kết quả từ 1 tới 14 trên 14

Ðề tài: Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ mà TQ _ VN không...theo kịp

  1. #1

    Mặc định Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ mà TQ _ VN không...theo kịp

    Cách học dễ ợt của học sinh Mỹ mà TQ _ VN không...theo kịp


    (Con cái) - Động lực đằng sau một cường quốc kinh tế là gì? Rốt cục họ đã có một nền giáo dục như thế nào? Những người làm cha làm mẹ, làm cô làm thầy sẽ cảm nhận bài học thấm thía từ câu chuyện vẻn vẹn trong một trang báo mà không hề nhỏ này.


    Những tiêu chuẩn “dễ ợt”

    Tốt nghiệp mẫu giáo: Có thể nhận biết và phân biệt con số, có thể biểu đạt khái niệm toán học trừu tượng bằng những vật thể cụ thể như hòn sỏi, mẩu giấy, cái que…;
    Nhận biết bảng chữ cái, phân biệt nguyên âm và phụ âm; phân biệt được các ngành nghề khác nhau đại ý làm những gì, ví dụ như bác sĩ, giáo viên, người đưa thư, cảnh sát, cảnh sát phòng cháy chữa cháy… hiểu được quá trình diễn biến của cuộc đời sinh vật, bao gồm sinh, lão, bệnh, tử của con người, sâu biến thành bướm,…;



    Điều kiện để được vào lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản...

    Học địa lý từ địa cầu, bản đồ; hiểu được rằng trên trái đất có rất nhiều cư dân, rất nhiều quốc gia và những màu da khác nhau, hiểu được rằng người cần ở trong nhà, trẻ em cần đến trường, người trưởng thành cần đi làm…

    Lớp 1: Có thể đếm từ 1 đến 100, có thể đếm số có hai chữ số hoặc thế nào là bội số của 5, biết số lẻ và số chẵn, biết phép cộng trừ đơn giản; học cách quan sát, chia ngành phân loại đối với những sự vật và vật phẩm khác nhau;
    Có thể lấy dẫn chứng về quá trình diễn biến của sự sống, hiểu được quan hệ sống tương trợ giữa động thực vật trong thiên nhiên; học sử dụng tranh ảnh để biểu đạt ý; hiểu tính tất yếu của việc mặc, ăn, ở và mái ấm gia đình; hiểu rõ quan hệ giữa các thành viên trong gia đình, giữa những người làng xóm. 

    Lớp 2: Biết đọc, viết số có ba chữ số, từ năm số tùy ý chọn, có thể đếm xuôi hoặc đếm ngược; vận dụng thành thạo phép cộng trừ đối với số có hai chữ số, biết dùng những đơn vị đo lường như inch (tấc Anh) hoặc centimet để đo độ dài, biết xem đồng hồ;
    Đọc sách, duy trì đều đặn việc viết (nhận xét, bình luận) sau khi đọc sách, học cách viết tổng kết, hiểu và phân biệt được những hình thức văn học khác nhau như: thơ, tản văn, tiểu thuyết, truyện ký…,
    Biết được sự khác nhau giữa tác phẩm hư cấu và tác phẩm phi hư cấu; bắt đầu học nghiên cứu độc lập về động vật, ví dụ như vấn đề sinh thái của côn trùng…

    Lớp 3: Học được cách biến tư liệu thành biểu đồ; biết so sánh sự lớn nhỏ và cộng trừ trong phạm vi 100.000, thành thạo phép cộng, trừ, nhân, chia đối với số có ba chữ số; có thể lấy những tài liệu tại chỗ trong môi trường xung quanh, sưu tập, tổ chức tài liệu, hiểu được cách giữ gìn sức khỏe của con người, hiểu rõ quá trình diễn biến cuộc đời của những động vật nhỏ như:
    Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích biểu đạt, hiểu được các tác phẩm văn học trong các bối cảnh văn hóa khác nhau.

    Lớp 4: Dùng máy tính để tính toán những con số rất lớn, so sánh lớn nhỏ trong phạm vi 1.000.000, học số thập phân và phân số, vẽ biểu đồ; có thể giải thích sự khác nhau của khí hậu giữa các vùng đất trên thế giới nhờ bản đồ, hình ảnh, biểu đồ; thông qua việc đọc, hiểu thêm một bước về những thể loại văn học khác nhau, ví dụ như tác phẩm khoa học viễn tưởng, truyện ký,…

    Lớp 5: Biết điền, đọc các loại bảng biểu, thành thạo các phép tính cộng, trừ, nhân, chia phân số; có thể vận dụng hệ thống thư viện và các tư liệu để tiến hành nghiên cứu; tiến hành so sánh và tổng hợp các loại tin tức thông qua việc viết bút ký; bắt đầu tự viết những bài văn dạng tả thật (phi hư cấu) và những đoản văn theo thể thức năm đoạn;



    Để đủ điều kiện vào lớp 3, học sinh chỉ cần nhận biết được: Ếch, bướm, gà con, chuột bạch…; hiểu cách sử dụng từ điển; có thể hiểu tư tưởng của những tác phẩm và các nhà văn, họa sĩ mình yêu thích...

    Học được cách viết chính thức, không chính thức và cách viết thư cho bạn bè; hiểu việc chia ngành phân loại những sách báo khác nhau, có thể nắm được nội dung chủ yếu của một cuốn sách, đồng thời tiến hành bình luận về cấu tứ, bối cảnh, cách xây dựng nhân vật, phương thức biểu đạt, nghệ thuật ngôn ngữ.

    “Hỏng bét”?
    Nhìn vào những tiêu chuẩn trên, có lẽ nhiều người trong chúng ta sẽ có cảm giác rằng, một học sinh học lớp 5, chuẩn bị tốt nghiệp tiểu học mà yêu cầu về năng lực toán học chỉ là biết cộng, trừ, nhân, chia, thì trình độ… thấp quá.

    Có thể thấy, người Mỹ coi trọng nền tảng làm người, quan niệm này đã được bồi đắp từ nhỏ. Cơ sở mà học sinh ở Mỹ cần tạo dựng là ý thức tự tin, thành thực, lương thiện, công bằng, bao dung và độc lập tự chủ để làm người, cũng có nghĩa là, ngay từ nhỏ, họ đã học được giá trị cơ bản của văn hóa Mỹ, chứ không phải là tri thức để phục vụ giá trị cơ bản này.  
    Trước đây và ngay cả hiện nay, vẫn còn không ít cha mẹ người châu Á, đặc biệt là người gốc Hoa ở Mỹ cho rằng giáo dục trung tiểu học ở Mỹ là “hỏng bét”, mà nhiều nhất trong số đó không ai khác chính là những giáo viên trung tiểu học ở Trung Quốc.
    Cái mà họ đắc ý là những học sinh đứng đầu trong danh sách đoạt giải thưởng toán quốc tế hàng năm luôn là những học sinh Trung Quốc, giáo dục trung tiểu học ở Mỹ không thể so sánh được với Trung Quốc.
    Có lần, trên một tờ báo tiếng Hoa ở Mỹ còn có một bài viết mang tên: “So về toán học, Mỹ chỉ có thể được coi là nước đang phát triển”.  

    “Độ khó” trong bài tập của học sinh tiểu học Mỹ
    Một người cha gốc Hoa đưa cậu con trai chín tuổi tới Mỹ, cho con vào học một ngôi trường ở Mỹ thì trong lòng lo lắng vô cùng, không hiểu đó là trường học kiểu gì!

    Trong lớp học sinh tự do tùy ý thảo luận, có thể cười ầm ĩ; giáo viên và học sinh thường xuyên cùng ngồi bệt trên mặt đất không phân biệt lớn bé; vào giờ học mà cứ như đang chơi trò chơi; Ba giờ chiều đã là tan học; lại không có sách giáo khoa thống nhất.
    Ông đem cho giáo viên xem bài học tiểu học lớp 4 mà con ông đã học ở Trung Quốc, giáo viên nói với ông, cho tới lớp 6, con trai ông không phải học thêm môn toán nữa. Lúc đó, ông bắt đầu hối hận vì đem con đến Mỹ mà làm lỡ việc học của con.

    Ở Trung Quốc, cặp sách của học sinh nặng trịch những tri thức, còn nhìn con mình bây giờ, mỗi ngày mang cái cặp nhẹ tênh đến trường, đi học như đi chơi. Một học kỳ nháy mắt đã hết, ông không khỏi nghĩ ngợi, hỏi con, ấn tượng sâu sắc nhất khi đến Mỹ học là gì? Cậu bé đáp: “Tự do”. 
    Lại một bận, cứ tan học, đứa trẻ lại chạy tới thư viện rồi mang một lô sách về nhà, thế mà chưa tới hai ngày đã trả. Ông lại hỏi, mượn sách nhiều như thế để làm gì? Con trai đáp: “Làm bài tập”.

    Sau đó, ông nhìn thấy tên bài tập mà cậu bé đang làm trên máy vi tính “Trung Quốc hôm qua và hôm nay”, ông kinh ngạc suýt ngất, đây là chủ đề môn học gì vậy? Thử hỏi vị nào đang làm tiến sĩ dám “ôm” đề tài lớn như thế?

    Ông chất vấn con trai, đây là chủ ý của ai, cậu bé hồn nhiên đáp: “Thầy giáo nói, Mỹ là một nước di dân, mỗi học sinh đều cần viết một bài về đất nước mà tổ tiên mình đã sinh sống, còn phải phân tích sự khác biệt so với nước Mỹ dựa trên địa lý, lịch sử, nhân văn, đồng thời phải đưa ra quan điểm và cách nhìn của mình”. Người cha im lặng.

    Mấy ngày sau, ông thấy bài tập của con trai đã xong, một tập gồm hơn 20 trang giấy, từ Hoàng Hà chín khúc đến văn tự tượng hình; từ con đường tơ lụa tới lá cờ ngũ tinh…

    Cả bài văn được viết với một khí thế hào hùng, có lý lẽ, có căn cứ, phân chương phân tiết, đặc biệt là một danh sách thư mục tham khảo ở phần cuối khiến người cha không khỏi bàng hoàng, cái cách thức của một luận văn tiến sĩ này, ngoài ba mươi tuổi ông mới học được.
    Đến khi sắp kết thúc học kỳ lớp 6 của con, ông lại được một phen cứng lưỡi, giáo viên đưa ra một loạt câu hỏi liên quan đến “Chiến tranh thế giới thứ hai”, nghe như một kỳ huấn luyện trước khi ứng cử của một thượng nghị sĩ tương lai:

    “Bạn cho rằng ai nên chịu trách nhiệm đối với cuộc chiến tranh này?”
    “Theo bạn, nguyên nhân thất bại của đảng Nazi (Đức) là gì?”
    “Nếu bạn là cố vấn cao cấp của tổng thống Truman, bạn sẽ tỏ thái độ gì đối với việc Mỹ ném bom nguyên tử?”
    “Bạn có cho rằng, biện pháp tốt nhất để kết thúc chiến tranh khi đó chỉ là ném bom nguyên tử?”
    “Theo bạn, cách tốt nhất để tránh chiến tranh ngày nay là gì?”
    Lịch sử nước Mỹ mới chỉ có vẻn vẹn 200 năm, nhưng đã đủ sức mở cánh cửa trí tuệ của các em học sinh.

    Sự khác biệt

    Người cha này vẫn nhớ rằng khi con trai ông tốt nghiệp tiểu học, cậu bé đã có thể sử dụng thành thạo hệ thống máy vi tính và vi phim của thư viện để tra cứu tư liệu và hình ảnh.

    Có lần, hai bố con tranh luận về tập tính săn mồi của sư tử và báo, ngày hôm sau, cậu con trai mượn từ thư viện tập phim về động vật của Hội Địa lý quốc gia Hoa Kỳ, hai cha con vừa xem vừa thảo luận.
    Học sinh tiểu học của Mỹ lúc này đã học được phương pháp tìm đáp án ở đâu mỗi khi có nghi vấn. Ngoài thư viện, học sinh trung tiểu học ở Mỹ cũng tìm tài liệu trên các trang web liên quan khi làm bài tập và một số báo cáo nghiên cứu.

    Lưu học sinh Trung Quốc tới Mỹ làm tiến sĩ, từ lúc vào học tới lúc tốt nghiệp, giành được học vị tiến sĩ cần năm năm.

    Trong viện nghiên cứu sinh, rất nhiều người có cảm giác rằng người Mỹ thường không phải là đối thủ của lưu học sinh Trung Quốc trong chuyện thi lấy học bổng, nhưng cứ đụng tới lĩnh vực thực tiễn, làm một vài vấn đề có tính nghiên cứu, thì người Trung Quốc không thể linh hoạt được bằng người Mỹ, không có tính sáng tạo dồi dào như họ.

    Tới khi cầm được bằng tiến sĩ để đi tìm việc, viết sơ yếu lý lịch, họ lại lạc hậu một bước lớn, không biết tự quảng bá cho bản thân mình. Không thể “viết về bản thân mình” không phải vì họ không biết, mà là vì không có đủ bản lĩnh để thể hiện cái “tôi” của mình.

    Đương nhiên, điều này có liên quan tới sự bất đồng giữa giáo dục và toàn bộ hệ thống giáo dục cơ sở. Người Trung Quốc chỉ quen phát huy bản lĩnh trong một khung quy định nào đó.

    Một khi không còn quy định, mất đi sự chỉ đạo, không nhìn thấy hệ thống quy chiếu vốn có nữa, thì với người Mỹ là giành được tự do, còn với người Trung Quốc, có lẽ chỉ còn lại cảm giác mất phương hướng, khủng hoảng, trống rỗng, không biết dựa vào đâu.

    Khi đã công tác được năm năm, mười năm, thực tế ấy lại càng rõ ràng hơn. Người Trung Quốc thường chỉ có thể làm kỹ thuật, cùng lắm là lên quản lý một bộ phận kỹ thuật nào đó, dường như không mấy ai làm được giám đốc công ty lớn.

    Người Trung Quốc không phục những ông chủ không giỏi về kỹ thuật và thường băn khoăn: bản lĩnh của họ rốt cục nằm ở đâu?

    Bản lĩnh đó là: hiểu được sở trường của từng thành viên trong công ty, giúp họ phát huy tận lực sở trường của mình, nhân viên và công ty cùng hợp tác, nâng cao giá trị của công ty mình trong mắt nhà đầu tư và khách hàng, không ngừng thu hút thêm vốn đầu tư và tăng thêm đầu ra cho sản phẩm…
    Hiển nhiên, đây là tác phẩm của một ông chủ, chứ không phải của một công nhân.
    • Anh Sa (Theo Văn cảo báo)
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    những con người tiến bộ sẽ xây dựng nên một nền kinh tế mạnh. Cái này phụ thuộc vào giáo dục.
    haiz...........................

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi boy93 Xem Bài Gởi
    Vn giờ vào lớp 1 không thuộc lòng bảng chữ cái, cộng trừ thành thạo trường nó bảo có vấn đề về thần kinh :laughing:
    thầy cô không thể dạy một lúc nhiều môn,hs khó có thể ngày nào cũng nhồi nhét thuộc lòng 5-6 môn chương trình bài cũ mỗi khi tới trường. :rolling_on_the_floo
    haiz...........................

  4. #4

    Mặc định

    Ẹt cháu tôi chưa đi học mà đã biết đếm 1-100 có thể hơn. Nhận biết màu sắc và các hinh rất tốt. Chơi game đào vàng điêu luyện, giờ mới biết gia đình mới là cái quan trọng không kém trong việc giáo dục. Đừng đổ cho lỗi cho đất nước hãy xem mình đã dạy được thứ gì cho con mình. Hay chỉ đem tới trường là xong. Giờ đối với Việt Nam thì 1 cái máy tính có còn là gì xa xôi lắm đâu. Nếu cứ đem Việt Nam so sánh với Mĩ thì sao không đem mấy nước Châu Phi nghèo đói ra so sánh với Việt Nam. Tại sao chúng ta không tự xây dựng cho chúng ta nên giáo dục tốt bắt đầu từ gia đình mà lại phải đợi đến trường học mới làm việc đo. Mình không muốn khen ngợi gì cách giáo dục của gia đình mình nhưng mình chỉ muốn là các bạn đừng tự ti về dân tộc nữa mà hãy làm cho con em ta tự tin về dân tộc hơn. Rồi 1 ngày nào đó, người Mĩ sẽ phải ngước nhìn mình thôi..... Ôi mới hơn 35 năm mà đã được thế này nếu Việt Nam cũng được như Mĩ có 200 năm hòa bình để xây dựng thì sao ????

  5. #5

    Mặc định

    bởi vậy mà VN ta nhiều GS,TS nhiều nhất nhì thế giới nhưng lại "ăn hại" nhất thế giới,các bác cứ nhìn vào mấy ông ở bộ này bộ kia mà xem,ông nào chả mang cái danh TS "mua bằng ở nước ngoài".nói thật cho bất kì 1 ai làm trong bộ này bộ kia vài năm thì có mà thừa xu để tậu 1 tạ giấy ,bằng TS.ông nào chả nhiều tiền,lo gì.
    còn bạn HUNG_VUONG bảo rằng:"Tại sao chúng ta không tự xây dựng cho chúng ta nên giáo dục tốt bắt đầu từ gia đình mà lại phải đợi đến trường học mới làm việc đó".
    thì xin thưa với bạn rằng khó lắm,liệu bạn có muốn con mình mang 1 phong cách học tập riêng trên lớp giống kiểu Mỹ ko,liệu con bạn hàng tháng có đc đi giã ngoại để học hỏi ở thiên nhiên ko,liệu thầy cô trong trường có tạo điểu kiện thuận lợi,chăm sóc chu đáo cho con bạn học tập ko hay là cứ đến ngày của mấy thầy cô là phải có quà.bây h đến đứa trẻ lớp 1 chúng nó cũng biết mua điểm rồi bạn à,bạn có bao h nghe thấy câu:nhà giột từ nóc chưa????
    nóc ở đây là gì????

  6. #6

    Mặc định

    Việt Nam có rất nhiều người là thiên tài nhưng do bị cái nền giáo dục rởm này nhồi sọ thành ra thiên tai. Học mà cứ như đào tạo siêu nhân ấy, vào lớp phát cho 1 cuốn đề cương tổ bố học thuộc lòng cho xong, thi rồi hỏi không nhớ 1 chữ, đúng là 1 nền giáo dục vô cùng tồi tệ, đất nước này còn nghèo khổ dài dài !!!
    ”Vì Thiên Chúa yêu thương thế gian đến nỗi đã ban Con Một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.”

  7. #7
    Lục Đẳng Avatar của kiếp mù lòa
    Gia nhập
    Oct 2010
    Nơi cư ngụ
    hoa quả sơn
    Bài gởi
    21,931

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Abe no Genji Xem Bài Gởi
    Việt Nam có rất nhiều người là thiên tài nhưng do bị cái nền giáo dục rởm này nhồi sọ thành ra thiên tai. Học mà cứ như đào tạo siêu nhân ấy, vào lớp phát cho 1 cuốn đề cương tổ bố học thuộc lòng cho xong, thi rồi hỏi không nhớ 1 chữ, đúng là 1 nền giáo dục vô cùng tồi tệ, đất nước này còn nghèo khổ dài dài !!!
    làm như vn ai cũng là thiên tài vậy đó :icon_rolleyes:
    nghe rất nhiều vụ vì ôn thi tốt nghiệp,đại học,... mà hóa điên . Bộ GDDT có trách nhiệm hay không?
    haiz...........................

  8. #8

    Mặc định

    Vô tư ra đề... con giáo sư mà sợ chi! nổ cho lắm - chắc là giáo sư nổ - có đóng góp cho nên quốc phòng việt nam - tại thường người có đóng góp cho nước nhà mới đc phong hàm giáo sư!
    http://itdepx.blogspot.com

  9. #9
    Nhị Đẳng Avatar của Hư_Không
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,660

    Mặc định

    đó là lý do vì sao người ta thích ra nước ngoài du học hơn là học tại việt nam, rất là ức chế với cái nền giáo dục này. Bộ trưởng bộ giáo dục đào tạo tên là : Tôn Thất Học mà các bạn ko biết sao :D

  10. #10

    Mặc định

    đi học thì đi cho nhanh về cho lẹ, thích học thì không nên như vậy, tui không thích học tui về lẹ

  11. #11

    Mặc định

    Dù sao cũng được đi học mà các bạn. Việc gì phải so sánh với thằng Mỹ làm gì.

  12. #12
    Nhị Đẳng Avatar của Hư_Không
    Gia nhập
    Jul 2011
    Nơi cư ngụ
    Tịnh Lưu Ly
    Bài gởi
    2,660

    Mặc định

    không so sánh thì chừng nào mới tiến bộ.
    Tạo hóa tạo cho con người cặp mắt nằm phía trước để làm gì, chứ tạo hóa đâu có tạo cho con người cặp mắt nằm đằng sau gáy đâu.
    Tạo hóa tạo cho con người đôi chân để làm gì. có phải muốn dậm chân tại chỗ à?

  13. #13

    Mặc định

    Các bác chả hiểu vấn đề gì cả ko phải giáo dục chúng ta ko tốt đâu cung cách học tập như chúng ta là kiểu học tập theo nhật bản nhưng ko hiểu vì lý do tiêu cực gì mà nước ta chả bao h được như nước nhật trước thế chiến 2 nhân dân nhật vô cùng khốn khổ chịu sự áp bức của người mỹ và nỗi nhục thua trận nên họ nhận thức rất tốt với lại truyền thống của họ cũng rất sau sắc trong khi đó việt nam chúng ta cũng trải qua 2 cuộc kháng chiến giang nan nhưng nhân dân cũng đói khổ điều kiện vật chứng thiếu thốn nên mới học theo cách học tập của nhật thui nhưng nhật bản đã hiện đại hầu hết cơ sở vật chất của đất nước họ rùi còn chúng ta thì nên mấy bạn phải thông cảm ai là du học sinh nhật bản thì biết cách giáo dục của họ tựa như nước ta vậy

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Trả lời: 112
    Bài mới gởi: 21-05-2019, 08:28 AM
  2. Bí ẩn cuộc sống sau khi chết!!! (Tổng hợp)
    By dc_bac in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 22
    Bài mới gởi: 17-12-2012, 11:36 AM
  3. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 11-11-2012, 11:52 PM
  4. Tây Phương Cực Lạc Du Ký (Tế Công - Thái sinh)
    By lyquochoang in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 07-12-2011, 05:22 PM
  5. Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 24-11-2011, 12:30 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •