Mất và được

Trong giới tu luyện thường bàn về quan hệ giữa mất và được; nơi người thường cũng hay bàn về quan hệ giữa mất và được. Người luyện công chúng ta đối với ‘mất và được’ như thế nào? Nó khác với người thường; điều người thường muốn được chính là lợi ích cá nhân, sống sao được tốt, được thoải mái. Nhưng người luyện công chúng ta không thế, mà hoàn toàn trái lại: chúng ta không mong truy cầu những gì người thường muốn được, nhưng chỗ mà chúng ta được thì người thường có muốn cũng không thể được, trừ phi họ tu luyện.

Cái ‘mất’ mà chúng ta thường nói đến, cũng không phải là ‘mất’ theo phạm vi rất nhỏ. Khi nói đến ‘mất’, có người nghĩ: Phải chăng là bố thí tiền tài, thấy người gặp khó khăn thì giúp một chút, thấy người ăn xin ngoài đường thì cho một chút. Đó cũng là một thứ ‘xả’, cũng là một thứ ‘mất’; nhưng trong vấn đề này thì đó chỉ là coi nhẹ bạc tiền hoặc vật chất. Vứt bỏ đối với tiền tài ấy, đương nhiên đó cũng là một phương diện, cũng là một phương diện tương đối chủ yếu. Nhưng cái ‘mất’ mà chúng tôi giảng không phải phạm vi nhỏ ấy; chúng ta trong quá trình tu luyện, thì những tâm mà một người tu luyện cần vứt bỏ là rất nhiều: tâm hiển thị, tâm tật đố, tâm tranh đấu, tâm hoan hỷ; rất nhiều các loại tâm chấp trước đều phải vứt bỏ hết. Cái mất mà chúng tôi giảng là cái mất theo nghĩa rộng: trong toàn bộ quá trình tu luyện, cần phải ‘mất’ đi tất cả các chủng chấp trước, các chủng dục vọng của người thường.

Có thể có người nghĩ: ‘Chúng ta tu luyện nơi người thường, gì cũng mất thì phải chăng giống như hoà thượng? Phải chăng giống như ni cô? Đều mất đi cả, thì dường như không thực hiện nổi’. Pháp môn này của chúng tôi, đối với bộ phận tu luyện nơi người thường này, yêu cầu chính là tu luyện tại xã hội người thường, duy trì đến mức độ tối đa sao cho giống với người thường, chứ không để chư vị thật sự mất đi bất kể thứ gì nơi lợi ích vật chất. Chư vị làm quan chức to đến mấy cũng không ngại, chư vị có nhiều tiền tài đến mấy cũng không ngại; then chốt là ở chỗ chư vị có thể vứt bỏ cái tâm kia không.

Pháp môn này của chúng tôi chính là ‘trực chỉ nhân tâm’; ở nơi lợi ích cá nhân, gặp khi mâu thuẫn giữa người với người, thì liệu có thể coi thường coi nhẹ những chuyện ấy được hay không; đây là vấn đề then chốt. Tu luyện trong chùa và tu luyện trong núi sâu rừng già, là khiến chư vị hoàn toàn cắt đứt với xã hội người thường, cưỡng chế chư vị mất đi cái tâm nơi người thường, không để chư vị đắc được những lợi ích vật chất; từ đó chư vị mất chúng. Những người tu luyện nơi người thường không theo cách ấy; yêu cầu chính là trong trạng thái sinh hoạt của người thường kia mà coi nhẹ chúng; nó đương nhiên rất khó, nó cũng là điều then chốt nhất của pháp môn này của chúng ta. Do vậy cái ‘mất’ mà chúng ta giảng là cái mất với nghĩa rộng, chứ không phải cái mất với nghĩa hẹp. Chúng ta hãy giảng về làm điều tốt, bố thí tiền tài; chư vị thấy những người ăn xin ngoài đường hiện nay, có một số họ là ăn xin thành nghề, họ có nhiều tiền hơn cả chư vị. Chúng ta cần để mắt tới những chuyện lớn, chứ không phải để mắt đến những chuyện nhỏ. Tu luyện ấy, nên nhìn đến những việc lớn một cách đường đường chính chính mà tu luyện. Chúng ta trong quá trình mất ấy, thì những gì mà chúng ta thực sự mất chính là những thứ không tốt kia vậy.

Người ta thường cho rằng những điều mình truy cầu đều là tốt; kỳ thực tại cao tầng mà xét, thì đều là để thoả mãn chút đỉnh lợi ích vốn đã đắc được nơi người thường. Trong tôn giáo giảng: Chư vị có tiền nhiều đến mấy, làm quan to đến đâu cũng chỉ là mấy chục năm, khi sinh chẳng đem đến, khi tử chẳng mang theo. Cái công này tại sao quý giá vậy? Chính vì nó tăng trưởng trực tiếp trên thân nguyên thần của chư vị, khi sinh đem đến được, khi tử mang theo được; hơn nữa nó quyết định trực tiếp quả vị của chư vị; do đó tu được không dễ. Nghĩa là, những gì chư vị xả bỏ đều là những thứ không tốt, có như vậy mới có thể khiến chư vị phản bổn quy chân. Vậy những thứ ‘được’ là gì? Chính là đề cao tầng thứ, cuối cùng đắc chính quả, công thành viên mãn, giải quyết được vấn đề căn bản. Tất nhiên chúng ta muốn mất đi các dục vọng người thường, để có thể đạt đến tiêu chuẩn của người tu luyện chân chính; nhưng lập tức làm được thì không hề dễ dàng; cần từ từ mà làm. Chư vị nghe tôi nói từ từ mà làm, chư vị liền nói: ‘Sư phụ bảo rằng từ từ mà làm, vậy từ từ mà làm’. Không thể được! Chư vị phải có yêu cầu thật nghiêm khắc đối với bản thân mình; nhưng chúng tôi cho phép chư vị đề cao một cách từ từ. Hôm nay chư vị lập tức làm được, thì hôm nay chư vị là Phật; do vậy cũng không hiện thực; chư vị sẽ làm được điều này một cách từ từ.

Điều chúng ta mất thực sự là những điều không tốt, chúng là gì? Chính là nghiệp lực; nó tương phụ tương thành với các chủng tâm của con người. Ví như nói rằng những người thường chúng ta có các chủng tâm không tốt, chỉ vì lợi ích cá nhân mà làm những điều bất hảo, vậy sẽ nhận phải loại vật chất màu đen—nghiệp lực. Điều này có quan hệ trực tiếp đến những tâm của bản thân chúng ta; nếu muốn vứt bỏ những thứ không tốt ấy, thì đầu tiên phải thay đổi cái tâm kia của chư vị.
Chuyển hoá nghiệp lực

Giữa vật chất màu trắng và vật chất màu đen có một quá trình chuyển hoá. Sau khi mâu thuẫn phát sinh giữa người với người, thì nó có một quá trình chuyển hoá. Làm điều tốt thì nhận vật chất màu trắng—đức; làm điều xấu thì nhận vật chất màu đen—nghiệp lực. Còn có một quá trình truyền thừa; có vị nói rằng có phải vì quãng đời trước đây đã từng làm điều không tốt? Cũng không nhất định đều như vậy; bởi vì nghiệp lực con người ta tích lại là không phải chỉ trong một đời. Giới tu luyện giảng rằng nguyên thần bất diệt. Nếu nguyên thần bất diệt, thì nó có thể có những hoạt động xã hội tại đời trước, như thế trong hoạt động của đời trước nó có thể đã mắc nợ ai đó, nạt dối ai đó, hoặc phạm những điều không tốt khác, như sát sinh, v.v.; như thế tạo thành chủng nghiệp lực này. Những thứ ấy tích lại cho sau này ở không gian khác; người ta luôn mang chúng theo; vật chất màu trắng cũng lại như thế; nhưng không chỉ có một nguồn ấy. Còn một tình huống: trong gia tộc và từ tổ tiên có thể tích lại cho đời sau. Những người già trong quá khứ giảng câu này: ‘hãy tích đức hãy tích đức; tổ tiên tích đức; người kia thất đức, tổn đức’. Những câu này giảng hết sức đúng. Con người hiện nay đã không còn nghe theo lời ấy nữa; chư vị mà nói với một số thanh niên về mất đức hay thiếu đức, họ sẽ hoàn toàn chẳng để tâm. Thực ra ý nghĩa của những câu này quả là vô cùng sâu sắc; đức ấy không chỉ là tiêu chuẩn tư tưởng và tinh thần của con người cận đại, mà nó thật sự là tồn tại vật chất; trên thân thể chúng ta đều có hai chủng vật chất đức và nghiệp này.

Có người nói: ‘Phải chăng khi vật chất màu đen nhiều quá, thì không thể tu luyện lên tầng thứ cao?’ Có thể nói như thế; người có nhiều vật chất màu đen, nó ảnh hưởng đến ngộ tính. Vì nó hình thành một trường quanh thân thể chư vị, chính là bao bọc chư vị vào trong; tách khỏi đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ; do vậy ngộ tính của loại người này có thể kém hơn. Người ta giảng về tu luyện, về khí công, thì họ coi đó thảy đều là mê tín, hoàn toàn không tin; họ cho rằng thật khôi hài. Thường là như vậy; nhưng không tuyệt đối. Cá nhân ấy phải chăng khó mà tu luyện nổi, không thể tăng công cao lên được? Cũng không phải thế; chúng tôi giảng ‘Đại Pháp vô biên’; toàn dựa vào cái tâm của chư vị mà tu. Sư phụ lĩnh tiến môn, tu hành tại cá nhân; hoàn toàn xét bản thân chư vị tu ra sao. Có thể tu được không hoàn toàn xét chư vị có thể nhẫn chịu không, có thể phó xuất không, có thể chịu khổ không. Nếu dốc lòng quyết tâm, khó khăn nào cũng không ngăn được, thì tôi nói rằng, vậy sẽ không thành vấn đề.

Người có nhiều vật chất màu đen, thường phải phó xuất nhiều hơn người có nhiều vật chất màu trắng. Bởi vì vật chất màu trắng đồng hoá trực tiếp với đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn của vũ trụ, nên chỉ cần tâm tính của họ đề cao lên, có thể đề cao bản thân qua những mâu thuẫn, thì họ sẽ tăng công; nó nhanh gọn như thế. Người nhiều đức ngộ tính cao; cũng có thể chịu khổ, nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; ngay cả chịu đựng nhiều hơn một phần về phương diện thân thể mà chịu đựng ít hơn một phần về tinh thần, họ vẫn có thể tăng công. Người có nhiều vật chất màu đen như thế không được; trước hết phải qua một quá trình thế này: đầu tiên phải chuyển hoá vật chất màu đen thành vật chất màu trắng; chính là quá trình ấy, cũng cực kỳ thống khổ. Do đó người có ngộ tính không tốt thường chịu khổ nhiều; nghiệp lực lớn, ngộ tính kém, họ tu luyện càng không dễ dàng.

Lấy một ví dụ cụ thể, chư vị thử xem họ tu luyện thế nào. Tu luyện trong thiền định yêu cầu ngồi xếp bằng thật lâu; hễ xếp bằng là vừa đau vừa tê dại; hễ thời gian dài ra, thì tâm náo loạn, náo loạn ghê gớm. Nhọc cái gân cốt, khổ cái tâm chí; thân thể chẳng thoái mái, tâm cũng chẳng thoải mái. Một số người ngồi xếp bằng lại sợ đau, liền tháo ra, chẳng muốn kiên trì. Một số người vừa xếp bằng lâu thêm một chút, là không chịu được. Liền tháo chân ra; luyện cũng như không. Xếp bằng hễ đau một cái, liền vội hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; chúng tôi thấy không có tác dụng. Bởi vì khi chân họ đau, chúng tôi thấy vật chất màu đen đang tấn công xuống chân họ. Vật chất màu đen chính là nghiệp lực; chịu khổ có thể tiêu nghiệp, từ đó chuyển hoá thành đức. Khi bắt đầu đau chính là nghiệp lực bắt đầu bị tiêu; nghiệp lực càng chuyển áp lực xuống nhiều, thì chân họ lại càng đau ghê gớm; do vậy cái đau ở chân họ không phải là vô duyên vô cớ. Thông thường người ngồi đả toạ chân chịu đau một trận, một trận đau đến, vô cùng khó chịu; rồi lại ngưng; sau một lúc lại bắt đầu đau nhức trở lại; thông thường như vậy.

Bởi vì nghiệp tiêu theo từng khối từng khối; sau khi một khối bị tiêu thì thấy chân đỡ hơn; một lúc lại một khối nữa đến, thì lại bắt đầu đau. Vật chất màu đen này sau khi tiêu đi, thì không tản mất; vật chất này cũng bất diệt; sau khi tiêu rồi thì nó trực tiếp chuyển hoá thành vật chất màu trắng; vật chất màu trắng ấy chính là đức. Tại sao nó có thể chuyển hoá như vậy? Bởi vì họ đã chịu khổ rồi, tự bản thân họ đã phó xuất rồi, họ chịu nhận thống khổ rồi. Chúng tôi giảng, khi bản thân chịu nhận thống khổ, chịu khổ, làm điều tốt thì đức đến; do đó khi thiền đả toạ sẽ xuất hiện vấn đề này. Có người chân vừa đau một tý là dựng ngay dậy, hoạt động hoạt động rồi lại xếp bằng tiếp; hoàn toàn không có tác dụng. Có người tập trạm trang, các bắp tay mỏi, chịu không được, liền hạ xuống; hoàn toàn không có tác dụng. Một chút khổ ấy có đáng kể gì? Tôi nói rằng người luyện công giơ tay như thế mà có thể tu thành thì đúng là dễ quá rồi. Đây là tình huống xuất hiện khi người ta tu luyện trong thiền định.

Pháp môn chúng ta chủ yếu vẫn không theo cách ấy, mặc dù một phần cũng có tác dụng về phương diện này. Chúng ta phần nhiều là trong khi ma sát tâm tính giữa người với người mà chuyển hoá nghiệp lực; thông thường là thể hiện trong đó. Con người khi trong mâu thuẫn, trong loại cọ sát giữa người với người như vậy thì thậm chí vượt quá cả thống khổ loại kia. Tôi nói rằng thống khổ trên thân thể là dễ chịu đựng nhất, cắn răng là vượt qua được. Trong lúc lục đục đấu đá giữa người với người, thì cái tâm kia mới thật là khó giữ vững nhất.

Ví dụ, như có người kia, vừa đến cơ quan liền nghe thấy hai người khác nói lời xấu về mình, nói rất khó nghe, liền cảm thấy rất bực mình. Tuy nhiên chúng ta đã giảng rồi, là một người luyện công, thì cần làm được ‘đả bất hoàn thủ, mạ bất hoàn khẩu’, dùng tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân. Người ấy liền nghĩ: ‘Sư phụ đã dặn rồi, người luyện công chúng mình chẳng giống như người ta, cần có phong thái cao thượng’. Người ấy bèn không tranh cãi với hai vị kia. Tuy nhiên thường khi mâu thuẫn đến, nếu chẳng làm kích động đến tâm linh người ta, thì không đáng kể, không tác dụng, không đề cao được. Do đó trong tâm chẳng dứt được, tâm bứt rứt; có thể tâm người vẫn đeo đuổi, vẫn muốn quay đầu lại coi mặt hai vị kia đang nói lời xấu về mình. Quay đầu lại ngó một cái, thấy nét mặt hai vị kia thể hiện thật quá ác, đang nói đúng lúc bốc lửa nhất; người này lập tức chẳng chịu được nữa, hoả khí liền bốc lên, có thể lập tức gây sự với người ta. Khi phát sinh mâu thuẫn giữa người với người, cái tâm ấy rất khó giữ vững. Tôi nói rằng nếu đều trong ngồi đả toạ mà qua, thế thì dễ quá rồi; tuy nhiên không phải đều như vậy.

Do vậy sau này khi luyện công, chư vị sẽ gặp các dạng các loại ma nạn. Không có những ma nạn ấy hỏi chư vị tu ra sao? Mọi người ai với ai cũng tốt, không có xung đột về lợi ích, không có can nhiễu nhân tâm, chư vị ngồi nơi kia thì tâm tính đề lên cao là sao? Như thế không thể được. Con người phải qua thực tiễn mà thật sự ‘ma luyện’ bản thân mới có thể đề cao lên. Có người nói: ‘Chúng ta luyện công vậy sao vẫn cứ gặp những chuyện phiền phức thế này? Chẳng khác mấy so với những phiền phức nơi người thường.’ Bởi vì chư vị tu luyện ngay tại nơi người thường, họ không thể đột nhiên đưa chư vị quay đầu xuống đất, phiêu đãng lơ lửng trên kia, để chư vị chịu khổ trên trời được; sẽ không như vậy đâu. Sẽ đều là trạng thái nơi người thường: hôm nay có ai đó sinh chuyện với chư vị, ai đó làm chư vị bực mình, ai đó xử tệ với chư vị, đột nhiên thốt lời hỗn láo với chư vị; chính là để xem chư vị đối đãi vấn đề này như thế nào.

Tại sao gặp những vấn đề này? Đều là vì nghiệp lực mà bản thân chư vị mắc nợ tạo thành; chúng tôi đã giúp chư vị tiêu bỏ vô số vô số phần rồi. Chỉ còn lại một chút đó được phân chia đặt giữa các tầng thứ, để đề cao tâm tính của chư vị, đặt một số ma nạn để ‘ma luyện’ nhân tâm và vứt bỏ các chủng tâm chấp trước. Đây đều là nạn của bản thân chư vị; chúng tôi đã lợi dụng chúng để đề cao tâm tính của chư vị; đều có thể để chư vị vượt qua được. Chỉ cần chư vị đề cao tâm tính, thì có thể vượt qua; chỉ e bản thân chư vị không muốn vượt qua; muốn vượt qua thì vượt qua được. Do đó sau này khi gặp mâu thuẫn, chư vị không được coi chúng là ngẫu nhiên. Bởi vì khi xảy ra mâu thuẫn, sẽ là đột nhiên xuất hiện; tuy vậy chúng không hề tồn tại ngẫu nhiên; đó là để đề cao tâm tính chư vị. Chỉ cần chư vị coi mình là người luyện công, thì chư vị có thể xử lý chúng được tốt.

Tất nhiên, trước lúc nạn và mâu thuẫn đến sẽ không có báo cho chư vị; nếu bảo hết cho chư vị, thì chư vị còn tu gì nữa? Chúng sẽ không có tác dụng. Thông thường chúng đột nhiên xuất hiện, thế mới có thể khảo nghiệm tâm tính con người, mới có thể làm cho tâm tính con người thật sự đề cao lên, coi xem có thể giữ vững tâm tính hay không, vậy mới có thể xem rõ ra được; do đó những mâu thuẫn xảy đến không hề tồn tại ngẫu nhiên. Trong toàn bộ quá trình tu luyện, khi nghiệp lực chuyển hoá sẽ xuất hiện vấn đề này; chúng khó hơn rất nhiều so với ‘nhọc cái gân cốt’ như người bình thường chúng ta tưởng tượng. Chư vị luyện luyện công, luyện nhiều hơn một chút, tay giơ lên phát mỏi, hoặc chân đứng phát run, vậy hỏi có tăng công; chư vị luyện thêm vài giờ hỏi có thể tăng công? Nó chỉ có tác dụng chuyển hoá bản thể thôi, nhưng vẫn cần năng lượng để gia trì; nó không có tác dụng đề cao tầng thứ. ‘Khổ cái tâm chí’ mới là then chốt đề cao tầng thứ chân chính. Nếu nói ‘nhọc cái gân cốt’ là có thể đề cao lên được, thì tôi nói rằng nông dân Trung Quốc khổ nhất, phải chăng họ đều nên được làm đại khí công sư? Chư vị nhọc cái gân cốt đến mấy cũng không thể như họ, vốn hàng ngày làm việc ngoài đồng dưới nắng gắt, vừa khổ vừa mệt; không phải việc đơn giản như thế. Vậy như chúng tôi đã giảng, muốn thật sự đề cao, thì phải thật sự đưa cái tâm này lên cao, thế mới có thể đề cao một cách chân chính.

Khi nghiệp lực đang trong quá trình chuyển hoá, để bản thân có thể giữ cho vững, chứ không biểu hiện như người thường vốn hay làm sự tình tệ hơn, thì những lúc bình thường chúng ta phải bảo trì tâm từ bi, tâm thái hiền hoà. Khi đột nhiên gặp một vấn đề nào đấy, thì chư vị có thể xử lý nó được tốt. Thông thường tâm chư vị luôn luôn hiền lành từ bi như thế, thì khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, cân nhắc thêm. Còn nếu trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh đấu với người khác, đấu tới đấu lui, thì tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy. Do đó khi chư vị gặp bất kể mâu thuẫn nào, thì tôi nói rằng chính là để vật chất màu đen của bản thân chư vị chuyển hoá thành vật chất màu trắng, chuyển hoá thành đức.

Nhân loại chúng ta phát triển cho đến mức độ như ngày nay, hầu như ai ai cũng đến2 trong nghiệp cuộn lấy nghiệp; trên thân người đều có nghiệp lực rất lớn. Do đó trong vấn đề chuyển hoá nghiệp lực thường hay xuất hiện tình huống này: chư vị vừa đồng thời tăng công, vừa đồng thời đề cao tâm tính, nghiệp lực của chư vị cũng đồng thời tiêu, đồng thời chuyển hoá. Khi gặp mâu thuẫn, thì có thể biểu hiện là trong khi ‘ma luyện’ tâm tính giữa người với người, nếu chư vị có thể Nhẫn vững vàng, thì nghiệp lực của chư vị cũng tiêu, tâm tính của chư vị cũng đề cao, công của chư vị cũng tăng trưởng lên; chúng dung hợp với nhau như thế. Con người trong quá khứ có đức lớn, tâm tính của họ ban đầu là cao; họ chỉ cần chịu một chút khổ là có thể tăng công. Con người hiện tại không như thế, hễ chịu khổ một cái là không muốn tu nữa; hơn nữa họ càng ngày càng không ngộ, cũng càng khó tu hơn.

Trong tu luyện, khi đối đãi cụ thể với từng mâu thuẫn, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này không quản việc của đời kia; vậy đâu có được. Còn có một vấn đề nữa, trong lúc mâu thuẫn, thì có động chạm đến vấn đề chuyển hoá nghiệp lực; do đó chúng ta khi đối đãi cụ thể từng trường hợp, cần phải có phong thái cao, không được như người thường. Tại đơn vị công tác, tại các hoàn cảnh công tác khác cũng lại như thế; kinh doanh cá thể cũng thế, cũng có giao tiếp người với người; không thể không có tiếp xúc với xã hội; tối thiểu cũng có quan hệ hàng xóm.

Trong các giao tiếp xã hội, sẽ gặp các dạng các loại mâu thuẫn. Bộ phận tu luyện tại người thường chúng ta, bất kể chư vị có bao nhiêu tiền, làm quan chức to đến mấy, chư vị làm kinh doanh cá thể, mở công ty, làm doanh nghiệp gì đi nữa, thì cũng không hề gì; hãy giao dịch công bằng, giữ tâm cho chính. Các ngành nghề trong xã hội nhân loại đều nên tồn tại; ấy là do nhân tâm không chính, chứ không phải do làm nghề gì. Có câu thuyết trong quá khứ, kiểu như: “mười người buôn chín kẻ gian”; ấy là người thường nói; tôi nói rằng đây là vấn đề ‘nhân tâm’. Nếu nhân tâm đều giữ ngay chính, giao dịch công bằng, thì chư vị phó xuất nhiều đến đâu sẽ nên kiếm được tiền nhiều đến đó; ấy là vì ở nơi người thường chư vị phó xuất rồi mới được, ‘bất thất bất đắc’, là cái được nhờ lao động. Tại các giai tầng đều có thể làm người tốt; giai tầng khác nhau có tồn tại mâu thuẫn khác nhau. Giai tầng cao có hình thức mâu thuẫn của giai tầng cao, đều có thể đối đãi thích hợp với các mâu thuẫn; ở giai tầng nào làm người tốt ra sao, đều có thể coi nhẹ các chủng dục vọng, các tâm chấp trước. Tại các giai tầng khác nhau đều có thể thể hiện là người tốt; đều có thể tu luyện ngay ở giai tầng của mình.

Nước ta hiện nay bất kể là trong doanh nghiệp nhà nước hoặc doanh nghiệp khác, mâu thuẫn giữa người với người là cực kỳ đặc biệt. Tại nước khác, trong lịch sử xưa nay không có hiện tượng này; do đó mâu thuẫn về lợi ích thể hiện ra hết sức gay gắt; lục đục đấu đá, tranh đấu chỉ vì chút lợi nhỏ; những tư tưởng xuất ra, những chiêu thuật sử dụng đều rất xấu; làm người tốt thật khó. Ví như cá nhân kia đi làm đến đơn vị công tác, cảm giác bầu không khí tại đơn vị rất không bình thường. Sau đó có người bảo rằng: một người kia đã tung tin bêu riếu chư vị, tố cáo chư vị với lãnh đạo, làm chư vị rất mất mặt. Những người khác đều nhìn chư vị với cặp mắt kỳ dị. Người bình thường đâu chịu nhịn việc này? Làm sao nén nổi tức giận đây? “Hắn chơi tôi, thì tôi chơi hắn. Hắn có người, tôi cũng có người; xử lý nhau thôi.” Ở nơi người thường, nếu làm thế, thì người thường sẽ nói chư vị là ‘kẻ mạnh’. Tuy nhiên là một người luyện công, thì như thế là quá dở. Chư vị cũng tranh cũng đấu giống như người thường, thì chư vị chính là người thường; nếu chư vị còn hơn cả họ, thì chư vị lại còn chẳng bằng người thường như họ.

Chúng ta đối đãi với vấn đề này thế nào? Khi gặp mâu thuẫn kiểu này, chúng ta đầu tiên nên phải bình tĩnh, không nên đối xử giống như họ. Tất nhiên chúng ta có thể giải thích một cách có thiện ý; đưa sự việc nói rõ ra thì không hề gì; tuy nhiên chư vị chấp trước quá thì không được. Khi chúng ta gặp phải những chuyện phiền phức như thế, thì không được giống như người ta mà tranh mà đấu. Họ làm sao, chư vị cũng làm vậy, thì chư vị chẳng chính là người thường? Chư vị không những không giống họ mà tranh mà đấu, mà trong tâm chư vị còn không được hận họ, thật sự không thể hận họ. Một khi chư vị hận họ, thì chẳng phải chư vị tức giận là gì? Chư vị chưa thực hiện được ‘Nhẫn’. Chúng tôi giảng Chân-Thiện-Nhẫn; ‘Thiện’ của chư vị cũng chẳng còn có nữa. Do đó chư vị không thể theo giống như họ, chư vị thật sự không thể giận họ, ngay cả khi họ làm chư vị rất mất mặt, không cất đầu lên nổi. Chư vị không những không thể giận họ, mà trong tâm chư vị còn nên cảm ơn họ, thật sự cảm ơn họ. Tại người thường có thể nghĩ: ‘Thế không phải là A-Q rồi ư?’ Chúng tôi nói với chư vị, rằng không phải vậy.

Mọi người thử nghĩ xem, chư vị là người luyện công, cần dùng tiêu chuẩn cao để yêu cầu chư vị phải không? Không thể dùng cái Lý của người thường mà yêu cầu chư vị. Chư vị là người tu luyện, điều chư vị đắc được chẳng phải là những thứ ở tầng thứ cao là gì? Vậy phải dùng Lý của tầng thứ cao để yêu cầu chư vị. Nếu chư vị hành xử giống họ, thì chẳng phải chư vị cũng như họ? Vậy, cớ gì còn phải cảm ơn họ? Chư vị thử nghĩ xem, chư vị được những gì? Trong vũ trụ đây có một Lý này, gọi là ‘bất thất giả bất đắc, đắc tựu đắc thất’. Nơi người thường họ đã làm chư vị rất mất mặt; vậy họ tính là bên được, họ đã chiếm tiện nghi. Họ càng làm chư vị mất mặt, khuấy đảo càng ghê gớm, thì bản thân chư vị chịu đựng càng lớn, và đức mà họ tổn thất càng nhiều; chỗ đức ấy đều cấp cho chư vị. Đồng thời khi bản thân chư vị chịu đựng, chư vị có thể buông bỏ tâm thật nhẹ nhàng, chẳng để nó trong tâm.

Trong vũ trụ đây còn có một Lý này: chư vị đã chịu đựng thống khổ rất lớn, vậy nên nghiệp lực tự thân của chư vị cũng phải được chuyển hoá. Bởi vì chư vị đã phó xuất; chịu đựng lớn đến đâu, chuyển hoá lớn đến đó; đều biến thành đức. Người luyện công chẳng phải cần đức ấy sao? Chẳng phải chư vị lưỡng đắc3; nghiệp lực cũng được tiêu trừ. Nếu họ không tạo hoàn cảnh như thế cho chư vị, thì chư vị đến đâu để đề cao tâm tính? Mọi người ai với ai cũng tốt, tất cả hài hoà ngồi đây rồi sẽ tăng công; ở đâu có chuyện ấy? Chính là vì họ tạo cho chư vị mâu thuẫn như vậy, tạo ra cơ hội đề cao tâm tính như vậy, nên chư vị mới từ trong đó mà có thể đề cao tâm tính của mình; tâm tính chư vị chẳng phải đã đề cao lên là gì? Tam đắc. Chư vị là người luyện công, tâm tính chư vị nâng lên thì công của chư vị chẳng phải cũng nâng lên? Nhất cử tứ đắc. Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, xác thực là như vậy.

Tất nhiên, tâm mà họ xuất ra là không tốt, nếu không đã không cấp đức cho chư vị, nhưng quả thực họ đã tạo ra một cơ hội cho chư vị đề cao tâm tính của mình. Vậy cũng nói, chúng ta nhất định phải coi trọng tu luyện tâm tính; khi tu luyện tâm tính cũng đồng thời tiêu trừ nghiệp lực, chuyển hoá thành đức, chư vị mới có thể đề cao tầng thứ; chúng tương phụ tương thành cho nhau. Lên đến tầng thứ cao mà xét, thì cái Lý này đã phát sinh biến hoá rồi. Người thường họ không hiểu rõ những việc này; khi chư vị lên tầng thứ cao mà xét cái Lý này, thì toàn thể đều biến hoá cả. Ở nơi người thường chư vị cho rằng cái Lý này là đúng, nhưng nó không thật sự đúng. Lên tầng thứ cao mà xét thì mới thật sự đúng; thông thường là như vậy.

Lý này tôi đã giảng thấu cho chư vị rồi; hy vọng rằng trong tu luyện sau này, mọi người có thể tự coi mình là người luyện công, tu luyện một cách chân chính, vì Lý này đã đặt ở đây rồi. Có thể một số người, vì họ ở nơi người thường, nên họ cho rằng lợi ích vật chất rõ ràng thực tại bày ở nơi kia của người thường mới là lợi ích thiết thực. Trong dòng chảy lớn người thường, họ không thể lấy tiêu chuẩn cao mà yêu cầu bản thân. Kỳ thực, về việc làm người tốt nơi người thường thì đã có những nhân vật anh hùng mô phạm làm khuôn mẫu; đó là khuôn mẫu nơi người thường. Nếu chư vị muốn làm người tu luyện, thì toàn dựa vào cái tâm của mình mà tu, toàn dựa vào bản thân mà ngộ, không hề có khuôn mẫu. May thay hôm nay chúng tôi đã giảng rộng Đại Pháp; trong quá khứ nếu chư vị muốn tu, nhưng không ai giảng dạy. Như thế này chư vị chiểu theo Đại Pháp mà làm thì có thể làm tốt hơn; có thể tu hay không, có thể hành hay không, đột phá đến tầng thứ nào, toàn là xét bản thân chư vị.

Tất nhiên, hình thức chuyển hoá nghiệp lực cũng không hoàn toàn giống như tôi vừa giảng; cũng sẽ biểu hiện ra tại các phương diện khác. Ngoài xã hội, ở gia đình đều xuất hiện. Đi ngoài đường, hoặc trong các hoàn cảnh xã hội khác, đều cũng có thể gặp chuyện phiền phức. Những tâm nào vẫn chưa buông bỏ nơi người thường, đều cần làm cho chư vị buông bỏ chúng. Tất cả các tâm chấp trước, miễn là chư vị có, thì cần phải vứt bỏ trong những hoàn cảnh các loại. Sẽ làm cho chư vị trượt ngã, từ đó mà ngộ Đạo; chính là tu luyện như thế.

Còn có một tình huống khá điển hình: có rất nhiều người chúng ta trong quá trình tu luyện, thông thường khi chư vị luyện công, thì vợ hoặc chồng chư vị đặc biệt không ưng ý; một khi chư vị luyện công, liền gây sự đánh lộn với chư vị. Chư vị làm việc khác, thì họ không quan tâm. Chẳng hạn chư vị đam mê chơi mạt chược mất bao nhiêu thời gian, thì họ cũng khó chịu, nhưng không như việc luyện công. Chư vị luyện công đâu có can hệ gì đến họ; rèn luyện thân thể, không ảnh hưởng đến họ, tốt quá đi. Nhưng hễ chư vị luyện công, họ liền quăng đồ gây sự với chư vị. Có người chỉ vì luyện công, hai vợ chồng xích mích đến mức ly hôn. Rất nhiều người đã không nghĩ thử xem tại sao lại xuất hiện tình huống này? Sau này chư vị hỏi họ: ‘Cớ sao tôi luyện công thì mình lại khó chịu nóng nảy đến thế?’ Họ không nói được gì, thật sự không nói được gì: ‘Thế à, tôi không nên nóng thế, nhưng lúc ấy phát hoả ghê quá’. Thực ra là chuyện vì sao? Khi luyện công thì đồng thời nghiệp lực cần chuyển hoá, bất thất giả bất đắc, điều mất cũng là điều xấu; chư vị cần phải phó xuất.

Có thể vừa vào đến cửa nhà, vợ hoặc chồng chư vị liền cho chư vị một trận vào đầu; chư vị nếu chịu nhịn qua được, thì công chư vị luyện hôm nay sẽ không uổng phí. Có người hiểu rằng luyện công cần trọng đức, nên bình thường đối xử rất tốt với vợ hoặc chồng của mình. Nhưng vừa nghĩ: ‘Bình thường tôi nói ‘một’ thì nó không nói ‘hai’; hôm nay nó lại cưỡi lên đầu lên cổ tôi.’ Không nhịn nổi, liền gây sự lại với họ; như thế hôm nay luyện cũng như không. Là vì nghiệp lực vẫn còn ở kia, họ giúp chư vị tiêu đi nhưng chư vị đã không chịu mà còn gây sự với người ta; nên không tiêu được. Những việc này rất nhiều, có rất nhiều người chúng ta từng gặp tình huống này, nhưng đã không thử nghĩ là vì sao. Chư vị làm việc khác thì họ không quan tâm đến chư vị; nguyên luyện công là việc tốt, vậy mà họ cứ không để chư vị yên. Thực ra họ giúp chư vị tiêu nghiệp, nhưng tự họ không biết. Họ không hề gây sự với chư vị ở bề mặt, còn trong tâm lại rất tốt với chư vị; không phải như thế, mà cơn nóng giận thật sự xuất ra từ nội tâm. Bởi vì nghiệp lực rơi vào ai thì người đó thấy khó chịu; đảm bảo là như vậy.


Đề cao tâm tính

Nhiều người trước đây vì giữ tâm tính không vững, nên vấn đề xuất hiện rất nhiều; luyện đến một tầng thứ nhất định rồi thì lên không nổi nữa. Có người nguyên ban đầu tâm tính đã tương đối cao; khi luyện công liền lập tức khai mở thiên mục, đạt đến một cảnh giới nào đó. Bởi vì căn cơ cá nhân này khá tốt, tâm tính rất cao, nên công của họ tăng lên rất nhanh. Khi đạt đến vị trí sở tại nơi tâm tính của họ, công của họ cũng tăng trưởng đến đó, họ cần đề cao công của mình hơn nữa, thế thì các mâu thuẫn kia cũng trở nên nổi cộm, chính là đòi hỏi họ tiếp tục đề cao tâm tính của mình. Đặc biệt là người ban đầu đã có căn cơ tốt, họ bèn cho rằng công của mình tăng lên khá lắm, luyện cũng tốt lắm, nhưng tại sao đột nhiên xảy đến nhiều phiền phức đến thế? Vì sao cái gì cũng không tốt: người ta đối với họ cũng không tốt nữa, lãnh đạo cũng không coi trọng họ nữa, hoàn cảnh tại gia đình cũng trở nên rất căng thẳng. Tại sao đột nhiên xuất hiện mâu thuẫn nhiều thế? Tự họ vẫn không ngộ ra được. Vì căn cơ của họ tốt, nên đạt đến một tầng thứ nhất định, và xuất hiện trạng thái như thế. Tuy vậy đó đã là tiêu chuẩn viên mãn tối hậu của người tu luyện chưa? Hãy còn quá xa mới tu lên đó được! Chư vị cần tiếp tục đề cao bản thân. Kia là vì một chút căn cơ bản thân mình mang theo khởi tác dụng, nên chư vị mới có thể đạt đến trạng thái ấy; đề cao hơn nữa, thì tiêu chuẩn kia cũng cần đề cao lên.

Có người nói: ‘Tôi kiếm thêm chút tiền, thu xếp gia đình ổn thoả, thì tôi không lo lắng gì nữa, rồi tôi sẽ lại tu Đạo’. Tôi nói rằng chư vị đang vọng tưởng; chư vị không thể can thiệp cuộc đời người khác được, không thể thao túng vận mệnh người khác được, kể cả vận mệnh của vợ con, cha mẹ, anh em; chư vị có quyết định được những việc ấy không? Hơn nữa, chư vị không có ưu lo bám theo, chư vị không có phiền phức chi nữa, thì chư vị còn tu luyện gì? Luyện công một cách quá ư thoải mái chăng? Đâu có chuyện ấy? Đó là chư vị đứng tại góc độ người thường mà mong tưởng vậy thôi.

Tu luyện chính là phải tu luyện trong ma nạn, nhìn xem đối với thất tình lục dục chư vị có thể cắt bỏ hay không, có thể coi nhẹ hay không. Chư vị cứ chấp trước vào những thứ ấy, thì chư vị không tu xuất lai được. Bất kể sự việc gì cũng có quan hệ nhân duyên; vì sao người ta có thể làm người? Chính vì trong người có ‘tình’; người ta chính vì cái ‘tình’ này mà sống; tình cảm thân quyến, tình cảm nam nữ, tình cảm với cha mẹ, cảm tình, tình bè bạn, thực thi công việc cũng có tình, đâu đâu cũng không tách khỏi cái ‘tình’ ấy; muốn làm hay không, cao hứng hay không, yêu và hận, hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện nổi. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động chư vị được, tâm người thường không lay động chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn. Tất nhiên đoạn dứt điều ấy ngay lập tức không dễ dàng gì; tu luyện là quá trình lâu dài, là quá trình từ từ vứt bỏ các tâm chấp trước của bản thân; nhưng chư vị cần phải tự mình đặt yêu cầu nghiêm khắc cho mình.

Chúng ta làm người luyện công, mâu thuẫn sẽ đột nhiên nảy sinh. Xử lý thế nào? Bình thường chư vị luôn luôn bảo trì trái tim từ bi, tâm thái hiền hoà; khi gặp vấn đề thì sẽ xử lý được tốt, bởi vì nó có một khoảng hoà hoãn. Chư vị luôn từ bi, lấy Thiện đãi người, làm việc gì đều luôn luôn cân nhắc đến người khác, mỗi khi gặp vấn đề thì trước hết nghĩ rằng: ‘Việc này đối với người khác có thể chịu nhận không, đối với người khác có phương hại gì không’; như vậy sẽ không xuất hiện vấn đề gì. Do đó chư vị luyện công cần theo tiêu chuẩn cao, tiêu chuẩn cao hơn nữa mà yêu cầu bản thân.

Thường thường một số người không ngộ ra được. Có người khai mở thiên mục rồi, nhìn thấy Phật, liền về nhà bái Phật, trong tâm nhẩm niệm: ‘Ngài vì sao không quan tâm đến con? Xin giúp con giải quyết vấn đề này đi!’ Tất nhiên Phật không quản; nạn kia chính là do Ông xếp đặt; mục đích là đề cao tâm tính chư vị, trong mâu thuẫn chư vị dễ đề cao lên. Ông có thể giải quyết cho chư vị không? Hoàn toàn không giải quyết cho chư vị; giải quyết rồi thì chư vị tăng công ra sao, đề cao tâm tính và tầng thứ như thế nào? Để chư vị tăng công mới là then chốt. Từ Đại Giác Giả mà nhìn, làm người không phải là mục đích, sinh mệnh con người không phải vì để làm người, mà chính là để quay trở về. Con người chịu khổ bao nhiêu; họ nhìn nhận rằng chịu khổ càng nhiều càng tốt, trả nợ nhanh hơn; họ chính là nghĩ như thế. Có người không ngộ, cầu Phật không được, liền bắt đầu oán Phật: ‘Tại sao Ngài không giúp con? Hàng ngày con đốt hương khấu đầu lạy Ngài cơ mà.’ Có người vì điều này mà quăng cả tượng Phật, từ đó lăng mạ Phật. Vì họ lăng mạ, tâm tính của họ cũng rớt xuống, công cũng mất. Họ hiểu rằng chẳng còn chi nữa, nên càng hận Phật; họ tưởng Phật làm hại họ. Họ dùng cái Lý của người thường mà đo tâm tính của Phật; làm sao có thể đo được? Họ dùng tiêu chuẩn người thường mà xét sự việc trên tầng thứ cao; làm sao có thể thế được? Do đó thường hay xuất hiện vấn đề như vậy, coi những khổ trong cuộc đời là bất công đối với mình; có nhiều người suy sụp mà rớt xuống.

Mấy năm trước có rất nhiều đại khí công sư, danh tiếng hiển hách cũng suy sụp rớt xuống. Tất nhiên, các khí công sư chân chính đều đã trở về, hoàn thành xong sứ mệnh lịch sử của mình liền quay trở về. Vậy còn lại là những ai lầm lạc nơi người thường; những người tâm tính đã rớt xuống ấy vẫn còn đang hoạt động; họ đã không còn công nữa. Một số khí công sư trước đây nổi danh vẫn đang hoạt động tại xã hội; sư phụ của họ thấy rằng họ đã rớt ở chốn người thường, rớt nơi danh lợi và không thể tự kéo lên được nữa, đã hỏng rồi; người ta bèn mang phó nguyên thần của họ đi, mà công đều ở trên thân của phó nguyên thần. Những ví dụ điển hình loại này có khá nhiều.

Trong pháp môn chúng ta, ví dụ loại này rất ít, nếu có thì cũng không nổi cộm như thế. Về phương diện đề cao tâm tính, thì những ví dụ nổi trội có rất nhiều. Có một học viên ở nhà máy dệt kim tại một thành phố của tỉnh Sơn Đông, sau khi học Pháp Luân Đại Pháp đã dạy các công nhân khác luyện; kết quả làm cho diện mạo tinh thần của nhà máy hưng khởi hẳn lên. Trước đây các đầu khăn lông của nhà máy dệt kim thường bị cất đi mang về nhà, các công nhân đều lấy cả. Sau khi học công rồi thì anh này không những không lấy nữa, mà còn mang những thứ đã lấy về nhà đưa trả lại. Người khác thấy anh làm thế, thì không ai lấy nữa; có công nhân còn mang hết những gì đã lấy trả lại nhà máy; trong toàn nhà máy xuất hiện tình huống như vậy.

Trạm trưởng một trạm phụ đạo ở một thành phố nọ đã tới nhà máy để xem các học viên luyện Pháp Luân Đại Pháp ở đó luyện thế nào; giám đốc nhà máy ấy đã đích thân gặp mặt nói: ‘Những công nhân sau khi học Pháp Luân Đại Pháp của các ông, đến sớm về muộn, làm việc rất cần mẫn, lãnh đạo phân công việc gì cũng không nề hà; cũng không tranh giành lợi ích. Họ làm việc như thế, làm cho diện mạo tinh thần toàn bộ nhà máy khởi sắc hơn lên, hiệu quả kinh tế của nhà máy cũng tốt. Công của các ông thật là lợi hại; khi nào Sư phụ các ông qua đây, tôi cũng tới tham gia.’ Mục đích chủ yếu việc tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của chúng ta là đưa người lên tầng thứ cao, chứ không hề nghĩ đến làm những sự việc như vậy; tuy nhiên nó cũng có thể phát huy tác dụng to lớn thúc đẩy văn minh tinh thần của xã hội. Nếu như ai ai cũng hướng vào nội tâm mà tìm, ai ai cũng muốn bản thân làm thế nào cho tốt, thì tôi nói rằng thế thì xã hội sẽ ổn định, tiêu chuẩn đạo đức nhân loại sẽ nâng cao trở lại.

Khi tôi giảng Pháp truyền công tại Thái Nguyên, có một học viên trên năm mươi tuổi, bà cùng chồng đến tham gia lớp học. Khi họ đi đến giữa đường cái, một xe ô-tô chạy rất nhanh qua đó; chiếc gương chiếu hậu của xe đột nhiên mắc vào y phục của bà. Nó mắc vào và kéo bà lôi đi hơn mười mét, và làm bà ngã xuống đất “phịch” một cái, chiếc xe chạy xa hơn hai mươi mét mới dừng lại. Người lái xe nhảy vội ra khỏi xe và bực mình nói: ‘Này, bà đi đường mà không nhìn à!’ Hiện nay người ta như vậy đấy, hễ gặp vấn đề là trước tiên đẩy trách nhiệm, có tại họ hay không thì họ đều đẩy ra ngoài. Người ngồi trong xe nói: ‘Hãy xem xem người ta ngã có sao không, đưa người ta đến bệnh viện đi’. Lái xe hiểu ra, vội nói: ‘Bác có sao không? Ngã có bị sao không ạ? Chúng ta cùng đến bệnh viện để xem nhé’. Học viên này từ từ bò dậy khỏi mặt đất rồi nói: ‘Không sao cả, cậu đi đi’. Bà phủi bụi xong bèn vịn ông chồng rồi đi tiếp.

Đến lớp học, bà kể với tôi chuyện ấy; tôi cũng hết sức vừa ý: Tâm tính của học viên chúng ta xác thực đã đề cao lên rồi. Bà kể với tôi: ‘Thưa Sư phụ, hôm nay con học Pháp Luân Đại Pháp rồi; nếu con không học Pháp Luân Đại Pháp, thì hôm nay con sẽ không hành xử như thế.’ Mọi người thử nghĩ xem: đã nghỉ hưu rồi, vật giá hiện nay đắt đỏ như thế, đãi ngộ phúc lợi cũng không có. Người trên năm mươi tuổi bị xe hơi lôi đi xa như thế, bị ngã xuống đất. Hỏi bị thương ở đâu? Đâu cũng bị thương hết, nằm ở đó không dậy. Đến bệnh viện, thì đi viện; đến rồi nằm lại không ra nữa. Nếu là người thường thì có thể sẽ làm như vậy. Nhưng bà là người luyện công, không làm như thế. Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau. Với tuổi cao nhường ấy, là người thường, có thể ngã vậy mà không bị thương không? Ấy vậy mà ngay cả da của bà cũng không bị trầy xước. Tốt xấu xuất tự một niệm; nếu như bà nằm tại đó nói: ‘Ái chà, tôi hỏng rồi, chỗ này bị rồi, chỗ kia bị rồi’. Nếu thế thì đã có thể gân đứt xương gãy, tê bại rồi. Chư vị được cấp bao nhiêu tiền, quãng đời còn lại chư vị nằm ở bệnh viện không dậy nổi, hỏi chư vị có thể thoải mái không? Người ngoài tụ lại xem đều cho rằng lạ lắm: ‘Bà này sao không vòi vĩnh anh kia chút tiền, đòi tiền anh kia’. Chuẩn mực đạo đức con người ngày nay đã méo mó cả rồi. Người lái xe phóng nhanh, nhưng anh ấy phải chăng cố ý đâm người ta? Anh ta chẳng phải vô ý là gì? Nhưng con người hiện nay đều như vậy cả, nếu không vòi tiền, thì trong tâm người xem cũng thấy bất bình. Tôi nói rằng hiện nay tốt xấu chẳng rạch ròi; có người mà nếu bảo họ rằng ‘ông đang làm điều xấu’, họ sẽ không tin. Bởi vì chuẩn mực đạo đức con người đã thay đổi; có người chỉ chạy theo lợi, miễn có thể kiếm tiền, thì việc gì cũng làm. ‘Người chẳng vì mình, trời tru đất diệt’, câu này đã trở thành phương châm để sống mất rồi!

Có một học viên ở Bắc Kinh, buổi tối sau khi ăn xong dắt con trai đi dạo ở Tiền Môn, và thấy có xe quảng cáo đang bán vé số; đứa trẻ đến xem đám đông, và muốn mua vé số. Chơi thì chơi, anh ấy bèn cho cậu con một đồng để chơi; mua một cái được ngay giải nhì, được một chiếc xe đạp cao cấp dành cho trẻ em; đứa trẻ vô cùng vui thích. Trong đầu anh này lúc đó máy động một cái: ‘Mình là người luyện công, sao có thể cầu những thứ này? Mình nhận của cải phi nghĩa, thì mình phải mất cho họ bao nhiêu đức không biết?’ Liền nói với con: ‘Bố con mình không cần; nếu muốn thì chúng ta tự mua’. Đứa trẻ không bằng lòng: ‘Nói bố mua bố không mua; tự con chơi được bố lại không cho con lấy.’ Kêu khóc mãi không chịu; không có cách nào khác, anh đành đẩy xe về nhà. Về nhà rồi, càng nghĩ càng thấy không ổn, định đem tiền đưa lại cho người ta. Nhưng nghĩ lại: ‘Xổ số đã xong, mình đưa tiền cho họ, chẳng phải họ sẽ chia nhau? Vậy quyết định đưa tiền ủng hộ cho đơn vị công tác.’

Khéo thay ở đơn vị cũng có không ít học viên Pháp Luân Đại Pháp, lãnh đạo cũng hiểu được anh ấy. Còn nếu ở một hoàn cảnh thông thường, một đơn vị thông thường, chư vị nói rằng chư vị là người luyện công, trúng giải một chiếc xe đạp, nhưng chư vị lại nói chư vị không cần, nên lấy tiền ủng hộ cho đơn vị; nếu thế ngay cả lãnh đạo cũng nghĩ rằng tâm thần người này có bệnh. Người khác cũng bàn tán lung tung: ‘Anh này phải chăng luyện công thiên sai, bị tẩu hoả nhập ma?’ Tôi đã giảng, rằng chuẩn mực đạo đức đã méo mó rồi. Vào thời thập niên năm mươi, sáu mươi, thì việc này không đáng kể, rất bình thường, không ai cảm thấy lạ.

Chúng tôi giảng: dẫu chuẩn mực đạo đức của nhân loại đã biến đổi nhiều đến đâu, thì đặc tính của vũ trụ —Chân-Thiện-Nhẫn— Ông vẫn vĩnh viễn bất biến. Có người nói chư vị tốt, chư vị không nhất định thật sự tốt; có người nói chư vị xấu, chư vị không nhất định thật sự xấu; là vì tiêu chuẩn đo lường tốt-xấu đã méo mó rồi. Chỉ khi phù hợp với đặc tính này của vũ trụ thì họ mới là người tốt; đây là tiêu chuẩn duy nhất đo lường người tốt xấu, và đó là điều được thừa nhận trong vũ trụ. Chư vị dẫu thấy xã hội nhân loại đã biến đổi nhiều đến vậy, chuẩn mực đạo đức của nhân loại đang trượt trên dốc lớn, đạo đức thế gian trượt xuống hàng ngày, chỉ chạy theo lợi; nhưng sự biến hoá của vũ trụ không thể tuỳ theo sự biến hoá của nhân loại mà biến hoá theo. Làm người tu luyện thì không thể dùng tiêu chuẩn của người thường để yêu cầu. Người thường nói rằng việc này là đúng, thì chư vị liền theo đó mà làm; như thế không thể được. Người thường nói tốt ấy không nhất định là tốt; người thường nói xấu ấy cũng không nhất định là xấu. Vào thời đại mà tiêu chuẩn đạo đức đã méo mó này, ví như một cá nhân làm điều xấu, chư vị bảo rằng họ đang làm điều xấu, thì họ không tin! Làm người tu luyện, thì phải dùng đặc tính vũ trụ mà đo lường, thì mới có thể phân biệt ra cái gì là thật sự tốt và thật sự xấu.

Lý Hồng Chí