Vài lời bàn về Thành quả của người Phụ nữ trong lộ trình tâm linh và cuộc sống xưa và nay…

Trong thời gian qua trên các diễn đàn tâm linh đã có nhiều bài viết bàn luận về các vị nữ hành giả tu hành chứng đắc các năng lực tâm linh như bà Vô Định, bà Năm Hậu và thời gian trước đây cũng có bà Thanh Hải Vô Thượng Sư gây chấn động ở Mỹ và dân tình cũng đã có nhiều quan điểm tiếp nhận vấn đề này khác nhau rất nhiều góc độ từ khen đến chê, từ xây dựng đến bài bác nhưng hình như trong các bài phản biện đều thiếu tính công bằng với các trang nữ lưu này. Trong phạm vi bài viết này tôi muốn trình bày quan điểm riêng cá nhân tôi về vị trí và tài năng của người phụ nữ từ lĩnh vực thần thánh tới lĩnh vực đời sống thường ngày để mọi người, nhất là những ai vốn tự hào mình là trang nam nhi, nam tử Hán đại trượng phu, đấng phu quân, gia trưởng, đấng mày râu, đấng tu mi nam tử chuyên quyền tề gia trị quốc bình thiên hạ có dịp soi lại bản thân để không hổ thẹn với những bậc nữ lưu hồng quần đã và đang thầm lặng ghi tên mình vào lịch sử trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống. Bài viết này tôi lấy cảm hứng từ người mẹ kính yêu của tôi, suốt đời tảo tần sớm hôm nặng nợ thân cò, một đời vì chồng vì con mà tôi thì chưa làm được cái gì để làm bà mát lòng. Tôi cũng gởi bài này tới các diễn đàn Tamlinh.tk, Thegioivohinh.com, Bachduongky.com để các thành viên tham khảo và có cách nhìn thiện cảm hơn với các bậc nữ lưu đang tiến tu trên con đường tâm linh, và cũng mong quý bà, quý cô cũng nhìn lại mình, cải thiện chính mình mà đóng góp khả năng cho nền đạo pháp nước nhà, đặng khi quy tiên cùng về cõi cực lạc, cõi thiên đường, cõi niết bàn đồng nhau cả thảy!

Trước hết xin được bày tỏ tấm lòng trân trọng những thành tựu của các Bà Vô Định, Năm Hậu, Thanh Hải… cho dù xuất phát điểm của các Bà là từ môn phái, hệ phái nào với phương tiện tu hành, tông chỉ là gì chăng nữa thì cũng xin kính bái quý Bà ba bái, vì theo thiển ý của tôi công trình tu tập từ một người bình thường chưa biết gì cho đến khi hấp thụ những ấn chứng đầu tiên là cả một chặng đường kham khổ, ấy vậy cho tới khi thành tựu pháp hành thì càng cao quý hơn nữa, bởi không phải ai tu nhiều tu lâu cũng thành cho dù là những vị có sẵn hột giống bồ đề, đầy đủ ba la mật mà không gặp thời cũng không dễ thành tựu quả vị. Có những pháp môn rất khó, đòi hỏi người tu phải trải cả đời mình mà học hỏi thực hành, có những pháp môn đòi hỏi người tu phải từ bỏ cả công danh sự nghiệp, duyên tình mà trải nghiệm, phải hy sinh rất nhiều thứ không chỉ dừng lại ở của cải vật chất mà nhiều khi cả linh hồn của mình nữa thì thử hỏi nếu không thành tựu được thì có phải uổng công quá lớn không? Vậy mà khi thành rồi thì ít người biết đến, muốn trổ tài cho người ta biết tới công trình tu tập khổ công của mình mấy chục năm trời mong để kết thân, để gieo duyên hoặc để thực hiện ước nguyện ban đầu khi nhập môn mà ít gặp người ủng hộ lại gặp toàn sự dèm pha, khinh chê, phỉ báng thì thử hỏi có đau lòng không chứ? Giá trị của một pháp môn đâu phải chỉ dừng lại ở chỗ bề nổi là vài ứng dụng thần thông mà còn cả một khối băng chìm phía dưới nữa, vậy mà người đời chỉ theo sự hiểu biết cá nhân, đặt cái lối suy tưởng cảm quan thông thường của mình vào các sự kiện nghe thấy trên văn tự vô hồn trong các diễn đàn – giống như xem qua một món hàng bày bàn ngoài chợ rồi trả giá một hai mà không biết được là hành động đó đã gây ra bao sự đau đớn tan nát cõi lòng của những bậc nữ lưu dành cả cuộc đời cho lý tưởng đạo pháp của họ. Sao không tự nghĩ nếu quý vị là họ, thử đặt mình vào vị trí của họ thì quý vị sẽ thấy thế nào khi bao nhiêu công sức của mình bị người ta chà đạp không chút thương tiếc? Nếu quý vị tự nghĩ mình là nam tử đại trượng phu chí cao cả tại bốn phương mà hè nhau đàn áp, dập vùi những đoá hoa đang hé nhuỵ khoe hương kia thì có phải mồm nam mô mà bụng một bồ dao găm, khẩu phật tâm xà chăng ? Tại sao không ngồi xuống dùng lời ái ngữ thấu tình đạt lý mà đóng góp xây dựng cho người ta, cớ chi dùng kiến thức con chữ vô tri và ngay cả dùng thần lực tu tập mà vùi dập, ám sát người ta dữ vậy ? Quý vị có quen thói đàn áp phụ nữ, thói gia trưởng áp đặt người vợ của quý vị phải luôn luôn đội lên đầu bốn chữ “tòng phu, tòng tử” rồi lên diễn đàn thấy người ta là phụ nữ thì đánh hội đồng người ta tan nát hương hoa mà cứ giương cao biểu ngữ từ bi trí tuệ, nào là cải ác tùng thiện, nào là hàng ma phục yêu, nào cho là cư sĩ thì không được cái quyền thuyết pháp, nào là tại gia phàm tục không được viết kinh vô tự. Làm toàn những chuyện ruồi bu kiến đậu, nhìn vô chẳng tự hào nổi mình là nam tử đại trượng phu ! Chắc quý vị sợ mấy bà này mai mốt thành Phật lên chiếm hết mấy toà sen nhựa của quý vị hết nên bới lông tìm sẹo, kiếm đủ chuyện chống báng họ xấu xa để thiên hạ thấy quý vị cao thượng mà lễ bái cúng dường? Ngày nay quả thật đáng buồn, số lượng người nữ tu hành nhiều hơn người nam rất nhiều, thử nhìn lại mà coi trong nhà của quý vị, các bà các cô đi chùa lễ Phật, ăn chay làm phước nhiều hơn các ông các chú. Nếu đến các chùa chiền, am tự thì sẽ thấy số lượng chúng ni cao hơn chúng tăng, ở các nhà thờ tu viện thì số lượng nữ tu đông hơn số lượng linh mục, nam tu sĩ cộng lại. Nếu đến xem các trung tâm dưỡng sinh thì quý bà luôn chiếm lượng đông đảo, quý ông trở thành hàng hiếm. Nếu tính tới lĩnh vực buôn bán bình dân thì giải vô địch vẫn nằm chắc trong tay chị em phụ nữ, các hàng rau cá, thức ăn luôn là của các bà các cô, các quán ăn nhà hàng thì tiếp viên luôn là các chị các em xinh xắn. Nếu nhìn kỹ vào văn tự từ ngữ tiếng Việt thì dễ dàng nhận thấy từ “Cái” tức là Mẹ, hay nói đúng hơn là phái nữ, ví dụ: cái cân, cái roi, cái bàn, cái ghế, sông cái, đường cái… Chúng ta có thể điểm qua một số lĩnh vực mà người phụ nữ hay thuộc tính Âm chiếm lĩnh vị trí ưu tiên như sau:

1- Đạo Thần, đạo Mẫu, đạo Cao Đài (thuộc về đạo Tiên) có các danh hiệu như sau:
- Tây Vương Mẫu, Hoàng Mẫu, Diêu Trì Kim Mẫu, Địa Mẫu Vô Cực Chí Tôn (*)
- Lê San Thánh Mẫu, Mẫu Thượng Ngàn, Mẫu Thoãi,
- Cửu Thiên Huyền Nữ, Liễu Hạnh Công Chúa, Tiên Dung Công Chúa,
- Thiên Hậu Nương Nương, Cửu Vị Nương Nương, Tam Nương…
- Mẹ Sanh Mẹ Độ, 12 Bà Mụ chăm sóc hài nhi, ...
(*) Chúng ta thấy từ Hán Việt: “Mẫu” = Mẹ. “Nương nương” = chức danh của các vị phu nhân, công nương, quý phi trong cung cấm, hàng quý tộc, thuộc về phái nữ. “Mụ” = Bà, bà già. “Công Chúa” = tước vị của người con gái ruột của một vị vua thời phong kiến.