壬戌仲夏冲虚子书

Nội luyện kim đan tâm pháp
(I) Sinh tử thuyết – Bàn về sự sống chết
Sinh tử là chuyện lớn, vốn là có sinh ắt có tử, nhưng cũng có điều cần ngẫm về chúng. Như ba vị thánh nhân (Khổng tử, Đức Phật và Lão tử) thực sự là những người mãi trường tồn cùng trời đất, điều này không có gì phải bàn luận nữa. Đôi lúc cũng có người lớn tiếng cho rằng sinh là lẽ thường của tử, tử là lẽ thường của sinh, sao phải nhọc lòng tìm hiểu về chúng? Nhưng nếu chưa biết cái lẽ thường của sinh tử thì giống như chưa từng sinh ra, chưa từng nhìn thấy cái chết. Vì sao vậy? “Khí tụ lại thì sinh, khí tan ra thì chết”, đó là nhận định của nhà Nho. Người ta do khí tụ mà sinh, đến mười lăm tuổi ngày càng bị hao tổn cho tới khi chết. Đó là do ta làm khí tan đi chứ khí không tự tan biến. Do vậy, người đời không ai không chết, mà không ai biết cách chết, tức không ai biết cách sống.
Ôi! Trời sinh ra người như thế nào mà người tự mình không biết cách sống, không biết cách chết, không biết làm người, không biết làm người thì giống như cỏ cây, cầm thú. Cỏ cây cầm thú ngờ nghệch hơn người nhiều. Cầm thú chết đi, bên ngoài còn lại bộ lông, bên trong tiêu biến cả, mà nương theo khí. Cây cỏ chết, khô héo rồi lại tươi tốt, tươi tốt rồi khô héo, lúc nảy nở (tạo), lúc tiêu biến (hóa), nhờ biết chiếm lấy khí. Con người là giống ưu tú trong trời đất nên linh hơn cả muôn vật, nhưng khí tụ lại thì chúng ta tự làm nó tan đi. Và không thể thừa theo cái hữu của khí mà nhập vào vô, cũng không thể chiếm lấy cái vô của khí mà nhập vào hữu, há không bằng loài cầm thú, cỏ cây ư?
link download :    http://www.ziddu.com/download/114537...gHuTu.doc.html