Chiến tranh vô nghĩa?
Howard W. French
Phạm Văn dịch

MALIPO, Trung Hoa - Sau khi leo lên những nấc thang đá dốc, khách đến viếng lần đầu sẽ sửng sốt khi thấy nghĩa trang liệt sĩ ngay bên ngoài thị trấn rốt cuộc hiện ra: xa tít tầm mắt, hàng dãy mộ uốn cong theo triền đồi, mỗi ngôi mộ có một tấm bia xi măng với phù hiệu một ngôi sao lớn màu đỏ, một cái tên và một câu khắc.



Trước kia cả hai Long Chaogang và Bai Tianrong đã đến nơi đây. Cả hai là cựu chiến binh trong cuộc chiến tranh giữa Trung Hoa và Việt Nam, cuộc chiến mở đầu bằng trận đánh dữ dội vào giữa tháng Hai năm 1979, thỉnh thoảng họ trở lại tìm các bạn đã mất. Hôm nay, họ leo lên leo xuống hơn một giờ trên sườn núi hoang vắng gần biên giới Việt Nam để cố tìm kiếm giữa tên của 957 người lính chôn cất nơi đây, thỉnh thoảng dừng lại châm điếu thuốc đặt lên mộ để cúng một đồng chí.

Nơi đây tĩnh lặng chiếm ngự, chỉ có ngọn gió thoảng xào xạc qua rặng tre của nghĩa trang, cái tĩnh lặng thích hợp với một cuộc chiến bị cố tình quên lãng ở Trung Hoa. Theo ước tính chính thức, có 20.000 người Hoa chết trong tháng đầu trận chiến, khi lực lượng của đất nước này xâm lăng Việt Nam phải đối diện với sự chống trả anh dũng, và một số khác đã chết không được nhắc đến khi cuộc chiến lan qua thập niên 1980. Phía Việt Nam không có ước tính chính thức số thương vong, nhưng người ta cho rằng ít hơn.

Mười sáu năm đã qua, Trung Hoa chẳng sản xuất ra “Rambo” nào, đừng nói đến một “Deer Hunter” hay “Platoon”. Có vài bộ phim, tiểu thuyết và hồi ký về nỗi đau khổ của người lính và gia đình họ. Nhưng không có cuộc thăm dò cặn kẽ nào về nỗi kinh hoàng hay về lý do mơ hồ phải trái của cuộc chiến. Không có đài tưởng niệm nào uy nghi hơn những nghĩa trang như nghĩa trang này, phần lớn ở vùng biên giới xa xôi nơi đây. Nói tóm lại, đất nước Trung Hoa không trải qua một cuộc giày vò nào, và không phải vượt qua một hội chứng Việt Nam nào.

Nhiều cựu chiến binh chính họ cũng không nói được tại sao họ tham gia vào cuộc chiến. Phần lớn miễn cưỡng thảo luận với kẻ ngoài cuộc, và thậm chí cự tuyệt cả với gia đình họ. Khi được hỏi cuộc chiến về cái gì, Long Chaogang, người lính bộ binh 42 tuổi trầm lặng đã thấy những trận đánh ác liệt, ngập ngừng nói: “Tôi không biết”. Lúc được hỏi ông giải thích thế nào với gia đình về quá khứ của mình, ông kể đứa con gái 12 tuổi của ông có lần đã hỏi và ông chỉ bảo là chẳng dính líu gì đến việc của nó.

Lãng quên trên tầm vóc lớn như thế chẳng phải do thụ động. Đó là sản phẩm của nỗ lực sắt đá và kiên trì của nhà nước trong việc kiểm soát thông tin, cụ thể là kiểm soát lịch sử. Học sinh đọc sách giáo khoa ngày nay không thấy nhắc đến cuộc chiến. Các tác giả đào bới lịch sử thường bị từ chối xuất bản. Năm 1995, cuốn tiểu thuyết về trận chiến, “Traversing Death”, dường như sắp đoạt giải tiểu thuyết toàn quốc nhưng bỗng dưng bị loại khỏi cuộc thi mà không có lời giải thích.

Nhà cầm quyền Trung Hoa cương quyết chận đứng tranh luận có lẽ vì biến cố đã chấm dứt trong thế bí đẫm máu, mâu thuẫn với lời tường thuật phổ biến của Đảng Cộng sản cầm quyền về một đất nước Trung Hoa không bao giờ đe dọa hay tấn công láng giềng, và về một tầng lớp lãnh đạo khôn ngoan và công chính không thể sai lầm. Tên gọi vụng về cho cuộc xung đột là “cuộc chiến tự vệ và phản công chống Việt Nam” nhằm củng cố quan điểm này.

Các sử gia cho rằng hiển nhiên Trung Hoa đã chủ động gây thù nghịch, và cuộc xung đột đã xảy ra hoàn toàn trên đất Việt Nam. Dư luận chung cũng cho rằng dù Trung Hoa không dứt khoát thua trận, cuộc chiến vẫn là một lỗi lầm đắt giá vì những mục đích thiếu minh bạch, trong đó đáng kể là mục đích trừng phạt Việt Nam vì đã lật đổ lãnh tụ Khmer Đỏ là Pol Pot, một đồng minh của Trung Hoa, một trong những kẻ độc tài đẫm máu nhất của thế kỷ 20.

Từ đó đến nay, một số sử gia phỏng đoán rằng cuộc chiến cũng có thể nằm trong kế hoạch hiện đại hóa của Đặng Tiểu Bình, nhà lãnh đạo tối cao của Trung Hoa, bằng cách nêu bật ra kỹ thuật kém cỏi của Quân đội Giải phóng Nhân dân của Mao. Một số khác cho rằng Đặng khởi động cuộc chiến để quân đội phải bận tay trong khi ông củng cố quyền lực, loại bỏ những địch thủ tả khuynh từ thời Mao.

Ngày nay, các cựu chiến binh thường bám vào những lời giải thích này, nhưng họ cũng giận sôi vì đã bị làm vật lót đường trong trò chính trị bỉ ổi. Xu Ke, một cựu lính bộ binh 40 tuổi vừa tự xuất bản tập “Trận chiến cuối cùng” về cuộc xung đột, nói: “Chúng tôi bị hy sinh cho chính trị, và không phải chỉ có tôi nghĩ thế - rất nhiều đồng chí cũng cảm thấy thế, và chúng tôi trao đổi ý nghĩ của mình qua mạng điện tử. Trung Quốc không muốn nhắc đến chuyện lịch sử cũ đáng buồn này vì giờ đây sự việc khá ổn định với Việt Nam. Nhưng cũng vì lý do biện minh cho chiến tranh hồi ấy bây giờ không đứng vững nữa”.

Ông Xu, nay là nhà thiết kế nội thất ở Thượng Hải, nói ông đã bỏ tiền túi ra đi khắp nước để làm nghiên cứu cho quyển sách, và ông thấy trong khắp các thư viện, tài liệu về cuộc chiến đã bị rời đi. Một bản tóm lược thập niên 1980 đầy đủ đến mức có lời những bài hát phổ biến nhất thập niên cũng không nói gì về vụ xung đột. Ông Xu nói: “Tựa như ký ức bị xóa bỏ, như thể thậm chí chưa từng xảy ra. Tôi đến các sử gia quân đội tìm tài liệu, họ bảo ‘Thậm chí đừng bao giờ nghĩ tới’. Thái độ của Trung Hoa như là: hãy nhìn tới tương lai và cùng nhau làm giàu”.

Cuộc chiến đã sản xuất ra một ngôi sao được ưa chuộng. Một ca sĩ tên Xu Liang, mất một chân trong chiến tranh, trở thành anh hùng và thần tượng khi ông xuất hiện trên truyền hình toàn quốc, mặc đồng phục ngồi trên xe lăn và hát về đức hy sinh cá nhân. Sau đó ông Xu (không liên quan gì với tác giả cuốn “Trận chiến cuối cùng”) xuất hiện trong hơn 500 buổi tuyên truyền trên khắp nước trước khi biến mất khỏi công chúng vào khoảng năm 1990, ngay sau khi cuộc chiến chấm dứt.

Ngày nay, ông vỡ mộng đến nỗi khi thiên hạ nhận ra ông trên đường phố Bắc Kinh, ông bảo rằng họ đã nhầm người. Khi được hỏi cuộc chiến có chính đáng không, ông nói các nhà lãnh đạo Trung Hoa đã tiện tay dùng Việt Nam như một kẻ thù để dập tắt xung đột nội bộ.

Ông nói: “Tuyên truyền nằm trong tay nhà nước. Một người bình thường vô dụng biết gì? Khi người ta muốn làm điều gì, họ tìm được cả ngàn lý do, nhưng những lý do đó chỉ là cái cớ, không phải là nguyên nhân thật”.

The NewYork time

-----------------------------------------------------

Was the War Pointless? China Shows How to Bury It

By HOWARD W. FRENCH

Published: March 1, 2005

http://query.nytimes.com/gst/fullpag...50C0A9639C8B63

MALIPO, China - After a walk up a steep stone staircase, first-time visitors are astonished when the veterans' cemetery just outside this town finally pops into view: as far as the eye can see, the curving arcade of hillside is lined with row after row of crypts, each with its concrete headstone emblazoned with a large red star, a name and an inscription.



Long Chaogang and Bai Tianrong, though, had both been here before. The two men, veterans of China's war with Vietnam, which began with intense combat in mid-February of 1979, return from time to time looking for lost friends. And for more than an hour this day, they climbed up and down the deserted mountainside near the Vietnam border searching in vain through the names of the 957 soldiers buried here, stopping now and then to light a cigarette and place it on a tomb in offering to a comrade.

The silence that prevails here, disturbed only by a gentle breeze rustling through the cemetery's bamboo groves, is fitting for a war that is being deliberately forgotten in China. By official reckoning, 20,000 Chinese died during the first month of fighting, when this country's forces invaded Vietnam in the face of spirited resistance, and untold others died as the war sputtered on through the 1980's. There are no official estimates of Vietnamese casualties, but they are thought to have been lower.

Sixteen years on, China has produced no "Rambo," much less a "Deer Hunter" or "Platoon." There have been a few movies, novels and memoirs about the suffering of the soldiers and their families. But no searing explorations of the horror or moral ambiguity of war. There are no grander monuments than cemeteries like these, found mostly in this remote border region. China, in short, has experienced no national hand-wringing, and has no Vietnam syndrome to overcome.

Many of the veterans themselves are hard-pressed to say why they fought the war. Most are reluctant to discuss it with an outsider, and even rebuff their families. Asked what the war was about, Long Chaogang, a reticent 42-year-old infantryman who saw heavy combat, paused and said, "I don't know." Asked how he explained his past to his family, he said that when his 12-year-old daughter had once inquired he simply told her it was none of her business.

Forgetting on such a great scale is no passive act. Instead, it is a product of the government's steely and unrelenting efforts to control information, and history in particular. Students reading today's textbooks typically see no mention of the war. Authors who have sought to delve into its history are routinely refused publication. In 1995, a novel about the war, "Traversing Death," seemed poised to win a national fiction award but was suddenly eliminated from the competition without explanation.

If the Chinese authorities have been so zealous about suppressing debate it is perhaps because the experience, which effectively ended in a bloody stalemate, runs so contrary to the ruling Communist Party's prevailing narratives of a China that never threatens or attacks its neighbors, and of a prudent and just leadership that is all but infallible. The ungainly name assigned to the conflict, the "self-defense and counterattack against Vietnam war," seeks to reinforce these views.

That China initiated hostilities is beyond dispute, historians say, and the conflict was fought entirely on Vietnamese soil. It is also generally held that if the war did not produce an outright defeat for China, it was a costly mistake fought for dubious purposes, high among them punishing Vietnam for overthrowing the Khmer Rouge leader of Cambodia, Pol Pot, a Chinese ally who was one of the 20th century's bloodiest tyrants.

Since then, some historians have speculated that the war may also have fit into the modernization plans of China's former paramount leader, Deng Xiaoping, by highlighting the technological deficiencies of the Maoist People's Liberation Army, or P.L.A. Others say the war was started by Mr. Deng to keep the army preoccupied while he consolidated power, eliminating leftist rivals from the Maoist era.


Today, veterans often cling to these explanations but also fume about being used as cannon fodder in a cynical political game. "We were sacrificed for politics, and it's not just me who feels this way - lots of comrades do, and we communicate our thoughts via the Internet," said Xu Ke, a 40-year-old former infantryman who recently self-published a book, "The Last War," about the conflict. "The attitude of the country is not to mention this old, sad history because things are pretty stable with Vietnam now. But it is also because the reasons given for the war back then just wouldn't stand now."


Mr. Xu, who now works as an interior designer in Shanghai, said he had traveled the country at his own expense to research the book and found that at library after library materials about the war had been removed. A compendium about the 1980's so complete as to have the lyrics of the decade's most popular songs said nothing of the conflict. "It's like a memory that's been deleted, as if it never even happened," Mr. Xu said. "I went to the P.L.A. historians for materials, and they said 'Don't even think about it.' The attitude of China is like, let's just look toward the future and get rich together."

The war did produce one star of popular culture. A singer named Xu Liang, who lost a leg in combat, became a hero and idol when he appeared on national television seated in a wheelchair in uniform and sang about the virtues of personal sacrifice. Mr. Xu (who is unrelated to the author of "The Last War") went on to give more than 500 pep talks around the country before disappearing from public view around 1990, just after the war's end.

Today, he is so disillusioned that he tells people who recognize him on the streets of Beijing that they must be mistaken. Asked whether the war was just, he said China's leaders used Vietnam as a convenient enemy to quell internal conflict.

"Propaganda is in the government's hands," he said. "What does a worthless ordinary man know? When they want to do something, they can find a thousand justifications, but these are just excuses. They are not the genuine cause."