kết quả từ 1 tới 7 trên 7

Ðề tài: Vũ trụ-không gian khác và sinh mệnh không gian khác

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Vũ trụ-không gian khác và sinh mệnh không gian khác

    Các nhà khoa học khám phá ra sự tồn tại của nhiều thế giới
    Tác giả: Mo Xinhai

    Liệu có ai đã từng tưởng tượng, trong khi nhìn lên bầu trời đầy sao, rằng trong vũ trụ bao la cự đại này có vô số vũ trụ song song đang đồng thời tồn tại? Các nhà khoa học đã khám phá ra rằng có nhiều ‘phiên bản’ của mỗi chúng ta tại vô số các thế giới trong vũ trụ, nơi mà mỗi ‘phiên bản’ trong chúng ta làm những việc không tương đồng. “Tất cả các sự kiện có thể xảy ra, tất cả các sự biến đổi có thể nhận thức được trong đời sống của chúng ta, phải tồn tại.” [1] Tất cả các loại vật chất điều có đặc tính riêng của chúng, cũng như hình thức tồn tại và tiến hóa riêng của chúng, ở mỗi thế giới. Điều này nghe có vẻ rất huyền bí, nhưng học thuyết “nhiều thế giới” chính là sự giải thích sáng tỏ của cơ học lượng tử.

    “Sự tín nhiệm đã đến với Hugh Everett, người có luận án tiến sĩ được trình bày lần đầu tiên tại Princeton vào năm 1957, trong đó coi thuật ngữ “nhiều thế giới” là sự giải thích của thuyết cơ học lượng tử.” [1] Sau này, Tiến sĩ John Wheeler đã phát triển học thuyết này xa hơn nữa. Tiến sĩ Wheeler là nhà vật lý thiên văn nổi tiếng nhất tại Mỹ, một chuyên gia về Thuyết Tương đối, và là một trong những lãnh đạo của đội dự án Manhattan nhằm phát triển kế hoạch bom nguyên tử, cũng như đội chế tạo bom hydro trong Chiến tranh Thế giới II. Năm mươi năm sau, học thuyết “nhiều thế giới” tiếp tục thu hút nhiều thế hệ các nhà vật lý, những người đã cống hiến cho sự nghiệp phát triển học thuyết này. Giáo sư vật lý danh tiếng, ông David Deutsch tại Đại học Oxford là đại diện cho các nhà vật lý này.

    Tiến sĩ Deutsch là “một trong những nhà vật lý học lý thuyết hàng đầu trên thế giới.” [1] Tạp chí Discover đã có một cuộc phỏng vấn đặc biệt với Tiến sĩ Deutsch và xuất bản một bài báo trong tháng 9 năm 2001, trong đó ông Deutsch giải thích ngắn gọn về học thuyết “nhiều thế giới.”

    Kể từ khi thế kỷ 20 bắt đầu, các nhà vật lý học lượng tử đã bị sửng sốt bởi một số hiện tượng mà dường như xung khắc với thế giới vật lý rộng lớn của Newton và Einstein. “Theo phạm trù của thuyết lượng tử, các đối tượng dường như mơ hồ và khó phân biệt, như thể chúng được tạo ra bởi một vị thần ngốc nghếch. Một lạp tử đơn không chỉ chiếm vị trí tại một nơi, mà ở nhiều nơi và cả ở giữa những nơi đó.” [1] Những hiện tượng này hoàn toàn khác biệt với những kinh nghiệm hàng ngày của chúng ta, và làm đau đầu hầu hết các nhà vật lý.

    Các nhà vật lý đã cố gắng giải thích những hiện tượng này, nhưng nói một cách nghiêm túc, không có lời giải thích thỏa đáng nào về mặt toán học. Không cần đợi đến những năm 1950, khi mà điều huyền bí được giải quyết bởi “học thuyết nhiều thế giới.” Nhiều nghiên cứu đã cho thấy mỗi electron trong các thí nghiệm “dường như có thể tồn tại ở nhiều vị trí khác nhau cùng một lúc – nhưng chỉ khi không có ai đang quan sát. Ngay khi một nhà vật lý cố gắng quan sát một lạp tử, lạp tử ấy bằng cách nào đó đã định tại một vị trí, như thể là nó biết rằng nó đã bị phát hiện.” [1]

    “Để giải thích sự mâu thuẫn này, đa số các nhà vật lý đã chọn một phương án dễ dàng: Họ hạn chế tính hiệu lực của thuyết lượng tử trong thế giới hạ nguyên tử (mức vi quan ở dưới mức nguyên tử). Nhưng ông Deutsch đã lý luận rằng quy luật của học thuyết phải có tính xác thực tại mỗi mức [vi quan]. Bởi vì mọi thứ trên thế giới này, bao gồm cả chúng ta, được cấu thành bởi những lạp tử này, và bởi vì thuyết lượng tử đã được chứng minh là không thể sai lầm ở mỗi thí nghiệm có thể nhận biết, các quy tắc lượng tử kỳ cục này phải được áp dụng cho chúng ta. Chúng ta, cũng như vậy, phải tồn tại ở nhiều trạng thái cùng một lúc, thậm chí cả nếu chúng ta không nhận ra nó. Phải có nhiều ông David Deutsch, nhiều trái đất, và nhiều vũ trụ [đồng thời tồn tại]. Chúng ta không chỉ sống trong một vũ trụ đơn, theo như ông Deutsch, mà phải trong một vũ trụ rộng lớn hay là “đa vũ trụ.” [1]

    “Dưới điều kiện bình thường, chúng ta không bao giờ phải đối mặt với những hiện thực đa chiều như trong cơ học lượng tử. Chúng ta chắc chắn không thể nhận thức được những ‘cái tôi’ khác đang làm gì. Chỉ trong những điều kiện được kiểm soát một cách cẩn thận, như trong thí nghiệm hai khe hở (two-slit), chúng ta mới có được gợi ý về sự tồn tại của điều mà ông Deutsch gọi là “đa vũ trụ.” [1] Ông Deutsch, một bậc thầy trong lĩnh vực vật lý học lý thuyết, tin rằng không có cách nhìn nhận khác về cơ học lượng tử. Những thí nghiệm này được xây dựng dựa trên những phương trình toán học nghiêm ngặt và được lặp đi lặp lại nhiều lần.

    Trong đoạn cuối bài báo, “Ông Deutsch lý luận rằng các nhà vật lý, những người sử dụng cơ học lượng tử một cách vị lợi – và điều đó có nghĩa rằng hầu hết các nhà vật lý đang làm việc trong lĩnh vực hiện nay – thật thiếu can đảm. Họ đơn thuần không thể chấp nhận sự kỳ bí của hiện thực lượng tử. Đây có lẽ là lần đầu tiên trong lịch sử, ông nói, các nhà vật lý đã từ chối tin vào những gì mà học thuyết đang thịnh hành nói về thế giới. Đối với ông Deutsch, điều này giống như Galileo từ chối tin rằng Trái đất quay xung quanh Mặt trời và sử dụng mô hình nhật tâm của hệ mặt trời chỉ để dự đoán vị trí của các ngôi sao và hành tinh trên bầu trời. Giống như các nhà vật lý hiện đại, những người cho rằng lượng tử ánh sáng (photon) vừa là dạng sóng vừa là dạng hạt, lúc ở chỗ này lúc ở chỗ kia, Galileo có thể lý luận rằng Trái đất vừa chuyển động vừa đứng im cùng một lúc và các sinh viên mới ra trường chế nhạo rằng điều này có nghĩa là gì vậy.” [1]



    Bức ảnh 1: Sự giải thích “nhiều thế giới” của cơ học lượng tử đề xuất rằng những sinh viên này tại Oxford, cũng như trong số chúng ta, có hai bản sao giống hệt nhau trong vô số các vũ trụ khác.

    Bức ảnh 2: Theo quan điểm của ông Deutsch, mỗi sự lựa chọn mà chúng ta từng có trong cuộc sống, bao gồm cả việc đi bộ qua một cánh cổng hay là đi xuyên qua nó, được thực hiện bởi ít nhất một ‘cái bóng’ của chúng ta trong ‘đa vũ trụ’ lượng tử.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  2. #2

    Mặc định

    Các tầng Không gian và Y học hiện đại (I)

    Tác giả: Một đệ tử tại California

    Tôi là một bác sĩ, 57 tuổi, và tôi đã tập luyện Pháp Luân Công từ ngày 4 tháng 7, 1998.

    Trong suốt rất nhiều năm về giảng dạy, nghiên cứu và điều trị trong lãnh vực khoa học y khoa, tôi đã chứng kiến rất nhiều những mẩu miếng trong y học cổ truyền, và rất nhiều giả thuyết trong khoa học y khoa hiện đại. Nguyên nhân và sự phát triển của bệnh tật, sự chẩn đoán, chữa trị và sự tiên đoán về bệnh tật vẫn còn nhiều điều không rõ ràng cho rất nhiều bệnh. Hầu hết những chẩn đoán đều dựa trên sự khám bệnh, kiến thức và kinh nghiệm của bác sĩ. Rất nhiều sự chẩn đoán chỉ là ‘chẩn đoán bề ngoài’. Với rất nhiều yếu tố thiếu căn bản, những chẩn đoán và điều trị không chính xác được. Hàng trăm ngàn người trên thế giới bị chết hằng năm vì chẩn đoán sai và điều trị sai. Tại Hoa kỳ, những phương pháp bằng điện tử được sáng chế rất kỳ khôi, nhưng quá trình hiểu về nguyên nhân và phát triển của bệnh tật thì yếu và rất nhiều người tự nhiên bị chết vì nhiều nguyên nhân không biết rõ. Rất nhiều giảng sư đại học và chuyên gia đều không làm gì được.

    Trước đây tôi đã từng là giảng viên, phụ giảng sư, và là giảng sư trong đại học y khoa. Lương tâm tôi đưa tôi đến việc nghiên cứu những cách thức mới cho y khoa. Tuy nhiên, trong nhiều năm nghiên cứu, tôi đã không tìm được một giải pháp nào. Vì đã tập luyện Pháp Luân Đại Pháp từ ngày 4 tháng 7, 1998, tôi đã có thể nhìn vào những bệnh tật con người từ một khía cạnh hoàn toàn mới mẻ. Y học hiện đại Tây phương vẫn chỉ là một hệ thống không hoàn toàn, trong khi đó, kiến thức về bệnh lý của họ lại hạn chế vì chỉ biết đến tầng không gian vật chất này. Thật ra, rất nhiều bệnh tật tồn tại từ không gian khác. Nếu chúng ta không thể vượt qua được tầng không gian vật chất này để khám phá thân thể con người và bệnh tật thì chúng ta không thể tiến triển nhanh được. Qua kinh nghiệm chính bản thân tôi, tôi muốn chứng minh về những thiếu sót của y học hiện đại và sự huyền diệu thâm thúy của Pháp Luân Đại Pháp.

    Vào tháng 4, 1998, tôi đang hành nghề bác sĩ y học cổ truyền Trung quốc tại Mount View, California, dùng châm cứu và thảo dược để chữa trị. Tuy nhiên, tôi chỉ làm bớt đau, và không thể chữa lành những vấn đề về tâm trí như là áp lực, mất trí, không điều khiển được tính tình..vv. Muốn tìm kiếm những ‘cách chữa trị mà không dùng thuốc’, tôi phải đi Los Angeles với một ý định to lớn, là tìm một người mà một người bạn đã giới thiệu cho tôi. Người này được mô tả là một ‘người có huyền năng siêu phàm’ vì ‘kỹ năng của ông ta’. Vì lúc đó tôi chưa học Pháp Luân Đại Pháp, tôi không biết rằng một người cần phải có tâm trung chính mới có thể tránh được ma quỷ. ‘Người có huyền năng siêu phàm’ này có ngón chân cái bên trái bị bệnh, vì thế tôi chữa trị cho anh ta bằng phương pháp nhồi bóp. Thì có rất nhiều điều kinh ngạc và kinh khủng đã xảy ra.

    Ngay khi tôi bắt đầu bóp ngón chân cái bên trái của ‘người có huyền năng siêu phàm’ này, tôi thình lình cảm thấy bị áp lực rất nặng nề có diện tích lớn chừng 10 phân bề dài và 6 phân bề ngang, rất nặng nề đánh ngay vào lưng tôi ngay tại điểm huyệt Đản trung (một điểm huyệt gần ngay trung tâm của ngực) của tôi. Nó làm cho tôi có một cảm giác rất lạ lùng, giống như bị điện giật, mà nó xâm chiếm toàn cơ thể của tôi, mà cho tôi toát lạnh từ đầu đến chân.

    Tôi la lớn “ai đẩy tôi vậy?” nhưng không thấy ai cả khi tôi nhìn lại phía sau. Người vợ và những người bạn của ‘người có huyền năng siêu phàm’ này đang đứng phía sau tôi ở lúc đó: “không ai đẩy ông cả”…Tôi đã bị “ma nhập” (hồn hay ma nhập). Sau khi học Pháp Luân Đại Pháp, tôi bây giờ hiểu rằng ‘ma nhập’ có nghĩa rằng cơ thể con người bị hồn ma qủy tồn tại tại các không gian khác chiếm đoạt.

    Ngay lúc đó, giọng nói của tôi rời rạc: tôi không thể điều khiển được miệng của tôi, mặc dầu đầu óc tôi rất sáng suốt. Tôi càng bị nặng hơn sau khi tôi về nhà người bạn của tôi. Bạn tôi bèn bảo tôi thắp hương để lạy Phật. Tự nhiên tôi bị đau đầu rất nặng ngay khi tôi cắm bó hương đã đốt vào bình hương trước tượng Phật, nằm ngay giữa nhà nơi mà cả gia đình thường niệm Phật. Bạn tôi liền đưa tôi trở về lại nhà tôi tại thành phố Mount View.

    Vì không có dấu hiệu nào cho biết rằng chứng đau đầu khủng khiếp chấm dứt, tôi được đưa vào phòng cấp cứu về giải phẫu não tại Bệnh viện Đa khoa San Francisco, California. Tôi được người ta chẩn đoán là bị liệt não (intracerebral hemorrhage (ICH)) sau khi được dùng máy chẩn đoán vi tính (CT scan), mà cho thấy có một lớp mỏng chất lỏng nằm trên bề mặt trong phim. Tuy nhiên, sự chẩn đoán này lại không trùng hợp với các triệu chứng của bệnh tật: Tôi lại không bị ói mửa hay cổ tôi bị cứng không di chuyển được, như thường xảy ra trong cách bệnh nhân của ICH. Bệnh của tôi được xem như là quá khó hiểu. Để chẩn đoán thêm, họ đưa tôi vào phòng chữa cho bệnh nhân sắp chết (intensive care unit (ICU)). Các y tá kiểm tra nhịp tim, huyết áp và tim mạch của tôi chừng mỗi 10 phút, và đưa dữ kiện vào máy điện toán. Cả hai tay và hai chân của tôi bị tiêm chích rất nhiều mũi kim chuyền nước biển và lấy máu. Các bác sĩ chạy ra chạy vào, và gia đình tôi thì không được cho phép vào phòng.

    Vì không có triệu chứng của bệnh liệt não (ICH), người ta phải điều tra, nghiên cứu và chẩn đoán thêm. Tôi phải làm chiếu, chụp các mạch, xương trong người (MRI) hai lần, chích vào xương toạ của tôi để rút tủy sống, sau đó đưa vào máy xem xét, nghiên cứu, và khám mắt của tôi rất nhiều lần. Tôi như bị tra tấn bởi nhiều lần khám nghiệm với những dụng cụ tối tân, lấy máu nhiều lần và uống thuốc. Tôi như sắp bị chết sau nhiều lần tham vấn ý kiến của các nhóm bác sĩ và nghiên cứu viên.

    Tôi muốn ủng hộ cách giảng dạy và nghiên cứu của họ trên thân thể tôi. Tôi trước đây cũng là giảng sư và với nhiều công trình nghiên cứu tại tầng cấp tỉnh bang và toàn quốc tại Trung quốc. Cuối cùng tôi gần như sắp bị ngộp thở trong một phòng cách ly khi tôi đi chiếu khám bằng máy MRI. Điều duy nhất mà tôi làm được là dùng chân tôi để đá một cách tuyệt vọng để nói với người bên ngoài bằng màn hình của máy MRI. Con gái tôi quyết tâm yêu cầu họ ngưng ngay cuộc khám nghiệm; nếu không cô ta sẽ gọi cảnh sát. Họ phải dừng cuộc khám nghiệm bằng máy tối tân hiện đại và cuối cùng cứu sống tôi.

    Đây là một trường hợp khá lạ kỳ trong y học. Họ không thể tìm ra nguyên nhân bệnh tật của tôi. Các bác sĩ, chuyên môn và giảng sư đại học đều bị bối rối về trường hợp này. Tôi trở về nhà với một thân thể mềm nhủn. Tôi gần như sắp bị mù ngay lúc đó.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  3. #3

    Mặc định

    Các tầng không gian và Y học hiện đại (II)

    Tác giả: Một đệ tử tại California

    [Chanhkien.org] Là một bác sĩ, tôi biết rõ về chẩn đoán cho một người bị bệnh liệt não (ICH). Tình trạng thể lực của tôi đã đến mức quá độ. Lượng đường trong máu của tôi lên rất cao và mạch của tôi rất là yếu. Tôi bị ngất xỉu và đau đớn không dứt.

    Một buổi sáng vào tháng Sáu 1998, một cặp vợ chồng là bệnh nhân cũ của tôi và sau này trở thành bạn của tôi, đến thăm viếng tôi tại nhà và mang cho tôi một quyển sách. Khi tôi cầm lấy quyển sách, ba chữ Hán “Chuyển Pháp Luân” sáng rực lên đập vào mắt tôi. Tôi giật mình. Đây là một quyển sách từ thiên đường. Tôi có thể thấy rõ ràng những chữ “Luận Ngữ” nổi hẳn lên từ bề mặt của giấy. Khi tôi đặt tay tôi giữa trang “Luận Ngữ” và ngoài bìa trước của sách, bóng của chữ “Luận Ngữ” rơi vào tay của tôi. Con gái tôi khóc lớn, các bạn tôi đều cảm động, và tôi giống như một đứa con bị lạc đường trở về ngôi nhà của mẹ.

    Sau đó, các đệ tử ở gần đó tình nguyện đến nhà tôi để dạy tôi những bài động tác của Pháp Luân Đại Pháp. Vào ngày 4/7/1998, với sự giúp đỡ của con gái tôi, tôi đi đến đại học Stanford để tham dự buổi luyện công đầu tiên của tôi. Pháp thân của Sư phụ cung cấp cho tôi một Pháp Luân khi tôi tập “ôm pháp luân trước đầu”. Tôi tham gia vào nhóm học Pháp Luân Đại Pháp ngay tối hôm đó, và hai ngày sau, tôi bắt đầu xem giảng băng chín ngày giảng Pháp bởi Sư Phụ Lý. Các đệ tử săn sóc cho tôi và giúp tôi một cách vô ngã. Họ chở tôi đến địa điểm tập luyện và nhóm học Pháp trong mọi tình trạng thời tiết và suốt một năm. Tôi cảm thấy Phật tính nở rộ trong tâm và rất nhiều chấp trước dần dần biến mất. Tôi cảm thấy tôi hoà tan trong Pháp. Lòng quyết tâm của tôi trong tu luyện trở nên mạnh vô cùng và sức khoẻ tôi khá lên rất nhiều.

    Pháp Luân Đại Pháp giải thích rất nhiều điều khó hiểu cho tôi. Tôi hiểu rằng thiện hay ác đến từ một niệm ngay lúc đó, chủ nguyên thần là bất diệt, tất cả mọi vật đều có linh hồn, thuyết tiến hoá [Darwin] là sai, văn hoá tiền sử là có thật, và có rất nhiều không gian khác đồng tồn tại. Tôi hiểu rằng một người phải nâng cao tâm tính (đạo đức, tâm trí) và phải phát huy Phật tính của mình mới tránh được tai họa và nghiệp báo. Người đó phải từ bi, phải chịu đựng được khổ cực, làm điều tốt và nghĩ đến người khác trước, và người đó không được theo đuổi việc gì cả. Khi chúng ta nâng cao tâm tính, Sư phụ sẽ chuyển hoá nghiệp lực của chúng ta thành đức, và chuyển đức thành Công cho chúng ta.

    Sư phụ dạy “được mà không cầu”. Sau khi đắc Pháp, tôi dùng tất cả thời gian của tôi để học Chuyển Pháp Luân. Tôi hiểu nguyên nhân thật sự của bệnh tật là gì, và không để ý nhiều đến bệnh hay sự đau đớn của tôi, vì tôi biết rằng tất cả những đau đớn là nghiệp lực đang được chuyển hoá. Tất cả thứ đó đều tốt.

    Sau khi tôi học Pháp Luân Đại Pháp được một năm, một phép lạ mà tôi chứng kiến từ thân thể của tôi. Một buổi sáng sớm vào tháng Ba 1999, tôi giật mình dậy lúc 3 giờ sáng bởi một cơn đau rất mạnh bên chân trái của tôi. Tôi kêu lớn con gái của tôi, “nhanh lên, mang cho cha ít nước nóng!” Tôi muốn làm ấm cái chân của tôi. Con gái tôi nhắc cho tôi rằng đây là Sư phụ Lý đang thanh lọc cơ thể của tôi. Ngay lúc đó, tôi cảm thấy một lực rất mạnh như sét đánh xuyên rất nhanh từ dưới lòng bàn chân trái của tôi. Cơn đau lớn chấm dứt ngay. Tôi rất xanh, yếu ớt và toàn thân tôi ướt đẫm mồ hôi. Vì lòng từ bi của Ngài, Sư phụ cứu tôi sống lại. Con gái của tôi và tôi khóc lớn và chấp tay trước ngực để bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ Lý. Tôi biết rằng ma quỷ nhập thân tôi (phụ thể) và tấn công thân thể tôi đã được tẩy sạch. Từ đó trở đi, tôi có thể điều khiển chính tôi và nói rõ ràng hơn và có thể thanh tỉnh và tập trung khi tôi thiền tập.

    Khi bệnh viện Toàn Khoa San Francisco nghe về phép lạ này, những chuyên gia giải phẫu thần kinh yêu cầu tài liệu về Pháp Luân Công. Một số bác sĩ và y tá muốn học Pháp Luân Công. Bằng chứng trên thân thể tôi là huyền năng của Pháp Luân Đại Pháp.

    Đây là kinh nghiệm bản thân tôi từ việc bị ma quỷ nhập thân đến việc đắc Pháp. Y học hiện đại không thể tìm ra nguyên nhân bệnh của tôi và không chẩn đoán đúng sau nhiều lần khám nghiệm, mà tất cả đều có giấy tờ đầy đủ trong hồ sơ bệnh viện. Lý luận của tôi là để cho y học hiện đại có một bước tiến cao hơn, chúng ta phải chú trọng nhiều hơn đến đạo đức và vượt qua tầng không gian vật chất này điều mà có thể nhìn thấy bằng đôi mắt thịt của chúng ta. Tại tầng không gian khác, có thứ vật chất màu trắng, gọi là Đức, mà có được chất trắng này là vì làm những việc thiện và đem hạnh phúc cho người khác. Còn có một loại vật chất màu đen, gọi là nghiệp, mà tạo ra là do làm những việc xấu như giết hại, hiếp đáp, gây người khác đau khổ và lấy những thứ mà thuộc về người khác. Những loại vật chất này tích luỹ không chỉ trong kiếp này, nhưng là từ nhiều kiếp khác. Hơn nữa, nghiệp sẽ gây ra đau khổ và khó nạn. Một trong những nguyên nhân của bệnh tật là do nghiệp, mà được biểu hiện bằng vi khuẩn hay vi trùng tại không gian vật chất này. Một nguyên nhân khác của bệnh tật là do ma quỷ nhập thân vì nghiệp của người đó hay người đó có tà niệm. Bệnh của tôi nằm trong loại thứ hai. Y học hiện đại bị đóng khung ở tầng không gian vật chất này mà chỉ có thể thấy được bằng mắt thường. Nó không thể thấy các tầng không gian khác hay sự quan hệ giữa nghiệp và bệnh tật. Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp có thể thấy sự quan hệ này một cách rõ ràng và đạt được thể trạng tốt, là do tu luyện mà có. Y học hiện đại không đạt đến điểm này.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  4. #4

    Mặc định

    Toàn bộ một tầng không gian có kết cấu bằng nguyên tử thì khoa học hiện đại chưa thám hiểm đến được. Toàn bộ thân thể vật chất có kết cấu bằng phân tử đặt tại trái đất, toàn bộ thân thể có kết cấu bằng nguyên tử... Có bao nhiêu sinh mệnh có kết cấu bằng nguyên tử??? Bất khả tư nghị!
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  5. #5

    Mặc định

    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::r ose:
    4. Thiên mục
    (4) Các cõi không gian

    Không gian, dựa vào những điều chúng ta trông thấy, quả thật là phức tạp. Nhân loại chỉ biết không gian mà con người hiện đang sống, và các cõi không gian khác thì chưa được thám hiểm hay là khám phá tới. Nói về những điều đến từ các không gian khác, các thầy khí công của chúng ta đã nhìn thấy hàng tá các cấp bậc không gian khác nhau và cũng có thể dùng lý luận để giải thích sự hiện hữu của nó, nhưng khoa học không thể chứng thực được. Có một số điều, ngay cả nếu quý vị không chấp nhận sự hiện hữu của chúng, nhưng chúng vẫn được phản ánh một cách trung thực trong không gian của chúng ta. Chẳng hạn như có một nơi gọi là quần đảo Bermuda, hay còn được mệnh danh là "vùng tam giác quỷ", một số tàu bè đã biến mất trong vùng này, một số máy bay cũng mất tích luôn, và sau đó lại xuất hiện trở lại vài năm sau đó. Không ai có thể giải thích được nguyên nhân, không ai đi quá giới hạn của các tiến trình suy nghĩ và lý luận của con người. Thật ra, nó là một đường đi vào một không gian khác. Không giống như cánh cửa bình thường của chúng ta với một vị trí cố định, nó ở một trạng thái không ổn định. Nếu chiếc tàu nào tình cờ đi vào khi cánh cửa được mở, nó có thể đi vào cõi không gian khác rất dễ dàng. Con người không thể cảm nhận được sự khác biệt giữa các không gian, và họ đi vào trong một không gian khác trong nháy mắt. Khoảng cách giữa các không gian không thể nào được diễn đạt bằng dặm, như là cách xa hàng ngàn dặm. Mọi thứ đều hội tụ vào một điểm nơi đây. Các không gian khác nhau thật sự xảy ra cùng nơi chốn và cùng thời gian. Chiếc tàu nhảy vào trong một chốc lát và trở ra lại do sự tình cờ thôi. Tuy vậy, nhiều năm đã trôi qua trong thế giới này vì thời gian khác nhau ở hai cõi không gian này. Có nhiều thế giới đồng nhất14 hiện hữu trong mỗi không gian, tương tự như mô hình của các cấu trúc nguyên tử, một quả cầu được nối liền với quả cầu khác bằng một đoạn thẳng và rất nhiều quả cầu lẫn nhiều đoạn thẳng liên kết với nhau như vậy, nó quả thật là phức tạp.

    Bốn năm trước kỳ thế chiến tranh thế giới lần thứ 2, một phi công người Anh đang thi hành một công tác. Khi đang bay giữa chừng, anh ta đụng phải một cơn bão táp rất lớn. Dựa theo kinh nghiệm, anh ta tìm gặp một phi trường bỏ hoang. Vừa lúc phi trường xuất hiện trước mắt anh ta, một hình ảnh hoàn toàn khác hẳn đến trong tầm nhìn của anh ta, nó bỗng nhiên nắng chói và không có chút mây nào như thể anh ta vừa mới hiện ra từ một thế giới khác. Các máy bay đậu ở phi trường này sơn màu vàng, và người ta đang bận rộn làm việc trên mặt đất, anh ta có cảm giác rất lạ! Sau khi hạ cánh, không ai nhận ra anh ta. Ngay cả đài kiểm soát không lưu cũng không có liên lạc với anh ta. Người phi công quyết định rời khỏi nơi đó vì trời đã tạnh bão. Anh ta bay trở lại, và lúc tới cùng khoảng cách mà anh ta thấy phi trường này phút chốc trước đó, anh ta lại đâm đầu vào cơn bão táp một lần nữa. Cuối cùng anh ta xoay trở để ra khỏi nơi đó. Khi anh ta báo cáo tình trạng này và anh ta cũng ghi xuống trong sổ phi hành, cấp trên của anh ta không tin chuyện đó. Bốn năm sau đó, thế chiến thứ hai bùng nổ. Anh ta được thuyên chuyển đến cái phi trường bỏ hoang đó. Anh ta lập tức nhớ lại cảnh tượng xảy ra giống hệt như điều mà anh ta đã thấy bốn năm về trước. Các thầy khí công của chúng ta tất cả đều biết những thứ đó là gì. Anh ta đã làm cùng việc đó bốn năm sớm hơn là anh ta phải làm sau đó. Trước khi bắt đầu hành động, anh ta đã đến đó và diễn xuất vai trò của mình trước, và xong rồi trở lại làm đúng theo thứ tự.

    [Sách Pháp Luân Công]<<Chương I>>(4 Thiên mục (4)Các cõi không gian)
    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::r ose:
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  6. #6

    Mặc định

    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::r ose:
    6. Các không gian và nhân loại
    V: Có bao nhiêu cấp bậc không gian trong vũ trụ này?

    Ð: Dựa vào những gì tôi biết, số tầng lớp không gian trong vũ trụ nhiều không thể đếm được. Khi nào các không gian khác được thành lập, và cái gì hiện diện trong các cõi không gian này và ai sống ở đó, nó rất khó biết được với những phương tiện khoa học đương thời. Khoa học tân thời chưa có thể đưa ra những dẫn chứng cụ thể. Tuy nhiên, vài vị thầy khí công của chúng ta và những người có công năng có thể thấy các cõi không gian khác vì các không gian này chỉ được thấy bằng Thiên mục chứ không bằng mắt phàm.

    V: Mỗi không gian đều bao hàm đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn có phải vậy không?

    Ð: Ðúng vậy, mỗi không gian bao hàm đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Người thuận theo đặc tính này là người tốt; người đi ngược với bản chất này là người xấu. Những ai đồng hóa với nó là người giác ngộ.

    V: Nhân loại bắt nguồn từ đâu?

    Ð: Vũ trụ nguyên thủy không có nhiều cấp bậc theo chiều dọc hay chiều ngang. Nó hoàn toàn tinh khiết. Theo quá trình phát triển và chuyển động, sinh mệnh đã được phát triển. Ðó là điều mà chúng ta gọi là sinh mệnh gần như nguyên thủy nhất. Nó theo đúng với vũ trụ, và không có sự hiện diện của điều xấu. Theo đúng với vũ trụ có nghĩa là giống như vũ trụ, có các khả năng mà vũ trụ có. Vì vũ trụ đang phát triển và đang tiến hoá, một số các thiên đàng xuất hiện. Sau đó càng nhiều sinh mệnh xuất hiện. Ðề cập đến cấp thấp hơn, nó trở thành như là các tập thể xã hội được phát triển mà các liên hệ hổ tương được thành lập. Trong tiến trình chuyển hóa này, một số người đã thay đổi, tách xa bản chất của vũ trụ hơn. Họ trở thành không còn tốt như trước nữa, vì vậy công năng bị yếu đi. Vì vậy các người tu nói về "Quy Chân", mà có nghĩa là trở về bản chất nguyên thủy. Cấp bậc càng cao, càng đồng hóa vào bản chất của vũ trụ và các quyền năng càng mạnh bấy nhiêu. Lúc đó, một số sinh mệnh trở thành xấu trong sự tiến hóa của vũ trụ và tuy vậy chúng nó không có thể bị hủy diệt. Vì lý do đó, các dự án đã được lập ra để họ có thể nâng cao chính mình và đồng hóa vào vũ trụ lần nữa. Họ đã được gửi đến một cấp thấp hơn để chịu đau khổ và tự cải tiến thêm nữa. Sau đó, người ta liên tục đến cấp này. Rồi thì một sự phân chia xảy ra ở cấp này. Người với tâm tính hư hoại không có thể tiếp tục ở lại trình độ này. Vì lý do đó, một cấp khác thấp hơn nữa đã được thành lập. Nó tiếp tục như vậy, một số sinh mệnh xuống cấp thấp hơn nữa và từ từ rời xa hơn cho đến cấp của nhân loại chúng ta ngày nay. Ðây là nguồn gốc của nhân loại ngày nay.

    (Hết)
    [Sách Pháp Luân Công]<<Chương V>>(6 Các không gian và nhân loại)
    :rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::rose::r ose:
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

  7. #7

    Mặc định

    Khoa học mới của nhân loại

    Tác giả: Tiến sĩ Sen Yang tại Chicago, Illinois, Hoa Kỳ.

    [Chanhkien.org] Một ngày tháng 7 năm 1995, tôi nhận được một cuốn sách từ cha mẹ tôi tại Trung Quốc. Tên cuốn sách là “CHUYỂN PHÁP LUÂN”. Tác giả là Ông Lý Hồng Chí, người sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Sau khi đọc vài trang, tôi cảm thấy rằng cả tâm và thân tôi tràn đầy năng lượng mạnh mẽ. Tôi không thể bỏ cuốn sách xuống vào đêm hôm đó, và tôi tiếp tục đọc cho đến 5 giờ sáng ngày hôm sau.

    Điều đó cũng tương tự trong vài ngày tiếp theo. Tôi mải mê với cuốn sách đến nỗi tôi gần như đã quên ăn quên ngủ. Sau khi trở về nhà từ trường, tôi sẽ đọc nó thâu đêm cho tới tận sáng hôm sau. Ngay cả trên đường đến trường, tôi vẫn để cuốn sách trên vô-lăng khi đang lái xe để tôi có thể tranh thủ đọc vài dòng khi dừng đèn đỏ. Lý do là cuốn sách này cực kỳ thu hút tôi, đến nỗi tôi có cảm giác rằng tôi đã tìm thấy điều mà tôi đã chờ đợi từ lâu.

    Từ nhỏ, tôi đã rất thích đọc sách, đủ loại sách, từ vũ trụ học, địa lý học, khoa học kỹ thuật cho đến văn học, nghệ thuật, và các tác phẩm kinh điển,… Tuy nhiên, tôi chưa từng đọc một cuốn sách nào có hàm nghĩa rộng và uyên thâm như “CHUYỂN PHÁP LUÂN”; nó khiến tôi cảm thấy hoàn toàn khác với những cuốn sách trước đó. Khi đọc nó lần thứ hai, tôi nhận thấy rằng nó đã là một cuốn sách hoàn toàn mới, và tôi lại có được hiểu biết mới. Cũng y hệt như vậy khi tôi đọc lại nó lần thứ ba. Ngoài ra, tôi thường cảm thấy một luồng nhiệt ấm áp tuôn từ lưng tới đầu khi tôi đọc sách. Thật là kỳ lạ, tôi đã tống khứ tất cả các chứng bệnh kinh niên của tôi chỉ trong vòng một tháng, và tôi bắt đầu cảm thấy tràn đầy năng lượng. Tôi cảm thấy cơ thể tôi dường như nhẹ nhõm hơn khi đang đi bộ. Tôi đã hoàn toàn bị thuyết phục rằng đây là một quyển sách siêu thường, và vượt ra ngoài phạm vi của khoa học hiện đại; trên thực tế, nó bao hàm từ vật lý học tới khoa học sự sống, từ tiêu chuẩn đạo đức của con người cho tới phương pháp tu luyện lên tầng thứ cao.

    Với tư cách một nhà khoa học, tôi sẽ thảo luận từ khía cạnh khoa học về điều mà tôi đã học được sau khi đọc cuốn “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nhiều lần.

    Vật chất và tinh thần


    Định nghĩa về vật chất mà chúng ta học được từ môn triết học ở trung học là “vật chất là một thực thể khách quan không phụ thuộc, nhưng có thể được phản ánh lên ý thức con người.” Trên thực tế, đây là cái nhìn cơ bản về vật chất của khoa học thực nghiệm.

    Nhưng định nghĩa này thực ra đã hạn chế khái niệm của chúng ta về vật chất. Chẳng phải tư tưởng cũng là một loại vật chất hay sao? Chẳng phải thực thể khách quan mà không phụ thuộc vào ý thức con người, nhưng có thể được phản ánh bởi ý thức của những thực thể sống khác cùng là vật chất hay sao? Chẳng phải vật chất cũng có ý thức và tư tưởng hay sao? Được xây dựng dựa trên một định nghĩa hạn hẹp về vật chất như vậy, nên khoa học thực nghiệm là khá sai lệnh và không hoàn thiện.

    Sự hiểu biết của chúng ta về tự nhiên, các thực thể sống và vật chất có liên quan chặt chẽ tới các giác quan của chúng ta, chẳng hạn như thị giác, thính giác, xúc giác và vị giác,… những thứ cho phép chúng ta liên kết và giao tiếp với môi trường bên ngoài. Hệ quả tự nhiên là, chúng ta sẽ coi điều mà chúng ta có thể thấy, nghe hay chạm vào được là vật chất, và từ đó phủ nhận sự tồn tại của những thứ không nhìn thấy và không động chạm tới được. Do vậy, có một câu nói ở cả phương Đông và phương Tây là “có thấy thì mới tin.”

    Khoa học được phát triển hoàn toàn dựa trên các giác quan của chúng ta. Chúng ta có một đôi mắt, cho nên chúng ta đã phát minh ra kính viễn vọng và TV; chúng ta có một đôi tai, cho nên chúng ta đã phát minh ra máy ghi âm và điện thoại; chúng ta có những khái niệm về khoảng cách, vận tốc và trọng lực, cho nên chúng ta đã sáng chế ra ô-tô, máy bay và thang máy.

    Ngược lại, không có các giác quan ấy, chúng ta sẽ không thể tạo ra những phát minh để phục vụ nó. Lấy ví dụ, nếu mọi người đều bị mù màu thì mọi thứ mà chúng ta thấy sẽ chỉ có màu đen hay trắng, và chúng ta không thể phát minh ra TV màu được. Thậm chí, khi ấy chúng ta sẽ không có ngay cả khái niệm về màu sắc nữa. Chẳng phải là nếu mỗi người khi sinh ra đã bị mù, thì sẽ không có TV; và nếu ai đó tuyên bố rằng có ánh sáng và màu sắc trong thế giới này, thì anh ta sẽ bị coi là một người mê tín và nói những điều bậy bạ. Chúng ta chỉ sẵn sàng công nhận những gì nhìn thấy được hay động chạm đến được, nhưng liệu chúng ta có dám tuyên bố rằng chúng ta sỡ hữu mọi chức năng cảm quan trong vũ trụ này?

    Ngay cả trong thế giới này, có rất nhiều điều mà chúng ta không thể nhận thức được. Ánh sáng, lấy ví dụ, là những làn sóng điện từ tại các tần số khác nhau mà cấu thành nên một dải quang phổ rộng lớn gồm tia hồng ngoại, dải ánh sáng nhìn thấy, tia hồng ngoại, tia-X và tia Gamma. Tuy nhiên, chúng ta chỉ có thể nhận thức được 1/10.000 trong toàn dải quang phổ ấy, cho nên chúng ta là ‘người mù màu’ theo nghĩa rộng.

    Ngoài ra, con mắt thịt này của chúng ta không thể nhận thức được ánh sáng của các không gian khác, và của các thời-không khác, vậy nên không quá cường điệu khi nói rằng tất cả chúng ta đều ‘mù’. Nếu chúng ta quá dựa dẫm vào các giác quan của chúng ta, thì chúng ta sẽ hạn chế nghiêm trọng nhận thức của chúng ta về thực tại khách quan, và từ đó tự cô lập mình với thế giới bên ngoài.

    Năng lượng và thời-không

    Vào đầu thế kỷ XX, khi đã nhận ra rằng vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô, con người bắt đầu nghiên cứu sự chuyển động của các hạt tử. Bohr đã đề xuất mô hình cấu trúc nguyên tử, được biết đến với cái tên “mô hình nguyên tử của Bohr”, trong đó cho rằng nguyên tử được cấu thành bởi các electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử. Tuy nhiên, một mâu thuẫn lại nổi lên khi người ta cố gắng áp dụng cơ học cổ điển và điện từ vào mô hình này. Theo lý thuyết cổ điển, khi một electron xoay quanh hạt nhân nguyên tử ở một tốc độ cực cao và với một bán kính cực nhỏ, nó sẽ phát ra sóng điện từ cực mạnh, điều khiến nó mất năng lượng ngay lập tức và bị va vào hạt nhân nguyên tử.

    Trên thực tế, nguyên tử là một cấu trúc cực kỳ ổn định, và nó khiến người ta nhận ra rằng các lý thuyết cổ điển là không thể áp dụng được với sự chuyển động của các hạt vi mô. Lý do chính là các lý thuyết cổ điển được xây dựng dựa trên sự hiểu biết về không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời-không mà chúng ta đang sống, trong khi các hạt tử vi mô lại thuộc về các không gian khác.

    Vậy thì các không gian khác là gì? Trong “CHUYỂN PHÁP LUÂN”, Ông Lý Hồng Chí viết:
    “Mọi người đã biết, vật chất ở mức vi lạp có phân tử, nguyên tử, proton, khảo sát xuống nữa mãi đến tận cùng; nếu như tại mỗi tầng có thể nhìn thấy được một diện của tầng chứ không phải là một điểm, thấy một diện của tầng phân tử, thấy một diện của tầng nguyên tử, một diện của tầng proton, một diện của tầng hạt nhân nguyên tử, thì chư vị đã nhìn thấy được hình thức tồn tại trong những không gian khác nhau.” (Bài giảng thứ Hai)
    Vật chất được cấu thành bởi các hạt tử vi mô. Liên kết các hạt tử nhỏ lại với nhau bằng một hệ năng lượng tạo thành một tầng hạt tử lớn hơn; liên kết những hạt tử lớn hơn này lại với nhau bằng một hệ năng lượng khác tạo thành một tầng hạt tử còn lớn hơn nữa… Chúng ta biết rằng phân tử mang theo năng lượng rất lớn, và năng lượng của nguyên tử còn lớn hơn nữa. Hạt tử càng nhỏ, năng lượng mà chúng mang theo càng lớn. Cho tới nay, chúng ta mới chỉ có được một sự hiểu biết bề mặt về nguyên tử. Trên thực tế, chúng ta thậm chí còn chưa hoàn toàn hiểu hết được phân tử. Đó là bởi vì chúng ta nghiên cứu phân tử, nguyên tử, và vũ trụ từ không gian vật chất này của chúng ta, về bản chất, là một hệ năng lượng liên kết các phân tử lại với nhau. Kết quả là, chúng ta chỉ có thể quan sát được sự phản ánh của các mức năng lượng khác vào mức năng lượng của chúng ta, chứ không phải trạng thái thực sự của chúng.

    Đâu là mối liên hệ giữa năng lượng và các giác quan? Khi các giác quan và một hệ năng lượng tồn tại ở cùng một tầng thứ nhất định, chúng sẽ thiết lập mối liên hệ và tương tác với nhau, khiến các giác quan có được khả năng nhận thức. Nếu các giác quan và năng lượng không ở trong cùng một tầng thứ, chúng không thể tương tác với nhau. Đó là lý do tại sao chúng ta không thể nhận thức được trạng thái thực sự của các mức năng lượng khác, chẳng hạn như các tầng hay không gian của phân tử, nguyên tử hay hạt nhân. Khi đồng ý rằng con mắt thịt của chúng ta không thể quan sát phân tử, nguyên tử hay hạt nhân, một số người có thể lập luận rằng các nhà khoa học vẫn có thể quan sát sự chuyển động của chúng với sự trợ giúp của các thiết bị khoa học. Thực ra, các thiết bị có thể quan sát sự phản chiếu, hay phản ánh của các vật thể từ những không gian khác vào không gian này, chứ không phải hình thức thực sự của không gian khác hay hệ năng lượng khác; bởi vì các thiết bị, bản thân chúng được tạo ra từ vật chất của không gian chúng ta, và sử dụng năng lượng mà chúng ta có thể làm chủ. Do vậy, các thiết bị nhân tạo không thể hoàn toàn giao tiếp với các hệ năng lượng cao hơn.

    Để tìm hiểu về các hạt tử vi mô, các nhà khoa học đã phát triển ‘Cơ học Lượng tử’, lý thuyết được khơi dậy và liên tục được xác nhận bằng các thí nghiệm. Phải chăng điều này có nghĩa là chúng ta có thể hiểu được các không gian khác bằng khoa học thực nghiệm? Không hẳn là vậy. Các lý thuyết khoa học chỉ là những chiếc cầu nối, liên kết không gian chúng ta với các không gian khác qua các công thức toán học, thứ đóng vai trò là một ngôn ngữ phổ thông cho các mức năng lượng khác nhau. Thế nhưng, thực tế là những chiếc cầu nối này vẫn không dễ quan sát được. Thậm chí, với những phần không gian khác mà không thể kết nối được với không gian chúng ta, thì chúng ta không có cách nào để nghiên cứu chúng.

    Mô tả các không gian khác bằng những số liệu vật lý từ không gian này của chúng ta, chẳng hạn như thời gian, khoảng cách, động lượng hay năng lượng (của các hình thức mà chúng ta biết), chắc chắn là hạn chế hiểu biết của chúng ta, và khiến chúng ta ngày càng cô lập với các không gian khác. Kết quả là một mình khoa học thực nghiệm không thể dẫn tới một sự biểu biết toàn diện về các không gian khác.

    Khái niệm ‘khoa học’


    Khi nói về khoa học, người ta tự nhiên sẽ nghĩ đến các kiến thức và công nghệ mà chúng ta đã làm chủ được; đó là, khoa học thực nghiệm phương Tây nghiên cứu về thế giới vật chất này. Dù người ta có không đồng ý về nhiều vấn đề, nhưng hầu hết người ta đều tin, thậm chí là tôn thờ, tới một mức độ nào đó, khoa học hiện đại, và coi những người dám thách thức nó là ngu xuẩn và không thể chấp nhận được.

    Liệu khoa học thực nghiệm có phải là khoa học thực sự không? Chúng ta học các kiến thức khoa học một cách thụ động từ trường tiểu học tới trung học, nơi mà các học sinh giỏi có thể ghi nhớ và nắm được các nguyên lý khoa học hiện thời. Kết quả là, việc thi tuyển đại học dựa phần lớn vào mức độ học sinh hiểu được các nguyên lý này. Khi thời gian qua đí, bộ não của chúng ta đã bị tràn ngập bởi những nguyên lý thu thập được này. Những ai dám đặt dấu hỏi với chúng thường bị công kích thậm tệ, trong khi những người đi theo chúng được khích lệ và công nhận bởi xã hội.

    Trong những năm 60 [của thế kỷ XX], lấy ví dụ, giới khảo cổ học tin rằng nhân loại hiện đại khởi nguồn từ Nam Phi vào khoảng 100.000 năm trước đây và di cư sang Châu Âu vào khoảng 40.000 năm trước đây. Và rồi họ đi sang Châu Á, rồi đến Bắc Mỹ vào khoảng 30.000 năm trước. Sau đó, họ đến Trung và Nam Mỹ vào khoảng 15.000 năm trước. Tuy nhiên, năm 1966, một nhà khảo cổ học người Mỹ, bà Virginia Steen-McIntyre đã phát hiện ra nhiều công cụ nhân tạo tại Mexico, và xác định niên đại chúng khoảng 200.000 năm trước bằng cách sử dụng 2 kỹ thuật tiên tiến nhất thời bấy giờ. Nhưng do các kết quả của bà xung đột với lý thuyết thịnh hành, nên bà đã bị cấm tiếp tục nghiên cứu, và địa điểm khai quật đã bị đóng cửa. Virginia đã phải bỏ dở công trình nghiên cứu của bà, điều bà rất đam mê.

    Có những nhân tố về chính trị hay xã hội ngăn cản chúng ta đột phá các quan niệm và lý thuyết hiện thời. Cũng có những nhân tố khác khó phát hiện hơn, nhưng đang điều khiển ý thức chúng ta một cách chặt chẽ. Lấy ví dụ, khoa học hiện đại dựa rất nhiều vào toán học. Mở bất cứ cuốn tạp chí hay tập san khoa học nào, bạn sẽ thấy những trang chỉ toàn là công thức và ký hiệu toán học. Toán học, tuy nhiên, chỉ là một lý thuyết phản ánh thế giới vật chất của chúng ta. Một khi sử dụng nó, chúng ta đã bị nó hạn chế mà không hay biết. Lấy ví dụ, trong không gian chúng ta, 1+1=2, và 1.000 mét = 1 kilômét. Nhưng ở không gian khác, các thực thể sống không có khái niệm nặng nhẹ hay kích cỡ. Trong không gian của họ, 1 mét có thể tương đương với 1 kilômét hay 1 milimét, và điều này sẽ phá vỡ các khái niệm về mét, kilôgram, và giây. Khái niệm về kích cỡ, cũng sẽ khác với ở trong không gian chúng ta. Do vậy, để có sự tiến bộ trong khoa học, chúng ta phải liên tục loại bỏ các quan niệm cũ, và đột phá khỏi cái khung đang tồn tại; nếu không, chúng ta sẽ bị trói chặt vào các lý thuyết hiện tại mà không thoát ra được.

    Nhìn từ khía cạnh này, khoa học hiện đại giống như một con quái vật đang kiểm soát tâm trí mỗi người, và từ đó kiểm soát toàn bộ xã hội. Nhưng không ai để ý tới điều đó, bởi vì họ đang bị khống chế. Hệ tư tưởng và phương pháp luận của con người bị giới hạn bởi khoa học thực nghiệm. Nếu chúng ta tiến bước theo hướng mà khoa học thực nghiệm cho phép, con đường sẽ trở nên ngày càng hẹp và hẹp hơn nữa.

    Sự tiết lộ từ Pháp Luân Đại Pháp

    Pháp Luân Đại Pháp khác với khoa học thực nghiệm, căn bản ở cách Nó nhìn nhận vũ trụ và vật chất. Trong Chuyển Pháp Luân (Tập II), Ông Lý Hồng Chí đã chỉ rõ:

    “Hiện nay khoa học giảng vũ trụ được hình thành thế nào, hình thành thế này, hình thành thế kia, vật chất này, vật chất kia. Nhận thức ở cao hơn là vũ trụ là do thời gian và không gian cấu thành; trên thực tế vũ trụ ở căn bản nhất chính là năng lượng cấu thành.” (Giảng Pháp ở Đại Dữ Sơn)
    Năng lượng là điều cơ bản. Nó không động chạm đến được, và tồn tại độc lập với vật chất ở bất cứ không gian nào. Một khi đã đồng hóa với một mức năng lượng, con người sẽ xây dựng được một hệ thống khoa học, từ năng lượng không động chạm đến được tới vật chất động chạm đến được, và điều này khiến khoa học khá cứng nhắc và bị giới hạn. Và rồi, làm sao chúng ta có thể đột phá được không gian vật chất này, để chạm tới thực tại của các không gian khác?

    Cách duy nhất là hãy điều chỉnh và phù hợp với sự đòi hỏi của các mức năng lượng kia. Và rồi, các vật thể và thực thể sống từ không gian khác sẽ tự động triển hiện dưới dạng thức thực sự của chúng, để con người có thể nghiên cứu và hiểu biết được các mức năng lượng ấy. Từ các không gian khác mà nhìn vào không gian chúng ta, thì chúng ta có thể xuất hiện dưới dạng không động chạm đến được, và giống như hư ảo.

    Và rồi, làm sao để chúng ta có được sự nâng cấp trong mức năng lượng? Điều này liên quan đến sự nâng cấp trong tâm tính (tư tưởng, hay tính tình) và cách thức nhìn nhận vũ trụ, đó chính là vấn đề về ‘tu luyện’. Thông qua tu luyện, con người có thể loại bỏ các quan niệm tại tầng thứ thấp, đẩy cách nghĩ của họ lên một tầng thứ cao hơn, từ đó có thể tương tác và quan sát chân tướng của vũ trụ ở tầng thứ đó. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” là một phương thức tu luyện hoàn chỉnh và hệ thống mà có thể hướng dẫn con người ta lên tầng thứ cao, và Pháp Luân Đại Pháp cũng chỉ ra một hướng đi đúng đắn cho sự tiến bộ của nhân loại. Mặc dù mục đích của Pháp Luân Đại Pháp không phải là cho sự phát triển của khoa học nhân loại, nó sẽ vẫn hiệu quả trong việc cho phép khoa học nhân loại có được một bước nhảy vọt, bởi vì nó là khoa học ở một tầng thứ cao hơn rất nhiều. Nếu cộng đồng khoa học có thể hiểu rõ Pháp Luân Đại Pháp là một khoa học tinh thâm và siêu việt hơn tất cả, thì khoa học tương lai sẽ có thể nghiên cứu vũ trụ từ một góc độ khác. Có lẽ chúng ta sẽ nghiên cứu phân tử trong không gian của phân tử, nguyên tử trong không gian của nguyên tử, và vũ trụ trong một phạm vi rộng lớn hơn nhiều.

    Một số người có thể tự hỏi làm sao khoa học lại có thể liên hệ với tâm tính, cách suy nghĩ, và tu luyện? Khi nghiên cứu về vũ trụ, khoa học thực nghiệm có xu hướng tập trung vào mặt vật chất của thế giới, và bỏ quên mặt tinh thần của nó. Như Ông Lý Hồng Chí đã chỉ ra:
    “Lịch sử xưa nay trong giới tư tưởng học vẫn luôn có vấn đề rằng vật chất là đệ nhất tính hay tinh thần là đệ nhất tính; nghị luận mãi, tranh luận mãi về vấn đề ấy. Kỳ thực tôi nói với mọi người rằng, vật chất và tinh thần chúng là nhất tính.” (Bài giảng thứ Nhất)
    “Lấy con người làm ví dụ, Đạo gia xem thân thể người như một tiểu vũ trụ; con người có thân thể vật chất; nhưng chỉ cái thân thể vật chất ấy không thể đủ cấu thành một con người hoàn chỉnh được; còn phải có tính khí, tính cách, đặc tính, và nguyên thần mới có thể cấu thành một con người hoàn chỉnh, độc lập, và mang theo cá tính tự ngã. Vũ trụ này của chúng ta cũng như thế; có hệ Ngân Hà, có các thiên hà khác, cũng như các sinh mệnh và nước, vạn sự vạn vật trong vũ trụ này; đó là phương diện tồn tại vật chất; nhưng đồng thời chúng cũng có tồn tại đặc tính Chân-Thiện-Nhẫn. Dẫu là vi lạp vật chất nào thì cũng bao hàm chủng đặc tính ấy, trong vi lạp cực nhỏ cũng bao hàm chủng đặc tính ấy.” (Bài giảng thứ Nhất)
    Để tạo ra sự đột phá lớn trong khoa học, con người phải tập trung vào mặt tinh thần của vũ trụ, nhấn mạnh vào sự tu luyện tâm tính, và đồng hóa với đặc tính vũ trụ. “CHUYỂN PHÁP LUÂN” nói về vấn đề tu luyện như sau:

    “Nói rõ cho chư vị một chân lý: toàn bộ quá trình tu luyện của người ta chính là quá trình liên tục tống khứ tâm chấp trước của con người.” (Bài giảng thứ Nhất)
    Con người là một thể thống nhất của vật chất và tinh thần, và nhận thức của con người với thế giới là dựa vào các giác quan. Các mức năng lượng khác nhau tạo ra các tầng vật chất và ý thức khác nhau, và các thực thể sống khác nhau, với thân thể và giác quan khác nhau, để rồi các giác quan đó có thể nhận thức được vật chất như là biểu hiện của năng lượng tại cùng tầng thứ ấy. Chỉ bằng cách tu luyện tâm tính và loại bỏ các tâm chấp trước (dính mắc) thu thập được, người ta mới có thể đột phá khỏi sự giới hạn của tầng thứ đó để tiến lên tầng thứ cao hơn. Tuy nhiên, nếu người ta chấp trước vào một tầng thứ thấp, thì người ta chỉ hiểu được tầng thứ đó, phán xét mọi thứ dựa trên sự thiên kiến, và do đó không thể có được những ý tưởng mới. Vì vậy, những người khác không thể làm gì nếu người đó không tự thay đổi chính mình. Chỉ tu luyện mới có thể cho phép con người từ bỏ các tâm chấp trước vào tầng thứ thấp, để họ phù hợp với yêu cầu của các tầng thứ cao hơn. Do vậy, người ta sẽ tự cải thiện chính mình và nhận thức được sự biểu hiện của các mức năng lượng cao.

    Đây không phải là trí tưởng tượng. Nhiều học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tự cải thiện bản thân họ rất nhiều, cả về thân thể vật chất cũng như cảnh giới tư tưởng bên trong thông qua sự tu luyện của họ, và họ đã trông thấy, cũng như cảm thấy rõ ràng các cảnh tượng chân thực ở không gian khác. Điều này cũng minh chứng sức mạnh và sự đúng đắn của Pháp Luân Đại Pháp. Thực ra, Phật, Đạo và Thần là những thực thể sống ở tầng thứ cao tại các không gian khác, chứ không phải là trí tưởng tượng, sự mê tín hay ảo giác. Khoa học thực nghiệm phủ nhận sự tồn tại của họ, bởi vì khoa học không thể quan sát được họ. Con người đã hạn chế chính mình bởi sự vô minh, và cũng ngăn khoa học phát triển lên một mức cao hơn. Mức độ tâm tính và chuẩn mực đạo đức của một người không thể được đo đạc bởi khoa học thực nghiệm, và vì vậy chúng thường bị bỏ quên. Thế nhưng ảnh hưởng của chúng tới một người, một vùng, hay thậm chí một xã hội là không thể chối bỏ được. Cuốn sách “CHUYỂN PHÁP LUÂN” chắc chắn sẽ cho con người một nhận thức mới về chân tướng của vũ trụ, và thổi vào tương lai một luồng sinh khí hoàn toàn mới.
    Pháp Luân Đại Pháp hảo!
    Chân Thiện Nhẫn hảo!
    Sư Phụ hảo!

    Đại Pháp thẳng hồi thiên.

    phapluan.org :coffee: chinhphap.com:coffee:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Gian Ác Từ Đâu Đến
    By Love_Tamlinh in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 10
    Bài mới gởi: 14-09-2009, 11:25 AM
  2. Bảo tồn VH dân gian không phải là xây phòng trưng bày!
    By Bin571 in forum Văn Hóa - Phong Tục - Lễ Hội
    Trả lời: 2
    Bài mới gởi: 22-08-2008, 01:46 AM
  3. Nhân gian du ký
    By combustions in forum Các thành viên tặng sách
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 12-11-2007, 12:19 PM
  4. Ẩm thực dân gian
    By HellBoy in forum Văn hóa Ẩm Thực
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 10-11-2007, 03:58 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •