

Phải cúng tiền thật,Cúng xong dùng tiền bình thường. Tiền dùng vào việc có ích thì được người âm độ. Nếu dùng vào việc phi nghĩa như buôn lậu, đánh bạc, rượu chè be bét … thì người âm không chứng, họ khó chịu, bực mình và còn bị quở phạt nữa.

-Bán vong cho Chùa hoặc bố mẹ chết đưa lên chùa để “ăn mày cửa Phật” là hiểu sai lầm. Sau khi chết một thời gian, họ về với gia đình, sum họp với con cháu như khi còn sống, người Trần không biết mà thôi. Họ giúp đỡ con cháu để tu sửa cái Tâm, làm ăn lương thiện. Ai biết thì “âm phù dương trợ” con cháu sống làm ăn khá lên.

Đi đền, chùa, cũng phải đúng quy tắc người âm: trước khi đi, trình tiền đi lễ lên bàn thờ nhà mình, xin tổ tiên ông bà chứng cho lòng thành của con cháu lên chùa (đền, mẫu) lễ Phật, Thánh, Mẫu. Khi đến chùa, đền phải đi ngay vào bàn thờ chính, đặt tiền khấn: tên con...lòng thành xin công đức nhà chùa (thánh, mẫu) số tiền là....xin Thánh, Thần, Phật, Mẫu chứng giám; người Trần có gì sai trái xin...tha thứ. Sau đó cầm tiền bỏ vào hòm xông đức thì người âm mới chứng cho. Tức là người âm nhà mình gặp, nói với người âm quản lý cái chùa đó (tức Thổ công) chứ không phải Phật, Thánh, Mẫu luôn có mặt ở đó để minh chứng. Lâu nay người Trần hiểu sai làm sai. Đi cúng lễ cũng vô ích, có ai chứng cho đâu?

-Các anh em ruột là con trai, ai soi trước, mời các cụ tứ đại về thì các vong về nhà người đó trước. Không phải cứ là con trai trưởng thờ cúng thì các cụ về đâu.

-Người âm trong dòng họ, trọng người con trai đứng đầu dòng họ. Không phải là con trai trưởng mà là người con trai nào có tâm đức, thành tâm tưởng nhớ ông bà, cầu khấn thì họ về. Khi về thì các vong ngự (đứng) trên hoa tươi đang nở. Vậy dòng họ phải chọn người có tâm đức chứ không nhất thiết là con trai trưởng. Nhà không có con trai (chết cả) thì chọn con dâu, cũng chọn có tâm đức. Để lo việc thờ cúng tổ tiên, ông bà (đây là sự hướng dẫn của người âm cho các gia đình hỏi vấn đề này, khác với tục lệ lâu nay).

-Bàn thờ đang đặt ở tầng 3, định đưa xuống tầng 1 là không được. Khi cúng đặt ở bàn riêng tầng 1 rồi khấn cầu thì được. Nếu chuyển ở nhà mới thì có thể xin đặt ở tầng 1.

Một vong nói với bố chuẩn bị khi bà nội mất: “Bố nên làm thế này, đặt tiền thật lên bàn thờ, khấn bà cô Tổ 4 đời nhà mình, xin gửi số tiền để bà cô Tổ lo phần âm cho bà nội khi chết. Rồi khấn: Trước nay bà nội có gì sai trái xin bà cô Tổ và dòng họ xóa bỏ cho.

-Xin cho linh hồn ra khỏi xác. Sau đó 3 – 5 phút, cất tiền, rồi báo họ hàng biết có tang và tìm lễ tang”.

-Khi hồn thoát khỏi xác thì khiên áo quan thấy nhẹ. Khi hồn chưa ra khỏi xác thì khiên áo quan thấy nặng. Hồn đã thoát xác có hỏa táng cũng không cảm ứng nóng. Ngược lại, khi hồn chưa thoát xác mà đưa đi hỏa táng thì linh hồn bị đốt nóng. Vì vật tất cả gia đình phải cầu khấn như trên để linh hồn được độ ra khỏi xác.

-Không đặt bàn thờ Thổ địa, Thần tài dưới đất. Sai lầm! Đặt cúng bàn thờ tổ tiên. Cúng ai khấn người đó, có tâm thành thì được linh ứng, chứng giám .

D. Cái chết, chết già, chết trẻ Khi mang thai dưới 100 ngày thì chỉ còn non yếu. Linh hồn đầu thai ở bên ngoài tác động vào cái thai bên trong như những đợt sóng năng lượng. Thai còn yếu nên dễ sảy thai. Từ trên 100 ngày, linh hồn tác động với cường độ ngày càng mạnh hơn nên thai nhi ít bị sảy. Nếu người mẹ bị ngã thì không có cảm giác đau vì linh hồn nâng đỡ. Linh hồn chờ sẵn bên ngoài nên thường bị nhiễm tật xấu, lời nói, hành động xấu của bố mẹ và người trong gia đình. Khi đứa bé thoát khỏi bụng mẹ, linh hồn đầu thai liền nhập vào xác và đứa bé liền cất tiếng khóc. Vì bắt đầu từ đây, xác này phải trả hậu quả xấu của bố mẹ và người xung quanh đã tiêm nhiễm cho nó. Và cũng từ đây linh hồn đi đầu thai không còn nhớ tiền kiếp của mình nữa.

Chết là rời bỏ các xác vật chất để sống ở cõi phi vật chất, nên nó nhẹ nhàng, thanh sạch hơn. Vì vậy ai chết trẻ, chết sớm thì đâu có chuyện gì là vô phúc?

Chết trẻ là chết lúc hình hài được 1 tháng trở lên. Nó đã có duyên nợ với gia đình nên về với gia đình. Nhưng bố mẹ không biết, không tư tưởng nghĩ đến con, coi như không có con, không đặt tên, không tưởng nhớ ngày cúng bái. Vì vậy các vong trẻ mới kiện lên thiên đình. Nay Thiên Đình mở cửa cho các vong trẻ về với gia đình.
Chết càng trẻ thì càng không có sai lầm ở cõi Trần, nên thời gian ở cõi âm tu luyện rất ngắn, là “vượt Thiên” đi đầu thai. Có vong xin ở lại để hướng dẫn ông bà, bố mẹ chết sau – tu luyện. Phải qua 4 kiếp sau, vong trẻ mới đi đầu thai. Cho nên chỉ gọi hồn 4 kiếp không gọi kiếp trước nữa vì theo quy luật họ đi đầu thai cả rồi.

Ở cõi Trần ai đẻ trước là anh là chị. Khi về cõi âm thì cũng thế. Ai về trước là anh là chị. Ông bà, bố mẹ chết sau con cháu, khi về cõi âm, con cháu trở thành người huấn luyện để mau chóng “vượt Thiên” thì lại gọi con cháu là anh là đại ca (xung quanh cười).

Người chết già, sống cõi Trần bao nhiêu năm thì về cõi âm phải tu luyện bấy nhiêu năm để rửa hết tội lỗi, tật xấu, mới thanh thoát “vượt Thiên” đi đầu thai kiếp khác.

Những vong chết trẻ, siêu thoát sớm, được học nhiều, hiểu biết rộng có thể giúp gia đình cõi Trần nhiều việc, nhiều mặt. Còn người già, còn phải lo tu luyện, chỉ biết những việc trong gia đình, nhỏ hẹp thôi. Vì vậy xin gặp người chết trẻ thì được hướng dẫn cho nhiều điều.
Mỗi gia đình khi về cõi âm đều có bà cô Tổ của dòng họ mình. Xưa kia bà cô Tổ 4 đời đó chết trẻ. Bà cô Tổ sẽ độ trì cho con cháu trong dòng họ tu luyện ở cõi âm.

Ở cõi Trần ai biết, đến đay xin gặp bà cô Tổ dòng họ mình, đều gặp được. Bà sẽ độ trì cho gia đình dòng họ trong cuộc sống hiện tại. Người âm trong mỗi gia đình đều có người biết đủ các ngành nghề như cõi Trần. Con cháu cần giúp việc gì thì người âm có ngành nghề chuyên môn đó sẽ bày vẽ cách làm ăn. Không phải chỉ có một người âm phán bảo, hướng dẫn, mà nhiều người có khả năng nào thì sẽ giúp con cháu về khả năng đó.

Cách giúp của người âm cụ thể như sau: một vong nói với bố: Ví dụ ngày mai bố đi nằm viện. Bố cầu xin con hoặc mẹ theo giúp để bác sĩ chữa chóng khỏi và phục vụ tận tình. Con sẽ đến gặp người âm là người nhà đi theo bác sĩ, yêu cầu giúp đỡ. Người âm đó tác động vô hình để bác sĩ đó tận tình giúp đỡ. Đó là cách làm việc, quan hệ của người âm với nhau để giúp đỡ người Trần khi họ yêu cầu.

Chỉ có một bà cô Tổ tứ đại, còn 3 đời về sau gọi Ông cậu, Bà cô (chết trẻ).

Đất có Thổ công, sông có Hà bá. Thổ công quản lý, linh hồn chết ở hầm hố, trấn đất. Hà bá quản lý vong chết ở sông nước.
Chết tai nạn giao thông là khổ lắm. Chết ở đâu, Thổ địa nhận xác ở đó.

Đến ở đâu, để tìm người âm nhà mình, thì phải khẩn cầu Thổ địa, Thần linh ở đó để giúp đỡ, cho gặp.

mời thầy cúng, thầy pháp đến yểm bùa chú, cúng trừ tà ma phải rất chú ý . có Thầy thấy mệnh người chết lớn hơn Thầy, nên Thầy yểm, ảnh hưởng con cháu .
Trẻ chết non nhiều, không phải là vô phúc đâu, vì “chết trẻ, khỏe ma”. Những vong trẻ tu luyện hoàn thiện, chưa muốn đi đầu thai mà muốn về với gia đình thì phải làm phép về gia đình như đăng ký hộ khẩu ở cõi Trần vậy.

tái bản và chỉnh lí : đàm quang vinh