Thế giới diệu quang diệu âm
Tại sao ta đi tầm đạo ? . Với người này thì là tìm sự che chở , sám hối , với người kia là sự giải thoát , với người khác nữa là tìm đến sự khai trí , tìm đến thế giới ánh diệu âm ,diệu quang . Nói chung chúng ta đến với đạo với nhiều mục đích khác nhau . Nhưng ta thử suy nghĩ một chút giũa đi tìm đạo và không thì có khác gì nhau không ?
Khác ít nhất là ta phải tránh cái xấu mà hướngchân thiện mỹ vì ta sợ nhân quả báo ứng .
Ta thử quan sát cùng là nguyên tố cacbon nhưng có than bùn than cám than đá than kiple , kim cương . Kim cương có độ định hình hoàn hảo nhất và tỏa muôn ánh sáng rất đẹp , nó sống trong vương viện thế giới diệu quang
Ngay như nước , mềm như nước , lin hoạt như nước , cương nhu như nước , đa dạng như nước nhưng khi định hình thành tinh thể nước lại là những bông hoa cân đối hài hòa tuyệt sắc ,( mời các bạn xem tại http://www.tamlinh.net/kho-tin/khotin10.html . ) Lần nữa thế giới diệu quang thật tuyệt vời .Như vậy từ chỗ có độ định hình và không định hình là hai thế giới hoàn toàn khác nhau như cõi tiên và cõi trần vậy . Nhưng làm sao xuất hiện sự định hình tâm linh trong mỗi con người ? Bừng mở thế giới diệu quang diệu âm ?
Đức Giáo Chủ Shankara viết trong quyển sách bất hủ "Những thế kỷ" (Centuries) của ngài như sau:
"Những nghi thức lễ bái bề ngoài không thể dẹp tan sự vô minh, hai điều đó có khi lại còn đi đôi với nhau. Chỉ có sự hiểu biết mới có thể dẹp tan được sự vô minh. Sự hiểu biết hay kiến thức, chỉ có thể đạt tới được bằng sự tìm tòi, tọc mạch về lý trí. Tôi là ai? Tôi từ đâu đến? Vũ trụ từ đâu mà có? Ai sáng tạo ra nó? Nguồn gốc nó do đâu mà ra?... Đó là sự tọc mạch tìm tòi mà tôi muốn nói đến". Thực hành thiền : Phép ngồi này sẽ giúp cho anh có được sự thăng bằng thoải mái của thể xác, rồi sau đó anh sẽ cảm thấy thần trí được yên ổn vững vàng. Khi ta sống với ngoại cảnh, ta sống giữa những hình bóng hư ảo và những sự băn khoăn, ưu phiền, nhưng khi ta hướng vào bên trong, ta sẽ thấy những chân lý siêu việt và những niềm phúc lạc trường cửu. Nhưng nếu chúng ta biết ngồi im một chỗ trong một thời gian ngắn và sử dụng tâm trí theo một phương pháp nhất định, chúng ta sẽ thu hoạch được một sự minh triết thâm sâu đáng kể, và đem cho tâm hồn ta một sự bằng an tuyệt vời.
Maharichi “ Anh hãy cố làm sao biết được cái Tôi đó, anh sẽ biết được Chân Lý. Anh chỉ cần làm một việc:

Hãy nhìn vào nội tâm. Nếu anh làm được như vậy, anh sẽ tìm thấy sự giải đáp cho mọi vấn đề. Anh hãy suy gẫm về cái chân tướng hay chân ngã của anh bằng sự tham thiền quán tưởng liên tục không gián đoạn. Đó là con đường đi đến ánh sáng .Anh hãy tham thiền một giờ hay hai giờ mỗi ngày, Anh hãy tự đặt câu hỏi:

Tôi là ai... Sự tìm kiếm này sẽ giúp cho anh khám phá, xuyên qua những hang, ngách của tâm thức những gì ẩn dấu đằng sau tâm trí của con người. Khi anh giải quyết được vấn đề căn bản này, anh sẽ giải quyết được tất cả những vấn đề khác. Khi con người lần đầu tiên nhận thức được Chân Ngã, thì có một cái gì xuất hiện từ những chỗ thâm sâu bí ẩn của tâm hồn và xâm chiếm lấy ỵ Cái đó vốn là một cái gì trường tồn, vô tận và thiêng liêng. Người ta gọi nó bằng nhiều danh từ khác nhau, chẳng hạn như Cõi Trời, Linh Hồn, Niết Bàn, người Ấn Độ Giáo gọi là Giải Thoát, anh cũng có thể gọi nó là gì tùy ýCái quyền năng thật sự là ở trong tay người nào đã tiến sâu vào những chỗ bí ẩn thâm sâu của linh hồnTôi là ai... " khi anh bắt đầu hiểu rằng cái xác thân, hay những dục vọng, không phải thật là ta, thì chừng đó anh sẽ có một thái độ rõ rệt đối với chính mình. Do đó, câu trả lời sẽ xuất hiện tự những chỗ thâm sâu cùng tột của bản thể, nó sẽ hiện ra như một cái phần thưởng, như một sự thực hiện thâm trầm và sâu sắc. Anh hãy tự biết mình, và chừng đó chân lý sẽ chói rạng trong tâm hồn anh như một tia sáng mặt trời. Tâm trí anh sẽ tìm thấy sự yên tịnh, một nguồn an lạc vô biên sẽ tràn ngập cõi lòng anh bởi vì thực hiện Chân Ngã tức là tìm thấy Hạnh Phúc. Hai danh từ đó, Chân Ngã và Hạnh Phúc, vốn đồng nghĩa. Tất cả những sự nghi ngờ của anh sẽ tiêu tan, khi mà anh đạt tới sự thực hiện Chân Ngã một cách trực tiếp.”,
Ngay trong môn tâm lý học hiện đại ,Tiến sĩ Maxwell Maltz.
“ Như bạn đã thấy, tiềm thức quyền năng hơn ý thức rất nhiều. Hãy thử tưởng tượng tâm trí bạn như một núi băng trôi. Phần núi băng mà bạn nhìn thấy phần nổi trên mặt nước, chính là ý thức của bạn. Nó chỉ thể hiện được khoảng 1/6 khả năng trí tuệ của bạn mà thôi, còn phần ở dưới nước (chiếm khoảng 5/6) chính là tiềm thức của bạn. Khi chúng ta hoạt động chủ yếu là nhờ ý thức (mà thường chúng ta vẫn vậy) chúng ta mới chỉ sử dụng một phần nhỏ tiềm năng thực sự của chúng ta mà thôi. Ý thức là loại phương tiện chậm chạp và cồng kềnh hơn nhiều so với tiềm thức”
Thực tế thì thật sự khó khăn vô cùng . tôi không quá vọng tưởng ,quá vọng cầu . Thế giới diệu quang diệu âm quả là quá xa lạ quá cao sang cho hạng người tu tập luỳnh xuỳnh như tôi, thật sự tôi là thứ than đá không hơn không kém