Vân Hương Thánh Mẫu Tam Thế Giáng Sinh

Đức Vân Hương Thánh Mẫu giáng sinh trước sau ba lần.

1. Lần thứ nhất Thánh Mẫu phụng mạng giáng sinh
2. Lần thứ hai Thánh Mẫu bị trích giáng xuống trần
3. Lần thứ ba Thánh Mẫu tình nguyện xuống trần.

Vân Hương Thánh Mẫu Tam Thế Giáng Sinh



Thánh Mẫu Giáng Sinh lần thứ nhất

---------------------------

1434 – 1473



Xưa ở Bắc Kỳ trấn Sơn Nam tỉnh Nam Định Phủ Nghĩa Hưng huyện Đại An xã Trần Xá có một người gọi là Phạm Thái Ông hiệu là Huyền Viên huý là Đức Chánh. Vợ quán oqr Miêu Duệ gọi là Phạm Thái bà hiệu là Thuần Nhứt.

Hai ông bà ăn ở rất hiền lành phúc hậu. ngày đêm chỉ lo vun trồng cội đức, bồi đắp ngành nhơn hằng tam đã sẵn hằng sản lại nhiều, cho nên sự làm phúc càng ngày càng tăng tiến, là là tô tượng đúc chuông, nào là xây chùa lập miếu, nào là san cơm sẻ áo cho kẻ bần cùng, nào là phát gạo cấp tiền cho người cô quả.

Nói tóm lại là không có một việc thiện nào mà không có hai ông bà họ Phạm.

Nhưng Phạm Thái ông và Phạm Thái bà có một nỗi buồn riêng là hào tử tức vẫn còn hiếm buồn rồi lo vì tuổi đã nhiều mà con chưa có, không biết lấy ai mà kế thế về sau để dữ lấy cơ đồ họ Phạm.

Thường ngày Phạm Thái ông và Phạm Thái bà cứ thiết đàn làm chay cầu trời khấn Phật xin cho có con hậu tự lòng thành thấu tới trời xanh, Việc cầu tự Đức Ngọc Hoàng động tâm xét sổ Nam Tào thấy Phạm Thái ông khi xưa làm Phó sử Thiên triều Khâm Sai tra sổ bị có điều bất công nên pơhải bị trích xuống cõi trần thế; bởi vậy lời khấn của Phạm Thái ông được trên Thiên Đình doãn hợp.

Đức Ngọc Hoàng tức thì hạ lệnh truyền đòi Đệ Nhị Tiên Nưong lên chầu mấy phút sáu, đã thấy một vị Tiên Nương mặc áo hầu gót sen nhẹ bước quỳ lậy trước sân rồng chờ lệnh.

Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế phán rằng: “ Trần Hoàng có Phạm Thái ông tu nhơn tích đức đã lâu mà chưa có con, nay cha muốn cho con xuống đầu thai làm con nhà họ Phạm ít lâu, rồi sẽ trở về Linh Tiêu, con nghĩ sao? ”

Đức Tiên Chúa tâu rằng: “Đội Đức Thiên nhan non cao bể rộng, không toan cưỡng lời, Hoàng phụ phán dậy mấy lời, con xin tuân mạng.”

Đức Thượng Đế nghe Tiên Chúa cũng vui lòng thuận xuống trần thì trong lòng vui vẻ lắm. Lúc đó quần Tiên tâu hỏi Đức Thượng Đế rằng : “ Cho Tiên Chúa xuống trần độ bao nhiêu lâu ”. Đức Thượng Đế liền cầm bút son ngự phê hai chữ Linh Tiêu trên đầu tên của Đức Tiên Chúa và phía dưới năm chữ “ Tư phương lai cúng Phật ” rồi truyền cho lui chầu.

Buổi Thiên Triều hội nghị chính vào ngày rằm tháng sáu, năm quý sửu niên hiệu Thuận Thiên lục niên ( 1433 ) triều vua Lê Thái Tổ, giờ tí đêm hôm đó Phạm Thái bà nằm chiêm bao thấy có Đức Tây Cung Vương Mẫu, cho một quả đào mùi thơm ngào ngạt, kế đó Phạm Thái bà có Thai.

Đến ngày giáng thế, Đức Tiên Chúa trước vào lậy Đức Hoàng Phụ và Mẫu Hậu rồi trở ra chào văn võ bá quan cùng các vị quần Tiên và dặn dò đâu vào đó song rồi mới bước lên loan xa đã chờ sẵn trước Thiên Môn tức thì xanh ca đàn hát đôi bên, dập dìu phụng liễn xuống miền nhân gian, cờ bay nhạc thổi trống vang, theo hầu Tiên Chúa cả đoàn Tiên Nga.

Đêm đó Phạm Thái ông nằm ngủ mơ màng thấy các vị Tiên Nga vào nhà mình mùi thơm ngào ngạt, Phạm Thái ông vội vàng khăn áo chỉnh tề ra nghênh tiếp khi bước xuống thềm, vì lòng kinh sợ khúm núm thụt lùi, chật chân sắp ngã, lúc đó Phạm Thái ông giật mình tỉnh dậy thì Phạm Thái bà đã sanh một người con gái.

Nhãn quan lóng lánh tinh thần, mày ngần vành nguyệt giá ngần vóc sương, má đào môi hạnh phi thường, giá so Tố Nữ Tiên Nương khôn bì, lúc đó chính vào giờ Dần ngày mùng sáu tháng ba năm giáp dần niên hiệu Thiệu Bình nguyên niên, triều vua Lê Thái Tôn hoàng đế ( 1434 ). Trong nhà thơm nức mùi hoa huệ ai ai cũng lấy làm mừng, làm lạ.

Hoa huệ đó là các vị quần Tiên đem dâng lúc Tiên Chúa khi tạm biệt, Phạm Thái ông tháy con mình hình dung tuấn tú, cốt cách phi phàm, lại nhận thấy chiêm bao các vị Tiên Nga vào nhà nên đặt tên cho con là Tiên Nga.

Gặp cảnh lão bạn sanh châu Phạm Thái ông cùng Phạm thái bà chăm nom săn sóc cho một cách khác thường nói không hết được thật là:

Yêu như ngọc dấu như ngà, nưng châu rún biển hứng hoa lưng trời, mà thê trướng gấm thảnh thơi, thâm khuê dưỡng dục khác với tiên cung.

Phạm Thái ông cùng Phạm Thái bà từ khi sinh ra Tiên Chúa thường bảo nhau rằng: “ Từ khi kết nghĩa với nhau, đã hơn hai mươi năm mà chưa hề sinh nở lần nào, thế là biết hào tử tức của ta hiếm lắm, bây giờ ta đã già rồi mới có, chắc vì thường ngày chúng ta hay làm những điều phước thiện cho nên Hoàng Thiên không nỡ phụ lòng thiệt là cảm ơn trời phật không biết nhường nào.”

Phạm Thái ông cùng Phạm Thái bà nghĩ vậy nên lại lo làm những điều phước thiện hơn trước, ngày tháng thoi đưa, thì giờ thấm thoát, Tiên Chúa đã lên năm tuổi tức là năm Mậu Ngọ niên hiệu Lê Thiệu Bình ngũ niên ( 1438 ).

Đức Tiên Chúa biết mình thác sinh vào cửa nhà giầu trong lòng không lấy làm vui, Đức Tiên Chúa tự nghĩ sinh vào nhà nghèo thì Đức Tiên Chúa đễ báo hiếu hơn, đến năm Quý Hợi niên hiệu Thái Hoà nguyên niên ( 1443 ) triều vua Lê Nhơn Tôn Đức Tiên chúa lên mười tuổi, khi đó đã có trí thức thông minh, con gái trần gian vào tuổi đó đương đọ thơ ngây, có biết gì là sự khôn dại là sự hiếu thảo, nhưng Đức Tiên Chúa đã xuất tính khác thường rất là hiếu thuận, cung phụng hai thân mùa hạ quạt mát, mùa đông chăn mền.

Những khi Phạm Thái ông hay Phạm Thái bà có đau thì Đức Tiên Chúa ngồi hầu luôn bên trướng, nửa bước không rời, lo chăm thang thuốc lo việc cháo cơm đến khi nào cha mẹ thiệt lành Đức Tiên Chúa mới an lòng.

Có một đêm vào mùa đông tuyết sương lạnh lẽo, Phạm Thái ông lâm bệnh đã ba bốn ngày thuốc thang không chuyển, Đức Tiên Chúa lấy làm lo lắm, Ngài biếng ăn đêm không ngủ, vóc ngọc mình mai mà bề ngoài giả dạng làm vui, để cho Phạm Thái bà yên dạ, nhưng thấy bệnh Đức Phạm Thái ông không giảm, Đức Tiên Chúa trong lòng hoảng hốt, lúc đó lẻn dậy một mình thắp hương ra giữa thinh không, khấn với Phật trời phò hộ cho cha bệnh tình thuyên giảm

Phạm Thái bà chở dạy sực tỉnh không thấy con, liền gọi cũng không thưa, bèn thắp đèn đi tìm, Phạm Thái ông thấy vậy cũng thức dậy.

Bất đò Phạm Thái bà ra điẹn giữa sân, thấy Đức Tiên Chúa đương quỳ khẩn nguyện, tuyết xuống phủ cả người, Phạm Tháí ông và Pham Thái bà thấy con như thế cảm động quá, chờ cho con khấn xong, mới gọi vào thay áo đi nghỉ. Phạm Thái ông thấy con mình còn nhở, mà đã chí hiếu như vậy trong lòng khoan khoái vui tươi, từ đó về sau bệnh tình thuyên giảm, thiệt là:

“ Năm nên mười tuổi khôn thay

Một bề hiếu thuận nết na ai tày

Thung thuyên sớm dép túi dày

Quạt nồng đắp lạnh đêm ngày vào ra

Tôn thân thượng mục hạ hoà

Lời ăn tiếng nói nhu hoà khoan thai

Đủ đều ngôn hạnh công dung

So xem cốt cách khác người trần gian. "
Đến tuần tam ngũ phương phi, bạn tần khách tấn dập dìu vãng lai. Phạm Thái công mới hỏi con thời : " Chiêu thân sớm định đế già tâm khoan, thấy con ngồi dưới gối thừa hoan thân con nên phải lo việc nhà.”

Đức Tiên Chúa nghe song thân dạy thế cũng cảm động, nhưng Tiên Chúa nhất định thủ tâm trinh bạch, bụi trần không chút vướng dơ, liền tự nghĩ thưa rằng:

“ Nay con đội đức sinh thành

Ơn tày biển rộng nghĩa đà biển rộng non cao

Hổ thân chút phận thư đào

Hình tâm tử tức triệt vào cung phu

Cuộc đời như thẻ phù vân

Thần Tiên bận lấy duyên trần làm chi

Nhớ khi nuôi dưỡng phù trì

Nghĩ sao báo đáp ơn nghì cho phu

Con xin dốc chí đường tu

Chiều hôm ban sớm duy du vui cùng

Mặc ai mối điệp tin ong

Mặc ai lá thắm chỉ hồng bạn duyên

Khi xưa phẩm cách người tiên

Lẽ nào lỡ để hồng liên bùn lầy. ”

Phạm Thái ông và Phạm Thái bà nghe con nói đã cạn lời, ngỡ rằng con mình tiền thân Phật Quan Thế Âm giáng sinh chăng, nên cũng chiều lòng con, không nói đến sự nhơn duyên nữa.

Đến năm nhâm ngọ niên hiệu Lê Thanhs Tôn Quang Thuận tam niên, Đức Tiên Chúa hai chín tuổi thì Đức Phạm Thái công tạ thế.

Ngán thay dưới đất trên trời

Một người mà gánh hai vai thâm tình

Báo ân tử đức sinh thành

Gần xa ai kẻ nức danh nữ tài.

Cử tang mới được hai năm, thì Phạm Thái bà cũng theo Phạm Thái ông về nơi cực lạc.

Tức là năm giáp thân niên hiệu vua Lê Thánh Tôn Quang Thuận ngũ niên ( 1464 ) Đức Tiên Chúa lên ba mươi mốt tuổi, Đức Tiên Chúa đau lòng xót ruột ngất đi tỉnh lại không biết mấy mươi lần.

Than ôi! Trên không anh, dưới không em phải một mình bối rối ngậm thảm nuốt sầu, khó bề toan liệu, bèn mời các bậc trưởng lão trong làng trong xóm lại bàn, các ông trông thấy đức Tiên Chúa nết na hiếu lễ, ai cũng thương tình rồi người giúp việc này kẻ đỡ việc khác sự tống táng Phạm Thái bà rất là trọng hậu.

Thân Đức Tiên Chúa bao quản tàn toan, nào hầu hạ họ đương làng nước, nào tiếp đãi kẻ viếng người thăm, nào lo việc thiết đàn làm chay cầu siêu cho song thân, nào lo việc tống táng an toàn nào là lo sắm cỗ bàn thực phẩm để tiếp đãi bà con làng xóm, một mình Đức Tiên Chúa trăm tính ngàn toan, lo đâu đó rất là chu đáo, sau việc tống táng xong rồi, Đức Tiên Chúa lại lo báo đáp những kẻ có công, lạy tạ những người giúp việc không sót một điều đáng trách được, đến tuần tứ cửu làm chayđại đàn bố thí bẩy ngày đêm, Đức Tiên Chúa cầu nguyện cho vong linh hai thân được siêu độ, lòng hiếu thảo thấu đến cửa thiên.

Đức Thượng Đế liền truyền đem bộ trắc giáng ra ngự lãm. Đức Thượng Đế thấy Tiên Chúa còn mười năm nữa mới đến hạn quy tiên.

Còn Phạm Thái ông cùng Phạm Thái bà hằng ngày lo làm điều phúc thiện, tu nhơn tích đức, cũng được siêu độ.’

Từ ngày Thung Huyên khuất núi, Đức tiên Chúa buồn ràu ngày biếng ăn đêm biếng ngủ, chỉ thở vắn than dài không còn muốn gì nữa, ở trong làng có một ông cụ già thấy Đức Tiên Chúa nết na hiếu thuận cũng thương tình mới đến khuyên giải, bày vẽ cho Đức Tiên Chúa rằng:

“Đạo làm con, khi cha mẹ mất rồi, không pơhải là than phiền như thế mãi mới là hiếu, hai ngài không có con trai, chỉ một mình cô là gái, mà cô không xuất giá, thế là gái cũng như trai, cô nên giả sầu làm vui, chăm chỉ làm ăn, mà giữ bền cơ nghiệp kẻo một mai cơ đồ sa sát chắc hai ngài ở dưới cửu tuyền cũng không được thoả dạ, cô nên nghĩ lại khuya sớm giải khuây ”.

Đức Tiên Chúa nghe nói, mới hồi tỉnh lìên quỳ xuống lậy tạ mà rằng: “ Thưa cố, những lời cố dậy con xin ghi tạc vào lòng và ơn đó sau này con không giám quên ”.

Từ đó về sau, Đức Tiên Chúa canh cửi vá may, lo lắng làm ăn, không buồn ràu như trước nữa. Có một hôm Đức Tiên Chúa thấy chiêm bao, có bà Tam Tinh Công Chúa lại nói rằng: Tôi là con gái Vua Động Đình, vâng mệnh đem vàng bạc châu báu lại giúp.

Quả nhiên trong khoảng mười năm đó, tài chí như xuyên, Đức Tiên Chúa làm, ăn phát đạt, chẳng bao lâu mà Đức Tiên Chúa giàu gấp năm gấp mười hơn trước.

Đức Tiên Chúa cảm cái ơn đó, nên bây giờ cứ đệ niên đến ngày hai mươi hai tháng tám là ngày kỵ vua Động Đình thì Quần Tiên hội lại trấn thiết lễ nghi làm lễ chiêm bái để tỏ lòng không quên gốc và ơn.

Đức Tiên Chúa giàu thêm lên bao nhiêu thì Đức Tiên Chúa làm phước thiện bấy nhiêu nào trợ cấp cho đồng dân, lo dựng chùa lập miếu cho làng, lo xây đắp mộ cho các vị Tiên Linh và sửa sang nhà từ đường để phụng sự, còn dư giả bao nhiêu Đức Tiên Chúa bố thí cho tất cả bốn phương dân cùng.

Ngày tháng thoi đưa chẳng bao lâu, mà hạn của Đức Tiên Chúa về Linh Tiêu đã đến, một buổi chiều kia về tiết mùa xuân năm Quý Tị hiệu Lê Hồng Đức thứ tư ( 1473 ) Đức Tiên Chúa chẵn bốn mươi tuổi, một hôm khí trời mát mẻ, trăm hoa đua nở trong vườn trên cành oanh hót líu lo, Đức Tiên Chúa cũng nhơn khi nhàn hạ dạo gót sen ra vườn thưởng ngoạn xuân cho tiêu sầu giải muộn, bữa đó chính là ngày mùng chín tháng giêng, Đức Tiên Chúa sực nhớ lại ngày đó là ngày vạn thọ Đức Ngọc Hoàng Thượng Đế rồi đức Tiên Chúa mơ màng ôn lại trong trí nhớ rằng:

Hiện bây giờ trên điện văn minh Đức Thượng Đế còn đương :

“ Cân đai áo mão rỡ ràng

Các quan văn võ bày hàng hai bên

Quần thiên nhạc mới tâu lên

Trân châu mã não ngự viên sẵn bày

Kim Đồng Ngọc Nữ đông thay

Bàn đào đơn dược tiễn ngay ngự tiền ”.

Đức Tiên Chúa nhớ vậy lấy làm buồn lắm lên thường thường trông cho ngày tháng mau qua để đến hạn về trời mà hưởng vui cùng chị em trong cung Quảng.

Bước qua tháng ba năm quý tỵ ( 1473 ) đêm mùng một Đức Tiên Chúa thấy vị Thổ Thần ( tức là Phùng Vương ) đến tâu với Đức Tiên Chúa rằng : “ Quảng cai long mạch bấy lâu, phụng sai rước Chúa về chầu Thiên Cung ”.

Tâu xong bỗng có trận gió ào ào làm cho đổ lộc rung cây, có một đám mây ngũ sắc dựng lên mùi thơm ngào ngạt, kế đó đá trên không trung rơi xuống, hiện ra các bà Tiên nữ, Đức Tiên Chúa xem ra đã thấy Quân Tiên chầu sẵn có hai bà Tiên nữ, một bà bưng quả ngọc thạch, một bà bưng quả ngọc đào, đệ nên dâng Đức Tiên Chúa, liền đó Tiên Cháu dở ra, quả trầu sẵn có con dao, quả đào, Đức Tiên Chúa liền cầm dao cắt quả đào chật tay rơi ba dây máu, ba dây máu ấy bây giờ gọi là ba khê Công Chúa.

Tiên Chúa còn đương xem ngón tay, thì xa loan đâu đã đến, đến nơi rước Đức Tiên Chúa về chầu Thượng Đế. Bữa đó chính là ngày mồng hai giờ dần tháng ba năm quý tị niên hiệu Hồng Đức thứ tư, triều Lê Thánh Tôn ( 1473 ).

Quần Tiên vâng mệnh chỉ truyền, Tam Tinh cùng với Chúa Tiên phản hồi khi Tiên Chúa về đến Linh Tiêu, trước vào bái yết Phụ Hoàng cùng Phụ Mẫu, rồi ra chào văn võ bách quan, sau đi thăm các vị quần Tiên cùng chị em trong cung Quảng thiệt là :

“ Bầu trời cảnh Phật non Tiên

Mới hay vui thú khác miền trần gian

Linh Tiêu ngày tháng thanh nhàn

Tràng sinh đơn nhược rõ ràng là đây .”




Thông Tính khi giáng khi thăng lần thứ nhất

-------------------------------



Tính từ khi Đức Tiên Chúa giáng sinh, năm giáp dần niên hiệu Lê Thiệu Bình nguyên niên ( 1434 ) cho đến năm quý tỵ niên hiệu Lê Hồng Đức tú niên ( 1473 ) là 40 năm, Đức Tiên Chúa chẵn bốn mươi tuổi, y như lời ngự phê, tứ phương lai cúng Phật, khi cho Đức Tiên Chúa giáng trần.

Bấy giờ Đức Tiên Chúa ở trên Linh Tiêu, tuy rằng vui thú non tiên song lòng còn nhớ tới miền Nghĩa Hưng.

Một ngày kia trên Thiên Cung nhơn tiện vạn thọ Đức Ngovj Hoàng Thượng Đế cờ treo ngũ sắc, đèn sáng muôn màu, trên bàn ngự sơn hào hải vị trước sân rồng vũ nhạc tiêu thiểu.

Liệt Thánh Liệt Tiên, bá quan văn võ, làm lễ chức thọ trước sân ngọ điện rất là tôn nghiêm, nhạc quân thiên vừa mới tâu lên, khúc nghê thường trước sân chen gót, cờ phất trống rung, khoái kỳ năm quanh quấn càn khôn, mùi trầm hương thơm lừng ngọc bệ.

Đức Tiên Chúa thấy thế, sực nhớ đến khi ở trần gian, Đức Tiên Chúa chưa khi nào làm lễ chúc thọ cho song thân được long trọng như thế, để báo hiếu cho cha mẹ, bèn cảm động quá thổn thưc trong lòng, chân tay rời rã.

Cho nên đến lần Đức Tiên Chúa dâng thọ tửu nên Đức Ngọc Hoàng thì bỗn sẩy tay rơi chén Ngọc.

Đức Ngọc Hoàng thất ý, liền truyền ghi tên vào sổ trích giáng trần thế, ( Lúc này là năm Lê Anh Tôn, Thiên Hựu nguyên niên, đinh tỵ).

Đức Tiên Chúa bị trích giáng không có ý bằng lòng, cho nên chân bên tả đi nghiêng, lệch không thẳng. Đức Ngọc Hoàng thấy thế bèn truyền Đức Thế Tôn lê phán rằng:

“ Quỳnh Nương bị trích, ta thấy khi ra chân bên tả hơi lệch, tất sau này có cái biến phi thường, trần gian nhiều người oan khổ, vậy ngươi phải nhớ sai ba vị Tiền Quan, Trung Quan và Hậu Quan ra phép trừ đi mới khỏi ”.

Đức Thế Tôn lãnh chỉ lui ra.

Tính từ khi Đức Tiên Chúa về chầu Thượng Đế ở trên Linh Tiêu từ Lê Hồng Đức tứ niên quý tỵ ( 1573 ) cho đến Lê Thiên Hựu đinh tỵ nguyên niên ( 1557 ) là tám bốn năm chẵn, lại bị trích giáng xuống trần.