Trích lươc của viên nghiên cứu VHGD-Ngô đưc Thịnh.
ĐẠO MẪU,SỰ TÍCH HỢP GIÁ TRỊ VĂN HÓA-NGHỆ THUẬT

Trong các loại hình văn hóa cùa con người có một dạng văn hóa khá đặc thù,đó là "văn hóa tôn giáo"như văn hóa Phật giáo,văn hóa Gia tô giáo,văn hóa Ấn giáo.Đối với một số tín ngưỡng hay tôn giáo sơ khai,chúng ta cũng có thể dõi thấy những dạng thức văn hóa,những quá trình tích hợp văn hoa'- nghệ thuật như vậy,trong đó có Đạo Mẫu,đối tượng mà chúng ta đang xem xét là một ví dụ khá tiêu biểu.
Vậy có thể hiểu thế nào về cái gọi là"văn há tôn giáo"?Đó là toàn bộ những biểu tượng và những giá trị văn hóa mang tính hệ thống được hình thành,tích hợp và phát triển trên nền tảng một ý niệm,một giáo lý,một hệ thống tổ chức tôn giáo nào đó,chúng tạo ra các giá trị đích thực và thỏa mãn những nhu cầu về nhận thức,lối sống,thẩm mỹ của con người,chúng trở thành hiện tượng phát sinh gắn bó hữu cơ với tôn giáo ấy.
Có lẽ hiếm thấy một hình thức tôn giáo tín ngưỡng dân gian nào như Đạo Mẫu mà ở đó thể hiện khá tiêu biểu quá trình nảy sinh và tích hợp các hiện tượng và giá trị văn hóa mang sắc thái dân tộc độc đáo,như nghệ thuật ngôn từ,nghệ thuật diễn xướng và tạo hình dân gian,các hình thức sinh hoạt cộng đồng...(còn nữa)