Đạo Lớn Khó Thấy

Trích từ tác phẩm "Tín Tâm Minh. Tam Tổ Tăng Xán."

Tác giả: Osho

Việt Dịch: Minh Nguyệt

thuvienosho@yahoo.com


1.

“Đạo lớn chẳng gì khó

Cốt đừng chọn lựa thôi

Quí hồ không thương ghét

thì tự nhiên sáng ngời…”

2.

“Sai lạc nửa đường tơ

Đất trời liền phân cách

Chớ nghĩ chuyện ngược xuôi

Thì hiện liền trước mắt…”

3

“Đem thuận nghịch chỏi nhau

đó chính là tâm bịnh…”

*"TÍN TÂM MINH" Tam Tổ Tăng Xán


Chúng ta sẽ bước vào thế giới vô niệm kỳ diệu của một bậc Thiền sư. Thiền Sư Tăng Xán là Tam tổ của Thiền tông. Nhiều điều không được biết về ngài. Lịch sử chỉ ghi nhận bạo động. Lịch sử không thể ghi chép sự vắng lặng. Tất cả mọi ghi chú đầy nhiễu loạn. Khi có người thật sự tịch lặng, ngài biến mất trong mọi biên bản. Ngài không thuộc một phần điên loạn của chúng ta. Tam Tổ Tăng Xán là một du tăng suốt mà cuộc đời ngài, rày đây mai đó. Ngài luôn du hành. Ngài là dòng sông. Ngài không là mặt hồ động. Ngài luôn lang thang. Đó là ý nghĩa không bám chấp của Đức Phật, không chỉ ngoại giới nhưng cả nội giới. Họ vô gia cư. Khi họ có tổ ấm, họ dính mắc. Họ không bám rễ vào đâu. Không có tổ ấm nào khác cho họ ngọai trừ toàn bộ vũ trụ. Thậm chí, khi Tam Tổ Tăng Xán chứng quả vị giải thoát, ngài vẫn sống như người hành khất. Không có gì đặc biệt về ngài. Ngài là một con người bình thường, con người của Đạo.

Có một vấn đề tôi xin nhắc đến, và bạn nên nhớ kỷ: Thiền là sự lai ghép, như các nhánh hoa đẹp trổ ra từ cây lai, nhiều đứa trẻ dễ thương cũng được sinh ra qua sự lai ghép này. Thiền cũng vậy. Thiền là sự lai ghép giữa tư tưởng của Đức Phật và của Lão Tử. Một cuộc hội ngộ vĩ đại như vậy chưa từng xảy ra bao giờ. Đó là lý do tại sao Thiền kỳ diệu hơn cả tư tưởng của Đức Phật và của Lão Tử. Một sự khai hoa của đỉnh Vô thượng và sự gặp nhau có tầm vóc lớn giữa hai đỉnh cao đó. Thiền không Phật không Lão, nhưng dung chứa cả hai.

Ấn Độ có thái độ quá nghiêm khắc đối với tôn giáo…một quá khứ thật dài, đè nặng trên tâm thức của Ấn Độ, nên tôn giáo trở nên quá nghiêm trang. Lão Tử là một trò cười, được biết đến như một con người ngớ ngẫn. Ngài không nghiêm trang. Bạn không thể tìm thấy người nào thiếu nghiêm trang hơn ngài. Khi tư tưởng của Đức Phật và Lão Tử gặp nhau, Ấn Độ và Trung Hoa gặp gỡ, Thiền ra đời. Tam Tổ Tăng Xán gần với nguồn Thiền Nguyên Thủy hơn khi Thiền mới ra đời. Ngài dung nạp nền tảng Thiền. Tiểu sử của ngài không liên hệ. Khi thiền giả nào chứng ngộ, ngài không còn tiểu sử. Ngài không còn hình tướng, nên khi nào ngài ra đời hay tịch diệt là việc không quan hệ. Vì vậy, tại Á Châu, chúng tôi không quan tâm đến tiểu sử hoặc lịch sử. Nỗi ám ảnh này chưa bao giờ có mặt tại đây. Nỗi ám ảnh này hiện diện tại Tây Phương. Đại đa số quần chúng có hứng thú với những vấn đề vốn không liên quan.Tam Tổ Tăng Tăng Xán sinh ra năm nào hay tịch diệt năm này thì có gì khác biệt? Tam Tổ Tăng Xán quan trọng, không bởi thân sinh diệt. Sinh tử vốn không quân hệ. Quan hệ hay không là ở tự tánh. Đây là những lời pháp duy nhất mà Tam Tổ Tăng Xán đã nói ra. Nên nhớ kỷ, chúng không là ngôn ngữ, bởi chúng phát xuất từ tâm siêu vượt trên mọi ngôn ngữ. Không qua suy diễn mà qua tự chứng đích thực. Ngài biết ngài nói gì. Ngài không phải con người tri thức. Ngài là bậc trí tuệ. Ngài đã thắm thấu mọi huyền cơ. Bất kỳ pháp gì ngài mang đến đều cực kỳ trọng đại, và có thể chuyển hoá bạn hoàn toàn, trọn vẹn. Nếu bạn lắng nghe ngài, chính sự lắng nghe đó có thể là sự hoán chuyển, bởi bất kỳ lời pháp nào của ngài cũng đều là châu ngọc tinh quí, nhưng thật khó, khoảng cách giữa bạn và ngài quá lớn. Bạn tâm trí, ngài vô tâm. Lời pháp của ngài được bầy tỏ qua sự tịch lặng. Dù bạn im lặng, tâm bạn vẫn động loạn không ngừng.

Đã xảy ra…

Có một vụ án buộc tội Mulla Narasruddin bị đưa ra trước tòa. Tòa án không thể chứng minh được gì nhiều. Anh bị buộc tội đa thê. Ai cũng biết sự việc này, nhưng không một ai có thể chứng minh. Luật sư bảo với Nasruddin, “Tốt nhất là anh nên im lặng. Nếu anh nói lời nào ra là sẽ bị kết tội ngay. Hãy để tôi chu toàn mọi việc. “

Mulla Narasruddin giữ sự im lặng, dù lòng anh sôi sục và nổi sóng, chỉ muốn cắt ngang nhiều lần, nhưng anh tự chủ được. Bên ngoài, anh giống một vị Phật, bên trong anh là kẻ điên. Quan tòa không thể kết tội anh, dù biết anh nhiều vợ. Vì không bằng chứng nên ông không thể làm được gì. Cuối cùng, ông phải thả anh ra. Ông tuyên án, “Mulla Narasruddin, anh được phóng thích, anh có thể về nhà được rồi đó.” Mulla Narasruddin ngơ ngác đáp, “Thưa Chánh án, nhà nào vậy?” Anh có nhiều nhà vì anh đa thê.

Một câu nói từ bạn sẽ biểu lộ nội tại của tâm. Chỉ một lời nói, toàn bộ tự tánh của bạn bị phơi bày. Thậm chí, cũng không cần một lời gì, chỉ một điệu bộ nhỏ nhặt là tâm động loạn sẽ có mặt. Thậm chí, dù bạn thinh lặng, sự thinh lặng sẽ không biểu lộ gì khác ngoài con khỉ ồn ào bên trong. Khi Tam Tổ Tăng Xán nói pháp, ngài nói trên một bình diện hoàn toàn khác. Ngài không hứng thú nói. Ngài không hứng thú ảnh hưởng bất kỳ ai. Ngài không nỗ lực thuyết phục bạn về một vài lý thuyết, giáo điều hoặc chủ nghĩa nào đó. Khi ngài nói, sự vắng lặng của ngài khai hoa. Khi ngài nói, ngài cho bạn biết ngài đã tự chứng, và ngài chia sẻ kinh nghiệm này với bạn. Không phải để thuyết phục bạn, mà chia sẻ với bạn. Nếu bạn thấm thấu dù chỉ một lời pháp của ngài, bạn sẽ cảm niệm được sự vắng lặng tối diệu đang thải hương trong bạn.

Chỉ lắng nghe nơi này…Chúng ta sẽ nói về Tam Tổ Tăng Xán và lời pháp của ngài. Nếu bạn chú ý lắng nghe, bạn sẽ cảm nhận được sự tịch lặng ngát hương trong bạn. Lời pháp của ngài là nguyên tử, dồi dào năng lượng. Khi bậc chứng ngộ nói lời pháp nào, ngôn ngữ là hạt giống và dù là hàng triệu triệu năm sau, vẫn là hạt giống tìm đến trái tim. Nếu bạn sẵn sàng là mảnh đất phù sa, những lời pháp mãnh liệt vũ bảo của ngài…vẫn sống động…chúng sẽ thâm nhập vào bạn nếu bạn cho phép, bạn sẽ hoàn toàn chuyển hoá xuyên suốt qua chúng. Đừng lắng nghe chúng bằng tâm trí. Ngữ nghĩa của chúng không thuộc về tâm trí. Tâm trí hoàn toàn bất lực khi cố gắng thấu hiểu chúng. Chúng không phát xuất qua tâm trí, không thể thấu hiểu bằng tâm trí. Chúng phát xuất từ tâm vô niệm và chỉ có thể hiểu bằng tâm thái vô niệm. Khi bạn lắng nghe tại đây, xin đừng lý giải. Xin đừng lắng nghe qua ngôn ngữ nhưng khoảng cách giữa ngôn ngữ, không qua pháp của ngài nhưng qua ngữ nghĩa thậm thâm vi diệu của ngài. Hãy để ngữ nghĩa tối diệu này bao bọc bạn như làn hương. Thật thinh lặng, nó thâm nhập bạn, bạn sẽ đơm hoa kết trái, nhưng xin đừng diễn giải. Đừng nói rằng, “Ý của ngài như vậy và như vậy…” bởi mọi lý giải sẽ hoàn toàn là của bạn...

Còn tiếp.

Minh Nguyệt

rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4rose4