kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

    Tuyệt kỹ võ công thuần Việt huyền thoại

    Cập nhật lúc 37 PM, 11/08/2012

    200 năm trước, có một tuyệt kỹ võ công của dân tộc đã được lưu truyền rộng rãi trong dân gian như một vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính.
    Huyền thoại một tuyệt kỹ võ công

    Trong một lần công tác, chúng tôi có cơ duyên gặp một võ sinh đang theo học võ cổ truyền. Anh bảo thầy của anh là ông Hà Trọng Ngự, “học trò cưng” của cố võ sư Hà Trọng Sơn, người được mệnh danh là “con hùm xám miền Trung”.

    Võ sư Hà Trọng Sơn được giới võ học Bình Định biết đến với tư cách là truyền nhân của tuyệt kỹ quyền ba chân hổ, một tuyệt kỹ võ thuật cổ truyền, bí hiểm gần như thất truyền trước đó…

    Thông tin về loại võ công trên, võ sinh trên khẳng định: “Đó là một tuyệt kỹ hoàn toàn Việt Nam và vô cùng lợi hại. Muốn biết thêm phải tìm võ sư Hà Trọng Ngự mới thông”. Lần theo những chỉ dẫn của anh võ sinh trên, chúng tôi đã tìm gặp vị võ sư già có đôi mắt tinh anh tại võ đường của ông trong chùa Đồng Hiệp.



    Võ sư Hà Trọng Ngự.

    Chia sẻ về loại võ công bí truyền trên, vị võ sư già Hà Trọng Nhự cho biết: “Tuyệt kỹ quyền ba chân hổ là một loại võ công có tính sát thương vô cùng lớn và đòi hỏi một sự khổ công rèn luyện. Không ai còn nhớ rõ người sáng chế ra nó nữa, nhưng nguồn gốc của nó thì không một võ sinh nào của môn phái tôi không biết cả”.

    Theo lời ông kể, quyền ba chân hổ được khai sinh tại khu vực núi Bà thuộc huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Tại đây, trên 200 năm trước xuất hiện một con cọp 3 chân to lớn và hung dữ. Người dân nơi đây thường xuyên bị hổ vồ, ăn thịt. Trong một thời gian dài, hổ 3 chân là nỗi khiếp đảm của cả vùng. Tin về cọp dữ ăn thịt người, khiến người dân không dám lên rừng.

    Tuy nhiên, vào một ngày nọ, có một người tiều phu vào rừng hái củi và trở về làng khi trời đã xẩm tối. Người tiều phu chưa kịp rời rừng đã nghe mùi tanh tưởi bốc ra, khi quan sát thì kinh hoàng phát hiện một con cọp to lớn đứng trên 3 chân to tướng, nhe nanh chực vồ. Chưa kịp định thần, con cọp đã lao đến.

    Tuy nhiên, bằng một cách nào đó, người tiều phu nhanh chóng nhảy người né tránh và xoay người dùng đòn gánh gủi quật ngang vào mạn sườn con thú. Trúng đòn, mãnh hổ quay người, thủ thế hòng nuốt tươi con người bé nhỏ.

    Theo nhận định của các bậc tiền nhân cũng như võ sư Hà Trọng Ngự, rất có thể người tiều phu kia là một bậc anh hùng tinh thâm võ thuật hoặc một viên võ tướng ẩn mình. Trước sự hung hãn của mãnh hổ, người tiều phu nhanh như cắt rút đòn sóc đã được vuốt nhọn để làm đòn gánh củi thủ thế.

    Dưới ánh trăng đêm, tiền nhân chăm chăm ghi nhận những cú lao tới vồ mồi, lúc phóng lên không, khi trụt xuống, tát những cú trời giáng vào mình. Người tiều phu cũng nhanh nhẹn tránh né, lúc nhảy cao, lúc hụp xuống khi lăn mình tránh đòn hiểm.

    Cuối cùng, khi sức cùng lực kiệt, cả thân người và vật đều thấm đẫm mồ hôi và máu tươi, người tiều phu đành ngồi xếp bằng ôm đòn gánh nhọn chống lên với hi vọng mong manh từ một cú phóng tới chộp mồi của cọp giữ. Không ngờ, điều kì diệu đã xảy ra, con cọp dữ phóng mình lên không, giơ vuốt nhọn chụp xuống, bóng nó phủ kín người tiền phu. Một tiếng gầm xé trời, con cọp dữ trúng đòn hiểm nhưng nó vẫn vùng vẫy chạy thoát vào rừng.

    Trở về làng, người tiều phu nhớ lại cảnh chiến đấu cùng cọp dữ và nhận thấy những cú vồ của mãnh hổ như những đòn thế võ học tuyệt kỹ. Người ấy đã nhớ và ghi lại thành những thế võ rồi dụng công tập luyện để nó trở thành tuyệt kỹ quyền ba chân hổ danh chấn lúc bấy giờ.

    Và “con hùm xám miền Nam”

    Theo lời vị võ sư họ Hà, sau khi luyện thành quyền ba chân hổ, người tiều phu đã phổ biến với dân làng để nó trở thành một thứ vũ khí chống thú dữ, giặc ngoại xâm, như một chữ đạo để người đời tu tâm dưỡng tính và hi vọng nó được lưu giữ mãi về sau. Tuy nhiên, trong thời buổi loạn ly, quyền ba chân hổ như cây kim rơi xuống đáy bể, tưởng đã thất truyền.

    Thế nhưng theo những bậc lão nhân biết về tuyệt kỹ này thì khi giới võ học Bình Định thời ấy đã gần quên quyền ba chân hổ thì võ sư Hà Trọng Sơn xuất hiện, đưa nó lên tầm cao vốn có của mình.

    Tuy nhiên, người đem quyền ba chân hổ vào Nam và vượt biên giới Việt Nam đến Mỹ và Na Uy lại là người học trò ưu tú của “con hùm xám miền Trung”- võ sư Hà Trọng Ngự.

    Võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Đây là loại võ công bí truyền thuộc vào hàng tuyệt kỹ nên chỉ được truyền trong gia đình và không phải ai cũng học được. Chỉ những người thực sự có tố chất mới có thể lĩnh hội những tinh túy trong tuyệt kỹ ấy. Thêm nữa, quyền trên là loại võ thuật có tính sát thương rất cao. Do đó sẽ rất nguy hiểm khi rơi vào tay kẻ bất lương.

    Chỉ trong những tình thế chẳng đặng đừng người học mới được sử dụng quyền ba chân. Do đó người tiếp thu bài quyền đòi hỏi phải có tư chất, đạo đức và có cái tâm”.

    Theo lời ông, chúng tôi được biết, võ sư Hà Trọng Ngự khai tâm học võ từ năm 6 tuổi và người thầy đầu tiên của ông là người bác ruột, võ sư Hà Trọng Sơn. Và trong các đệ tử của “con hùm xám miền Trung” duy chỉ có Hà Trọng Ngự là người hội đủ những tố chất để lĩnh hội quyền ba chân hổ. Cố võ sư Hà Trọng Sơn đã quyết định chọn ông Ngự làm người chân truyền tuyệt kỹ giờ đây đã trở thành báu vật gia truyền của gia đình.

    Trả lời chúng tôi về những tháng ngày khổ luyện tuyệt kỹ trên, võ sư Hà Trọng Ngự cho biết: “Con đường võ học không dành cho người thiếu kiên trì và có sức chịu đựng gian khổ. Đặc biệt là khi phải luyện một tuyệt kỹ võ học. Muốn bắt được cái tinh túy của quyền ba chân hổ, người luyện phải nắm được cái thần thái của con hổ và biến mình thành mãnh hổ với đủ mọi vũ khí của con cọp”.

    Theo đó, để luyện quyền ba chân hổ, người luyện phải tiếp xúc với võ thuật từ rất nhỏ để có được một nền tảng võ học vững chắc. Các phương pháp tập luyện các pháp trong tuyệt kỹ cũng vô cùng phức tạp và yêu cầu sự kiên trì, chịu khó cao độ.

    Chia sẻ sơ lược về một vài phương pháp luyện tập các pháp trong quyền ba chân hổ, lão võ sư cho biết, để nắm được quyền ba chân hổ, võ sinh phải luyện thành 5 pháp khác nhau bao gồm: thân pháp, tấn pháp, thủ pháp, cước pháp, nhãn pháp và cuối cùng là thần sắc.

    Một trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1x2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.

    Hỗn hợp đá và sạn trên sẽ được trộn với thuốc võ đổ vào chảo được đặt trên lửa đỏ. Võ sinh phải dùng tay liên tục đảo hỗn hợp trên trong lửa đỏ cho đến khi tay nóng không chịu được mới rút ra ngâm vào thuốc. Cứ thế cho đến khi chịu được mức nhiệt cao nhức.

    Để có được hổ trảo uy lực, ngoài việc cần có bàn tay cứng chắc, người luyện còn phải dùng năm đầu ngón tay bấu, chụp vào các vật cứng từ nhẹ đến mạnh để luyện lực kéo, xé, bóp, …

    Hay để có thân pháp như một chúa sơn lâm, võ sinh phải tập nhảy khỏi hố sâu với chân trần, chân mang chì từ nhẹ đến nặng cho đến khi mang được 2 chân 20 kg nhảy ra khỏi hố sâu 1m rộng 1m, …

    Có thể nói, đến bây giờ, sau những thời gian gần như bị lãng quên, quyền ba chân hổ đã trở lại và mạnh mẽ với vị truyền nhân mới, góp phần nâng cao giá trị tinh thần văn hóa của võ thuật cổ truyền Việt Nam nói riêng và văn hóa Việt nói chung trong nước cũng như trên thế giới.

    Võ sư Hà Trọng Ngự là trưởng môn phái Việt Nam Võ Ta - Tây Sơn Bình Định. Ngày 5/2/2009, ông được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Trung tâm nghiên cứu - ứng dụng võ thuật TP.HCM. Ngoài việc truyền thụ thành công quyền ba chân hổ cho hai võ sư Hà Trọng Kha Vy, Hà Trọng Kha Sơn, ông còn truyền dạy cho võ sư Trương Thành Tâm tại Na Uy.

    Chia sẻ về ước mơ vinh danh võ thuật cổ truyền Việt Nam, ông cho biết: “Võ thuật nước nhà là tinh túy của lịch sử dân tộc. Nhà nước, các cấp chức năng cần quan tâm hơn nữa, cần tìm cách thúc đẩy hơn nữa sự phát triển của võ thuật cổ truyền nước nhà, đưa võ cổ truyền Việt Nam sánh ngang võ thuật thế giới”.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    - "Quyền ba chân hổ" vẫn thua "quyền người" vì như ở trên đã nói cụ tiều phu đã chiến thắng hổ 3 chân
    - Tôi có đọc cuốn "Q3CH" thật ra thì đó là 1 loại Hổ quyền vì trong bài quyền toàn thấy 2 chân 2 tay chứ không thấy chỗ nào thể hiện 3 chân cả (?)

  3. #3
    Nhị Đẳng Avatar của tranchanonline
    Gia nhập
    May 2011
    Nơi cư ngụ
    Địa linh.
    Bài gởi
    2,087

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Thuy Binh Xem Bài Gởi
    - "Quyền ba chân hổ" vẫn thua "quyền người" vì như ở trên đã nói cụ tiều phu đã chiến thắng hổ 3 chân
    - Tôi có đọc cuốn "Q3CH" thật ra thì đó là 1 loại Hổ quyền vì trong bài quyền toàn thấy 2 chân 2 tay chứ không thấy chỗ nào thể hiện 3 chân cả (?)
    Bạn hiểu không đúng rồi !
    Người tiều phu nhờ lấy cây đòn gánh đánh hổ thì mới thắng, nếu không có cây đòn gánh thì đã bị hổ xơi tái rồi.
    Trong bài quyền 3 chân hổ bạn sẽ thấy cách đi, đứng, di chuyển, tấn công...đa số có kiểu đứng 1 chân (chân còn lại co lên), 2 bàn tay biến thành 2 trảo, vậy là giống như con hổ có 3 chân. ( 2 trảo chính là 2 chân trước của hổ )
    Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết về sự tích đánh hổ chứ chưa chắc có thực. Các sự tích của các võ sư võ cổ truyền VIỆT NAM đa số là bịa đặt để tăng tính nổi tiếng, ly kì, hấp dẫn, bí truyền cho bài quyền, môn phái của mình chứ không có thực đâu.
    Clip : http://www.youtube.com/watch?v=2Ol0imIyusA
    Lãng phí thời gian là đang lãng phí cuộc đời...!
    Hữu sinh tức hữu diệt, hữu luyện tức hữu thành!

  4. #4
    Thanh Diện Tú Avatar của Dương Chí
    Gia nhập
    Mar 2012
    Nơi cư ngụ
    Lương Sơn
    Bài gởi
    387

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi tranchanonline Xem Bài Gởi
    Bạn hiểu không đúng rồi !
    Người tiều phu nhờ lấy cây đòn gánh đánh hổ thì mới thắng, nếu không có cây đòn gánh thì đã bị hổ xơi tái rồi.
    Trong bài quyền 3 chân hổ bạn sẽ thấy cách đi, đứng, di chuyển, tấn công...đa số có kiểu đứng 1 chân (chân còn lại co lên), 2 bàn tay biến thành 2 trảo, vậy là giống như con hổ có 3 chân. ( 2 trảo chính là 2 chân trước của hổ )
    Tuy nhiên, đây chỉ là truyền thuyết về sự tích đánh hổ chứ chưa chắc có thực. Các sự tích của các võ sư võ cổ truyền VIỆT NAM đa số là bịa đặt để tăng tính nổi tiếng, ly kì, hấp dẫn, bí truyền cho bài quyền, môn phái của mình chứ không có thực đâu.
    Clip : http://www.youtube.com/watch?v=2Ol0imIyusA
    và một số cuốn sách cũng chỉ bày đặt để bán chạy chứ không có thực đâu
    Võ thuật phải thực tế.

  5. #5

    Mặc định

    ột trong những pháp khó luyện nhất là thủ pháp. Theo đó, để có được bàn tay cứng như sắt thép, uy lực như vuốt mãnh hổ, các võ sinh phải dùng tay không xúc vào đá 1x2 mm liên tục cho đến khi bàn tay xơ tước, rướm máu rồi mới ngâm tay vào thuốc võ bí truyền. Tiếp tục luyện như vậy cho đến khi da và các đầu ngón tay không còn cảm giác đau đớn nữa lại thay đá bằng sạn và đá loại lớn hơn.
    luyện như vậy thì nát hết chân tay, lại hại đến xương nữa, chém gió kinh thật :(

  6. #6

    Mặc định

    sao vn ta ko làm những bộ phim lẻ về các bài quyền nổi tiếng ta,
    Cõi trần có gì quyến luyến đâu?
    Mà sao ta chưa chịu về?
    Nợ tình nợ nghĩa nợ cả thế gian
    hết nợ ta lại về.

  7. #7
    Đai Vàng Avatar của songlong1993
    Gia nhập
    Sep 2012
    Nơi cư ngụ
    Bà Điểm, Hốc Môn, Việt Nam
    Bài gởi
    52

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi salamon1736 Xem Bài Gởi
    sao vn ta ko làm những bộ phim lẻ về các bài quyền nổi tiếng ta,
    Mình toàn thấy phim ảnh tàu khựa tràn ngập khắp nơi. Nhắc đến thì ai cũng biết gì gì Hàng Long Thập Bát Chưởng, Phục Hổ Quyền, Long Trảo Thủ...chứ hởi xem quyền pháp Việt Nam nếu không dân võ..thì pó...mù tịt chỉ biết tới mấy thứ võ Tàu khựa dù chỉ là cái tên....:oh_go_on:
    OM ANALE VISADE VIRA VAJRA-DHARE BANDHA BANDHANI VAJRA-PANI PHAT HUM TRUM PHAT SVAHA

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 25-04-2012, 05:26 PM
  2. Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 04-02-2012, 02:38 AM
  3. Võ thuật Trung Hoa giữa lòng Sài Gòn
    By ÁnhĐạoVàng in forum Võ Thuật
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 08-12-2011, 10:15 AM
  4. Những thành cổ ở Việt Nam dưới con mắt công nghệ
    By bộ xương in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 24-01-2011, 08:00 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •