Vậy không có chánh niệm hay sao tỷ, còn chánh nghiệp cũng khồng có hay sao?
Đây là chánh nghiệp

-Chánh nghiệp, còn gọi là chánh hành, đế hành, là chi thứ tư trong Bát chánh đạo, chỉ cho hành động, tạo tác chân chánh (tác nhân thiện nghiệp), tức chỉ thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh; tức xa lìa sát sinh, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối … nói chung là hành giả sống từ ý nghĩ, tạo tác hành động, lời nói luôn xa lìa mọi thứ tà vọng thì, gọi đó là chánh nghiệp.

Theo kinh Bát chánh đạo thì, không thấy như thật, không tư duy như thật, không nói như thật, đời sống không như thật, tinh cầu không như thật, hành động không như thật, ý nhớ không như thật, tập trung không như thật gọi là bát đạo tà hành, ngược lại tám điều tà hành này thì gọi là chánh hành, hay chánh nghiệp. Hành giả tạo nhân nghiệp thiện hữu lậu cho phước báo sanh y trong tương lai thì, đó gọi là chánh nghiệp hữu lậu.

Còn đây là chánh niệm

-Chánh niệm, còn gọi là đế ý, là chi thứ bảy trong Bát chánh đạo, dùng cộng tướng của bốn pháp thân, thọ, tâm và, pháp mà quán. Đây là một hình thức khác của Tứ niệm xứ, điều mà chúng tôi cũng đã đề cập đến trước đây. Ở đây chúng tôi cũng xin đề cập vắng tắc một chút, là hành giả chúng ta luôn luôn nhớ nghĩ về tánh tướng của tất cả các pháp một cách như thật mà không để lãng quên mất. Chúng ta có thể phân chánh niệm ra hai loại:

- Nhớ nghĩ đúng về pháp hữu lậu thế gian, tức là hành giả chúng ta luôn nhớ nghĩ về những thiện niệm, tác ý tương ưng với pháp hữu lậu.

- Nhớ nghĩ đúng về pháp vô lậu xuất thế gian, tức là hành giả chúng ta nương vào chánh kiến vô lậu mà thường tư duy suy nghĩ như thật về mọi đối tượng, với sự tác ý tương ưng với pháp vô lậu với những ý niệm ghi nhớ rõ ràng không bao giờ quên.

Đó là hai cách nhớ nghĩ chân chánh đúng chánh pháp về thiện và thiện giải thóat dành cho hành giả khi tu tập chánh niệm.

Thật là buồn cho tỷ, hành thiện mà là hành tà, thật buồn, tôi thấy người kia quá lạnh vì mưa, họ co ro gần chổ tôi đang ăn phở, tôi nghĩ, nếu tôi tặng anh ta một tô phở , chắc anh sẽ hết run, nhưng tôi phải nói làm sao để anh nghĩ rằng tôi không phải là người cho và anh không phải là người ăn xin. Đó là làm lợi cho người, chính là hành thiện, hành tà ở đâu.

Một người già đi bán vé sổ, tôi khg bao giờ mua vé số, tôi lấy 10000 mua một vé, và tặng lại cho người già, đó là làm lợi cho người , nhưng tránh được họ bị xem như người ăn xin, hành tà ở đâu đây Tỷ?

Rất buồn cười tỷ ơi! tỷ không phải tu theo giáo lý của Đức Phật, và cũng chưa bao giờ biết bát chánh đạo, vì theo như lý luận của tỷ thì tỷ đang nghĩ nó là bát tà đạo, đúng như lời các tiền bối ở đây đã nhận xét.
Tới mức phân biệt hành thiện hành tà mà còn lẫn lộn thì chẳng biết phải nói chi.
Hành thiện thật đơn giản là làm lợi cho người, hành tà là làm thiệt hại cho người, quá đơn giản phải không? đừng xét sâu hơn về việc hành thiện sinh ra quả vô lậu hay hữu lậu cho rắc rối, bao nhiêu đó cũng đủ để tu theo bát chánh đạo rồi. Do đó, Tiểu thấy tỷ cũng nên ngưng viết lên d đ nầy đi, vì đối với chánh pháp của Phật, ta chỉ cóp py rồi bàn cho thật rõ ý , chứ chưa kiến tánh thì không thuyết pháp được mô!!!!
-------------------------------------------------------------------------
DIỆU ĐỊNH THÀNH TÂM TRẢ LỜI
NAM MÔ BỔN SƯ THÍCH CA MÂU NI PHẬT
1--Chánh nghiệp, còn gọi là chánh hành, đế hành, là chi thứ tư trong Bát chánh đạo, chỉ cho hành động, tạo tác chân chánh (tác nhân thiện nghiệp), tức chỉ thân, khẩu, ý ba nghiệp thanh tịnh; tức xa lìa sát sinh, không cho mà lấy, tà dâm, nói dối … nói chung là hành giả sống từ ý nghĩ, tạo tác hành động, lời nói luôn xa lìa mọi thứ tà vọng thì, gọi đó là chánh nghiệp.
CHÁNH NGHIỆP :khi bản thân mình nói việc làm của tôi chánh , hành động của tôi chánh ,lời nói của tôi chánh ,trong lời nói đã có cái tôi .
Ví dụ :đạo hữu làm đường , xây chùa ,đắp đê,trước tiên tôi hỏi đạo hữu làm những việc đó để làm gì??
Nếu đạo hữu nói vì tôi tu bát chánh đạo nên thấy đây là việc chánh tôi hành ,à thì ra tại đạo hữu tu , đạo hữu sợ nhân quả mới hành .
À ! vì đạo hữu muốn có tiếng tăm mới hành thiện tu .
À!thì ra đạo hữu muốn cái này hoặc được cái kia mới hành thiện hay tu , gọi đó là chánh , đúng chánh ko????.hay trong đó còn nhiều sự toan tính.


2-- Đó là hai cách nhớ nghĩ chân chánh đúng chánh pháp về thiện và thiện giải thóat dành cho hành giả khi tu tập chánh niệm.

Trong đầu óc tư tưởng của hành giả nghỉ chánh pháp ,thì phải hỏi thế nào là pháp chánh , thế nào gọi là thiện khi nghỉ hai đều này thôi hành giả bị điên đảo lập tức ,vì trong thiện có ác , trong ác có thiện