kết quả từ 1 tới 18 trên 18

Ðề tài: Khám Phá Quái Lý Của Phái Bát Trạch Phong Thủy

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Khám Phá Quái Lý Của Phái Bát Trạch Phong Thủy

    Trong thuật Kham Dư Địa Lý của Trung Quốc, đối với sự kết hợp tốt xấu của nhà ở, lý luận của phái Bát Trạch có chỗ đứng rất quan trọng, các tác phẩm kinh điển của môn phái này như “Dương Trạch Tam Yếu” , “Bát Trạch Chu Thư” , “Bát Trạch Minh Kính” ( “Bát Trạch Minh Kính” được dịch giả Thái Kim Oanh dịch ở Việt Nam với cái tên là “Bát Trạch Minh Cảnh” ) do các tác giả thời xưa viết vẫn được lưu hành rộng rãi và đều được các nhà nghiên cứu hiện nay lấy nó làm căn cứ. Phái Bát Trạch tương truyền do một vị cao tăng đời nhà Đường có Pháp Hiệu là Đường Nhất Hạnh tổng hợp sáng tạo ra. Lý luận căn bản của nó là lấy Dịch Lý Tiên Thiên Hà Đồ làm lý luận căn bản, lấy phương vị Hậu Thiên Bát Quái làm ứng dụng. Ngoài ra nó còn phảng phất một số tri thức của phái Phong Thủy Mũ Đen trong Phật Giáo Tây Tạng Mật tông.Bát Trạch phái được các thuật sĩ hành nghề trong dân gian ứng dụng rất nhiều, nó phân ra làm hai loại trạch ( Nhà hoặc Mồ mả) : Đông tứ trạch và Tây tứ trạch rồi phối theo người mà phán định tốt xấu. Càn Khôn Cấn Đoài là Tây tứ trạch, Khảm Ly Chấn Tốn là Đông tứ trạch. Tọa sơn lập hướng là Tây tứ trạch thì dùng bốn phương vị Tây làm cát để kê đặt bếp, mở cửa, dùng cho người ở, còn bốn phương vị Đông thì là hung, không thể mở cửa, làm bếp, người ở càng không nên. Đông tứ trạch cũng suy như thế. Cần nhắc lại một lần nữa nguyên tắc chủ yếu là lấy phương vị hậu thiên bát quái để đoán định, tuy nhiên thực tế là Lý Luận Bát Trạch lại xuất phát từ Tiên Thiên Bát Quái. Nó dựa trên quy luật của sự âm dương phối hợp, giao cấu, sinh thành.

    1. Sự phối hợp của Đông, Tây tứ trạch phù hợp với quy luật tương sinh của Ngũ Hành :
    Theo Bát Quái Tiên Thiên phối hợp với số Lạc Thư ta sẽ thấy :
    Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài trong Lạc thư có số là : 9, 1, 6, 4
    Đông tứ trạch Khảm Ly Chấn Tốn trong Lạc Thư có số là : 7, 3, 8, 2
    Ngũ Hành tiên thiên vốn là :
    1 – 6 là thủy ở phương Bắc; 4 – 9 là Kim ở phương Tây.
    2 – 7 là hỏa ở phương Nam; 3 – 8 là Mộc ở phương Đông.
    1 – 6 – 4 – 9 tổ hợp thành Kim Thủy tương sinh .
    2 – 7 – 3 – 8 tổ hợp thành Mộc Hỏa tương sinh.
    Bởi thế Tây tứ trạch là các cục Kim Thủy tương sinh; Đông tứ trạch là các Cục Mộc Hỏa tương sinh.

    2. Sự phối hợp bốn trạch Đông hoặc tây phù hợp quy luật hợp ngũ , hợp thập, sinh thành của Hà Lạc:
    Tây Tứ Trạch ( Càn Khôn Cấn Đoài ) :
    Càn 9 với Đoài 4 , Khôn 1 với Cấn 6 tức là 1 – 6 , 4 – 9 sinh thành Cục của Hà Đồ.
    Càn 9 với Khôn 1 , Đoài 4 với Cấn 6 tức là hợp lại thành 10. ( 10 tức là một mang ý nghĩa quay về với Đạo )
    Càn 9 với Cấn 6 , Khôn 1 với Đoài 4 là hợp thành 15, hợp thành 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.
    Đông Tứ Trạch ( Ly Khảm Chấn Tốn ) :
    Khảm 7 với Tốn 2 , Ly 3 với Chấn 8 tức là 2 – 7 , 3 – 8 Hà Đồ sinh thành Cục.
    Khảm 7 với Ly 3 , Chấn 8 với Tốn 2 , hợp lại thành 10 đối đãi, Thủy Hỏa tương xạ, Lôi Phong tương bạc Cục.
    Khảm 7 với Chấn 8 , Ly 3 với Tốn 2 , hợp lại thành 15 , 5 tức là Lạc Thư âm dương giao cấu Cục.

    3. Đông Tây Trạch phù hợp quy luật Âm Dương tương phối :
    Theo Tiên Thiên Bát Quái có thể thấy :
    Càn Đoài là lão Dương; Khôn Cấn là lão Âm.
    Tốn Khảm là thiếu Dương; Chấn Ly là thiếu Âm.
    Tây tứ trạch Càn Khôn Cấn Đoài là lão Dương phối lão Âm.
    Đông tứ trạch Ly Khảm Chấn tốn là thiếu Dương phối thiếu Âm.
    Phù hợp quy luật “Lão phối lão , thiếu phối thiếu, âm dương tương phối là ý tốt”

    Bát Trạch phái lý luận xuất phát từ Tiên Thiên Hà Đồ Bát Quái, nhưng ứng dụng vào phương vị Hậu thiên bát quái. Nó rất có Dịch lý! Có thể nói trong Phong Thủy Học thì ứng dụng ở tầng 1 là dùng Bát Trạch Pháp. Tầng thứ hai là dùng Tam Nguyên long Tam Nguyên Quái để tiến hành. Tầng thứ 3 là dùng thuyết Nguyên Vận, Linh Chính, Giao cấu cùng Long Sơn Hướng Thủy phối hợp để làm. Mỗi bước tiến qua một tầng lại ẩn chứa nhiều điều bí mật. Ở tầng thứ 2 và 3 thường là mật truyền , thế nhân biết được rất ít. Bát Trạch phái là một học phái phong thủy rất cổ lưu truyền rất rộng rãi, là tầng thứ nhất khi tác pháp. Thông thường khi truyền pháp trong Bát Trạch thường truyền kỹ thuật mà không truyền nguyên lý khiến cho người học sinh ra nghi ngờ, vu cho là ngụy pháp. Hiện nay xã hội thật giả lẫn lộn, cỏ lúa cùng mọc , cho nên tôi mạnh dạn chia sẻ bí mật nguyên lý của Bát Trạch Phái cho mọi người được rõ . Trước hết trợ duyên cho các học giả có thêm niềm tin và kiến thức tiếp tục nghiên cứu sâu thêm về Bát Trạch Phái ( Còn rất nhiều bí mật xung quanh các pháp ứng dụng của Bát Trạch ). Thứ nữa chiêu tuyết án oan nghìn năm “Ngụy Pháp” cho Tổ Sư Đường Nhất Hạnh của phái Bát Trạch.

    Chú Thích : Ngụy Pháp là từ được “Thẩm Thị Huyền Không Học” dùng để chỉ lý luận Bát Trạch của Đường Nhất Hạnh thiền sư.

    Thế Anh.
    http://www.hoangthantai.com
    Gia Đình Vô Hình

  2. #2

    Mặc định

    Thẩm thị Huyền không khá hay với người mới học do viết chi tiết nhưng những bí quyết thực sự của Huyền Không thì không có gì ngoài An tinh quyết và Thành môn không đầy đủ(không có Thành môn sơn). Hung cục phản phục ngâm chưa đúng. Cục Tam ban chỉ nói được một ít. Gọi Bát trạch là ngụy pháp nhưng chưa chứng minh được cụ thể, chỉ nói được Bát trạch xuất từ biến quẻ và nói đó là ngụy pháp thì không thuyết phục mà quên rằng địa lý chính tông thật xuất từ biến quẻ.

    Bát trạch trọng âm dương, ngũ hành nhưng thuộc thể TĨNH vì lẽ đó mà đem 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 hợp cục Hà đồ chia Đông, Tây trạch tương phối âm dương, luận ngũ hành tương sinh theo nhóm Đông, Tây. Cái thiếu sót của Bát trạch ở đây về mặt ngũ hành chính là Kim Thủy tương sinh nhưng Thủy sinh từ Kim thì không là thực thuỷ. Mộc Hỏa tương sinh nhưng Hỏa sinh từ Mộc không thể là Hỏa tiên thiên. Luận ngũ hành tương sinh theo nhóm Đông, Tây do đó có phần khiên cưỡng. 1-6, 2-7, 3-8, 4-9 Hà đồ sinh thành cục nhưng thiếu 5 Thổ thì bất sinh bất động. Kim Mộc Thủy Hỏa đều lệ thuộc nơi Thổ, thiếu 5 Thổ thì số Hà, Lạc đều không thành.

    Vài dòng mạn đàm.

  3. #3

    Mặc định

    Xin Bác nhattam cho thêm ý kiến riêng về phản phục ngâm . Ngoài các cuộc tam ban nói trong Thẩm Thị Huyền Không Học thì còn cục gì nửa vậy bác ? Còn về Thất Tinh Đã Kiếp bác có ý kiến gì ? Nếu được thì xin bác nói thêm vài lời cho tiểu bối được mở mang kiến thức .

  4. #4

    Mặc định

    PTS có phải là Phong Thuy Sinh không vậy, nếu thực vậy thì tuổi tôi đáng hàng em của anh thôi.

    Về phản phục ngâm tôi có nhận xét như vậy:
    Nói căn cứ sao ngũ của hướng hay tọa nhập trung cung mà bảo rằng gặp phản phục ngâm là chưa đúng, theo tôi lẽ ra phải như vậy(không chỉ sách Thẩm thị Huyền không sai đâu mà một vài quyển khác cũng sai nữa đó):
    - Phản phục ngâm chia ra 3 loại: 1-Phản phục ngâm; 2-Phản ngâm; 3-Phục ngâm.
    - Khi sao hướng và sao sơn của hướng bàn hoặc sơn bàn bài bố đúng với vị trí địa bàn thì lúc đó là phục ngâm. Ví dụ vận 1 sơn Nhâm hướng Bính thì hướng tinh 9 tới Ly, 1 tới Khảm trùng với số của địa bàn nên phục ngâm, trường hợp này phục ngâm toàn bàn nên hướng tinh toàn bàn bất động, vượng tinh đã bất động cho dù gặp vượng hướng cũng không tác dụng nên chủ tán tài. Sơn tinh cũng luận tương tự.
    - Khi sao hướng và sao sơn của hướng bàn hoặc sơn bàn nghịch với số địa bàn theo kiểu đối cung(1-9; 2-8; 3-7; 4-6) thì lúc đó là phản ngâm. Ví dụ sơn Cấn hướng Khôn vận 2 thì sơn tinh 2 tới Cấn, sơn tinh 8 tới Khôn nghịch với số địa bàn nên là phản ngâm. Trường hợp này do sơn tinh 5 nhập trung cung đi nghịch nên một số sách cứ vậy mà cho rằng 5 nhập trung cung phi nghịch là phản ngâm mà không hiểu phản phục ngâm chủ yếu căn cứ trên hướng và tọa nên sai lầm lớn vậy.
    - Khi sao hướng và sao sơn của hướng bàn phạm phản ngâm mà các sao khác còn lại của hướng bàn trùng với số địa bàn thì là phản phục ngâm.
    - Khi sao hướng và sao sơn của sơn bàn phạm phản ngâm mà các sao khác còn lại của sơn bàn trùng với số địa bàn thì là phản phục ngâm.

    Việc luận tại sao phản phục ngâm hung cũng chưa thỏa đáng, cứ nói là do trùng hoặc nghịch với số địa bàn nên hung? mà không hiểu rằng nguyên nhân sâu xa của nó là do ai tinh giao cấu: 1-9; 2-8; 3-7; 4-6 đảo bài âm nhập dương, dương nhập âm đối đãi nhau nên sinh vạn vật, sinh tài, sinh nhân... Nếu tinh bàn bất động thì ai tinh bất định, nếu ai tinh bất định(bất định âm, bất định dương) thì sao giao cấu, sao sinh vạn vật?. Nếu nghịch bàn thì ai tinh âm nhập âm, dương nhập dương; cô dương, cô âm làm sao sinh trưởng cho đặng, có sẵn cũng không tồn tại lâu được. Thế nên phản phục ngâm là hung. Tuy nhiên nếu tinh bàn thông khí tam nguyên thì ai tinh bất định âm dương sẽ định được âm dương, ai tinh cô âm, cô dương sẽ đủ khí âm dương, cho nên giao cấu và sinh tài lộc, nhân đinh. Vì vậy quẻ Tam ban hóa giải được phản phục ngâm là thế. Tiếc thay chỉ thêm một chút thôi mà những người viết sách không nói rõ ra để kẻ đọc phải lần mò trong bóng tối.

  5. #5

    Mặc định

    Chào nhattam,

    Thấy nick của nhattam giống giống một nick của một người cho nên tôi tưởng đã lớn tuổi rồi . Tôi là PhongThuySinh đây .

    Về phản phục ngâm, phản ngâm, phục ngâm thì tôi nghĩ là Thẩm Trúc Nhưng dựa vào một số kết quả rồi bịa đặt ra thôi . Theo tôi phục ngâm phải xem cả lý khí và hình thể mới biết được, hình thể có âm có dương, lý khí có âm có dương, thủy có động có tỉnh, có vượng có suy, nếu lấy âm âm, dương dương, động động, tỉnh tỉnh hợp lại thì là phục ngâm .

    Trở lại với lý thuyết của ông Thẩm (vì đa số đều lấy lý thuyểt của ông ta) thì 28 cục của ông ta nêu ra phần đông là sai . Tất cả chánh cục lẩn kiêm cục không thể có cục nào phạm toàn cục phản phục ngâm hết . Chỉ có thể có toàn cục phản ngâm hoặc toàn cục phục ngâm, hoặc toàn cục phục ngâm thêm tọa hướng phản ngâm mà thôi. Hơn nửa thuyết phản ngâm của ổng lại mâu thuẩn với thuyết hợp thập của ông ta . Vì phản ngâm không những là phi tinh phản ngâm với địa bàn mà củng có phi tinh phản ngâm với thiên bàn . Trong lý thuyểt hợp thập của ông ta thì phi tinh lại hợp thập được với thiên bàn . Theo tôi thì thuyết hợp thập củng sai luôn . Hợp thập là nói sự đối đải của hậu thiên tức là nói 1 quẻ là sơn thì quẻ kia phải là thủy, quẻ sơn quẻ thủy phải tương đối nhau không thể ở chung với nhau, ở chung thì sẽ gây ra hai khí đối lập xung khắc nhau . Còn nhattam nhắc tới âm dương đối đải nhau có lẻ là muốn nói về hình thể hay là lý khí vì về lý khí thì 2-8,3-7,4-6 không thể nào là âm dương đối đải nhau được, vì lão mẩu đâu có cân xứng với thiếu nam, trưởng nam làm sao đi đôi với thiếu nữ được, nếu nói đối đải thì phải nói tới quẻ tiên thiên thì mới là cân xứng

    Vài lời góp ý .

  6. #6

    Mặc định

    Về căn bản thì Thẩm Trúc Nhưng là người có tài suy đoán và tổng hợp nhưng về mặt lý luận và cái tham ngộ của cá nhân thì lại kém. Việc phân biệt Tam Tài và ngũ hành trên hệ thống huyền không của Thẩm không có gì ngoài cái viết cho thuận lời mà thôi. Ví dụ như ngũ hành áp dụng cho Tiên thiên bát quái là khác so với hậu thiên bát quái. Thêm nữa hệ thống thuận nghịch, âm dương thì rõ ràng Thẩm thị không hề hiểu tại sao lại thuận và nghịch. Chúc anh PTS khám phá thêm.
    Thế gian riêng một mình tôi
    Phiêu diêu lãng đãng mây trời núi sông

  7. #7

    Mặc định

    Cám ơn Lãng Tử,

    Tôi xin "chôm" một đoạn của Lâm Quốc Thanh tại trang: http://www.vietnam-on-line.com/hph/L...onHueHaNoi.htm

    nói về phản ngâm, phục ngâm cho các bạn nghiên cứu thêm. Thuyết này về mặt lý luận, dịch lý thì hợp lý hơn Thuyết của Thẩm Thị nhiều nhưng vẩn còn thiếu xót một chi tiết nhỏ , tuy nhỏ nhưng đã làm cho Thuyết này chỉ đúng 50% . Thuyết tuy đúng nhưng vì ông ta dùng HK phi tinh, thiếu xót là chổ HK phi tinh có một chút hiểu lầm về nguyên vận .

    * Lạc Thư: là một đồ bàn hình vuông, bên trong có 9 số (còn được gọi là Cửu tinh), mỗi tương ứng với mỗi Vận, đồng thời chiếm 1 vị trí và phương hướng nhất định như hình bên cạnh. Như vậy, muốn biết được sự hưng, suy của một thành phố trong Vận nào, ta chỉ cần quan sát những khu vực tương ứng trong Lạc Thư là sẽ tìm ra được lời giải đáp. Chẳng hạn như muốn biết khí số của Hà Nội trong Vận 7 như thế nào, trước hết ta cần nhìn vào Lạc Thư, sẽ thấy số 7 nằm ở phía Tây. Như vậy, chỉ cần quan sát địa thế sông, núi ở khu vực phía Tây Hà Nội, đồng thời đối chiếu với khu vực đối diện tức là phía Ðông thì sẽ tìm ra được kết quả chính xác.

    Trên đây chỉ là chút khái niệm về Lạc Thư và Tam Nguyên-Cửu Vận, ngoài ra, bạn đọc cũng cần biết hai yếu tố căn bản để định quẻ là Nước và Núi qua ba điểm dưới đây:

    a/ Phục Ngâm: là khu vực của chính Vận mà lại có Thủy, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, nên phía Tây được coi là khu vực của chính Vận, mà ở đó lại có Thủy (nước) tức là bị Phục Ngâm.

    b/ Phản Ngâm: là khu vực đối diện với chính Vận mà lại có núi, như Vận 7, số 7 nằm ở phía Tây, mà phía Ðông lại có núi tức là bị Phản Ngâm.

    c/ Chính Thủy: là Thủy nằm ở khu vực đối diện với chính Vận, như Vận 7, số 7 nằm ở hướng Tây, mà phía Ðông lại có Thủy tức là có Chính thủy.

    Trong những cách kể trên, chỗ nào có Phục Ngâm, Phản Ngâm là có sát khí chiếu tới, nên sẽ mang nhiều tai ương, hoạn nạn đến cho thành phố. Còn chỗ nào có Chính thủy tức là được vượng khí chiếu tới, nên sẽ đem đến nhiều may mắn, thuận lợi.

  8. #8

    Mặc định

    Chào anh PTS.
    Đúng là không thể có toàn cuộc phản phục ngâm được, phản ngâm và phục ngâm thì rõ rồi, cái mà tôi gọi là phản phục ngâm chính là toàn bàn phục ngâm còn sơn hướng phản ngâm đó. Phần sau đây tôi sẽ gọi chung là phản phục ngâm đễ dễ trình bày.
    Phản phục ngâm đúng là bao gồm cả hình thể và lý khí. Cái chúng ta đề cập đến trước đó chính là phản phục ngâm về lý khí. Phần trích dẫn bài luận Lâm Quốc Thanh của anh chính là phản phục ngâm hình thể đó. Đối với đô thị thì phản phục ngâm hình thể quan trọng hơn, đối với một căn nhà thì phản phục ngâm lý khí quan trọng hơn. Tuy nhiên nếu nhà ở mà gặp cả phản phục ngâm lý khí lẫn phản phục ngâm hình thể thì quẻ tam ban cũng khó cứu, tức nói theo Thẩm thị thì vừa gặp phản phục ngâm vừa gặp chính thần hạ thuỷ-linh thần thượng sơn.
    Phần luận của Lâm Quốc Thanh nếu nói là phản phục ngâm hình thể cũng đúng mà nói là luận về đương vận Chính thần cầu sơn-Linh thần cầu thủy cũng đúng.
    Phản phục ngâm khi hình thành đã là dụng rồi. Cái làm cho nó hình thành lại là quẻ khí của tiên thiên, nên nói đối đãi là đối đãi của tiên thiên: Cần 1-Khôn 9; Đoài 2-Cấn 8; Ly 3-Khảm 7; Chấn 4-Tốn 6. Phụ, mẫu, nam, nữ đều là chính phối cả.

    Nói chung sách Thẩm thị huyền không học nhìn nhận một cách khách quan là giúp cho người mới học phong thủy có được đầu mối và dễ học hơn các sách khác. Tuy nhiên có một số vấn đề của sách này cần nên nói cho rõ nếu không người đọc sẽ bị sai lầm, như khi Thẩm luận câu: Kiền khởi tham lang ở Tốn, Tốn khởi tham lang ở Kiền nói đó là tinh bàn ngũ nhập trung cung bay thuận bay nghịch, kiền tốn là thiên môn địa hộ... tất cả đều sai do không biết rằng hai câu đó chính là thủy pháp của huyền không.
    Vì đây là topic của anh Thế Anh nên từ từ tôi sẽ trình bày bằng topic khác phù hợp hơn. Tuy nhiên nói trước tôi luận để Thẩm thị huyền không có thêm giá trị với người đọc chứ không hề chê trách hay bài bác sách này.

  9. #9

    Mặc định

    Chào NhatTam,

    NhatTam hình như là hiểu lầm ý của tôi rồi . Ý tôi là thật ra phản ngâm hay phục ngâm không phải chia ra phần lý khí hay loan đầu mà phải có cả hai mới kết thành . Và cái gọi phản ngâm hay phục ngâm củng chỉ là một cái tên gọi thêm mà thôi . Ít có người chịu và có khả năng bàn như NhatTam hy vọng sau này có dịp bàn luận nhiều điều khác .

  10. #10

    Mặc định

    Hai người cứ bàn đi, topic này đâu phải của TheAnh nên cứ bàn vô tư đi. Loan đầu hay lý khí chỉ là cái vỏ bọc ngôn ngữ thôi, chính xác hơn là cái mà Thẩm thị dùng.
    Thế gian riêng một mình tôi
    Phiêu diêu lãng đãng mây trời núi sông

  11. #11

    Mặc định

    Tôi đồng ý với ý kiến cua anh PTS. " thật ra phản ngâm hay phục ngâm kết thành không phải chia ra phần lý khí hay loan đầu mà phải hội đủ cả hai mới hình thành cách cục"

  12. #12

    Mặc định

    Lãng tử nói đúng đấy, cái quan trọng là Thẩm thị dùng sai. Tuy nhiên theo tôi phản phục ngâm cũng có nặng nhẹ: nặng nhất là vừa gặp toàn bàn phục ngâm lại gặp sơn hướng phản ngâm. Thứ hai nhẹ hơn là toàn bàn phục ngâm hoặc sơn hướng phản ngâm. Nếu lại gặp loan đầu không hợp cách(phương chính thần gặp thuỷ, phương linh thần gặp sơn) thì lại nặng thêm. Tuy nhiên theo tôi xét chính thần và linh thần chỉ khi toạ, hướng ở hướng chính thần, linh thần mà thôi, nếu tọa hướng không ở phương vị chính thần, linh thần(16 sơn mỗi vận) thì cho dù phương chính thần hay linh thần có không hợp cách cũng không tính nặng thêm cho phản phục ngâm được do phản phục ngâm trọng tọa hướng hơn toàn bàn.
    Rất mong anh PTS cùng bàn luận, để mọi thứ không rối tinh lên chắc chúng ta sẽ mở một chủ đề một topic vậy. Mấy hôm nay tôi bận quá, để rảnh rỗi đôi chút sẽ rót trà mời anh cùng Lãng Tử tham gia.

  13. #13

    Mặc định

    OK thôi, khi nào có topic của nhattam thì tôi tự động lếch tới không cần trà củng chẳng cần rựu . Nhưng nói trước là tôi chỉ bàn luận với mục đích học hỏi chử không phải phân cao thấp . Cao hay thấp đối với tôi chẳng là gì cả . Môn phái phong thủy đầy cả thúng nhưng cái lý của thiên địa chỉ có một !

  14. #14

    Mặc định

    Câu nói của bạn rất hay:

    "Môn phái phong thủy đầy cả thúng nhưng cái lý của thiên địa chỉ có một."

  15. #15

    Mặc định

    Ngó nghiêng 1 hồi chờ nhattam pha trà......
    Thế gian riêng một mình tôi
    Phiêu diêu lãng đãng mây trời núi sông

  16. #16

    Mặc định

    Xin các sư huynh thứ lỗi vì đã cắt ngang bàn luận của các sư huynh,đệ rất thích môn này nhưng không biết một chút gì về môn này.nếu muốn nghiên cứu cũng không biết học như thế nào,thời gian cũng không cho phép nhiều,chỉ mong các huynh đàm đạo cho tiểu đệ rót trà,chỉ bảo cách học môn này.mong các huynh chỉ hướng cho đệ!
    Gia Đình Vô Hình

  17. #17

    Mặc định

    Các bác ơi, các bác có biết cuốn bát trạch minh cảnh của Thái Kim Oanh bán ở đâu không. Nếu bác nào có cho bản đánh văn bản thì post lên cho cháu xem với. Cháu xin chân thành cám ơn.

  18. #18

    Mặc định

    Các bác nói gì mà cháu không hiểu

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •