Trận auxteclic của thiên anh hùng ca NAPOLEON

Trận Austerlitz còn được gọi là Trận Ba Hoàng đế hay Trận Tam Vương là một trong những chiến thắng lớn nhất về mặt quân sự của Napoléon. Hoàng đế Napoléon với đạo quân 68.000 người đã đánh bẹp hai đạo quân Áo và Nga dưới quyền của Hoàng đế Áo Franz II và Nga hoàng Alexander I của Nga (tổng cộng gần 90.000 người) vào ngày 2 tháng 12 năm 1805 gần thành phố Austerlitz, ngày nay là thành phố Slavkov u Brna của Cộng hoà Séc

Bối cảnh trước trận chiến

Mặc dù Vương quốc Anh và Đế quốc Pháp đã ký Hòa ước Amiens ngày 25.3.1802, kết thúc chiến tranh giữa Pháp và Liên minh thứ hai, nhưng nền hòa bình không được vững chắc. Tháng 5 năm 1803, Anh bắt giữ 1.200 tàu buôn của Pháp và Hà Lan trên các hải cảng Anh. Ít ngày sau, Pháp trả đũa, bắt mọi người Anh trên đất Pháp rồi theo đuổi chính sách bảo hộ mậu dịch, phong tỏa thị trường tiêu thụ của nền kỹ nghệ Anh, đồng thời ngăn cản các hàng nhập cảng cần thiết của Anh, nhất là sản phẩm nông nghiệp mà Anh không thể tự túc được. Cuộc xung đột trở nên không thể tránh được, khi quân Anh không chịu di tản khỏi đảo Malta và Napoléon gửi quân đi để dập tắt cuộc cách mạng Haiti.

Ngày 23.5.1803, Vương quốc Anh chính thức tuyên chiến với Đế quốc Pháp. Thủ tướng Anh thời đó là William Pitt tăng cường các nỗ lực ngoại giao nhằm lập Liên minh thứ ba. Ngày 11.4.1805, Vương quốc Anh và Nga ký hiệp ước liên minh. Anh tài trợ mỗi năm 1,25 triệu bảng Anh cho 100.000 quân Nga. Anh cũng tìm cách lôi kéo Áo và ngày 11.6.1805 Áo gia nhập Liên minh. Thụy Điển cũng theo Liên minh từ ngày 9.8.1805 và ngày 31.10.1805 Thụy Điển tuyên chiến với Pháp


Ngày 15 tháng 10, thống chế Nây và Lan-nơ chiếm được các điểm cao xung quanh Un-mơ. Tình thế của Mắc trở lên tuyệt vọng. Na-pô-lê-ông cho người đến thương lượng đòi Mắc phải đầu hàng, bằng cách đe doạ sẽ không tha một ai nếu Na-pô-lê-ông buộc phải đánh vào. Ngày 20 tháng 10 năm 1805, Mắc giao vị trí Un-mơ cho Na-pô-lê-ông và bộ đội của Mắc còn nguyên vẹn đã đầu hàng với tất cả vũ khí và quân dụng, pháo binh và cả quân kỳ. Na-pô-lê-ông thả cho Mắc về, còn tù binh thì đưa về Pháp dùng vào việc khác nhau. ít lâu sau. Na-pô-lê-ông nhận được báo cáo là Muy-ra đã chặn đánh và bắt làm tù binh được hơn 8.000 người trong số những người đã may mắn rời bỏ Un-mơ trước khi đầu hàng.

Sau cuộc thất bại kinh khủng và nhục nhã ở Un-mơ, cuộc chiến tranh của khối liên minh quân sự thứ ba thế là đã thất bại, nhưng trong các bộ tham mu áo và Nga chỉ có một vài người hiểu ngay được điều đó. Không nán lâu ở Un-mơ, Na-pô-lê-ông và các thống chế của ông tiến thẳng đến Viên, theo hữu ngạn sông Đa-nuýp. Trong lúc truy kích, quân Pháp còn bắt được thêm rất nhiều tù binh. Số tù binh bắt được trong các trận trước khi thành Un-mơ thất thủ lên tới 29.000 người. Cộng với số 32.000 bị bắt ở Un-mơ, số tổn thất của quân áo lên tới 61.000 người, chưa kể số bị chết, bị thương nặng không sa vào tay địch và số mất tích.
Trong bản thông báo những kết quả đầu tiên của chiến dịch này cho binh lính, Na-pô-lê-ông đã nói: "200 khẩu pháo cùng với tất cả các kho tàng đạn dợc khí tài kỹ thuật, 90 lá cờ, toàn bộ tướng lĩnh của quân thù đã nằm trong tay chúng ta. Cả cái đội quân ấy không thoát nổi 15.000 tên".

Quân Pháp tiến rất nhanh đến Viên. Nhưng ngày 11 tháng 11, bộ đội của Cu-tu-dốp cũng đột kích vào quân đoàn của Moóc-chi-ê gần Đu-ren-xtai, bên bờ tả ngạn sông Đa-nuýp và đã giáng cho Moóc-chi-ê một trận liểng xiểng. Ngày 13 tháng 11, có kỵ binh của Muy-ra đi trước dẫn đường và cận vệ hộ tống, Na-pô-lê-ông tiến vào Viên và chọn hoàng cung Sơn-brun làm bản doanh. Trước khi vội vã bỏ chạy khỏi thủ đô, hoàng đế Phran-xoa nớc áo đã gửi cho Na-pô-lê-ông đề nghị đình chiến, nhưng Na-pô-lê-ông không chấp nhận.
Tất cả hy vọng của khối liên minh từ nay chỉ còn trông vào quân đội Nga và Nga hoàng, nhưng chính bản thân Nga hoàng thì lại đặt hy vọng của mình vào sự gia nhập liên minh của nớc Phổ. Không bao lâu nữa, tất cả những hy vọng này sẽ tan như mây khói.


Vào những ngày tháng 10 năm 1805, trong lúc Mắc đang bị hãm ở trong thành phố Un-mơ sắp sửa đầu hàng, rồi cuối cùng đã phải chịu đầu hàng thì A-lếch-xan đệ nhất đã có mặt ở Béc-lin và thúc giục Phri-đrích Vin-hem đệ tam, vua nớc Phổ, tuyên chiến với Na-pô-lê-ông. Phri-đrích cũng ở trong tình trạng hoảng sợ và lưỡng lự như những vương hầu miền nam nước Đức. Ông ta sợ cả A-lếch-xan lẫn Na-pô-lê-ông. Trong những lời đe doạ xa xôi, A-lếch-xan cũng đã đi đến chỗ để lộ ra rằng quân đội Nga sẽ có thể dùng vũ lực để đi qua nước Phổ, nhưng khi vua Phổ chống lại với một thái độ kiên quyết bất ngờ và chuẩn bị đối phó lại thì A-lếch-xan lại đấu dịu. Vả lại, lúc ấy có tin rất hợp với ý đồ của A-lếch-xan là Na-pô-lê-ông đã ra lệnh cho thống chế Béc-na-đốt, trên đường sang áo, đi qua biên trấn An-xpắc, một thuộc địa của Phổ ở miền nam, như vậy là đã vi phạm trắng trợn sự trung lập của nớc Phổ; Phri-đrích, một mặt bị hành động độc tài của Na-pô-lê-ông xúc phạm, mặt khác không ngờ tới thắng lợi của đại quân Na-pô-lê-ông (lúc này, Un-mơ cha bị thất thủ) nên bắt đầu muốn tham gia chiến tranh với khối liên minh thứ ba. Theo một mật ước cuối cùng được ký giữa Phri-đrích và A-lếch-xan, nớc Phổ hứa sẽ gửi tối hậu thư cho Na-pô-lê-ông. Xung quanh việc này, một màn kịch hết sức lố lăng đã diễn ra: Phri-đrích Vin-hem, hoàng hậu Lu-i-dơ và A-lếch-xan tới lăng huyệt của Phri-đrích đệ nhị cùng nhau thề thốt tình hữu hảo đời đời.


Cái vô nghĩa của màn kịch ấy, thuộc loại tình cảm mà thời đó người ta ưa thích, là ở chỗ trước đây nước Nga đã gây ra cũng với chính gã Phri-đrích đệ nhị đó một cuộc chiến tranh bảy năm trời. Trong bảy năm đó, lúc thì Phri-đrích thắng quân Nga, lúc thì quân Nga giáng cho Phri-đrích những trận thất bại đau đớn; quân Nga cũng đã chiếm được Béc-lin và gần như dồn Phri-đrích vào con đường tự sát. Sau tấn hài kịch lạ lùng ấy và sau khi đã nhiệt liệt bày tỏ mối tình hữu hảo đời đời giữa người Đức và người Nga, A-lếch-xan rời Béc-lin để đi thẳng đến chiến trường áo.

ở Anh và ở áo, người ta mừng quýnh. Nếu toàn bộ quân đội Phổ vượt qua rặng "núi Kim khi" và tham chiến thì Na-pô-lê-ông sẽ phải thua. Báo chí đều đã nói như vậy sau khi hứng thú thuật lại lời thề thốt mối tình hữu nghị Nga-Phổ trước linh cữu Phri-đrích đại đế.
Dù thế nào chăng nữa, Na-pô-lê-ông cũng buộc phải kết thúc vấn đề trước khi nước Phổ nhảy vào khối liên minh. Ngay sau khi vừa hạ xong thành Viên, quân Pháp không mất một viên đạn đã chiếm được chiếc cầu lớn nối giữa Viên với tả ngạn sông Đa-nuýp, chiếc cầu độc nhất mà quân áo không phá hoại. Việc chiếm được chiếc cầu này đã đẻ ra nhiều giai thoại, trong đó có một câu chuyện (không chính xác lắm và được tô điểm thêm) mà người Nga nào đã đọc phần hai cuốn chiến tranh và hoà bình đều biết rõ. Thực tế, sự việc đã xảy ra như sau: sau khi đã khôn khéo cho một tiểu đoàn cận vệ mai phục trong bụi rậm, Muy-ra, Lan-nơ, Béc-tơ-răng và đại tá công binh Đô-đơ công nhiên tiến về phía đầu cầu có chiến luỹ và quân áo phòng ngự, nhưng quân áo đã nhận được lệnh hễ quân địch xuất hiện thì phải phá cầu; các tướng Pháp liền tuyên bố rằng hiệp định đình chiến vừa được ký kết; và thế là sau khi vượt qua cầu chẳng gặp khó khăn gì, họ cho gọi viên thiếu tướng, bá tớc Au-ét-xpe đến và nhắc lại lời bịa đặt vừa rồi, và trước cả khi Au-ét-xpe có đủ thời gian trả lời, theo hiệu lệnh đã định sẵn, quân Pháp bất thần từ trong bụi xông ra, lao vào quân lính áo và các khẩu pháo đã bố trí sẵn trên cầu. Chỉ trong nháy mặt, chiếc cầu đã bị chiếm. Tuy quân áo cố chống cự lại nhưng bị đè bẹp ngay.
Sau khi chiếm được cầu, Muy-ra mừng rỡ báo cáo sự việc kỳ quặc này cho Na-pô-lê-ông. Na-pô-lê-ông bèn lập tức ra lệnh cho bộ đội vượt qua cầu và xông thẳng vào quân Nga. Quân Nga lúc này phải trải qua nhiều phen điêu đứng. Na-pô-lê-ông vợt qua sông Đa-nuýp ở Viên cùng với đại bộ phận binh lực với ý định chặn đường rút lui của quân Nga đang hối hả rút về phía bắc. Cu-tu-dốp, tổng chỉ huy quân đội liên minh, đã thấy rõ muốn thoát chết chỉ còn cách rút ngay từ Cơ-rem về vị trí On-săng ở phía nam On-mút; lúc đầu Cu-tu-dốp có 45.000 quân và Na-pô-lê-ông có gần 100.000 quân. Đối với quân đội Nga, câu chuyện chiếm cầu Viên là một câu chuyện thật khó hiểu và người ta đã nói thẳng ra rằng đó là sự phản bội; người ta cho rằng quân áo đã bí mật thông đồng với Na-pô-lê-ông, vì việc mất chiếc cầu đó thật là vô lý và không thể tin được. Và việc này đã giúp cho Na-pô-lê-ông làm chủ ngay được tả ngạn sông Đa-nuýp không bị chút tổn thất nào; đã đưa toàn bộ quân Nga đến chỗ thất bại không thể tránh được.
Sau những trận đánh gay go của đội hậu vệ mà Cu-tu-dốp đã phải điều đến và cầm chắc sẽ bị hy sinh để yểm hộ cho chủ lực có đủ thời gian rút lui Cu-tu-dốp đã mất chừng 12.000 người trong số ngót 45.000 người, nhưng Cu-tu-dốp đã cùng với đội quân kiệt sức của mình tránh được sự đầu hàng nhục nhã và thoát khỏi sự truy kích sát gót của Na-pô-lê-ông, cuối cùng đã đa được tàn quân về đến On-mút, nơi A-lếch-xan và Phran-xoa đã có mặt ở đó




Quyết tâm của các bên

Từ sau cuộc vợt sông Đa-nuýp bất ngờ của Na-pô-lê-ông, Cu-tu-dốp sợ giao chiến, cho rằng cần phải tiếp tục cuộc rút lui, rút lui xa hơn nữa về phía đông và kéo dài chiến tranh để có đủ thời gian cho quân Phổ quyết định dứt khoát tham chiến chống quân Pháp. Nhưng Cu-tu-dốp vấp phải một trở lực rất lớn: hoàng đế A-lếch-xan muốn mở ngay một trận tổng công kích.
.6.1805 Áo gia nhập Liên minh. Thụy Điển cũng theo Liên minh từ ngày 9.8.1805 và ngày 31.10.1805 Thụy Điển tuyên chiến với Pháp.

Napoléon đã đánh bại quân Áo tại Ulm vào tháng 10 và đã chiếm giữ Wien, thủ đô của Áo vào tháng 11, nhưng một phần của quân đội Áo vẫn còn nguyên vẹn và di chuyển lên hướng Bắc để hội quân với quân Nga tại Olomouc, Moravia. Napoleon nhắm tới một chiến thắng nhanh chóng trước khi quân Phổ có thể gia nhập liên minh chống Pháp và đe doạ đến ông.Không hiểu gì về chiến tranh, nhưng lại không kém hám danh và còn tin rằng nhất định sẽ đánh thắng, tin rằng nước Phổ sẽ tham chiến ngay "sau cuộc thề thốt nổi tiếng trước linh cữu Phri-đrích", A-lếch-xan chỉ mơ tưởng đến tổng công kích. Sa hoàng nghĩ rằng sau khi mình đã điều động đến đây những đội quân tinh nhuệ như đội cận vệ và rồi điều những lực lượng mạnh mẽ ấy đi tránh đòn của đối phương trong cái đất miền núi khốn kiếp này hàng tháng ròng là lẩn trốn trước Na-pô-lê-ông, đó là một quyết định đáng xấu hổ và vô tích sự. Hoàng thân Phi-e Đôn-gô-ru-cốp, cận thần của Sa hoàng, người phụ tá trẻ tuổi được nhà vua mến chuộng chỉ vì hoàng thân cũng như hầu hết các sĩ quan của đội cận vệ đã thống nhất quan niệm với nhà vua. Cu-tu-dốp biết rằng Nga hoàng, Đôn-gô-ru-cốp và tất cả bè lũ đều hoàn toàn không hiểu gì về quân sự, cho dù một vài kẻ trong bọn chúng cũng có chút hiểu biết nào đó về những mặt khác. Nhưng Cu-tu-dốp tin chắc rằng quân đội Nga đang tiến tới một tai hoạ và thấy rằng phải nhanh chóng tránh những đòn của Na-pô-lê-ông phải đứng ngoài tầm tiến công của Na-pô-lê-ông, bằng cách tránh một cuộc giao chiến quyết định. Biết thế, nhưng Cu-tu-dốp cũng không còn có cách nào kiên quyết cưỡng lại sự nông nổi tai hại của Sa hoàng vì y là thủ lĩnh tuyệt đối. Cu-tu-dốp là nhà quân sự xứng đáng duy nhất trong hàng ngũ áo-Nga, là viên tướng thao lược độc nhất (trong số những người mà tiếng nói có phần nào được tin nghe) nên người ta cũng nghe Cu-tu-dốp đôi chút. Nhưng ở đây, Cu-tu-dốp đã vấp phải cái lực lượng mà Cu-tu-dốp không chống lại được, mặc dầu bản thân ông đã đoán được ngón của Na-pô-lê-ông.


Đang truy kích quân Nga, Na-pô-lê-ông dừng ngay lại khi thấy quân Nga không rút lui nữa và đóng bản doanh ở Bơ-run, không xa On-mút là mấy. Điều duy nhất làm cho Bô-na-pác thật sự lo sợ lúc ấy là thấy quân Nga lẩn tránh và kéo dài chiến tranh. Vì ở xa nớc Pháp và biết rằng Hau-vít đang trên đờng đi đến để gửi tối hậu thư của nước Phổ cho mình, Na-pô-lê-ông khao khát mở một trận tổng công kích càng sớm càng hay vì ông tin chắc rằng thắng lợi của trận tổng công kích có thể sẽ kết thúc gọn được ngay chiến tranh. Tài ngoại giao và đóng kịch của Na-pô-lê-ông lúc đó lại hiện ra một cách rất rực rỡ: ông ta đã phán đoán được tất cả những diễn biến ở bản doanh quân Nga và hành động phù hợp với ý định của A-lếch-xan đang chống lại những cố gắng yếu ớt cuối cùng của Cu-tu-dốp muốn cứu quân đội Nga bằng một cuộc rút lui vội vã. Na-pô-lê-ông chủ động giả đóng vai một người sợ hãi, nhu nhợc và nhất là sợ phải giao chiến. Na-pô-lê-ông thấy cần phải gợi cho đối phơng thấy đây là thời cơ có một không hai để dễ dàng đánh bại quân Pháp, nhằm khích động quân Nga tiến công ngay. Để thực hiện mưu ấy, thoạt tiên Na-pô-lê-ông ra lệnh cho các đơn vị tiền tiến bắt đầu rút lui, rồi cử Xa-va-ri, tớng thân cận của mình, đến gặp A-lếch-xan đa đề nghị đình chiến và hoà bình, và cuối cùng Na-pô-lê-ông còn chỉ thị cho Xa-va-ri nhân danh Na-pô-lê-ông yêu cầu A-lếch-xan cho gặp riêng; trường hợp bị khước từ thì Xa-va-ri phải yêu cầu A-lếch-xan phái người tin cẩn đến gặp Na-pô-lê-ông để mở cuộc đàm phán. Về phía quân Nga, người ta vui mừng, đắc chí: Bô-na-pác đã hoảng sợ! Bô-na-pác đã kiệt sức, đã bị thua! Trước hết, đừng để Bô-na-pác chạy thoát.


Tất cả những thủ đoạn đó của Na-pô-lê-ông chẳng giống tính tình của Na-pô-lê-ông chút nào, thật là xa lạ và nhục nhã đối với Na-pô-lê-ông, đến nỗi người ta tưởng rằng vị hoàng đế kiêu hãnh, người tướng bậc nhất của thế giới không bao giờ lại nghĩ và làm như vậy, trừ phi bị hoàn cảnh thật cấp thiết, khốn khó bắt buộc. Cu-tu-dốp và những mối lo âu của ông ta bị mất tín nhiệm và bị bác bỏ hoàn toàn. A-lếch-xan từ chối hội kiến với Na-pô-lê-ông và phái hoàng thân Đôn-gô-ru-cốp đến gặp Na-pô-lê-ông. Sau này, Na-pô-lê-ông còn lấy mãi câu chuyện của người tướng trẻ trong triều đó làm trò đùa, mà trong báo chí công khai Na-pô-lê-ông gọi là "anh phổi bò", Đôn-gô-ru-cốp nói với hoàng đế Pháp bằng một giọng kẻ cả và trịch thượng cứng rắn "như nói với một tên boay-a mà người ta định đem đi đày ở Xi-bê-ri", mỗi khi nhắc đến cuộc gặp gỡ ấy, Na-pô-lê-ông lại nói bằng giọng châm biếm như vậy. Trong khi say sưa đóng tiếp tấn hài kịch đó, Na-pô-lê-ông vẫn thủ vai một người bối rối, sợ sệt, nhưng đồng thời Na-pô-lê-ông cũng biết rằng không nên quá cường điệu vai trò ấy và trên đời này cái gì cũng có giới hạn ngay cả sự ngu xuẩn của anh hoàng thân Đôn-gô-ru-cốp. Na-pô-lê-ông đã chấm dứt cuộc hội kiến bằng cách tuyên bố không thể chấp nhận được những điều kiện do Đôn-gô-ru-cốp đa ra (Đôn-gô-ru-cốp yêu cầu Na-pô-lê-ông từ bỏ nước ý và các nước khác đã bị chinh phục). Nhưng việc từ chối ấy cũng đã được diễn đạt dới hình thức làm cho người ta không những không giảm bớt mà còn tăng thêm ấn tượng cho rằng Na-pô-lê-ông do dự và sợ hãi.

Sau báo cáo đầy khích lệ do Đôn-gô-ru-cốp nhận định theo ý chủ quan của y, phe liên minh không ngả nghiêng, do dự nữa; người ta liền hạ quyết tâm tiến công Na-pô-lê-ông hiện đang rút lui, suy yếu, bối rối và phải giải quyết cho xong với hắn.

Chuẩn bị

Lực lượng các bên

Quân Pháp
Tổng chỉ huy là Hoàng đế Napoleon, chỉ huy lực lượng Cận vệ thống chế berthier
Quân đoàn 1: thống chế Bernadot, quân số 12.300 người cùng 24 khẩu pháo, với 2 sư đoàn bộ binh do Rivaud và Drouet’d Erlon chỉ huy
Quân đoàn 3: thống chế Davu, quân số 6300, 9 pháo, 1 sư đoàn bộ binh dưới quyền Friant và, 1 sư đoàn long kị binh do Bourcier chỉ huy
Quân đoàn 4: thống chế Soult, 24.000 binh sĩ, 35 pháo,bao gồm 3 sư đoàn bộ binh (Saint Hilaire, Vandamme, Legrand) 1 sự đoàn khinh kị Margaron
Quân đoàn 5: thống chế Lannơ, 13.000 binh sĩ, 40 pháo, gồm 2 sư đoàn bộ binh (Caffarelli và Suchet)
Quân đoàn kị binh dự bị (Quân đoàn Murat): Thống chế Murat, 7900 kị sỹ, 9 pháo, gồm 2 sư đoàn thiết kị (Nansouty và D’Hautpoul), 1 sư đoàn long kị (Walther), 1 sư đoàn khinh kị (Kellerman)
Lực lượng dự bì: là đội cận vệ hoàng gia do thống chế Berthier chỉ huy, quân số 5500 người và 23 pháo, sư đoàn vệ binh, chỉ huy Oudinot và Duroc, 5500 quân, 10 pháo, 1 sư đoàn long kị do Beaumont chỉ huy.
Tổng số quân Pháp là 75.000 người

Quân liên minh

Tổng chỉ huy Kuturop, tham mưu trưởng Von Weyrother.
Binh đội tiên phong, quân đoàn Áo Kienmayer, chỉ huy tướng Kienmayer, với 6800 quân, 12 pháo ( 5 tiểu đoàn bộ binh Áo, 23 chi đội kị binh, cùng 1000 kị binh Cossack)
Binh đoàn 1 (Nga): chỉ huy tướng Dokhturov, quân số gần 14.200 người và 60 pháo ( 22 tiểu đoàn Nga, và 200 kị binh Cossack)
Binh đoàn 2 (Nga): tướng Langeron chỉ huy, lực lượng gồm 12.000 binh sĩ và 30 khẩu pháo ( 17 tiểu đoàn bộ binh Nga, 2 liên đội long kị (dragoon) và 200 kị binh Cossack)
Binh đoàn 3 (Nga): tướng Przybyszewski, với 9500 lính, 30 pháo ( 18 tiểu đoàn bộ binh Nga).
Tướng Buxhowden là chỉ huy chung của 3 quân đoàn trên.
Binh đoàn 4 (Áo+Nga): chỉ huy gồm tướng Áo Kolowrat và tướng Nga Miloradovich, với 16.000 binh sĩ và 75 khẩu pháo ( 15 tiểu đoàn bộ binh Áo, 12 tiểu đoàn bộ binh Nga, 2 liên đội long kỵ Áo (dragoon))
Binh đoàn kỵ binh 5 (Áo+Nga), chỉ huy là tướng Áo Liechtenstein và tướng Nga Uvarov, với 7000 kị sĩ, 24 pháo ( 17 liên đội kỵ binh nặng Áo, 30 liên đội long kỵ và khinh kỵ Nga, 1200 kị binh Cossack)
Binh đoàn Xung Kích của lực lượng liên minh ( Binh đoàn Bagration): chỉ huy hoàng tử Bagration, với 14.000 lính và 42 pháo ( 15 tiểu đoàn bộ binh Nga, 33 liên đội kỵ binh và 1500 kị binh Cossack)
Lực lượng dụ phòng: Cận Vệ của Nga Hoàng: chỉ huy Đại Công Tước K.Pavlovich với 10.000 người và 40 pháo ( 10 tiểu đoàn bộ binh cận vệ và 17 liên đội kỵ binh cận vệ )
Tổng số quân Pháp là khoảng 75.000 người. Bên phía quân Liên minh là 90.000 người, trong đó 16.000 là quân Áo.