Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 25

Ðề tài: Kim cang

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Kim cang

    Tôi chỉ trích một đoạn của kim cang ,để giúp người trên d đ này thông hiểu , vì tôi thấy cả trăm người trên d đ này đã cho mình thông minh , bật tri thức nhưng lại bị vướn mắc vô danh tướng hữu hình ,mà làm khổ cho nhau .
    DỊCH: KHÔNG ĐƯỢC, KHÔNG NÓI

    Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Như Lai được Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác chăng? Như Lai có nói pháp chăng? Tu-bồ-đề thưa: Như con hiểu qua nghĩa Phật nói, không có pháp nhất định tên là Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác, cũng không có pháp nhất định Như Lai có thể nói. Vì cớ sao? Vì pháp Như Lai nói đều không thể chấp, không thể nói, chẳng phải pháp, chẳng phải phi pháp. Vì cớ sao? Vì tất cả bậc Hiền Thánh đều do pháp vô vi mà có sai biệt.
    -----------------------------------------------
    Và đoạn thứ 9
    DỊCH: MỘT TƯỚNG KHÔNG TƯỚNG.

    - Này Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tu-đà-hoàn hay khởi nghĩ thế này: Ta được quả Tu-đà-hoàn chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà không có chỗ nhập, chẳng nhập sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, ấy gọi là Tu-đà-hoàn.

    - Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? Tư-đà-hàm hay khởi nghĩ thế này: Ta được quả Tư-đà-hàm chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Vì Tư-đà-hàm tên là Nhất vãng lai mà thật không có vãng lai, ấy gọi là Tư-đà-hàm.

    - Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-na-hàm hay khởi nghĩ thế này: Ta được quả A-na-hàm chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? A-na-hàm tên là Bất lai mà thật không có bất lai, thế nên tên A-na-hàm.

    - Tu-bồ-đề, ý ông nghĩ sao? A-la-hán hay khởi nghĩ thế này: Ta được đạo A-la-hán chăng? Tu-bồ-đề thưa: Bạch Thế Tôn, không vậy! Vì cớ sao? Thật không có pháp tên là A-la-hán. Bạch Thế Tôn nếu A-la-hán khởi nghĩ thế này: Ta được đạo A-la-hán tức là còn chấp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Bạch Thế Tôn! Phật nói con được Vô tránh tam-muội là bậc đệ nhất trong số người đó, là A-la-hán ly dục đệ nhất. Bạch Thế Tôn! Con không khởi nghĩ con là ly dục A-la-hán. Bạch Thế Tôn! Nếu con khởi nghĩ: Con được đạo A-la-hán, Thế Tôn ắt chẳng nói Tu-bồ-đề là người ưa hạnh A-lan-na. Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành nên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na.
    ---------------------------------
    Vậy kinh kim cang cũng nói vô sở trụ vô sở đắc ,nhưng trên d đ này luôn nghỉ có những quả vị đó mà gắn ghép tội, cho tôi xưngngười này hoặc người nọ , đúng ra chỉ có ngã quỷ, súc sanh,hay xưng danh để mọi người phải lạy và cung phụng cho nó ăn ,hoặc tôn thờ nó chức vị này hoặc chức vị khác , cũng như người có hiền thì người ta mới gọi đó là hiền nhân .
    Người có tấm lòng bao la ,người ta mới gọi đó là vị bồ tát , vậy ta có cần xưng ko???ko cần xưng danh xưng tướng , mà hành trì người nhìn vô cách hành trì để biết người đó tâm vị nào ,còn vị TU ĐÀ HOÀN , A NA HÀM , A LA HÁN cũng theo hành trì tin tấn mà tự có ngôi vị đó , tại sao ? phải xưng danh này hay danh nọ ,ngay trên d đ này tôi phải chịu mang tiếng điên khùng , vì mơ ảo vị bồ tát ,người ta nói tôi ko tu , tôi cũng đành cam lòng chịu , vì tu làm gì có văn tự để diễn nói ,phật hiền ,mới gọi là phật có ai nói phật dữ đâu ,khi tu lòng người phá chấp thì lòng mới tiến dần đến quả vị , nhưng có vị tự xưng THÁNHtâm chấp và bắt từng chuyện nhỏ , và sát phạt đó có phải thánh ko???,tự xưng tri thức thông minh , nhưng chấp từng dấu từng chấm phẩy , chấp từng lời ,vậy quả vị kia có đến ko???
    Vì trên d đ này ai cũng cho thông minh tôi ko cần giảng nói chi mà chỉ đưa lên hai đoạn kinh để tham khảo thôi .
    Có vị vỗ ngực cho mình là bật tu hoặc thần thông ,nhưng tâm tham chấp , dùng lời nói ko tao nhã , vậy thần thông kia làm sao có mà xuất , tôi nói lên mong sao ai cũng thành phật , thành bồ tát , thật sự , ko ảo , ko mơ hồ vọng tưởng , cứ tu hành trì mà quả vị sẽ có .tẠI SAO CÒN THAM CHẤP ,VĂN TỰ ,KO ĐEM ĐẾN QUẢ VỊ ĐẮC CHO MÌNH , MÀ LÀ HÀNH THỰC TIỂN

    NHỮNG ĐIỀU TỐI KỴ CỦA NGƯỜI TU
    1-Không khoe khoang tài cáng ,hoặc thành tựu của mình ,vì sao?lòng người luôn có THAM,SÂN,SI ,ba thứ này khiến họ luôn tham vọng ,ganh ghét ,thất vọng ,khổ nảo ,ưu phiền ,sẽ biến thành xảo ngôn ,loạn tánh ,lời nói ko làm chủ ,nên người tu muốn ko bị làm phiền thì đừng rơi vào cảm bẩy , chỉ nên chia sẽ cùng nội bộ hoặc người thân cận mà thôi ,hoặc chỉ để làm phương tiện hành trì cho người đệ tử ,theo tu .
    2-ko tự nhận mình là sư phụ ,người mang danh sư phụ là tự sát ,trách nhiệm của người sư phụ làm tấm gương ,đủ đạo hạnh ,nhập định ,tin tấn ,đủ khả năng dìu các tín dồ đi đúng chánh pháp ,ko ngã mạng tự xưng ,danh sư phụ , danh PHẬT ,danh BỒ TÁT , danh A LA HÁN tất cả chỉ là hư danh vô thường vì sao?TA có đạt trên bước hành trì thì danh đó tồn tại của người đời đặt ,nếu ta sao lảng trên bước đường tu , danh đó người trần phỉ báng ,và bôi nhọ nên việc tối kỵ ko tự xưng ,.Ngườ làm thầy là người đứng trước mũi sào ,khi sóng gió người thầy lãnh hết ,và dễ rơi vào địa ngục
    3-KO vọng niệm ,từ ngoại cảnh ,đến nội cảnh đều là vô thường , có đó là biến đi luôn thay đổi ,mọi tướng đều là giả cả ,nếu người tu vọng niệm sẽ khiến đến loạn tâm .,vì đó là vô thường biến đổi , ko hơn thua ,vì nói hơn thua lòng đã rơi vào vướn chấp ,sẽ giới hạn bước tiến của người chân tu ,
    4-Dưới ánh mắt của vị tu chứng ,chỉ có lòng tha thứ dù họ súc phạm đến mình ,vì sao?người tu đã được một khả năng phổ độ cứu bệnh hay làm phật sự , nếu để lòng ganh ghét hay sân hận thì lòng vị tha bị giới hạn ,ko có khả năng đi cứu người dù người đó là kẻ thù của mình .
    5-Người tu phải lấy thực tiển làm nền tảng ,ko chấp kinh ,mà phải trãi rộng lòng bao dung ,ko bắt lỗi ai nếu ta còn đi sửa , hoặc bắt lỗi chính ta đang đưa mình vào vực thẳm ,vì cái ngộ của người khác ta nên tôn trọng ,không đề cao cái ngộ của bản thân , nên rút lui khi ko đồng chung ý kiến ,để bảo toàn tinh khí thần ,GIỮ LÒNG CHÁNH NIỆM
    6- Ta ko chê khen ai cả ,cảnh trần tuy có lẫn lộn nhưng đã an bày ,người tâm ma đi với tâm ma , người tâm quỷ ,đi với tâm quỷ , người tâm bồ tát đi với tâm bồ tát , giống nào đã lui về giống đó nên người tu ko nên khiển trách ta ,chỉ khuyên ,không được thì thôi vì tất cả đã có sự an bày ,đây là sự tối kỵ người tu nên tránh để ko bị sai lầm.
    7-câu muốn nói là A DI ĐÀ PHẬT ,sau câu nói là A DI ĐÀ PHẬT người tu sẽ được chánh niệm của câu nói
    __________________
    CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH A DI ĐÀ PHẬT
    Last edited by minh đài; 28-07-2010 at 07:45 AM.

  2. #2
    Thành viên tích cực SPAM Avatar của hcthinh
    Gia nhập
    Apr 2010
    Bài gởi
    38,281

    Mặc định

    vậy là minh đài đã quay về.
    không quen biết vì mới gia nhập, nhưng đọc tin thấy minh đài bỏ diễn đàn, thấy cũng buồn.
    nay thấy minh đài quay lại, thấy vui.
    hì hì...
    Hoàng Đế Spam
    Chủ Tịch Hội Đồng KHOA HỌC HUYỀN BÍ - TÂM LINH - HUYỀN THUẬT.

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    Bạn Minh Đài đã phạm một trong năm giới cấm, đó là VỌNG NGỮ, rồi bạn nghĩ sao về mình, khi mà bạn pots bài trong kinh, lão chỉ nói vậy thôi, Minh Đài chớ nghĩ.
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  4. #4

    Mặc định

    vodinh=minh đài cúi đầu xin lãnh tội VỌNG NGỮ vì kinh đó từ phật nói ,nay mình xin lãnh tội hết ,những lời trên xét ko hề trục lợi cho mình , tất cả trên d đ nói mình lãnh hết tội cho ,A DI ĐÀ PHẬT ,
    Last edited by minh đài; 28-07-2010 at 08:29 AM.

  5. #5

    Mặc định

    GIẢNG:

    Trước nói về bốn quả Thanh văn, đó là Tu-đà-hoàn, Tư-đà-hàm, A-na-hàm, A-la-hán. Người tu Phật, tu theo Thanh văn thừa, chúng ta thường gọi là Tiểu thừa, thì chứng bốn quả, quả thứ nhất là Tu-đà-hoàn, quả thứ hai là Tư-đà-hàm, quả thứ ba là A-na-hàm, quả thứ tư là A-la-hán.

    Quả thứ nhất là Tu-đà-hoàn, Trung Hoa dịch ra hai nghĩa. Nghĩa thứ nhất là Thất lai. Thất là bảy, lai là trở lại. Tu-đà-hoàn là những vị có chứng quả nhưng vẫn còn trở lại trần gian bảy phen nữa mới chứng A-la-hán, mới không còn sanh tử. Nghĩa thứ hai là Nhập lưu, nhập là vào, lưu là dòng, nghĩa là vào được dòng Thánh. Người tu chứng quả Tu-đà-hoàn, tuy còn sanh tử song nhất định không lui sụt, từ đó tiến vào dòng Thánh đến trọn vẹn thành A-la-hán. Thế nên cố định là bảy phen trở lại rồi chứng A-la-hán, trong bảy phen đó dầu ai làm gì cũng không lui sụt cho nên gọi là vào dòng Thánh.

    Quả thứ hai là Tư-đà-hàm, Trung Hoa dịch là Nhất lai. Nhất là một, lai là lại. Những vị này chỉ còn một phen trở lại nhân gian rồi chứng quả A-la-hán nên gọi là Nhất lai.

    Quả thứ ba là A-na-hàm, Trung Hoa dịch là Bất lai. Bất là chẳng, lai là lại. Những vị chứng A-na-hàm chỉ còn một phen sanh lên cõi Ngũ A-na-hàm Thiên, lên cõi trời đó rồi chứng A-la-hán, nhập Niết-bàn chớ không trở lại trần gian nữa nên gọi là Bấât lai.

    Đến quả thứ tư là A-la-hán. A-la-hán dịch nghĩa là Vô sanh. Vị này không còn sanh tử nữa, đó là viên mãn trong bốn quả Thanh văn.

    Đây là kinh Đại thừa, vậy tại sao đức Phật lại lấy bốn quả Thanh văn để đối chiếu? Đó là ý nói rằng dù cho trong bốn quả Thanh văn nhưng tinh thần Đại thừa vẫn hợp, vẫn không khác. Tu-đà-hoàn không khởi nghĩ: Ta được quả Tu-đà-hoàn , nếu khởi nghĩ có quả Tu-đà-hoàn thì không gọi là Tu-đà-hoàn nữa. Tại sao Tu-đà-hoàn gọi là Nhập lưu mà thật không có sở nhập, tức là không có chỗ nhập? Không chỗ nhập nghĩa là sao? Tức là không kẹt vào sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp. Như Lục tổ không dính vào sáu trần nên Ngài thấy được chỗ ưng vô sở trụ nhi sanh kỳ tâm. Ngài ngộ đạo tức là ngài Nhập lưu rồi. Vì vậy nên Ngài thốt lên: À, mình có một cái mà từ trước đến nay chưa từng thấy, đầy đủ, thanh tịnh, chưa từng sanh diệt v.v… Đó là Nhập lưu mà thật không có chỗ nào để nhập, thấy rõ không dính với sáu trần mà hiện có cái chân thật, đó gọi là Tu-đà-hoàn, là bước vào dòng Thánh.

    Đến quả Tư-đà-hàm, cũng gọi là Nhất lai. Nhất lai mà thật không có vãng lai. Đến quả này là còn một phen qua lại, nghĩa là còn sanh ra trên thế gian một lần nữa, như vậy tức có đến, có đi, nhưng sự thật ở đây không có đến có đi mới gọi là Tư-đà-hàm. Tại sao? Vì trên chỗ chân thật bất sanh bất diệt không có đến có đi, còn thấy có đến có đi là chưa nhập được trong đó. Thế nên nói rằng nếu còn thấy có đến có đi thì chưa phải là Tư-đà-hàm. Thật không có đến, đi tức là an trụ, không còn qua lại nữa, đó mới là Tư-đà-hàm.

    A-na-hàm tức là Bất lai, những vị này cũng không khởi nghĩ ta được quả A-na-hàm. Tại sao? A-na-hàm là chẳng lại, song thật không có cái chẳng lại. Có đi mới nói có lại, mà Như Lai là vô sở tùng lai diệc vô sở khứ cố danh Như Lai, nghĩa là Như Lai không từ đâu đến cũng không đi đâu nên gọi là Như Lai. Ở đây tuy nói bốn quả Thanh văn nhưng sự thật đều nhằm chỉ cái thể chân thật Như Lai. Trên cái thể chân thật Như Lai đó, người nào còn khởi niệm chấp thì không thể đạt được.Thế nên Tu-đà-hoàn do buông xả sáu trần mới nhập được thể Như Lai đó, đến Tư-đà-hàm do an trụ được trong đó, không vãng lai, đến đây đã an trụ rồi thì đâu còn qua lại, nếu còn qua lại thì chưa phải an trụ; đến quả A-na-hàm nói là Bất lai mà sự thật không phải Bất lai, ấy mới gọi là A-na-hàm.

    Đến quả cuối cùng là A-la-hán. A-la-hán có khởi nghĩ mình chứng A-la-hán không? Ngài Tu-bồ-đề nói không. Vì cớ sao? Vì thật không có pháp tên A-la-hán… Tại sao? Trong kinh thường nói đến A-la-hán mà ở đây nói không có pháp tên A-la-hán? Chúng ta mượn việc thế gian để hiểu qua nghĩa Phật pháp. Như hiện giờ quí vị mỗi người được mang một cái tên, song người biết tên quí vị là thật biết quí vị chưa? Như có người tên là Bạch Mai nghĩa là mai trắng, khi người khác nghe tên Bạch Mai thì có ấn tượng cô ấy chắc trắng lắm, không ngờ người tên Bạch Mai lại đen. Vậy quí vị nghĩ thế nào? Tên chưa hẳn thật là người phải không? Chẳng qua là giả danh do cha mẹ hoặc Thầy Tổ đặt cho, thế nên nghe tên, biết tên chưa phải là biết người, gặp người, thấy được người mới gọi là biết người. Tên chỉ là giả danh bên ngoài, đâu phải là bản chất của người đó. Trong Phật pháp cũng vậy, A-la-hán là chỉ cho cái bất sanh bất diệt, ngộ được cái bất sanh bất diệt gọi là A-la-hán, hay sống được với cái bất sanh bất diệt đó là A-la-hán. Như vậy, A-la-hán là một cái tên chỉ người sống được với cái đó, tên chưa phải là bản chất bất sanh bất diệt, vì vậy nói thật không có pháp tên A-la-hán. Tên A-la-hán chỉ là giả danh còn cái bất sanh bất diệt đó không có tên. Vì thế ngài Tu-bồ-đề mới nói: Bạch Thế Tôn, nếu A-la-hán khởi nghĩ ta được đạo A-la-hán tức là chấâp ngã nhân chúng sanh thọ giả. Quí vị thấy câu này làm sáng nghĩa trên vô cùng, bởi vì A-la-hán nếu khởi nghĩ ta được đạo A-la-hán là còn có ngã, nhân, chúng sanh, thọ giả. Tại sao? Ta được đạo thì đạo A-la-hán là cái bị được và ta là người hay được, như vậy tức nhiên là có ngã, mà có ngã thì có nhân, có chúng sanh có thọ giả không nghi ngờ gì nữa. Thế nên đến chỗ đó Phật không thấy mình là người hay được, không thấy mình là người hay được mới là cái được chân thật. Đến chỗ đó, nhập vào đó mà không có niệm, không niệm thì nói gì mình được.

    Quí vị thử ngồi thiền, bao giờ được yên tịnh chừng năm phút thôi, trong năm phút yên tịnh đó quí vị thấy có cái ngã nào dấy lên không? Có nghĩ được không? Vừa dấy niệm được là đã mất cái an tịnh vô sanh rồi. Vừa dấy niệm được là mất liền, đó là chỗ không dấy niệm, nếu nói mình được là đã dấy niệm tức mất quả A-la-hán. Chỗ đó thật là tế nhị. Vì vậy đến đây ngài Tu-bồ-đề nói thêm: Bạch Thế Tôn, Phật nói con được Vô tránh tam-muội, trong số người đó con là bậc nhất. Vô tránh tam-muội là cái chánh định không còn tranh luận. Chúng ta hiện nay, ngồi lại thì luôn luôn tranh luận, tranh luận với người này, người kia… Thí dụ như buổi tối quí vị ngồi niệm Phật, hoặc tọa thiền, lúc đó quí vị có nói chuyện với ai không? Ngồi xuống là chúng ta bắt đầu lý luận với người này, tranh luận với người kia, sắp đặt việc nọ… Khi ngồi đó coi như là ngồi thiền, thiền là định mà sự thật cứ tranh luận mãi. Khi nào ngồi mà không còn tranh luận nữa gọi là "Vô tránh tam-muội", nghĩa là được cái chánh định không còn tranh luận. Không còn tranh luận tức là thanh tịnh lặng lẽ.

    Ngài Tu-bồ-đề muốn chỉ rằng A-la-hán không khởi nghĩ mình được đạo A-la-hán. Ngài lấy mình làm bằng chứng. Ngài nói: Thế Tôn khen con ở trong số người tu về chánh định không còn dấy động đó, con là bậc nhất. Nếu con khởi nghĩ con là người lìa dục được A-la-hán, ắt Thế Tôn không nói con là người ưa hạnh A-lan-na. A-lan-na cũng gọi là A-lan-nhã, tức là hạnh tịch tĩnh. Tịch là yên, tĩnh là lặng, chỗ rất là yên lặng tức là chỗ không còn dấy động, không còn sanh diệt. Tại sao? Vì vừa khởi nghĩ là đã động rồi, đã động thì đâu còn ưa hạnh tịch tĩnh nữa. Ngài Tu-bồ-đề nói tiếp: Do Tu-bồ-đề thật không có sở hành nên gọi là Tu-bồ-đề ưa hạnh A-lan-na. Không có sở hành tức là không có chỗ dấy động, nên mới thật là người ưa hạnh tịch tĩnh.

    Như vậy rõ ràng trong đoạn này đức Phật chỉ một tướng là không tướng. Một tướng tức là một tướng chân thật vô sanh, nó không có tướng mạo. Vừa có tướng mạo hoặc là thấy mình Nhập lưu cũng chưa phải là Tu-đà-hoàn, thấy mình Vãng lai cũng chưa phải là Tư-đà-hàm, còn thấy mình Bất lai cũng chưa phải là A-na-hàm, còn thấy mình được đạo A-la-hán cũng chưa phải là A-la-hán. Như vậy chỗ chân thật đó không có tướng mạo, vừa dấy bất cứ một niệm nào về tướng mạo đều là sai, chưa vào được chỗ đó, dù cho A-la-hán là quả cứu kính của Thanh văn nhưng thật ra cũng phải đến chỗ đó mới gọi là A-la-hán.
    -------------------------------- CỦA NGÀI THÍCH THANH TỪ

  6. #6

    Mặc định

    LÒNG chỉ khởi móng niệm thôi sẽ bị rớt khỏi quả vị rồi , hiểu điều này thôi đủ cho ta phải run lên ,chớ có vướng vào

  7. #7

    Mặc định

    LÒNG chỉ khởi móng niệm thôi sẽ bị rớt khỏi quả vị rồi , hiểu điều này thôi đủ cho ta phải run lên ,chớ có vướng vào
    Thiên
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật : Tu phước nghiệp chi đặng sanh thiên đường? Đức Phật nói : Nếu có chúng sanh tin theo nhân quả, thọ tam qui, ngũ giới, tu mười việc lành, hiếu dưỡng cha mẹ , dứt đoạn tà dâm, thường giữ chánh đạo, trai tăng cúng dường, tạo lập tịnh xá dâng cúng cho các vị chân thật tu hành giới đức trang nghiêm, bố thí phóng sanh, ấn tống kinh đại thừa, sơn phết hình tượng Phật rực rỡ, ủng hộ người lành, ngăn ngừa việc ác, gieo trồng ruộng phước, đến chừng mạng chung được sanh về ba mươi ba cõi trời, thọ hưởng phước trời năm dục vui đẹp, tưởng ăn có ăn, tưởng mặc có mặc, đều là tự nhiên hóa ra , chẳng dụng sức người tạo tác. Trên trời một ngày, nhơn gian trăm năm, đầy đủ năm pháp thần thông, đặng khoái lạc tiêu diêu thong thả. Đức Phật nói với Văn Thù Sư Lợi rằng :Trong thế gian có người tà sư ngoại đạo, chẳng biết việc lành, việc dữ nhơn quả ra sao, chẳng hiểu được sự ứng hiện của luân hồi quả báo, tâm cứ điên cuồng tin theo tà kiến, tôn thờ thần, quỉ , làm theo pháp tà mị phỉnh gạt người đời, giết hại bao nhiêu thân mạng, sanh linh: heo, dê, trâu, ngựa v v… tham ăn rượu thịt, bày đặt gọi là cúng tế trời đất, quỉ thần đặng cầu phước, cầu thọ , trấn giữ nhà cửa thân mạng, lấy cớ dâng cúng quỉ thần , lường ăn của người, lại thêm vẽ bùa niệm chú truyền dạy người khác nói gạt rằng : Bùa chú này có năng lực độ người sanh về cõi trời, bởi ham muốn tài vật của người để nuôi dưỡng thân sống đều do tà kiến sanh ra. Như giết mạng mà cứu được mạng thì vương hầu thường sống dời dời không chết. Như vẽ bùa niệm chú mà cứu độ đặng người thành đạo thời thầy tà đặng lên trời, có lẽ đâu như vậy? Trong đời người mê tin những tà mị, đồng dẫn nhau vào địa ngục. hễ mất thân người, muôn kiếp khó trở lại. Cớ sao vậy? Cầu phước chẳng qua trai giới, bố thí. Cầu thọ chẳng qua giới sát, phóng sanh. Cầu huệ chẳng qua học rông, nghe nhiều. Cầu an chẳng qua xét ngăn những việc phải quấy. Cho nên muốn cầu đạo chánh thì đừng tin thầy tà, muốn ra khỏi luân hồi thì đừng có phạm luật nhân quả. Bởi sự báo ứng của tội và phước như bóng theo hình, vì tà với chánh khác nhau, khổ và vui cách biệt.


    Nhân

    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tu những phước nghiệp gì mà đặng làm người đàn ông? Thế Tôn nói: Người biết cung kính Tam Bảo, thảo nuôi cha mẹ , thường làm mười việc lành, thọ trì năm giới, lòng ở công chánh (công bằng, chánh trực) quí mến người hiền lương. Tu những căn lành như vậy thời đặng làm đàn ông, nếu trong ba kiếp chẳng tu thời đọa làm đàn bà trong năm trăm năm được làm thân đàn ông một lần. Hoặc khi chuyển dổi cái thân, quên mất kiếp trước, gặp nhân duyên ác lại tạo ngiệp chẳng lành, quên mất thân đàn ông, muôn kiếp khó trở lại. Lại nữa Văn Thù Sư Lợi, thân người đàn ông có đầy đủ bảy báu, thân người đàn bà có năm thứ lậu. Sao tên là bảy báu ? Một là cái báu có chí khí: đi dạo chơi chỗ nào cúng không lo sợ Hai là cái báu làm chủ: Làm việc gì cũng được nắm giữ quyền hành. Ba là cái báu Tạo thành: tự mình hay sanh tài, lập nghiệp. Bốn là cái báu an thân: Giúp vua, quan an thiên hạ, nuôi dưỡng cha mẹ. Năm là cái báu Thánh Trí: xét đoán việc phải quấy. Sáu là cái báu an bang:khắp cả sự lý dung hòa. Bảy là cái báu Định Tánh: gần gũi người hiền, tôn thờ vị thánh. Cho nên goi là người đàn ông trong mình có bảy báu.

    Còn sao gọi là năm thứ lậu? Một là chẳng đặng làm chủ cái thân Hai là chẳng đặng làm chủ trong nhà Ba là chẳng đặng làm chủ người khác. Bốn là chẳng đặng làm chủ vật nuôi. Năm là chẳng đặng làm vị thánh. Đây gọi là năm thứ lậu của người đàn bà.


    A Tu La

    Lại có người hay oán giận, tuy có phước đức cũng đọa a-Tu-La ác đạo. Bực trên là A-Tu-La vương, bực giữa là A Tu La dân, bậc dưới là a Tu La nữ. Loài này thường ham tranh đấu, chịu những lao khổ mãi mãi, một khi phước khí tiêu hết, tùy theo nghiệp luân hồi trả quả. Hễ một phen mất thân người, muôn kiếp khó trở lại.

    Súc sanh:
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì đọa làm súc sanh? Thế Tôn nói: Những chúng sinh tham ăn rượu thịt, giết hại cầm thú, bày tiệc ăn chơi, đờn ca vui sướng, nên phải trả quả làm súc sinh đền, thường mạng trước.

    Lại có người vay mượn tiền bạc của người, đoạt lấy chẳng trả, quả báo làm súc vật, trả cái nợ cho người, trả hết cái nghiệp đó rồi mới hết nghiệp khổ.


    Ngạ quỉ
    Văn Thù Bồ-Tát hỏi Phật: Tạo những nghiệp gì chịu quả báo làm ngạ quỉ? Thế Tôn nói: Những chúng sinh ăn ở gắt gao, tiền của chẳng thí, tham mến ăn mặc, lường gạt lấy tiền của công đem thọ dụng riêng, có người nghèo khó xin ăn, một đồng chẳng thí, lại thêm mắng chửi , cứ lo cho mình ấm no, không thương người đói lạnh. Đến khi chết rồi quyết đọa trong đường ngã quỉ, chịu đói khổ mãi, cuống hong nhỏ như cây kim, nuốt ăn chẳng xuống , cái bụng lớn như cái trống, lớn như hòn núi. Thỉnh thoảng gặp đồ ăn uống , thì đồ ăn uống ấy hóa đồng sôi, sắt nóng, đói cho đến nỗi trong miệng ra lửa, lỗ mũi ra khói , hình thể ốm đen, đền đủ tội rồi mới hết nghiệp khổ.

    Địa ngục
    Địa ngục là cảnh có thật với đủ các hình phạt để xử trị kẻ nào ở thế gian làm việc ác, khi chết oan hồn đi vào đó nhận lấy quả báo. Các hình phạt được ghi nhận là : Ngục thiết-hoàn (vòng sắt nóng), cưa xẻ, đập (đánh, tra tấn, xiềng, kẹp v.v..).
    :hee_hee::happy::icon_wink::day_dreaming:
    Last edited by VuongChu; 29-07-2010 at 02:15 PM.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  8. #8

    Mặc định

    Kính các bác các cô chú,
    Tâm_định xin mạn phép trả lời Tỷ Vô Định:
    Nếu ta chấp Phật thật có thuyết pháp là lầm, chấp Phật thật không có thuyết pháp cũng là sai lầm.
    Phật không có tâm thuyết pháp mà chỉ ứng theo từng loại tâm lượng và căn cơ của chúng sanh mà nói lên sự thật , sự thể hiện nầy giống như có thuyết , nhưng thật đúng nghĩa phải là thuật lại tả lại, phân tích cái tâm của chúng sanh mà sinh ra pháp đối trị.
    Kinh Phật dùng ví như là mặt trời trong không gian, tỏa ánh sáng làm lợi ích cho chúng sanh, mà mặt trời chẳng khởi tâm làm lợi ích hay sự sáng nầy không phải là mục đích của mặt trời..Chỉ vì bề mặt mặt trời có phản ứng cháy tạo thành áp suất ly tâm , các vật chất bên trong lại cứ liên tục tuông trào ra vỏ ngoài và cứ thế cứ thế mà phát sáng...
    Phật chỉ thuyết pháp tướng cho nên mới có Kinh, Luật, Luận còn Pháp Tánh là Thể của các Pháp thì Đức Phật chẳng thể thuyết vì không tướng - không sanh diệt-nên không ngôn ngữ đối đãi.
    Hơn nữa , Phật rất chơn thật, Ngài có làm là nói có, không dám giấu giếm, Ngài nói:
    Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật chưa thành
    Pháp đã có sẳn ở Tâm của chúng sinh, Ngài chỉ nêu ra, cho chúng sinh thấy, thể như để đối trị Tâm Sân cần phải làm gì, giữ lòng sân hận khi tái sinh sẽ về đâu, để đối trị tâm Si cần phải làm gì, giữ lòng Si khi tái sinh sẽ về đâu.Như vậy Ngài chỉ nói lên cái đã có sẳn và đặt tên cho chúng ta dễ phân biệt và dễ giáo hóa phải không.
    Càng về sau, Ngài càng gặp nhiều vị Phật quá khứ ở các phương khác nhau và Ngài biết rằng, có hằng vạn pháp có thể giúp chúng sanh tu thành Phật.
    Vì lý do gì mà mỗi kinh lại có câu tâm chú, các tâm chú nầy có phải chăng của Đức Thích Ca chế ra? Nếu không phải của chư Phật quá khứ hộ trì, thì chẳng thể linh ứng được phải không?
    Chính vì vậy mà Ngài nói Ngài không thuyết là có ý đó.
    Trong 22 năm đầu, Ngài ròng rã thuyết kinh Bát Nhã Ba La Mật Đa Tâm kinh, mà người ta gọi là kinh Trí tuệ, theo đệ hiểu không phải tụng kinh nầy là sẽ được trí tuệ đâu, mà hiểu được và áp dụng được ý kinh vào đời sống thường ngày thì mới là Đại Trí Tuệ, vì sao vậy?
    Nếu thấy sắc đó, người phàm cho là có, người tu cho là không. Vì sao vậy? vì kinh nói sắc tức thị không, không tức thị sắc. Tóm ý là gì? mọi vật thấy trước mắt là tướng, mà tướng thì có sinh có diệt, một thiếu nữ tuyệt sắc , ba bốn thành niên theo, vài ba năm sau, chị nầy ngã bệnh, người tong teo, chẳng còn ai theo nữa.
    Do đó nếu thấy sắc liền nghĩ là có mà niệm sắc , lụy theo sắc thì sẽ lâm khổ não, vì :
    Ái dục phát sinh ,
    Khổ não tòng nhập,
    xa lìa Ái dục
    tức thoát phiền não
    Thoát khỏi phiền não ,tức bồ đề

    Trong Bát Nhã có nói, không có chứng đắc mà cũng không có không chứng đắc, nếu người phàm mong tu để có thần thông chứng đắc, biểu diễn pháp thuật, người tu chân chính phải bỏ cái tâm nầy ra ngoài thì tâm mới thanh tịnh.
    Nếu cho rằng Kinh Phật là kinh tướng có sinh tức có diệt, vậy tỷ đem kinh ra để mà chấp nó đấy thôi. Đệ thấy các chú các huynh chỉ muốn tốt cho tỷ thôi, không phải muốn dìm tỷ, mà chỉ sợ họ hành theo tỷ, với những phát biểu về thần thông như tỷ thì khó mà quay đầu.
    Nếu đã nói là phá chấp trước, thì có gì muốn nói cứ nói cho hết, phải lý luận hẳn hoi, chớ nên bỏ trong bụng, rồi bước lui chẳng đặng bụng, quay về không xong, hay chân trái bước tới, chân phải bước lui, thì đó là thế xoạc hai chân tiếp sàn của vũ điệu Ba Lê rồi.
    Nếu nói tới pháp thiền thì lại nói tới nhiều pháp khác biệt, Lục tổ là người cho rằng thiền, mà giữ tâm không niệm, chính là đi vào ma sự, tâm ma đó tỷ ơi. Phật cũng có nói thiền phải niệm thở , phải quán thân kia mà. Cái nghĩa vô niệm mà tỷ nói , nó là ma thiền không phải là chánh thiền đâu! Vô niệm là vô tạp niệm nhưng phải giữ chánh niệm, hay ý của Lục tổ là niệm tới khi thật tự nhiên mình không khởi niệm, nhưng vẫn niệm, đó chính là vô niệm.
    Là con người , vào mọi lúc đều có niệm, Phật nói còn niệm là còn phân biệt, còn phân biệt là còn vô minh, có người hiểu là phải vô niệm ( giống như tỷ vậy) làm sao có, niệm mà Phật nói ở đây là tạp niệm, là niệm từ các căn nhiễm các pháp trần mà vào tâm trí, Phật có bao giờ nói cần phải loại bỏ các niệm không! Ngài chỉ nói “còn phân biệt là còn vô minh “thôi mà! Như vậy khi ta thấy một chậu bông, thì ta phải biết đó là chậu bông, chứ không phải là cục đất, nhưng ta không duyên theo nó, xem nó là loại đơn tử diệp hay song tử diệp, loại gì, màu gì, đẹp xấu, tâm không duyên theo nó thôi, thấy nó , biết là nó , rồi thôi, tiếp theo là vẫn giữ chánh niệm, đó mới là chính đạo, khi tu tập dần lên cao,cái sát na thấy sự vật càng ngắn . Nếu nói rằng tu hành phải giữ tâm không niệm, thì làm sao hành bồ tát đạo đây, làm sao hành bát chánh đạo đây, làm sao nghe biết chúng sanh đang khổ, làm sao thấy được người kia cần cứu người nọ cần giúp đây.
    Như vậy, chớ có nghe những gì dù là người đó có uy tín nói ra, mà phải tin những gì mình cho là đúng.
    Là người là phải luôn luôn có suy nghĩ , không phải cục đất cục đá đâu nà!Nhưng suy nghĩ đó phải là chánh niệm.
    Tâm Định mới vào diễn đàn , nhưng đọc các bài bàn luận của các bác, các huynh và tỷ , đệ thấy tỷ cần phải xem lại cách hành trì của mình, Tỷ thiền theo Yoga (Du Già) chứ không phải thiền theo Phật dạy đâu.
    Vài lời nói thẳng thất kính, mong tỷ bỏ quá!
    Kính
    Last edited by Tâm_định; 28-07-2010 at 11:01 AM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    Tôi chỉ trích một đoạn của kim cang ,để giúp người trên d đ này thông hiểu , vì tôi thấy cả trăm người trên d đ này đã cho mình thông minh , bật tri thức nhưng lại bị vướn mắc vô danh tướng hữu hình ,mà làm khổ cho nhau .

    __________________
    CƯ SĨ DIỆU ĐỊNH A DI ĐÀ PHẬT
    Kính tỷ Vô Định,
    Sự thật thì chỉ có một mình tỷ vì còn chấp nên còn khổ thôi,không cần tỷ trích kinh người ta mới hiểu, vậy tỷ có biết kinh kim cang có nghĩa là gì không?Đệ không hiểu ngay cái từ "vô danh tướng hữu hình" là gì vậy tỷ.
    Người tu hành thâm sâu đều biết , kinh có hai loại kinh tướng và kinh tánh, kinh tướng có sinh nên có diệt, kinh tánh chính là vô tự kinh, chẳng sinh nên chẳng diệt, cho tới lúc nào thì tỷ mới biết rằng mình chưa bao giờ bắt đầu học Phật mà lại giảng giải kinh Phật nghe.
    Hãy nhìn lại mình đi tỷ.

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    LÒNG chỉ khởi móng niệm thôi sẽ bị rớt khỏi quả vị rồi , hiểu điều này thôi đủ cho ta phải run lên ,chớ có vướng vào
    Có quả vị nữa sao cà, giống như là đại tướng nếu nóng giận thì xuống trung tướng vậy!
    Quả thật tỷ bị vọng tâm che lấp rồi, tỷ dựa vào kinh kim cang cho rằng không có quả vị, bi giờ tỷ lại tưởng tượng mình đắc quả vị đó, mà lại sợ vọng tâm mà RỚT QUẢ, thiệt lòng tỷ nên tìm bác sỹ tâm lý đi thôi.
    Buồn cho tỷ quá, thật sự chẳng có quả vị chi cả,(kinh Bát nhã) người ta chỉ nhận dạng người xa lìa ái dục, thân tâm thanh tịnh, tịnh hóa nghiệp quá khứ và hiện tại , thì chứng được liễu sanh thoát được luân hồi, và dần dần tiến tới vô thượng bồ đề.Khi đã liễu sanh tử thì đã đạt bất thối chuyển, đã chứng nghiệm kết quả bát chánh đạo (chánh tinh tấn) làm gì có alahan mà còn rớt lại cà! vậy mà tỷ run.
    Thôi tỷ đừng có rung cây nhát khỉ nữa, đệ sợ lắm tỷ à!
    Sợ tỷ chưa đủ sức giảng kinh mà giảng bậy khiến chúng sanh không tin vào Phật pháp thì tội đọa địa ngục chứ chẳng phải nói chơi !Tỷ đừng giảng thì tốt hơn tỷ nhé!
    Thân kính
    Last edited by Tâm_định; 28-07-2010 at 04:12 PM.
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  10. #10

    Mặc định

    Thưa tỳ,
    Có hai pháp thiền, một là xua đuổi vọng tâm làm cho tâm định vì không cho tư tưởng dấy lên, giống như xem tâm mình là cái gương cần phải phủi bụi thì gương mới sáng.
    Hai là đã là gương thì phải chiếu thấy vật, nhưng minh vừa nhận ra vật biết là vật mà không nương theo vì mình đang giữ chánh niệm , pháp nầy cho là gương không sáng không phải do bụi dính vào, mà là không giữ chánh niệm. Khi giữ được chánh niệm thì sẽ đi tới định.
    Nếu ai chọn pháp đầu rất dễ đi vào ma sự ( lời Lục tổ giảng trong Bảo Đàn kinh), đệ tử Thần tú theo pháp nầy do đó khó đạt chân lý của Thiền, khi nghe Lục tổ giảng về thiền vô niệm , thấy lạ và ùn ùn theo học.
    Tỷ không hề biết pháp Đại Ân Thủ là pháp Yoga người ta hành lúc nào và bỏ lúc nào, đến giai đoạn nào người ta đổi pháp, đây là pháp yoga (du già) không phải pháp thiền mà Phật dạy, hay các tổ thiền của Phật lưu truyền.
    Nhưng dù sao, đệ chỉ nói tới đây thôi, còn tùy căn cơ của tỷ.Nếu tu đủ công đức sẽ biết đường quay đầu. Cho tới giờ, đệ thấy tỷ chỉ hiểu lờ mờ Phật pháp, đệ chỉ xin tỷ đừng thuyết pháp nữa. Tỷ có biết tại sao Phật đặt kinh nầy là Kim cang không? Tại sao bát nhã lại là kinh trí tuệ không?
    Kính
    Lang thang trong cỏi luân hồi
    Cùng nhau suy ngẫm chuyện đời, chuyện tu
    Pháp Phật là pháp tự tu
    Xa rời nhân thế, sao tu đây người?

  11. #11

    Mặc định

    Tỉ Minh đài ui. ...

    Để đệ dùng kính chiếu yêu xem thử Tâm định là ai mà wen thế....

    Đúng là người này cố tâm độ cho được tỉ mà. Nhưng tỉ đừng hiểu lầm người này là đệ nhé....he he...

    dễ thương nhe.....dễ thương.......

  12. #12

    Mặc định

    Lão không thấy kinh Kim Cang
    Lão không thấy Minh Đài = Vô Định dạy khôn.
    Lão không thấy Minh-Tâm bắt bẽ Minh Đài
    Lão không thấy Phi Đài bênh vực

    Tất cả chỉ là đốn ngộ

    A Di Đà Phật. Tất cả đều là duyên lành.
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  13. #13

    Mặc định Trả lời

    TÂM ĐỊNH
    ---------------
    Biết tâm khởi bởi do lục căn nhiễm lục trần mà thiền lại đem vô sao/?tỷ ko có lời phân minh .Thiền biết vọng là loạn mà tâm động sao?tỷ chẳng có câu để phân minh ,Biết mọi sắc trần là giả tạm mà lòng tham chấp sao ? tỷ cũng ko có lời phân minh ,khi thiền nghe biết nơi khởi của tâm mà biết soi rọi nó ,lọc nó , từ chổ tối thành chổ sáng , và rọi các nẽo chánh pháp ,chứ ko một hoặc hai chánh pháp ,tỷ muốn nói đây khi muốn biết tâm , mình hãy ở trong tâm người đó ,muốn biết ý phải nhìn quan sát đọc ý của người đó , tỷ từ xưa đến nay ko biết luận ,hay lý sự nên ko biết nói như thế nào , nhưng tâm tỷ thật vui , thật an ổn ,các danh sắc , các tướng hữu hình tỷ chưa bao giờ nhiễm hay bị lôi cuốn loạn tâm ,dưới con mắt của tỷ thấy đó và ko chấp nó , và coi nó như cơn gió thoảng ,nhưng đừng đổ cho tỷ tội ham danh tướng , vì mọi thứ tỷ chưa hề nhiễm , đừng đỗ tội cho tỷ ham thích chức vị , tỷ như ông tề thiên ko biết ngôi vị của thế gian ,đừng đỗ tội cho tỷ ham trục lợi vì tỷ có đủ phước hưởng , ko hề tham cầu ,mọi thứ của thế gian , tỷ muốn vật chất thì có ngay ở trong tay ,nhưng lòng tỷ lại muốn cho chúng sanh thế nào là an vui cực lạc chứ ko phải an vui giả tạm ,nên lời nói của đệ là cái lạ lẫm đối với tỷ mong đệ hiểu cho .
    Cái tội của tỷ là quá thân cận huynh đệ xem như ruôt thịt ,vui buồn chia sẻ moi hết ruột gan mà không hề nghỉ người đó phản ngược , tội của tỷ rất tin người nghỉ tất cả đều như mình mà thổ lộ chẳng chừa ,yêu thương hết thảy chúng sanh như ngón tay của mình , đến nổi họ bị chảy máu tỷ đau hơn mình bị ,tỷ tội gì ,tại tỷ ko biết lý sự cho mọi người , đều này làm tỷ hơi buồn nên im lặng .Mọi pháp thiền cách thiền đều giống nhau , nhưng khác nhau ở cáí tâm lúc thiền ,cách quán lúc thiền , ta có ổn ko? có định ko?có vọng động ko?mọi pháp của thế gian do tâm sanh , do hoàng cảnh sanh ,mỗi người một thuyết khác nhau để diễn đạt giác ngộ mỗi người tỷ ko chấp ở lời của phật có thuyết hoặc chấp ko thuyết , mà cứ nhìn quan sát cũng biết ko có một pháp nào giống pháp nào , tuy cũng một CHỮ THIỆN , mà luôn thay đổi cách hành sự , vậy ta có chấp ko ? có trụ ko?đủ thấy ko có nơi nào trụ rồi ,ta cho bố thí đắc ko?ta cho tụng kinh đắc ko/ ko phải hành một hoặc hai mà cho là đắc mà ở cái tâm hành có chánh ko?thì THIỀN cũng vậy , ngồi như vậy , định như như vậy , rọi xem nó có định ko ,có chánh niệm ko? tại sao áp đặt cho tỷ là vọng niệm ,
    A DI ĐÀ PHẬT
    -----------------------------
    CÁM ƠN đệ ,tỷ ko nghỉ mình nên thuyết pháp ,hoặc nghỉ mình đã hiểu tỏ mọi chân pháp , biết mọi lý vô ngã , tỷ đâu cần cho đúng hay sai , khi xưa đức phật thuyết cả ngàn vị thì đã có 500 vị đã rời khỏi đạo tràng rồi , vì nghỉ mình đã hiểu thấu ,tỷ biết lý sự như cái bánh xe vòng xoay ,thì có gì để thuyết và đúng hay sai , tỷ đâu có thuyết cho đệ nghe đâu ,chẳng thuyết cho ai cả , mà tuỳ duyên họ hỏi biết thì trả lời theo cái biết của mình , tỷ nếm vị đó đắng tỷ sẽ trả lời là đắng ,tỷ nếm nó ngọt thì tỷ trả lời ngọt ,không đắng không ngọt tỷ trả lời không đắng khong ngọt ,cỏi cực lạc chỉ có một cỏi , mà chúng sanh chia ra nhiều đường để đến , tỷ thấy mình đi con đường đó an vui , và thật sự êm ắn mới nói đó con đường êm ắn ,an toàn ,đường đó có sẳn tỷ trải thảm nào có tội gì tỷ bước lên rồi ,tỷ có bị khùng điên chăng ?đệ muốn biết phải biết từ sinh hoạt đến suy nghỉ của tỷ ,mới thấu , ba chữ THAM, SÂN ,SI tỷ đã phủi rồi ,.
    Họ đánh tỷ ngọn roi đau cực điểm thì tỷ phải tịnh , và định ,đã thành công , nếu như kẻ thù ngồi trước mặt tỷ ko dấy lòng căm thù , thì tỷ đã đạt thành công trên pháp thiền , đệ nên suy nghỉ cạn chứ .
    A DI ĐÀ PHẬT
    ------------------------------
    Tỷ không hề biết pháp Đại Ân Thủ là pháp Yoga người ta hành lúc nào và
    bỏ lúc nào, đến giai đoạn nào người ta đổi pháp, đây là pháp yoga (du
    già) không phải pháp thiền mà Phật dạy, hay các tổ thiền của Phật lưu
    truyền.

    ----------------------------------------
    trả lời
    Tỷ đã nói rồi cách thiền của tỷ ko thuộc đạo giáo nào mà tỷ học của quan âm đó ,xem bài cách tu của DIỆU ĐỊNH ,tỷ không thuộc ai cả , ấn thủ là gì?tỷ chỉ biết ấn chuẩn đề , ấn quan quan âm , và ấn phật tổ vậy có phải là ấn thủ ko??đổi pháp hả tỷ ko biết luôn , chỉ biết khi tâm mình đã định ,nhập định thì xã thiền đi đứng hoặc nằm tỷ đều có thể định ,tâm nhẹ thân cũng nhẹ như lông hồng vậy ,còn gì nữa ko đệ chỉ cho tỷ nha /
    Tỷ nghỉ khi phân biệt đại thủ ấn hay tiểu thủ ấn của đệ hình như đã sai biệt,và tỷ như ông tề không biết phân biệt lớn nhỏ, hay cao thấp đâu nha .
    --------------------------------
    Có hai pháp thiền, một là xua đuổi vọng tâm làm cho tâm định vì không
    cho tư tưởng dấy lên, giống như xem tâm mình là cái gương cần phải phủi
    bụi thì gương mới sáng.
    Hai là đã là gương thì phải chiếu thấy vật,
    nhưng minh vừa nhận ra vật biết là vật mà không nương theo vì mình đang
    giữ chánh niệm , pháp nầy cho là gương không sáng không phải do bụi dính
    vào, mà là không giữ chánh niệm. Khi giữ được chánh niệm thì sẽ đi tới
    định.

    -------------------------------------------
    Cả hai đều không chấp ,trước khi vọng niệm , ở đâu ra cái vọng niệm đó , như đệ nghe , nhìn thấy bài viết của tỷ , về suy nghỉ cách để trả lời đó mới vọng niệm , nghĩa là ,thấy và nghe rồi cho có mới vọng niệm , chứ cần chi soi rồi nhận rồi xã ,đáng nhớ đáng nương thì tỷ nhớ và nương , không đáng phủi luôn khỏi bỏ vào túi rổng của mình , tâm nghỉ chánh chưa chắc đã chánh ,khi nghỉ chánh đệ đã vào tà ,tỷ thì không chấp cả hai chánh tà không chấp nó ,
    .hãy để nó thuận theo tự nhiên đi ,thuận theo nẽo thiện của nó ,tỷ khác đệ quá xa ,thuyết chỉ là học trò , thực tiển mới là thầy của đạo , tu mà ko còn chữ đạo mà chỉ là phật tánh tự nhiên mới thành công
    Last edited by minh đài; 28-07-2010 at 09:55 PM.

  14. #14

    Mặc định

    Để đệ dùng kính chiếu yêu xem thử Tâm định là ai mà wen thế....

    Đúng là người này cố tâm độ cho được tỉ mà. Nhưng tỉ đừng hiểu lầm người này là đệ nhé....he he...

    dễ thương nhe.....dễ thương.......
    Phi Đài is offline Report Post Trả lời ngay kèm theo trích dẫn này
    -------------------------------
    Là đệ hay ko phải đệ tỷ vẫn yêu thương , mến tất cả mà dù là kể từng mắng chửi tỷ cũng xã bỏ , và vẫn tràn tình huynh đệ ,tỷ ,muội mà

  15. #15

    Mặc định

    Buồn cho tỷ quá, thật sự chẳng có quả vị chi cả,(kinh Bát nhã) người ta chỉ nhận dạng người xa lìa ái dục, thân tâm thanh tịnh, tịnh hóa nghiệp quá khứ và hiện tại , thì chứng được liễu sanh thoát được luân hồi, và dần dần tiến tới vô thượng bồ đề.Khi đã liễu sanh tử thì đã đạt bất thối chuyển, đã chứng nghiệm kết quả bát chánh đạo (chánh tinh tấn) làm gì có alahan mà còn rớt lại cà! vậy mà tỷ run.
    Thôi tỷ đừng có rung cây nhát khỉ nữa, đệ sợ lắm tỷ à!
    ----------------------------------
    CÁC QUẢ VỊ KIA NÀO ĐÂU LÀ THẬT ,,mà đệ phải lên tiếng chứ , vọng tâm mới cho đó là thật , đó là sự tiến trình của tu tập ,ta cứ tu tự nó có , nhưng cũng là huyễn vì nó là vô vi nào đâu phải hữu hình rờ mó được đâu , ko thật mà ko huyễn , tại lòng người vô minh mới chấp có ,nó vô thường ,vì ta làm được thì quả vị như tạm thời như vậy ,chỉ vì một móng niệm ta cũng ko ở quả vị đó , quả vị chỉ là huyễn nhưng cũng có thật ,không huyễn cũng không thật ,xin đừng chấp chứ sư đệ

  16. #16

    Mặc định

    Nam mô a di đà Phật, thế mới nói, kinh Phật tùy duyên, tùy căn cơ của từng người mà độ cho người đó tưong ứng như vậy. nên dù học cùng 1 đạo nhưng vẫn có những suy nghĩ khác nhau. Nhưng nhieeuf khi tranh luận 1 cách vô tư là cách để học hỏi lẫn nhau và hiểu vấn đề sâu hơn hay nhất, dễ nhất... hy vọng các huynh và các tỷ hiểu nhau hơn, có thể cùng chung ý nghĩ nhưng cách giải thích thì khác nhau thôi.

    Nam mô a di đà Phật

  17. #17

    Mặc định

    @minh đài:
    Tui thực tình không muốn nói gì cả, chỉ muốn ngồi mà nhìn thôi nhưng rồi cái lòng ham can dự vào chuyện người khác lại trỗi dậy nên buột miệng mà nói vài câu với tỷ vậy:
    - Tui không có đọc hết những bài viết của tỷ, chỉ đọc thoáng qua những nét chính thôi nên không có cách biện luận theo kiểu "chẻ sợi tóc làm tư", kiểu lấy lý để làm sự. Tui nhận thấy tỷ biện thuyết nhiều, nếu thực sự tỷ đã biết thế nào là "thiền" thì như vậy có phải là sự lãng phí vô ích chăng?!
    - Tui nhận thấy dường như tỷ đã hình dung được "quả đạo" của mình, và hay nói về tình yêu thương với mọi người, huynh đệ. Thiết nghĩ, tình yêu thương có thể nói ra dễ dàng như thế sao, chữ "tình yêu thương" thì không phải là "yêu thương" có phải vậy chăng?! Vậy tỷ thử quán xem tỷ có đang trình diễn một cái gì đó vừa lộ liễu, vừa vi tế chăng?
    - Tui có trộm nghe thấy câu này muốn nói với tỷ (như là tui đang trò chuyện với tỷ thôi nhé, mong tỷ đừng nghĩ rằng tui có ý này nọ khiếm nhã) rằng: Cái lòng mong cầu sự giải thoát, cái lòng mong cầu sự cao thượng, cái lòng mong cầu đạo đức và sự thanh cao. Vâng! chính "nó" lại là chướng ngại "cơ bản" nhất nhằm thể nhập với các tính chất trên. Đại ý là thế tỷ à!!

    Thôi, tui dừng bút! Mong tỷ thường an lạc...
    ... Sàng lưới Dần vào tế trong thô
    Chỉ cái tế trong thô cũng không.
    Tức là viên minh chân thật đế.
    ... (Tôn Giả Bôi Độ)

  18. #18

    Mặc định

    Dần&Sàng
    --------------------
    ĐÚNG VẬY !đệ hiểu tỷ rồi ,tỷ ko làm việc vô ích ,tỷ rất mừng có người đã đọc được tâm của tỷ ,và sẽ như lời của đệ tỷ xin cáo lui ,một ngày nào đó đệ sẽ đến nơi cái ghế đầy châu báu mà đức phật để sẵn bên bìa rừng đó ,tỷ rút lui nha chúc hết thảy đạt được quả vị thực sự vô vi của mình , không mơ ảo mộng ,mà là tâm thực sự chứng trong quả vị
    tạm biệt A DI ĐÀ PHẬT
    ----------------------------------
    TỶ THỰC VUI THỰC LÀ VUI VÌ HÔM NAY NHẬN THẤY CÓ NGƯỜI ĐỌC ĐƯỢC TÂM CỦA TỶ 100 NGƯỜI CHỈ CÓ 1 ĐỆ HÃY RÁN TU NHA

  19. #19

    Mặc định

    [QUOTE=THÁNH CÔ;156925
    ================================================== ================
    cô minh đài đúng là rộng lượng bao dung cái gì cũng bỏ qua hết nhưng có cái ko bao giờ bỏ được là thích làm thầy ,làm bồ tát ,nghe cô minh đài nói hông ngủ cô cũng ôm tượng quan âm và cô ko có thầy gì hết chỉ học theo quan âm ,ý cô nói cô là đệ tử của phật quan âm.đúng là thần kinh hoang tưởng .[/QUOTE]
    ----------------------------------------------
    Đây là điểm tựa bước đầu chập chửng của người chân tu ,tùy theo hoàng cảnh mà ta phải chọn ,quan trọng là ta có khơi được lòng từ bi ko?có phát huy nổi hạt bồ đệ (phật tánh )ẩn trong tâm ko ,chứ tất cả chỉ là điểm tựa ban đầu
    THÁNH CÔ muội xem lại bài 7 điều tối kỵ của người tu tỷ soạn ,muội sẽ hiểu tỷ muốn làm thầy hay bồ tát ko nha
    chúc THÁNH CÔ tu đạt như cái nick của mình A DI ĐÀ PHẬT ,MINH DÀI CÁO LUI TẠM BIỆT MỌI NGƯỜI
    Last edited by minh đài; 29-07-2010 at 08:07 AM.

  20. #20

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    Dần&Sàng
    --------------------
    ĐÚNG VẬY !đệ hiểu tỷ rồi ,tỷ ko làm việc vô ích ,tỷ rất mừng có người đã đọc được tâm của tỷ ,và sẽ như lời của đệ tỷ xin cáo lui ,một ngày nào đó đệ sẽ đến nơi cái ghế đầy châu báu mà đức phật để sẵn bên bìa rừng đó ,tỷ rút lui nha chúc hết thảy đạt được quả vị thực sự vô vi của mình , không mơ ảo mộng ,mà là tâm thực sự chứng trong quả vị
    tạm biệt A DI ĐÀ PHẬT
    ----------------------------------
    TỶ THỰC VUI THỰC LÀ VUI VÌ HÔM NAY NHẬN THẤY CÓ NGƯỜI ĐỌC ĐƯỢC TÂM CỦA TỶ 100 NGƯỜI CHỈ CÓ 1 ĐỆ HÃY RÁN TU NHA
    Huynh Dần & Sàng muốn nói tỷ không phải tu thiền, không phải tu Phật, đã không hiểu được thâm ý của huynh ấy, mà còn cho là người ủng hộ nữa!, Tỷ xem kỹ đi huynh nầy có ý nói tỷ đi sai đường rồi.
    Còn dụ người ta cái ghế châu báu Phật để sẳn bên bìa rừng chi dzậy cà?

    Trích dẫn Nguyên văn bởi minh đài Xem Bài Gởi
    ----------------------------------------------
    Đây là điểm tựa bước đầu chập chửng của người chân tu ,tùy theo hoàng cảnh mà ta phải chọn ,quan trọng là ta có khơi được lòng từ bi ko?có phát huy nổi hạt bồ đệ (phật tánh )ẩn trong tâm ko ,chứ tất cả chỉ là điểm tựa ban đầu
    THÁNH CÔ muội xem lại bài 7 điều tối kỵ của người tu tỷ soạn ,muội sẽ hiểu tỷ muốn làm thầy hay bồ tát ko nha
    chúc THÁNH CÔ tu đạt như cái nick của mình A DI ĐÀ PHẬT ,MINH DÀI CÁO LUI TẠM BIỆT MỌI NGƯỜI
    Đúng ra thì VQ nín luôn, nhưng nghe vị nầy cứ suốt ngày lầm tưởng hạt bồ đề là phật tánh ẩn trong tâm, tâm ở đâu mà phật tánh ẩn vào rồi còn có hạt bồ đề nữa.Có ngày nó không nẫy mầm mà thúi hoắc nữa!
    Nhiều bài viết đã nói rất rõ về bồ đề là gì.......khi nào thì có bồ đề, quả của nó là gì. thiệt là tùy tiện mà dùng Phật ngữ giống như LSH & LHC không sai không khác.
    Amitabha
    Last edited by Vân Quang; 29-07-2010 at 11:56 AM.

    Tính KHÔNG chẳng phải lặng, mà động
    Động bên ngoài tỉnh tận bên trong
    Càng sâu vào TÂM càng tỉnh thức
    Lặng thấu chơn không luống nhiệm mầu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Kim Cang Katha hay Mười Danh Hiệu Như Lai !
    By Xuananbinh in forum Các bài của Thâỳ TIÊUDIÊUTỬ - XuânAnBình
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 19-10-2011, 08:10 PM
  2. Trả lời: 27
    Bài mới gởi: 02-04-2011, 05:20 PM
  3. Tự Tu theo Kim Cang Thừa
    By vampire2001vn in forum Mật Tông
    Trả lời: 3
    Bài mới gởi: 31-10-2007, 09:13 PM
  4. địa chỉ của các Trung Tâm Kim Cang Thừa
    By vampire2001vn in forum Mật Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-10-2007, 09:47 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •