Bí ẩn bản kinh Thánh cổ 14/11/2007

Tấm da hơn nghìn năm tuổi được người đàn ông luôn giữ bên mình như một lá bùa hộ mệnh.



Bùa hộ mệnh?

Sabbagh, một người xứ Xi-ri sau khi di cư đến Brooklyn, New York, đã mang theo mảnh giấy da này từ năm này qua năm khác trong chiếc ví của mình. Ông ta xem nó như một tấm bùa hộ mệnh, thậm chí còn mang theo nó ngay cả khi đang phải làm một cuộc phẫu thuật tim. Sau khi Sabbagh mất được 2 năm, gia đình ông đã tặng nó cho học viện Jerusalem. Tấm da quý này đã được các nhà nghiên cứu khôi phục lại và nó thực sự có ý nghĩa đối với cộng đồng người Do Thái. Ngày 9 tháng 11, các nhà khoa học đã hợp nhất được những phần đã mất và trả chúng về đúng nguyên bản.

Ông Micheal Glatzer Chủ tịch Viện Yad Ben Zvi cho biết: Nó mang lại cái nhìn cận cảnh (chính xác) về những nét riêng biệt của ngữ pháp và cách phát âm của người Do Thái cổ. Trở lại chuyện về tấm da có chữ viết cổ này, gia đình nhà Sabbagh cho biết: Sabbagh luôn giữ nó bên mình vì ông tin rằng chính mảnh giấy da này đã mang lại cho ông ấy nhiều may mắn và thoát được nhiều chuyện nguy hiểm. Như lần ông đang chu du trên biển Galilee. Bỗng nhiên chiếc thuyền bị đắm.

Thật đáng buồn khi tất cả mọi người không ai qua khỏi nhưng ông là người duy nhất sống sót và được một chiếc thuyền đánh cá cứu thoát. Còn rất nhiều chuyện trong suốt những năm ông mang theo mảnh kinh Thánh bên người mà không lí giải được.



Các nhà khoa học đã xác định đây là một bản kinh Thánh viết tay của người Do Thái cổ với tuổi thọ hơn 1.000 năm. Mảnh giấy như một tấm bùa may mắn trong suốt 6 thập kỉ của ông Sabbatgh và gia đình. Ông Micheal GlatzerYad Ben Zvi cho biết: "Bản viết trên giấy da này, to hơn tấm thẻ tín dụng của chúng ta, nhưng nó được xem như là một căn cứ chính xác nhất về bản kinh Thánh viết tay của người Do Thái cổ".
Nó bao gồm nhiều Verses (một trong các đoạn ngắn được đánh số của một chương trong kinh Thánh) trong quyển sách nói về sự kiện người Do Thái cổ rời bỏ Ai Cập như thế nào. Quyển sách miêu tả về một tai họa ở Ai Cập, nó có trích một câu nói của Pharaoh (Tên gọi dành cho các vị vua Ai Cập cổ đại) như: "Hãy để cho mọi người ra đi, đấy là cái họ có thể đối xử với tôi...". Mặt khác, bản kinh Thánh viết tay này còn như một văn bản để chú giải kinh Thánh Do Thái cổ.

Bản này được viết ở Tiberias, gần biển Galilee (thực chất là hồ nước ngọt nhỏ ở Isreal) trong thế kỉ thứ 10 và sau đấy được mang tới Jerusalem. Ông Aron Dotan, giáo sư ngôn ngữ Xi-ri và Do Thái cổ của đại học Tel Aviv đã cho biết: "Chúng ta đã có khoảng 60% của bản kinh Thánh viết tay của người Do Thái cổ, hơn một phần 3 vẫn còn thất lạc". Mặc dù đây chỉ là một mảnh nhỏ, nhưng sự phát hiện này thực sự là một điều đáng ghi nhớ. Nó đã thêm vào một phần rất quan trọng những gì chúng ta đã có". Tuần này bản kinh Thánh cổ - lá bùa hộ mệnh sẽ được trưng bày tại viện Jerusalem

Khoa Học & Đời Sống