Phần 03

Truyền thuyết Việt Nam
a. Thần thoại Việt Nam


Có truyện Thần Nam Thần Nữ là hai vị thần đầu tiên sinh ra con người. Thần Nam tên là ông khổng lồ Tứ Tượng và Thần Nữ là bà Nữ Oa.
Theo truyện này thì bà Nữ Oa có chồng là ông Tứ Tượng. Ông này ngỏ ý muốn lấy Nữ Oa. Bà Nữ Oa thách ông Tứ Tượng đắp núi thi, nếu ông đắp cao hơn bà sẽ lấy làm chồng. Kết quả ông Tứ Tượng đắp núi thua bà. Nữ Oa đắp một ngọn núi cao ngất trời, đứng trên đó có thể thấy khắp cõi trời đất. Dấu tích còn lại của ngọn núi cao của bà Nữ Oa đắp, dân gian cho là núi Nam giới ở Hà Tĩnh ngày nay. Ông Tứ Tượng đắp núi thua nhưng kiên gan trì chí đeo đuổi mãi, cuối cùng bà Nữ Oa cũng xiêu lòng lấy ông làm chồng. Trong dân gian ngày nay còn có câu ví:

...bà Nữ Oa bằng ba mẫu ruộng,
...ông Tứ Tượng mười bốn con sào.

Với bộ phận sinh dục khổng lồ như vậy nên Thần Nữ Nữ Oa và Thần Nam Tứ Tượng đã đẻ ra loài người.
Như thế rõ ràng theo thần thoại Việt Nam thì Nữ Oa là vị Thần Nữ đầu tiên. Và ta cũng thấy thần Nam thua tài thua sức Thần Nữ Nữ Oa. Ở đây cần nhấn mạnh ở điểm bà Nữ Oa đắp ngọn núi cao vời vợi đụng tới trời là núi Nam giới. Các nhà nho ta trọng lễ nghĩa nên dịch là núi Nam giới cho nho nhã, thật ra núi Nam giới nôm na là núi hình cái giống của nam giới. Núi Nam giới mang hình ảnh cái Trụ Chống trời Bàn Cổ. Núi Nam giới nói theo Ấn giáo là núi Linga. Điểm này cho thấy Nữ Oa cũng có liên hệ tình dục mật thiết với Bàn Cổ và Tứ Tượng có mang khuôn mặt của Bàn Cổ (sẽ khai triển khi có dịp nói tới).
Tóm lại Nữ Oa chính là vị Thần Nữ đầu tiên sinh ra loài người, trong đó chính yếu là Hừng Việt đúng như truyền thuyết Việt Nam.

b. Theo cổ thư

"Nữ Oa sinh ở Đồ Sơn cũng có tên là Vũ Sơn trong châu Phượng Tường. Nhiều sách nói rằng Đồ Sơn chính là Cối Kê kinh đô Việt Chiết Giang" (Kim Định, Hùng Việt sử ca tr. 94).

c. Qua Ngôn ngữ học

Nữ Oa nghĩa là gì?

Chúgn tôi lại xử dụng phương pháp truy lùng nguyên ngữ của chúng tôi. Trước hết hãy xem Oa nghĩa là gì? Hãy lật Hán Việt từ điển của Đào Duy Anh ta thấy: Oa là nước chảy cuộc, con ốc, con ếch con nhái, cái hang, cái lỗ, con gái đẹp... Ta thấy Oa liên hệ với nước, ốc nhái cho nên Oa không thể nào bắt gốc bắt nguồn từ Hán ngữ được. Oa liên hệ với nước là một từ mà chúng tôi gọi là tiền cổ - Homo sapiens (proto-homo sapiens language). Oa là nước, ốc vì vậy cũng là từ thuộc ngôn ngữ Tiền cổ - homo sapiens. Nói một cách dễ hiểu ngôn ngữ này là ngôn ngữ của con người khi vừa mới thoát lốt đười thành người có tiếng nói thật sự, chưa phân tán đi khắp nơi thành những dòng tộc khác nhau với ngôn ngữ biến đổi đi. Oa cũng như nước thuộc ngôn ngữ Tiền cổ - homo sapiens nên có trong tất cả các dòng ngôn ngữ loài người (sẽ có bài viết riêng). Chúng tôi đang thiết lập thứ ngôn ngữ Tiền cổ - homo sapiens này. Khi hoàn thành xong, thì chỉ còn một bước nhỏ nữa là tới nguồn gốc ngôn ngữ loài người. Việt ngữ đóng một vai trò chủ chốt trong việc truy tìm nguồn gốc ngôn ngữ loài người.
Ở đây để chứng minh oa không phải phát gốc ở Hán ngữ mà có trong nhiều dòng tộc ngôn ngữ khác xin hãy lấy một vài ví dụ về Oa. Anh ngữ oasis, ốc đảo (đảo nước trong sa m ạc). Oasis có oa (sis) = oa = ốc. Nền văn hóa của vương quốc Phù Nam ở châu thổ sông Cửu Long, miền Nam Việt Nam tập trung ở một hải cảng mang tên là Óc Eo. Hiển nhiên ta thấy Óc là Ốc là Nước. Thành phố hải cảng Óc Eo nên mang tên Óc là Nước. Từ Eo gần cận với Ea tên vị Thần Nước của Lưỡng Hà, gần cận với Việt ngữ ao (vũng nước). Theo Bình Nguyên Lộc "mãi cho đến trào Minh Mạng mà dân ta còn gọi cửa thuận An là Cửa Eo, tức gọi theo Chàm" (Lột Trần Việt Ngữ, tr. 191). Như thế Óc Eo là một từ ghép điệp nghĩa có nghĩa là nước. Ta thấy rõ nguồn gốc Óc Eo của Phù Nam liên hệ với Việt, Chàm, Phạn, Lưỡng Hà... do đó Oa không phải phát gốc tại Hán ngữ. Rõ hơn Việt ngữ và nước, và là ốc ví dụ cái vá là cái môi múc canh; mắm và rau là mắm nước (canh) rau, cái vại là vật đựng nước; tù và là tiếng ốc hụ (thổi vào con ốc) với và là oa, ốc (đảo Java người Trung Hoa gọi là xứ Qua Oa, va = oa).
Bây giờ ta hãy đi theo từng nghĩa một của Oa trong từ điển Đào Duy Anh:

- Oa là con ốc
Con ốc sống dưới nước. Con ốc cũng mang hình ảnh cái bao cái túi, cái trứng tròn. thấy rõ ở tên Hán việt của một loài ốc là bảo ngư, "cá bao". Cá là nước, cá liên hệ với Phạn ngữ ka, nước. Bào ngư như thế có thể hiểu là một t hứ "bọc nước". Vỏ bào ngư lóng lánh ngũ sắc dùng để khảm xà cừ, anh ngữ gọi là mother-pearl inlaid. Điểm này cho thấy Nữ Oa liên hệ mật thiết với bào ngư, đúng như truyền thuyết viết bà đã nấu ngũ sắc (chính là vỏ bào ngư) thành một hỗn hợp chất ngũ sắc để vá trời. Con ốc mang di truyền tính cách cái bọc nước của Mẹ Trứng Nước Thần Nông. Nữ Oa mang hình ảnh con "bọc nước", bào ngư, hình ảnh này di truyền từ phần Trứng "Nồng" của Mẹ Trứng Nước Thần Nông.
Ta có thể kiểm chứng lại một lần nữa qua từ Hán Việt (?) bạng là con trai: "bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi tiếu hi hi" [con trai con cò níu nhau, ông câu cá (bắt được) thủ lợi cười khì khì].Bạng gần cận với bàng là cái bọng, cái bóng nước như bàng quang là bọng tiểu. Bạng liên hệ với Anh ngữ barnacle (loài sò bám vào đá gỗ chìm dưới nước). Vậy con trai con bạng là con bọc (nước, ở dưới nước). Cũng cần nói thêm tại sao chúng ta gọi con bạn glà con trai. Con trai con sò tiêu biểu cho phái nữ, chỉ bộ phận sinh dục nữ nhưng con trai cũng có nghĩa là "boy" (Anh ngữ). Như thế trai có hai giống cái và đực. Đây là một từ chúng tôi gọi là "bán nam bán nữ" (androgynous). Tạo sao gọi con "đực" là con trai? Xin thưa chữ trai cùng với chữ trái một vần. Con trai là con có trái. Trái gì? Con trai có hai trái trứng! Chúng ta còn gọi trái trứng của phái nam là hòn, hột tương ứng với Ấn Âu ngữ gọi testicles là'balls, stones, nuts, eggs'. Hòn gì? Hột gì? Hòn, hột dái. Tạo sao lại gọi là dái? Chúng tôi lại dùng tới cây gậy thần qui luật chuyển hóa. Úm ba la! Cất cái tay! Chúng tôi xin mở bát! Một. Hai. Bà. Trời đất ơi! Trái là dái! Theo chuyển hóa tr=d (trải = dải, chiếu) ta có trái = dái). Con trai có trái có dái! Dái là trái, là trứng, là hòn, là hột (Nut). Trứng dái, hòn dái, hột dái. Trong thực tế con trai là loài sò ốc có hột, có hạt gọi là ngọc trai (pearl). Chúng ta không gọi là ngọc sò, ngọc hến mà chỉ gọi là ngọc trai. Con trai (sò ngao) có hột, có hạt trai, có ngọc trai và con trai (boy) cũng có hai hột dái cũng gọi là hai hòn ngọc. Như thế rõ ràng trai và trái (hột, hạt, quả, trứng, ngọc) ruột thịt ới nhau. Nếu hết bàng hoàng rồi, có người lại trở về với tính cố hữu nghi ngờ chưa chịu tin, thì chúng tôi xin kiểm chứng lại cho vững tin. Trong ngôn ngữ Ấn Âu các từ chỉ bộ phận sinh dục nam đều liên hệ với quả, trái, hột, hạt. Ngoài testicles đã thấy ở trên, ta cũng thấy 'phallus', dương vật, liên hệ với Phạn ngữ phala-, 'fruit, kernel, testicle' (quả, trái, hột, hạt, dái). Qui đầu 'glans' là trái cây dẻ rừng (sẽ khai triển thêm ở chỗ khác, rõ ràng có sự liên hệ giữa Việt ngữ và Ấn Âu ngữ nhé!).
Tại sao bộ phận sinh dục nam lại có nguồn gốc cùng tận là từ hột, hạt, trái, quả, trứng? Bởi vì tổ tiên ta đã coi vũ trụ sinh ra từ một cái trứng. Cái hột, cái quả tròng-đỏ-mặt-trời coi như là nguồn gốc nguyên khởi của dương tính của đực. Mặt trời vì thế còn được gọi là hột, quả mặt trời như chúng tôi đã viết trong một truyện ngắn không tên về Đại Vực Grand Canyon (in trong tuyển tập Văn và Nghiệp, TSÝ Canada, số 112, tháng 7, 1991 tr. 100). Nguyễn Hoodoo và người con gái da đỏ Quất Hồng Bì xuống thăm một làng da đỏ ở dưới đáy Đại Vực. Một đêm trăng hai người tắm ở thác Mother of Waterrs. "Hột trăng, Quất Hồng Bì thường gọi trăng là hột trăng, vằng vặc trên mép Đại Vực". Hoodoo đã làm bài thơ có những câu:

Trên vách vực,
Triệu tỉ cái tuyết mùa đông,
Ngủ,
Cái cầu vồng.
Cái hột trăng,
Giá băng,
Đơn lạnh,
Trên bờ Đại Vực. Lăn...

(Cái tuyết: người da đỏ gọi một tuyết là một năm).

Người da đỏ ngày nay còn gọi trăng, trời là "cái hột". Đây là địa khai ngôn ngữ của họ Hồng Bàng thờ Mặt Trời.
Ta cũng thấy rõ "cái hột mặt trời" này qua từ Viêm Đế. Tại sao Trứng Nước Thần Nông lại lấy hiệu là Viêm Đế. Ngày nay dĩ nhiên ta hiểu Viêm là nóng là lửa nhưng nguồn cội hiệu Viêm Đế chỉ hột mặt trời. Thật vậy Viêm cùng vần và chuyển hóa với Viên (tròn, hòn, hột...). Viêm đế là Viên đế, Đế hòn, Đế hột. Như thế Viêm đế là từ Hán Việt các Hán Nho đã dịch nghĩa từ chữ hòn, hột và đánh bóng đi cái mộc mạc, chất phác của Man Di thấy sao nói vậy (nhưng không có nghĩa là không sâu sắc, thâm thúy). Thấy mặt trời tròn như cái hột gọi là hột trời và hột còn có nghĩa thật tuyệt vời trong vũ trụ tạo sinh. Tóm lại nguyên thủy mặt trời coi như là cái hột tròng đỏ của trứng vũ trụ. Viêm đế khi nam hóa có viên, có hột, có quả, có dái.
Tổ tiên ta liên tưởng cái hột đâm chồi, nẩy mộng mọc ra cái cây, cái cọc, cái cột nên từ hột, quả, trái, trứng (nghĩa là dái) cũng mọc ra cái cột, cái cọc, cái bổ, cái mỏ (tức dương vật). Từ hột dái mọc ra dương vật cọc, cột. Ta có thể thấy chứng tích "mọc" này qua qui luật chuyển hóa h=c (cùi = hủi, heart = cart, cardio): hột > cột, cọc.
Từ trứng dái tuyệt diệu vô cùng vì cho biết Viêm đế gốc trứng rồi nam hóa biến tròng đỏ thành hột dái. Trứng cũng là một từ bán nam bán nữ. Trứng nguyên thủy là giống cái (tế bào mầm cái) như Trứng Nước Thần Nông và rồi tiến hóa thành giống đực như trứng dái (trứng này tương đương với hòn, hột). Nguyên khởi trứng giống Cái chúng ta gọi Cái trứng. Ngày nay chúng ta gọi quả trứng, Trung Nam còn gọi là hột như hột gà, hột vịt, hột vịt lộn. Gọi quả, hột là đã gọi theo dương tính, đã gọi theo phụ hệ, đã trọng nam khinh nữ. Gọi quả, hột là gọi theo cái tròng đỏ Viêm đế đã nam hóa. Đây là chứng tích của sự nam hóa của tròng-đỏ-trứng-mặt-trời-Viêm-đế.
Từ đây chúng tôi rút ra qui luật Nguyễn Xuân Quang về từ bán nam bán nữ trong Việt ngữ: "Trong Việt ngữ có những từ bán nam bán nữ vừa có nghĩa cái vừa có nghĩa đực là chứng tích của tạo sinh vũ trụ và tiến hóa của con người từ mẫu hệ sang phụ hệ. Từ mang nghĩa giống cái cổ hơn từ mang nghĩa giống đực. Ví dụ trai, trứng, cái (vừa có nghĩa là mẹ, vừa có nghĩa là "cha", chính, số một, vua).
Nói cho cùng âm dương đều do Trứng mà ra cả. Đó là cái trứng Âm Dương Hỗn Mang của TRứng Nước Thần Nông.
Ôi! Việt ngữ sao mà huyền diệu!
Như thế con trai (ngao, gái) Việt ngữ mang hình ảnh cái bọc nước, cái trứng di truyền từ nhiễm sắc thể X 'Nông' của Mẹ TRứng Nước Thần Nông và con trai (ngược với gái, 'boy') là trái quả, hột hạt (nuts) di truyền từ nhiễm sắc thể Y quả, hột, tròng đỏ Viêm Đế.

- Oa là nước.

Đã nói ở trên. Ở đây ta cũng thấy oa có nghĩa là nước chảy cuộn nghĩa là có hàm nghĩa trước. VẬy Nữ Oa mang dòng máu Nước của Mẹ TRứng Nước thần Nông. Nữ Oa sinh ra từ nửa phần trứng phía dưới.

- Oa là cái nồi.

Con ốc tròn, như cái bao. Có những loại ốc tròn bầu trông giống cái nồi. Ta có loại ốc bưu gọi là ốc nhồi. Với h câm nhồi >> nồi.

- Oa là con ếch con nhái.

Tại sao ếch nhái lại liên hệ tới ốc ao.
Ta biết ốc có nghĩa là nước (đã viết trong bài "Con... Ếch Là Cậu Ông Trời"). Ta có từ ghép óc ách chỉ tiếng nước kêu: óc = ách, nước. Óc ách gần cận với ốc ếch nghĩa là ốc và ếch đều cùng nghĩa nước êều cùng nghĩa oa của Hán Tự.
Qua ngôn ngữ huyền diệu của Việt Nam ta thấy rõ được sự tiến hóa loài của loài vật. Con ốc sống dưới nước rồi lên cạn thành con sên tiến hóa thành loài lưỡng thê ếch nhái sống dưới nước và nhảy lên bờ sống trên cạn.

- Oa là con gái đẹp.

Sẽ giải thích ở dưới.
Tất cả những ý nghĩa của Oa vừa kể đều mang ý nghĩa liên hệ tới phái nữ. Đây là yếu tố Âm. Oa là con ốc. Con ốc liên hệ với bộ phận sinh dục nữ. Chứng tích còn lại cho thấy có sự liên hệ giữa ốc và bộ phận sinh dục nữ qua câu ca dao:

Cô lô cô lốc,
Một nghìn ghính ốc đổ l... cô.

Tại sao lại gánh ốc đổ vào "lốc", "nốc", vào đồ của cô? Ai mà chơi oái ăm vậy? Đáng lẽ phải đổ một nghìn gánh "lăng quăng" mới hợp lý chứ. Không. Các cụ ta chí lý lắm. Đồ ốc vào đồ cô là "châu về hợp phố". Nói tới "lốc", "nốc", tới l... là các cụ ta nghĩ ngay đến "mò ốc" nên mới hạ bút viết như vậy. Gánh ốc đổ vào ốc là đúng hết chỗ nói. Chúng tôi không nói ngoa đâu. Ốc là bộ phận sinh dục nữ. Theo qui luật chuyển hóa o=d=đ như ẩy = dẩy = đẩy ta có ốc = dốc = đốc. Theo Từ Điển Việt-Bồ La của Alexandre de Rhodes "Dốc: Cơ quan sinh dục đàn bà. Lồn, dòi, bẹn, ke. Cùng một nghĩa; phải tránh những tiếng này". Cha ĐẮc Lộ khuyên "phải tránh những tiếng này" là Cha khuyên các vị cha Âu châu học tiếng Việt khi nói tiếng Việt nhất là trong lúc giảng lễ phải tránh những từ đó. Ke là cổ ngữ chính là kẽ đọc thêm hơi vào ke là khe. Bộ phận sinh dục nữ cổ nhân gọi giản dị là cái kẽ cái khe vì thấy sao gọi vậy không có cái chuyện đạo đức giả gọi là ngọc môn. Ngày nay chúng ta còn gọi hạt tình (hột le, clitoris) là mồng đốc, mòng đóc nghĩa là cái mồng thịt, cái mào thịt của dốc của đốc. Tại sao dốc có nghĩa là cơ quan sinh dục nữ? Xin thưa ngày nay dốc có nghĩa là chỗ thoai thoải xuống, nguyên thủy dốc là côỗ trũng, cái khe. Thật vậy, theo d=r ta có dốc = rốc = rộc. Chứng tích còn thấy trong Mường ngữ rộc là cái khe, cái rãnh:

Kéo xuống rộc bắt cua

(Trương Sỹ Hùng Bùi Thiệu, Vốn Cổ Văn Hóa Việt Nam, nxb VHTT Hà Nội 1995, tập II tr. 51).

Cái dốc là cái ke, cái khe, cái kẽ cái l...

đúng như trong từ điển của Cha Đắc Lộ.

Theo d=n, dốc = nốc, cái dốc chính là cái nốc. Nốc ngày này vùng Thanh Nghệ Tĩnh vẫn còn dùng với nghĩa là ghe thuyền:

Ăn thì cúi chốc,
Kéo nốc thì than

Nguyên thủy nốc là thuyền độc mộc. Lấy một thân cây đem khoét một cái khe, cái lỗ là làm được một cái thuyền độc mộc. Theo chuyển hóa d=đ=r ta có dốc = rốc. Mường ngữ rốc là thuyền độc mộc:

Anh mo để tiếng ấy vào tâm,
Ngẫm tiếng ấy vào lòng,
Dậy đi chặt rốc dài dài
Đẽo rốc cong cong,
Cây bơi cây chèo bằng lim bằng sến

(Trương Sỹ Hùng Bùi Thiện, Vốn Cổ Văn Hóa Việt Nam, nxb VHTT Hà Nội 1995, tập II tr. 239)

Thuyền độc mộc, nốc, rốc làm từ một khúc cây lộc, nog, log (Anh ngữ).
Như thế nốc, dốc là cái rộc, cái khe. Điều này giải thích tại sao nốc, ghe chỉ cơ quan sinh dục phái nữ. Chúng tôi đã có dịp nói đến ôột cách chửi bằng cách biếu xén quà cáp. Xin vắn tắt nhắc lại. Nếu chúng ta muốn chửi ai thì giỗ tết đem biết người đó một lá trầu, hai quả cau và ba chén chè. Lá trầu là lá đỏ (trầu là trâu là châu là chu là đỏ) cùng nghĩa với lá đa (xem Nguyễn Xuân Quang, Sự Đời Như Cái Lá Đa). Hai quả cau là hai cái trứng (rõ ràng cau là trứng nhé) của phái nam và ba chè nói lái lại là "ghe bà". Ghe là nốc, rốc là khe. Ta có thể kiểm chứng thêm một lần nữa ghe là khe theo chuyển hóa g=c=k như gà = cà (Mường ngữ cà là gà) ta có ghe = khen, cái "khe... sanh"! Tóm lại ốc liên hệ tới dốc, nốc, rốc... tới bộ phận sinh dục nữ. Trong thiên nhiên cũng có ốc l... porcelena.
Tiện đây cũng xin nói tới từ độc. Cổ ngữ Việt, Mường, các sắc tộc cao nguyên gọi con khỉ là con ôộc, dok, vọc. Độc liên hệ với dốc bộ phận sinh dục nữ. Tại sao khỉ độc lại liên hệ với dốc? Ta thấy ngay khỉ gần cận với khẻ, khe. Mà khe là dốc nên dốc gần cận với độc (khỉ). Chúng ta gọi khỉ là đốc vì đốc là dốc, cái lỗ đẻ, có nghĩa là đẻ là mẹ. Loài khỉ được coi là mẹ đẻ ra con người.
Cũng xin giải thích thêm về cái thắc mắc là... của cô nào, bà nào mà chứa đủ "một nghìn ghính ốc"? Ốc giời đất ơi! Sao mà đáo để thế, sao mà chua ngoa thế! Làm gì có ai mà to đến thế? Xin thưa là không, các cụ ta không chua ngoa tí nào cả. Đó là "ba mẫu ruộng" của bà Nữ Oa. Dân Việt Nam nhất là bọn con nhà mất dậy, có học mà không có hạnh thường đem tiên tổ ngọn nguồn cha mẹ người ta ra mà bới móc. Câu ca dao này cũng vậy, bới móc đến tận "ba mẫu ruộng" của "nguyên lý Mẹ Nữ Oa" (danh từ của giáo sư Kim Định).
Đây cũng là bằng chứng "bia miệng" vững chắc cho thấy Nữ Oa là mẹ dân tộc Việt vì còn để lại hình bóng "ba mẫu ruộng" nơi người "cô lô cô lốc, một nghìn ghính ốc" này ở các bà cô chồng đáo để Việt Nam. Ốc cùng loài với sò. Chúng ta ai cũng biết sò chỉ bộ phận sinh dục nữ. Vậy Nữ Oa chính là con Sò. Mẹ Nữ Oa chính là Mẹ Trai Sò.

- Oa với nghĩa cái hang đá, cái lỗ.

Đây cũng là hình ảnh bộ phận sinh dục nữ. Sò liên hệ với sành với đá, Ainu ngữ sei là con sò và cũng là đồ sành. Ta còn thấy dấu tích của sò bộ phận sinh dục nữ liên hệ với sành, đá qua câu ví của giới dân dã Việt Nam ngày nay:

L... sành da đá, đít mảnh cong.

Mẹ Sò Nữ Oa cũng còn mang hình ảnh o tròn của cái lỗ, cái hình vòm của cái hang. Con ốc con sò sống ở trong một cái vỏ sành vỏ đá cứng dưới nước như ở trong một cái động một cái hang đá dưới nước. Vì thế mẹ Sò Nữ Oa đã xây một cung điện lộng lẫy trong một cái hang động dưới nước. Cái cung điện hang động này liên hệ với Động Đình Hồ và cũng dính dáng đến Thần thoại Mường nói tới chim Ây Cái Ứa xây tổ trong Hào đẻ ra trăm cái trứng... Hang Hào chính là Hang Sò. Hào, hàu là nghêu sò. Hang Hào nghĩa là cái hang của Mẹ Sò Nữ Oa. Người Ao (Âu) Naga ở Assam đã từng kết hợp với Lạc Việt thành nước Âu Việt, cho là tổ tối cao của họ là Tổ "Nhà Đá" Lungkijangba: "Lungkijangba (stone house deity) is the great god, highest of all the gods" (William Carlson Smith, The Ao Naga Tribe of Assam tr. 78) (Thần Nhà Đá Lungkijangba là vị thần cả, cao nhất trên hết các vị thần). Không rõ "Lung" trong Naga ngữ nghĩa là gì nhưng vì Âu và Lạc là anh em đã từng kết hợp với nhau nên có thể hiểu nhau chúng tôi cắt nghĩa Lung là Đống hay Động. Lungkijangba là Thần Núi (gò đống) hay thần Động Đá, hang đá. Tác giả Smith viết theo lời thông dịch viên với tiếng Anh ăn đong dịch Lung là nhà đá. Nếu lấy theo nghĩa "nhà đá" thì Lung là động, là hang. Như thế tổ của người Âu (Việt) là Thần Hang Đá. Hang đá là hang sò, hang ốc hang Nữ Oa... Âu và Lạc Việt cùng tổ "Hang đá Nữ Ao" thì không sai đến một li.
Oa với nghĩa là hang, động đã đẻ ra sự kiện nói trong truyền thuyết là Nữ Oa xây một cung điện tráng lệ có thành bao quanh (đúng là cái bao, cái bọc) mà vua chúa Trung Hoa về sau theo đó bắt chước theo để xây thành quách cung vua. Thành vua thường có tường bao bọc, chung quanh có hào nước giống như con bào ngư, con ốc ở dưới nước.

- Oa là cái nồi.

Oa có nghĩa là có hình cái nồi giống cái dạ con phái nữ. Dạ con giống hình cái nồi úp ngược hay chữ "o lớn" omega. Từ nồi cùng vần với nôi. Nôi là chỗ sinh để, nguồn cội ví dụ cái nôi văn hóa.
Nồi mang hình ảnh của dạ con, cái nôi của con người khi còn nằm trong bụng mẹ.

- Oa là con ếch nhái.

Hồi nhỏ sống ở Bắc tác giả còn nhớ dân quê cũng ví ếch hay hang ếch gọi là cái mà ếch với bộ phận sinh dục nữ, thường hay dùng chữ ếch bà...
Điểm đáng nói thêm nữa về cái đuôi của Mẹ Trai Sò Nữ Oa. Trong truyền thuyết Nữ Oa đầu người mình rắn. Cái đuôi này khởi thủy của cái đuôi rắn, đuôi rồng sau này. Nữ Oa là ốc nên đây cũng là đuôi ốc. Tổ tiên ta cũng cho rằng ốc có đuôi. Dân ca Mường có câu hát:

Rắn đi thấy chốc, ốc đi thấy đuôi,
Ruồi bay qua cũng biết được con trống con mái...
Vũ Ngọc Phan, Tục Ngữ, Ca Dao, Dân Ca Việt Nam, tr. 786).

Oa còn là con ếch con nhái. Oa thừa hưởng di truyền tính hình cái trứng của Thần Nồng và cái cọc, "cái đanh thổi lửa" của Viêm Đế. Cái trứng Nông hợp với cái Nọc thành con nông-nọc hay nòng nọc.
Nòng nọc được gọi tên như thế vì trông giống hình cái trứng có đuôi. Nòng nọc đẻ ra ếch nhái ra Nữ Oa.

- Oa là người con gái đẹp.

Tất cả những nghĩa trên đều liên hệ đến phái nữ hiển nhiên oa cũng có nghĩa là người con gái. Nữ Oa con Mẹ Trứng Nước Thần Nông dĩ nhiên da phải trắng nõn nà như trứng gà bóc phải đẹp như tiên không cần phải giải thích gì nhêều nữa. Nữ Oa có đuôi rắn là Xà Nữ, có đuôi cá là Ngư Nữ, đều là những mỹ nhân tuyệt sắc. Nữ Oa là thần Vệ Nữ Venus của Hừng Việt (xem dưới). Nói theo Đông phương Nữ Oa là một nàng tiên. Đẹp như tiên. Tiên chỗ nào cũng đẹp cả. Ngay cả con sò của tiên cũng đẹp như tiên, bằng chứng người miền Nam gọi con trai (mussel) là con l... tiên. Nữ Oa là một nàng tiên nên đẻ ra Vụ tiên mẹ của Kinh Dương vương.
Ta đã thấy Oa là con Sò ăn khớp khít khao với cổ sử, truyền thuyết, ngôn ngữ học... bây giờ xem Nữ có nghĩa là gì.

Nữ là gì?

- Nhìn thấy từ Nữ ai cũng cho là chỉ phái nữ. Có lẽ không phải vậy. Có đúng chăng chỉ là hợp với văn phạm Việt Nam. Nữ là gái, cái, mụ, bà, mẹ... Nữ Oa dịch từ hai chữ cái ốc, cái trai, cái sò, mợ trai, mụ sò, mẹ sò của Việt Ngữ. Đây là cách dịch từng chữ "mot par mot". Chúng tôi rất nghi ngờ, không mấy tin là vậy.
- Điều chúng tôi tin hơn là Nữ có nghĩa khác. Theo N = Ng như nại = ngại (mưa nắng); nỡm = ngợm (đồ), ta có Nu = Ngu. Và theo u = ao như mũ = mão, ta có Ngu = Ngao. Ngao là nghêu, hến. Và từ oa chính âm là qua ao = qua như thế Nữ Oa Tây phương phiên âm là Nu Kua, Nu Qua; điều này cũng đúng với qui luật chuyển hóa qu = 0 như queo = eo; giáo sư Lê Ngọc Trụ, trong Việt Ngữ Chính Tả Tự Vị cũng xếp oa và qua vào cùng một vần. Ta có oa = qua, quả. Như thế Nữ Oa là Ngao Quả, con nghêu hình như cái quả, cái trái.
Chúng tôi thấy có hai loài ngao ốc có tên y chang với Ngao Quả Nữ Oa. Đó là loài Nucula thuộc họ Nuculidea, ôộ Nuculacea thường gọi là ngao hạt, ngao quả, nghêu trái (nut shell). Eureka! Eureka! Eureka! Ngao Quả Nữ Oa chính là Nut shell Nucula! Giống thứ hai là Nuculana là loài nhuyễn thể sống rất lâu, thấy xuất hiện từ thời Silurian (bắt đầu khoảng 430 triệu năm trước) và ngày nay vẫn còn thấy rất nhiều ở các bãi bể (xem hình).
Hình: Địa khai "Nữ Oa" Nuculana lirata, thời đại Devonian (sưu tập bởi nhóm Hamilton, Marilla, N.Y. , in trong Encyclopedia Britanica).
Ngao Quả, Ngao Trái chính là con trai. Con trai vừa có nghĩa là trai (ngao) vừa có nghĩa là trái (quả). Ngao Quả Nữ Oa, Nut shell Nucula chính là con trai tám cẳng hai càng, một mai hai mắt rõ ràng con cua" là Nữ Oa chỉ là từ phiên âm của Ngu Quả, Nghêu Quả, Nucula. Nữ Oa Nu Kua, Nu Qua phải là Nghêu Quả tức Con Trai (Nut shell). Về di truyền học Nghêu Quả, Nghêu Trái, Trai Nữ Oa có Nghêu, Ngao, Ngu Nu là do nhiễm sắc thể X (chromosome X) Nông có nghĩa là nước, túi nước, túi (trứng, dạ con, âm đạo) của Trứng Nứoc Thần Nông truyền qua và Quả là do nhiễm sắc thể Y Viêm (viên, hòn, hột, quả tức dái) của Viêm-đế-quả-mặt-trời truyền qua. Đúng đứt đuôi con nòng nọc... Nữ Oa!
Con trai Nut shell có Nu khiến ta liên tưởng tới Thần Vòm Trời Anu của Lưỡng Hà và Nut làm ta liên tưởng tới thần Vòm Trời Nut của Ai Cập. Và ta đã biết Thần Vòm Trời Anu và Nut có liên hệ với Mẹ Vòm Trời Trứng Nước Thần Nông.
- Nu có thể là ngu, là nghêu, là nghê. Nghê theo giáo sư Kim Định "Nghê: màu đỏ ráng tức màu hồng lúc rạng đông" (Hùng Việt Sử Ca, tr. 85). Vũ khúc nghê thường là điệu nhảy mà vũ nhân mặc xiêm y lông chim màu ánh sáng bình minh rực rỡ. Đây là một điệu "sun dance". Nữ Oa có thể là con sò rạng đông Nghê Oa có vỏ hình mặt trời mọc như con sò huyết (bloody clam) hay sò viên mai (pecten).
Ta biết Nữ Oa có mang yếu tố di truyền DNA của Viêm Đế Mặt Trời nên vỏ phải có hình mặt trời giống hình sò viên mai. Nữ Oa là tổ mẫu mối mai chuyên lo chuyện vợ chồng (Patroness of matchmakers) nên là Bà Mai, Sò Mai (pecten) không phải là không hữu lý. Nữ Oa là mẹ đẻ ra loài người nên là bình minh của nhân loại. Nghê với nghĩa màu ôồng âần cận với ngao, ngầu. Ngầu với nghĩa là đỏ (đỏ nâầu) ăn khớp với Viêm là lửa, là đỏ, nên Nữ Oa cũng có thể là sò đỏ, sò huyết. Điểm nữa dựa vào yếu tố Nữ Oa gần âm với Nucula, tên một loài nghêu sò, có thể Nữ Oa chỉ là tên chỉ một loài nghêu sò duy nhất là Nghê Oa. Nữ không phải là từ chỉ giống phái, ta thấy rõ vì ngược với cách nói và viết của người Trung Hoa tưừ phi là dịch "mot par mot" từ Việt ngữ như đã nói ở trên. Nữ Oa không phải là hai danh từ riêng rẽ, Nữ dùng như tính từ giống hệt từ Thần Nông là Trứng Nước với Thần là Nước không phải là thần thánh. Nữ Oa là Sò Rạng Đông có những điểm song hành với Tâần Vệ Nữ Venus (xem dưới). Vệ Nữ cũng được biểu thị liên hệ với sò rạng đông viên mai (pecten) như thấy Vệ Nữ đúng trên sò rạng đông trong hình bìa số này. Các thi gia La Mã cũng đã viết Venus di chuyển với ánh sáng tỏa ngời như bình minh: "she moves in radiant light" (Edith Hamilton, Muthology, tr. 33). Như thế Nữ Oa có thể là Ngu Oa, Nghê Oa, con Sò Rạng Đông. Chính hình ảnh hừng rạng cuội nguồn cùng tận này (vì Nữ Oa là người sinh ra loài người) mà nhiều tộc Hừng Việt đã dựa vào đó đặt tên nước theo như nước Ngu, Ngô (Việt), U Việt (ng = O, ngù ngờ = ù ờ)... cũng như vua tổ của chúng ta đã lấy tên hiệu là Hùng Vương. Trong số trước khi vén tấm nhiễu điều phủ lấy giá gương lên, chúng tôi có nói là Bàn Cổ là ông tổ bình minh của con người đó là nói theo ý nghĩ của truyền thuyết Trung Hoa, một ôộc coi cha hơn mẹ. Đến đây, ta phải nói Nữ Oa là Mẹ Sò Hừng Rạng mới đúng theo quan niệm của tổ tiên ta thời thái cổ.
Về khảo cổ học người ta đã đào tìm được rất nhiều sò ốc nhất là những loại sò vỏ có tia như ánh sáng hừng đông trong các cổ mộ thời thái cổ. Cho tới ngày nay các học giả tây phương và đông phương thường cho rằng vỏ sò hến chôn theo người chết được dùng như tiền bạc. Sự khám ra chân tuớng của Mẹ Sò Hừng Rạng Nghê oa của chúng tôi cho thấy sò ốc là vật tơờ mẹ Sò Hừng Rạng đẻ ra con người của người thái cổ, nhất là những tộc thờ mặt trời Hồng Bàng. Trong trống đồng đào được ở Vân Nam cũng có chứa vỏ sò ốc. Trong ngôi mả khai quật gần đây của vị vua-thầy-tế (priest-king) của người Moche thờ mặt trời họ hàng với người Inca Nam Mỹ châu cũng thấy rất nhiều vỏ sò có tia rạng đông. Người Âu Naga mặc dầu sống xa biển vẫn coi vỏ sò là "bửu bối", ngày nay còn trang trí vỏ sò trên áo tế và qâần áo mặc thường nhật... Những vỏ sò thờ mẹ Sò Hừng Rạng đuợc coi là bửu bối vì là vật tượng trưng cho mắn sinh, sinh lợi (fertility), sản xuất, tài lợi, tái sinh... Hán Việt bối là sò là chuyển hóa của mối, mai (b=m) và mai là buổi sáng, là hừng đông là sò viên mai. Hán Việt bối viết có hai chân tượng hình con sò viên mai hừng rạng có hai chân ở bản lề. Với chừng đó dữ kiện chúng tôi thấy Nữ Oa mang hình ảnh Nghê Oa, Sò Hừng Rạng.
Tóm lại Nữ Oa có thể là Cái Trai, Cái Sò, Bào Ngư, Sò Huyết, Sò Hừng Rạng. Tuy nhiên chúng tôi cho rằng nguồn gốc cùng tận của Nữ Oa chính là Nghêu Quả, Nghêu Trái, con Trai Nuculua (Nut shell). Nữ Oa là Ngao Quả, Ngao Trái, Ngao Trai, chính là con l... tiên của miền Nam. Từ trai của Việt ngữ là một trong những từ huyền diệu nhất của ngôn ngữ loài người. Trai cho biết sự tạo sinh của vũ trụ, muôn loài. Trứng Nước Thần Nông biến hóa một phần chính thành Trai (sò, âm) và biến hóa lòng đỏ Viêm Đế thành trai với nghĩa trái (dái, đực). Trai cho biết sự tiến hóa của sinh vật từ cái qua trạng thái cái-đực (androgenous)(một vài loài động vật bộ thấp có cả bộ phận đực cái chung, về thực vật như cây cam có cả nhụy đực và nhụy cái chung, "loạn luân" với nhau thành quả) rồi mới tiến hóa thêm tách ra thành cái và đực riêng rẽ...
Nói một cách phổ quát, chúng tôi gọi nôm na như dân dã Việt Nam Nữ Oa là Mẹ Trai hay Mẹ Trai Sò Nữ Oa.


Phần 04

Tại sao Nữ Oa khi chết biến thành chim Tinh Vệ?

Như đã nói Nữ Oa còn mang dòng máu Viêm Đế, một khuôn mặt nam hóa của Thần Nông. Theo đà tiến hóa, vì nhu cầu tạo sinh phải có trống (đực), trứng mới sinh nở được nên tròng-đỏ-trứng-mặt-trời nam hóa thành dương, thành hột, thành trái, thành dái. Tròng biến thành trống (đực). Hột Viêm đế mọc ra cọc, cột, mỏ chim, "con chim". Yếu tố dương "chim" này truyền xuống cho Toại Nhân, Nữ Oa, Phục Hy và Bàn Cổ. Do đó Nữ Oa khi chết biến thành chim Tinh Vệ là chuyện tư nhiên rất hợp lý, đúng theo di truyền học. Truyền thuyết viết chim Tinh Vệ là con gái Viêm Đế quả không sai.
Như thế Thần Nông (tên tục) mang dòng máu Nước tức Rồng và mang dòng máu chim Viêm Đế (tên hiệu). Đây là mấu chốt để chúng ta hiểu rõ cái mớ bòng bong của cổ sử Việt nam và Trung Hoa. SAu đây để dễ hiểu chúng tôi rút ra qui luật Nguyễn Xuân Quang về tên và hiệu của các nhân vật cổ sử Việt Nam như sau: "Khởi thủy tất cả các nhân vật trong cổ sử Việt Nam đều có một tên mẹ đẻ và một tên hiệu. Tên mẹ đẻ biểu thị nguyên tố Âm của mẹ Trứng Nước Thần Nông tức Nước. Tên hiệu là tên đặt sau nên giữ vai trò chủ yếu, biểu thị yếu tố Dương TRòng-đỏ-mặt-trời-Viêm-đế tức Lửa. Tiến hóa với thời gian khi phụ quyền lấn mẫu quyền, yếu tố dương dần dần trở thành chủ yếu "Biểu tượng của Nước của Mẹ là Nông: trứng, bọc nước, cái bọc (dạ con, âm đạo); Nường (âm hộ, bộ phận sinh dụcnữ nói chung) và các loài thủy tộc như ốc, ếch, rắn, trăn nước, sấu dao... rồng. Biểu tượng của Lửa của Cha là trái, quả, hột hạt, trứng (dái) cây, cọc, dùi, mỏ (dương vật) và các loài chim. Ví dụ Nữ Oa mang dòng máu Nước (ốc) có tên thứ nhì là chim Tinh Vệ mang máu chim Viêm Đế. Lộc Tục có tên hiệu là Kinh Dương vương, Lạc Long quân có tên hiệu là Sùng Lãm tất cả đều mang nhiễm thể X và Y của Nông-rồng và Viêm-chim (sẽ khai triển khi viết về các nhân vật này).

HÌNH BÓNG NỮ OA TRONG TẤM GƯƠNG CỔ SỬ LƯỠNG HÀ VÀ CÁC TỘC LIÊN HỆ.

Trong khi khai quật kho tàng cổ sử Việt Nam chúng tôi đã tìm thấy nhiều điểm gần cận hay đi song song giữa cổ sử Việt Nam với cổ sử Lưỡng Hà và những tộc chịu ảnh hưởng văn hóa Lưỡng Hà. Chúng tôi đã trình bầy là vị tổ tối cao tối thượng của chúng ta là Mẹ Trứng Nước Vòm Trời Thần Nông liên hệ với Thần Vòm Trời Anung của tộc Ao (Âu) Naga ở Assam, liên hệ với Thần Nữ Vòm trời Ai Cập Nut (theo t=n, Nut = nung) và quên nói rằng Thần Nông liên hệ với vị thần vòm trời tối cao của cả khối Lưỡng Hà là Anu. (A) nu gần cận với nung, nông...
Chúng tôi có bài viết riêng, so sánh cổ sử Việt Nam và cổ sử Lưỡng Hà, ở đây chỉ xin vắn tắt về những điểm liên hệ tới Nữ Oa với Lưỡng Hà.
Ở trên ta đã thấy Trai Nut shell Nữ Oa có Nut liên hệ với Nữ Thần Vòm Trời Nut của Ai Cập. Chúng tôi cũng đã khám phá ra Nữ Oa liên hệ với vị Thần Nước của Lưỡng Hà. Qua bài viết này chúng ta đã biết Nữ Oa biểu hiện cho nước. Nước là nguyên thể (Primeval Waters) âm chính yếu của chúng ta, đất đứng hàng thứ ba sau Nước. Nữ Oa chính là vị nữ thần Nước của chúng ta. Ta có thể thấy rõ thêm một lần nữa là Nữ Oa viết dính vào nhau thành Nuoa, đọc theo một âm rất gần cận với Nước. Thật vậy nếu thay oa = ốc, ta có Nuoa = Nuoc = Nước! Vị thần Nước của Lưỡng Hà là Ea. Ở trên đã nói Ea liên hệ với Oa. Nữ Thần Ea ruột thịt với Nữ Thần Nữ Oa.
Sau đây là hình bóng của Nữ Oa trong tấm gương thần thoại Tây phương.
- Nữ Oa là con trai con sò. Thần Vệ Nữ Venus cũng liên hệ tới con sò. Trong bức tranh Sự Ra Đời Của Venus (1482 - 1485) họa sĩ Sandrro Botticelli đã vẽ Venus đứng trên con sò khi ra đời.
- Nữ Oa là sò ốc có vỏ sành đá làm từ chất rắn nổi trên mặt nước lềnh bềnh. Thần Nông như đã biết là Trứng Nước, cái bọc nước.
- Nông, nang cũng có nghĩa là cái bọc, cái túi.
- Vệ Nữ còn có tên là Aphrodite. Theo Iliad nàng là con gái của vị thần tối cao vô thượng Zeus và Dione nhưng trong các thi ca về sau lại cho rằng Venus sinh ra từ bọt biển (foam). Tên Aphrodite có Aphros trong Hy Lạp ngữ có nghĩa là bọt biển. Aphrodite là "the foam-risen". Bọt nước là cái bong bóng nước gần cận với bọc nước. Bọt gần cận với bọc.
- Nữ Oa theo ĐÀo Duy Anh, Hán Việt từ điển là người con gái đẹp.
- Theo thần thoại Hy Lạp Venus là Nữ Thần Sắc Đẹp Goddess of Beauty.
- Nữ Oa người lập ra hôn nhân. Venus cũng là hình ảnh của hôn nhân. Các thi sĩ La Mã thường làm thơ về Venus trong các lễ hôn nhân và Venus thường ban cho tân giai nhân sự hứa hẹn mắn sinh và hạnh phúc. Phía trong nắp hòm cưới (cassone) thường có vẽ hình Venus nằm. Hình ảnh Venus trở thành thứ trang trí ưa chuộng trong phòng cưới.
- Nữ Oa là thần sinh đẻ ra con người, thần mắn đẻ. Venus là hình ảnh của mắn sinh. Những hình tượng phái nữ biểu tượng cho mắn sinh đào được từ thời thái cổ, Tây phương đều gọi là Venus.
- Nữ Oa là biểu tượng của Tình Yêu.
- Nguyễn Du trong Kiều:
Ngọn triều non bạc trùng trùng,
Vời trông còn tưởng bóng hồng lúc gieo,
Tình thương bể thắm lạ điều,
Ma hồn Tinh Vệ biết theo chốn nào.

Giáo sư Kim Định giải nghĩa Tinh Vệ là chim (bảo) vệ tinh tức là Thanh Tinh (Rồng xanh) nghĩa là Phục Hy. Chúng tôi đồng ý với giáo sư Kim Định là bà Nữ Oa là Ốc là Ếch Nhái thì sức mấy mà bị chết đuối: "Huyền thoại nói chim Tinh Vệ tha đá "lấp bể Đông 'vì đã chết đuối ở đó. Đó là nói liều, vì Nữ Oa có nghĩa là loài ở dưới nước (nhái, ốc, cá) ta gặp hình bà đầu người mình rắn hoặc cá... làm sao chết đuối được..." (Kim Định, Hùng Việt Sử Ca, tr. 121).
"Khi chết bà hóa ra chim Tinh Vệ tha đá lấp bể đông không phải vì tức giận bị chết đuối mà vì tình thuơng Phụ Hy" (KĐ, HVSC, tr. 95).
Nhưng chúng tôi không tin hoàn toàn như giáo sư là vì Phục Hy mà Nữ Oa tha đá. Nữ Oa, tha đá, nấu đã sửa chữa Trụ Trời Bàn Cổ vì tình yêu với Bàn Cổ. Hán Việt bàn là tảng đá lớn như thạch bàn và theo chúng tôi cổ là cột, trụ. Bàn Cổ là trụ chống trời bằng đá. Nữ Oa tha đá sửa trụ đá chống trời vì yêu thương "cột đá" nhiều hơn yêu Phục Hy. Bàn Cổ cũng là chồng của Nữ Oa (sẽ khai triển trong tương lai).
Theo thần thoại Tây phương thì Venus là Nữ Thần Tình Yêu Goddess of Love.
- Biểu tượng của Nữ Oa là con chim Tinh Vệ một loài chim nước sống ở bờ biển (Đào Duy Anh, Hán Việt từ điển). Biểu tượng của Venus là chim bồ câu, vài khi là chim sẻ và thiên nga.
- Về cây cỏ Nữ Oa là thần hôn nhân, mai mối, tình yêu trai gái nên có biểu tượng là cái Lá Đỏ có hình trái tim tức lá Trầu (trầu là châu, chu là đỏ; sau này lá đa thay nghĩa tục cho lá trầu).
- Trong truyện Trầu Cau hai anh em sinh đôi Lang và Tân (Hán Việt tân lang có tân viết gần cận với binh; binh lang là cau) cùng yêu người con gái của đạo sĩ Huyên tên là Xuân Phù [Hán Việt phù là cây trầu, phù cũng có nghĩa đỏ. Chim hồng còn gọi là chim phù (Bình Nguyên Lộc, Lột Trần Việt Ngữ, tr. 22). Chim phù chính là chim phụng, chim phượng]. Nhưng "người anh được kết duyên cùng nàng"... kết quả người em chết hóa thành đá, người anh Lang (nang là cau) chết thành cây cau và người vợ của Cau chết thành dây trầu có lá hình trái tim quấn quanh cây cau. Ngày nay chúng ta chỉ còn hiểu Trầu Cau thu gọn vào khía cạnh hôn nhân thật ra ý nghĩa trầu cau không phải chỉ là vậy. Chúng tôi sẽ khai triển rõ trong bài viết Ý Nghĩa Miếng Trầu Cau. Lá trầu là vật biểu là cây cỏ của Nữ Oa.
- Về cây cỏ vật biểu của Venus là cây murtle thuộc họ sim. Sim cũng biểu tượng cho tình yêu mà chúng ta thường nghe hát hay nói tới màu tím hoa sim. Sim có quả như trái tim nhỏ giống trầu có lá hình trái tim. Trong họ sim có cây ổi liên hệ với ối là đỏ (Nguyễn Xuân Quang, Nuớc Đầu Ối, YTPT tháng 10-94, tr. 51-52). Trái ối đỏ cũng có thể mang hình ảnh trái tim đỏ. Ối với oyster (đều có oi, oy có nghĩa là ối là đỏ. Oyster là "cái đỏ" (hào, hấu, hấu như dưa hấu đều có nghĩa là đỏ. Với h câm hàu là au, là đỏ: au đỏ). Con sò là "cái đỏ". Rõ ràng ổi là loại myrtle vừa là biểu tượng cho Venus và cũng là biểu tượng cho "sò huyết" Nữ Oa.
- Về tình dục Trai Sò Nữ Oa được tiêu biểu bằng bộ phận sinh dục dân dã thường gọi là con trai (con cò mà mổ con trai), con sò, con huyết. Dân miền Nam đã ca tụng hết mình con sò của Nữ Oa khi gọi là con l... tiên.
- Venus cũng vậy. Bộ phận sinh dục Venus cũng được Tây phương tôn thờ, tán dương. Mu âm hộ được gọi là Gò Vệ Nữ (Mont de Vénus).
- Theo một truyền thuyết Nữ Oa lấy anh là Phục Hy.
- Trong khi đó Venus loạn luân với con trai.
- Nữ Oa là Nghê Oa là Sò Hừng Rạng, bình minh của loài người. Ở trên đã nói Vệ Nữ cũng di chuyển tỏa ra ánh sáng rạng ngời như bình minh.
...
Để kết thúc bài viết, tóm lại Nữ Oa là Nghêu Quả Con Trai, chính là Nut shell Nucula. Hán Việt Nữ Oa chỉ có thể là từ phiên âm của Việt ngữ Nghêu Quả hay của Nucula. Nữ Oa là Mẹ Trai Sò, Mẹ Sò Hừng Rạng, là một mẹ tiên tuyệt sắc đẻ ra loài người trong đó chính yếu là Xích Quỉ Hừng Việt. Thần Vệ Nữ Venus là hình bóng Tây phương của Mẹ Trai Sò Nữ Hừng Việt. Nữ Oa cũng là Nữ Thần Nước của chúng ta. Di tích của Trai Nữ Oa là núi Nam giới ở Hà Tĩnh.
Mẹ Tiên Trai Nữ Oa trao quyền chăm sóc thế gian cho con là bà Vụ Tiên (Tiên đẻ ra Tiên). Bà này sẽ sinh ra vị vua đầu tiên của Hừng Việt là Kinh Dương Vương.