kết quả từ 1 tới 9 trên 9

Ðề tài: Chỉ là những tiến trình sinh diệt

  1. #1

    Mặc định Chỉ là những tiến trình sinh diệt

    http://www.thuvienhoasen.org/D_1-2_2...-96_14-1_15-1/

    http://phatphapchanthat.blogspot.com...-chuong-1.html

    http://www.youtube.com/watch?v=u9yDW...endscreen&NR=1

    Hôm nay, tôi bắt đầu giảng về tuệ giác thứ tư, Udayabhaya-nana, Tuệ Sanh diệt. Ở tuệ thứ ba, khi hành thiền bạn đã thấy cả ba đặc tướng của các hiện tượng tự nhiên là vô thường, khổ và vô ngã. Mọi thứ sanh bởi vì có nhân duyên khiến chúng sanh khởi, chúng diệt bởi vì bản chất của chúng là hoại diệt. Chúng ta không thể muốn nó không sanh hay đừng diệt được. Không có gì là một thực thể trường tồn cả, không cốt lõi, không thực thể, không linh hồn; tất cả chỉ là tiến trình; đây là một điểm độc đáo của Phật Pháp. Bằng cách này hay cách khác, con người vẫn muốn tin rằng có một cái gì đó thường hằng, vĩnh cửu, có một cái không bao giờ thay đổi. Trong tất cả giáo pháp của Đức Phật, không có một cái gì là một “sự vật” cả, chỉ có những tiến trình. Khi nói về “sự vật”, xin bạn cố gắng hiểu đúng theo nghĩa chúng ta muốn nói.


    Từ “sự vật” có rất nhiều ý nghĩa. Không có một “sự vật” nào cả, chỉ có những tiến trình. Đây là một điều hết sức sâu sắc và quan trọng. Đó chính là chỗ Phật Pháp khác xa tất cả mọi tư tưởng tâm linh và tôn giáo khác.


    Trong giáo lý của các tôn giáo khác, bạn thường nghe nói về vô thường theo cách này hay cách khác, và có cả sự bất toại nguyện nữa. Khi nói về vô thường, họ nói về sự vô thường của hình thể hay dáng điệu. Chẳng hạn bạn đánh vỡ chiếc ly thành nhiều mảnh, mọi người nói rằng: “Ồ, đúng là vô thường”, nhưng chẳng lẽ trước khi vỡ nó là thường còn hay sao? Không, không phải vậy. Ngay cả trước khi vỡ nó cũng đã là vô thường.


    Vô thường diễn ra trong mọi lúc, hầu như không thể nhận ra.


    Nếu nghĩ về hình thể, khi hình thể đó còn nguyên vẹn thì chúng ta lại cho nó là thường còn. Trong giáo pháp của Đức Phật, vô thường không có nghĩa là vô thường của hình thể, mà là tính vô thường của các tính chất: nóng, lạnh, cứng, mềm… Những tính chất này luôn luôn thay đổi.


    Như vậy, ở tuệ giác thứ ba chúng ta thấy được cả 3 đặc tướng một cách tổng quát. Và cũng chính ba đặc tướng vô thường, khổ, vô ngã này sẽ trở nên ngày càng sâu sắc hơn khi tiến lên những tầng tuệ cao hơn. Tầng tuệ thứ tư này được gọi là Ubadayabbaya-nana, Tuệ sanh diệt. Udaya nghĩa là sanh và vaya nghĩa là diệt, biến mất. Một cách định nghĩa khác của vô thường là “hutva abhavattthena anicca” (~Vsm.628). Hutva nghĩa là “sau khi đã sinh ra” – tức là diễn ra, sanh khởi. Abhava nghĩa là không còn tồn tại nữa. Ở tuệ giác này, vô thường không có nghĩa là hiệu hữu dưới một hình thức khác. Vô thường có nghĩa là sự biến mất hoàn toàn. Đây chính là chỗ mọi người thường nhầm lẫn và bối rối, họ hay hiểu nhầm về điểm này.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  2. #2

    Mặc định

    Thay đổi chỉ là một mặt của vô thường (nói một cách chung chung). Còn vô thường thực sự nghĩa là không còn tồn tại nữa.


    Khi còn ý niệm về một cái đang thay đổi nhưng vẫn tồn tại dưới một dạng nào đó, chúng ta vẫn còn chấp thủ vào ý tưởng về mọt cái gì đó trường tồn. Mặc dù nó hơi khác so với cái trước đó, song chúng ta vẫn nghĩ rằng chúng chỉ là một; do đó vô thường thực sự có nghĩa là “không còn tồn tại nữa”.


    Ở tầng tuệ này, hành giả đã phát triển được một mức định rất mạnh, chánh niệm rất mạnh và rất ít suy nghĩ. Đôi lúc bạn cũng suy nghĩ song đó chỉ là suy nghĩ về các hiện tượng đang quán sát, không phải nghĩ về các vấn đề khác. Ở giai đoạn này, hành giả hầu như chấm dứt mọi suy nghĩ về việc khác. Song thỉnh thoảng hành giả cũng có nghĩ đôi chút về thiền và các kinh nghiệm của mình. Trước khi đạt đến trình độ này hành giả có rất nhiều suy tư, lo nghĩ không biết mình đang hành đúng hay sai. Đây có phải là danh không? Đây có phải là sắc? Đây có phải là vô thường? Đây có phải là khổ? Sự phân vân này vẫn tiếp diễn. Nhưng khi đạt đến giai đoạn này, mọi suy nghĩ này đều biến mất. Tiến trình hành thiền trở nên rất tự nhiên và không cần nhiều cố gắng, vì vậy tâm hành giả trở nên rất quân bình. Hành giả đã có tâm xả (upekkha); đã phát triển được một sự quân bình rất mạnh. Tâm xả này có nhiều đặc tính và phương diện; một trong những đặc tính đó là không sợ hãi, cũng không thích thú. Thích thú là một loại tâm tham, ưa thích. Không phấn khích, không hạnh phúc cũng không đau khổ. Tâm trở nên rất yên tĩnh và cân bằng.


    Quá trình hành thiền trở nên tự động, không cần nhiều cố gắng. Tâm an trụ trong đề mục hầu như suốt thời gian. Đôi lúc nó cũng phóng đi đây đó. Hành giả nhận ra, chỉ thế là đủ để kéo nó quay lại, không cần phải vật lộn với nó nữa. Trước khi đạt đến giai đoạn này, tâm chỉ muốn phóng đi lang thang, nghĩ ngợi việc gì đó. Bạn kéo nó quay lại và chỉ vài giây sau nó lại phóng đi tiếp. Đó là một cuộc chiến đấu, chúng ta phải vật lộn với chính tâm mình. Nhưng sau một thời gian, tâm lắng dịu lại và an trụ ở đó; chúng ta không còn phải chiến đấu với những ý nghĩ của mình nữa. Sự tinh tấn cũng trở nên rất cân bằng. Trước đó chúng ta không có đủ tinh tấn và không có nhiều nhiệt tâm, hứng thú lắm. Nhưng ở giai đoạn này, tinh tấn trở nên cân bằng, vừa phải và đầy đủ. Trước kia chúng ta cố gắng quá mức, dốc vào đó quá nhiều sức lực và tâm trở nên xáo động, trạo cử. Tinh tấn và cố gắng quá nhiều gây ra trạo cử; tinh tấn và cố gắng quá ít khiến tâm lờ đờ, chậm chạp và lười biếng. Ở giai đoạn này, sự tinh tấn rất cân bằng, chỉ vừa đủ để giữ chánh niệm và để sự hành thiền tiếp diễn đều đặn. Hành giả có thể ngồi thiền rất lâu không khó khăn, bởi vì ở giai đoạn này trong tâm không còn xáo động, bất an nữa. Hầu như mỗi khi hành giả không ngồi yên được thì đó là dấu hiệu của tâm xáo động, bất an chứ không phải chỉ là do cái đau trong thân. Ngay cả ở giai đoạn này, cái đau vẫn đến và đi, nhưng bởi vì tâm đã được lắng dịu và không có trạo cử nên cũng không có mong muốn làm gì nữa. Tâm chỉ gắn chặt trong thiền, quan sát mọi thứ sanh và diệt ngay tại chỗ, ngay trong sát na hiện tại. Đề mục thiền cũng trở nên ngày càng vi tế hơn; chúng xuất hiện rất nhỏ nhiệm và vi tế. Trước kia, thường có những suy nghĩ và cảm giác thô ráp xuất hiện, nhưng giờ đây các cảm giác trở nên rất êm dịu và vi tế. Các suy nghĩ trở nên rất chậm, rất mịn và vi tế.


    Như vậy, ở đây tâm có 6 đặc tính: không sợ hãi, chẳng phấn khích; không ưa, chẳng ghét, không hạnh phúc cũng chẳng đau khổ (nghĩa là không phấn khởi, hứng thú về bất cứ điều gì); thiền trở thành tự động, tinh tấn trở nên cân bằng, có thể ngồi lâu không gặp khó khăn; đề mục thiền trở nên rất vi tế và không bị xao lãng, tán tâm. Có nhiều loại xả (upekkha) khác nhau. Loại xả này được gọi là tâm xả với 6 đặc tính.


    Như vậy, tầng tuệ này được định nghĩa như sau: Paccuppannanam dhammanam viparinamanupassane Panna udayabbayanupassane nanam ~Pts i.57


    Từ paccuppannanam rất quan trọng. Nó có nghĩa là hiện tại, ngay trong hiện tại. Quan sát tiến trình thân tâm ngay trong hiện tại, không phải suy nghĩ về cái xảy ra trước đó. Một số người cho rằng: cứ nghĩ về quá khứ để thấy tất cả những gì từng xảy ra đều đã qua mất, họ cảm thấy như vậy là đã hiểu được vô thường. Nhưng đó không phải là trí tuệ thực sự, không phải là tuệ giác đích thực về vô thường.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  3. #3

    Mặc định

    Tuệ giác đích thực về vô thường phải diễn ra ngay trong hiện tại, trong chính những gì đang diễn ra bây giờ!


    Do đó, paccuppannanam là đang diễn ra ngay bây giờ. Dhammanam (từ Dhamma-pháp, có rất nhiều nghĩa), ở đây là tiến trình thân tâm. Thấy được sự diệt viparinamanupassane) của những pháp đang diễn ra ngay trong hiện tại (paccuppannanam dhammanam) và thực sự tuệ tri nó (panna-với trí tuệ) được gọi là udayabbayanupassane nanam hay là udayabbaya-nana, Tuệ Sanh diệt.


    Ở giai đoạn này, mỗi khi hành giả chú ý, hay biết một đối tượng sanh lên, sự sanh khởi trở nên rất rõ và nó biến mất ngay lập tức. Tâm hay biết rất sắc bén và rõ ràng, thấy rõ sanh và diệt, sanh ngay lập tức, diệt ngay tức thì. Hành giả thấy nó sanh ở đây và diệt cũng tại đây, mà không biến đổi trở thành khác.


    Jatam rupam paccuppannam tassa nibbattilakkhanam Udayo viparinamalakkhanam vayo ~Pts 54


    Đặc tính sanh khởi (nibbattilakkhanam) của sắc diễn ra trong hiện tại (jatam rupam paccuppannam tassa) được gọi là udayo; đặc tính của nó được gọi là vayo. Hai đặc tính này (udayo và vayo) đi liền với nhau tạo thành từ udayabbaya.


    Thực tế có nhiều loại hiện tại (paccuppanna, Vsm. 431). Có một loại được gọi là santati-paccuppannam, nhìn nhận mọi thứ như là một nhóm, một hợp thể. Chẳng hạn khi chúng ta nghe một tiếng động (chuông ngân)… phải vài giây sau nó mới biến mất. Tiếng chuông đầu tiên chúng ta nghe “boong!” rồi dần dần tan biến. Nếu nhìn nhận như một tổng thể, tiếng chuông kéo dài đến vài giây, điều này được gọi là santati; santati nghĩa là một chuỗi, coi chả một chuỗi chỉ như một sự việc duy nhất. Đây là một cách hiểu rất thô thiển về vô thường. Nhưng nếu chú ý hơn nữa vào âm thanh, bạn sẽ nghe thấy tiếng chuông ngân, rất nhiều tiếng ngân nhỏ, tiếng sau sanh lên tiếp nối tiếng trước, càng về sau càng nhỏ dần; thanh âm mới sanh lên trong từng khoảnh khắc. Mỗi giây có nhiều thanh âm sanh lên và nhiều âm thanh diệt đi. Nếu suy nghĩ trên lý thuyết, bạn có thể thấy các rung động âm thanh xảy ra vào khoảng một ngàn lần mỗi giây, rất ngắn ngủi, rất nhanh. Khana-paccuppananna (sát na hiện tại) rất ngắn ngủi. Song các hiện tượng của vật chất và tâm sanh diệt nhanh đến mức chúng ta không thể kinh nghiệm hay nhìn thấy được. Đức Phật nói tiến trình thân sanh diệt vào khoảng 1000 tỷ lần trong mỗi giây! Kinh nghiệm được điều này là một điều không thể làm được đối với một người bình thường. Tiến trình tâm còn diễn ra nhanh gấp hai lần. Tuy vậy, nếu trong một giây chúng ta kinh nghiệm được 10 lần vô thường, thì có thể cho rằng mình đã hiểu được vô thường. Thông thường chúng ta thấy được khoảng hai lần mỗi giây, nhưng khi rất định tĩnh và tập trung, thời gian sẽ kéo dài ra, mỗi giây có thể trở thành một khoảng thời gian dài. Có lúc, hành giả cảm thấy như mình đã được ngồi được cả tiếng đồng hồ, nhưng nhìn đồng hồ mới thấy chỉ được 5 phút. Ở một giai đoạn khá trong thiền, bạn ngồi 3 hoặc 4 tiếng đồng hồ, song lại có cảm giác là mới ngồi được khoảng 1 tiếng mà thôi.


    Thời gian trở nên rất thông thực; Nó có thể dài ra khi chánh niệm nhanh nhạy và sắc bén. Có lúc, khi bạn thể nhập một trạng thái thâm sâu, thời gian biến mất. Sự biến dạng của thời gian bắt đầu xảy ra từ giai đoạn đầu của tầng tuệ này.


    Ở giai đoạn này, khi kinh nghiệm một điều gì đó, bởi vì đôi khi bạn có thói quen suy nghĩ và ghi nhận bằng cách định danh, bạn cố đặt tên cho nó, nhưng khoảng khắc bạn cố đặt tên thì nó đã không còn ở đó nữa. Do đó, bạn có cảm tưởng là mình không thể đặt tên cho mọi thứ được nữa, chỉ có thể thấy chúng, quan sát chúng mà không suy nghĩ, không làm một cái gì hết. Đối với những người mới đến, thiền sư dạy phải ghi nhận mọi thứ: nghe, nghĩ… Song khi đã đạt đến chỗ này, ngay khoảnh khắc bạn cố ghi nhận, nó đã không còn ở đó nữa. Bạn không thể ghi nhận được, bạn buông bỏ việc ghi nhận và chỉ giữ chánh niệm và nhìn thật sâu.


    Ở giai đoạn này, bạn chỉ nhìn và thấy, không ghi nhận cái gì, bạn không thể ghi nhận được nữa, bởi vì ghi nhận thì chậm còn thấy thì rất nhanh.

    Bản thân tôi là người yêu thích khung cảnh thiên nhiên, tôi yêu thiên nhiên, bởi vậy tôi thường có xu hướng nhìn thấy hầu hết những cảnh núi rừng, ao hồ, có lúc nhìn thấy một mặt hồ sáng trong như một tấm gương. Tùy thuộc vào đặc điểm tính cách của mỗi người, các hình ảnh như vậy thường xuất hiện trong tâm, rất sắc nét và sống động, như thể bạn đang ở chính nơi đó vậy. Trong một số trường hợp, bạn có thể diễn dịch và hiểu được những hình ảnh này, song sự diễn dịch không quan trọng. Bạn cũng có thể tìm hiểu được cả tính cách của mình nữa. Một người có bản tính tự nhiên là sân sẽ nhìn thấy các hình ảnh ghê rợn như xác chết, những khuôn mặt xấu xí. Người có nhiều đức tin có thể thấy những hình ảnh Đức Phật rất đẹp; có khi còn nhìn thấy Đức Phật đang sống, rất thực, đang cử động, làm việc này việc kia nữa. Thật ra bạn không thấy được Đức Phật thật, mà chính tâm của bạn tạo ra hình ảnh đó.


    Khi thấy những thứ như vậy, bất kể là thấy cái gì, chỉ hay biết và nhận rõ chúng, đừng diễn dịch, tìm hiểu bất cứ điều gì, bởi vì khi diễn dịch là bạn đã suy nghĩ. Khi suy nghĩ bạn sẽ mất niệm và định, chánh niệm sẽ thoái hóa.


    Khi kinh nghiệm được các loại ánh sáng này, bạn cảm thấy rất nhẹ nhàng. Bạn nghĩ rằng, vì mình đã đắc đạo nên những ánh sáng này xuất hiện, đó là sự hiểu biết sai lầm, bởi vì hành giả cảm thấy rất an lạc và thích thú nên tâm tham sanh khởi. Có lúc, các suy nghĩ cũng xuất hiện, hành giả thấy các hiện tượng sanh diệt và suy nghĩ: ồ… đây thực sự là vô thường. Ngay cả khi bạn suy nghĩ, chánh niệm vẫn rất sắc bén và chúng ta nghĩ “sự hiểu biết của mình rất sắc bén”. Bạn tự đồng hóa mình với sự hiểu biết đó. Nó trở thành sự hiểu biết “của tôi”, trí tuệ “của tôi”, tuệ giác “của tôi”, và cái “của tôi” này chính là nhiễm ô. Tuệ giác không phải là nhiễm ô, song cái “của tôi” trở thành nhiễm ô.


    Một trạng thái hỷ rất mạnh sẽ xuất hiện; nó có thể tràn ngập khắp cơ thể, hoặc chỉ một phần của thân, giống như những đợt sóng. Đôi lúc bạn có cảm giác thân thể mình đang trôi bồng bềnh, hay không có trọng lượng, có lúc toàn thân biến mất, chỉ còn lại tâm, còn lại chánh niệm ở đó. Hành giả có thể không còn ý thức và không hay biết được những gì xung quan nữa. Trong một số trường hợp, hành giả thấy tất cả các hiện tượng thân tâm dừng lại và biến mất, nên vội cho đó là đắc đạo. Một đặc điểm của sự giác ngộ là thân hành và tâm hành đều diệt, song ở giai đoạn này thì chưa phải là giác ngộ thực sự. Trong một sát na ngắn ngủi tâm chợt dừng lại, có một khoảng trống nào đó, song ngay lập tức bạn lại chánh niệm trở lại và thấy rằng có một khoảng trống vừa qua.


    Sự khác nhau giữa hiện tượng này và sự đắc đạo thực sự là sau khi thấy khoảng trống đó, độ sắc bén và sáng suốt của bạn vẫn như cũ, bạn thấy lại cũng vẫn những hiện tượng y hệt như cũ, theo một cách như cũ không hề thay đổi.


    Sau khoảnh khắc giác ngộ thực sự, khi nó xảy ra, tâm sẽ chậm lại một chút, không còn sắc bén như cũ nữa. Mặc dù niệm và định vẫn có đó, nhưng tâm không còn sắc bén và nhanh như trước nữa. Như vậy, khoảng trống này không phải là sự giác ngộ thực sự.

    Đôi khi sự an tịnh rất mạnh, thân và tâm trở nên rất an tịnh và rồi trở thành mất nhận thức, chỉ trong một khoảnh khắc rất ngắn. Có lúc định rất sâu và đề mục thiền trở thành mờ nhạt và biến mất, tâm trở nên trống rỗng, không hay biết gì nữa. Thân vẫn giữ nguyên như vậy, rất tĩnh lặng, không lay động cũng không đổ gục xuống. Khi buồn ngủ thì thân thường đổ rũ xuống. Nhưng với loại định này, thân không hề đổ xuống, mặc dù có lúc bạn cũng bị buồn ngủ. Bởi có tâm xả và quân bình, bạn không còn phải lo lắng gì đến thiền nữa. Lúc đầu thì bạn lo lắng rất nhiều: “Tôi có chánh niệm không? Tâm tôi có còn ở đây không? Tâm có bị phóng đi đâu không?”. Có rất nhiều suy nghĩ và lo lắng cho thiền tập, song ở giai đoạn này, bạn không còn suy nghĩ hay lo lắng bất cứ điều gì nữa.

    Cũng trong giai đoạn này, nhiều chứng bệnh trong cơ thể biến mất, không chỉ là bệnh thần kinh mà các bệnh của thân cũng khỏi hẳn. Trạng thái an tịnh, khinh an và hỷ lạc có tác dụng chữa bệnh rất hiệu quả. Vì vậy bạn thường nghe nói nhiều người đã khỏi bệnh nhờ hành thiền. Nhiều chứng bệnh sợ hãi, lo lắng vô cớ, mất ngủ cũng được chữa khỏi hẳn. Khi có nhiều sự tĩnh lặng và an tịnh trong tâm, hành giả sẽ không thích đến những nơi đông người, ồn ào, náo nhiệt nữa. Họ cố tránh mọi hoạt động và những xáo dộng không cần thiết. Họ chỉ muốn tránh đi thật xa, sống ở một nơi thật yên tĩnh và bình an để tập trung hành thiền.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  4. #4

    Mặc định

    Dipa Ma dạy rằng, bên trong tâm có đầy vọng tưởng, hết cái nầy đến cái khác, cũng tựa như những con búp bế có nhiều lớp, lồng vào nhau thành một con (nesting dolls). Khi bạn cởi con ngoài, thì còn những con bên trong. Cởi một con, lại lòi ra một con khác nữa. Ðến khi bạn đã lột tới con cuối cùng, và mở nó ra, bạn thấy gì ở bên trong? -- chỉ là một sự trống không, chẳng còn có chi hết cả. Và xung quanh bạn đầy những cái vỏ trống của những mẩu chuyện cũ của đời bạn, những vọng tưởng của đời bạn mà thôi.



    Phần II: Con đường chuyển hoá

    Chương 4: Tận sức và Vượt qua

    "Bạn có thể làm được bất cứ điều gì bạn muốn làm."

    Như cuộc đời của Dipa Ma là một thí dụ điển hình, con đường đạo pháp là một hành trình của sự chuyển hoá nơi đó mọi tin tưởng hằng tưng tiu trong tâm và mọi hạn chế tự mình áp đặt cho mình được đem ra thách thức tại mỗi khúc quanh. Nhiệm vụ của vị Thầy là thúc đẩy các đệ tử vượt khỏi lằn ranh của điều mà họ tưởng là còn có thể làm được, để triệt tiêu hết mọi quan niệm về "Ta chẳng làm nổi". Bởi vì, cái "Ta chẳng làm nổi" đó, và cái điều "chẳng làm nổi" đó, chúng là gì, nếu chẳng phải chỉ là một sản phẩm của tâm tư tạo dựng nên? Dipa Ma đã nhìn thấy, qua sự phát triển các năng lực của chính bà, rõ ràng rằng, chẳng có giới hạn nào ngăn cản tâm trí chẳng làm được. Ðôi khi bà tỏ ra phẫn nộ trong lời bà giảng dạy hay đề nghị, và lắm khi bà rất trầm tĩnh nhưng cũng khăng khăng nghiêm khắc nhắc nhở. Bà muốn đưa các học viên của bà đến tận bờ ranh, rồi thúc dục họ hãy vượt qua khỏi. Bà cũng dạy rằng "vượt qua khỏi" có nghĩa chỉ là thiện chí đơn giản muốn tự tỏ lộ mình ra, là cứ để cho mọi sự việc tự chúng tháo gỡ ra, rồi tự tan vỡ lấy, và cứ từ điểm ấy mà tiếp tục đi tới mãi.

    Con đường chuyển hoá tuy nhiên, còn đòi hỏi nhiều hơn nữa ngoài sức cố gắng vượt lên trên các sự hạn chế của mình. Nó cũng cần đến sự thăng bằng giữa nỗ lực, ý đồ và năng lực của chúng ta. Dipa Ma thường nói, "Nếu bạn thực tập để tìm một kết quả, thì đó cũng là một trở ngại." Ý muốn được giải thoát dù sao cũng vẫn là một ý muốn -- một trong các chướng ngại quan trọng trên con đường đạo pháp. Trong một giai đoạn, sự sốt sắng rất hữu ích trên đường đạo, và đẩy ta tiến lên; nhưng đến một giai đoạn khác, chính cái việc tiện lợi ấy lại trở thành một chướng ngại, điều mà chúng ta cần nhận cho rõ đúng lúc. Giữ theo đúng những gì đang xảy ra mà chẳng bỏ cuộc -- đôi khi đó là tất cả những gì có thể làm được.

    Một vị thiền sư cương nghị của Miến điện, U Pandita, đã khuyến cáo các đệ tử Tây phương của ông, trong số có cả tôi nữa, "Phải thực tập Thiền chẳng kể chi đến thân, mạng." Thiền sư Howard Cohn có nhận xét là đường lối của Dipa Ma có đôi chút khác biệt nhưng đầy ý nghĩa: "Phải thực tập Thiền chẳng kể chi đến thân, mạng, và với cả tấm chơn tình trong tâm." Dipa Ma đã hoàn mãn một hình thức nỗ lực chín chắn, một hình thức có đủ hùng mạnh và dịu dàng, vừa nam tính lại vừa nữ tính. Thực tập Thiền còn yêu cầu nhiều hơn một sự hăng say như kiễu võ sĩ đạo. Nó đòi hỏi nơi ta tâm từ bi và lòng thương yêu. (...)

    Thiền sư Steven Smith nhận xét: "Nơi Dipa Ma có một đức tánh kỳ diệu về nỗ lực. Mọi sự việc đều là một cuộc phiêu lưu; thực tập cho đến nửa đêm cũng là một cuộc phiêu lưu. Nơi bà, thể hiện, thật rõ ràng, động cơ thúc đẩy việc thực tập Thiền đã khởi phát từ sự nhiệm mầu của mỗi phút giây."

    Thiền sinh Sharon Kreider cũng phụ hoạ theo ý hướng đó: "Bà dạy chúng tôi rằng, chánh niệm trong sự tỉnh giác chẳng phải là điều mà ta cố tranh đấu để có được; nó có sẵn đấy, hiện diện ở mọi thời. Ðâu phải tôi cần chụp nắm lấy nó, sự tỉnh thức chỉ giản dị có mặt cùng với những gì đang xảy ra, nó khởi lên vào mọi lúc."

    Ðối với đa số các thiền sinh Tây phương, mối thách thức to lớn nhứt chính là sự quân bình giữa nỗ lực, dịu dàng, hoà ái, với lòng từ bi chịu chấp nhận.

    Thực tập trong mọi thời. - Khi Dipa Ma hỏi về sự thực tập của tôi, tôi đáp, tôi ngồi thiền buổi sáng và buổi tối mỗi ngày, thời gian còn lại tôi đến sở làm việc. Bà mới hỏi: "Còn hai ngày cuối tuần thì anh làm gì?" Tôi chẳng nhớ đã trả lời bà ra sao, nhưng bà nói tiếp: "Có những hai ngày. Anh phải nên thực tập suốt cả trọn ngày, thứ bảy và chúa nhựt." Rồi bà giảng cho tôi một bài học làm thế nào mà tận dụng thời giờ của tôi. Tôi chẳng thể nào quên bài học nầy: phải thực tập trong mọi thời. --Bob Ray.

    Ðừng có lười biếng. - Lần cuối cùng tôi gặp Dipa Ma trước khi bà mất, bà bảo tôi phải ngồi thiền trong hai ngày. Bà chẳng muốn nói là một thời tĩnh tâm trong hai ngày, mà là phải toạ thiền suốt hai ngày dài! Tôi phá lên cười; hình như đó là một điều hoàn toàn chẳng thể làm được. Nhưng với một giọng từ bi vô lượng, bà bảo tôi: "Ðừng có lười biếng!" -- Joseph Goldstein

    Giới hạn của chúng ta đến đâu? - Khi Dipa Ma đến giảng dạy ở Hội Thiền Minh sát trong ba tháng an cư năm 1984, trong giảng sư đoàn, Joseph và Sharon thành một nhóm, còn Dipa Ma và tôi một nhóm khác. Chúng tôi ngồi nghe thiền sinh trình pháp suốt buổi sáng, dùng cơm trưa xong, thì Dipa Ma trở về nhà bà bên kia đường; còn tôi thì quay về phòng riêng để nghỉ ngơi trước khi giảng dạy tiếp vào buổi xế.

    Vừa đến lúc tôi sắp ngả lưng đánh giấc ngủ trưa thoải mái, tôi nhìn xuyên khung cửa sổ và thấy Dipa Ma đang đi thiền hành bên ngoài. Năm ấy, bà đang bịnh, và trời bên ngoài rất lạnh. Bà chỉ mặc chiếc áo sari vải trắng, đều đều bước đi tới, rồi bước quay lại, dưới màn tuyết trắng. Và người trong cảnh đó là một bà lão với bịnh trạng đau tim.

    Tôi cứ nhìn qua cửa sổ, và tôi cứ nhìn Dipa Ma, rồi tôi lại nhìn đến chiếc giường của tôi, lại quay ra nhìn Dipa Ma... Tôi cảm thấy tôi phải chấp nhận giới hạn của mình. Tôi biết tôi chẳng thể bước ra ngoài đi thiền hành vào giờ nầy, nhưng tôi thấy được sự khác biệt và rất khen ngợi. Lòng chí thành kiên cố của bà để hoàn mãn, để được giải thoát hoàn toàn, đã đem lại uy lực mãnh liệt cho bà, nhưng lại là một uy lực rất ư dễ mến. Bà chẳng bao giờ ngừng nghỉ cả. Ðiều đó, cùng với sự nhận thấy ra hành động của bà chẳng phải do chán ghét hay do luyến ái thúc đẩy, làm lóa trí ta. Tôi đã thấy biết hết tất cả điều nầy, và rồi tôi lại bước lên giường nghỉ trưa! -- Michele McDonald Smith

    Chỉ có ý tưởng mình mới hạn chế mình. - Năm 1974, tôi ghé Calcutta để từ giả Dipa Ma. Tôi nói với bà: "Tôi trở về Mỹ một thời gian ngắn để bồi bổ sức khoẻ và kiếm chút tiền nong, rồi sẽ trở qua đây."

    Bà lắc đầu và quả quyết: "Không, khi chị về Mỹ rồi chị sẽ giảng dạy về Thiền với Joseph".

    Tôi đáp: "Không, tôi chẳng dạy đâu", và bà bảo: "Ừ, chị sẽ dạy", rồi tôi nói: "Không, tôi chẳng dạy".

    Sau cùng, bà nhìn thẳng vào mắt và tuyên bố: "Ta có thể làm bất cứ điều ta muốn làm. Chỉ có ý tưởng rằng ta chẳng làm nổi mới hạn chế khả năng của ta." Bà nói thêm: "Chị nên dạy, vì chị đã thật sự thấu hiểu sự đau khổ."

    Ðó là lời chúc phước lớn lao bà đã gởi cho tôi về Mỹ. Ðã hai mươi tám năm qua rồi. Và bà nói đúng. -- Sharon Salzberg

    Bạn có đủ thời giờ. - "Nếu bạn là một người nội trợ, bạn có đủ thời giờ", Dipa Ma bảo tôi như thế. "Sáng sớm, bạn tập thiền trong hai giờ. Tới khuya, bạn cũng tập thêm hai giờ nữa. Hãy học cách chỉ ngủ mỗi đêm bốn giờ thôi. Chẳng cần phải ngủ nghỉ hơn bốn tiếng." Tôi ngồi thiền đôi khi cho đến nửa đêm, hoặc thức giấc vào hai hay ba giờ sáng để thực tập. Ma dạy chúng tôi rằng phải giữ sức khoẻ để có thể tiếp tục tu tập. Bà bảo giữ đúng năm giới mỗi ngày sẽ giúp ta có đầy đủ sức khoẻ. -- Pritimoyee Barua

    Hãy làm gì bạn có thể làm. - Tôi hỏi Nani (Dipa Ma), "Tôi nghe nói bà dạy Thiền Minh sát (Vipassana). Thiền là gì vậy?”

    Bà cắt nghĩa cho tôi thế nào là Thiền Minh sát, rồi nói: "Trước đây, tôi cũng như chị, đau khổ rất nhiều. Tôi tin rằng chị có thể bước đi theo con đường đó để tự giải thoát mình."

    Tôi bảo bà, "Tôi còn biết bao nhiêu sự lo lắng cho mẹ tôi, cho con trai tôi, tôi còn phải dọn dẹp nhà cửa trong gia đình, và coi sóc việc buôn bán ngoài lò bánh mì nữa. Còn có thể nào cho tôi thực tập Thiền Minh sát được hay sao?"

    -- “Ai bảo thế? Khi chị đang nghĩ tới con chị hay mẹ chị, chị hãy đến với họ trong chánh niệm. Khi chị đang lo việc bếp núc, chị biết chị đang làm việc đó. Là một con người, chị đâu thể giải quyết được hết tất cả mọi vấn đề của chị. Những việc chị đang phải đối đầu và chịu đau khổ, chị hãy mang sự tỉnh thức đến với chúng.”

    -- “Nhưng mà giữa lò bánh mì và gia đình của tôi, tôi chẳng thấy có được nổi năm phút để tập Thiền. -- Nếu chị dàn xếp để có được năm phút mỗi ngày, thì cứ tập ngay đi. Thật là quan trọng phải làm ngay những gì mình có thể làm được, chẳng kể đến ít nhiều.”

    -- “Tôi biết tôi chẳng thể nào dành riêng được năm phút. Chẳng thể được mà.”

    Nani liền hỏi tôi rằng, ngay giờ đây, tại chỗ nầy, tôi có thể ngồi xuống tập Thiền cùng bà trong năm phút không? Thế là tôi ngồi thiền cùng bà trong năm phút. Bà vẫn chỉ cho tôi các điều căn bản về thiền tập, mặc dầu tôi nói tôi chẳng có thời giờ.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  5. #5

    Mặc định

    Hãy chọn lấy một cách luyện thiền và gắn bó với luyện tập đó.

    "Nếu bạn muốn tiến bộ trong hành thiền, hãy kiên định với một kỹ xảo nào đó."

    Đối với những người mới bước vào con đường siêu nhiên. Dipa Ma rất cứng rắn với cam kết theo đuổi một phong cách hành thiền. Không được bỏ qua, và nhẩy vòng vèo hết cách này sang cách khác. Hãy tìm cho ra một kỹ thuật thiền thích hợp cho bạn, và theo đuổi cho đến khi bạn khám phá ra được "ranh giới" của bạn là một điểm nào đó khó khăn bắt đầu lộ hiện.

    Một sai phạm thông thường đối với nhiều người tìm kiếm Chánh Đạo siêu nhiên Phương Tây là hay giải thích những khó khăn như là cách luyện tập cá biệt đó có vấn đề. Thế rồi, khi việc tiến bước đó trở nên khó nuốt, lại chịu đựng cuộc hành trình siêu nhiên đó. Xuất phát từ điểm lợi thế nơi ranh giới bất tiện đó lại thấy một số luyện tập khác xem ra khá hơn."Có lẽ tôi nên tụng kinh kiểu Tây tạng... , hoặc cử điệu nhẩy Sufi." Thực tế thì các khó khăn ta gặp phải thường là dấu chỉ đáng tin cậy giúp cho việc luỵện tập chạy tốt.

    Ta hãy luôn chạy lại lời Dipa Ma khuyên nhủ. Hãy kiên trì với một việc luyện tập bạn đã chọn cho dù phải vượt qua mọi khó khăn và nghi ngờ, mọi cảm hứng và trì trệ đình đốn, hay những trồi sụt không thể tránh khỏi. Nếu như bạn vẫn tiếp tục giữ được cam kết luyện tập trong những thời gian đen tối nhất, chắc chắn khôn ngoan sẽ rạng sáng.

    Bài học thứ hai
    Hãy hành thiền mỗi ngày.

    "Hãy tập luyện ngay lúc này, đừng nghĩ sau này rồi bạn sẽ thực hiện."

    Dipa Ma khẳng định cách mạnh mẽ là nếu muốn có khinh an nội tâm, bạn cần phải tu luyện đều đặn. Bà lại nhấn mạnh các thiền sinh phải kiếm ra thời giờ luyện thiền mỗi ngày, ngay cả chỉ độ dăm ba phút. Nếu ngay cả điều đó cũng không thể được, bà khuyên ta, "Ít nhất khi nằm nghỉ ban đêm, bạn chỉ cần lưu ý đến nhịp thở ra và hít vào trước khi bạn ngủ thiếp đi."

    Ngoài việc ngồi thiền bài bản trên nệm thiền, Dipa Ma còn đề xuất các thiền sinh nên biến từng giây phút cuộc sống của mình thành một bài thiền liên tục, nhiều người trong số họ quá bận rộn, không còn tìm đâu ra một chút thời gian rảnh rỗi. Dipak Chowdhury cho Dipa Ma biết là ông vô phương kiếm ra thời gian luyện tập thiền vì phải tuân thủ một thời biểu đầy ắp tại ngân hàng nơi ông đang công tác. Ông giải thích là trong suốt những ngày làm việc trong tuần ông phải thực hiện các tính toán. và công việc đó lại đòi hỏi ông phải di chuyển liên tục, quá bận rộn, quá bồn chồn đến cả chỉ đơn giản nghĩ đến hành thiền thôi cũng không thể. Dipa Ma không đồng ý với ý kiến đó; bà nhấn mạnh là thiền lúc nào cũng có thể thực hiện được, hành thiền không thể tách khỏi cuộc sống. "Nếu bạn bận rộn, thì chính cái bận rộn của bạn đó cũng là một bài thiền đó," bà nói với ông ấy. "Khi bạn thực hiện những bài toán đó, hãy nhận biết là mình đang tính toán (ý thức). Hành thiền chính là nhận ra điều bạn đang thực hiện. Nếu bạn đang vội vã đến văn phòng làm việc, bạn hãy lưu ý đến sự vội vã đó. Khi bạn ăn, đi giầy, đeo vớ, bạn chỉ cần ý thức những gì bạn đang làm. Tất cả những việc đó có thể là thiền cả! Ngay cả khi cắt móng tay, hãy để tâm vào việc đó. Nên biết rằng điều bạn đang làm là cắt móng tay."

    Đối với Dipa Ma, chánh niệm không phải điều bà đã làm, mà chính là điều bà đang thể hiện được nơi bản thân con người của bà - lúc nào cũng vậy. Bà cho biết, thái độ tốt nhất để tiếp cận với luyện thiền chính là niềm tin và ý chí. Nếu khi nào tâm trí bạn lang thang đâu đó, hãy bắt đầu lại. Dipa Ma cho biết thêm, với chánh niệm, chẳng có gì sai trái nếu bạn vấp ngã trong đó, "điều này đã xẩy ra với hết thảy mọi người và đó chẳng phải là một khó khăn trường kỳ. "Ngay cả khi bạn mất hết nghị lực hay mục tiêu thúc đẩy, bà vẫn khuyên ta, chỉ cần chú ý vào việc gì bạn đang làm và rồi chuyển sang trạng thái luyện ý thức - như hành thiền bách bộ, luyện chánh niệm nơi hoạt động bình thường, hay ngay cả ngồi thiền cũng được - trong đó chắc chắn sẽ có được nhiều động cơ thức đẩy hơn
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  6. #6

    Mặc định

    Bất kỳ hoàn cảnh nào cũng có thể thực hiện được.

    "Mỗi người chúng ta ai cũng có sức mạnh khủng khiếp, sức mạnh đó có thể dùng vào việc giúp đỡ chính mình hay người khác."

    Đức Phật đã từ bỏ vợ con để theo đuổi giác ngộ. Nhưng Dipa Ma, ngoài sự cần thiết phải từ bỏ đó, bà đã tìm ra chánh đạo trong phạm vi chu toàn bổn phận làm mẹ và cuộc sống sinh hoạt gia đình bình thường. Thông điệp bà gửi tới cho các phụ nữ trên khắp thế giới đó là, "Bạn chẳng cần phải từ bỏ gia đình mới đạt đến những hiện trạng tiến bộ cao hơn nơi kiến thức siêu nhiên. Các bạn có thể làm cha làm mẹ và vẫn theo đuổi được Phật Pháp."

    Ngay lúc ban đầu bà cũng đã có suy nghĩ là phải bỏ con gái lại để vào chùa và tu luyện trong yên tĩnh, Dipa Ma đã hiểu ra rằng gia đình của bà vẫn có thể là một phần trong cuộc hành trình đó. Cách tiếp cận của Dipa Ma mang tính chất bao gồm cơ bản — tất cả mọi sự kể cả công việc rửa chén trong bếp cũng đều là hành thiền cả.

    Dipa Ma đã dạy, "Trên trần gian này chẳng có gì tuyệt đối để ta phải chấp thủ đến cả, nhưng ta có thể tận dụng mọi sự trên trần gian này. Cuộc sống đâu phải là đồ bỏ, nó luôn hiện hữu, và một khi cuộc sống vẫn còn đó và bản thân ta vẫn còn sống, chúng ta phải tận dụng tối đa cuộc sống này."

    Dipa Ma không quá chấp thủ với bất kỳ một Thiền sư, một nơi chốn hay một phong cách sống nào cả. Toàn bộ thế gian này đều là Chùa cả. Sharon Kreider nhớ lại." Vào lúc tuổi khôn khoảng độ 20 tuổi - khi đó tôi chỉ muốn tin là nếu tôi ngồi thiền đủ thời gian với một Thiền sư thích hợp, thì mọi sự đều ổn cả - Dipa Ma đã chỉ cho tôi thấy còn có thể đạt được cao hơn thế nhiều. Bà là gương sáng cho những ai muốn trở thành một bà mẹ đích thực trên trần gian này. Trở thành người mẹ đích thực có nghĩa là cảm nhận được cuộc sống một cách mãnh liệt, nghĩa là phải biết ôm trọn bất kỳ điều gì xẩy đến với ta với ý thức, và biến mọi hoàn cảnh thành Thiền sư của mình vậy."

    Bài học thứ tư
    Kiên trì trong luyện tập

    "Kiên trì là một trong những đức tính quan trọng để tu luyện chánh niệm và chánh định"

    Kiên trì được tôi luyện bằng cách kiên định gặp gỡ với giới hạn của mình. Nếu bạn theo đuổi việc luyện thiền của bạn, điều không thể tránh khỏi đó là khó khăn sẽ xuất hiện. Trong những hoàn cảnh đầy thách thức, chỉ cần tỏ ra mình đang có mặt. Rất có thể, chắc tất cả đều khả thi - Như vậy đã đủ rồi.

    Kate Wheeler kể lại những hậu quả nơi tính kiên trì trong cuộc đời Dipa Ma như sau:"Bà đã phải chú tâm tới mọi đau khổ và đã vượt qua được tất cả. Sau này, khi đã qua khỏi lò lửa đó bà đã trở nên rất kiên định, đến nỗi bạn phải giật mình mỗi khi bà nhìn thẳng vào mặt bạn, vì bà đã nhận ra chính mình. Chẳng có nơi nào để che dấu cả. Bà nêu gương cho ta, không thể nào chỉ ngồi thiền và suy nghĩ vẩn vơ mà đạt đến giác ngộ được. Bạn phải nắm vững lấy chân lý đó một cách thâm sâu nhất nơi con tim bạn."

    Con gái Dipa Ma nói về sự kiên trì của mẹ mình như sau, "Một ngày trước khi mẹ tôi qua đời, Rishi, lúc đó độ mười một tuổi, đã hành động sai trái, khi tôi sửa soạn đi làm. Tôi rất tức giận và có ý đánh cho nó một trận và nó chạy lại nấp ở đàng sau bà ngoại, tức mẹ tôi. Bà không để tôi đụng đến thằng bé. Tôi rất buồn và bắt đầu la mẹ tôi, "Mẹ không biết nó hư quá rồi, Con muốn phạt nó." Mẹ tiến lại gần tôi với một sự dịu dàng, bà hạ giọng và nói. "Dipa, con gái yêu của mẹ. Cả con cũng đã có thời không tốt đó mà. Mẹ đã không quẳng con ra khỏi nhà vì con đã không mấy tốt lành đó sao." Mẹ tôi nói về tình thương và lòng kiên trì và nói chậm rãi. Đó là một bài học tôi nhớ mãi.

    Kiên nhẫn là một bài luyện tập suốt cả đời người, phải được tu luyện và tôi luyện luôn. Theo Dipa Ma, kiên nhẫn là điều cốt yếu để trưởng thành trí tuệ và chính vì thế đó là một trong những đức tính quan trọng nhất cần dược vun trồng.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  7. #7

    Mặc định

    Hãy khôi hài trong cuộc sống.

    "Tôi rất hạnh phúc, nếu bạn đến cùng thiền với tôi, bạn cũng sẽ hạnh phúc cho mà xem"

    Jack Engler hỏi Dipa Ma về vị thế hài hước trong việc luyện thiền như thế nào. Ông cho biết, "Tất cả chỉ toàn một mầu sám ảm đạm quá, nào là diệt dục, diệt sân hận, diệt tham muốn. Tất cả thứ đó xem ra có vẻ quá u ám, đâu là tinh hoa của việc hành thiền , thưa bà?."

    Dipa Ma bật cười toáng lên, "ÔI ông bạn không hiểu gì cả, cuộc sống đời vẫn y nguyên như vậy cơ mà. Chúng ta luôn cảm nhận được mọi diễn biến trong cuộc sống qua lăng kính khác nhau. Có lúc thì tham lam, lúc lại sân hận, và ảo giác biến mất. Bạn cũng sẽ nhận ra nhiều điều tươi mát và mới mẻ trong đó. Mỗi giây phút đều là gì mới mẻ trong đó. Cuộc sống lúc đầu có thể khá nhàm chán, nhưng mỗi ngày, mỗi giây mỗi phút đều đầy ắp những hương vị và biết bao điều thú vị."

    Eric Kolvig nhớ lại một lần trong một nhóm phỏng vấn, tính tinh nghịch của Dipa Ma đã được bộc lộ bằng một hình ảnh khó quên. "Cháu ngoại của Dipa Ma buồn vì gặp phải bất ổn trong nhà bếp. Ông tỏ ra cho mọi người biết những gì xẩy ra nơi đứa trẻ hai tuổi giống hệt như các nhà độc tài. Bà gọi đứa nhỏ lại bên cái trường kỷ bà đang ngồi. Bà đặt cháu ngoại nằm úp mặt xuống đất trên hai chân của bà và dỗ dành cháu ngoại bằng cách xoa lưng cháu và vỗ nhẹ vào mông- một cách ban phước lành rất đặc biệt. Có một chiếc xe ben đồ chơi bằng nhựa mầu xanh vàng vứt lăn lóc bên cạnh đó. Bà thanh thản chậm rãi nhặt lên, đặc úp ngược chiếc xe ben đồ chơi trên đầu. Và tiếp tục diễn giải về điểm Phật Pháp bà đang nói đến dở dang. Bà cứ tiếp tục như vậy cho đến hết cuộc phỏng vấn. Chính vì vậy mà tôi luôn nhớ đến bà: vỗ nhẹ lên mông đứa nhỏ làm trò cười cho mọi người để làm cho đứa cháu nguôi giận, đồng thời giảng Phật pháp và tiếp tục tranh luận đang khi còn để cả chiếc xe đồ chơi trên đầu. Dipa Ma là một chiến binh siêu nhiên vĩ đại nhất tôi chưa từng biết đến bao giờ. Chiếc xe đồ chơi bằng nhựa đó để trên đầu đã biến thành chiếc nón giáp quí tộc của người chiến binh. Tôi mới nói đùa chơi có một nửa mà thôi."

    Bài học thứ tám
    Đơn giản hoá

    "Sống đơn sơ, một cuộc sống giản dị thì tốt đủ điều. Quá hào phóng lại cản trở việc luyện thiền vậy."

    Mặc dù Dipa Ma và gia đình sống trong một căn hộ hai gian nhỏ xíu, đa số khách đến thăm đều nhận thấy hai phòng đó rộng rãi và sáng sủa lạ lùng. Một thiền sinh quan sát thấy rằng đang khi chúng ta người Phương Tây nghĩ rằng ta cần đến một không gian rộng rãi, điều Dipa Ma có đó là một khoảng không gian tâm linh rộng lớn bao la.

    Dipa Ma sống rất đơn sơ về mọi mặt. Bà kiêng không hòa nhập vào với xã hội. Bà không giây mình vào những công việc không cần thiết. Bà không dây mình vào những mối quan tâm của người khác, đặc biệt là những lời phàn nàn oán trách. Nguyên tắc chỉ đạo của chính bà và các thiền sinh của bà chính là sống trung thực và không trách móc bất kỳ ai.

    Dipa Ma thường nghỉ ngơi trong thinh lặng. Bà cho biết, "Bất kỳ khi nào tôi có thì giờ ở một mình tôi luôn luôn quay trở lại với nội tâm." Bà không bao giờ lẵng phí thời gian vào những hoạt động không cần thiết cho cuộc sống.

    Như thế trong việc hành thiền chúng ta luyện tập chú ý hoàn toàn vào một công việc nhất định trong một khoảng thời gian nào đó. Dipa Ma thực hiện mỗi công việc hoàn toàn không lo lắng băn khoăn về những gì sẽ xẩy đến tiếp theo. Bà cho biết, "Những suy tư quá khứ, tương lai gây tổn hại thời giờ của tôi." Trong bất kỳ công việc nào đã được dự tính, bà dồn hết sức lực vào đó bằng thoải mái, yên tịnh và đơn sơ.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  8. #8

    Mặc định

    Vun đắp tinh thần chúc lành

    "Nếu bạn chúc lành cho những người xung quanh, bạn sẽ được cảm hứng chăm chú đến từng giây phút một."

    Dipa Ma đã biến cuộc đời mình thành một công việc chúc lành liên lỷ, bà chúc phúc cho tất cả mọi người. Bà chúc lành cho họ từ đầu đến chân. vái lạy họ, tụng kinh cho họ, và vuốt tóc họ.

    Dipa Ma mời một thiền sinh là một phi công ban phước từ tâm và chúc phúc cho anh cùng với các đồng nghiệp điều hành chuyến bay. Bà cho biết, điều đó sẽ làm cho anh tỉnh táo hơn và làm cho mọi người được hạnh phúc.

    Phước lành của bà không chỉ dành cho con người mà thôi. Truớc khi lên máy bay bà cũng chúc phúc lành cho cả máy bay nữa. Đi xe hơi cũng là cơ hội thuận tiện để bà chúc lành không chỉ cho chiếc xe nhưng còn cho cả chuyến đi và cho cả những người bán xăng nữa.

    Thực thi tinh thần chúc lành suốt cả ngày có thể khiến cho những điều bình thường trở thành đặc biệt. Đó chính là cách tiếp cận với ân sủng từng giây từng phút một. Đó cũng là cách ta dâng lời cảm tạ, không chỉ trước bữa ăn, nhưng còn cả ngày, đối với bất cứ điều gì chúng ta làm.

    Bài học thứ mười.
    Đây là một cuộc hành trình lòng vòng.

    "Hành thiền giúp ta hoà nhập với con người toàn diện"

    Bạn tôi và Thiền sư Matthew Flickstein có một lần nói cho tôi hay, "Amy, bà biết không, bà đâu có được gần gũi với chân để hơn khi bạn mới khởi sự hành thiền mười tám năm về trước."

    Điều kinh ngạc của tôi quá hiển nhiên.

    "Bạn không gần gũi hơn với chân lý" ông ta cho biết, "là vì bạn chính là chân lý"

    Các Phật tử thường nói bóng nói gió, "Từ giã cõi đời này" và "quay trở lại cõi đời này " nhưng trong thực tế chẳng có từ biệt hay trở lại cõi đời này đâu. Chúng ta đâu có từ bỏ hay trở lại với bản chất cơ bản được chân lý thấp nhất thuộc nhân loại chúng ta, vì điều này đã và đang là chân lý, nhưng là chân lý được dấu dưới một dạng phim nhựa mỏng manh vô minh mà thôi. Bạn không thể khám phá ra chân lý mà chỉ để cho chân lý tự xuất hiện mà thôi. Chân lý tự xuất hiện ra khỏi đám mây vô minh bao quanh chúng ta. Nhìn vào chính bản thân đích thực của bạn, có nghĩa là nhận ra mình bị trói buộc với hết mọi người và hết mọi sinh vật trên trần gian này, mà quả thực bạn cũng có một phần trách nhiệm đối với bất kỳ những gì xẩy ra trên trần gian này.

    Cái đẹp nơi cuộc hành trình siêu nhiên chính là con đường bất biến giúp ta quay trở lại với điểm xuất phát. Khi Dipa Ma còn chịu cảnh son sẻ, chồng bà đã khôn khéo đề nghị với bà có thể nhận bất kỳ đứa trẻ nào bà muốn làm con nuôi. Nhưng trong những ngày khó khăn đó, trước khi bà gặp được Phật pháp có thể biến đổi cuộc đời, bà cũng đã phải chịu cảnh lạc lõng trong buồn khổ vì những gì bà không có được, cố gắng "trám đầy lỗ hổng" vào cuối đời, Pipa Ma đã được làm mẹ tất cả mọi người.Thay vì trám đầy lỗ hổng đó. Chỉ cần có trái tim luôn mở rộng mà thôi.
    Vạn ác dâm vi thủ , vạn thiện hiếu vi tiên .
    Lấy giới làm thầy , lấy khổ làm thầy .

  9. #9
    Người bảo vệ Chánh Pháp Avatar của GaDiBo
    Gia nhập
    Dec 2012
    Nơi cư ngụ
    Cõi Trần
    Bài gởi
    1,011

    Mặc định

    Mong bạn tiếp tục phát huy!
    Mong bạn luôn sống trong tỉnh thức!
    Bất cứ cái gì sinh ra, thì cũng sẽ hoại diệt.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Mật tông vấn đáp
    By ductri16580 in forum Mật Tông
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 05-09-2014, 11:53 AM
  2. Hành trình về phương Đông
    By Itdepx in forum Đạo Thiên Chúa
    Trả lời: 19
    Bài mới gởi: 16-09-2013, 08:57 PM
  3. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  4. Thượng đế là ai ?
    By kiennguyen in forum Đạo Cao Đài
    Trả lời: 371
    Bài mới gởi: 09-01-2012, 09:31 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •