Tên thật khai sinh là Trần thị Liễu( cái tên phạm huý ,đã được thánh cải tên lại thành Trần Ngọc Ánh) quê ở Nho Quan,Ninh Bình, nhưng gốc lại ở Vân Cát, Phủ Dầy, nơi có ngôi điện cổ thờ họ ( Lê cải Trần). Cũng chính nơi ấy đã sinh ra Thánh Mẫu Liểu Hạnh vào cửa họ Lê sau cải Trần. Như vậy có thể thấy họ Trần coi thánh Mẫu là bà thánh tổ của mình. Sự trùng lặp ngẫu nhiên về tên tuổi, quê quán (Kể cả tên đệm lúc dc cải tên) gợi cho ta một ý tưởng nhìn nhận cô Ánh là con cháu Thánh Mẫu.

Cô Ánh lại là người của tứ phủ, trực tiếp là ghế của Đức Hoàng Mười. Hoàng Mười đương nhiên là 1 vị Thánh Minh trong hệ thống Đạo Mẫu.Hoàng người Thiên Bản ( Vụ Bản) làm quan ở Phủ Dầy ( Nam Định) sau trấn thủ Nghệ An. Cụ tổ Hà Mại là vị tướng tài ba, thuỷ chung với Trần Triều ( Nam Định) cũng trấn thủ đất Nghệ An.

Theo tấm bia mộ đặc biệt mà họ Hà trông coi, gìn giữ từ bao đời nay tại ngôi mộ cổ ở ao chùa Phổ Linh cạnh phủ Tây Hồ thì đó là phần mộ bà "Hà Thị Hiệu Thanh Vân - Quỳnh Hoa Công Chua" . Nghĩa là bà tổ họ Hà - Hà Thị Thanh Vân. Theo sử sách và những câu đối cổ tại phủ Tây Hồ và các phủ khác thờ mẫu Liểu Hạnh thì mộ phần của Mẫu giáng trần lần này là ở giữa ao Sen. trc chùa Phổ Linh ( Tuy nhiên đến nay ngôi mộ này không còn giữa ao mà ở gần bờ ao, vì người trần đã lấn ao chiếm đất).

Trở lại với dòng sử của Thánh Mẫu Tiên Chúa, Tây Hồ là nơi Mẫu đã gặp lại Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan ( Sau lần gặp ở Lạng Sơn khi Trạng đi sứ về qua, mà Mẫu đã ngầm báo lại cho họ Phùng biết người là Liểu Hạnh Công Chúa bằng 4 chữ trên cây gỗ Mão Khẩu Công Chúa ). Ao Sen trc chùa Phổ Linh chỉ duy nhất có 1 ngôi mộ cổ của bà tổ họ Hà, người hiển linh trong ngọn lửa của bó hương 100 nén trên tay cô Ngọc ÁnH thắp khi đi chỉ đất và hướng đặt mộ ông Hà Huy Tập. Vậy phải chăng giáng trần lần này Mẫu đã vào cửa họ Hà và ngôi mộ đó chính là " Cõi nhàn " của Thánh Mẫu ?

Thử đưa ra 1 biểu đồ về ba phủ thờ Thánh Mẫu " Cửu trùng thiên" : Phủ Quảng Cung, Phủ Vân Cát, Phủ Tây Hồ thì ta nhận ra 3 họ là họ Phậm, họ Lê cải Trần, họ Hà.

Cụ Thuỷ Tổ Hà Mại là người họ Hà. Cô Ánh người họ Trần và là ghế của Mẫu, của Đức Hoàng Mười. Đức Hoàng Mười và cụ Hà Mại đều là quan trấn thủ đất Nghệ An...

Nếu là như vậy, mối liên hệ giữa việc cô Trần Ngọc Ánh và họ Hà tìm kiếm dc hài cốt TBT Hà Huy Tập chỉ như là việc bắc một cây cầu từ phía dân tộc, sắc tộc sang phía tôn giáo bản địa.

Và nếu là như vậy hiện tượng cô Trấn Ngọc Ánh đáng xem như một dấu hiệu đầu tiên mở cửa vào thế giới ứng dụng tâm linh của Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Chẳng hiểu sao chúng tôi cứ lờ mờ điều này và bị ám ảnh như thế. Có lẽ bản chất của vấn đề tâm linh là như vậy, nó luôn hư ảo mà đặc thù của tâm linh Việt Nam nó không có giáo lý, giáo huấn, không kinh kệ, không có sách vở, không có gì hết mà như có tất cả. Đúng như cô Ánh từng phát biểu trong một hội thảo về đạo Mẫu "... Nó chảy ra từ máu thịt nhân dân và tồn tại vĩnh viễn trong máu thịt cộng đồng". Mong sao cho con cháu và những người nghiên cứu tôn thờ Thánh Mẫu đi từ 1 việc tìm mộ TBT Hà Huy Tập để bước sâu thêm vào thế giới vời vợi cao xanh.
H.H.L