Trong lịch sử phong kiến lâu dài tại Trung Quốc, ngôi vua đều do con vua kế thừa. Nhưng trong thần thoại Trung Quốc giữa ba ông vua sớm nhất vua Nghiêu, vua Thuấn và vua Vũ, việc truyền ngôi lại không phải có dòng máu. Ai có đức tài thì người đó được tiến cử kế thừa ngôi vua.
Vua Nghiêu là ông vua đầu tiên trong truyền thuyết Trung Quốc.Khi về già vua Nghiêu muốn tìm một người kế vị vua, do đó liền triệu tập thủ lĩnh các bộ lạc đến thảo luận.
Sau khi vua Nghiêu nói dự định của mình, có người tên là Phóng Tề nói: “Con ngài Đan Chulà người tiến bộ, kế thừa ngôi vua rất thích hợp.” Vua Nghiêu nghiêm túc nói: “Không được, conta kém đức hạnh, hay tranh cãi với người.” Một người khác nói: “Cộng Công quản thuỷ lợi là người rất khá.” Vua Nghiêu lắc đầu nói: “Cộng Công giỏi ăn nói,bề mặt cung kính, nhưng trong lòng lại nghĩ khác. Dùng người như vậy, tôi không yên tâm.” Lần thảo luận này không có kết quả, vua Nghiêu tiếp tục tìm người kế thừa mình.
Qua một thời gian, vua Nghiêu lại họp các thủ lĩnh bộ lạc. Lầnnày có mấy vị thủ lĩnh tiến cửmột thanh niên bình thường tên là Thuấn. Vua Nghiêu gật đầu nói: “Ờ, ta cũng nghe nói người này rất tốt. Các ngươi có thể kể cho ta biết chuyện của anh tađược không?” Mọi người liền kể tình hình của chàng Thuấn: Cha Thuấn là rất hồ đồ, mọi người gọi ông ta là Cổ Tẩu (Ý là ông già mù). Mẹ đẻ của chàng Thuấn chết sớm, mẹ kế đối xửrất tệ với Thuấn. Em trai do mẹ kế sinh ra tên là Tượng, ngạo mạn hết chỗ nói, nhưng lại rất được Cổ Tẩu nuông chiều. Chàng Thuấn sống trong một giađình như vậy, nhưng đối với cha,mẹ kế và em trai đều rất tốt. Bởi vậy, mọi người cho rằng chàng Thuấn là người đức hạnh tốt.
Vua Nghiêu nghe mọi người kể về Thuấn liền quyết định thử thách Thuấn. Vua gả hai đứa con gái của mình là Nga Hoàng và Nữ Anh cho Thuấn, còn xây kho lương thực cho Thuấn, chia cho Thuấn nhiều bò cừu. Mẹ kế và em trai Thuấn thấy thế vừa thèm vừa tức tối, cùng cha Cổ Tẩu mấy lần dùng mưu kế muốn hãm hại Thuấn.
Có một lần, Cổ Tẩu gọi Thuấn leo lên sửa nóc kho lương thực. Khi Thuấn dùng thang trèolên nóc kho, Cổ Tẩu ở dưới đốt lửa, muốn đốt chết Thuấn. Thuấn ở trên nóc kho thấy lửa cháy, liền tìm thang để xuống, nhưng không thấy tháng đâu. May mà Thuấn có mang theo hai chiếc nón đội che nắng. Thuấn hai tay cầm hai chiếc nón, như con chim giang cánh nhảy xuống.Nón bay theo gió, Thuấn nhẹ nhàng rơi xuống mặt đất, không hề bị thương.
Cổ Tẩu và Tượng không cam lòng, họ lại gọi Thuấn đi khơi giếng. Sau khi Thuấn nhảy xuống giếng, Cổ Tẩu và Tượng ở bên trên ném nhiều đất đá xuống, muốn lấp giếng, để chôn sống Thuấn ở dưới, không ngờ sau khi xuống giếng, Thuấn đã khoét ngách giếng chui ra, an toàn trở về mặt đất.
Tượng không biết Thuấn đã thoát chết, hớn hở về nhà nói với Cổ Tẩu: “Phen này anh trai chắc chết rồi, diệu kế này do con nghĩ ra. Bây giờ chúng ta cóthể chia tài sản của anh trai rồi.” Nói xong, Tượng liền đi về nhà Thuấn ở, nào ngờ, khi bước vào nhà, thấy Thuấn đangngồi gẩy đàn bên giường. Tượngtrong bụng kinh ngạc, nhưng vẫngiả vờ nói: “Ôi, em nhớ anh biết bao.”
Thuấn cũng tảng lờ như khôngcó chuyện gì xảy ra, nói: “Chú đến rất đúng lúc, tôi bận nhiềuviệc, đang muốn chú giúp cho ítviệc.” Sau đó, Thuấn vẫn đối xử nhã nhặn với cha mẹ và em trai như trước, Cổ Tẩu và Tượng cũng không dám hãm hạiThuấn nữa.
Sau này, vua Nghiêu lại nhiều lần khảo sát Thuấn, cho rằng Thuấn quả là một người đức hạnh lại có tài, quyết định truyền ngôi vua cho Thuấn. Sự nhường ngôi này, được các nhà sử học Trung Quốc gọi là “Thiềnnhượng”.(Tức nhường ngôi)
Sau khi vua Thuấn lên ngôi, cần cù tiết kiệm, lao động như dân thường, được mọi người tin cậy. Qua mấy năm, vua Thuấn chết, vua Thuấn vẫn muốn nhường lạingôi vua cho con trai vua Nghiêu làĐan Chu, nhưng mọi người đều không tán thành. Khi vua Thuấn về già, cũng dùng cách tương tự, lựa chọn Vũ có đức có tài làm người kế thừa mình.
Mọi người tin rằng, trong thời đại vua Nghiêu, vua Thuấn, vua Vũ, thiên hạ không có tranh giành lợi ích, quyền lực, vua và người bình thường đều sống cuộc sống tốt đẹp và giản di