2. Nghi án Âm Dương và Tiên Thiên Bát Quái:

Trong Hệ Từ Hạ [13] có viết: “Vua Phục Hy (2850? BC) ngửa xem tượng trời, cúi xem phép tắc dưới đất, xem các văn vẻ của chim muông cùng những thích nghi của trời đất. Gần thì lấy thân mình, xa thì lấy ở vật, thế rồi mới làm ra Bát Quái để thông suốt cái đức của thần minh và phân loại các tính của vật.”. Hầu hết, tất cả sách viết về Kinh Dịch đều viết nôm na như sau: “Tương truyền, vào thời Phục Hy có con Long Mã xuất hiện trên Hoàng Hà. Trên mình có những đốm gồm các xoáy trắng đen. Vua Phục Hy dựa theo các xoáy đó mới vạch một vạch để tượng trưng cho Dương và một vạch rời để tượng trưng cho Âm. Nhận thấy vạn vật tồn tại, hình thành do vận hành lên xuống của Dương và Âm và ông đã lập nên Tiên thiên bát quái.”. Vậy Hà Đồ có dáng dấp như thế nào? Dưới đây là hai trong các hình vẽ có được:







a. Truyền thuyết và sự thật:

Chúng tôi cho rằng trong truyền thuyết có chuyển tải một phần sự thật. Tuy nhiên truyền thuyết cần phải nhìn nhận lại theo một trình tự logic nhất định. Ngoài ra, cần phải lượng định cái giá trị truyền thuyết đối với những gì trong thực tế được xây dựng từ nó.



Ví dụ: câu chuyện trăm trứng trăm con của Mẹ Âu Cơ và Cha Lạc Long [14]. Ta suy luận: làm sao có ai đẻ ra bọc trăm trứng, nở trăm con. Nhưng như vậy các cụm từ “bọc trứng” và “nở” cũng nói lên một thuyết sự hình thành nên dân tộc ta dính dáng đến loài chim nào đó. Có nghĩa, người Việt ta gắn bó với một sinh vật nào đó và có thể suy ra từ Việt nguyên thuỷ liên hệ với thuyết này. Hay như trăm con cũng khó có, nhưng thật vô lý khi cho rằng không có chuyện đó thì làm sao có chuyện chia con lên rừng, xuống biển. Ta thử suy luận logic như sau: Dân Việt sống nơi có nhiều thứ chim và một vật sống dưới nước (ví dụ cá sấu chẳng hạn). Vì chúng khá nhiều nên họ nghĩ chuyện hình thành ra họ (hay dân tộc họ) có dính dáng gì đến các động vật này. Và họ suy tôn chúng lên thành linh vật của mình. Hay họ cho là họ từ chúng mà ra (bằng suy luận logic, ông Darwin cũng cho rằng chúng ta phát sinh từ khỉ đấy sao). Một hôm, vợ chồng thủ lĩnh, hay vua, hay trưởng bản, hay tổng thống, hay là tên gọi gì đó để chỉ thị người có quyền uy cao nhất lúc ấy tập họp những thanh niên ưu tú lại (ví dụ 50 hay 100 hay lớn hơn 1000 chẳng hạn) và nói: Chúng ta sống ở vùng có sông, có núi. Kẻ giỏi săn bắn, người giỏi đi thuyền. Bởi vậy, ta chia thành hai nhóm để khai thác triệt để thiên nhiên. Vậy, truyền thuyết con rồng, cháu tiên có sai không? Hoàn toàn đúng và logic.



Còn chuyện Kinh Dịch thì sao? Ai trong chúng ta đều biết Kinh Dịch là một triết thuyết lớn của Á Đông ta. Thế nhưng, cái tiên đề khởi thuỷ của nó là truyền thuyết có con long mã in 4 cụm số. Làm sao có thể có con long mã như thế?!! Con long mã như thế không có thì lấy đâu ra việc ngài Phục Hy vạch bát quái từ nó. Cũng có thể chúng ta cho rằng: “Ngài Phục Hy nhìn thấy con long mã có các đốm xoáy kỳ lạ mà vẽ nên Âm nên Dương. Rồi ngài mới lập nên Tiên Thiên nhờ trí thông minh của mình.”. Vậy thì, câu chuyện Tiên Thiên khó ăn nhằm gì đến Hà Đồ. Thế nhưng, sử sách Trung Hoa khẳng định có điều như vậy. Ngay chuyện Âm Dương, suy luận logic ta tạm cho ngài Phục Hy làm ra hai vạch Âm Dương khi nhìn thấy con long mã có mấy cái xoáy. Thế nhưng nhìn con long mã, chúng ta cũng dễ thấy bước lập ra Âm Dương đơn giản nhất là theo hình con long mã như sau: Dương: , Âm: . Hay suy nghĩ đơn giản hơn là chỉ có hai thể gọi là nọc và nòng, hay hai thể chẵn và lẻ. Có nghĩa chẵn lẻ là hai khái niệm đầu tiên của triết thuyết dịch chứ không phải Âm và Dương. Người ta lại dũng cảm lý luận chẵn thuộc Âm, lẻ thuộc Dương!!! Mà phải đâu xa, trong Hệ Từ Hạ viết: “Gần thì lấy thân mình,…”. Hiển nhiên cần phải lấy thân của bà vợ nữa. Đàn bà thuộc Âm, hiển nhiên là vậy vì đàn bà có hai lỗ (không tròn thì cũng gần tròn). Còn đàn ông thuộc dương. Cũng phải, vì chàng có cây gậy và và chỉ một lỗ tròn thôi như sau . Thật hoàn toàn logic khi cho rằng, các thánh nhân Trung Hoa (có lẽ là sau này chứ không phải là Phục Hy) khi nhìn các hình trên đã thay hình tròn màu trắng thành vạch màu đen còn vạch màu đen thì chuyển thành trắng để thành hai vạch Âm, Dương như bây giờ. Nhưng điều đó cũng không quan trọng. Quan trọng ở đây, chúng tôi muốn nói hai hình trên đã có một dân tộc dùng nó rồi, vẽ rất nhiều vào trong các di vật của họ và nó hoàn toàn giải nghĩa được vì sao chẵn lại là Âm mà lẻ là Dương, hay đàn bà là Âm, đàn ông là Dương, cũng như vì sao Dương lại có tính đi lên đi ra ngoài, con Âm lại đi xuống, thu nhận vào (chuyện giao hợp của hai sinh vật làm rõ vụ này). Vậy, nếu có hai thể từ Nọc và Nòng thể hiện đúng tinh thần Hà Đồ (của dân tộc khác), ta có thể liên tưởng những vạch Âm, Dương trong Kinh Dịch Trung Hoa là quá trình nhìn thấy, sửa đổi và sử dụng chúng như sản phẩm sáng tạo của mình chăng?.

b. Ngoài ra, hình tượng lưỡng thể nào (Nòng Nọc hay Âm Dương) giải thích được hai vấn đề: Dương nhẹ bay lên, Âm ô trọc, nặng có tính đi xuống. Thứ hai, làm sao 9 có tính dương cao hơn 1 và 8 có tính âm hơn 2. Vẽ như ngài Phục Hy thì chúng tôi không thể dùng được bất cứ logic nào để giải thích được vì sao một vạch đứt thì nặng nề hơn vạch liền. Còn vẽ theo kiểu nòng nọc thì hoàn toàn giải thích được. Khi vẽ nòng và nọc, người xưa đã hàm ý về trọng lượng trong đó. Đồng thời cũng hàm ý sự liên kết để tạo ra trọng lượng. Âm số càng cao thì hình của nó càng nặng, càng trôi xuống (mà quan sát điều này thường xuyên nhất có lẽ là các cư dân sống ở vùng sông nước). Còn Dương số càng cao, nhưng vì nó không liên kết với nhau nên tốc độ đi lên của nó cũng không thấp hơn khi có một. Tính Dương nó mạnh do nhiều cái Dương hợp lại và bao trùm hơn giống như việc đống lửa to nóng hơn và cao hơn đống lửa nhỏ vậy. Hơn nữa, khi bay lên cái nọc này đụng vào nọc kia đẩy nọc kia bay lên cao hơn. Tuy một nọc phải chùng lại một ít nhưng nó vẫn bay lên. Kết quả tất cả đều đi lên, nhưng khi Dương số lớn sẽ có một số nọc bay nhanh hơn bình thường. Các bạn nghĩ đấy là bây giờ khi ta biết Vật Lý mới giải thích được chăng? Chúng tôi cho rằng, người xưa hoàn toàn quan sát được hiện tượng này khi nhìn những cụm bông gòn bay lên trời.

c. Hình, số hay số hình: Bằng logic suy luận chúng tôi đã giới thiệu trên, chúng ta dễ thấy hai vạch Âm và Dương hay nọc và nòng phải được hình thành trước. Sau đó, người ta thử các tổ hợp (gồm ba vạch chồng lên nhau) để lập ra Tiên Thiên và cuối cùng là mã hoá chúng bằng số qua đồ hình nào đó, có thể là Hà Đồ chẳng hạn. Mà Hà Đồ có đơn giản gì đâu? Nó hàm chứa cả hình, số và cả những hàm ý triết lý sâu xa bên trong. Thế mà người ta lại bảo, ông Phục Hy lại làm hai vạch Âm Dương ra từ Hà Đồ. Hà Đồ có khi nền tư tưởng triết lý kinh Dịch đã được xây dựng. Chứ không phải ngược lại.