Kinh Điển,Đại Tạng Kinh » Tâm Lý Học Phật Giáo 18.06.2010 06:02

TÌM HIỂU PHÁP THẦN THÔNG TRONG PHẬT GIÁO (Nguyên tác: Supra-Mundane, Psychic Powers Tác giả: Phorn Ratanasuwan - Dịch giả: Tỳ khưu Thiện Minh )
PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN (Vikubbana iddhi)

TÚC MẠNG THÔNG HAY NHỚ LẠI TIỀN KIẾP

HÓA TÂM THÔNG (Manomayiddhi)

THẦN TÚC THÔNG (Iddhividhi) (tt)

PHÉP LẠ (THẦN THÔNG) BIẾN ĐỔI THÂN (Vikubbana iddhi)
Những gì đã được mô tả cho đến lúc này chỉ là những phép lạ (thần thông) thuộc loại quyết định Thần Thông (Adhiṭṭhāna iddhi) tức là những phép lạ (thần thông) được thực hiện thông qua lực (bala), trong đó có mười loại khác nhau như: biến nhiều người trở thành một người duy nhất. v.v… đi vào cõi Phạm Thiên hoặc với thân xác thô thiển hay bằng Hóa tâm thông, tất cả đã được bàn cãi ở trên. Tuy nhiên, vẫn còn hai loại phép lạ (thần thông) nữa cũng được cho là chỉ đạt đến được thông qua lực (bala) đó là: phép lạ (thần thông) biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) và Phép hóa tâm thông (Manomaya iddhi), tức tạo ra thân xác cõi trời từ bản chép sắc thn (tức là thân xác thô thiển)

Tác phẩm Vô Ngại Giải Đạo (Paṭisambhidāmagga) đã nói về phép biến đổi thân (Vikubbana Iddhi) như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt được khả năng thực hiện phép lạ (thần thông) này, sau khi đã loại bỏ hình thể tự nhiên (sắc pháp) của mình có thể mặc lấy dáng thể của long vương (Naga) .. . . Thần Điểu (Garuda). (một loại chim thần). . .A-tu-la (Asura) một loại chư thiên khác nữa . . . Thần Indra (thần thuộc cõi thiên đường). . .một chúng sanh chư thiên. . . Phạm Thiên. . . một đại dương. . . một ngọn núi. . . một cánh rừng. . . một sư tử . . một chiếc xe hơi. . . một con hổ . . . con báo. . . con voi. . . một người lính bộ binh, một đạo quân nào đó.. Đây là những đoạn bằng tiếng Pali xác định những gì nói đến ở trên:

“So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumāravaṇṇaṃ vā dasseti nāgavaṇṇam vā dasseti supaṇṇavaṇṇam vā dasseti asuravaṇṇaṃvā dasseti indavaṇṇaṃ vā dasseti devaṇṇaṃ vā daseti brahmavaṇṇaṃ vā dasseti samuddavaṇṇaṃ vā dasseti pabbatavaṇṇaṃ vā vanavaṇṇaṃ vā dasseti sīhavaṇṇaṃ vā dasseti byagghavaṇṇaṃ vā dasseti dīpivaṇṇaṃ vā dasseti hatthinpi dasseti assampi dasseti rathampi dasseti pattimpi dasseti vividhampi senabyūhaṃ dasseti ---trṅch trong Vô Ngại Giải Ḍạo (Patisambhidāmagga) thuộc Tiểu Bộ Kinh (Khuddakanikāya)

Đây chính là điều được mô tả trang Vô Ngại Giải Đạo (Patisambhidāmagga) nhưng lại không cho biết bằng cách nào đã thực hiện được điều đó. Tuy nhiên trong tác phẩm Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) những cách thức làm thể nào để thực hiện được điều này đã được mô tả như sau:

“Một vị tỳ khưu đạt được phép thần thông này mà muốn biến đổi thân của mình thành bất kỳ điều gì. Tỳ khưu phải rút vào nhập thiền Jhana, đó chính là cơ bản để thực hiện phép lạ (thần thông). Điều này có nghĩa là bất kỳ điều gì trong số mười Kasiṇa. Sau khi thoát khỏi thiền Jhana tỳ khưu được yêu cầu phải hình dung ra được hình dáng (sắc) lấy ví dụ một đứa trẻ vị tỳ khưu muốn biến thành. Rồi tỳ kheo còn phải trú vào nhập thiền ngay tức khắc, sau khi thoát khỏi thiền, tỳ khưu còn phải quyết tâm thực thiện lực (bala) nghĩ là. “mong rằng tôi có thể trở thành một chàng trai y hệt như hình dạng cậu bé này.” Đang khi quyết tâm theo hướng đó, tỳ kheo sẽ mặc lấy được hình dáng con người vị ấy muốn trở thành. Một ví dụ cụ thể có thể tìm thấy trong trường hợp tỳ khưu Devadatta. Ngài thường thực hiện phép lạ (thần thông) này trước sự hiện diện của nhà vua Ajātasattu.

Lúc này, một số câu hỏi sẽ nổi lên liên quan đến sự biến đổi này. Sau khi có sự biến đổi như vậy xảy ra. Liệu hình dạng nguyên thuỷ vẫn còn tồn tại như trước hay không? thân xác đó sẽ không mất, hay chỉ có người khác không thể nhìn thấy điều biến đổi này?; hay là hình dạng nguyên thuỷ bị biến mất hoàn toàn với sự xuất hiện của một hình dạng mới? Câu trả lời cho những câu hỏi này có thể tìm thấy một phần ở trích đoạn Pali sau đây: “So pakativaṇṇaṃ vijahitvā kumaravaṇṇaṃ vā dasseti” v.v… Điều này có nghĩa là “Sau khi đã rời khỏi hình dáng nguyên thủy tỳ khưu sẽ khoác lấy cho mình hình dạng một chàng thanh niên v.v… Đoạn trên hình như có nghĩa là sự kiện biến đổi này là trọn vẹn toàn diện và hoàn hảo với hình dạng nguyên thuỷ đã hoàn toàn biến mất. Tuy nhiên, vẫn còn bỏ ngỏ cho một cách giải thích khác nữa ngay cả cho những ai có thể hiểu được tiếng Pali. Vì rất có thể nên giải thích rằng từ “loại bỏ” (left), tiếng Pali viết là ‘vijahati’ có thể được hiểu là vật nguỵ trang của hình dáng nguyên thuỷ, đang khi tạo ra một hình dáng mới nguyên để cho người khác có thể nhìn thấy. Vì thế nếu hiểu theo nghĩa này thì vẫn còn hình dáng nguyên thủy tồn tại như trước. Đối với những ai còn nghi kỵ kéo dài như vậy. Tôi xin được kể lại một đoạn trong trận thi thố tài thần thông giữa hai người là Trưởng Lão Moggallana và Long vương Nandapananda đã được kể đến ở trên. Trưởng Lão đã tự biến thành một Long vương khác và rồi lại biến thành cả chim Thần Điểu nữa. (Garuda).

Chính Trưởng Lão tác giả Thanh Tịnh Đạo (Visuddhimagga) cũng khẳng định quan điểm của ngài về hậu quả cho rằng sự biến đổi thân xác thành con voi và ngựa chẳng hạn hàm chứa sự kiện cho là những hình dạng đó được tạo ra bên ngoài vị tỳ khưu thực hiện phép lạ (thần thông) đó. Điều này hàm chứa sự thật là hình dạng nguyên thuỷ của vị tỳ khưu đó không trải qua một biến đổi như thế. Trong khi quyết tâm vị tỳ khưu đã không chủ tâm tự biến đổi mình thành một con voi, nhưng chỉ hướng tâm tạo ra hình ảnh một con voi. Nói cách khác, ngài không làm điều ước, “Mong rằng tôi trở thành một con voi” mà điều ước của ngài lúc đó là, “Mong rằng xuất hiện hình ảnh một con voi.” Dưới đây là đoạn văn Pali khẳng định điều đó như sau: Hatthimpi dassetīti-ādi panettha bahiddhāpihatthi – ādidassanavasena vuttaṃ. Tattha’Hatthī homīti anadhiṭṭhahitva’ Hatthī hotūlī adhiṭṭhatabbaṃ. - Trṅch trong Thanh Tṇnh Ḍạo (Visuddhimagga) trang 2/247.)

Tuy nhiên, cũng còn một giải thích nữa trong tác phẩm Paramatthamañjjusā như sau: phần đầu lời tuyên bố có từ ‘va’ (là ‘hoặc’) (nghĩa là kumāravaṇṇaṃ vā dasseti v,v…) nghĩa là sự biến đổi toàn diện mất luôn hình dạng nguyên trạng, nhưng ngược lại trong năm mục được nhắc đến sau này sự biến đổi đó có thể là toàn diện như trong những trường hợp kể đến ở trên, hoặc là (giống như một cách ngụy trang) cho những hình dạng mới được tạo thành trong khi đó hình dạng nguyên thủy của nó vẫn tồn tại. Lý do đưa ra là ‘ biến hình dạng nguyên thủy trở thành vô hình khiến người khác không thể nhìn thấy coi như là bỏ luôn hình dạng nguyên thủy. Không nhất thiết phải làm cho hình dạng nguyên thuỷ đó biến mất hoàn toàn hay trọn vẹn.”