kết quả từ 1 tới 4 trên 4

Ðề tài: cây “hoàn ngọc” hay “Nhật nguyệt”

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định cây “hoàn ngọc” hay “Nhật nguyệt”

    http://www.cosophathoctinhquangcanad...uockydieu.html

    (Nguyên bản Việt ngữ của Giáo sư Phạm Khuê, do ông Nguyễn văn Cứng ở Melbourne gởi tặng)


    Từ một hiệu quả điều trị cho một bệnh nhân bị ung thư gan, sau khi các loại thuốc đã bó tay, khi được ăn những lá tươi xanh người bệnh đã có những chuyển biến bất ngờ. Nhiệt độ từ 39,5 độ C hạ xuống còn 37 độ, cơn đau chưa hẳn, nước da bớt vàng, bụng nhỏ lại, người nhẹ nhàng, bệnh nhân có thể ngồi dậy tiếp chuyện.

    Cái gì có khả năng làm chuyển bệnh nhanh như vậy, biểu hiện công hiệu của thuốc như sau:

    Sau khoảng từ 20 phút đến một giờ thuốc có tác dụng. Nếu ăn 5 lá giảm đau được 3 giờ, 7 lá giảm đau được 5 giờ, tương đương với một liều thuốc đặc trị.

    Thực tế ấy làm cho gia đình người bệnh ngạc nhiên, phấn khởi nhưng với lòng luyến tiếc bởi nếu dùng thuốc sớm hơn thì kết quả có thể hy vọng cứu được người bệnh.

    Dùng lá trong lúc bệnh tình đã đến giai đoạn cuối nhưng gây được chuyển biến như vậy thì thật tuyệt vời. Ðó là cây “Hoàn Ngọc”, Cây thuốc cực kỳ quý giá. Một món quà thiên nhiên tặng cho con người. Xuất xứ cây này được gọi là cây “con khỉ” vốn là vì khỉ ăn chữa khỏi bệnh thủng ruột, nhưng sau đổi thành “Hoàn Ngọc” vì đã trả lại cho chú bé hòn dái bị biến mất do trò chơi nghịch đá vào bìu nhau.

    Cây thuốc rất đa năng. Từ hồi phục trạng thái của cơ thể khỏe mạnh đến các bệnh thông thường cũng như hiểm nghèo. Cây thuốc như cứu tinh trong nhiều trường hợp thúc bách, không rõ nguyên căn, nhưng sau khi ăn, diễn biến của bệnh tương tự như một hành động điều trị, điều chỉnh trạng thái cơ thể, chỗ nào yếu điều trị chỗ đó.

    Có thể nêu cụ thể tác dụng cây thuốc như sau:

    1. Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già, suy nhược thần kinh, làm việc quá sức, khủng hoảng về tinh thần và thể lực.

    2. Cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa.

    3. Chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp. Ðặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não.

    4. Khi bị nhiều bịnh một lúc như: Bệnh đường ruột, cảm cúm, gan, thận . . .

    5. Ðau dạ dầy, chảy máu đường ruột, lở loét hành lá tràng, viêm loét đại tràng, trĩ nội.

    6. Ðau gan sơ gan cổ trướng.

    7. Viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu, đái buốt, đái dục, đái gắt, bìu đau nhức. Sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt.

    8. Ðau bên trong không rõ nguyên nhân.

    9. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, đau ứ máu.

    10. Phụ nữ đang cho con bú bị sa dạ con cũng ăn lá thuốc không ảnh hưởng gì đến sữa.

    11. Ðối với người có bệnh huyết áp cao hoặc thấp ăn lá thuốc đều có hiệu quả, ổn định được thần kinh, rối loạn thần kinh thực vật đều chữa khỏi.

    12. Có thể dùng cho chó Nhật như đẻ một ngày cho ăn lá sạch ngaỵ Gà chọi sau khi chọi cho ăn lá nó khôi phục sức gấp 3 lần.

    Theo tôi dùng chữ “thần dược” với cây thuốc nầy cũng không quá , là một nhà nghiên cứu tôi muốn đặt câu hỏi tại sao? để chúng ta bàn luận. Tại sao khi ăn thuốc có khả năng hiệu chỉnh làm cơ thể ổn định ? có lẽ nhờ phân tích hóa chất gì đó đã tạo nên những hiệu quả như vậy.

    Chúng ta tốn rất nhiều thời gian và phải có thí nghiệm tốt. Theo kinh nghiệm trong dân gian, ta hãy rút ra từ thực tế. Ví dụ: Suy nhược thần kinh nặng, huyết áp cao, huyết áp thấp, đái ra máu, đái gắt đều chữa được rất nhanh chóng có những bệnh xem như đối lập nhau cho một loại thuốc nhưng ngược lại thuốc vẫn chữa được phải chăn theo quy luật bảo toàn, cơ thể con người có khả năng bảo tồn lấy sức khỏe nên đã tự động tăng sức đề kháng hoặc tự điều chỉnh, tự cân bằng tương đối để thắng bệnh tật. Do đó hầu hết các bệnh đều tự khắc phục được.

    Ở đây, khi ta dùng “Hoàn ngọc”, lá thuốc này có tác dụng chữa bệnh như châm cứu, tức là tự động điều chỉnh lại cơ thể nhưng hoàn toàn tự động hoá để khắc phục bệnh tật do tự tác dụng, tự cân bằng âm dương. Vì vậy cây cỏ có tên là “Nhật Nguyệt”. Chính vì thế mới có khả năng chữa nhiều bệnh cùng một lúc như vậy. Chính từ những suy nghĩ đó, chúng tôi đã vận dụng để chữa được rất nhiều bệnh và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên với từng người còn phải có liều lượng cho phù hợp do tính chất cân bằng âm dương và hàn nhiệt của từng người.

    Về hình thức cây thuốc:
    Ðây là loại cây lá dài nhọn, mặt sau hơi nhạt, hình lá tương tự màu cây, cây cứng không có hoa, cây có lá mọc đối xứng, kẻ lá chồi cành cây chúc ngược lên, lá nó không bền mà chỉ vàng một chút là rụng ngay. Cây có sức sống khỏe như cành mọc thẳng, nhân giống chủ yếu bằng ngọn cây cắm xuống đất.

    Cách dùng và liều lượng:
    - Người ta dùng lá tươi là chủ yếu, lá tươi ăn ngay hoặc lấy nước uống, nấu chín lá ăn như canh.

    - Do tác dụng chủ yếu là chất nước trong lá, nên vỏ cây hoặc vỏ rễ có thể ngâm bằng rượu hoặc nấu lấy nước. Lá tươi không có mùi vị dể ăn, liều lượng nhiều hay ít tùy thuộc vào từng người. Thông thường nên ăn từ 1- 7 lá và ăn nhiều lần. Mỗi lần không quá 10 lá. Uống quá liều có thể phản ứng nhẹ như người bị choáng váng nhưng chỉ sau 10 – 15 phút là khỏi.

    - Các số liệu sau đây là phổ biến: (trừ ngoại lệ)

    - Ðau dạ dầy do bị loét, viêm: ăn 2 lần/ngày. Mỗi lần không quá 7 lá. Khoảng 50 lá là khỏi.

    - Chảy máu đường ruột: Uống lá tươi hoặc lá đã nát, dùng 7–10 lá. Khoảng 1-2 lần là khỏi.

    - Viêm đại tràng co thắt: Ăn như trên 100 lá, kết hợp ăn lá mơ lông trong bữa ăn. Ăn từ 1 đến 2 tháng.

    - Viêm gan, sơ gan cổ trướng: Ngày ăn 2-3 lần, mỗi lần 7 lá dùng khoảng 150 lá.

    - Ðau thận, viêm thận, đau thường xuyên: Dùng không quá 50 lá, chỉ khoảng 30 lá là dứt cơn đau, ngày 3 lần, mỗi lần 3-7 lá.

    - Tả lỏng, đi lỵ, rối loạn tiêu hóa: 7-15 lá, dùng 2 lần là khỏi.

    - Mệt mỏi toàn thân: 3-7 lá, ăn 2 lần.

    - Ðái gắt, đái buốt, đái dục, đái ra máu: Ăn từ 14-21 lá hoặc dã nát uống nước đặc.

    Chữa bệnh gà dùng 1-3 lá, gà chọi sau khi chọi 1-3 lá. Chó cảnh đẻ ăn 1 lá sau 1 ngày đẻ là mạnh ngay. Ðau mắt đỏ, mắt trắng, ứ máu trong mắt lấy 3 lá đắp vào mắt sau một đêm là khỏi.

    Làm thuốc là để tự cứu lấy mình và cứu người khi có điều kiện. Ðây là những kinh nghiệm của bản thân tôi, tôi không dám phổ biến sợ người hiểu biết hơn cho là hồ đồ. Song nếu các bạn thu kết quả gì đó thì lấy đó làm kinh nghiệm. Mặt khác khi thu được kinh nghiệm thì nên trao đổi.

    Source: Tu Viện Quảng Đức Oct 9, 2004

  2. #2

    Mặc định Trà Hoàn ngọc mạo danh chuyên gia để 'thổi' sản phẩm

    Trà Hoàn ngọc mạo danh chuyên gia để 'thổi' sản phẩm

    Trà Hoàn ngọc Ông thọ được quảng cáo là có nhiều công dụng kỳ diệu, đã được các chuyên gia nghiên cứu. Tuy nhiên, các chuyên gia có tên trong quảng cáo lại hoàn toàn bất ngờ về việc bị mượn danh này, và theo họ, cây Hoàn ngọc không có nhiều công dụng đến vậy.

    Hơn nữa, loại cây được dùng để sản xuất trà túi lọc này thực ra không phải cây Hoàn ngọc vẽ trên bao bì.

    "Treo đầu dê bán thịt chó"

    Theo tờ rơi quảng cáo, trà Hoàn ngọc Ông Thọ được Công ty cổ phần sản xuất thương mại và dịch vụ Hoàn Châu, TP HCM sản xuất từ nguồn nguyên liệu chính là lá và rễ cây Hoàn ngọc hay Nhật Nguyệt.

    Tờ rơi còn trích dẫn bài viết lấy tên bác sĩ Phạm Khuê về công dụng kỳ diệu của cây Hoàn ngọc: "Khôi phục sức khỏe cho người ốm yếu, mệt mỏi, người già suy nhược thần kinh, làm việc quá sức khủng hoảng tinh thần và thể lực, cảm cúm nhiệt độ cao, rối loạn tiêu hóa, chấn thương chảy máu, dập gãy cơ thể, dùng như nước uống và thuốc đắp, đặc biệt hiệu nghiệm với vết thương sọ não. Khi bị nhiều bệnh một lúc như đường ruột, cảm cúm, gan thận, đau dạ dày, chảy máu đường ruột, lở loét hành tá tràng, viêm loét hành tá tràng, trĩ nội, đau gan, xơ gan cổ trướng, viêm thận, viêm đường tiết niệu, đái ra máu... sau khi uống hoặc ăn 150 lá đến 200 lá là khỏi hẳn, tràn dịch màng phổi đều tốt...

    Tiến sĩ Trần Công Khánh, giám đốc Trung tâm nghiên cứu và phát triển cây thuốc dân tộc cổ truyền, người đã phát hiện và nghiên cứu nhiều về cây Hoàn ngọc cho biết, cây này còn có tên là Nhật nguyệt, Tu Lình, cây con khỉ, trạc mã, thần tượng linh, cây Mặt quỷ, La điền... Năm 1996, ông đã đặt tên cho cây này là Xuân hoa, họ Ô rô. Khi thử tác dụng của cao đặc chiết từ lá cây Hoàn ngọc cho thấy nó có tác dụng kháng khuẩn, không độc và bảo vệ tế bào gan. Điều này phù hợp với kinh nghiệm dân gian sử dụng lá cây để chữa đau bụng, đại tiện lỏng, rối loạn tiêu hóa. Một số công dụng khác như trị trĩ, cao huyết áp, rối loạn thần kinh, mắt đỏ, mắt hột chỉ là kinh nghiệm dân gian. Về tác dụng của rễ cây, hiện chưa có công trình nghiên cứu nào.

    Mượn danh để lừa

    Tiến sĩ Khánh đã rất bất ngờ khi biết tờ giới thiệu sản phẩm trà Hoàn ngọc đã nêu danh ông cùng công trình ông nghiên cứu về cây này, trên tạp chí Thuốc và sức khỏe số 101 ngày 1/10/1997. Ông cho biết, trong bài viết đó, ông chỉ nêu công dụng chính của cây đã được nghiên cứu là có tác dụng kháng khuẩn ở đường tiêu hóa và kháng nấm, chữa đau bụng, đi ngoài, rối loạn tiêu hóa, còn các công dụng khác chỉ là do dân gian truyền miệng, chưa được các nhà khoa học nghiên cứu. Vậy mà tờ giới thiệu sản phẩm nêu trên lại đưa danh ông như là sự thừa nhận những công dụng dân gian đó.

    Giáo sư Lê Thế Trung cũng chung tâm trạng đó. Ông cho biết, trước đây, khi dư luận xôn xao về công dụng kỳ diệu của cây Hoàn ngọc, ông cũng để ý tìm hiểu. Tuy nhiên, đó không phải là công trình nghiên cứu hay thực tế chữa bệnh như tờ rơi đã nói. Theo tìm hiểu của ông, cây Hoàn ngọc cũng chỉ có công dụng vừa phải, không kỳ diệu như quảng cáo. Giáo sư Trung cho rằng, việc sử dụng tài liệu thiếu căn cứ rồi để tên các nhà khoa học là sự mạo danh nhằm lừa bịp người tiêu dùng.

    Ông Phạm Thắng, Viện trưởng Viện Lão khoa quốc gia, con trai cố giáo sư Phạm Khuê cũng bức xúc: "Giáo sư Phạm Khuê cũng như Viện Lão khoa chưa bao giờ nghiên cứu về cây Hoàn ngọc. Thế nhưng rất nhiều người mạo danh giáo sư để quảng cáo cho sản phẩm và Trà Hoàn ngọc Ông thọ không phải là trường hợp duy nhất".

    Không phải cây Hoàn ngọc

    Điều làm tiến sĩ Trần Công Khánh ngạc nhiên là nhà sản xuất đưa hình ảnh cây Hoàn ngọc trên bao bì sản phẩm, nhưng thực chất lại sử dụng một loại cây khác mà ông chưa biết đó là cây gì. Lá cây Hoàn ngọc được xác định không mùi, không vị, hơi nhớt. Loại cây mà công ty Hoàn Châu gửi đến cho ông có đặc điểm lá non màu tím, không nhớt, mọc đối, rất giống với một loại cây cũng thường bị nhầm với cây Hoàn ngọc mà tiến sĩ Khánh đang trồng để tiếp tục nghiên cứu, xác định.

    Trước đó, nhà thực vật học Võ Văn Chi, căn cứ vào mẫu cây mà công ty này gửi cho đã xác định tên cây có tên tiếng Việt là Bán tự mốc, có người căn cứ vào đặc điểm lá non màu đỏ nhạt để gọi là Hoàn ngọc đỏ. Ông Chi khẳng định "chưa có sách nào nêu lên công dụng làm thuốc của loại cây này". Đối chiếu với các loài khác cùng chi như Bán tự kiểng, Bán tự Trung Quốc, ông Chi cho rằng: "Dân gian hay sử dụng cây Hoàn ngọc đỏ làm thuốc trị bệnh trĩ, chấn thương bầm giập, mụn nhọt, sỏi thận và xuất huyết khi mang thai là có cơ sở, phù hợp với công dụng của hai loài nêu trên".

    Tuy nhiên, theo tiến sĩ Trần Công Khánh, các cây cùng họ, cùng chi nhưng khác loài sẽ có tính chất, cấu trúc gen, thành phần hóa học khác nhau, có cây được dùng làm thuốc, nhưng có cây lại độc. Thậm chí, trong cùng một cây, có bộ phận dùng được, có phần không, như củ khoai tây và mầm của nó. Do đó, chưa biết tính chất, thành phần hóa học của cây mà sử dụng làm trà chữa bệnh là thiếu tính khoa học, nếu chẳng may là cây độc sẽ nguy hại tới sức khỏe người sử dụng.

    (Theo Khoa Học & Đời Sống

    http://vnexpress.net/Vietnam/Doi-song/2007/05/3B9F6935/

  3. #3

    Mặc định

    Cám ơn KhangThien, nhưng ông GS này củng ác nói một loạt mà không có hình của cây/lá thì củng như không .

  4. #4

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •