kết quả từ 1 tới 1 trên 1

Ðề tài: Giải thích về những con số1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,12... trong đạo Cao Đài

Threaded View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Giải thích về những con số1,2,3,4,5,6,7,8,9,10,12... trong đạo Cao Đài

    1. Số MỘT tượng trưng cho Thái Cực hay cái vòng tròn ( trứng gà) có chấm bên giữa ( cái ngòi hay hột gà có trống). Ngôi Thứ Nhứt hay Đức Thượng Đế ở trạng thái Tịnh. Lúc chưa có vụ nổ BIG BANG hay lúc nguyên thủy thì chí có Khi Hư Vô tượng trưng cho vòng tròn, nhưng vòng tròn nầy lại có hai phần là Âm và Dương, mỗi phần lớn lại có phần nhỏ Âm Dương ngược lại, trong Âm có Dương và trong Dương có Âm. Như vậy cái trứngcó con gà bên trong tức là Mẹ của Vũ Trụ hay Đức Vô Cực Từ Tôn mà Đạo Cao Đài gọi là Đức Diêu Trì Kim Mẫu. Sự toàn năng, toàn thiện, huyền nhiệm vô biênkhông thể diễn tả thành lời được, nên Đức Lão Tử tạm mượn chữ ĐẠO để đặt, vì nếu nói ra được thì không phải là Đạo nữa, vì vậy Ngôi Thái Cực làđiểm số MỘT nằm chính giữa có nhiều tên do ngôn ngữ thế giới đặt như là Đức Thượng Đế, Dieu, God, Gott, JHVH hay Jéhova, Allah, Brahma, Cao Đài,Ngọc Hoàng Thượng Đế. Số 1 cũng là nguyên lý đầu tiên của Vũ Trụ, và trong Kinh Thánh Ngôn Hiệp Tuyển Đức Cao Đài nói ngài do Khí Hư Vô sanh ra, nhưng ngài không nói Đấng nào sanh ra Khí Hư Vô, như vậy ngàicũng là Khí Hư Vô lúc chưa có sựphân tách nguyên tử Hư Vô thành hai phần là Lưỡng Nghi. Khi Tịnh thì Nhị nguyên nằm trong Nhất nguyên, khi Động thì Nhất nguyên biến thành Nhị Nguyên để sanh hóa ( điện có bóng đèn thì cháy sáng, làm chạy máy, sản xuất món khác, và lò luyện tạo ra chất hay nguyên tử khác, ruột trái đất hay các Galaxies là lò nguyên tửbiến các chất ra nhiều chất khácnữa. Nhất bổn
    tán vạn thù và Vạn thù qui nhứt bổn hay chu kỳ kín trường tồn mãi.
    1. Số HAI là Lưỡng Nghi hay Yin và Yang ( Dualität, Dualité, duality) với hình cong chữ S chia vòng Vô Cực thành hai phần đó là Thiếu Âm và Thiếu Dương. Giốngdân Bách Việt xuất nguyên từ cái nôi ở vùng hai tỉnh Quảng Đông và Quảng Tây mà tổ tiên tượng trưng cho Âm (Bà Âu Cơ) trên núi cao thuộc Dương, Đức Lạc Long Quân là nam, lại nằm dưới nuớc với hình thể rồng, như vậy trong Âm có Dương và nhờ có tu luyện nên mới vẽ ra Sơ Đồ Vũ Trụ trên hai con vật linh. Vua Phục Hi và Văn Vương là Hậu Duệ của hai vị Quốc Tổ Rồng + Tiên, học trực tiếp với Đức Thượng Đế, nên Kinh Dịch làdo Tổ Tiên của giống Báchg Việt viết. Trong Âm có Thìếu Dương và trong Dương lại có phần Âm nhỏ hơn là Thiếu Âm, cả bốn phần nầy gọi là Tứ Tượng còn nằm trong vòng Thái Cực. Khi tách ra khỏi vòng hay những nguyên tử chánh nổ và tạo ra những nguyên tử khác thì thànhnhững Cung với những Hào Âm Dương, các Cung và Ngũ Khí trong Vũ trụ theo luật tương sanh và tương khắc mà hóa sanh vạn vật. Số 2 là nữ, mái, điện lạnh, đàn bà. Trong thân xác thì có sự ngược lại ở vị trí: nam tả, nữ hữu ở hai bàn tay.
    1. S ố BA ; Trong Vũ trụ có Tam Bửu là: Nhật, nguyệt và Tinh; trong con người thì có Tinh, Khí, Thần. Đức Thượng Đế thì có ba trạng thái: Ý chí, Minh triết và Bác ái; trong khoa nguyên tử lực học thì Âm điện tử ( Electron), Dương điện tử ( Proton) va Trung hòa tử (Neutron), trong Đạo Phật thì Phật, Pháp, Tăng,;trong Thiên Chúa Giáo thì có ĐứcChúa Cha hay Ngôi Thứ Nhứt, Đức Chúa Con hay Ngôi thứ Hai và Đức Chúa Thánh Thần hay Ngôi Thứ Ba hay Ngôi Thần Linh tức Ý Chí hay Thần Lực của Đức Cao Đài chiếu xuống người đồngtử như máy Fax để viết ra cơ bút dạy Đạo.Số 3 dùng rất nhiều trong phép luyện Đạo nhưTam Huê tụ đỉnh, Tam Điền, TamThừa, Tam Nguơn. Khi tu luyện thì phải làm sao cho Tam huê tụ đảnh tức lên Nê huờn cung để Thiên + Nhơn hiệp nhứt. tại Đài Cao.
    2. Số BỐN : Vật chất có 4 chất gọi là Tứ Đại: đất, nước, gió, lửa; trong nguyên tử căn bản của vật chất thì có C,H,O,N hay Carbon, Hydro, Oxy va Nitro; Vũtrụ thì biến hóa ra Tứ Tượng, phương hướng thì có tứ phương: Đông, Tây, Nam, Bắc; Đời sống con người thì gồm có sanh, lão, bịnh, tử; Vũ trụ thì cochu kỳ: thành, trụ, hoại, diệt; Đạo pháp tu giải thoát trong Đạo Phật thì có Tứ Diệu Đế tượng trưng bằng chữ Vạn, nếu quay ngược thì tiến hóa từ nhất bổn tán vạn thù, nếu quay ngược hay thiền định, luyện Đạothì biến từ Vạn thù qui nhứt bổn. Số 4 còn nhiều ý nghĩa khác như: Tứ thời công phu , TứTượng , Tứ Tổ Qui Gia: Ngũ Khí triều Nguơn hay Kim, Mộc, Thủy,Hỏa gom về Mồ Kỷ Thổ để tạo Thánh Thai tại Trung Điền.
    3. Số 5 : Trong Vũ trụ có Ngũ Khí, Ngũ Hành, Ngũ Tạng: Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ và có năm màu, xanh, vàng, đỏ, trắng, đen. Ngũ hành suy hay bất hòa thì sanh ngũ bịnh. Muốn mạnh thì ngũ tạng và ngụ khí phải điều hòa; Khi tu luyện thì phải làm sao cho Ngũ Khí triều nguơn thì mới có Thánh Thai hay Kim Thân được. Trong Đạo Phật thì có NgũUẩn, trong Đạo Nho thì có Ngũ thường hay 5 đức tánh là Nhơn, nghĩa, lễ, trí, tín. Các dân tộc có5 màu da: da trắng ở Châu Âu, da vàng ở Á Châu, da đen ở Phi Châu, da đỏ ở Mỹ Châu, da xanh hay màu xám như vỏ cây ở Úc Châu.
    4. Số 6 : Trong Tiểu Vũ Trụ hay trong con người thì có lục căn, lục trần là 6 cửa để nhận ngoại giới liên hệ đến sự rung động của các tần số trong Vũ Trụ. Khi niệm lục tự: Namo Amitaba hay nam Mô A Di Đà Phật hay Án Ma Ni Bát Di Hồng Nam hay Mô Cao Đài Tiên Ông hay AUM đọc chậm thành âm rung vang ra trong không gian là pháp để tập trung tư tưởng, trấn giữ không cho lụccăn khuấy phá động loạn mà chỉ chú tâm vào việc tịnh để tự độ ( Tịnh Độ)., trong con người có lục dục.
    5. Số 7: Trong VŨ trụ có 7 Hệ thống tiến hóa, 7 chu kỳ hay 7 cuộc tuần hoàn, 7 ngày tạo lập Vũ trụ, 7 cõi, 7 cảnh hay bảy từng trời, 7 nốt nhạc trong âm thanh, thất tình, trong thiên nhiên có 7 cuộc tiến hóa, 7 loài khác nhau, 7 này trong tuần, 7 loại nguyên tử các nhau, 7 cảnhtrong 1 cõi nặng nhẹ khác nhau.
    6. Số TÁM :
    Cuộc tiến hóa lần thứ nhất trong Vũ trụ là phân định Âm Dương, L ưỡng Nghi ra Tứ Tượng và Tứ Tượng thành Bát Quái
    Tên của Cung, Quái đặc tính Hình thái ví như trong Gia đình
    Kiền= Càn das Schöpferische=chora stark=khởi nguyên Bầu trời= Himmel Cha
    Khôn= Kun=das Empfangende=nhận lãnh hingebend (thụ) Erde=Đất Mutter= Mẹ
    Cấn=Schen=das Erregende bewegend (chuyển) Donner= Sấm Đứa Con trai thứ 1
    Kan=Khảm=das Abgründige nguy hiểm Wasser= Nước Đứa Con trai thứ 2
    Gen=Chấn=das Stillehalten (tịnh) ruhend Núi=Berg Đứa con trai thứ 3
    Sun=Tốn=das Sanfte eindrigend Wind=gió, Mộc, Holz Đứa con gái thứ 1
    Li=Ly=das Haftende leuchtend (chiếu rọi) Feuer=Lửa Đứa con gái thứ 2
    Dui= Đoài=das Heitere fröhlich (vui) See=biển Đứa con gái thứ 3
    Ngoài ra số 8 còn chỉ BÁT TIÊN, bát loài, Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái. 8 hướng...
    9 Số CHÍN: Trong Đạo Cao Đài có Cửu Trùng Đài là nơi chư chức sắc lo độ rổ chúng sanh. Cung củaĐức Mẹ Diêu Trì thì có Cửu Nương. Số 9 còn nói đến Cửu Trùng Thiên:
    Trên Thượng giới có 3 cõi là: Cõi Thiên Tiên, Cõi Địa Tiên và Cõi Nhơn Tiên. Mỗi cõi chia làm 3 tùng,cộng chung là Cửu Trùng Thiên:
    Cõi Thiên Tiên có: Hỗn Nguơn Thiên có Lôi Âm Tự
    Hư Vô Thiên Ngọc Hư Cung
    Tạo Hóa Thiên Tạo Hóa Thiên Diêu Trì Cung
    Cõi Địa Tiên có Phi Tưởng Thiên
    Hạo Nhiên Thiên
    Kim Thiên
    Cõi Nhơn Tiên có: Xích Thiên
    Huỳnh Thiên
    Thanh Thiên
    Trong phép thiền của Cao Đài Tân Pháp thì có cách luyện Cửu Cửu ( 9 cách luyện trong 9 ngày x 9 lầ =81 ngày )
    Sấm Trạng Trình cũng có nói Cửu Cửu Càn Khôn dĩ định. Trong phéptu thì có Cửu niện diện bích ( 9 năm nhìn trong vách đá mà thiền) giống như chư huynh trưởng trongBộ Lạc Koji trên núi xứ Colombia Nam Mỹ mặc áo trắng vô hang núi nồi thiền 9 năm ). Trong pháp thiền có câu " Chín Trời, mười Phật" tức là 9 cửa lên Trời (là 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, 1 miệng,1 lổ tiểu và 1 lỗ tiện) và một cửa lên Phật hay Thiên môn, tức cái cửa trên đỉnh đầu, khi luyện được Kim Thân lên Nê Huơòn Cung và Thiên môn được mở, Kim Thân hay Phật tử sẽ xuất ra ở đó. Ngủ nằm thì hồn không xuất ra trên đỉnh đầu, mà ra ở 9 lổ trống vừa kể, ai tu theo bửu pháp Chiếu Minh phải ngủ ngồi để lúc ngủ hồn bay ra ở trên đầu, khi qui liễu ( bỏ xác) thì chơn linh xuất ra đi từ Thiên môn bay lên và chết ngồi, có ấn chứng nữa là mở mắt trái ( Dương Thần). Đức Mẹ Diêu Trì Kim Mẫu thì dùng con số 9, có 9 cung cho cửu vị Tiên Nưong lo cho Cơ Địa, và 9 vị lo cho Thế Đạo, phụ trách Cửu Viện là:
    1. Hộ Viện : lo việc tài chánh
    2. Lương Viện : lo về lương thực, kinh tế, tự túc...
    3. NôngViện : lo về canh tác
    4. Học Viện : lo về giáo dục, phổ biến đạo lý.
    5. Y Viện : lo về sức khoẻ, y tế,.
    6. Công Viện : lo về tu bổ, xây cất.
    7. Lễ Viện : lo về nghi lễ, đàn cơ
    8. Lại Viện : lo vềcông tác, chức sắc, nội vụ, đạo hữu.
    9. Hòa Viện : lo về ngoại giao, liên lạc, hòa hiệp. còn sự sanh hóa thì theo đúng theo con số 12 là số của Đức Chí Tôn Thượng Đế.
    10. Số MƯỜI : Số 10 là do 2 số Ngũ nhập lại. Ngũ hành là 5 số Dương của Ngũ Khí thuộc Tiên Thiên của thiên nhiên Trời đất, trong xác thân con người có Ngũ Tạng và Ngũ Khí. Số 10 là Toàn Âm, cho nên luyện Đạo là làm sao cho Âm biến thành Dương. Khí Hư Vô là toàn Dương, nhờ nội tức mà biến từ phàm thành nguơn. Cõi toàn Âm quang thì có Thập Điện Diêm Vưong toàn âm, nhưng nếu không có chút Dương nào thì linh hồn bị Âm quang làm biến thành toàn âm và linh hồn bị tiêu diệt, cho nên những linh hồn đại ác thì theo luật Âm Dương và Nhân Quả tác dụng vào thì bị tru diệt không còn nữa. Trong Thiên Chúa giáo có 10 điều răn để dạy các linh hồn không bị tiêu diệt đời đời, nhưng khi xuống Diêm Đình thì có dịp ăn năn chuộc tội để linh hồn còn tồn tại, thoát cõi Âm quang mà lên cõicó ánh Dưong quang tu học, tiến hóa và thăng hoa. Trong Đạo Phật thì có Ngũ giới cấm, tức là có Âm mà cũng có Dương, khả dĩ thối hóa hay tiến hóa trong lục đạo trong thời gian ngắn thôi. Vì nơi cõiÂm quang không có thời gian để đo nên linh hồn cảm thấy như đời đời, chứ thật ra đó là lò Luyện ngục tạm thời mà thôi.
    Số 11 : Từ toàn Âm là 10, tiến lên trở lại một phần Dương, là hy vọng thăng hoa.
    Số 12 : Trong Thái Dương hệ có 12Cung. Mỗi cung có một đặc tính riêng, nhờ có thần nhãn hay giác linh mà chư vị tu Tiên ngày xưa biết đưọc ảnh hưởng của các cungcó những tia vũ trụ tuyến, ảnh hưởng đến con người mà các nhà Lý Số gọi là Tử Vi,
    biết ngày giờ sanh, nơi sanh õ nơi nào trên trái đất mà biết số mạng.Đông phương và ây phương đều tìm ra Tử Vi như nhau, mặc dù tínhtheo Âm lịch hay Dương lịch thì số mạng đoán trúng như nhau. Khoa Chiêm Tinh học rút ra từ Kinh Dịch,vì Kinh Dịch là cuốn Kinh dùng cho khoa huyền môn và tu luyện đon dược. Số 12 là con số của Đức Thượng Đế lúc hóa sanh vạn vật, cho nên trong Vũ trụ co 12 Bà Mẹ Sanh. Các nhà Chi6n tinh học Đông phưong thì muợn 12 con thúđể đặt tên cho 12 Cung, nhưng khiáp dụng vào cuộc sống thì sự phốihợp Âm và Dương hay Mẹ và THẦYthì dung hoà giữa số 10 ( Giáp, Ất,Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quí có Dương và Âm xen kẻ nhau thuộc Hậu Thiên hay Địa Tiên) và số 12 thuộc Tiên Thiên. Đức Thượng Đế mở Đạo bên Tây ( từ Trung Đông sang Tây) thì dùng 12 đệ tử là con số của THẦY,cho nên Đức Chúa Giê-su có 12 vị Tông đồ. Trong Đạo Cao Đài thì ngài dùng Thập Nhị Thời Quân lo cho Thiên Đạo
    Last edited by biettatca; 21-07-2012 at 10:21 PM.

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. VÌ SAO PHẬT GIÁO SUY TÀN TẠI ẤN ĐỘ
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 20-10-2022, 08:20 AM
  2. Trả lời: 622
    Bài mới gởi: 06-11-2016, 11:10 PM
  3. Chuyện ma có thật: Đất độc [Full] - VOZer
    By whyhandsome15 in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 22-01-2014, 10:29 AM
  4. Tôi đang tiếp xúc: những người trong thế giới vô hình
    By vo minh cau dao in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 17-02-2013, 03:14 PM
  5. Tìm hiểu về TĐGCL
    By tinhkhithan in forum Đạo Việt Nam
    Trả lời: 33
    Bài mới gởi: 28-06-2011, 05:51 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •