Bát quái có hình tám cạnh , giữa bát quái là miếng gương tròn , nhưng phần lớn là hình biểu tượng Âm Dương như đã mô tả trên. Bao quanh phần trung tâm Bát quái là 8 ô với 8 quái của quẻ dịch
Đoài Càn Khôn Ly Chấn Cấn Tốn
Mỗi quẻ biểu tượng bằng những nét liền (Dương ) hay đứt (Âm)


Tiên thiên Bát quái:




Tiên Thiên bát Quái

Là hình Bát quái được sắp xếp theo trật tự có tính đối xứng rất rõ. Đối xứng với một hào Âm (vạch đứt) sẽ là một hào Dương (vạch liền). Quẻ Càn ở trên cùng gồm 3 hào dương (3 vạch liền) thì đối xứng dưới cùng là quẻ Khôn gồm 3 hào âm (3 vạch đứt). Quẻ Khảm gồm 1 hào dương nằm giữa 2 hào âm thì đối xứng là quẻ Ly gồm 1 hào âm nằm giữa hai hào dương.

Sự vận động của Tiên thiên bát quái về mặt hình học là khá rõ ràng: ngược chiều kim đồng hồ, cứ thay thế một hào âm bằng một hào dương (hoặc một hào dương bằng một hào âm) từ trên xuống, sẽ cho quẻ tiếp theo phía bên trái.

Hậu thiên Bát quái:




Hậu Thiên bát Quái


Hậu thiên bát quái đặt các quẻ theo trình tự ngược chiều kim đồng hồ là: Càn - Khảm - Cấn - Chấn - Tốn - Ly - Khôn - Đoài, với quẻ Càn nằm ở góc đông nam theo hướng nhìn từ mặt đất. Đối với phương vị theo thiên văn thì đó lại là góc tây bắc.