kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Thần Quyền Lục Pháp

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #6

    Mặc định

    CHƯƠNG BA





    NHỮNG NGHI THỨC



    I - Lời thề khi truyền giáo

    Người theo ngành nghề y học, bùa chú, ngải linh… là những học thuật đều có những lời thề do thầy tổ của mỗi trường phái đặt ra… nội dung đều là những sự cam kết không làm việc sai phạm đạo đức, chuyên môn, làm tổn hại đến tiền của và thân mạng người khác, v.v… Lời thề rất linh thiêng luôn được người có lương tri, tâm đức tôn trọng, nhưng đối với kẻ tà tâm, gian ác thì hay khinh thường. Người hành nghề bùa chú mà không nêu cao tâm đức thì luật pháp quốc gia sẽ khó dung, ảnh hưởng đến con cháu ngàn đời sau phải sống kiếp sống ê chề đen tối…

    Trong Thần Quyền Lục Pháp có 55 câu thề, tùy theo mỗi bài học, vị sư phụ sẽ chọn ra từ 01 đến 55 điều thề truyền dạy người học trò. Mỗi câu thề là giềng mối của đạo đức giúp năng lực tâm linh rất cao, tác động cho sự linh ứng rất mạnh, vì vậy người giữ đứng lời đã thề khi thực hiện các phép thần bí đều có hiệu quả rất lớn. Đạo sĩ Kim Kang Ta nói: “Nếu không dạy “đạo” mà chỉ dạy “thuật”, thì khiến cái tâm của người học trò không trong sáng, sẽ gây ra nhiều điều chẳng lành trong thiên hạ, ảnh hướng xấu đến tổ tiên, giảm uy danh môn phái, thầy tổ và cha mẹ rất đau lòng…, về sau, bản thân và gia đình của người học trò ấy sẽ gặp nhiều cảnh khốn khổ. Vì thế hãy học đạo trước rồi sẽ học thuật sau. Bởi vì vậy, khi truyền phù chú, pháp thuật… phải lập Linh Đàn Thề Nguyện, đó là việc chính đáng cần phải có”.

    Lễ vật đặt trên linh đàn gồm có: hai ngọn nến, ba cây nhang, một ly nước trong và một cành hoa duy nhất (không kể loài), với một tấm lòng thành kính, đó là đã đầy đủ đại lễ. Hãy ghi nhớ câu: “Thánh tổ thì không đặt điều, riêng thầy hay bày lễ vật.”



    II - Những Điều thề trong Thần Quyền Lục Pháp

    Trước khi vị sư phụ truyền dạy mỗi bài trong Thần Quyền Lục Pháp cho các học trò đều phải chọn ra các điều thề sau đây điền vào chỗ trống trong Bài nguyền trước linh đàn. Nếu được truyền nhiều bài thì điều thề càng tăng lên nhiều hơn…

    1- Phải hiếu kính ông bà, cha mẹ, thầy tổ.

    2- Phải thờ cúng tổ tiên, tổ nghiệp.

    3- Không phản thầy.

    4- Thi hành nghiêm chỉnh những lời thầy dạy.

    5- Không phản môn phái.

    6- Không hại bạn.

    7- Coi bạn đồng môn như anh em ruột thịt.

    8- Kính trọng họ hàng, người lớn tuổi, bạn bè.

    9- Hãy nhường nhịn kẻ làm mất lòng ta.

    10- Anh em hòa thuận, láng giềng thân giao.

    11- Chăm sóc, gánh vác công việc gia đình.

    12- Sẵn lòng bảo vệ kẻ yếu.

    13- Giúp người gặp tai nạn.

    14- Giúp người nghèo khó, tàn tật.

    15- Không nói dối, nói xấu người khác.

    16- Luôn vui vẻ với mọi người và biết học hỏi cái hay của người khác.

    17- Không khinh chê các môn học khác.

    18- Không hủy hoại kinh sách, bút mực, hình tượng.

    19- Không gây mâu thuẩn với các môn phái khác.

    20- Không nản chí khi luyện tập.

    21- Không thoái lui lúc gặp nguy hiểm.

    22- Không tự cao tự đắc, khinh người.

    23- Không cưỡng bức kẻ yếu.

    24- Không làm điều gian ác.

    25- Không tham lam, gian dối, xảo trá.

    26- Không trộm cắp, cướp giựt, móc túi.

    27- Không chiếm đoạt tài sản người khác.

    28- Không cờ bạc, uống rượu, hút thuốc, tà dâm.

    29- Không dùng hay liên quan với ma túy.

    30- Không bảo kê, mua bán, môi giới mại dâm.

    31- Không tắm dưới sông, biển.

    32- Không tắm ngoài trời mưa.

    33- Không thề nguyền linh tinh…

    34- Không la hét lúc mưa giông và giữa buổi trưa

    35- Không nói tục tĩu, chửi thề.

    36- Không chửi rủa người khác

    37- Không đánh chửi vợ con.

    38- Không phá tán tài sản gia đình và của người khác

    39- Không cưỡng bách đàn bà và con gái

    40- Không giao hợp với gái có chồng.

    41- Không khinh chê tôn giáo, các phầm âm…

    41- Không đập phá am miếu, đình chùa…

    42- Không đội khăn, nón và mang giày, dép vào đền chùa.

    43- Không đi qua dưới đầu võng.

    44- Không đi qua dưới dây – sào phơi đồ.

    45- Không ăn đồ cúng vong quỉ, cô hồn các đảng - quỉ ma hay phá hại con người… (cửu quyến thất tổ, thân thuộc không phải là hàng vong quỉ)…

    46- Không ăn thịt chó, trâu, mèo, khỉ, rắn, rùa, cá chép, cá không vảy…

    47- Không ăn quả khế, bầu, bí đao.

    48- Không ăn hành, hẹ, tỏi, xả, riềng, rau diếp cá.

    49- Không ăn thịt sống (nem chua, gỏi cá, bê thui…)

    50- Không ăn uống tiết động vật.

    51- Không ăn phần đuôi cá và phao câu gà, vịt…

    52- Không ăn nhau thai và bào thai động vật.

    53- Không ăn con vật khi chết đang mang thai.

    54- Không phá hang, tổ động vật…

    55- Không có lý do mà đánh đập hoặc giết động vật



    III- Bài nguyền trước Linh đàn:

    Ngưỡng vọng Hoàng thiên Hậu thổ, Tam giáo đạo sư, Tiên sư, Tổ sư, Hứa quân đạo sư, Chư vị linh thần, Ngũ đạo sơn thần, Thần kỳ thổ địa cảm ứng chứng chiếu:

    Hôm nay ngày……… tháng……… năm ………….

    Nhằm ngày…… …….tháng…… …năm…………..

    Đệ tử tên họ ………………………………………..

    Bí danh……………………………………… …..

    Sinh ngày………. tháng………. năm ……………..

    Nhằm ngày……....tháng………. năm ……………..

    Tên họ cha……………………………………… .

    Tên họ mẹ……………………………………… .

    Quê quán……………………………………… ……

    Hiện cư ngụ……………………………………… …

    Đệ tử xin sư phụ…………………………………….

    Truyền cho pháp .……………………………………….

    Nguyện vọng: (Tùy bài học mà chọn ra nguyện vọng) Bảo vệ bản thân; chữa bệnh đau, mở ếm, gở thư, trừ tà, giúp mọi người hạnh phúc, v.v.....

    Đứng trước Linh đàn hiển hách đệ tử (tên họ… đưa hai tay lên cao khỏi đầu) xin thề suốt đời một lòng gìn giữ những gì đã học được hôm nay và nếu cố tâm làm sai phạm những điều thề sau đây sẽ bị trời tru đất diệt:

    1………………………………………… ………..

    2………………………………………… ……….

    3………………………………………… ……….

    4………………………………………… ……….

    5………………………………………… ……….

    6………………………………………… ……….

    7………………………………………… ……….

    8………………………………………… ………..

    9………………………………………… ………..

    10………………………………………… …………

    11………………………………………… …………

    12………………………………………… …………



    IV - Làm phép xả

    Ý nghĩa của “Làm phép xả” là xưng tội và sám hối… Sau khi người học trò đọc xong bài nguyền trước Linh đàn, tiếp theo quỳ xuống, hai tay cung kính đặt trước ngực và khai ra tất cả những thói hư, tật xấu, ý nghĩ và hành động đã, đang và sẽ làm cho người khác phải đau buồn, mất mát… và xin thề ăn năng, sám hối từ nay về sau tu tâm dưỡng tính thành người có nhân đức, biết hòa đồng với mọi người và thương yêu muôn loài, không còn những ý nghĩ tà tâm, gian ác, lừa gạt, hại người, v.v…



    V - Phép nhập thần

    “Phép nhập thần” là điều cơ bản mà các môn sinh trong phái Thần quyền nói chung, đều phải trải qua. Trong giờ phút thiêng liêng nhất vị sư phụ truyền phép nhập thần cho đệ tử…Đó chính là nghi thức mang tính tâm linh sâu sắc và huyền bí không thể thiếu khi vị sự phụ đã chấp thuận cho những người học trò hòa nhập vào thế giới thần linh.

    Trước khi truyền thụ cho người mới nhập môn những bí pháp thì vị sư phụ dùng nén nhang đang cháy và thổi vào cơ thể của đệ tử để khai mở các huyệt đạo nơi đỉnh đầu, trán, hai lổ tai, ngực, bụng, lưng và tay chân. Tiếp tục, sư phụ lấy ra hai lá bùa đã vẽ sẵn đem đốt trước bàn tổ và lấy tro hòa vào ly nước lạnh cho đệ tử uống hết một lần…

    - Phép hô nhập thần: “Bô Ta Sa” hoặc “Búp Tha”.

    Tiếp theo là những “bí pháp tâm truyền”…



    Nếu viết ra đây thành văn chỉ dẫn cách truyền dạy là việc làm sai phạm “lệnh cấm”… Khi các bạn thọ giáo sẽ được các vị chân sư chỉ dẫn thì rõ hơn.


    Sau khi thần nhập vào thì “môn sinh của phái Thất Sơn Thần Quyền” có những khả năng rất độc đáo ngoài sự tưởng tượng của người khác như: đi trên lửa than, nằm hay ngồi trên lưỡi dao sắc nhọn, bị đánh không đau, chém không đứt, đâm không lũng, nhảy lên nóc nhà; cành cây cao 4 - 5m rất dễ dàng, lại có sức mạnh phi thường, ra đòn nhanh lẹ và dũng mãnh, không sợ đao kiếm, tay không đở dao, gậy, và có thể đánh Long quyền, Hổ quyền, Ưng quyền, Hầu quyền, Xà quyền, hay phóng ra rất nhanh liên hườn cước. v.v…

    Tuy nhiên không phải ai cũng được truyền dạy thần quyền, nếu không có sự nhạy cảm cao về năng lực tâm linh, không cảm nhận ám thị. Điều này chứng tỏ người ta có thể chủ động tiếp nhận ám thị. Chính là vì người ta vốn có tính ám thị lại có tâm hướng chủ động tiếp nhận ám thị. Trên cơ sở đó lời chú cầu thần nhập xác hoặc vô phép mới có tác dụng hiệu ứng… mỗi câu ám thị mang một ý nghĩa riêng và có giá trị đặc biệt linh ứng không thể ngờ, không thể suy nghĩ hết.

    Nếu tâm của người học trò không thành thật trong lúc làm phép xả, chưa đủ đức tin, tinh thần không tập trung thì không có vị thần nào ứng nhập vào xác, tức là lễ “vô bùa” không thành công. Các bạn nên nghỉ ở nhà 49 ngày, cần suy nghĩ thật kỹ và học thuộc lòng các điều thề. Nếu quyết tâm tìm cầu đạo mầu hãy “làm phép xả” đúng hơn thế nữa…



    VI - Phép ngưng nhập thần

    Nếu khi muốn ngưng nhập thần thì hãy nói:

    - “Nê On Gây” hoặc “Xin Thôi”… nhiều lần.

    Hãy rửa mặt và uống vào một ly nước trong, mát lạnh…
    Last edited by Bin571; 04-08-2010 at 05:11 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Tạng Mật Tu Pháp Tinh Tuý
    By vampire2001vn in forum Mật Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 01-08-2011, 03:40 PM
  2. 48 Pháp Niệm Phật
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 31-01-2011, 08:35 AM
  3. Niệm Phật Pháp Môn Giải Thoát
    By txuan in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 02-09-2010, 03:48 AM
  4. Tổng hợp các pháp môn của Đức Quán Thế Âm
    By Le Ngọc Chi in forum Đạo Phật
    Trả lời: 5
    Bài mới gởi: 20-10-2007, 04:23 PM
  5. Thần Quyền và Huyền Bí trong Đạo Phật
    By Bin571 in forum Đạo Học - Học Đạo
    Trả lời: 16
    Bài mới gởi: 17-10-2007, 06:21 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •