kết quả từ 1 tới 18 trên 18

Ðề tài: LÃO TỬ - TƯ TƯỞNG VÀ SÁCH LƯỢC

  1. #1
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định LÃO TỬ - TƯ TƯỞNG VÀ SÁCH LƯỢC

    Bài viết này được sưu tầm từ Trí Tuệ - Nhà xuất bản Mũi Cà Mau. Bài viết này nhằm diễn giải những vấn đề của Đạo Đức Kinh; dẫn cho ta có được cách nhìn toàn diện đối với sự vật, biết lường trước mọi sự việc khi chưa phát sinh, biết cách tìm phúc lánh họa. Mong được sự đóng góp của các bậc cao nhân về những vấn đề trong phần trình bày dưới đây.
    VÔ VI NHI TRỊ
    Phần 1 : THẾ NÀO GỌI LÀ "VÔ VI"
    "Vô vi" là một khái niệm tối quan trọng trong học thuyết của Lão Tử, trong sách "Lão Tử" sử dụng từ này nhiều lần.
    Lão Tử nói : "Đạo thường không làm, nhưng không gì không làm" (chương 37). "Nếu làm theo cách vô vi, ắt không có gì là không thành công".
    "Vô" là "Không", "vi" là "làm". Vô vi có nghĩa là không làm gì trái với tự nhiên, chứ không phải là không làm gì cả.
    Con đường đi đến cảnh giới của vô vi là : "Cầu học vấn, trí thức càng ngày càng tăng; tu đạo, ham muốn ngày càng bớt, bớt rồi lại bớt, cuối cùng đạt đến cảnh giới vô vi" (chương 48). "Nên dùng trạng thái vô vi để hành sự, dùng trạng thái vô sự để làm việc" (chương 63).
    "Cố làm thì sẽ hư, giữ thì sẽ mất. Bởi vậy, bậc thánh nhân không làm nên không hư, không giữ nên không mất" (chương 64). "Sự lợi ích của vô vi, trong thiên hạ ít ai theo kịp" (chương 43).

    - Vô vi không phải là không làm gì cả : Vô vi không phải là không làm gì cả, không có phản ứng đối với ngoại giới. Mà vô vi ở đây có nghĩa là không dùng tư tâm mà xen vào việc của người khác, không dùng lòng tham cá nhân mà can thiệp vào mọi việc. Hành sự hợp lẽ, thuận theo quy luật tự nhiên.
    - "Thế nào gọi là vô vi ? Người thông minh không cậy vào chức vị của mình để hành sự, người dũng không lợi dụng chức vụ để thi hành bạo ngược, người nhân không dựa vào chức quan để thực hiện ân huệ, ấy có thể gọi là vô vi vậy. Thực hiện vô vi, có thể đạt đến chân lý của đạo. Đạo là bản chất của vạn vật, nó là con đường căn bản đến vô địch" (Hoài Nam Tử)".
    - Vô vi là thuận theo quy luật : Mọi người thuận theo quy luật, xã hội sẽ được yên trị. Làm trái quy luật thì sẽ bị tổn hại. Thuận theo quy luật mà trị vì quốc gia, có thể thực hiện vô vi; đi trái quy luật mà trị vì quốc gia, không thể thực hiện vô vi. Mọi người thuận theo tự nhiên, không dùng lời nói, có thể đạt được hiệu quả thần diệu; làm trái quy luật tự nhiên, tùy tiện nói năng, ắt sẽ bị tổn hại. Không dùng lời nói mà đạt được hiệu quả thần diệu, chính là thực hiện "vô vi nhi trị" (Hoài Nam Tử).
    (Còn nữa . . .)
    Last edited by splen; 11-08-2010 at 08:19 PM.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  2. #2

    Mặc định

    - Đạo của Lão Tử là Đạo "nội thánh ngoại vương", thâm sâu diệu vợi vô cùng. Vừa là Đạo tu thân, kiến thân Tâm để hòa hợp trong ngoài, tiến lùi đúng lẽ hợp với Tự nhiên không hề khiên cưỡng.
    - Tất cả không ngoài chữ Dụng, cho dù là tiến thoái tồn vong, khi hữu khi vô nhưng không ngoài việc tránh tất cả những thái quá hay bất cập. Thận trọng đến cùng cực, rất ý vị, thâm sâu!

    Vài dòng lạm bàn, mong được chỉ giáo thêm. Kính!
    một tiếng chim kêu lời kinh vọng
    núi trôi sông chảy mộng đoàn viên

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 2 : SỰ TAI HẠI CỦA “HỮU VI”
    Đối lập với “vô vi” là “hữu vi”. “Hữu vi” cũng không phải là gì cũng làm, mà là bày vẽ chuyện làm trái với quy luật. Tùy tiện bày vẽ chuyện sẽ gây ra nhiều tai hại.
    - Trên thích gì, dưới phục tùng theo :
    Vua thích quan tài đẹp, bề tôi sẽ đi đẵn gỗ, vua thích cá, bề tôi sẽ làm khô cạn lòng song; vua thích mái chèo, bề tôi sẽ dân cả thuyền đến; vua nói là sợi tơ nhỏ; bề tôi sẽ nói thành sợi thừng to. Vua có một điểm tốt, sẽ có hai bề tôi ca tụng. (Hoài Nam Tử).
    - Vua Sở thích eo nhỏ, bề tôi đều nhịn ăn :
    Vưa Sở Linh Vương thích kẻ sĩ eo nhỏ. Để được vua thích, bọn bề tôi mỗi ngày chỉ ăn một bữa, thắt đai lưng phải nín thở, đứng dậy phải vịn tường. Một năm sau, bọn bê tôi gầy ốm xanh xao. (Mặc Tử).
    - Vua hữu vi, bề tôi tất a dua :
    Phu nhân Tề Uy Vương mất, Tề Uy Vương dự định lập lại vương hậu mới. Khi còn chưa quyết định, để bề tôi bàn bạc về chuyện này. Tiết Công con rể của Tề Uy Vương biết trong mười mỹ nữ có một người vua đặc biệt sủng ái, bèn nghĩ ra một kế, chọn mười cái bông tai bằng ngọc, trong đó có một cái đẹp nhất, để Tề Uy Vương đem nó ban tặng cho mười mỹ nữ. Anh ta đề nghị lập người nhận được bông tai đẹp nhất làm hoàng hậu, khiến Tề Uy Vương rất hài lòng.
    Nhờ vậy mà Tiết Công được vua đặc biệt coi trọng so với những người con khác.
    Ý nguyện của vua một khi biểu lộ ra ngoài, sẽ bị bề tôi lợi dụng. (Hoài Nam Tử).
    - Hữu vi sẽ đem đến sự gièm pha và a dua :
    Đạo làm vua, nên thực hiện vô vi mà gặt hái thành tựu, không biểu hiện sự ưa thích của mình. Vì “hữu vi” sẽ đem đến sự bàn tán; có ưu thích sẽ đem đến sự a dua. Bàn tán sẽ thay đổi đạo làm vua, a dua sẽ đưa người ta vào con đường lầm lạc. Vua Tề Hoàn Công thích mỹ vị, Dịch Nha liền làm thịt người con nấu thành canh thịt để lấy lòng vua; vua nước Ngu thích của báu, Tấn Hiến Công liền dâng ngọc đẹp, ngựa hay để làm thỏa mãn lòng ông ta; Tây Nhung Hồ Vương thích âm nhạc, Tần Mục Công liền dùng mỹ nữ tấu nhạc để dụ ông ta. Kết quả, không loạn nước thì cũng mất nước (Văn Tử).
    Sự tai hại lớn nhất của “hữu vi” là làm trái với quy luật.
    - Nhấc mạ lên cho chóng lớn :
    Nước Tống có người trồng lúa. Anh ta lo lúa ở ruộng mình chậm lớn, thế là anh ta lội xuống ruộng nhấc từng gốc mạ lên cao một tí. Làm xong, anh ta trở về nhà với dáng mệt lả, nói với người nhà rằng : “Hôm nay ta mệt thật, ta giúp cho mạ ở ruộng mình cao lên nhiều”. Con anh ta nghe vậy, vội chạy ra ruộng xem, thấy mạ bị khô rụi sạch. (Mạnh Tử, Thiên Công Tôn Sửu).
    - Ban năm làm ra một lá cây :
    Nước Tống có người thợ lấy ngọc chạm tỉa làm một cái lá dó cho vua, mất thời gian ba năm mới xong cái lá làm rất khéo, gân lá, cuống lá, lông tơ trên lá đều giống hệt như thật, không ai phân biệt ra. Người ấy nhờ vào tài trên mà hưởng bổng lộc của nước Tống.
    Liệt Tử nghe chuyện ấy, nói : “Trời đất sinh dưỡng vạn vật, giá như ba năm mới mọc một cái lá, thì cây cối trong vạn vật chẳng còn lá là bao” (Liệt Tử).
    Hữu vi dù có khéo léo đến đâu, đem so với q uy luật tự nhiên, cũng không đáng để nói. Toan dùng “hữu vi” để thay thế quy luật tự nhiên thì càng buồn cười thay.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  4. #4
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 3 : THUẬN ỨNG TỰ NHIÊN


    Muốn đạt đến cảnh giới “vô vi nhi trị”, thì phải “giúp vạn vật phát triển tự nhiên mà không dám can dự vào”. (chương 64). Phải dựa vào quy luật tất yếu của bản thân sự vật để hỗ trợ phát triển, không được dùng bất cứ ngoại lực nào can thiệp vào.
    - Cuộc đối thoại giữa sức người với thiên mệnh :
    Sức người nói với Thiên mệnh : “Công tích của anh đâu bằng được tôi ?”.
    Thiên mệnh đáp : “Anh đối với vạn vật có công tích gì, lại muốn so hơn thua với tôi ?”.
    Sức người nói : “Sống lâu sống mau, khốn cùng hanh thong, hiển quý thấp hèn, giàu có, nghèo khổ, đều là nhờ vào sức của tôi thực hiện.”.
    Thiên mệnh đáp : “Bành Tổ trí lực không bằng vua Nghiêu, vua Thuấn mà sống đến tám trăm năm; Nhan Uyên tài trí hơn người mà chỉ sống ba mươi hai tuổi. Khổng Tử nhân đức hơn cả các chư hầu mà bị vây khốn ở đất Trần, đất Thái; vua Trụ đức hạnh kém xa ba người Vi Tử, Ky Tử và Tỷ Can, lại ngồi ở ngôi vua. Bậc hiền Lý Trát không nhận được tước lộc ở nước Ngô; kẻ ngụy Điền Hằng lại nắm được quyền binh ở nước Tề. Bá Di, Thúc Tề có khí tiết lại bị chết đói ở núi Thu Dương; Quý Tôn thị vận dụng quyền thuật lại giàu có hơn so với Triển Cầm. Giả như sức của anh có thể làm thay đổi hiện trạng, thì tại sao cứ để người đáng chết sớm lại sống lâu, người đáng sống lâu lại chết sớm, để thánh nhân khốn cùng mà kẻ loạn nghịch thì hanh thong, bậc hiền chịu thấp hèn mà kẻ ngu thì được tôn quý, người tốt túng quẫn mà người xấu thì giàu có ?”.
    Sức người nói : “Nếu như lời anh nói, tôi vốn không có công tích gì đối với vạn vật. Vậy lẽ nào mọi thức đều nằm dưới sự an bài của bậc chủ tể là anh sao ?”.
    Thiên mệnh đáp : “Đã gọi là Thiên mệnh thì đâu còn tồn tại ngôi chủ tể ? Ta đối với sự vật hợp lý thì thúc đẩy nó phát triển, đối với sự vật không hợp lý thì mặc kệ không quản. Bản thân sống lâu hay chết sớm, khốn cùng hay hanh thong, tôn quý hay thấp hèn, giàu có hay nghèo túng, ta đâu biết là do nguyên nhân gì ? (Liệt Tử).
    - Để mặc tự nhiên :
    Manh Tôn Dương hỏi Dương Chu : “Có người muốn quý trọng sinh mạng của mình, yêu quý thân thể của mình, cầu cho mình trường sinh bất tử, có được không ?”.
    Dương Chu đáp : “Theo sự lý mà nói thì không ai không chết cả.”.
    Mạnh Tôn hỏi : “Vậy muốn cầu sống lâu có được không ?”.
    Dương Chu đáp : “Theo sự lý mà nói thì cũng không có gì sống lâu cả. Bởi sinh mạng không vì anh quý trọng nó mà tồn tại mãi, thân thể cũng không vì anh yêu quý nó mà khỏe mạnh mãi. Hơn nữa, trường sinh bất tử, sống lâu mà làm gì chứ ? Tình cảm yêu ghét của con người, xưa nay không khác mấy; thân thể an nguy, xưa nay cũng như nhau; sự khốn sướng của sự đời, xưa nay chẳng khác mấy; xã hội biến đổi trị loạn, xưa nay hẳn như nhau. Từ những tình huống phức tạp đã từng nhìn thấy, đã trải qua xem ra, sống một trăm tuổi e rằng đã quá lâu, vậy sống thêm nữa chẳng phải là càng thấy khổ sao ?”.
    Mạnh Tôn Dương nói : “Theo như anh nói thì chết sớm thì tốt hơn sống lâu, vậy xông lên rừng đao, nhảy xuống biển lửa, lao vào dầu sôi nước bỏng thì mới thỏa nguyện vọng”.
    Dương Chu đáp : “Không đúng. Đã sống, đối với sinh mạng nên để mặc tự nhiên, muốn làm gì thì làm, như vậy cho đến chết. Dù phải sắp chết, vẫn phó mặc tự nhiên, muốn thế nào thì thế ấy, cho đến khi sinh mạng kết thúc. Không có gì đáng tiếc rẻ, không có gì đáng truy cầu, để mặc tự nhiên là được, việc gì phải lo sinh mạng kết thúc sớm hay muộn.” (Liệt Tử).
    Lão Tử cho rằng phải thuận theo vạn vật phát triển tự nhiên, không làm trái với quy luật mới có thể đem lại thành công.
    - Quách Thác Đà trồng cây :
    Ở thành tây Tây An có một nơi gọi là Phong Lạc Hương, ở đấy có người tên Quách Thác Đà. Ông ta vốn không phải tên đó, nhưng vì ông ta bị gù lưng, trông giống như lưng lạc đà, nên mọi người trong vùng đều gọi ông là Thác Đà. Quách Thác Đà nghe tên ấy cũng không tức giận, còn nói “Được gọi tan he vậy là rất thích hợp”.
    Quách Thác Đà lấy việc trồng cây làm nghiệp mưu sinh. Bấy giờ, những người có quyền thế ở Trường An lập vườn cây cảnh và những người buôn trái cây đều tranh nhau mời ông ta về nhà để trồng cây. Cây của Quách Thác Đà trồng không có cây nào không sống. Vả lại đều cao lớn tốt tươi, cho quả sớm lại nhiều và ngon. Những người trồng cây khác rất ước ao được như ông ta, thường nhìn trộm ông ta trồng cây và bắt chước theo, nhưng đều không bằng ông ta.
    Có người hỏi Quách Thác Đà về bí quyết trồng cây, Quách Thác Đà bảo : “Ta chẳng có tài cán gì có thể bảo cây cối tốt tươi. Ta trồng cây chẳng qua là thuận theo quy luật phát triển tự nhiên của cây cối để thúc đẩy nó phát triển mà thôi. Trồng cây phải chú ý đặc điểm sinh trưởng của cây cối, rễ cây để cho xòe ra, vun đất phải đều, đất nhất định phải lấy đất cũ nơi nó ở trước đó. Lấp đất phải đạp nén chặt. Trồng cây xong, không nên động đến nó nữa. Khi trồng cây phải cẩn thận chăm chú giống như nuôi dưỡng đứa trẻ. Trồng xong phải để nó sinh trưởng chỗ đó, như vậy sẽ giữ được thiên tính của cây, để cây phát triển theo quy luật của nó. Ta không có tài gì đặc biệt làm cho cây phát triển tươi tốt, chẳng qua chỉ thuận theo quy luật không làm tổn hại đến thiên tính mà thôi. Người khác trồng cây không phải vậy. Họ để cho rễ cây cong ngập, đất trồng cũng đổi, khi vun đất không quá nhiều thì cũng quá ít. Có người lại yêu cây quá mức, lo quá nhiều, sáng ra xem, tối ra sờ, thậm chí có người dùng móng tay rạch vỏ để xem cây chết hay sống, lung lay cây xem lấp đất có chặt hay không. Làm trái với bản tính tự nhiên của cây như thế, sức sống sẽ ngày càng giảm. Nói là yêu cây, thực ra coi cây như thù địch. Vì vậy mà người khác trồng cây không bằng ta.”. (Liễu Tôn Nguyên).
    (Còn nữa . . .)
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  5. #5
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    Bài hay quá, lão huynh cám ơn nha. rose4 rose4
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  6. #6
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi batquantrai Xem Bài Gởi
    Bài hay quá, lão huynh cám ơn nha. rose4 rose4
    Đệ đang cố gắng tranh thủ thời gian để đưa toàn bộ nội dung của cuốn sách này lên để mọi người cùng đọc. Vì thấy nội dung trong cuốn sách này có rất nhiều điều mà ngày nay vẫn còn nguyên giá trị.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  7. #7

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi splen Xem Bài Gởi
    Phần 3 : THUẬN ỨNG TỰ NHIÊN


    Muốn đạt đến cảnh giới “vô vi nhi trị”, thì phải “giúp vạn vật phát triển tự nhiên mà không dám can dự vào”. (chương 64). Phải dựa vào quy luật tất yếu của bản thân sự vật để hỗ trợ phát triển, không được dùng bất cứ ngoại lực nào can thiệp vào.
    - Cuộc đối thoại giữa sức người với thiên mệnh :
    Sức người nói với Thiên mệnh : “Công tích của anh đâu bằng được tôi ?”.
    Thiên mệnh đáp : “Anh đối với vạn vật có công tích gì, lại muốn so hơn thua với tôi ?”.
    Sức người nói : “Sống lâu sống mau, khốn cùng hanh thong, hiển quý thấp hèn, giàu có, nghèo khổ, đều là nhờ vào sức của tôi thực hiện.”.
    Thiên mệnh đáp : “Bành Tổ trí lực không bằng vua Nghiêu, vua Thuấn mà sống đến tám trăm năm; Nhan Uyên tài trí hơn người mà chỉ sống ba mươi hai tuổi. Khổng Tử nhân đức hơn cả các chư hầu mà bị vây khốn ở đất Trần, đất Thái; vua Trụ đức hạnh kém xa ba người Vi Tử, Ky Tử và Tỷ Can, lại ngồi ở ngôi vua. Bậc hiền Lý Trát không nhận được tước lộc ở nước Ngô; kẻ ngụy Điền Hằng lại nắm được quyền binh ở nước Tề. Bá Di, Thúc Tề có khí tiết lại bị chết đói ở núi Thu Dương; Quý Tôn thị vận dụng quyền thuật lại giàu có hơn so với Triển Cầm. Giả như sức của anh có thể làm thay đổi hiện trạng, thì tại sao cứ để người đáng chết sớm lại sống lâu, người đáng sống lâu lại chết sớm, để thánh nhân khốn cùng mà kẻ loạn nghịch thì hanh thong, bậc hiền chịu thấp hèn mà kẻ ngu thì được tôn quý, người tốt túng quẫn mà người xấu thì giàu có ?”.
    Sức người nói : “Nếu như lời anh nói, tôi vốn không có công tích gì đối với vạn vật. Vậy lẽ nào mọi thức đều nằm dưới sự an bài của bậc chủ tể là anh sao ?”.
    Thiên mệnh đáp : “Đã gọi là Thiên mệnh thì đâu còn tồn tại ngôi chủ tể ? Ta đối với sự vật hợp lý thì thúc đẩy nó phát triển, đối với sự vật không hợp lý thì mặc kệ không quản. Bản thân sống lâu hay chết sớm, khốn cùng hay hanh thong, tôn quý hay thấp hèn, giàu có hay nghèo túng, ta đâu biết là do nguyên nhân gì ? (Liệt Tử).
    - Để mặc tự nhiên :
    Manh Tôn Dương hỏi Dương Chu : “Có người muốn quý trọng sinh mạng của mình, yêu quý thân thể của mình, cầu cho mình trường sinh bất tử, có được không ?”.
    Dương Chu đáp : “Theo sự lý mà nói thì không ai không chết cả.”.
    Mạnh Tôn hỏi : “Vậy muốn cầu sống lâu có được không ?”.
    Dương Chu đáp : “Theo sự lý mà nói thì cũng không có gì sống lâu cả. Bởi sinh mạng không vì anh quý trọng nó mà tồn tại mãi, thân thể cũng không vì anh yêu quý nó mà khỏe mạnh mãi. Hơn nữa, trường sinh bất tử, sống lâu mà làm gì chứ ? Tình cảm yêu ghét của con người, xưa nay không khác mấy; thân thể an nguy, xưa nay cũng như nhau; sự khốn sướng của sự đời, xưa nay chẳng khác mấy; xã hội biến đổi trị loạn, xưa nay hẳn như nhau. Từ những tình huống phức tạp đã từng nhìn thấy, đã trải qua xem ra, sống một trăm tuổi e rằng đã quá lâu, vậy sống thêm nữa chẳng phải là càng thấy khổ sao ?”.
    Mạnh Tôn Dương nói : “Theo như anh nói thì chết sớm thì tốt hơn sống lâu, vậy xông lên rừng đao, nhảy xuống biển lửa, lao vào dầu sôi nước bỏng thì mới thỏa nguyện vọng”.
    Dương Chu đáp : “Không đúng. Đã sống, đối với sinh mạng nên để mặc tự nhiên, muốn làm gì thì làm, như vậy cho đến chết. Dù phải sắp chết, vẫn phó mặc tự nhiên, muốn thế nào thì thế ấy, cho đến khi sinh mạng kết thúc. Không có gì đáng tiếc rẻ, không có gì đáng truy cầu, để mặc tự nhiên là được, việc gì phải lo sinh mạng kết thúc sớm hay muộn.” (Liệt Tử).
    Lão Tử cho rằng phải thuận theo vạn vật phát triển tự nhiên, không làm trái với quy luật mới có thể đem lại thành công.
    - Quách Thác Đà trồng cây :
    Ở thành tây Tây An có một nơi gọi là Phong Lạc Hương, ở đấy có người tên Quách Thác Đà. Ông ta vốn không phải tên đó, nhưng vì ông ta bị gù lưng, trông giống như lưng lạc đà, nên mọi người trong vùng đều gọi ông là Thác Đà. Quách Thác Đà nghe tên ấy cũng không tức giận, còn nói “Được gọi tan he vậy là rất thích hợp”.
    Quách Thác Đà lấy việc trồng cây làm nghiệp mưu sinh. Bấy giờ, những người có quyền thế ở Trường An lập vườn cây cảnh và những người buôn trái cây đều tranh nhau mời ông ta về nhà để trồng cây. Cây của Quách Thác Đà trồng không có cây nào không sống. Vả lại đều cao lớn tốt tươi, cho quả sớm lại nhiều và ngon. Những người trồng cây khác rất ước ao được như ông ta, thường nhìn trộm ông ta trồng cây và bắt chước theo, nhưng đều không bằng ông ta.
    Có người hỏi Quách Thác Đà về bí quyết trồng cây, Quách Thác Đà bảo : “Ta chẳng có tài cán gì có thể bảo cây cối tốt tươi. Ta trồng cây chẳng qua là thuận theo quy luật phát triển tự nhiên của cây cối để thúc đẩy nó phát triển mà thôi. Trồng cây phải chú ý đặc điểm sinh trưởng của cây cối, rễ cây để cho xòe ra, vun đất phải đều, đất nhất định phải lấy đất cũ nơi nó ở trước đó. Lấp đất phải đạp nén chặt. Trồng cây xong, không nên động đến nó nữa. Khi trồng cây phải cẩn thận chăm chú giống như nuôi dưỡng đứa trẻ. Trồng xong phải để nó sinh trưởng chỗ đó, như vậy sẽ giữ được thiên tính của cây, để cây phát triển theo quy luật của nó. Ta không có tài gì đặc biệt làm cho cây phát triển tươi tốt, chẳng qua chỉ thuận theo quy luật không làm tổn hại đến thiên tính mà thôi. Người khác trồng cây không phải vậy. Họ để cho rễ cây cong ngập, đất trồng cũng đổi, khi vun đất không quá nhiều thì cũng quá ít. Có người lại yêu cây quá mức, lo quá nhiều, sáng ra xem, tối ra sờ, thậm chí có người dùng móng tay rạch vỏ để xem cây chết hay sống, lung lay cây xem lấp đất có chặt hay không. Làm trái với bản tính tự nhiên của cây như thế, sức sống sẽ ngày càng giảm. Nói là yêu cây, thực ra coi cây như thù địch. Vì vậy mà người khác trồng cây không bằng ta.”. (Liễu Tôn Nguyên).
    (Còn nữa . . .)


    Kính Hiền Splen thân mến !

    Quả thật bài này rất rất hay và giá trị !!!

    Thiện Niệm nhân đây cũng xin chép lại bài Thánh giáo của Đức Thái Thượng Đạo Tổ giáng cơ tại Tòa Thánh Tây Ninh dạy Đức Ngài Bảo Văn Pháp Quân Cao Quỳnh Diêu , trong đoạn Thánh giáo , Đức Thái Thượng có đề cập đến sức người và Thiên Mạng như sau :

    Cơ Trời mầu-nhiệm, đối với đời, mà máy Thiên-cơ đối với Ðạo, lại càng huyền-vi thậm-trọng hơn nữa, có lẽ tâm phàm dầu cao-kiến đến đâu, cũng chưa đạt thấu được. Những vai tuồng của Chí-Tôn sắp-đặt trên sân khấu Ðạo, nếu so-sánh lại cũng chẳng khác chi những bậc nguyên-nhơn lãnh phận-sự dìu đời từ xưa đến nay mà thôi.

    Muốn an tâm tỉnh trí và đè nén lửa lòng, cần phải có một nghị-lực vô-biên, một tâm-trung quảng-đại, thì mới khỏi bực-tức với những trò đã vì mạng-lịnh Thiêng-liêng phô-diễn ở nơi thâm-hiểm nặng-nề nầy. Nên biết rằng, mỗi việc chi đều có hạn định, có căn-nguyên, dầu các bậc tiền-bối cũng vậy. Phải lấy nét đạo-đức mà đoán xét, thì mới hiểu thấu sự mầu-nhiệm vĩ-đại của Chí-Tôn sắp-đặt.

    Xưa Hớn-Bái-Công chưa phải là chánh-đáng một vị Minh-Quân, mà cơ Trời vẫn để cho nghiệp Hớn ba trăm năm quyền-bính. Nào tật đố hiền-tài, hữu thỉ vô chung, nghe lời sàm tấu, giết người lao công hạn mã, nếu chẳng phải chí của Trương-Lương thì không thể nào khỏi xung-tâm oán-trách. Võ-Tắc-Thiên hoang-dâm thái-thậm, Tùy-Dương-Ðế lỗi Ðạo muôn phần, khi Sở Hạng bạo-ngược vô biên, Tần-Thủy-Hoàng hôn-quân cực-điểm, nhưng, than ôi! Máy Thiên-cơ buổi nọ nếu phải chìu-chuộng một ít vị công-thần bị khép vào vòng những kẻ đã chịu sở bức, thì phải thay-đổi, bôi-xóa sự-nghiệp non-sông của những chúa tể ngu-muội ấy chăng? cười...

    Ðời là đời, Ðạo cũng vậy, chi chi cũng có định phân mực-thước. Những kẻ chí-sĩ lãnh trách-nhậm nghiêng vai gánh vác cả non-sông, đều làm phận sự, công nghiệp nhiều ít ấy, tính lời vốn với Tòa Thiêng-liêng, hoặc ghi tên tuổi vào thanh-sử thiên-niên, chớ chẳng phải để kể công-trình với chúa-tể ấy.

    Than ôi! cái nư giận thường làm đổ-nát những công sáng tạo đã qua, không biết bao nhiêu vĩ-đại.

    Hiền-hữu chỉ biết hành-động của người, mà chưa biết đến Thiên-thơ của Ðức Chí-Tôn. Có biết thạnh-suy, mà chưa chịu biết để công-linh đào-tạo thời-thế, đặng dìu-dắt chúng sanh cho kịp buổi....

    ( Trích Thánh Ngôn Hiệp Tuyển - Q. II )


    Nếu bài của Thiện Niệm đăng không phù hợp xin nhờ BQT xóa bài dùm !!!




    Thiện chí bồi công tông tổ quang vinh vang xã tắc
    Niệm cầu lập đức tử tôn hiển hách rạng sơn hà

  8. #8
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 4 : TRÁNH CHÍNH LỆNH PHIỀN HÀ

    Chính lệnh phiền hà là đại dịch của “vô vi”. Người lãnh đạo ban hành chính lệnh quá nhiều, chẳng những không có ích, ngược lại còn có hại.
    - Trên danh nghĩa là yêu thương, thực ra là làm hại :
    Sau khi Quách Thác Đà nói về đạo lý trồng cây phải thuận theo thiên tính của cây, có người hỏi : “Đem đạo lý của ông ra để trị dân có được không ?”
    Quách Thác Đà trả lời : “Ta chẳng qua chỉ biết trồng cây thôi, trị dân không phải là việc của ta. Nhưng, ta ở trong thôn làm thấy người làm quan thích ban lệnh cho dân liên tục, tợ như rất thương yêu dân thực ra là đem đến tai hại cho dân. Sai dịch sớm tối đều chạy xuống làng hô hoán : “Quan phủ lệnh ta thúc giục mọi người cày ruộng, động viên mọi người trồng trọt, đốc thúc mọi người thu hoạch hoa màu. Các người phải sớm ươm tơ, sớm dệt vải, phải nuôi nấng tốt con cái mấy người, phải nuôi tốt heo gà các người. Như thế, lúc thì đánh trống tập trung dân làng lại, lúc thì gõ mõ triệu tập mọi người. Dân chúng cơm chẳng kịp ăn, chỉ lo việc đón tiếp sai dịch đã hết thời gian, sao có thể khiến dân chúng hưng vượng, cuộc sống yên ổn ?”
    Người kia nói : “Thế chẳng phải rất tốt sao ? Ta hỏi đạo lý trồng cây, lại biết được cách trị dân.” (Liễu Tôn Nguyên).
    - Trị quốc không dùng pháp lệnh hà khắc :
    Trị vì quốc gia tốt, vua không đưa ra pháp lệnh hà khắc, quan lại không sách nhiễu gây phiên hà cho dân, kẻ sĩ không có hành vi giả dối, thợ thầy không bày việc quá tinh xảo. Việc của họ trật tự rõ rang mà không hỗn loạn, dụng cụ của họ chắc bền mà không trau chuốt. Xã hội hỗn loạn thì không như thế, kẻ sĩ tu dưỡng phẩm đức để cầu quan, đua nhau nâng bốc cao giá trị bản thân; kẻ hành lễ nghi dùng hình thức giả dối khoe khoang lẫn nhau; bọn quan lieu thi nhau tài ngụy biện, việc chính để ứ đọng lâu ngày không xử lý, như vậy không đem lại lợi ích gì đối với việc trị quốc (Hoài Nam Tử).
    Chính lệnh thay đổi nhiều thường là nguồn gốc của hỗn loạn.
    - Vũ Vương hỏi Thái Công :
    Vũ Vương hỏi Thái Công : “Người trị quốc thường hay thay đổi pháp lệnh, tại sao vậy ?”.
    Thái Công đáp : “Người trị quốc thường xuyên thay đổi pháp lệnh, không tuân thủ pháp lệnh trước đó, đem cái mà họ thích ra làm pháp lệnh, cho nên một khi pháp lệnh ban hành xã hội sẽ hỗn loạn, khi xã hội hỗn loạn lại thay đổi pháp lệnh mới. Vì vậy mà pháp lệnh của họ cứ thay đổi liên tục.” (Thuyết Uyển).
    - Mật Tử Tiện trị an Đơn Phủ :
    Mật Tử Tiện cai quản Đơn Phủ, từ sáng đến tối chỉ lo chơi đàn, không hề bước ra đại đường, thế mà Đơn Phủ được quản lý rất tốt. Vu Mã Kỳ cũng có cai quản Đơn Phủ, ông ta sớm đi tối về, ngày đêm không nghỉ ngơi, lo toan chính vụ vất vả khổ nhọc, thế mà Đơn Phủ vẫn không quản lý tốt.
    Vu Mã Kỳ hỏi Mật Tử Tiện làm thế nào mà cai quản Đơn Phủ dễ dàng như vậy. Mật Tử Tiện trả lời : “Ta thì thuận người mà trị, còn người thì theo sức mà làm. Dốc hết sức lực ra để lo liệu đương nhiên khổ nhọc, thuận người mà trị đương nhiên dễ dàng thoải mái.”.
    Người ta đều nói : “Mật Tử Tiện là người đắc đạo, ông ta tay chân thoải mái, tai mắt thông minh, tâm bình khí tĩnh, trăm việc được xử lý tốt, là bởi thuận theo tự nhiên. Vu Mã Kỳ thì không như thế, ông ta lao tâm lao lực, việc gì cũng đích thân ra tay giải quyết, tuy vẫn cai quản tốt Đơn Phủ, nhưng không thể đạt đến mức tốt nhất.” (Thuyết Uyển).
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  9. #9
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    Pót tiếp đi cưng..
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  10. #10
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 5 : TRỊ NƯỚC LỚN GIỐNG NHƯ NẤU CÁ NHỎ
    “Trị nước lớn giống như nấu cá nhỏ” (Lão Tử - chương 60) là câu cách ngôn rất nổi tiếng, không những người Trung Quốc, mà cả người châu Âu, châu Mỹ cũng biết đến câu cách ngôn ấy. Năm 1987, tổng thống Mỹ Ronald Reagan từng dẫn lời nói ấy vào trong “Văn bản báo cáo tình hình đất nước”.
    Từ đó đủ thấy được sự ảnh hưởng của câu nói “trị nước lớn giống như nấu cá nhỏ” đối với việc trị quốc.
    Nấu cá nhỏ, người ta không dám làm vảy, không dám lật trở mạnh tay, vì cá sẽ nát vụn. Trị nước lớn, thì nên dùng phép “vô vi”, không nên dùng đến cái đạo “hữu vi”, ban hành nhiều pháp lệnh, vì sẽ thương hại đến dân.
    - Không nên hao tốn tình lực ở việc đổi pháp độ :
    Người thợ thay đổi nghề nhiều lần, sẽ mất đi công hiệu của họ; người lao động thay đổi cương vị nhiều lần, sẽ mất đi công tích của họ. công việc của một người, mỗi người mất đi nửa ngày, mười ngày sẽ mất đi lượng công việc một ngày của năm người; công việc của một vạn người, mỗi ngày mất đi nửa ngày, mười ngày sẽ mất đi lượng công việc một ngày của năm vạn người. Như thế, số người thay đổi nghề nghiệp nhiều lần càng nhiều thì tổn thất sẽ càng tăng.
    Nếu pháp lệnh thay đổi, tình huống của lợi và hại sẽ thay đổi; tình huống lợi hại thay đổi, thì công việc của dân sẽ thay đổi; công việc của dân thay đổi, thì gọi là thay đổi nghề nghiệp. Theo lẽ thường mà nói, những người thay đổi công việc nhiều lần, rất ít có người thành công.
    Cất giữ của quý, nếu di chuyển nhiều lần thì tổn hại sẽ nhiều; nấu cá nhỏ lật trở nhiều lần thì sẽ làm cá nát vụn; trị nước lớn mà thay đổi pháp độ nhiều lần, thì dân chúng sẽ khốn khổ. Cho nên, vua có đạo coi trọng thanh tịnh vô vi, không coi trọng thay đổi pháp độ (Hàn Phi Tử).
    - Lão Tử nói về đạo trị quốc :
    Thôi Cù hỏi Lão Tử : “Không trị thiên hạ, làm sao có thể khiến lòng người hướng thiện ?”.
    Lão Tử trả lời : “Phải cẩn thận, không quấy nhiễu lòng người. Lòng người bị đè nén thì lắng xuống, được khích lệ thì trào dâng. Tâm trí lắng xuống và trào dâng, cũng giống như lúc thì đưa người ta lên thiên đường, lúc thì đẩy người ta xuống địa ngục. Tâm trí có thể nhu nhược, cũng có thể cương cường. Một người khi gặp phải thất bại, hoặc là nóng nảy như lửa đốt, hoặc là ưu sầu như băng giá. Lòng người khi yên ổn thì trầm lặng mà bình tĩnh, lòng người khi xung động thì cuộn cuộn dâng trào. Thứ mạnh mẽ quật cường nhất và khó ứng phó nhất chính là lòng người.
    Trị ngước lớn phải yên tĩnh không khuấy nhiễu, cũng như múc nước trong giếng, nhất thiết không được khuấy động nước cả mặt giếng. Khuấy động càng nhiều thì rác rưởi lá thối càng cuộn lên, nước sẽ càng vẩn đục. chỉ có không khuấy động, nước giếng mới trong sạch; chỉ có không xao động, xã hội mới thái bình.”.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  11. #11

    Mặc định

    Hay quá Thank Huynh splen nhiều lắm.
    Chẳng Tin Ai !:shame_on_you:

  12. #12
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 6 : CẢM THẤY KHÔNG CÓ SỰ TỒN TẠI CỦA NGƯỜI LÃNH ĐẠO
    Làm thế nào mới là người lãnh đạo tốt nhất ? Lão Tử đưa ra lời giải thích rất sâu sắc :
    Người lãnh đạo tốt nhất, dân chúng hoàn toàn không biết sự tồn tại của họ; người lãnh đạo hạng kế đó, dân chúng thân cận họ, ca ngợi họ; người lãnh đạo hạng kế đó nữa, dân chúng sợ hãi họ; người lãnh đạo kém nhất, dân chúng khinh miệt đó.
    Người lãnh đạo tốt nhất mới nhàn tịnh làm sao ! Họ rất ít ban hành hiệu lệnh. Làm xong công việc cho dân, mà dân cứ cho rằng “tự nhiên mình làm” (Lão Tử - chương 17).
    Nên đối xử với mọi người bằng lòng chân thành và vô tư, không nên tự cho mình là thông minh, có ý khinh miệt kẻ khác.
    - Người với hải âu :
    Có người rất thích chim hải âu, mỗi sáng anh ta ra bờ biển, đàn hải âu hàng trăm hàng ngàn con trông thấy anh ta liền đua nhau bay xuống bên cạnh anh ta, con thì bay liệng quanh trên đầu, con thì đậu trên vai, con thì đậu dưới chân, cùng vui đùa với anh ta.
    Một hôm, người cha nghe được chuyện ấy, bảo anh ta rằng : “Ta nghe nói chim hải âu đều thích chơi đùa với con, ngày mai con bắt về một con cho ta chơi.”.
    Anh ta nghe theo lời cha, ngày hôm sau đi ra bờ biển để đợi chim hải âu bay xuống. Nhưng chim hải âu chỉ bay lượn trên không, không đậu xuống bên người anh ta.
    Liệt Tử nói : “Lời nói tốt nhất là không nói ra, hành động tối cao là không hành động. Tự cho mình là thông minh để đối xử với động vật khác, thì rõ là thiển lậu.”.
    - Hoàng đế nằm mộng đi vào nước Hoa Tư :
    Hoàng đế ban ngày nằm mộng đi vào nước Hoa Tư. Nước Hoa Tư nằm ở phía tây Yểm Châu, phía bắc Đài Châu, không biết cách Trung Quốc mấy ngàn, mấy vạn dặm. Không phải ngồi thuyền, ngồi xe, hay đi bộ mà đến được, chỉ có thần du mới đến được. Nước ấy không có thủ lĩnh, chức quan, nghe theo tự nhiên mà thôi. Dân ở đấy không có ham mê và dục vọng, nghe theo tự nhiên mà thôi. Mọi người không biết ham thích cái sống, không biết căm ghét cái chết, cho nên trẻ em và thanh thiếu niên không chết yểu; không biết yêu lấy bản thân, cũng không biết coi sợ người khác, vì vậy mà không có yêu ghét; không biết làm trái, không biết thuận theo, cho nên mọi người không liên quan đến việc lợi và việc hại. Không ai sợ hãi ai. Ở đấy vào nước không bị chìm, vào lửa không bị cháy; dao chặt roi đánh không có cảm giác đau đớn; cào gãi đâm chích không có cảm giác tê ngứa. Bay lên trên không giống như bước đi dưới đất, ngủ ở chỗ hư trống giống như ngủ ở trên giường. Mây mù không che được tầm nhìn, sấm sét không át được thính giác, cái đẹp, cái xấu không mê hoặc được nội tâm, hang sâu núi thẳm không ngăn được bước chân.
    Hoàng đế tỉnh mộng, sung sướng tự đắc, cho gọi Thiên Lão, Lục Mục và Thái Sơn Kê lại, bảo rằng : “Ta nghỉ ngơi một thời gian, trong lòng thanh tĩnh, cơ thể dễ chịu, nghĩ phương pháp dưỡng thân, trị dân. Kết quả, phương pháp không nghĩ ra, lại nằm mộng thấy tình hình trên. Hôm nay ta đã biết, biện pháp tốt nhất là không dùng ngủ tình để cầu có được. Ta biết được biện pháp tốt nhất, ta nắm được biện pháp tốt nhất, nhưng ta không thể nói với các ngươi.”.
    Quốc gia được đại trị thêm hai mươi tám năm, không thua kém gì nước Hoa Tư. Hoàng đế mất, dân chúng thương tiếc khóc lóc đến hơn hai trăm năm (Liệt Tử).
    Ở trong quốc gia lý tưởng như thế, dân chúng tự nhiên không cảm thấy sự tồn tại của người lãnh đạo. Đó chính là cảnh giới mà người lãnh đạo đạt đến.


    Hết phần VÔ VI NHI TRỊ
    Còn nữa . . .
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  13. #13
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    THANH TỊNH AN ĐỊNH

    Phần 1 : THANH TỊNH MỚI TRỊ AN THIÊN HẠ


    Lão Tử cho rằng trạng thái tồn tại của vạn vật là hư, là tịnh. Ông nói : “Vạn vật đều sinh trưởng, ta lại thấy nó trở về gốc. Vạn vật trùng trùng lớp lớp, cuối cùng đều trở về cội rễ của nó. Trở về cội rễ gọi là tịnh, ấy gọi là phục mạng, phục mạng gọi là tự nhiên, biết được quy luật tự nhiên mới gọi là sáng suốt.” (Lão Tử - chương 16).

    Thiên tính của con người vốn cũng là tịnh.

    Con người sinh ra vốn là tịnh, đấy là thiên tính của con người. Bị cảm xúc nên mới có hoạt động, đấy là biểu hiện bên ngoài của thiên tính. Đối mặt với ngoại vật mà có phản ánh về tinh thần, đấy là hoạt động của trí tuệ. Trí tuệ với ngoại vật tiếp xúc với nhau, yêu ghét sẽ nảy sinh. Trí tuệ bị mê hoặc bởi ngoại vật, không thể quay về với bản tính của con người, như thế thiên tính sẽ mất. Cho nên, con người đạt đạo không vì lòng ham muốn con người mà đổi thiên tính (Hoài Nam Tử).

    Vì vậy, về các mặt nhân sinh, chính trị và quản lý, đều nên lấy thanh tịnh làm gốc, như vật mới phù hợp yêu cầu của đạo, mới nắm được cái căn bản của sự vật. “Thanh tịnh mới trị an được thiên hạ” (Lão Tử - chương 45).

    - Thế nào gọi là an định ?

    Cảnh Công hỏi Án Tử : “Quốc gia như thế nào gọi là an định ?”

    Án Tử đáp : “Thần dân nói năng không có kiêng kỵ, quan lại cai trị khiến bá tính không có lời than oán; người hiển quý không xa hoa, người nghèo khó không oán hận; vua lúc cao hứng không tùy ý ban thưởng, lúc tức giận không tùy ý tăng hình phạt; ở trên dùng lễ đối đãi người hiền, ở dưới ban ân huệ cho muôn dân; đất đai rộng lớn không thôn tính nước nhỏ, binh lực lớn mạnh không đi cướp đoạt nước yếu; dân trong nước yên ở trị vì, các chư hầu bên ngoài quy phục ở đức nghĩa, như thế có thể gọi là quốc gia an định.” (Án Tử Xuân Thu – quyển 4).

    - Làm yên bá tánh là gốc của trị quốc :

    Gốc của trị quốc ở chỗ làm yên bá tánh; gốc của làm yên bá tánh là ở chỗ đáp ứng đầy đủ sự tiêu dùng của họ; gốc của đáp ứng đầy đủ sự tiêu dùng là ở chỗ không được bỏ lỡ vụ sản xuất; gốc của không bỏ lỡ vụ sản xuất là ở chỗ giảm việc sai dịch; gốc của việc giảm việc sai dịch là ở chỗ tiết chế lòng ham muốn; gốc của tiết chế lòng ham muốn là ở chỗ quay về với thiên tính; gốc của quay về với thiên tính là ở chỗ dẹp bỏ sự tô điểm trau chuốt bề ngoài; dẹp bỏ sự tô điểm trau chuốt ở bề ngoài tức có thể đạt đến hư tịnh. Hư tịnh là có thể an định, an định là bản sắc của đạo (Hoài Nam Tử).

    - Vua Thuấn giữ an tịnh và thiên hạ đại trị :

    Vua Thuấn trị thiên hạ, đàn ngũ huyền cầm, ngâm thơ “Nam phong”, an tịnh giống như không màn đến việc trị thiên hạ, tĩnh lặng giống như không quan tâm đến cuộc sống của dân, thế mà thiên hạ vẫn được trị vì tốt (Tân Ngữ).

    - Thần Thủy Hoàng nghịch tịnh xung động, cuối cùng để mất thiên hạ :

    Thần Thủy Hoàng bày hình phạt dùng xe xé xác phạm nhân rất tàn khốc, dùng đó để ngăn chặn chuyện tà ác; cho xây dựng trường thành, phòng bị quân địch bên ngoài xâm nhập; chinh phạt nước lớn, xâm chiến nước nhỏ, uy chấn thiên hạ, quân đội hoành hành khắp nơi, chinh phục các nước khác. Mông Điềm dẫn đầu quan đội đánh dẹp bạo loạn ở bên ngoài; Lý Tư sửa trị hình pháp ở nội triều. Kết quả, làm càng nhiều, thiên hạ càng loạn; hình pháp càng nhiều, kẻ gian càng nổi lên; quân đội càng đông, địch nhân cũng càng nhiều. Người thống trị của Tần vương triều không phải là không muốn trị tốt thiên hạ, nhưng cuối cùng cũng bị mất thiên hạ (Tân Ngữ).

    Điều đó quả thực khiến người ta cảm nhận sâu sắc, đồng thời cũng càng biểu hiện sâu sắc tư tưởng của Lão Tử. “Thường dùng vô vi thì có được thiên hạ, còn dùng hữu vi thì không đủ trị thiên hạ” (Lão Tử - chương 48). “Pháp lệnh càng nghiêm ngặt, trộm cướp càng sinh nhiều” (Lão Tử - chương 57).

    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  14. #14

    Mặc định

    hí..cám on đã đọc duoc bài về lão tữ..nhưng minh kg dám nói ỡ nơi dây..chĩ biết lặng lẽ ra cai cỗng cữa dễ noi 1 chuyện với cái dau gối thôi..xin loi truoc nhe kg lai làm phiền các vị đâu xõ.hí
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  15. #15
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vovi2k Xem Bài Gởi
    hí..cám on đã đọc duoc bài về lão tữ..nhưng minh kg dám nói ỡ nơi dây..chĩ biết lặng lẽ ra cai cỗng cữa dễ noi 1 chuyện với cái dau gối thôi..xin loi truoc nhe kg lai làm phiền các vị đâu xõ.hí
    Cảm ơn lão 14 tuổi hé hé. Hỏng phải lão huynh hơn 50 tuổi rồi sao ha ha ha ha . . .
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  16. #16

    Mặc định

    Phật tại tâm chỉnh tâm thành Phật
    Nhân thời tham bỏ tham thì Nhân
    Nhân thì tham bỏ tham thời Nhân
    Phật thời Tâm chỉnh tâm thì Phật
    Phật thì tâm chỉnh tâm thời Phật
    Nhân tại tham bỏ tham thành Nhân
    Nhân thành tham bỏ tham tại Nhân.
    ---hínếu nói phật ỡ tâm..vậy tâm là vì hĩ,muôn loài vạn vật đều có tâm..kg biết phãi vây kg hí.như vậy phật ỡ trong tất cã muôn loài..ayza..mà hình như phật rất đựoc tôn kính và sùng bái rất là trang nghiêm nữa và hầu như là sang trọng nữa hí,,vây kg biết ỡ nơi tận cùng ý nghĩ đen tối kg biết có phật kg..như vậy phật là gì..phật có tham kg vậy..nếu kg tham chẵng bao gio thàng phật..từ vật vô tri cho tới hữu tri đều tham..như vậy phật là cái chi chi ..ayza chữ kí kg hiễu nỗi..gió mùa thu nên ru vài chữ chơi vậy.5 canh rồi mà có nghĩa vì đâu ayza
    trần gian là 1 chốn nô đùa ta chơi cho đã 4 mùa về 0'''...0937532387 anhhungdenhatngu

  17. #17
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi vovi2k Xem Bài Gởi
    Phật tại tâm chỉnh tâm thành Phật
    Nhân thời tham bỏ tham thì Nhân
    Nhân thì tham bỏ tham thời Nhân
    Phật thời Tâm chỉnh tâm thì Phật
    Phật thì tâm chỉnh tâm thời Phật
    Nhân tại tham bỏ tham thành Nhân
    Nhân thành tham bỏ tham tại Nhân.
    ---hínếu nói phật ỡ tâm..vậy tâm là vì hĩ,muôn loài vạn vật đều có tâm..kg biết phãi vây kg hí.như vậy phật ỡ trong tất cã muôn loài..ayza..mà hình như phật rất đựoc tôn kính và sùng bái rất là trang nghiêm nữa và hầu như là sang trọng nữa hí,,vây kg biết ỡ nơi tận cùng ý nghĩ đen tối kg biết có phật kg..như vậy phật là gì..phật có tham kg vậy..nếu kg tham chẵng bao gio thàng phật..từ vật vô tri cho tới hữu tri đều tham..như vậy phật là cái chi chi ..ayza chữ kí kg hiễu nỗi..gió mùa thu nên ru vài chữ chơi vậy.5 canh rồi mà có nghĩa vì đâu ayza
    Đọc thật nhiều thì sẽ thấm ý nghĩa của nó.
    Chính vì không tham mới thành Phật. Con người sinh vốn đã thiện, tạo hóa cho họ tính thiện không ai có thể tranh cãi ấy.
    Còn chữ kí ấy vì đệ không hiểu nên mới làm chữ kí để đọc nó và nhắc nhở mình.
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

  18. #18
    Lục Đẳng Avatar của splen
    Gia nhập
    Nov 2009
    Nơi cư ngụ
    Trung Sơn
    Bài gởi
    8,027

    Mặc định

    Phần 2 : KHÔNG THEO ĐUỔI DANH LỢI

    Hám danh cầu lợi là đầu mối của tranh chấp, là đại địch của ann định. Lão Tử đề xướng : “Không tôn sùng bậc hiền tài, khiến dân không tranh giành (công danh lợi lộc); không xem quý của khó kiếm được, khiến dân không trộm cướp. (Lão Tử - chương 3).
    Nếu tôn sùng bậc hiền tài, sẽ khiến những người có dã tâm đứng ra tranh quyền đoạt lợi, làm nhiễu loạn lòng dân, dẫn đến xã hội hỗn loạn.
    - Danh là thứ hư ngụy :
    Dương Chu du lãm ở nước Lỗ, nghỉ lại ở nhà họ Mạnh. Họ Mạnh hỏi : “Con người sao phải cần đến danh lợi làm gì ?”
    Dương Chu đáp : “Cầu lấy danh là để phát tài giàu có.”.
    Họ Mạnh hỏi : “Đã phát tài giàu có rồi, vì sao còn phải cầu danh ?”.
    Dương Chu đáp : “Để cầu được cao quý.”.
    Hỏi : “Đã cao quý rồi, vì sao còn phải cầu danh nữa ?”
    Đáp : “Để mình sau khi chết lưu danh muôn đời.”.
    Hỏi : “Đã chết rồi, lưu danh làm gì ?”.
    Đáp : “Để cho con cháu đời sau.”.
    Hỏi : “Danh có thể tạo âm phúc cho con cháu đời sau sau ?”.
    Đáp : “Thứ danh ấy có thể khiến bản thân bị giày vò, khiến tâm trí lo lắng không yên, nhân thì có danh, có thể ban ơn cho họ hàng, đem đến lợi ích cho xóm làng, huống gì là con cháu đời sau.”.
    Họ Mạnh nói : “Nói chung người cầu danh hẳn là liêm khiết, liêm khiết thì sẽ nghèo khó; người cầu danh hẳn là khiêm nhường, khiêm nhường cũng sẽ thấp hèn.”.
    Dương Chu đáp : “Quản Trọng làm tể tướng nước Tề, vua túng dục, ông ta cũng túng dục; vua xa xỉ, ông ta cũng xa xỉ; cùng chí hướng với vua. Vua nghe theo ông ta, cho nên phương pháp trị quốc của ông ta có hiệu quả, khiến nước Tề xưng bá ở các nước chư hầu. Quản Trọng chế xong bất quá cũng như vậy thôi. Còn Điền Thị làm tể tướng nước Tề, vua xa xỉ, ông ta tiết kiệm; vua thu gom, ông ta bố thí. Dân chúng đều ủng hộ ông, đưa ông lên thay thế ngôi vua. Con cháu đời sau hưởng thụ vinh hoa phú quý, cho đến ngày nay vẫn vậy.”.
    Họ Mạnh nói : “Quả là người thật sự có danh thì nghèo khó, người cầu danh một cách giả dối thì giàu sang.”.
    Dương Chu đáp : “Người chân thực không cầu danh, người cầu danh không thể chân thực, danh thực là thứ giả dối” (Liệt Tử).
    - Thái độ của Lão Tử đối với danh :
    Một hôm, Sĩ Thành Khỉ yết kiến Lão Tử, bảo : “Tôi nghe tiếng ông là một bậc thánh, bèn không quản gian khó, đường xa tìm đến đây mong được gặp ông. Tôi đi cả trăm ngày đường, chân bị chai lên, nhưng vẫn không dám nghỉ. Nay gặp được ông, cảm thấy ông không giống như một bậc thánh. Cơm dư canh thừa ông không quý trọng, để chuột tùy tiện tha ăn, những thực phẩm sống và chin bày la liệt, ông chứa chất nhiều thế, vậy không thể gọi là nhân.”.
    Lão Tử thản nhiên không trả lời.
    Hôm sau, Sĩ Thành Khỉ trở lại yết kiến Lão Tử, bảo : “Hôm qua, tôi nói xúc phạm đến ông, hôm nay tôi cảm thấy hối hận. Ông vì sao lại đối đãi tôi như thế ?”
    Lão Tử đáp : “Có phải là bậc thánh hay không, cái danh ấy kỳ thực không liên can đến ta. Hôm qua, ngươi có gọi ta là trâu, là ngựa, ừ thì ta là trâu, là ngựa. Vì ta cho rằng, nếu ta thực sự là trâu, người gọi là trâu, đặt cho ta cái danh ấy, mà ta từ chối nhận nó, thì ta sẽ bị chê trách tới hai lần. Ta tiếp nhận cái danh mà người khác ban cho, thường là tiếp nhận một cách tự nhiên, không miễn cưỡng. (Trang Tử - chương Thiên Đạo).
    - Nghiêu Thuấn không đáng để tán dương :
    Vua Nghiêu, vua Thuấn có thực đáng tán dương không ? Cách hai ông ấy chọn dùng người hiền năng chẳng khác nào người phá tường để trồng cỏ bồng, cỏ cảo thay vào, hay lực những sợi tóc dài để chải, đếm từng hạt gạo để nấu cơm, những cách làm nhỏ nhen và vô công ấy làm sao cứu đời được ? Cất nhắc người hiền tài sẽ khiến dân chúng loại trừ nhau; tuyển dụng người tài trí khiến dân chúng sinh ra xảo trá. Những cách đó không thể làm cho dân thuần hậu, mà chỉ khiến họ hăm hở cầu lợi, sinh ra cảnh con giết cha, bề tôi giết vua, đạo tặc khoét tường giữa trưa, cướp bóc giữa ban ngày. Ta bảo cho người rõ : đại loạn là bắt nguồn ở thời Nghiêu và Thuấn, ảnh hưởng đến ngàn đời về sau, rồi sẽ có cái cảnh người ăn người đấy. (Trang Tử - chương Canh Tang Sở).
    - Ông lão trên sông không cầu danh :
    Ngũ Viên bỏ trốn, nước Sở liền ra lệnh truy bắt. Ông ta đứng trên núi Thái Hàng nhìn về nước Trịnh, nói : “Nước này hiểm ác, dân chúng xảo trá, vua thì dung tục, không đáng để cộng sự với họ.”. Rồi rời nước Trịnh đến nước Hứa, bái kiến Hứa Công đồng thời hỏi nơi mình nên đến. Hứa Công không nói, chỉ nhổ nước bọt về phía đông nam. Ngũ Viên hiểu ý, hành đại lễ cảm tạ Hứa Công, nói : “Tôi biết nên đi về đâu rồi.”. Liền lên đường sang nước Ngô. Khi đi qua nước Sở phải vượt sông Trường Giang, nhìn thấy một ông lão dùng sào chống thuyền nhỏ đánh cá. Ngũ Viên bước lại gần, xin lên thuyền đưa qua sông. Ông lão sau khi đưa Ngũ Viên qua sông, hỏi danh tánh của Ngũ Viên, Ngũ Viên không nói, lại cởi thanh kiếm đeo ở người ra đưa cho ông lão, nói : “Thanh kiếm này đáng ngàn vàng, xin tặng ông.”.
    Ông lão không nhận, nói : “Nước Sở có ban lệnh ai bắt được Ngũ Viên sẽ nhận được hầu tước, bổng lộc có vạn thạch, thưởng vàng hai vạn lượng. Trước đây, Ngũ Viên đi qua nơi này, ta không bắt Ngũ Viên để lãnh thưởng, nay ta sao lại nhận thanh kiếm vàng của ngươi chứ ?”.
    Ngũ Viên qua đến sông nước Ngô, sai người đến trên sông tìm ông lão, nhưng không tìm thấy. Từ đó, mỗi bữa ăn Ngũ Viên đều cầu chúc rằng : “Ông lão trên sông, trời đất lớn như thế, công việc nhiều như thế, muốn làm gì mà không được, sao ông lại không làm ? Việc có thể làm mà không làm, không cầu người ta nghe đến tên của mình, không cầu người ta nhìn thấy bóng hình của mình, chỉ có con người như lão trên sông vậy !” (Lã Thị Xuân Thu).


    Còn nữa . . .
    Cuộc Đời Cứ Thế Xoay Tròn – Người Người Vẫn Thế Mê Muội.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 23
    Bài mới gởi: 30-01-2019, 10:45 PM
  2. Việc hầu đồng đã dứt hay chưa?
    By Quang_tâm in forum Đạo Mẫu,Đạo Tứ phủ
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 17-07-2011, 03:44 AM
  3. Niệm Phật Pháp Môn Giải Thoát
    By txuan in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 03:48 AM
  4. giơi thiêu
    By daithuynguu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 14-08-2010, 08:06 PM
  5. Nam Cao (1915-1951)
    By hcthinh in forum Nam Cao
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 11-08-2010, 01:44 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •