Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 30

Ðề tài: Nhờ Các Thầy Giải Nghĩa

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Nhờ Các Thầy Giải Nghĩa

    Hồi còn nhỏ,đến ngày mười bốn ,rằm hàng tháng,Diêu hy vẫn thường được nghe bà nội đọc môt câu thơ;
    " Hôm nay mười bốn mai rằm
    Ai muốn ăn oản thì năng lên Chùa."
    Ngày đó Diệu hy còn nhỏ,chỉ nghĩ nôm na lên Chùa thì mới đươc ăn oản thôi.Nhưng khi lớn,nhớ lại câu thơ này,muốn hiểu đươc ý nghĩa thì bà nội đã mất rồi.Mong các thầy và các huynh đệ tỷ muội giải nghĩa giúp Diêu hy.
    Xin cam ơn! Liên hoa diêu hy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH:listen:

  2. #2

    Mặc định Ăn oản

    Xin chào LHDH !

    Thấy chủ đề hay hay nên nhuthi06 tôi xin mạn phép bàn thêm :
    Về nghĩa đen của hai câu trên đã quá rõ , tôi muốn nói thêm về nghĩa lý sâu xa của 2 câu này . Câu thứ nhất , ngày rằm tức ngày trăng tròn tượng trưng cho sự giác ngộ hoàn toàn hay còn gọi là Viên giác , thường giác , toàn giác . Mặt trăng biểu thị cho Chân lý mà Phật muốn chúng ta hướng tới ( pháp của Phật là ngón tay chỉ Trăng ) . Ngày 14 tức là ngày trước ngưỡng cửa để bước vào Chân lý tức thể nhập hoàn toàn vào Chân như , Phật tánh . Mà Chân lý Phật tuyên bố rằng :" Chân lý là một thực tại đang diễn biến mà trong cái diễn biến ấy lòng ta không trụ chấp cái gì cả " . Chân lý chính là một thực tại , chỉ có trong thực tại chứ không có trong quá khứ hay tương lai , vì giữa quá khứ , hiện tại và tương lai hoàn toàn không có một ranh giới nào cả nên còn gọi là "Như thị " . Như thị là thực tại , thưc tại là như thị , như thị là chơn như , chơn như là như thị, khi ngộ được điều này sẽ thấy biết được Chân lý ( Trăng) vậy .

    Nhưng để sống được trong tinh thần ấy còn gọi là "thể nhập" vào Chơn như ( ăn oản ) thì phải hành . Oản thường được cúng trong các chùa luôn luôn có hình tháp ( không có hình tháp không gọi là oản mà gọi là bánh in , bánh khảo ...), đấy chính là biểu tượng của Bảo tháp hay chính là hình ảnh Phật tam thân tức Pháp thân , báo thân và ứng hóa thân . Để xây được Bảo tháp cho chính mình hành giả phải thông qua nhục thân này ( ứng thân ) tu tập , lăn lộn trong cõi ta bà này để lập hạnh , để mở trí , để có pháp lực , có phương tiện thiện xảo để thi hành hạnh nguyện độ sinh . Thân chúng ta chính là ngôi chùa của chúng ta , đến một lúc nào đó tất cả những trí , hạnh , lực của chúng ta sẽ kết lại thành một thân vi tế gọi là Báo thân , cho đến khi giác ngộ hoàn toàn , thể nhập hoàn toàn vào chơn như sẽ chứng được câu :" Thể Pháp thân tỳ lô giá na , thân khắp cả chỗ , nơi Phật ở là thường tịch quang ..." . "Thường hay lên chùa" chính là pháp tu để thành Phật thông qua Ứng thân và Báo thân Phật , cả chùa trong ta lẫn chùa ngoài ta đều là phương tiện , đều phải phát tâm mãnh liệt tiến tu để thênh thang nhẹ bước tiến vào "hôm rằm ".

    Thân mến !

  3. #3

    Question Chân lý là thực tại thì sao lại phải ''nhẹ nhàng tiến vào ngày mai'' ?

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhuthi06 Xem Bài Gởi
    Chân lý chính là một thực tại , chỉ có trong thực tại chứ không có trong quá khứ hay tương lai .....
    .................................
    ......... đều phải phát tâm mãnh liệt tiến tu để thênh thang nhẹ bước tiến vào "hôm rằm ".
    Phải nói rằng NHDV rất kính phục sự uyên thâm trong các bài viết của huynh Như Thị 06. Do hiểu biết còn nông cạn nên hay có những thắc mắc, mong rằng không làm phiền huynh. Kính mong huynh Như Thị 06 không chấp mà hoan hỷ giải đáp giúp. Kính mong huynh Liên Hoa DH vui vẻ nghe những lời thắc mắc này (xin cảm ơn).

    ‘’ Chân lý chính là một thực tại , chỉ có trong thực tại chứ không có trong quá khứ hay tương lai.’’

    Câu trên này lại rất mẫu thuân với câu dưới và cũng là câu kết luận:

    ‘’…đều phải phát tâm mãnh liệt tiến tu để thênh thang nhẹ bước tiến vào "hôm rằm ".

    Nếu đang là thực tại và quan tâm đến thực tại và chỉ có thực tại thì đâu cần lo đến ngày mai ? Hôm nay là mười bốn đã lo mai là ngày rằm ! Để làm gì ? Để lên chùa ăn oản. Nếu hôm nay là một thực tại thì cảnh ngày mai ‘’lên chùa’’ cũng là vọng tưởng và cảnh ‘’ ăn oản’ cũng là vọng tưởng. Vì cái ngày mai chưa đến, cái ngày mai chưa có đó. Nếu chân lý là một đích để đến vào ngày mai thì lại mâu thuẫn với chân lý là thực tại (ở đây và bây giờ : ngày mười bốn)

    Chân lý chính là một thực tại thì cần gì phải nhẹ nhàng tiến bước vào ngày hôm sau ? Để rời bỏ chân lý ngay trong thực tại này ư ? Ngay việc mong muốn việc ‘’trở thành’’ ai đó hay ‘’sẽ là’’ ai đó, ''sẽ làm'' cái gì đó, ''sẽ được'' cái gì đó, đã làm con người ta sống trong vọng tưởng, đánh mất luôn cả thực tại, mất luôn cả ngày hôm nay rồi. Nếu không có hôm nay thì làm gì có ngày mai, nói về lý thì cái ngày mai không bao giờ tới. Mãi mãi chỉ có ngày hôm nay, mãi mãi là thực tại, bởi vì thực tại luôn luôn là chân lý.

    Vài lời nông cạn thô thiển, kính mong huynh tiếp tục giải đáp, góp vui.

    Trân trọng !
    NHDV

  4. #4

    Mặc định

    Kính bạn NHDV !
    Người xưa có câu :" Đặng cá quên nơm , đặng ý quên lời " , nơm hay lời ở đây hiểu theo nghĩa bóng là thông qua phương tiện ấy để đạt mục đích , đạt rồi thì không cần đến phương tiện ấy nữa. Rõ ráng để bắt được cá đâu chỉ có nơm mà còn có rất rất nhiều cách khác nữa , cũng vậy để thấu hiểu được chân lý và cũng để giúp chúng ta thấu hiểu ý Phật muốn nói , có rất rất nhiều lối nói khác nhau . Phật nói chân lý là một thực tại đang diễn biến , mà ở trong cái diễn biến ấy lòng ta không trụ chấp gì cả , hay như Mác cụ thể hơn , Mác nói :" Sự vận động và phát triển của tự nhiên , của xã hội và tư duy , nó vận động và phát triển theo quy luật tự thân vốn có của nó mà không phụ thuộc vào ý chí con người " , hay đơn giản hơn , Bác Hồ nói :" Không có gì quý hơn độc lập tự do " . Chân lý là tự do , chân lý là không bị ràng buộc , chân lý là sự thấu hiểu các quy luật của tự nhiên , XH và tư duy mà không bị lệ thuộc bởi nó . Đó là những lối nói khác nhau , tất cả cũng nhằm mục đích tối hậu là giúp chúng ta thấu hiểu được chân lý , để giải thoát chúng ta khỏi mọi sự ràng buộc , để tự tại với mọi hoàn cảnh , mọi trạng thái tâm lý , mọi tình huống bế tắc trong cuộc sống . Nếu chúng ta cứ sa vào ngôn ngữ tức sa vào một rừng kiến thức , sa vào một rừng Phật pháp thì chúng ta sẽ bị cột chặt , dính cứng với những thứ ấy không tài nào thoát ra được để thấy được chân lý . Trở lại bài viết trên , nhuthi06 tôi để từ hôm rằm trong ngoặc kép là muốn nói đến cái tánh hay cái ý của từ " hôm rằm" là chân lý , là giác ngộ chứ không phân biệt về thời gian . Cái ý sâu xa mà Ông Bà ta muốn cho chúng ta hiểu là sự nhận thức khác nhau giữa muời bốn và hôm rằm , cũng là một lối nói tương tự như câu :"quay đầu lại là thấy bờ bến" vậy.

    Thân mến !

  5. #5

    Mặc định

    Cám ơn nhuthi06.Thật tuyệt vời. không gì quý hơn được Nhuthi06 giảng nghĩa. Dieu hy xin tặng bạn vài dòng trong KINH PHÁP CÚ câu 354:
    "Bố thí Pháp hơn mọi bố thí
    Hương vị Pháp hơn mọi hương vị
    Niềm vui Pháp hơn mọi niềm vui
    Tham ái diệt khổ đau chấm dứt"

    Thân ái! Lien hoa dieu hy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH:listen:

  6. #6

    Mặc định

    em không biết chen vào như thế này có vô duyên không ?nhưng em mong các bậc cao nhân cho em biết PHẬT TỲ-LÔ-GIÁ -NA tiếng PHẠN (không phải là phiên âm từ tiếng HÁN )đọc như thế nào ạ?
    em xin gửi lời cảm ơn đến các vị

  7. #7

    Mặc định

    Gửi bạn Tomon

    Tỳ lô giá na tiếng Phạn đọc là VAI-RÔ-CHA-NA .

    Thân mến !

  8. #8

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi lien hoa dieu hy Xem Bài Gởi
    Hồi còn nhỏ,đến ngày mười bốn ,rằm hàng tháng,Diêu hy vẫn thường được nghe bà nội đọc môt câu thơ;
    " Hôm nay mười bốn mai rằm
    Ai muốn ăn oản thì năng lên Chùa."

    CHỈ ĐƠN GIẢN :
    " HÔM NAY MƯỜI BỐN MAI RẰM
    AI MUỐN ĂN OẢN THÌ NĂNG LÊN CHÙA "

    Y NHƯ VẬY LÀ Y NHƯ VẬY - ĐỪNG THÊU DỆT SUY TƯỞNG LÀM GÌ - SUY TƯỞNG DÙ RẤT HAY, RẤT DỞ THÌ CŨNG CHỈ LÀ SUY TƯỞNG MÀ THÔI - ĐẠO HỌC ĐÃ CHỈ CHO TA CÁI NHÌN " NHƯ THỊ" MÀ SAO LẠI NHƯ THẾ NÀY ?

  9. #9

    Mặc định

    TRÍCH NHƯTHI06:
    " Nếu chúng ta cứ sa vào ngôn ngữ tức sa vào một rừng kiến thức , sa vào một rừng Phật pháp thì chúng ta sẽ bị cột chặt , dính cứng với những thứ ấy không tài nào thoát ra được để thấy được chân lý . Trở lại bài viết trên , nhuthi06 tôi để từ hôm rằm trong ngoặc kép là muốn nói đến cái tánh hay cái ý của từ " hôm rằm" là chân lý , là giác ngộ chứ không phân biệt về thời gian ."

    THẾ THÌ LUẬN GIẢI CỦA NHƯTHỊ06 VỀ :

    HÔM NAY MƯỜI BỐN MAI RẰM
    AI MUỐN ĂN OẢN THÌ NĂNG LÊN CHÙA " LÀ GÌ VẬY NẾU KHÔNG PHẢI SA VÀO MỘT RỪNG KIẾN THỨC, SA VÀO MỘT RỪNG PHẬT PHÁP ? THUYẾT NHƯ THẾ NÀY CHÍNH XÁC LÀ DẪN NGƯỜI VÀO MÊ LỘ HAY : MA THUYẾT

  10. #10

    Mặc định Không lấy cũng chẳng bỏ

    Kính bạn Tran An01 !

    Nhuthi06 tôi rất cảm ơn bài phản biện thẳng thắn của bạn !
    Có câu :" nếu không nói ra thì chẳng ai biết " , như Phật chẳng hạn , Ổng thuyết pháp 49 năm nhưng khi sắp die Ổng phán một câu :" Ta thuyết pháp 49 năm nhưng ta có nói lời nào đâu , nếu ai nói Như Lai thuyết pháp 49 năm , kẻ đó là Tà đạo ".

    Thân mến !
    Last edited by nhuthi06; 16-01-2008 at 08:27 PM. Lý do: nội dung không phù hợp

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nhuthi06 Xem Bài Gởi
    Tà ( Ma) và Chánh chỉ khác nhau có mỗi chỗ trụ pháp hay không trụ pháp mà thôi , Phật nói cả thảy các pháp chính là Phật pháp , nên chúng ta cứ thoải mái sử dụng tất tất cả các pháp , kể cả Bùa chú ngải nghệ thư phù ếm đối , kể cả trộm cắp đĩ điếm đâm thuê chém mướn .... chỉ mỗi một điều tùy duyên sử dụng trong tinh thần vô trụ với nó tức là diệu dụng các pháp vào mục đích chỉ cho chúng sanh thấy được chân lý mà thôi .
    Huynh Như Thị kính mến !

    Đây là lý thuyết về chấp Không mà huynh vận dụng trong cuộc sống ư !?. Người tu đạo mà chấp Không thì thật là nguy hiểm. Đây là lời của NHDV nói từ đáy lòng đấy. Giáo lý về tánh Không là giáo lý nói về Chân đế. Ở trong Tục đế mà vận dụng giáo lý Chân đế, mà nhất là về tánh Không thì thậm chí còn trái pháp luật nữa. Nếu như vậy thì trộm cắp là Không, lừa gạt là Không, giết người là Không...Ngày xưa các Tổ thiền sư chỉ áp dụng rất hạn chế để đốn ngộ cho người có căn cơ chín muồi như Nhơn Hà đốt tượng Phật, Bá Trượng chém mèo...Các Tổ nói: '' Thà chấp Có như núi Tu Di còn hơn chấp Không như hạt cải ''. Cái việc chấp Không ở trong cuộc sống thế tục nó nguy hiểm lắm, giống như Chí Phèo ấy. Huynh rất uyên thâm về giáo lý nhưng làm người ai chả có lúc sai lầm, mình có phải là Thánh nhân đâu. Tâm Kinh nói: '' Xa lìa điên đảo, mộng tưởng đạt đến cứu cánh Niết Bàn''. Chỉ cần xa lìa mộng tưởng, điên đảo có trong tâm trí mình thôi thì ở đây và bây giờ cũng là Niết Bàn rồi. Điên đảo, mộng tưởng chính là nhưng lầm chấp, chấp không, chấp có, chấp ngay cả vào cái vô trụ, còn thấy cái vô trụ là còn chấp, chấp ngay cả sự vô trụ sao bảo là không chấp.

    Trong cuộc sống hay trên diễn đàn không tránh khỏi có người khen, kẻ chê, nhưng đó là vấn đề của họ, mình đâu có dính mắc gì !. Ngày xưa, hàng ngoại đạo còn đến mắng chửi Đức Phật là chuyện bình thường. Nếu ai bảo mình là ma thuyết thì mình có thành ma ngay đâu mà phiền não. Nói thật là người nghiên cứu giáo lý thì rất nhiều, nhưng sống đúng đắn, như thật với nó thì rất ít.

    Trân Trọng !

    NHDV

  12. #12
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của dienbatn
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    1,043

    Mặc định

    Nguyên văn bởi nhuthi06
    Tà ( Ma) và Chánh chỉ khác nhau có mỗi chỗ trụ pháp hay không trụ pháp mà thôi , Phật nói cả thảy các pháp chính là Phật pháp , nên chúng ta cứ thoải mái sử dụng tất tất cả các pháp , kể cả Bùa chú ngải nghệ thư phù ếm đối , kể cả trộm cắp đĩ điếm đâm thuê chém mướn .... chỉ mỗi một điều tùy duyên sử dụng trong tinh thần vô trụ với nó tức là diệu dụng các pháp vào mục đích chỉ cho chúng sanh thấy được chân lý mà thôi .

    Chết thật . dienbatn tuy rất dốt về Phật pháp nhưng cũng không tiêu hóa nổi câu này . Chúng ta đừng tưởng nhầm mình là Phật , vì chỉ có Phật mới có thể làm như vậy , điều đó là tối cao , tối thượng và chỉ có Phật làm được mà không bị chấp ngã . Chúng ta chỉ là người sơ cơ , mới từng bước học theo Phật pháp . Nói đơn giản là nếu " tốt nghiệp " để thành Phật , chúng ta tùy theo phước báu vô vàn kiếp trước , cũng phải mất vô số A Tăng Tỳ kiếp , may mắn lắm mới tiệm cận được . Như vậy , trong suốt cuộc đời ngắn ngủi này , một Sát na nhà Phật , chúng ta chỉ có thể lên được một lớp trong hằng hà sa số lớp cũng là điều quá huyền diệu rồi , thậm chí nhiều người tu Phật không tinh tấn vẫn có thể " Lưu ban " như thường . Chúng ta chỉ là một con người bình thường , một " Phó thường dân Nam bộ " , chúng ta tu Phật , tức là tu sửa mình . Học Phật pháp , không phải cứ tinh thông , làu làu chữ nghĩa , kinh điển , mà cái chính là chúng ta phải tự thấy , tự ngộ , tự chứng , tự hành theo Phật dạy . Chúng ta chỉ có một vị thày duy nhất là Phật , còn các vị A Xà Lê , Guru là ngững người chỉ đường cho chúng ta . Các vị A Xà Lê , Guru cũng là người nên không tránh khỏi sai sót , nhưng không vì thế mà chúng ta cho rằng Phật sai . " Khi chúng ta cứ thoải mái sử dụng tất cả các pháp , kể cả Bùa chú ngải nghệ thư phù ếm đối , kể cả trộm cắp đĩ điếm đâm thuê chém mướn " thì chúng ta đã đi vào con đường Ma Đạo rồi ." Ăn con gì sẽ thành con đó , làm như thế nào sẽ được như thế " , đó là luật Nhân quả bất di bất dịch . Vài hàng ngu muội . dienbatn
    LIÊN HOA VIÊN QUANG - GIA ĐÌNH VÔ HÌNH

  13. #13

    Mặc định

    Kính các Huynh đệ tỷ muội !

    Nhuthi06 tôi chỉ muốn nói đến cái lý như kinh Kim cang :" Ưng vô sở trụ , nhi sanh kỳ tâm " hay như kinh Viên Giác :" lý sự vô ngại pháp giới , sự sự vô ngại pháp giới " tức làm tất cả mọi việc mà lòng không trụ chấp . Tuy nhiên bài viết vừa rồi sẽ dễ gây hiểu lầm theo nghĩa đen như anh Dienbatn đã phân tích . Xin cáo lỗi và cho phép nhuthi06 tôi xóa bài viết trên .
    Xin cảm ơn mọi người đã nhắc nhở !

    Thân mến !

  14. #14

    Mặc định

    Stop, không tranh luận thêm nữa pà kon
    Ăn oản là ăn oản. Vậy thôi
    Tâm chưa sáng thì không nên luận bàn Phật Pháp ( mà đã sáng rồi thì không ai đi luận nữa, giống như đi phân tích 1 bản nhạc – chợt nhớ hnib1976)
    Ngay cả Đức Phật còn nhức đầu và bảo: ta không tranh cãi, ta chỉ thuyết Pháp

  15. #15

    Mặc định

    Thưa các huynh đệ tỷ muội,Diệu hy tôi vốn rất kém hiểu biết về Phật Pháp,nên mới mạo muội nhờ các Thầy giảng nghĩa.
    Diêu hy rất cám ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của các Thầy.Có một điều làm tôi thấy khó hiểu. xin mạo muội được hỏi:Ở bài ăn oản,tôi cảm thấy Nhuthi06 giải nghĩa rất trừu tượng và sâu sắc.Nhưng khi Nhuthi06 viết:"CHÚNG TA CỨ THOẢI MÁI SỬ DỤNG TẤT CẢ CÁC PHÁP,KỂ CẢ BÙA CHÚ,NGẢI NGHỆ,THƯ PHÙ ÊM ĐỐI,KỂ CẢ TRỘM CẮP ĐĨ ĐIẾM ĐÂM THÊU CHÉM MƯỚN"
    Khi đọc những dòng chữ này,Diệu hy thật sự sửng sốt,nếu như thế thì sao gọi là tu.vì tu là sửa.Vậy thì những việc mà Nhuthi06 nói là thoải mái sử dụng sẽ đưa chúng ta đến đâu.
    Đạo và đời luôn đi với nhau,găn liền và hỗ trợ cho nhau.Nếu Đạo mà thực hành như thế,thì XH sẽ ra sao?
    Vì thấy khó hiểu nên mạo muội thốt ra.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH:listen:

  16. #16

    Mặc định Tùy duyên

    Kính các Huynh đệ tỷ muội !

    Những hành vi mà nhuthi06 tôi nêu ra đó là những hành vi bị XH lên án , nhưng với một hành giả đã phát tâm Bồ tát đạo , phải biết diệu dụng những phương tiện ấy để làm Phật sự chứ , phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể tức tùy duyên sự chứ , phải làm với tâm từ bi hỷ xả chứ đâu có làm bậy được . Thực tế cho thấy đã có nhiều nữ chiến sỹ phải hy sinh thân mình để moi được tin tức của địch đấy thôi , hay như tội giết người chẳng hạn , khi cầm súng ra trận là giết người rồi còn gì , nhưng lại là anh hùng chứ đâu có tội tình gì đâu . Hay như Padma Svabhava để đưa Phật pháp đến với Tây Tạng đã phải thị hiện thần thông tiêu diệt mấy chục người bản xứ đó thôi , ngay cả Đức Thích Ca Mâu Ni cũng phải thị hiện thần thông làm cho đất nứt ra và chôn sống Thiện tinh tỳ kheo vậy . Hạnh nguyện Bồ tát là phải phát tâm mãnh liệt lăn vào cà thuận cảnh lẫn nghịch cảnh để cứu độ chúng sinh , thế mới là " Chúng sinh vô biên thề nguyện độ " chứ . Vấn đề nhuthi06 tôi muốn nói chính là phải nhìn thấu rõ được duyên nghiệp để thuận duyên mà khéo léo sử dụng các pháp phương tiện , cả pháp thuận lẫn pháp nghịch mà không còn phải e ngại bất cứ cái gì , ấy gọi là Sự sự vô ngại pháp giới vậy .

    Thân mến !

  17. #17

    Mặc định

    Như Thi 06: Những hành vi mà nhuthi06 tôi nêu ra đó là những hành vi bị XH lên án , nhưng với một hành giả đã phát tâm Bồ tát đạo , phải biết diệu dụng những phương tiện ấy để làm Phật sự chứ , phải tùy vào hoàn cảnh cụ thể tức tùy duyên sự chứ , phải làm với tâm từ bi hỷ xả chứ đâu có làm bậy được .

    Những hành vi bị XH lên án thì không thể gọi là hành vi từ bi hỷ xả được. Từ bi là thương xót người, hỷ xả là ban vui cho người. Không thể cướp bóc, hại người, đem đau khổ cho người khác mà bảo là từ bi hỷ xả cho được, đó là bậy bạ chứ còn gì nữa.

    Như Thị 06: Thực tế cho thấy đã có nhiều nữ chiến sỹ phải hy sinh thân mình để moi được tin tức của địch đấy thôi , hay như tội giết người chẳng hạn , khi cầm súng ra trận là giết người rồi còn gì , nhưng lại là anh hùng chứ đâu có tội tình gì đâu .

    Đây là hành động vì Ái - Thủ - Hữu (trong 12 nhân duyên). Vì yêu đất nước (Ái quốc) hy sinh thân mình, thậm chí tước đoạt mạng sống của người khác để được phong anh hùng (Thủ: chấp thủ vào sự cống hiến của bản thân) để được danh anh hùng (sở Hữu). Đây là các hành động xuất phát từ Vô Minh, là Nhân của Luân Hồi Sinh Từ, chẳng phải là hành động của Bồ Tát hay Bồ Tát đạo gì cả.

    Như Thị 06:
    Hay như Padma Svabhava để đưa Phật pháp đến với Tây Tạng đã phải thị hiện thần thông tiêu diệt mấy chục người bản xứ đó thôi , ngay cả Đức Thích Ca Mâu Ni cũng phải thị hiện thần thông làm cho đất nứt ra và chôn sống Thiện tinh tỳ kheo vậy .

    Ngài Padma Svabhava hay Đức Phật là những người đã chứng Tam Minh, Lục Thông, biết được Nghiệp trong quá khứ, hiện tại và vị lai và hạnh nguyện của những người này nên tùy duyên hóa độ. Còn bản thân chúng ta đang sống trong Tam Độc, Lục Tặc mà lại bắt chiếc thì khác nào Pôn Pốt hành đạo diệt chủng.

    Như Thị 06: Hạnh nguyện Bồ tát là phải phát tâm mãnh liệt lăn vào cà thuận cảnh lẫn nghịch cảnh để cứu độ chúng sinh , thế mới là " Chúng sinh vô biên thề nguyện độ " chứ . Vấn đề nhuthi06 tôi muốn nói chính là phải nhìn thấu rõ được duyên nghiệp để thuận duyên mà khéo léo sử dụng các pháp phương tiện , cả pháp thuận lẫn pháp nghịch mà không còn phải e ngại bất cứ cái gì , ấy gọi là Sự sự vô ngại pháp giới vậy .

    Pôn Pốt mà nghe thấy những lời nói này thì hắn ta cũng bảo rằng:'' Pôn Pốt đang làm Phật sự trong ''nghịch cảnh'' tủy duyên hóa độ chúng sinh, đời người là bể khổ, đập chết vài triệu dân bằng cuốc xẻng thế mới gọi là từ bi hỷ xả chứ, mới gọi là sự sự vô ngại pháp giới chứ.''

    Huynh Như Thị 06 mến ! Bản thân huynh đang sống trong Tam độc (Tham, Sân, Si), bị Lục Tặc (Mắt, Tai, Mũi, Lưỡi, Thân, Ý) dẫn dắt mà lại cho mình đang hành ''Bồ Tát'' đạo theo kiểu ban phúc, giáng họa cho người khác thì thật là kỳ dị. NHDV tôi xin rút lại tất cả những lời tán dương huynh và xin sám hối trước bạn đọc và chư Phật về những lời tán dương này.

    Trân Trọng !

    NHDV

  18. #18

    Mặc định Đạo Cảm thông !

    Kính bạn NHDV !

    Nhuthi06 tôi xin cảm ơn những thiện ý rất thẳng thắn của bạn .
    Rất tiếc chúng ta không có được sự đồng cảm trong vấn đề này , nên càng bàn sẽ càng không hay nữa, nhuthi06 tôi xin chấm dứt đề tài này nơi đây .
    Với Đạo : Đạo cảm thông không thể nghĩ bàn .
    Lưới Đế Châu ví Đạo tràng là đây .

    Với đời : Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ .
    Vô duyên đối diện bất tương phùng .

    Chúc bạn thân tâm thường an lạc , Phật sự được viên thành !
    Thân mến !
    Last edited by nhuthi06; 17-01-2008 at 12:32 PM. Lý do: Thiếu

  19. #19

    Mặc định

    Gửi Nhuthi06
    Diêu hy cũng là người không có sự đồng cảm với Nhuthi06 trong vấn đề này.Có một điều Diêu hy muốn nói với Nhuthi06 rằng đây là Diễn đàn,không chỉ có những người đang tu,học theo Đạo Phật,mà còn có những người mới và đang tìm hiểu Đạo Phật. Khi họ đọc,họ sẽ suy nghĩ và nhìn Đạo Phật với góc độ nào.Nếu chỉ vì không có sự đồng cảm mà không bàn nữa,thì ít nhất Nhuthi06 cũng nên đính chính hoặc như thế nào đó vì Diễn Đàn.
    Thân ái! Liên Hoa Dieu Hy.
    GIA ĐÌNH VÔ HÌNH:listen:

  20. #20

    Mặc định

    Các huynh tỷ tranh luận có phần gay gắt thế nhỉ? Để Avant diễn giải hai câu của tỷ Lienhoa đưa ra như thế này cho không khí đỡ ngột ngạt một chút nào.

    Hôm nay mười bốn, mai rằm
    Ai muốn ăn oản thì năng lên chùa.


    Mười bốn âm lịch.
    Chuẩn bị lịch kịch nào là mua gạo nếp, ngâm gạo, đãi gạo. Đi lấy lá mít, rửa thật sạch sau đó để ráo nước. Lấy cái khuôn oản ra cũng rửa sạch, để khô, rồi thì đặt cái khuôn lên lá mít, lấy kéo mà cắt cho thật tròn theo hình khuôn oản, nhưng nhớ là phải cắt rộng hơn khuôn, để khi đặt chiếc oản vào vẫn chờm lá xanh ra ngoài. Tiếp đấy lại cắt giấy đỏ hình tròn nhỏ để dán bên trên oản.
    Lại còn việc quét chùa, lau dọn ban bệ tượng phật... sao cho sạch sẽ trang nghiêm, đổ dầu vào các đèn, chuẩn bị nhang, tiền vàng, hoa quả,....

    Ôi chao, cơ man nào là việc...!

    Tới ngày rằm.
    Dậy từ sớm tinh mơ, thổi xôi, đóng oản, mà nếu kể cái quy trình ra đây chắc cũng mất vài ba tờ giấy nên avant không kể nữa.
    Chỉ biết là đóng hết cái chõ xôi to vật ấy lâu công lắm.

    Mà chùa ngày xưa không có đông sư, nhiều tiểu như bây giờ, vãi cũng chẳng thấy đâu.

    Thế nên hai cái câu này, nó giống như một chiêu khuyến mại của các doanh nghiệp bây giờ ấy mà.

    Tỷ Lienhoa nói đúng, chỉ đơn giản là muốn ăn oản thì chăm lên chùa! Thế thôi.
    À, nhưng mà lên chùa thì nhớ phụ giúp các chú tiểu tỷ nha!:023:
    Nghèo đói và dốt nát dẫn đến mê tín!

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •