kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: Quốc kỳ Việt Nam

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Quốc kỳ Việt Nam

    Quốc kỳ Việt Nam

    Bách khoa toàn thư mở Wikipedia


    Quốc kỳ Việt Nam hiện nay


    Tên Cờ đỏ sao vàng
    Sử dụng cờ và cờ hiệu dân sự và chính phủ.
    Tỷ lệ 2:3
    Chấp thuận 5 tháng 9 năm 1945 (Việt Nam Dân chủ Cộng hoà)
    2 tháng 7 năm 1976 (Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam)
    Thiết kế Một ngôi sao vàng lớn chính giữa nền màu đỏ.


    Sử dụng Cờ chiến tranh và cờ hiệu hải quân.

    Tỷ lệ 2:3
    Thiết kế Như trên, với một khẩu hiệu "quyết thắng" màu vàng ở góc trên phía trái.

    Quốc kỳ Việt Nam là lá cờ đại diện cho Việt Nam, là lá Cờ đỏ sao vàng, hình chữ nhật, chiều rộng bằng 2/3 chiều dài, nền đỏ, ở giữa có ngôi sao vàng năm cánh.[1] Ý nghĩa là cờ thể hiện trong nền đỏ tượng trưng cho cách mạng, màu vàng là màu truyền thống tượng trưng cho dân tộc Việt Nam, và năm cánh sao tượng trưng cho năm tầng lớp sĩ, nông, công, thương, binh cùng đoàn kết. [2] Tuy nhiên, cũng có ý kiến khác cho rằng màu đỏ nền cờ tượng trưng dòng máu đỏ, màu vàng ngôi sao tượng trưng da vàng, và năm cánh tượng trưng cho sự đoàn kết các tầng lớp bao gồm sĩ, nông, công, thương, binh trong đại gia đình các dân tộc Việt Nam.[3]

    Lá cờ này xuất hiện lần đầu tiên tại Khởi nghĩa Nam kỳ năm 1940, và sau đó trở thành lá cờ của Việt Minh. Sau khi Việt Minh giành được chính quyền, ngày 2 tháng 9 năm 1945, cờ đỏ sao vàng chính thức xuất hiện trong buổi lễ Tuyên bố độc lập tại quảng trường Ba Đình. Nó được công nhận là quốc kỳ của nước Việt Nam Dân chủ Cộng Hòa theo sắc lệnh của Chủ tịch Chính phủ Lâm thời Hồ Chí Minh ngày 5 tháng 9 năm 1945, và được Quốc hội khoá 1 năm 1946 khẳng định lại. Trong cuộc họp Quốc hội khóa I quy định cụ thể về quốc kỳ ngày 2 tháng 3 năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: "Lá cờ đỏ sao vàng đã thấm máu đồng bào ta trong Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Chính lá cờ này đã cùng phái đoàn Chính phủ đi từ châu Á sang châu Âu, từ châu Âu về châu Á; cờ đã có mặt trên khắp đất nước Việt Nam. Vậy thì trừ 25 triệu đồng bào, còn không ai có quyền thay đổi quốc kỳ và quốc ca".. Năm 1976, sau khi Việt Nam thống nhất, Quốc hội Việt Nam khóa VI đã lấy cờ đỏ sao vàng, quốc kỳ của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, làm quốc kỳ của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, với vài thay đổi nhỏ so với mẫu cờ nguyên thủy.[cần dẫn nguồn]


    Lịch sử

    Theo dòng lịch sử, lá cờ đại diện cho các chính quyền tại Việt Nam đã có nhiều hình dạng khác nhau.

    Hiệu kỳ


    Long tinh kỳ nhà Nguyễn từ 1802 đến 1863, và tiếp tục được dùng sau này khi Pháp xâm chiếm Việt Nam cho đến năm 1885Ở Việt Nam trước đây các nhà cầm quyền đã có các hiệu kỳ thường mang màu phù hợp với "mạng": người mạng kim thì cờ màu trắng, người mạng mộc mang màu xanh, mạng thủy thì màu đen, người mạng hỏa treo cờ màu đỏ, người mạng thổ dùng cờ màu vàng. Màu cờ của các triều đại thì được chọn theo thuyết của học phái Âm Dương Gia nhằm giúp triều đại hợp với một hành đang hưng vượng. Ngoài cờ của triều đại, các nhà vua đều có thể có lá cờ riêng, chỉ để biểu tượng cho hoàng gia.

    Có nguồn cho biết Hai bà Trưng (40-43) và bà Triệu Thị Trinh (222-248) đã dùng cờ màu vàng trong các cuộc khởi nghĩa của họ.


    Đại kỳ của vua Minh MạngVua Gia Long (1802-1820) dùng màu vàng cho là cờ tiêu biểu của vương triều mình. Có nguồn cho biết vua Khải Định (1916-1925), khi sang Paris dự hội chợ đấu xảo, cùng các quan Nam triều sáng chế tại chỗ cờ Long Tinh (thêm hai vạch đỏ tượng trưng cho hình rồng vào giữa lá cờ vàng) vì cần thiết cho nghi lễ. Tuy nhiên, từ "cờ long tinh" có lẽ đã xuất hiện từ thời vua Gia Long. Cụ thể, nó có tên Hán "Long Tinh Kỳ" với "Kỳ" là cờ; "Long" là rồng, biểu tượng cho hoàng đế, có màu vàng với râu tua màu xanh dương, tượng trưng cho Tiên và đại dương là nơi rồng cư ngụ; "Tinh" là ngôi sao trên trời, cũng là màu đỏ, biểu tượng cho phương Nam và cho lòng nhiệt thành, chấm ở giữa. Tóm lại "Long Tinh Kỳ" là cờ vàng có chấm đỏ viền tua xanh.

    Khi Pháp mới tấn công Việt Nam, Việt Sử Toàn Thư (trang 467) ghi "Từ Trung ra Bắc, cờ khởi nghĩa bay khắp nơi"; có tác giả chú thích rằng cờ này chính là cờ long tinh của nhà Nguyễn.

    Có nguồn cho biết, năm 1821, vua Minh Mạng còn lấy đại kỳ màu vàng, chung quanh viền kim tuyến (chỉ vàng).

    Cờ thời Pháp thuộc


    Cờ của chế độ bảo hộ Pháp trên toàn Đông Dương, 1923 - 9 tháng 3 1945Trong thời kỳ Pháp thuộc, chính quyền bảo hộ Pháp trên toàn Liên bang Đông Dương sử dụng lá cờ có nền vàng và ở góc trái trên cao là hình quốc kỳ Pháp, từ năm 1923 đến khi bị Nhật lật đổ vào 9 tháng 3 năm 1945.

    Tại từng vùng thuộc địa trên lãnh thổ Việt Nam, Nam kỳ dùng quốc kỳ Pháp (còn gọi là cờ tam sắc hay tam tài), Bắc kỳ và Trung kỳ dùng cờ biểu tượng cho vua nhà Nguyễn, nhưng cờ này chỉ được treo nơi nào có nhà vua ngự. Cụ thể nó được treo ở kỳ đài ở quảng trường Phu Văn Lâu, cột cờ đàn Nam Giao ở ngoại ô kinh thành Huế, hay cột cờ Hành Cung ở các địa phương.

    Cờ An Nam và những vùng có ảnh hưởng của vua nhà Nguyễn được miêu tả dưới đây theo từng giai đoạn:


    Long Tinh Kỳ
    1863 đến 1885[cần dẫn nguồn]


    Đại Nam Kỳ
    1885 đến 1890[cần dẫn nguồn]


    1890 đến 1920 [cần dẫn nguồn]


    Cờ long tinh
    1920 đến 9 tháng 3 năm 1945[cần dẫn nguồn]


    Từ khi Pháp tấn công lãnh thổ Việt Nam, cờ long tinh (nền vàng viền lam chấm đỏ) vẫn được dùng như biểu tượng quyền lực của nhà Nguyễn. Đến năm 1885, người Pháp không chấp thuận cho vua Đồng Khánh dùng Long Tinh Kỳ nữa vì lá cờ này thể hiện sự chống đối Pháp (vua Hàm Nghi dùng lá cờ này khi chống Pháp). Triều đình Đồng Khánh dùng lá cờ mới cũng có nền vàng, nhưng màu đỏ thì gồm hai chữ Hán Đại Nam, quốc hiệu của nước Việt Nam lúc đó, và lá cờ có tên Đại Nam Kỳ. Tuy nhiên, những chữ viết trên lá cờ không thực sự giống với các nét chữ Hán của quốc hiệu Đại Nam (大南).


    Cột cờ Huế, năm 1924Năm 1890, vua Thành Thái đổi sang dùng lá cờ có nền vàng ba sọc đỏ vắt ngang. [cần dẫn nguồn] Lá cờ này tồn tại qua các đời vua Thành Thái và Duy Tân [cần dẫn nguồn], những ông vua chống đối Pháp, và do đó cũng được coi là biểu tượng chống Pháp [cần dẫn nguồn]. Sau khi Thành Thái và Duy Tân bị Pháp bắt đi đày, Khải Định lên ngôi theo quan điểm thân Pháp đã thay đổi cờ. [cần dẫn nguồn] Ông dùng cờ nền vàng và một sọc đỏ lớn vắt ngang, và cũng gọi cờ này là cờ long tinh.

    Theo một số nguồn, đại kỳ màu vàng cũng có thể đã được treo thường xuyên quảng trường Phu Văn Lâu[cần dẫn nguồn]. Ngoài ra còn có các Tinh Kỳ, cờ Đại Hùng Tinh, cờ Nhật Nguyệt, cờ Ngũ Hành, được dùng để biểu thị nghi vệ Thiên Tử trong các buổi thiết triều, các dịp tế lễ, hay theo loan giá những khi nhà vua xuất cung. Lá cờ ban cho các khâm sai đặc sứ, còn được gọi là cờ Mao Tiết, thì màu sắc tùy nghi, trên mặt thêu họ và chức vụ của vị khâm sai, chung quanh viền ngân tuyến (chỉ bạc). Các cờ xí treo thời này thường có tua viền xung quanh.


    Các lá cờ ở nơi trưng bày lễ vật, thành Huế, năm 1924

    Lá cờ long tinh trong giai đoạn cuối của thời Pháp thuộc lần đầu được ấn định làm quốc kỳ nước Đại Nam khi Nhật Bản dần thay chân Pháp ở Việt Nam. Dưới áp lực của quân Nhật, Pháp cố duy trì ảnh hưởng của họ bằng cách đàn áp các phong trào chống đối và nâng cao uy tín của các nhà vua Đông Dương. Hoàng đế Bảo Đại nhân cơ hội này đã đưa ra một số cải cách, trong đó có ấn định quốc kỳ của nước Đại Nam là cờ long tinh; được Toàn quyền Đông Dương Jean Decoux chấp thuận. Cờ long tinh được dùng trên lãnh thổ Đại Nam (Bắc kỳ và Trung kỳ). Nam kỳ vẫn dùng cờ tam sắc của Pháp.

    Cờ quẻ Ly


    Cờ quẻ Ly của chính phủ Trần Trọng Kim, 9 tháng 3 1945 - 22 tháng 8 1945

    Sau khi phát xít Nhật đảo chính thực dân Pháp, hoàng đế Bảo Đại tuyên bố độc lập trên danh nghĩa, dưới sự bảo hộ của Nhật. Ngày 11 tháng 3 năm 1945, ông tuyên bố hủy bỏ Hòa ước Quý Mùi 1883 và Hòa ước Giáp Thân 1884. Chính phủ mới được thành lập ngày 17 tháng 4 năm 1945, đứng đầu là học giả Trần Trọng Kim. Quốc hiệu được đổi thành Đế quốc Việt Nam và, ngày 8 tháng 5 năm 1945, quốc kỳ được chọn gọi là cờ quẻ Ly. Cờ này cũng nền vàng, ở chính giữa có một quẻ Ly màu đỏ. Quẻ Ly là một trong 8 quẻ của bát quái và gồm một vạch liền, một vạch đứt và một vạch liền; bề rộng của các vạch này chỉ bằng một phần bề rộng chung của lá cờ.

    Cờ quẻ Ly về danh nghĩa là cờ của cả nước Việt Nam, nhưng trong thực tế Nhật vẫn cai trị Nam kỳ. Sau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, Nam kỳ mới được trao trả ngày 14 tháng 8 năm 1945, nhưng 10 ngày sau đó Hoàng đế Bảo Đại thoái vị. Nam Kỳ, trên thực tế, chưa bao giờ dùng cờ quẻ Ly.


    Long tinh Đế kỳTrong thời kỳ này, Long Tinh Kỳ trở thành lá cờ của hoàng đế, chỉ treo ở Hoàng thành Huế hoặc mang theo những nơi vua tuần du, gọi là Long Tinh Đế Kỳ. Long Tinh Đế Kỳ có sửa đổi nhỏ so với Long Tinh Kỳ trước đó: nền vàng đậm hơn và sọc đỏ thu hẹp lại bằng 1/3 chiều cao lá cờ, để tương xứng với cờ Quẻ Ly.

    Cờ đỏ sao vàng


    Cờ đỏ sao vàng là lá cờ của Việt Minh khi giành chính quyền ở Bắc kỳ tháng 8 năm 1945.

    Cuối năm 1940 phong trào kháng chiến chống Thực dân Pháp và Phát xít Nhật diễn ra mạnh mẽ ở các tỉnh Nam kỳ. Từ 21 đến 23 tháng 9 năm 1940, Xứ ủy Nam kỳ họp mở rộng bàn kế hoạch khởi nghĩa. Để tiến tới khởi nghĩa, một vấn đề được đặt ra là cần có một lá cờ để khẳng định tổ chức, thống nhất hiệu lệnh chỉ huy và động viên quần chúng.


    Quốc kỳ Việt Nam Dân chủ Cộng hòaMột giả thuyết cho rằng Nguyễn Hữu Tiến, một nhà cách mạng được giao nhiệm vụ thể hiện. Sau nhiều lần phác thảo ông đã cho ra lá cờ nền đỏ chính giữa có ngôi sao vàng. Chiều rộng lá cờ bằng 2/3 chiều dài. Ngôi sao ở mẫu nguyên thủy hơi khác ngôi sao trên quốc kỳ Việt Nam hiện nay. 5 đỉnh của ngôi sao nằm trên đường tròn có tâm tại chính tâm lá cờ và bán kính 1/5 chiều dài lá cờ (3/10 chiều rộng). 5 đỉnh còn lại của hình đa giác thể hiện ngôi sao nằm trên đường tròn đồng tâm và bán kính bằng 1/10 chiều dài lá cờ.

    Nguyễn Hữu Tiến đã sáng tác một bài thơ về lá cờ:

    Hỡi những ai máu đỏ da vàng
    Hãy chiến đấu với cờ thiêng tổ quốc
    Nền cờ thắm máu đào vì đất nước
    Sao vàng tươi da của giống nòi
    Đứng lên mau hồn nước gọi ta rồi
    Hỡi Sĩ-công-nông-thương-binh
    Đoàn kết lại như sao vàng năm cánh.
    Mẫu cờ được ban lãnh đạo cuộc khởi nghĩa gồm Võ Văn Tần, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Cừ... chuẩn y ngay sau đó.

    Ngày 23 tháng 11 năm 1940, cuộc khởi nghĩa nổ ra, nhưng nhanh chóng bị thất bại. Nguyễn Hữu Tiến bị bắt và bị quân Pháp giết ngày 28 tháng 8 năm 1941 cùng các đồng chí của ông như Nguyễn Văn Cừ, Hà Huy Tập, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai. Trước lúc hy sinh, ông đã đề lại bài thơ, trong đó có câu:

    Anh em đi trọn con đường nhé
    Cờ đỏ sao vàng sáng tương lai.

    Giả thuyết thứ hai mới đặt lại vấn đề tác giả quốc kỳ trong thời gian gần đây: ông Lê Quang Sô[4][5]. Trong công văn số 1393/VHTT-BTCM do Thứ trưởng Bộ Văn hóa - thông tin Lưu Trần Tiêu ký ngày 18-4-2001 có ghi: "Tất cả các nguồn tài liệu hiện có tại Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, tại Viện Lịch sử Đảng trực thuộc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, tại Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, Bảo tàng Hồ Chí Minh đều không có tài liệu nào chứng minh đồng chí Nguyễn Hữu Tiến là người vẽ lá cờ Tổ quốc"[4].

    Ngày 5 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa Hồ Chí Minh ký sắc lệnh quyết định quốc kỳ Việt Nam là cờ đỏ sao vàng[6]. Kỳ họp thứ Nhất, Quốc hội khoá I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, ngày 2 tháng 3 năm 1946 đã biểu quyết nhất trí cờ đỏ sao vàng là quốc kỳ của nước Việt Nam.

    Cờ vàng năm sọc


    Quốc kỳ Nam kỳ quốcSau khi Nhật đầu hàng quân Đồng Minh, lãnh thổ Việt Nam từ vĩ tuyến 16 trở xuống được cai quản bởi Anh. Anh sau đó đã giao lại cho Pháp tiếp tục quản lý. Chính quyền Pháp đã khuyến khích phong trào Nam kỳ tự trị. Ngày 26 tháng 3 năm 1946, Nam kỳ Cộng hòa quốc (tiếng Pháp: République de Cochinchine) đã thành lập. Từ ngày 1 tháng 6, quốc gia này dùng quốc kỳ nền vàng, với 5 sọc vắt ngang ở giữa, gồm ba sọc xanh và hai sọc trắng chen nhau. Hình dáng lá cờ biểu tượng cho ba con sông Đồng Nai, Tiềng Giang và Hậu Giang trên đất Nam Kỳ.[7]

    Lá cờ này tồn tại được 2 năm cho đến khi chính quyền Nam kỳ quốc giải thể và sát nhập vào Quốc gia Việt Nam của Bảo Đại ngày 2 tháng 6 năm 1948.

    Cờ vàng ba sọc đỏ


    Quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam và Việt Nam Cộng hòaTheo thiếu tướng Đỗ Mậu, cựu phó thủ tướng Việt Nam Cộng hòa, lá cờ vàng ba sọc do linh mục Trần Hữu Thanh vẽ ra. [8] Thông tin khác cho rằng do họa sĩ Lê Văn Đệ vẽ và đã trình cho vua Bảo Đại chọn trong một phiên họp ở Hồng Kông năm 1948. [cần dẫn nguồn] Nó có nền vàng với ba sọc đỏ và hai sọc vàng chen nhau nằm vắt ngang ở giữa, tượng trưng cho quẻ Càn trong Bát Quái, có thông tin cho rằng ba sọc đỏ trên lá cờ còn tượng trưng cho ba miền của Việt Nam và Tam Vị Nhất Thể, Chúa Cha, Chúa Con, Chúa Thánh Thần. [9] Tuy nhiên ngoài 2 người trên, ý kiến này không được nhiều người chia sẻ. [cần dẫn nguồn]

    Bề ngang của mỗi sọc đỏ và vàng này bằng nhau và bề ngang chung của năm sọc bằng một phần ba bề ngang chung của lá cờ. Ngày 2 tháng 6 năm 1948, chính phủ lâm thời của thủ tướng Nguyễn Văn Xuân chính thức dùng lá cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ của Quốc gia Việt Nam. Lá quốc kỳ vàng ba sọc đỏ sau này tiếp tục là quốc kỳ chính quyền Quốc gia Việt Nam (1949-1955), và sau đó là quốc kỳ cho suốt thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Việt Nam Cộng hòa (1955-1975).

    Hiện nay, lá cờ này không được phép sử dụng tại Việt Nam. Tuy nhiên lá cờ này qua Chiến dịch Cờ Vàng lại được chính quyền của nhiều thành phố và tiểu bang thuộc Hoa Kỳ công nhận là "Lá Cờ Tự Do và Di Sản" (Heritage and Freedom Flag) và như là biểu tượng cho cộng đồng người Mỹ gốc Việt tại địa phương[10].

    Cờ giải phóng


    Lá cờ của Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam và Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt NamMặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam, được thành lập vào ngày 20 tháng 12 năm 1960, là thành phần chủ chốt là lực lượng Việt Minh hoạt động ở miền Nam Việt Nam, với mục tiêu đấu tranh chính trị và vũ trang, tiến tới thống nhất đất nước. Tổ chức này sử dụng là cờ có nền gồm nửa trên màu đỏ, nửa dưới màu xanh, ở giữa là sao vàng. Lá cờ này được dùng làm quốc kỳ cho Chánh phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam từ khi thành lập năm 1969 để đối trọng với chính phủ Việt Nam Cộng hòa.

    So sánh
    Chính quyền Việt Nam phân tích ý nghĩa lá cờ đỏ sao vàng đại ý rằng, màu đỏ và vàng là màu "máu đỏ-da vàng" của người Á Đông (Việt Nam), ngôi sao năm cánh tượng trưng cho năm giai cấp: sĩ, nông, công, thương, binh. Tuy nhiên, nền cờ đỏ và ngôi sao vàng cũng được tìm thấy trên cờ hai nước khối xã hội chủ nghĩa là quốc kỳ Trung Quốc (27 tháng 9 năm 1949 đến nay) và quốc kỳ Liên Xô (12 tháng 11 năm 1923 đến 25 tháng 12 năm 1991). Ngoài ra, nền đỏ cùng búa, liềm vàng vốn là biểu tượng của sự liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân trên thế giới. Tuy nhiên quốc kỳ của một số nước như Cuba, Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Triều Tiên và một số nước thuộc Khối Warszawa cũ như Tiệp Khắc, Cộng hòa Dân chủ Đức... không có cùng hình dạng này.


    http://vi.wikipedia.org/wiki/Qu%E1%B...%E1%BB%87t_Nam
    Last edited by Bin571; 08-09-2010 at 11:22 AM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tướng Trung Quốc bàn về niềm tin và đạo đức
    By Bin571 in forum Nét Văn hóa, Văn Minh của các nước khác
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 12-08-2016, 10:20 PM
  2. Xin chỉ rõ dùm đệ !
    By jmmy198x in forum Đạo Phật
    Trả lời: 6
    Bài mới gởi: 17-02-2012, 06:10 PM
  3. Trả lời: 13
    Bài mới gởi: 11-01-2011, 12:39 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •