Mục lục
Niệm Phật là hướng đi của mọi hành giả, và hướng đi đó chính là con đường thực hiện Chân như Phật Tính.
Nam Mô A Di Đà Phật.
Những chi tiết trong tập sách này
1. đôi dòng về pháp môn niệm phật
2. huyền ngiã a di đà và hành giả
3. ý nghĩa gom thần trụ ý về đỉnh đầu:
-khai mở linh khiếu trên bộ đầu.
-Dễ tiếp thu thanh khí điển của trời đất
- Dễ tiếp nhận những điều chỉ dạy của Đức Phật
-Giải tiêu dục tính hướng hạ phát khởi từ tư tưởng
-Dễ bước vào "Quy không" để trở về với Phật
4. Phần thực hành gồm có:
Cách ngồi - tư thế - giờ công phu - sám hối - lạy - cầu nguyện - tam niệm lục tự di đà
a) Cách ngồi - tư thế - Giờ Công Phu.
b) Sám Hối - Lạy - Cầu nguyện
c) Tam niệm Lục Tự Di Đà:
Thường niệm Lục Tự Di Đà (1)
Thường niệm Lục Tự Di Đà (2)
Niệm Phật Tam muội _ Lục Tự Di Đà Tự Khởi.
5. Làm thiện - Lập hạnh.
6. Huyền linh về những hành giả thực hành pháp môn Niệm Phật.



Kính thư chư vị hành giả,
Pháp Môn Niệm Phật là một phương tiện tu tập vô cùng mầu nhiệm và cấp kỳ, ứng dụng cho mọi căn cơ, tại bất cứ nơi đâu, vào bất cứ giờ phút nào, hành giả đều có thể thực hiện tu tập theo pháp môn này.
Khi hành giả chí thành Niệm Phật, tha thiết tưởng nhớ đến phật, là hành giả đương nhiên đang bắt đầu sống trực tiếp trong ánh hào quang của Đức Phật, đồng thời hành giả cũng đang bắt đầu được gội rửa những vô minh, nghệp lực từ nhiều đời nhiều kiếp đang tồn tại trong phần tâm linh và bản thể của hành giả, để cuối cùng, hành giả được hòa vào với Đức Phật trong tần số tiến hóa của chính hành giả.
Hành giả chỉ cần thực hành đúng theo lời phật dạy, làm lành lánh dữ, thực hiện đầy đủ nhân đạo trong cuộc sống hiện tại và tu ập theo những điều được chia sẽ trong tập sách nhỏ này với tất cả lòng thành thì kết quả tốt trên bước đường tiến hóa tâm linh chắc chắn sẽ đến với hành giả. Đây là một con đường ngắn nhất, đưa hành giả tiến hóa vượt bực trong một thời gian ngắn nhất để trở lại cội nguồn, trở về với Đức Phật.
Những điều được trình bày trong tập sách nhỏ này tuy đơn giản, không diễn tả nhiều về lý đạo hoặc một triết lý siêu hình về Pháp Môn Niệm Phật, mà chỉ nói về cách thực hành niệm Phật như thế nào để hành giả có thể vượt qua mọi phiền não nghiệp chướng trong hành giả và có thể nối kết chính hành giảvới ánh hào quang của Đức Phật mà tìm về Nguồn Cội của mình.
Những phụ bản tiếng Nhật gồm những câu pháp thọai nói về niệm phật một cách triệt để mà người xưa gọi là "tin sâu niệm khuyết" của đa số hành giả người Nhật đang thực hành tu tập theo pháp môn Niệm Phật. Chúng tôi xin được ghi lại và phiên dịch sang tiếng việt để chia sẽ đến chư vị hành giả hầu thắp sáng thêm ngọn đèn Niệm Phật trong tấc cả chúng ta.
Xin nguyện cầu ánh sáng vô lượng quang của Đức A Di Đà luôn luôn soi sáng cho chúng sanh muôn loài vạn vật từ vô hình đến hữu hình có cơ duyên chứng ngộ được pháp môn Niệm Phật đều phát tâm tu tập để vượt thoát mọi khổ đau của sanh tử mà trở về với ngài.

Nam Mô a di đà phật.

Đức tin sâu xa vào Niệm Phật bạn sẽ được hồng ân sống trong chân lý của Đức Phật.


Đôi dòng về Pháp Môn Niệm Phật

Pháp môn niệm phật được chia sẽ đến chư vị hành giả là một phương pháp tu tập có từ ngàn xưa trong hệ Đại Thừa Phật Giáo. Đây là một pháp tu tắt vô cùng mầu nhiệm có huyền năng phá tan màn vô minh trong hành giả để hành giả có thể vượt thoát xiềng xích sanh tử luân hồi mà thằng về với phật. Pháp tu này còn giúp hành giả một cách hiệu nghiệm tiêu trừ được những nỗi bất an, xao xuyến, cô đơn, khổ đau v.v... trong đời sống hằng ngày và những năm tháng cuối cùng của cơ mạt pháp mà hành giả phải trực diện hoặc bị lôi cuốn vào đó.
Pháp môn niệm phật hướng dẫn hành giả thanh luyện thân tâm để khởi động lại nguồn sinh lực ánh sáng siêu nhiên và âm ba rung động huyền bí đang ẩn tàng trong bản thể cùa hành giả từ thuở đến thế gian này để họa hỏi tiến hóa. Khi nguồn sinh lực ánh sáng siêu nhiêu và âm ba rung động huyền bí đó được đánh thức lại, được khơi động lại thì đồng thời, số lượng nghệp lực từ nhiều kiếp đang tích tụ trong phần tâm linh và thân thể của hành giả như lục căn, thể tánh, thể vía, thể thức v.v.... cũng được ội rửa, khai thông và tái tạo để trở về sự thanh tịnh và thánh thiện của chúng, tức là hành giả trở nên thanh tịnh và thánh thện...
Sau cùng, cảnh giới Tịnh Độ ngay tại bản thể của hành giả được hiển lộ để hòa vào sự rung động sáng tạo ở cõi Tịnh Độ của Đức A Di Đà nơi tây phương Cực Lạc trong tần số tiến hóa của chính mình hành giả như trường hợp hành giả Ajo, hành giả SHoma và những hành giả khác đã được thuật lại trong Thiền Tịnh Trực Đáo Chơn Tâm...
tất cả những điều được trình bày trên đầy là sự tiến hóa tâm linh của hành giả do lòng chí thành thực hành pháp tu niệmpật đến mức độ nào thì sẽ được hòa vào tần số đó trong cõi Tịnh Độ của Đức A di Đà để tiếp tục tiến hóa dưới sự dìu dắt cùa Ngài. Sự trì niệm của hành giả phải phát xuất từ lòng CHÍ THÀNH và THA THIẾT nơi hành giả thì mới có kết quả tốt được.
nếu hành giả niệm lơ là niệm cho có niệm niệm vì bồn phận hoặc niệm để cầu được hưởng phước giàu sangphú quý (mà không làm việc thiện)... thì phước quả sẽ không được nhiều và sẽ không giải trừ được nghệp lực. Đó là lý do tại sao có nhiều hành giả "Niệm Phật" suốt đời mà vẫn không thể nào thoát được vòng nhân quả nghiệp báo.

Huyền nghĩa A Di Đà và hành giả

A Di Đà có nguồn gốc tiếng "Phạn" là AMITABHA, là nguồn sinh lực ánh sáng vô cùng tận (vô lượng quang) và vĩnh cữu (vô lượng thọ) . A Di Đà còn là danh hiệu của một đấng phật Tổ trong truyền thống đại thừa phật giáo. Có những chi phái huyền học gọi A Di đà là Thể Quang của vũ tr, thể sáng của tạo hóa, hiện hữu khắp càn khôn, trong muôn lòai vạn vật từ vô hình đến hữu hình, từ Phật Tiên đến Thánh Thần...
nếu nói A Di Đà trong hành giả, đó chính là điểm Linh Quang, là chơn hồn, là chơn như phật tính v.v... Nhưng từ khi theo thiên ý vào cõi thế để học hỏi tiến hóa, liền bị màn vô minh tạm thời che khuất bản tánh A Di Đà đó, nên cứ mãi trầm luân trong vô minh ngu mội, nhận giả làm chơn, trôi lăn trong vòng tử sanh sanh tử không ngừng, và tưởng như mình đã xa A Di Đà đến mười muôn ức cõi, dịu vợi muôn trùng...
Nhưng A Di Đà sẳn có trong hành giả. Cho dù bể khổ mênh mông, hồi đều thị ngạn. Đó là lúc hành giả thức giác cuộc hành trình đã dấn than học hỏi của mình trong cõi đời giả tạm này để bước qua một giai đọan khác. nếu hành giả tiếp tục hướng thượng thì hành giả sẽ nhận thức rỏ ràng sự liên ệ sâu xa và mật thiết của A Di Đà trong chính hành giả. khi hành giả niệm : Nam mô A Di Đà Phật là hành giả đã cố gọi lại, cố đánh thức lại cái nguyênlai bản tánh A Di Đà trong hành giả. Nếu hành giả tiếp tục niệm, niệm càng nhiều thì hành giả càng gom tụ được nguồn sinh lực ánh sáng vô lượng quang càng nhiều chừng đó, thì dù màn vô minh và nghiệp lực nơi hành giả có sâu dày đến đâu đi nữa cung được phá tan bởi nguồn sinh lực ánh sáng đó để hành giả có thể bước vào một chu kỳ tiến hóa khác, thanh nhẹ và mầu nhiệm hơn.
Khi trải qua một giai đọan tiến hóa tâm linh, hành giả sẽ thấy, biết, cảm nhận một cách rỏ ràng sự quan hệ mật thiết giữa hành giả và nguồn sinh lực ánh sáng A Di Đà như thế nào. Sự liên hệ đó không thể tách rời nhau được, như nước và băng, như hơi thở và sự sống. Nếu còn có sự phân cách hành giả vẫn còn đứng bên lề quy luật tiến hóa của vũ trụ, và vẫn còn bị trầm luân trong vòng sanh tử ảo hóa mãi. CÁNH CỬA HUYỀN BÍ CỦA KIẾP NGƯỜI ĐÃ ĐƯỢC MỞ, KHÔNG CÒN THÌ GIỜ ĐỂ LUẬN BÀN NỮA, XIN HÀNH GIẢ HÃY BƯỚC ĐI, HÃY TỰ MÌNH BƯỚC ĐI, TRỰC CHỈ ĐẾN CỘI NGUỒN ÁNH SÁNG VÔ LƯỢNG QUANG CỦA MÌNH

khi niệm phật bạn luôn luôn được sống với Đức Phật.

3. GOM THẦN TRỤ Ý ĐỈNH ĐẦU LÀ ĐỂ:

-Khai mở linh khiếu trên bộ đầu.
-dễ tiếp nhận những điều chỉ dạy của Đức Phật.
-Giải tiêu dục tính hướng hạ phát khởi từ tư tưởng.
-Dễ bước vào "Quy Không" để trở về với Phật.

*****

Bộ đầu của hành giả là trung tâm phát đi và tiếp nhận mọi tín hiệu tâm linh. Vì vậy, khi hành giả thực hành tu tập theo một pháp môn tu giải thoát, những linh khiếu trên bộ đầu đều được khai mở. Những kinh khiếu này thuộc lãnh vực vô vi, không thể trông thấy bằng mắt thường nhưng một khi được khai mở, hành giả sẽ cảm nhận đầu mình rất nhẹ, như không còn có "nắp" đậy ... Sự khai mở này tùy căn cơ của mỗi hành giả. Tất cả đều tùy vào nghiệp, phước, công năng tu tập của hành giả và sự hổ trợ của Đức Phật.
Thưở xưa, có nhiều vị thiền sư đã khổ công tu luyện, hầu có thể khai thông linh khiếu trên bộ đầu để bước vào cõi huyền linh của càn khôn. Như thiền sư Huệ Khai đã phải dùng hết sức tu luyện bình sanh của mình để "đánh" thẳng vào Hà Đào Thành tại đỉnh đầu để mở linh khiếu tại đó, Linh khiếu này được gọi là Vô Môn Quan (Cánh Cửa Không Cửa), và việc gom thần trụ ý về Hà Đào Thành được gọi là "Đả thành nhất phiến, Tojòichiben".
Còn riêng về những hành giả thực hành pháp môn Niệm Phật chỉ nhờ CHÍ THÀNH trì niệm Lục Tự Di Đà tại đỉnh đầu thì được điển lành của Phật ban xuống, linh khiếu cũng được khai thông trong sự nhẹ nhàng thanh tịnh. , tùy ngịêp phước của mỗi hành giả mà được khai mở nhiều hoặc ít. nếu hành giả tiếp tục sống trong CHÁNH NIỆM bằng câu niệm Lục tự Di Đà và thực hành đúng lời Pật dạy làm lành dữ thì hành giả càng lúc sẽ càng được thanh nhẹ, bộ đầu được khai mở để tiếp nhận hồng ân của ngài cho đến khi rũ bỏ được mọi vướng bận và khổ đau của trần thế mà trở về với Phật.

*chú ý: Những hành giả bị chứng cao áp huyết hoặc bất cứ lý do nào mà không tập trung về đỉnh đầu được thì cứ niệm Lục Tự Di Đà như thường lệ, không nên tập trung về đỉnh đầu.

Niệm Phật là ta phó thác hòan tòan tâm linh và thể xác của ta cho Đức A Di Đà.

a) CÁCH NGỒI TƯ THẾ GIỜ CÔNG PHU NIỆM PHẬT.

Ngồi trong tư thế nào mà hành giả cảm thấy thỏai mái để có thể ngồi được lâu. Nhiều hành giả ngồi kiết già, bán già, xếp bằng, trên sàn nhà v.v... khi công phu thực hành pháp môn Niệm Phật. Ngồi cách nào cũng được, nhưng lưng phải thẳng, đầu phải thẳng, trong tư thế thật nhẹ nhàng, ung dung, và "nhìn" thẳng vào thái hư vô tận. Tất cả đều phải thẳng như vậy để hơi thở dễ thông và nhẹ nhàng từ đan điền (rún) lên tận hà thành (đỉnh đầu) khi mật niệm (bằng tư tưởng ) Lục Tự Di Đà.
Những hành giả mới bắt đầu công phu niệm phật theo phương pháp được trình bày trong tập sách này, nên bắt đầu vào khỏang 11h tối trở đi cho đến 1 hoặc 2 giờ sáng, vì giờ này tương đối được yên tĩnh. rất dễ cho những hành giả mới bắt đầu. Nói thế không có nghĩa là hành giả chỉ thực hành niệm phật vào những giờ đó. Hành giả nên luôn luôn niệm phật, lúc nào cũng niệm pật trong tâm nhưng qua một ngày đầy ận rộn và ộng lọan, vệc niệm phật đó chưa chắc đã tích tụ đủ công đức để phá tan những vô minh và phiền não đang xâm chiếm hành giả trong ngày qua đó. Vì ậy, vào những giờ cuối và đầu ngày, không có gì vướng bận nữa. đó là giờ rất thích hợp cho những hành giả mới bắt đầu thực hành pháp môn nệm pật, cần phải gia tăng sự thanh tịnh để dễ đi vào chánh niệm. Nhưng qua ột thời gian, hành giả ngày vừa làm vệc vừa điều khiển mình ật niệm Lục Tự Di Đà, đêm thì tĩnh tọa ật nệm Lục Tự Di Đà trong thanh tịnh cho đến khi thuần thục rồi, khi đi, đứng, nằm, ngồi, làm việc, bất cứ nơi đâu v.v..., hành giả đều có thể tự điều khiển tâm mình mật niệm Luc Tự Di Đà trong sự thanh tịnh mà không bị trở ngại gì cả.

Chỉ có con đường NIỆM PHẬT chúng ta sẽ được sống một cách chân thật.

b) SÁM HỐI - LẠY- CẦU NGUYỆN
Sám hối là sự ăn năn phát xuất từ lòng thành khẩn trong hành giả về những ý nghĩ, lời nói, việc làm sai lầm đã qua và quyết tâm không tái phạm những điều đó nữa. Mỗi đêm, trước giờ công phu nệm pật, Hành giả nên dành ra từ 15 đến 20 phút trong thanh tịnh để kiểm điểm lại mọi vệc làm, ý nghĩ và lời nóicủa hành giả trong ngày qua. Hành giả sẽ có dịp quay về với chính mình và sẽ thấy rỏ rằng mình có làm điều gì trái đạo không (?); có gây tổn thương và khiến kẻ khác phải đau khổ vì mình không (?); và có gây tổn hại gì cho sự tiến hóa tâm linh của mình không...? Nếu có, hành giả phải thành tâm sám hối, dâng lời cầu nguện lên Đức Pật, xin ngài chứng giám hóa giải ậm nguồn gốc sự sai lầm đó để hành giả được nhẹ nhàng mà tiếp tục hành trình tu ập và tíen hóa của mình.
Hành giả không những chỉ ăn năn sám hối những sai lầm trong kiếp hiện tại, mà cả những sai lầm tai hại đã trở thành nghiệp chướng trong nhiều tiền kiếp quá khứ của hành giả và cửu huyền thất tổ (ông bà tổ tiên) đã gây ra vì vô minh, nay qua tư tưởng và lòng thành khẩn của hành giả, cũng cần phải ăn năn sám hối. Hành giả phải CHÍ THÀNH dâng lời cầu nguện lên Đức A Di Đà, xin ngài soi sáng và hóa giải ận gốc rễ của vô minh và nghiệp chướng đó.
Cách thức sám hối được chia sẽ ở trên là tâm sám hối, hành giả phải quay về với chính mình, quan sát lại mình và thành khẩn xin ăn năn sám hối tội lỗi từ trong tâm của mình. Bây giờ, hành giả tiến sang một bước sám hối quan trọng khác nữa là thân tâm sám hối. Cách này là ột cái "khuyết" mà nhiều vị hành giả đi trước đã đạt được trình ộ tâm linh cao, dưới nhiều hình thức khác nhau, đều đã phải trải qua. Đó là thân tâm CHÍ THÀNH lạy 108 lạy.
Vào ột đêm nào đó (càng sớm càng giải nhanh, vì thời kỳ "nước cạn đường cùng" rồi), hành giả hãy rũ sạch hết những chuyện ngổn ngang, phiền muộn và những chuện hân hoan vui vẽ trong tâm, tìm đến một nơi thật thanh tịnh, hoặc trước đện thờ Phật, hoặc trong phòng , hoặc nếu có điều kiện thì nên ngòai sân, hoặc ột nơi lộ thiên thì tốt nhất. Hành giả hãy đứng yên lặng, bắt đầu hít vô thở ra thật sâu, tật nhẹ khỏang 5 phút để tâm tư được lắng đọng, để tạp nệm không còn khởi lên trong tâm hành giả nữa.
Hành giả hướng về phương Bắc, hai tay chắp lại, hướng thẳng Trời cao, nguyện: con tên là...xin chí thành đảnh lễ 108 lạy để xin xám hối tất cả nghiệp chướng tiền kiếp vì vô minh mà con đã tạo tác, khiến cho chơn tánh con bị lu mờ, thân tâm con phải bị u tệ như thế này. Con cúi xon Đức Từ Phụ A Di Đà từ bi hóa giải những vô minh nghiệp lực đó của con và ban cho con sự sáng để con tu tiến cho kịp cơ tiến hóa của Trời Đất và đợc trở về với ngài. *
Nguyện xong, hành giả bắt đầu lạy trong sự chí thành tòan thân và tâm của hành giả. khi lạy một lạy, hành giả ật nệm: Nam Mô Pháp Giới Tàng Thân A Di Đà Pật ột ần. và cứ tiếp tục như vậy cho đến 108 lạy thì hành giả niệm 108 lần. Vì hành giả đang đi trên con đường tắt, nên không phải biện luận nhiều về ý nghĩa và huyền linh của vệc lạy 108 lạy. Điều quan trọng nhất ở đây là sự thành tâm thành ý của hành giả khi lạy; và khi hành giả CHÍ THÀNH lạy 108 lạy thì sẽ có sự biến đổi kỳ diệu và mau chóng trong đời sống tâm linh và hữu hình của hành giả.
Cứ vài ba tuần lễ , hành giả có thể lạy 1 lần, hoặc mỗi lần 1 tháng tùy nhu cầu của mỗi hành giả khi cần thiết. Những hành giả không thể lạy vì bất cứ lý do nào thì có thể chắp tay cuối đầu xá 108 xá cũng được, nhưng phải CHÍ THÀNH, tất cả đều phải phát xất từ sựTHÀNH TÂM THÀNH Ý của hành giả thì mới có kết quả tốt được.

Ngoài câu nệm pật chúng ta không còn đường nào khác để được cứu rỗi.

*Lời nguyện này chỉ là một lời nguyện đề ngị, hành giả hãy tự phát ra lời nguyện trong tâm của mình thì kết quả tốt hơn. Nếu hành giả muốn giải nghệp và tiến hóa tâm linh mau thì nên thực hành pháp sám hối này.


c)TAM NIỆM LỤC TỰ DI ĐÀ
tam niệm Lục Tự Di Đà là ba giai đọan niệm Lục Tự Di Đà để thích ứng với mọi căn cơ, mọi hòan cảnh của mỗi hành giả.
1)THƯỜNG NIỆM LỤC TỰ DI ĐÀ * (1)
Sau khi thực hiện xong những thủ tục như phát tâm sám hối, tư thế ngồi, hướng ngồi, cách ngồi, lời nguyện v.v..., hành giả bắt đầu cắn nhẹ hai hàm răng lại và co lưỡi đụng lên nóc vọng kế hàm răng trên. Động tác này sẽ hổ trợ tốt cho vệc lập lại trật tự những luồng tư tưởng chạy lọan trong bản thể của hành giả. Nhiều hành giả tu thiền thuở xưa cho rằng động tác "kề răng co lưỡi" sẽ khiến cho nhâm và đốc mạch, tức là hai mạch Âm và Dương trong bản thể của hành giả dễ giao hòa với nhau. Khi hai mạch này được giao hòa rồi, hành giả rất dễ định được tâm an được ý. Động tác này chỉ có giá trị trong vệc này thôi.
Sau những động tác trên, hành giả bắt đầu "gom" mọi ý niệm, mọi tư tưởng về đỉnh đầu, gom vạn nệm về một niệm. Đó là Nam Mô A Di Đà phật. Hành giả mật niệm bằng tư tưởng, từng chử, từng chử tật rỏ ràng, để hết tâm ý vào từng chử thì những tạp nệm khác không thể xen vào được. Hành giả cố tập làm sao khi hít vào thật nhẹ, vừa hết hơi hít vào là vừa trọn ột câu Nam Mô A Di Đà Phật và khi thở ra, vừa hết hơi cũng vừa trọn một câu Nam Mô A Di Đà Pật. Nói cách khác, khi hành giả bắt đầu hơi thở ra, đồng thời chử Nam cũng bắt đầu trong tư tưởng của hành giả, và khi hành giả hết thở ra được nữa thì đồng thời chử Phật cũng được định ngay tại đó, thật rỏ ràng. khi hành giả bắt đầu hít vào, đồng thời chử Nam cũng bắt đầu trong tư tưởng của hành giả, cho đến khi hành giả không còn hít vào được nữa thì chử Pật cũng được định tại đó, tật rỏ ràng.
Cứ như thế, hành giả tiếp tục trì niệm. Mặc dù niệm bằng tư tưởng, nhưng hành giả cũng phải niệm thật nhẹ, thật đều từ hơi thở đến sự ận chuyển tư tưởng của câu Nam mô A Di Đà Phật. Hành giả nhớ niệm thật nhẹ và hơi thở cũng tật nhẹ và đều. Khi niệm thật nhẹ và hơi thở cũng thật nhẹ và đều. Khi niệm thật nhẹ thở thật nhẹ thì hành giả rất dễ định được tâm, an được ý trong câu Lục Tự Di Đà.
Mỗi đêm, trước khi đi ngủ, hành giả cố gắng trụ niệm như ậy càng nhiều càng tốt. Hành giả niệm càng nhiều thì huyền linh, điều tốt, điều lành sẽ đến với hành giả trong những sinh họat hàng ngày. Ngòai ra, hành giả cũng tiếp tục niệm Lục Tự Di Đà trong những sinh họat hàng ngày khi có thì giờ rảnh rổi. Đến khi thuần thục rồi, bất cứ lúc nào, bất cứ nơi đâu, hành giả đều có thể trì nệm Lục tự Di Đà được.


****************

Niệm Phật là sống trong lòng Đức Phật, sống trong lòng của chân lý

2)THƯỜNG NIỆM LỤC TỰ DI ĐÀ * (2)
Trong luận Bảo Vương và ột số sách luận về pháp môn tịnh độ chép rằng: vào thưở đức Phật Thích Ca còn tại thế, có hai ông bà lão khi niệm phật lấy hạt lúc làm số. Mỗ lần niệm Nam Mô A Di Đà Phật, họ bỏ một hạt lúa vào hũ. Đức Phật thấy vậy bèn nói rằng" :Ta có một pháp rất hay, các người chỉ cần nệm một lần sẽ được rất nhiều hạt lúa..." Hai ông bà lão rất vui mừng, đảnh lễ và xin Phật chỉ dạy.
Đức Phật bèn dạy ông bà lão câu niệm Phật rằng: "Nam Mô Tây Phương Cực Lạc Thế Giới, Tam Thập Lục Vạn Ức, Nhất Thập Nhất vạn, Cữu Thiên Ngũ Bá, Đồng Danh Đồng Hiệu, Đại Từ Đại Bi, A Di Đà Phật".
Câu niệm Phật này có tác dụng giải nghiệp rất nhanh. Khi hành giả chí thành niệm câu này, sẽ cảm nhận được sự rung động, chuyển biến rất mạnh trong hành giả từ tâm linh đến vật chất để thanh lọc, sửa đổi, gội rửa cho mọi tầng lớp trong bản thể của hành giả từ nặng nề u ám trở nên thanh nhẹ sáng suốt.
Cũng như cách niệm trước, hành giả hãy "gom" mọi ý niệm, tư tưởng về một mối và trụ tại đỉnh đầu để mật niệm câu này. Vì câu niệm hơi dài nên hành giả khó có thể niệm hết một câu trong cùng một hơi thở được. Vì vậy , hành giả có thể thở như thường lệ, nhưng luôn luôn phải thở thật nhẹ, thật sâu và dài. Khi đi, đứng v.v...lúc nào hành giả cũng có thể niệm câu này được. Nếu hành giả không thể nhớ được câu niệm này thì cứ niệm câu ngắn Nam Mô A đ Đà Phật cũng được.


****************
Niệm Phật giúp tôi khám phá ra và phá tan sự tăm tối trong tôi.

* Lục Tự là sáu chử, và câu niệm này Lục Tự ẩn tàng trong tòan câu. vì ật, những hành giả xưa nay vẫn thường gọi pháp niệm này cũng là pháp niệm Lục Tự Di Đà.

3)NIỆM PHẬT TAM MUỘI - LỤC TỰ DI ĐÀ TỰ KHỞI
Hai phương pháp Niệm Phật được trình bày một cách căn bản và đơn giản ở phần trên là để mỗi hành giả tùy ý thích và nhu cầu cho tiến hóa tâm linh của mình mà thực hành một trong hai cách đó. Khi hành giả thực hành hai cách niệm Phật trên một cách CHÍ THÀNH thì huyền linh của sự niệm Phật này sẽ khiến hành giả từ tình trạng tạp niệm lung tung được gom về "nhất niệm". Đó là tâm ý của hành giả được gom về một mối và hòa vào câu NAM MÔ A DI ĐÀ PHẬT hoặc câu thường niệm Lục Tự. *
Để tiến sang một gia đọan khác của Pháp Môn, hành giả cần cố gắng thực hành thêm nữa. Mỗi sáng thức dậy, trước khi đi làm, hành giả hãy cố gắng tịnh niệm khỏang 15 phút và thành tâm phát nguyện rằng lúc nào hành giả cũng niệm Phật. niệm từng giờ từng phút, từng khỏanh khắc, tâm của hành giả không lúc nào rời khỏi Phật, ngay trong giấc ngủ.
Khi thành tâm phát nguyện rồi, hành giả cứ tiếp tục niệm trong tâm, không để cho bất cứ một ý nghĩ nào có thể xen vào tư tưởng của hành giả được. nếu hành giả thành tâm phát nguyện như vậy vào mỗi buổi sáng thì trong ngày đó, huyền linh vô vi của Phật sẽ soi sáng hành giả, tự động thúc giục hành giả tiếp tục niệm Phật khi vừa dứt công việc đời của hành giả. Như vậy , lúc nào cũng có âm ba rung động và ánh sáng A Di Đà trong hành giả, từ ý nghĩ, lời nói, việc làm trong ngày của hành giả đều được sự soi sáng của Phật, không còn bị lầm đường lạc lối nữa.
Từ đây, hành giả có thể tiến vào "cõi vô niệm" để giải thể hòan tòan nghiệp lực vô vi trong bản thể và thoát ly sanh tử luân hồi. Cõi vô niệm ở đây chính là tâm của hành giả khi hòan tòan không còn bị "cột" vào bất cứ một "niệm" nào. Đây là lúc giữa hành giả đã thật sự trở về nguyên lai bản tánh A Di Đà trong chính hành giả để hòa vào Nguồn Sinh Lực Ánh Sáng Vô Cùng Tận ở cõi Tịnh Độ của Đức A Di Đà. Và đây cũng chính là lúc hành giả đã TRỰC ĐÁO CHƠN TÂM và giải thoát.

*Khi vừa dứt công phu Niệm Phật, hành giả hãy chắp tay hướng thẳng trời cao, thành tâm xin phát nguyện được vãng sanh về thế giới của Đức Phật A Di Đà. Đồng thời, hành giả cũng thành tâm cầu nguyện, hồi hướng cho chúng sanh muôn lòai vạn vật từ vô hình đến hữu hình đều được trọn thành Phật Đạo. Rồi xá ba xá.

Chính câu niệm Lục Tự Nam Mô A Di Đà Phật đang canh giữ tôi (không cho rơi vào con đường xấu).
5. LẬP HẠNH LÀM ĐIỀU THIỆN
Trên bước đường tu tập theo Pháp Môn Niệm Phật, lập hạnh là một điều cần thiết và mãi mãi không thể thiếu được đối với một hành giả đang muốn bước đi vững chắc trên con đường tiến hóa đó.
Lập hạnh của một hành giả đang trên con đường tiến hóa tâm linh là tuân thủ theo một số nguyên tắc trong quy luật tiến hóa tự nhiên để chấm dứt việc tạo thêm những ác nghệp và để hỗ trợ cho việc niệm Phật mau đạt đến sự mầu nhiệm. Những nguyên tắc này gọi là"Giới luật". Giới luật căn bản cho một hành giả tu tập trong trường hợp này là "ngũ gới", gồm có: 1) không được giết hại người và mọi lòai vật. không được sai khiến người khác giết hoặc vui vẻ tán trợ khi thấy kẻ khác giết. 2)không được lừa đảo, chiếm đọat tài sản của người làm của mình dù là vật nhỏ nhất. 3) không được gian tà với vợ hoặc chồng người khác dù chỉ trong tư tưởng hoặc lời nói. (một vợ một chồng, nhưng cần phải tiết chế tình dục, và nếu hành giả muốn giải thoát hòan tòan thì phải tận tịnh nhân dục). 4) không được dối gạt người khác. không được việc có nói không việc không nói có mà điều này có thể cản trở sự tiến hóa tâm linh của người khác và của chính hành giả. không được nói thêu dệt. không được nói để tạo sự đấu tranh giữa cá nhân này với cá nhân kia..., không được nói những điều hung ác gây đau khổ cho người, cho vật. 5) không được rượu chè say sưa làm mất lý trí.
Một hành giả đang trên đường thực hiện tiến hóa tâm linh cần phải tuân thủ những nguyên tắc trên với tất cả sự chân thành của mình. Ngòai ra hành giả phải thể hiện trọn vẹn con đường nhân đạo của hành giả đối với cha mẹ, vợ chồng, thân bằng quyến thuộc, bằng hữu. Hành giả cũng cần phải trường chay, phóng sanh cầu nguện, giúp người khi gặp họan nạn, nhẫn nhục, chịu đựcng để vượt qua mọi thử thách từ tinh thần đến ật chất để đi đến mục đích giải thoát trong cuộc hành trình tiến hóa của mình.

(xin đọc Thiền Tịnh Trực Đáo Chơn Tâm và Đường Trở Về Thượng Ngươn Thánh Đức để tham khảo thêm).

6) HUYỀN LINH VỀ NHỮNG HÀNH GIẢ THỰC HÀNH PHÁP MÔN NIỆM PHẬT
Xưa nay có rất nhiều hành giả tu theo pháp môn Niệm Phật đã đạt được huyền linh, lúc còn sống, và khi bỏ xác phàm, linh hồn được về thẳng với Đức A Di Đà.
Tại Trung Quốc, Long Thư cư sĩ Vương Nhật Hưu trong quyển Long Thư Tịnh Độ đã thuật rõ rất nhiều sự tích và huyền linh về những hành giả đã tu theo pháp môn niệm Lục Tự Di Đà. Quyển sách có ghi chép đầy đủ nhân vật từ các bậc quan quân, tể tướng, thi sĩ, thiền sư… cho đến những người nông dân, hành khất v.v…, nếu ai chí thành trì niệm Lục Tự Di Đà đều đạt được nhiều điều mầu nhiệm đều được nhẹ nhàng ra đi để trở về với Phật khi lâm chung.
Tại Tây Tạng, có nhiều hành giả tu theo pháp môn Tịnh Độ, chuyên niệm Lục Tự Di Đà, cũng đạt được nhiều huyền linh khi còn sinh tiền. Như trường hợp hành giả Ajo được thuật lại trong quyển The Way Of The White Clouds của Lạt ma Govinda v.v…
Tại xứ Phù Tang, Pháp Môn Niệm Phật được lưu truyền khắp nhân gian và có hang triệu người chuyên tu niệm Lục Tự Di Đà, có rất nhiều hành giả đã đạt được nhiều điều mầu nhiệm khi còn sinh tiền, như Pháp Nhiên Hòa Thượng, Thân Loan Thánh nhân v.v…, và hàng ngàn lớp lớp tín đồ của các vị đó sau này, nhiều người chí thành tu niệm theo pháp môn này đều được những huyền linh mầu nhiệm lúc sanh tiền và giải thoát luân hồi khi bỏ xác này…
Tại Việt Nam , số hành giả tu theo pháp môn niệm Lục Tự Di Đà cũng rất đông nhưng chưa được triệt để như những hành giả kia. Tuy nhiên, trong âm thầm đó đây cũng đã có rất nhiều hành giả đạt được huyền linh trong lúc sinh tiền và giải thoát khi lâm chung.
Tại một ngôi chùa Tổ thuộc huyện Tuy Hòa tỉnh Phú Yên, vị Hòa Thượng trụ trì có đời sống đạo hạnh thanh cao và chuyên tâm trì niệm Lục Tự di Đà. Một hôm, thầy gọi đại chúng (tu sĩ và đệ tử trong chùa) lên chánh điện mà báo rằng: “…Ngày mai đúng giờ ngọ, Phật sẽ đến rước thầy đi, hãy trổi ba hồi chuông trống Bát Nhã và mọi người hãy niệm phật để đưa thầy đi…”. Đúng giờ ngọ ngày mai, Hòa Thượng lên chánh điện tĩnh tọa trước điện thờ Phật. Mọi người y áo chỉnh tề lên chánh điện niệm Phật cầu nguyện, và khi hồi chuông trống Bát Nhã bắt đầu, Hòa Thượng nhắm mắt xuất thần. Một vầng mây ngũ sắc từ từ lên khỏi nóc chùa cho đến khi dứt ba hồi chuông trống Bát Nhã thì không còn thấy nữa.
Những nông dân Phật tử đang làm ruộng gần đó nhìn thấy những đám mây phủ lên nóc chùa ngỡ rằng chùa bị hỏa họan, nên mỗi người đều mang gàu, gáo, thùng thiết v.v… chạy nhanh đến chùa để sẳn sang giúp chùa chữa lửa. Nhưng khi đến nơi, thấy mọi người đang tụng kinh niệm Phật và Hòa thượng đã tịch.
Ngòai những bậc chân tu đạo hạnh đạt được nhiều huyền linh khi tu theo pháp môn niệm Phật, có rất nhiều Phật tử tại gia tu niệm Lục Tự Di Đà đều biết trước ngày giờ khi lâm chung và gọi con cháu về để khuyên răn dạy bảo trước khi Phật rước đi. Khắp đó đây trên tòan cõi Việt Nam, có rất nhiều hành giả thực hành niệm Lục Tự Di Đà, và đã đạt được sự tiến hóa tâm linh rất cao, nhưng ít được sách vở ghi chép lại, chỉ được truyền khẩu từ địa phương này đến địa phương khác…
Ngay những hành giả đang thực hành niệm Lục Tự Di Đà trong TTĐCT, có những hành giả đạt được sự tiến hóa tâm linh rất cao, có thể xuất thần về đến cõi Phật ngay trong kiếp sống hiện tại, nhưng những hành giả này vẫn thấy rằng đó chỉ là một việc bình thường, vì việc này sẽ xảy đến cho bất cứ ai nếu thành tâm hướng về Phật và tu hành đúng đường lối Ngài chỉ dạy đều có thể về được với Ngài.
Một chuyện vãng sanh khác cũng kỳ diệu và sống động đã xảy đến cho một Phật tử tại gia ở xã Phụng Hiệp, cần thơ, vào năm 1977. Vị này tên là trần thị Lòng, tục gọi là Bà Bảy.
Bà Bảy là một người rất hiền lành, thường hay bố thí, giúp đỡ người nghèo khó, sống trọn nhân đạo đối với mọi người từ trong gia đình than tộc đến bạn bè hang xóm, và bà đã ăn chay niệm Phật hơn 10 năm…
Bà bảy biết bài học thế gian của bà sắp mãn, nên đã gọi tất cả con cháu lại để dạy bảo đôi điều trước khi bà về với Phật. Bà Bảy dạy con cháu không được khóc khi bà đi; không được sát sanh hại vật và cúng mặn trong lúc đám tang của bà; mọi người phải niệm Phật để đưa bà đi…
Vài hôm sau khi bà đi, mọi người đều làm theo lời bà chỉ dạy. Tất cả con cháu đều niệm Phật, và khi mọi người đọc tụng ba biếm vãng sanh vừa dứt, Bà bảy đã trút hơi thở ra nhẹ nhàng mà đi. Bên ngòai, những con chim lạ đủ màu sắc trông thật đẹp cắn đuôi nhay bay lượn trên mái nhà và hót lên những âm ba nghe thật vui lạ.
Năm đó bà Bảy đúng 78 tuổi, với bao nhiêu vết hằn của thời gian hiện lên trênmặt lúc còn sống, nhưng khi vừa qua đời, người bà bảy biến đổi hẳn ra, khiến mọi người phải ngạc nhiên. Sắc mặt của Bà Bảy trở nên hồng hào và trẻ đẹp lạ thường. Môi bà đỏ như thoa son. Hai bàn chân cũng hồng đỏ…
Đây là những hiện tượng khác thường, nhưng thực sự đã xảy ra cho rất nhiều hành giả tu theo Pháp Môn Niệm Phật từ xưa đến nay. Tùy theo tần số vãng sanh của hành giả đó mà hiện tượng lạ có thể xảy ra khác nhau. Tất cả đều nằm trong ánh sang Vô Lượng Quang và sự che chở thiêng liêng của Đức Từ Phụ A Di Đà…

**********************

Pháp môn Niệm Phật được chia sẽ đến chư vị hành giả trong tập sách nhỏ này là một phương tiện vô cùng mầu nhiệm có thể giúp cho hành giả giải trừ được mọi xao xuyến, bất an, cô đơn, và mọi khổ đau về tinh thần, thể chất, nếu hành giả CHÍ THÀNH thực hành đúng theo pháp môn. Pháp môn cũng được xem là một CHUYẾN ĐÒ CUỐI vào thời hạ Ngươn mạt tận có thể giúp hành giả vượt song mê về bến giác một cách an tòan và nhanh chóng nhất.
Xin hành giả hãy nhanh chân bước xuống đò, nếu còn chần chừ sẽ trễ chuyến đò, rồi hành giả sẽ ở lại và trầm luân qua nhiều ức niêm thăm thẳm trong tối tăm ngu muội. Hành giả không còn con đường nào khác để chọn lựa vì giai đọan cuối cùng của thời kỳ mạt pháp đã đến. Một sự thay đổi tòan diện sẽ xảy đến cho trái đất này để trái đất được tiến hóa lên một giai tầng khác. Đức A Di Đà và chư bồ tát Thánh Chúng đang sẳn sang đón rước chúng ta, xin hãy bước xuống đò và trực chỉ về với Ngài…

Nam mô A Di Đà phật.

Hành giả TTTĐCT tại Hoa Kỳ, July – 1999


Niệm Phật là con đường để ta có thể đối thọai với chính ta.

HỒI HƯỚNG
Chúng con nguyện hồi hướng công đức này đến pháp giới chúng sanh muôn lòai vạn vật từ vô hình đến hữu hình đều được Nguồn Sinh Lực Ánh Sáng Siêu Nhiên A Di Đà soi sang để sớm thức tâm vượt song mê về bến giác Đức A Di Đà

Nam Mô A Di Đà Phật