CHUYỂN NGHIỆP LỰC THÀNH NGUYỆN LỰC

Kính thưa qui vị đồng tu,
Sáng nay ông Tổng Cán sự yêu câu tôi lợi dụng buổi tối hôm nay nói chuyện cùng với quí vị, thời gian là một giờ đồng hồ, vì sau đó tôi có khách đến phỏng vấn.

Sau hai ngày đến đạo tràng tôi rất vui khi nhìn thấy quí vị đồng tu tinh tấn niệm Phật. Ngày hôm qua, chúng tôi đến thăm trường Đại Học Queensland, nghe nói gần đây trường này có mở một môn học gọi là Khoa tham khảo về an đinh xã hội và hòa bình thế giới. Đây là môn học rất mới mẻ xưa nay chưa từng có. Họ nói với tôi hiện nay trên toàn thế giới có khoảng tám trường Đại học đã ý thức được tính chất quan trọng của môn học này và đang tiến hành mở lớp, trong đó sự tiến hành ở trường Đại học Queensland là thành công nhất. Nghe nói họ dự tính nhận khoảng 20 - 40 học sinh mà số người ghi danh đã lên đến hơn 100 người.

Đây là môn học xưa nay chưa từng dạy qua nên không có kinh nghiệm. Họ đến tìm tôi vì biết tôi trong nhiều năm qua đã có một chút cống hiến đối với việc tổ chức, hợp tác, trợ giúp giữa tôn giáo và các cộng đồng với nhau. Tuy nhiên tôi chỉ có mọt chút kinh nghiệm nhỏ bé để cống hiến cho họ tham khảo mà thôi. Chúng tôi đã trò chuyện thật cởi mở và vui vẻ trong buổi gặp gỡ vừa qua.

Môn học này đối với xã hội hiện tại có thể nói là vô cùng cần thiết và cấp bách, bởi vì chúng sanh đang sống trên quả địa cầu này đều ý thức được rằng: Thế giới hiện nay quá loạn, tai nạn dồn dập, hầu hết mọi người đều có cảm giác không an toàn đây là tất cả hiện tượng của thời đại .

Nay nhìn thấy những vị Viện trưởng, những vị Giảng Sư Đại học có thể đề cập đến vân đề này, tôi vô cùng cảm động và tán thán họ có được tư tưởng và cách làm việc như vậy. Trong Phật pháp gọi đó là Phật, Bồ Tát, Đại từ Đại bi cứu khổ, cứu nạn. Trong tôn giáo của Tây phương gọi đó là sứ giả của Thượng Đế. Dựa vào những điểm này tôi có thể nói rằng thế giới đã loé lên một luồng ánh sáng vì có những người đáng quí như vậy xuất hiện, nên tôi hết lòng khuyến khích họ.

Hai chữ Hòa Bình, hầu như mọi người mỗi ngày đều mong cầu, sự mong cầu này đã trải dài qua mấy ngàn năm, mấy vạn năm, hình như niềm hy vọng hòa bình càng lúc càng thấy mỏng manh. Nguyên do vì đâu? Đối với ý nghĩa bên trong của văn hóa ngoại quốc tôi không hiểu, nhưng đối với văn tự của Trung Quốc, ý nghĩa hai chữ Hòa bình rất sâu rộng, trong đó bao gồm cả nhân quả.

HÒA: là mọi người hòa thuận đối xử với nhau, tối thiểu các chúng sanh sinh sống trên quả địa cầu này đều cần phải hòa thuận đối xử, dĩ nhiên trong ấy bao gồm cả việc tôn trọng, yêu kính, chiếu cố lẫn nhau hợp tác giúp đỡ với nhau làm việc, đây chính là nội dung của việc hòa thuận đối xử, là kết quả mà chúng ta mong cầu. Còn Nhân là gì? Nhân là bình.

BÌNH là mỗi người có thể đối xử bình đẳng với nhau, thì quả sẽ hiện thành, nếu như mong cầu được quả báo tốt mà cứ mãi tạo nghiệp xấu làm sao có kết quả tốt được? Cho nên ý nghĩa của văn tự Trung Hoa rất là sâu sắc, muốn đạt đến chỗ thế giới được hòa bình, xã hội được ổn định, quyết phải thực hành ngay trong tâm của mỗi người chúng ta.

-Trước tiên phải đối xử bình đẳng với tất cả mọi người mọi vật.
-Thứ hai, trong hoàn cảnh sinh hoạt của ta bao gồm tất cả thực vật, khoáng vật ở chung quanh, chúng ta đều phải bình đẳng đối xử.
-Thứ ba, là đối với thiên địa, quỉ thần, chúng ta vẫn phải bình đẳng tôn kính.

Nếu thực hiện tốt ba sự quan hệ này Hai chữ Hòa thuận mới có thể hiện thực.

Người với người hòa thuận
Người với đại thiên nhiên hòa thuận
Người với thiên địa quỉ thân hòa thuận, chắc chắn sẽ có hòa bình

Nếu như chúng ta vừa khởi tâm động niệm chỉ nghĩ đến lợi ích của mình, nghĩ đến việc làm đó có phù hợp với lợi ích của mình không? Như vậy, \/ĩnh viễn sẽ chẳng bao giờ hy vọng có hòa bình. Chúng ta thường thấy những bài diễn văn của những vị lãnh tụ giữa các quốc gia, hầu hết đều chỉ đề cập đến những việc làm nào phù hợp với lợi ích quốc gia của mình Nếu còn mang ý niệm như vậy thì Hòa bình sẽ không bao giờ có hy vọng Giả như mỗi vị lãnh tụ của mỗi quốc gia khi khởi tâm động niệm đêu biết nghĩ rằng: Việc làm của mình, cách suy nghĩ của mình có phù hợp với lợi ích cho nhân loại trên toàn thế giới của quả địa cầu này không? Được như vậy, hòa bình của thế giới mới có nền tảng, nếu chỉ biết nghĩ đến lợi ích riêng tư của mình, của quốc gia mình, không đoái hoài, suy nghĩ đến lợi ích của quốc gia khác, thì giữa người với người, giữa quốc gia với quốc gia, giữa chủng tộc với chủng tộc, giữa tôn giáo với tôn giáo làm sao lại không phát sinh xung đột?

Dù là niềm tin của tôn giáo nào, vừa khởi tâm động niệm, quyết định phải nghĩ đến việc làm đó có phù hợp với lợi ích cho tất cả các tôn giáo khác không? Đây mới thật sự là nguồn gốc của Hòa bình.

Ai là sứ giả của Thượng Đế? Ai là Phật, Bồ Tát? Là những người thật sự phát tâm hy sinh, phụng sự và cống hiến, khởi tâm động niệm luôn vì người chẳng hề vì cá nhân mình. Trong lúc giảng kinh, tôi thường nói: Quí vị lần này đến thế gian để làm người, đại đa số là do nghiệp lực dẫn tới, bản thân tôi cũng vậy.

Vì sao chúng ta phải học Phật? Vì Phật pháp dạy chúng ta có thể tự chính mình chuyển nghiệp lực thành nguyện lực, đây là sự chỉ dạy không thể nghĩ bàn.

Thế nào là “Nghiệp lực”? Mỗi một ý niệm chỉ nghĩ cho cá nhân, đó là nghiệp lực. Chỉ cần quí vị còn giữ một chút ý niệm vì lợi ích cá nhân, cho dù quí vị tu hành như thế nào hoặc giỏi đến đâu cũng không thể chống chọi lại với nghiệp lực.

Trong nhà Phật thường nói: “Tín, Phật, chúng sanh, tam vô sai biệt, tạm dịch: “Tin - Phật - Chúng sanh, ba thứ không hề sai biệt. Đó là Tâm lực - Phật lực - nghiệp lực. Ba thứ lực lượng này đều lớn như nhau. Chúng sanh thuộc về nghiệp lực giả như chúng ta biết kết hợp hai lực lượng của Tâm lực và Phật lực, chắc chắn chúng ta sẽ vượt khỏi được Nghiệp lực.

Lực lượng của tâm là sức mạnh của sự chuyển biến trong tâm, trong tư tưởng của chúng ta. Lực lượng của Phật là Phật lực gia trì, nhờ hai lực lượng này để chuyển nghiệp lực.

Nếu không như thế, cho dù quí vị có xuất gia đi nữa cũng không thể chuyển nghiệp lực được. Điều này tôi rất có kinh nghiệm, đây là một điển hình thực tế mà tôi đã từng nói với nhiều người.

Khi tôi xuất gia, tôi với hai người bạn thân, cả ba chúng tôi đều cùng chung chí hướng và tâm đạo giống nhau. Trong cùng một năm, tôi với hai thày Minh Nghiêm và Pháp Dung đồng thời thọ giới. Những người xem tướng bói toán đều nói số mạng của cả ba người chúng tôi không qua khỏi 45 tuổi, phước mỏng đoản mạng.