kết quả từ 1 tới 20 trên 20

Ðề tài: Nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh

  1. #1

    Mặc định Nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh

    Tên thật khai sinh là Trần thị Liễu( cái tên phạm huý ,đã được thánh cải tên lại thành Trần Ngọc Ánh) quê ở Nho Quan,Ninh Bình, nhưng gốc lại ở Vân Cát, Phủ Dầy, nơi có ngôi điện cổ thờ họ ( Lê cải Trần). Cũng chính nơi ấy đã sinh ra Thánh Mẫu Liểu Hạnh vào cửa họ Lê sau cải Trần. Như vậy có thể thấy họ Trần coi thánh Mẫu là bà thánh tổ của mình. Sự trùng lặp ngẫu nhiên về tên tuổi, quê quán (Kể cả tên đệm lúc dc cải tên) gợi cho ta một ý tưởng nhìn nhận cô Ánh là con cháu Thánh Mẫu.

    Cô Ánh lại là người của tứ phủ, trực tiếp là ghế của Đức Hoàng Mười. Hoàng Mười đương nhiên là 1 vị Thánh Minh trong hệ thống Đạo Mẫu.Hoàng người Thiên Bản ( Vụ Bản) làm quan ở Phủ Dầy ( Nam Định) sau trấn thủ Nghệ An. Cụ tổ Hà Mại là vị tướng tài ba, thuỷ chung với Trần Triều ( Nam Định) cũng trấn thủ đất Nghệ An.

    Theo tấm bia mộ đặc biệt mà họ Hà trông coi, gìn giữ từ bao đời nay tại ngôi mộ cổ ở ao chùa Phổ Linh cạnh phủ Tây Hồ thì đó là phần mộ bà "Hà Thị Hiệu Thanh Vân - Quỳnh Hoa Công Chua" . Nghĩa là bà tổ họ Hà - Hà Thị Thanh Vân. Theo sử sách và những câu đối cổ tại phủ Tây Hồ và các phủ khác thờ mẫu Liểu Hạnh thì mộ phần của Mẫu giáng trần lần này là ở giữa ao Sen. trc chùa Phổ Linh ( Tuy nhiên đến nay ngôi mộ này không còn giữa ao mà ở gần bờ ao, vì người trần đã lấn ao chiếm đất).

    Trở lại với dòng sử của Thánh Mẫu Tiên Chúa, Tây Hồ là nơi Mẫu đã gặp lại Trạng Bùng - Phùng Khắc Khoan ( Sau lần gặp ở Lạng Sơn khi Trạng đi sứ về qua, mà Mẫu đã ngầm báo lại cho họ Phùng biết người là Liểu Hạnh Công Chúa bằng 4 chữ trên cây gỗ Mão Khẩu Công Chúa ). Ao Sen trc chùa Phổ Linh chỉ duy nhất có 1 ngôi mộ cổ của bà tổ họ Hà, người hiển linh trong ngọn lửa của bó hương 100 nén trên tay cô Ngọc ÁnH thắp khi đi chỉ đất và hướng đặt mộ ông Hà Huy Tập. Vậy phải chăng giáng trần lần này Mẫu đã vào cửa họ Hà và ngôi mộ đó chính là " Cõi nhàn " của Thánh Mẫu ?

    Thử đưa ra 1 biểu đồ về ba phủ thờ Thánh Mẫu " Cửu trùng thiên" : Phủ Quảng Cung, Phủ Vân Cát, Phủ Tây Hồ thì ta nhận ra 3 họ là họ Phậm, họ Lê cải Trần, họ Hà.

    Cụ Thuỷ Tổ Hà Mại là người họ Hà. Cô Ánh người họ Trần và là ghế của Mẫu, của Đức Hoàng Mười. Đức Hoàng Mười và cụ Hà Mại đều là quan trấn thủ đất Nghệ An...

    Nếu là như vậy, mối liên hệ giữa việc cô Trần Ngọc Ánh và họ Hà tìm kiếm dc hài cốt TBT Hà Huy Tập chỉ như là việc bắc một cây cầu từ phía dân tộc, sắc tộc sang phía tôn giáo bản địa.

    Và nếu là như vậy hiện tượng cô Trấn Ngọc Ánh đáng xem như một dấu hiệu đầu tiên mở cửa vào thế giới ứng dụng tâm linh của Đạo Thánh Mẫu Việt Nam. Chẳng hiểu sao chúng tôi cứ lờ mờ điều này và bị ám ảnh như thế. Có lẽ bản chất của vấn đề tâm linh là như vậy, nó luôn hư ảo mà đặc thù của tâm linh Việt Nam nó không có giáo lý, giáo huấn, không kinh kệ, không có sách vở, không có gì hết mà như có tất cả. Đúng như cô Ánh từng phát biểu trong một hội thảo về đạo Mẫu "... Nó chảy ra từ máu thịt nhân dân và tồn tại vĩnh viễn trong máu thịt cộng đồng". Mong sao cho con cháu và những người nghiên cứu tôn thờ Thánh Mẫu đi từ 1 việc tìm mộ TBT Hà Huy Tập để bước sâu thêm vào thế giới vời vợi cao xanh.
    H.H.L
    Nguyenquocdan51@yahoo.com.vn

  2. #2

    Mặc định

    Bạn có thể chia sẻ cho mọi người biết thêm thông tin về các hoạt động tâm linh của NNC Trần Ngọc Ánh được không bạn.

  3. #3

    Mặc định

    Rất nhìiều sử liệu cho thấy việc thay tên đổi họ là việc diễn ra khi có biến cố chính trị trong nước thời trước. Nhiều người đổi họ do phải làm con nuôi, được mang họ Vua khi có công trạng, ...Khi tôi còn trẻ gần 40 năm trước tôi có biết Ông Hà Huy Tính - nguyên Vụ Phó Vụ Tổ Chức Cán Bộ Bộ Lương Thực Thực Phẩm. Lúc đó ông đã lớn tuổi, nếu còn sống tôi đoán ông khoảng 90 tuôỉ. Ông biết tôi người Hưng yên. Ông nói ông thuộc giòng Hà Huy Giáp. Họ Hà của ông là họ đã cải khi di chuyển vào Hà Tĩnh, gốc họ Hà là họ Tường ở Hưng yên. Ông nói họ Hà ở Hà Tĩnh và họ Tường ở Hưng yên là một.Qua tư liệu này thấy họ Hà đã đổi một là nữa từ họ Tường ở Phủ Khoái Châu Hưng yên. Tất nhiên thông tin của tôi vẫn chỉ là tham khảo.

  4. #4

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Love_Tamlinh Xem Bài Gởi
    Bạn có thể chia sẻ cho mọi người biết thêm thông tin về các hoạt động tâm linh của NNC Trần Ngọc Ánh được không bạn.
    Cô Trần Ngọc Ánh hiện nay đang làm việc ở Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc liên hiệp các hội khoa học-kĩ thuật Việt Nam. Cô là nhà ngoại cảm có khả năng soi và gọi hồn rất được tín nhiệm. Cô còn thỉnh được Thánh,chữa được bệnh âm và tìm mộ.
    "Cảm giác đầu tiên khi chúng tôi gặp cô Ánh thấy rất dễ gần gũi,nhưng trông cô hiền lành quá,lại có vẻ nông dân,chứ k như những "nhà" mà tôi đã gặp trước đây.Có điều ,với gương mặt đầy ,phúc hậu và đôi tai như tai Phật,chúng tôi thấy dễ tin.
    Trên một chiếc bàn sắp sẵn lọ hoa và đĩa quả,cô Ánh thắp 3 nén nhang rồi khấn vái,xin Đức Hoàng Mười về dương làm việc.Lát sau Đức Hoàng Mười nhập vong. Cô Hà dâng thuốc lá và chén nước.Tôi cảm thấy gương mặt cô Ánh đổi khác,trôngvẫn hồn hậu nhưng uy nghiêm,nước da hồng lên và Đức Hoàng Mười điềm tĩnh hút thuốc.Trong tôi bỗng dâng trào niềm thành kính và gần gũi. Cảm giác này có lẽ do đền thờ Đức Hoàng Mười ngay bên bờ sông Lam quê tôi. Tôi trình với Hoàng nguyện vọng của con cháu họ HÀ và xin được gặp vong linh tiên tổ. Trước tiên Hoàng soi cho tôi về âm phần mồ mả,đất cát gia sự. Hoàng còn nói nhà tôi có người chết vì bị hổ vồ...Tất cả đều đúng. Về việc dòng họ,Hoàng nói nhiều năm đã có tâm nhưng k biết cách tổ chức và k kiên nhẫn nên việc tìm mộ chưa được. Nếu muốn tìm mộ thì con cháu dòng họ phải nhất tâm,lúc ấy Hoàng sẽ giúp tìm được mộ.Có lẽ có sự sắp xếp của tổ tiên,hôm đó chúng tôi gặp được 3 vong...(còn nữa)
    (theo bài viết của anh Hà Huy Lợi)
    Nguyenquocdan51@yahoo.com.vn

  5. #5

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Tuduong Xem Bài Gởi
    Rất nhìiều sử liệu cho thấy việc thay tên đổi họ là việc diễn ra khi có biến cố chính trị trong nước thời trước. Nhiều người đổi họ do phải làm con nuôi, được mang họ Vua khi có công trạng, ...Khi tôi còn trẻ gần 40 năm trước tôi có biết Ông Hà Huy Tính - nguyên Vụ Phó Vụ Tổ Chức Cán Bộ Bộ Lương Thực Thực Phẩm. Lúc đó ông đã lớn tuổi, nếu còn sống tôi đoán ông khoảng 90 tuôỉ. Ông biết tôi người Hưng yên. Ông nói ông thuộc giòng Hà Huy Giáp. Họ Hà của ông là họ đã cải khi di chuyển vào Hà Tĩnh, gốc họ Hà là họ Tường ở Hưng yên. Ông nói họ Hà ở Hà Tĩnh và họ Tường ở Hưng yên là một.Qua tư liệu này thấy họ Hà đã đổi một là nữa từ họ Tường ở Phủ Khoái Châu Hưng yên. Tất nhiên thông tin của tôi vẫn chỉ là tham khảo.
    Về họ HÀ ở HÀ TĨNH bạn tìm đọc bài viết của tôi ở dd vanhoaphuongdong:
    Tướng quân triều Trần-HÀ MẠI
    Nguyenquocdan51@yahoo.com.vn

  6. #6

    Mặc định

    Cô Trần Ngọc Ánh hiện nay đang làm việc ở Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người thuộc liên hiệp các hội khoa học-kĩ thuật Việt Nam. Cô là nhà ngoại cảm có khả năng soi và gọi hồn rất được tín nhiệm. Cô còn thỉnh được Thánh,chữa được bệnh âm và tìm mộ.
    "Cảm giác đầu tiên khi chúng tôi gặp cô Ánh thấy rất dễ gần gũi,nhưng trông cô hiền lành quá,lại có vẻ nông dân,chứ k như những "nhà" mà tôi đã gặp trước đây.Có điều ,với gương mặt đầy ,phúc hậu và đôi tai như tai Phật,chúng tôi thấy dễ tin.
    Trên một chiếc bàn sắp sẵn lọ hoa và đĩa quả,cô Ánh thắp 3 nén nhang rồi khấn vái,xin Đức Hoàng Mười về dương làm việc.Lát sau Đức Hoàng Mười nhập vong. Cô Hà dâng thuốc lá và chén nước.Tôi cảm thấy gương mặt cô Ánh đổi khác,trôngvẫn hồn hậu nhưng uy nghiêm,nước da hồng lên và Đức Hoàng Mười điềm tĩnh hút thuốc.Trong tôi bỗng dâng trào niềm thành kính và gần gũi. Cảm giác này có lẽ do đền thờ Đức Hoàng Mười ngay bên bờ sông Lam quê tôi. Tôi trình với Hoàng nguyện vọng của con cháu họ HÀ và xin được gặp vong linh tiên tổ. Trước tiên Hoàng soi cho tôi về âm phần mồ mả,đất cát gia sự. Hoàng còn nói nhà tôi có người chết vì bị hổ vồ...Tất cả đều đúng. Về việc dòng họ,Hoàng nói nhiều năm đã có tâm nhưng k biết cách tổ chức và k kiên nhẫn nên việc tìm mộ chưa được. Nếu muốn tìm mộ thì con cháu dòng họ phải nhất tâm,lúc ấy Hoàng sẽ giúp tìm được mộ.Có lẽ có sự sắp xếp của tổ tiên,hôm đó chúng tôi gặp được 3 vong...(còn nữa)
    (theo bài viết của anh Hà Huy Lợi)

    Qua thông ti này thấy Cô Ánh thỉnh được Quan Hoàng Mười, qua sự thay đổi của thân xác Cô lúc đó chứng tỏ Quan Hoàng Mười đã "ngự ghế"- Cô Ánh "làm ghế"của Quan Hoàng Mười là tốt rồi. Quan Hoàng Mười ngự ghế tại Trung Tâm NCTNCN là tốt rồi. KHi ngài ngự ghế và giải quyết công việc cứu nhân độ thế thì hiển nhiên là phúc đức cho người được giúp.
    Có điều tôi còn thắc mắc về thân xác Cô Ánh. Tại sao cơ thể Cô Ánh hồng lên, đẹp lên khi Quan Hoàng Mười ngự. Còn khi Cô cho nhập hồn qua thân xác Cô thì sắc diện Cô thế nào? Có xấu đi không?
    Nếu Cô đã có duyên, có tâm đức để Quan Hoàng Mười ngự ghế cứu nhân độ thế thì Cô phải được giữ gìn. Điều đó có nghĩa là không nên tham gia cho nhập vong như người bình thường. Làm như vậy cơ thể Cô nhận thêm năng lượng tầng thấp của vong. Lâu dần nó sẽ không tốt cho Cô Ánh và cho công việc chung.
    Tôi muốn nói Cô chỉ nên làm ghế cho Quan Hoàng Mười thôi. Đại bác mang bắn chim sẻ thì uổng đạn quá.
    Rất nhiều ngưlời cần Quan Hoàng Mười giúp đỡ. Theo tôi TTNCTNCN nên lưu ý ý kiến của tôi.

  7. #7

    Mặc định

    Thường thì theo cháu quan sát thấy, Thánh hoặc Cô nhập thì sắc mặt thì hồng hào lên, tâm trạng thì khá hưng phấn. Còn trường hợp hồn nhập(hay vong nhập), nhìn sắc mặt hơi xám và tay chân thì khá lạnh. Khi Thánh thăng thì cơ thể nhẹ nhàng, không gây sốc cho người bị nhập trong khi vong ra thì khá nặng và khó chịu.
    To nguyenquoc: Bác nguyenquoc có hay qua trugn tâm nghiên cứu tiềm năng con người không, sao cháu qua mấy lần mà cửa đóng then cài im ỉm vậy.Lâu rồi cháu cũng không thấy tin đăng hoạt động về trung tâm này.

  8. #8

    Mặc định

    Vì thế người có duyên cầu được các Vị Thánh Tiên nhập ghế thì dung nhan, thần sắc đẹp, người thường xuyên được làm ghế Thánh Tiên thì cơ thể cũng thanh sạch dần.

    Nếu để cho vong nhập thì sẽ xấu đi, cơ thể sẽ lưu giữ uế trược của phàm nhân. Như vậy không nên làm việc cho vong nhập. Vong nhập là thụt lùi.
    Nhưng những người như Cô Ánh không có quyền lựa chọn bởi vì do Cô ta không hiểu mà không phát nguyện chỉ làm ghế Thánh, nếu chỉ làm ghế Thánh thì phải được vị Thánh thường mượn xác quản lý. Nếu được quản lý thì các vị Thánh sẽ có cách không cho vong nhập. Và chỉ chuyện cứu nhân độ thế, chữa bệnh, dạy đạo.

    Không chỉ mộ, cho vong nhập để nói cho thân nhân,... như vậy sẽ ít khách đi, có thể không có thu nhập nữa vì các vị Thánh Tiên thường không cho ghế nhận tiền.

    Nếu vậy đâu còn từ ăn lộc Thánh như mọi người thường nói và nghĩ về các ghế.

    Làm việc ở Trung tâm đó thì việc chỉ mộ, áp vong là chính thì biết sao đây.
    Đượcvà mất, lẽ phải và thường tình biết làm sao đây?

    Thân nhân và bản thân Cô Ánh phải nhận thức được và có chính kiến để bảo vệ chính mình.

  9. #9

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi nucuoicuanang Xem Bài Gởi
    Thường thì theo cháu quan sát thấy, Thánh hoặc Cô nhập thì sắc mặt thì hồng hào lên, tâm trạng thì khá hưng phấn. Còn trường hợp hồn nhập(hay vong nhập), nhìn sắc mặt hơi xám và tay chân thì khá lạnh. Khi Thánh thăng thì cơ thể nhẹ nhàng, không gây sốc cho người bị nhập trong khi vong ra thì khá nặng và khó chịu.
    To nguyenquoc: Bác nguyenquoc có hay qua trugn tâm nghiên cứu tiềm năng con người không, sao cháu qua mấy lần mà cửa đóng then cài im ỉm vậy.Lâu rồi cháu cũng không thấy tin đăng hoạt động về trung tâm này.
    Tôi đang có ý định đăng câu chuyện: cuộc tìm kiếm hài cốt cố tổng bí thư HÀ HUY TẬP. Ban biên tập-biên soạn gồm:
    -HÀ HUY LỢI-Chủ biên
    -GS.VS.ĐÀO VỌNG ĐỨC
    -Đại tá HÀ VĂN SỸ
    -PGS.TS HÀ VĨNH TÂN
    -HÀ HUY THANH
    DO SỞ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG HÀ TĨNH XB QUÝ1 ,NĂM 2010
    Đoạn tôi trình bày ở trên thiếu đoạn đầu:"Đúng 9 g ngày 23/9/2008,tại phòng làm việc của TTNCTNCN Ở SỐ 10-ĐÀO TẤN,QUẬN BA ĐÌNH,HÀ NỘI,Chúng tôi gồm đại tá Hà Văn Sỹ,chú Hà Vĩnh Tân,chú Hà HUY Thành,cháu Hà Huy Thanh.Về phía trung tâm có GS.VS Đào Vọng Đức-GĐ TT,TS Bùi Hoàng Oanh-phó GĐTT và cô Trần Thu Hà với nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh. Cảm giác đầu tiên..."
    Vậy bạn thử đến địa chỉ trên tìm hiểu xem,hoặc tìm gặp GS.VS ĐÀO VỌNG ĐỨC để biết về TTNCTNCN.
    Nguyenquocdan51@yahoo.com.vn

  10. #10

    Mặc định

    Mình sẽ đăng bài tiếp tục dùm bạn nhé. Cảm ơn bạn.

  11. #11

    Mặc định

    Cuộc tìm kiếm mộ Cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập (phần 1)

    Từ năm 2002 Hà Huy Dũng (cháu thúc bá của ông Hà Huy Tập) đã ra tận Hàm Rồng, Thanh Hoá để cầu gặp vong ông Tập. Nhưng từ những thông tin thu được thấy chưa thực sự thuyết phục. Do đó bẵng đi một thời gian, Đến năm 2005 tôi cùng đại tá Hà Văn Sỹ nguyên phó cục trưởng cục xăng dầu quân đội- những người con cháu trong dòng họ Hà (ở Hà Tĩnh) tiếp tục đi theo con đường tâm linh để tìm mộ bác Hà Huy Tập. Cũng giống như mọi gia đình, mọi dòng họ khác, việc tìm mộ các vị bậc trên và tổ tiên trong họ là việc tâm đức, cần làm. Ai chẳng mong quy tập được phần mộ tổ tiên mình.

    Đối với bác Hà Huy Tập là Tổng Bí thư Đảng cộng sản Việt Nam nên còn là niềm tự hào của con cháu họ Hà. Bác đã hi sinh tuổi trẻ của mình cho độc lập - tự do, cho giải phóng dân tộc khỏi xích xiềng thực dân. Bác là vị Tổng Bí thư thứ 3 của Đảng Cộng sản Việt Nam (sau TBT Trần Phú và Lê Hồng Phong). Bác Trần Phú đã thấy mộ rồi, còn bác Tập vẫn nằm ngoài sương gió. Điều đó càng day dứt, càng thôi thúc chúng tôi thêm quyết tâm đi tìm mộ bác.

    Suốt mấy năm liền chúng tôi tìm đến những người có khả năng đặc biệt, nhưng nhìn chung những thông tin thu được vẫn còn mờ nhạt, không đủ thuyết phục. Do đó, cuộc tìm kiếm cứ kéo dài.

    Tháng 7 năm 2008, được PGSTS Hà Vĩnh Tân đang làm việc tại viện vật lý đồng thời là Uỷ viên Hội đồng khoa học Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người (TTNCTNCN) giới thiệu cho chúng tôi tiếp xúc vơí Giám đốc và các phó giám đốc Trung tâm. Được lãnh đạo Trung tâm đồng ý chúng tôi gặp chị Trần Thu Hà là phó trưởng phòng trắc nghiệm của Trung tâm. Chị Hà giới thiệu ở Trung tâm có nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, soi và gọi hồn rất được tín nhiệm. Nhà ngoại cảm Ánh còn thỉnh được Thánh, chữa được bệnh âm và tìm mộ. Thế là tôi nhờ cô Hà xếp lịch cho chúng tôi gặp nhà ngoại cảm Ánh.

    Đúng 9h ngày 23 - 9 - 2008 tại phòng làm việc của TTNCTNCN ở số 10 phố Đào Tấn, quận Ba Đình, Hà Nội, chúng tôi gồm Hà Văn Sỹ, Hà Vĩnh Tân, Hà Huy Thành và cháu Hà Huy Thanh (con trai tôi). Về phía Trung tâm có giáo sư Viện sĩ Đào Vọng Đức Giám đốc TT; TS Bùi Hoàng Oanh phó giám đốc TT; chị Trần Thu Hà và nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh. Cảm giác đầu tiên khi chúng tôi gặp nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh thấy dễ gần gũi, nhưng... trông hiền lành quá, chân chất như nông dân. Có điều, với gương mặt đầy đặn, phúc hậu và đôi tai như tai Phật, chúng tôi thấy dễ tin.

    Phòng làm việc rất đơn sơ. Trên một chiếc bàn sắp sẵn lọ hoa và đĩa quả, nhà nhà ngoại cảm Ánh thắp ba nén hương rồi khấn vái, xin Đức Hoàng Mười về dương làm việc. Lát sau vong Đức Hoàng Mười về nhập vào nhà ngoại cảm Ánh. Chị Hà dâng thuốc lá và chén nước. Chúng tôi cảm thấy gương mặt nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh đổi khác, trông vẫn đôn hậu nhưng uy nghiêm, nước da hồng lên và Đức Hoàng Mười điềm tĩnh hút thuốc. Trong mỗi chúng tôi bỗng dâng trào niềm thành kính và gần gũi. Dường như Đức Hoàng không còn là người âm. Cảm giác này có lẽ do đền thờ Đức Hoàng Mười ngay bên bờ sông Lam quê tôi, nơi chúng tôi vẫn thường ra dâng hương nên tự dưng thấy gần gũi. Tôi trình với Đức Hoàng nguyện vọng của con cháu họ Hà và xin được gặp vong linh tiên tổ. Trước tiên Đức Hoàng soi cho tôi về âm phần mồ mả, đất cát, gia sự. Đức Hoàng còn nói nhà tôi có người chết vì bị hổ vồ... Tất cả đều đúng, nhưng tôi không tiện nói lại. Về việc của dòng họ, Đức Hoàng nói là nhiều năm đã có tâm nhưng không biết cách tổ chức và không kiên nhẫn nên việc đi tìm mộ chưa được. Nếu muốn tìm mộ thì con cháu trong dòng họ phải nhất tâm, lúc ấy Đức Hoàng sẽ giúp tìm được mộ. Có lẽ có sự sắp xếp của tổ tiên, hôm đó chúng tôi gặp được ba vong trong dòng họ.

    Vong về đầu tiên là một cậu bé họ Hà. Tôi bàng hoàng xúc động hoá ra đó lại là con trai tôi bị mất năm 1984. Cậu nói: “Con chào cha! Cháu chào các bác, các cô, các chú! Cha ơi! Dòng họ nhà mình có ông Tổng Bí thư (TBT) to lắm, con gọi là ông trẻ. Ông trẻ là con thứ trong gia đình. Ông trẻ học giỏi lắm. Ông vừa học vừa đi dạy học và ông yêu nước lắm. Năm 1924 đã bắt đầu biết đấu tranh với thằng Pháp. Năm 1928 tháng 1 ngày 16 ông lấy vợ tên là bà Giáo. Ngày 21 tháng 4 năm 1931 ông trẻ viết thư gửi cái ông gì ở Tây giải thích thêm về việc gia nhập Đảng Cộng sản Liên Xô. Tháng 4 năm 1931 ngày 25, ông được Đảng Cộng sản Liên Xô kí quyết định cấp thẻ Đảng viên số 10444. Mà ông giỏi lắm. Ông được đi Nga, đi Pháp, đi Trung Quốc, đi Ma Cao; nhưng ông chết thì lại ở Hóc Môn, Sài Gòn Gia Định cơ, chứ không phải chết ở quê đâu”.

    Anh Hà Văn Sỹ hỏi: “Thế cháu có biết ông trẻ sinh năm bao nhiêu không?”. Cậu bé trả lời: “Thế cháu và bác đều viết ra tay xem ai đúng”. Mọi người đều cười ồ. Sau đó cậu bé và anh Sỹ đều viết gì vào lòng bàn tay. Khi hai người cùng giơ tay lên thì thấy trong lòng bàn tay anh Sỹ có số 1906, tay cậu bé cũng ghi 1906. Cậu nói luôn: “Ông trẻ nhà mình có 3 năm sinh đấy, và ông còn nhiều bút danh lắm. ông là Hồng Thế Công, là Thanh Hương, và còn cả tên tây nữa, khó đọc lắm. Ông trẻ bảo với cháu: Tháng 7 năm 1936 ông được bầu làm TBT. Tháng 8 thì cơ quan chuyển về Bà Điểm, Hóc Môn. Năm 1937 tại Hóc Môn có nhiều cuộc họp mà ông trẻ chủ trì lắm. Tháng 5 ngày mùng 1 năm 1938 bọn nó bắt ông trẻ và sau 24 ngày nó buộc tội ông dùng căn cước giả”. Mọi người liền hỏi: “Thế ông ở dưới ấy có khổ không?”. Cậu nói: “Tí nữa ông về thì hỏi. Mà ông khổ hay sướng ông cũng không nói đâu. Mà mọi người nhớ nhé, ông về không ai được nhắc tới vợ của ông đâu, vì ông đã li hôn rồi. Bà Giáo (vợ ông) đã lấy người cùng quê với ông nên mọi người không ai được nhắc tới. Ông buồn đấy! Ông trẻ bị bắt giam ở Khám Lớn Sài Gòn. Giỗ ông trẻ là ngày 28 tháng 8. Ông bảo chuyển sang ngày âm cho dễ nhớ. Năm ông chết mới 35 tuổi. Ông đẹp trai lắm!”.

    Hi hi... cậu bé cười rất hồn nhiên, mọi người cứ ngớ ra vì không hiểu thế nào mà cậu nói vanh vách như thế. Chị Thu Hà liền hỏi: “Thế cháu có biết mộ ông trẻ nằm ở đâu không? Và ông trẻ có muốn về không?”. Cậu bảo: “Biết chứ. Còn về hay không thì cháu không biết!”. Bác Sỹ và cha gọi ông trẻ vào mà hỏi”. Rồi cậu bé liền chỉ sang con trai tôi là Hà Huy Thanh mà bảo: “Anh là giám đốc mà chả mua cho em cái kẹo. Đúng là giầu mà keo!”. Rồi cậu cười hi hi, thật hồn nhiên. Tôi giật mình, làm sao mà cậu biết đó là anh trai, mà lại biết cả anh làm giám đốc, vì khi đó cháu Thanh là giám đốc Công ty CIC. Cậu lại chỉ vào em trai tôi là Hà Huy Thành, nói: “Mợ đâu mà không đi, lại có mình chú đi? Nhà chú có thằng em đang bị bệnh âm đấy. Mà nhà mình có cả chú Phú nữa nhé vì có thằng Thắng nó chết ở dưới âm, nhưng nay nó không về đây. Thôi, con đi đây. Cháu chào các bác, chào các chú, các cô!”.

    Cậu bé đi rồi mà tôi vẫn còn bàng hoàng, xúc động. Không hiểu sao mà cậu biết hết mọi chuyện như thế, trong khi đây là lần đầu tiên gặp nhà ngoại cảm Ánh.

    Còn vong ông Tập về chỉ có một nguyện vọng muốn gặp O Hồng là người con gái duy nhất của ông, đang sống ở thành phố Hồ Chí Minh. Ông bảo: “Lần gặp nó cuối cùng là khi ông đang bị giam ở khám lớn. Khi đó nó mới 11 tuổi”. Bây giờ O Hồng đã 82 tuổi rồi. Ông bảo chúng tôi: “Con cháu đừng đi tìm ông nữa, vì trước lúc chết ông có gửi cho người em rể một lá thư, nói là cứ xem ông như người đi công tác xa. Giờ thì không nói lại được”.

    Cả đoàn chúng tôi đều ra sức thuyết phục. Anh Sỹ thưa: “Ông ơi! ngày xưa khác. Lúc ấy ông làm thế là đúng. Còn bây giờ hòa bình, thống nhất rồi, nhân dân no ấm, hạnh phúc rồi. Lí tưởng của ông và các bậc tiền bối là độc lâp dân tộc đã được thực hiện. Vậy xin ông chỉ mộ để con cháu di dời hài cốt ông về quê hương!”. Nhưng ông bảo cái đó phải xem xét, để tính sau, cứ bố trí cho ông gặp con gái đi đã. Thế là tôi hứa với ông, ngày gần nhất chúng tôi sẽ mời nhà ngoại cảm Ánh vào Sài Gòn để ông gặp O Hồng. Trong thâm tâm tôi cũng muốn các nhà ngoại cảm đi thực địa một chuyến, vì ông Tập đã sống, chiến đấu và nằm lại nơi đó.

    Sau đó, vong về thứ ba là ông Hà Huy Tường - ông thân sinh ra cố TBT Hà Huy Tập. Ông bảo ông cũng đỗ cử nhân, họ mời ông ra làm quan nhưng ông không ra mà về quê dạy học, làm thuốc. Ông khuyên chúng tôi “động viên cho thằng Tập nó về. Nó nặng nề về cái lá thư nó gửi trước đây lắm...”.

    Có lẽ việc tìm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập là việc lớn, khác với việc tìm kiếm hài cốt thông thường, nên sau đó Trung tâm Nghiên cứu tiềm năng con người (TTNCTNCN) đã lập một đề tài khoa học “Chương trình tìm kiếm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập” do TS Bùi Hoàng Oanh làm chủ nhiệm, chị Thu Hà là thư kí đề tài. Theo đề nghị và sự sắp xếp của Trung tâm, việc tìm kiếm hài cốt bác Tập phải được báo cáo với vong linh Hồ Chủ Tịch, nên ngày 12 tháng 11 năm 2008 Đoàn cán bộ Trung tâm (gồm các vị trong Ban giám đốc và một số uỷ viên Hội đồng khoa học cùng con cháu trong dòng họ Hà chúng tôi lên K9 (ở Đá Chông, Ba Vì, Hà Nội) để trình với Bác. Được sự liên hệ trước của đại tá Hà Văn Sỹ, nên các đồng chí lãnh đạo lực lượng bảo vệ K9 tiếp đoàn rất thân mật.

    Trở lại cách làm của Trung tâm là sử dụng thông tin độc lập của nhiều nhà ngoại cảm xem độ trùng khớp thông tin tới đâu. Sau này, chính thức Trung tâm mời ba người tham gia chương trình tìm kiếm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập. Đó là các nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh, Nguyễn Hữu Thuận và Phan Thị Bích Hằng.

    Cũng sau ngày đó, chúng tôi gồm: Tôi (Hà Huy Lợi), Hà Văn Sỹ, Hà Vĩnh Tân, Hà Huy Thanh, Hà Huy Dũng, Hà Huy Dương cùng với chị Trần Thu Hà và những người thân quen, đặc biệt hâm mộ như BS Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch Hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh.... nhiều lần đến Điện Đệ Nhất Vương Quan - nơi nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh lập để thờ phụng và làm việc. Tại đây, chúng tôi được Đức Hoàng Mười cho các vong linh gia tiên trong dòng họ về gặp con cháu.

    Cái khác biệt nơi điện thờ ở nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh là vong linh nào về cũng thể hiện nguyên trạng như khi họ đang sống. Từ phong cách, nếp nghĩ, sinh hoạt và những gì họ biết, họ đã làm đều rất gần gũi, tự nhiên, chan hòa trong mỗi cuộc tiếp xúc. Thời gian đó các cụ tổ tiên họ Hà thường xuyên về chỉ dẫn cho chúng tôi nhiều điều. Lắm khi phải chỉ dẫn và trao đổi đột xuất qua điện thoại di động, nghĩa là người âm liên lạc với người trần bằng điện thoại. Không phải chỉ riêng tôi hay cháu Thanh mà cả anh Sỹ, chú Tân, cháu Dũng, chị Hà... cũng đã có những cuộc trao đổi bằng điện thoại như vậy.

    Sau chuyến đi K9, chúng tôi có mời Trung tâm và các nhà ngoại cảm vào nhà thờ tổ dòng họ ở Hà Tĩnh để làm việc. Nhưng do nhà ngoại cảm Ánh không bố trí đi Hà Tĩnh được, nên ngày 8 tháng 12 năm 2008 chúng tôi đến Điện thờ Đức Hoàng Mười tại nhà nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh xin Đức Hoàng chỉ dẫn. Hoàng đã vẽ cho chúng tôi một bản sơ đồ khá tỉ mỉ. Nơi đó có nhà dân ở. Nhà này làm gì mà có cả xe cộ, máy móc và đất cát. Phía sau nhà có cửa mở thông ra là có thể nhìn thấy phần mộ bác Hà Huy Tập. Tôi hỏi Đức Hoàng ở đó có nhiều mộ không? Đức Hoàng bảo nếu nhìn trên mặt đất thì thấy bình địa vì họ đã san lấp, đổ đất lên trên. Nhưng khi bị xử bắn thì có hai người là Tổng Bí thư của Đảng với mấy đồng chí khác nữa, trong đó có một người là Bí thư xứ uỷ Nam Kỳ. Người Bí thư này quê ở đó thì đã được quy tập từ năm trước rồi. Số còn lại vẫn nằm quanh đó. Hôm xử bắn xong, người dân địa phương đã bí mật lấy xác những người bị bắn, đem đi chôn vào lúc xẩm tối. Nếu đoàn vào đó phải gặp được người có tên là Cửu Dốt (nhưng hiểu ngược lại) thì sẽ biết thêm một số thông tin, vì chính người này được sang tai lời người đi chôn cất. Còn phần mộ cố TBT nhà mình có độ sâu khoảng 80 phân đến 1 mét tính từ mặt đất cũ (tức là không tính phần đất mới đổ lên). Nơi hài cốt có một vật giống thanh sắt, nhưng không phải là sắt, mà là tre, chỉ dài khoảng mươi phân cắm ở cổ nối với thân. Hài cốt chôn không có quan ván gì cả, chỉ còn một chút xương ống, một ít xương sườn. Nhưng rõ nhất là cái răng hàm.

    Chúng tôi hỏi: Cửu Dốt là người như thế nào? Đức Hoàng chỉ cười và nói: “Các gia chủ có biết cửu là mấy không? Dốt là gì không?”. Suy luận mãi chúng tôi mới biết Cửu là chín, trái với Dốt là giỏi. Hóa ra người đó là Chín Giỏi. Tôi lại hỏi Đức Hoàng khu vực đó cách xa trường bắn bao nhiêu? Đức Hoàng nói khoảng chín trăm đến một nghìn mét. Nhưng nhớ tới khu trường bắn phải tìm được anh Cửu Dốt để họ dẫn đường tới khu vực Tắm Ngựa.

    Đặc biệt Đức Hoàng luôn nhấn mạnh về sự đồng tâm nhất trí của con cháu trong dòng họ. Đức Hoàng bảo: “Nếu các gia chủ và dòng họ nhất tâm thì Hoàng sẽ giúp. Vì Hoàng là quan Trấn thủ đất Nghệ An, tức là cả quê hương Hà Tĩnh nữa, mà vong là một con người lịch sử rất đáng trân trọng thì Hoàng sẽ giúp tìm được mộ”.


    ........Theo lịch trình, đoàn chúng tôi vào Hà Tĩnh. Ngày 12 tháng 12 năm 2008 sau khi dâng hương xin phép tại nhà thờ đại tộc ở Tùng Lộc, Can Lộc đoàn công tác đến nhà thờ tổ họ Hà Huy ở xã Cẩm Hưng, Cẩm Xuyên. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng có buổi tiếp xúc với người âm. Nhà ngoại cảm Hằng đặt tấm ảnh bác Hà Huy Tập lên án thờ rồi khấn nguyện sau đó mô tả lại:

    - Người đầu tiên về là cụ Phẩm, cụ nói: “Việc chuẩn bị sắm lễ ở nhà thờ sơ sài quá”. Cụ phẩy tay một cái rồi đi ngay.

    - Các nhà hoạt động cùng thời với bác Hà Huy Tập hôm nay cũng về, trong đó chỉ thiếu bác Nguyễn Văn Cừ.

    - Cụ Tường thân sinh ra bác Tập, thường xuyên đứng sát bác Tập để động viên bác Tập nên chỉ mồ mả để cho thế hệ con cháu rước về với tiên tổ.

    - Bác Hà Huy Tập nói: “bác nằm ở 18 thôn Vườn Trầu đã bao nhiêu năm cùng đồng đội, nên hiện nay bác đã coi vùng đất đó gần gũi như quê hương Cẩm Hưng - Cẩm Xuyên rồi. Vì vậy các con đừng tìm kiếm làm gì nữa”.

    - Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng thuyết phục bác và mong ước được tìm để đưa hài cốt của bác về quê hương thì sau đó bác Hà Huy Tập chỉ nói: Việc này để bác về họp Chi bộ xem đã rồi bác sẽ trả lời sau.

    - Bác Thái xuất hiện nói: Tôi cùng nằm với các cụ cách mạng. Tôi không phải là cờ đỏ sao vàng nhưng tôi rất khâm phục các cụ. Các cụ ta là lãnh tụ cần có nơi yên nghỉ yên ấm hơn. Tôi rất muốn chỉ để các cụ được về nơi xứng đáng.

    - Nhà ngoại cảm Bích Hằng: Được thế thì tốt quá. Về phần bác Hà Huy Tập thì cháu sẽ cố gắng thuyết phục. Đề nghị bác Thái cứ chỉ dẫn cho chúng cháu.

    - Bác Thái: Việc này cháu đừng hỏi cụ Tập, cụ ấy không chỉ đâu. Một vị lãnh tụ mà để nằm ở đấy thì không xứng chút nào. Hiện mộ cụ Hà Huy Tập nằm ở dưới lùm cây có hoa giăng. Nơi đấy trước đây đi theo đường từ ngã tư Giếng Nước, đi qua con mương có lác đác vài ngôi mộ. Phần lớn những người bị hành hình đều đưa ra chôn ở đây, đó có lùm cây, chưa có nhà cửa.

    Lối đi ra từ ngã tư Vườn Trầu thời Pháp gọi là Gông Đe. Dân ở đây gọi là hình thoi đi qua mương có mấy cây dừa nước. Có ngôi mộ cổ cách nơi xử bắn độ 70m. Ngôi mộ cổ này nay chỉ còn là đống đổ nát. Nhìn về phía tây có chùa. Hoa bìm bịp tết như đèn lồng nhìn sang bên phải có đường cột điện.

    - Bác Thái nhắc lại: Bác Tập nằm ở góc tù giao bởi hai lối đi xưa gọi là Vườn Trầu 1. Bác Thái nói khi nào về đó bác Thái sẽ hướng dẫn. Bác Thái nói cách đây mấy tháng đã có đoàn con cháu đến vùng đó thắp hương và đi qua đó một đoạn, chỗ người đứng cầm hương vái là đúng gần đó rồi đấy.

    - Bác Thái nói: Hôm qua đến hầu vị đại thần, tôi có xin cho cái lệnh mà nay không có lời cảm ơn.

    - Nhà ngoại cảm Bích Hằng ngước lên hỏi chung quanh: Thế cái lệnh đó ở đâu?

    - Anh Sỹ đáp: Lệnh đó đang đặt ở trên án thờ.

    - Bác Thái nói: Sinh nhật bác Tập là ngày 24 tháng 6 năm 1906. Ngày mất của bác Tập 28 tháng 8 năm 1941. Bác Thái cũng bị hành hình ở đấy nhưng bác Thái nằm dưới cụ Tập.

    - Nhà ngoại cảm Bich Hằng nói còn nhìn thấy về nhà thờ hôm đó có hai bà tổ cô: Một bà đẹp như tiên khoảng 21 - 22 tuổi, một bà độ 10 - 13 tuổi.

    - Nhà ngoại cảm Bích Hằng còn hỏi thêm bác Tập: Thưa bác, sáng nay khi cháu đang tìm mộ ở Nghi Xuân (Hà Tĩnh) trong lúc đang làm việc thì nghe vong mà cháu đang hỏi chuyện có nói: Hiện đang có vong họ Hà đến. Rồi vong đó lại nói: Trước đây tôi cũng có làm việc với bác Giáp.

    - Thế có phải bác làm việc với bác Võ Nguyên Giáp không? Vong trả lời: Không phải, tôi trước đây có làm việc với bác Hà Huy Giáp. Vậy thì thưa bác Hà Huy Tập, có phải lúc đó bác ra đó không ạ?

    - Bác Hà Huy Tập trả lời: Không phải bác đến đâu. Đó là vong nhỏ con nhà Lợi đó, đi đâu nó cũng đi theo. Mà bây giờ nó đang còn ở đây này.

    - Nhà ngoại cảm Bích Hằng: Lúc đó tôi quay ra nhìn không thấy rõ hình vong chỉ thấy cái bóng lướt qua nên không tả chính xác được.

    Nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận sau khi cùng đoàn vào dâng hương ở nhà thờ tổ thì thường đứng ra một bên để quan sát, không nhận xét, không đánh giá, đôi lúc đi đi lại lại như đang tập trung để tiếp xúc với người âm. Ngày hôm sau, 13 tháng 12 năm 2008 tại nhà Hà Huy Lợi, nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận vẽ sơ đồ khu mộ của cố TBT Hà Huy Tập và cung cấp thông tin. Sau khi xem sơ đồ, tôi hỏi nhà ngoại cảm Thuận: “Vùng đó có nhà dân không?” nhà ngoại cảm trả lời: Có nhiều, gần khu mộ có 3-4 nhà. Nhưng chú ý có một nhà lợp mái nhưng không xây tường, nó như kiểu nhà kho, xưởng gì đó. Nhà đó có cửa sau phía bên phải mở ra có thể đi được đến phần mộ bác Hà Huy Tập, ngay trước nhà có một cột điện cao. Phía bên trái nhà có rãnh nước chảy đến phần mộ. Đất người ta đã đổ đến phần mộ. Có dãy hàng rào từ nhà họ rào ngang đến phần mộ. Chứng tỏ mộ đang nằm trong phần đất đã có chủ. Từ góc nhà đến phần mộ bác Hà Huy Tập khoảng 10 mét. Từ mặt đất nguyên thổ đào sâu xuống đến hài cốt sâu khoảng gần 1 mét.

    Mấy tháng trước con cháu đi tìm mộ bác Hà Huy Tập đã đến hỏi thăm nhà này, lúc gia chủ đến hỏi thì nhà đó có đứa bé ra mở cửa.

    Một đặc điểm đáng chú ý: Lần đi tìm trước có người đàn ông trạc tuổi 50 hoặc hơn 50 dẫn đường. Người đó mặt to, hơi dài dáng đậm. Mặt có nhiều dấu vết như bị đậu mùa. Hôm đó dẫn con cháu đi tìm xong về ăn trưa tại quán ăn thì người đó ngồi cùng ông Lợi một bàn nhưng không đối diện thẳng mà lệch nhau một chỗ”.

    Tôi hỏi: Chú đã biết chi tiết như vậy thì đề nghị chú nói rõ trong bữa ăn trưa hôm đó người dẫn đường tặng tôi cái gì?

    Nhà ngoại cảm Thuận đăm chiêu suy nghĩ như thể đang cố hình dung lại sự việc rồi trả lời: “Người đó tặng bác Lợi một bức tranh có màu sắc sống động”, nhưng chỉ một lát sau nhà ngoại cảm lại cải chính, “không phải bức tranh mà là bức ảnh màu to hơn bàn tay một tí”.

    Tôi thực sự cảm phục khả năng tái diễn hình ảnh của nhà ngoại cảm Thuận và lấy ra cho chú Thuận xem hai bức ảnh mà ông Chín Giỏi tặng tôi hôm đó.

    Nhà ngoại cảm Thuận lại nói tiếp: Khoảng cách từ trường bắn cũ đến phần mộ khoảng 270 mét đường chim bay. Khi bác Lợi đi qua phần mộ có bị vấp ngã đó là do người âm níu chân.

    Đặc điểm đáng chú ý: Trên mộ có một cây nhỏ thân bằng ngón tay cái, tán lá bằng chiếc nón, cây có một cành mọc ngang che đúng phần mộ của bác Hà Huy Tập. Trên mộ xuất hiện một lỗ nhỏ như lỗ hang dế.

    Những dấu hiệu đáng lưu ý sẽ xuất hiện: Nếu sắp tới đoàn của Trung tâm, cùng nhà ngoại cảm và con cháu đến khu vực đó tìm mộ thì sau khi mọi người đến thắp hương cầu nguyện được khoảng 7 - 10 phút sẽ có một bà má Miền Nam lưng còng khoảng 60 - 70 tuổi xuất hiện và chỉ cho nhiều nội dung cụ thể.

    Nếu khai quật từ mặt đất nguyên thổ đào xuống khoảng 90 - 100cm thì gặp hài cốt. Có một vật rắn như thanh tre, thanh gỗ gì đó đè lên từ đầu đến ngực, theo chiều từ trên xuống. Hài cốt vẫn còn một ít xương, còn xương ống chân.

    Tôi hỏi: Theo chú khi đi tìm mộ thì thành phần gồm những ai.

    Nhà ngoại cảm Thuận ngẩng lên như nghe ngóng ý kiến của ai đó truyền đạt rồi chậm rãi nói: “Đây là ý của cụ Hà Huy Tập, ai cũng được nhưng phải đảm bảo các điều kiện: Tướng, Hiệu, Diệu, Binh mới làm được trận động đình. Các cháu đi tìm mộ được ước một điều ước nhưng phải quy về một mối.

    Hà Huy Lợi hỏi: Theo sơ đồ chú Thuận vẽ thì khu vực mộ ở đó địa phương gọi tên là gì?

    Nhà ngoại cảm Thuận nhìn xa xăm như đang hình dung lại rồi nói: “Chỗ đấy có nhiều súc vật đi lại lắm, nhiều con ngựa đi lại ở đó. Đúng rồi, đó là Bến Ngựa Tắm”.

    Tôi thán phục và nói luôn, vùng đó dân gọi là Bến Tắm Ngựa.

    Để các nhà ngoại cảm cung cấp thông tin hoàn toàn độc lập, chúng tôi cũng giữ nguyên tắc không nói cho nhà ngoại cảm biết thông tin của nhau. Đến ngày 19 tháng 12 năm 2008, tức là trước khi cả đoàn ngoại cảm và trung tâm vào thành phố Hồ Chí Minh, chị Hà gọi điện cho tôi báo phải ra ngay nghe Đức Hoàng dặn dò để ngày 20 tháng 12 vào Sài Gòn. Tôi bận không ra được nên bảo cháu Thanh cùng đến với chị Hà. Chị Hà có nói lại với tôi: Đức Hoàng nhắc đoàn ta đi đợt này đã hội đủ: Tướng, Hiệu, Diệu, Binh chưa? Khi đó chị Hà tưởng có anh Hà Văn Thạch là phó chủ tịch tỉnh Hà Tĩnh cùng đi nên trả lời: “Thưa Hoàng, cơ bản đã đủ rồi ạ!”. Sau đó Đức Hoàng cho hai người chứng kiến sơ đồ vị trí mộ ở vùng Bến Tắm Mã thuộc xã Xuân Thới Thượng, Hóc Môn mà Hoàng đã vẽ cho tôi hôm mùng 8 tháng 12. Hoàng còn ban cho mỗi người một cái Lệnh, nói phải mang theo bên mình để mọi việc vào đó còn xoay chuyển được. Khoảng 3 giờ chiều ngày 21 tháng 12 năm 2008 tôi cùng đoàn đáp xuống sân bay Tân Sơn Nhất, gồm chị Oanh, anh Sỹ, chị Hà, nhà ngoại cảm Ánh và nhà ngoại cảm Thuận. Chúng tôi bố trí để nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh nghỉ lại khách sạn và đưa nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận cùng cả đoàn ra hiện trường. Tại khu vực xã Xuân Thới Thượng, sau gần ba tiếng đồng hồ đoàn công tác xác định khu vực Bến Tắm Ngựa mà nhà ngoai cảm đã vẽ trên sơ đồ trước đó. Nhà ngoai cảm Nguyễn Hữu Thuận đã chỉ vào vị trí cây cọ cao khoảng 30 phân nói: đó là phần mộ bác Tập.

    Đến 5h chiều chúng tôi cùng nhà ngoại cảm Ánh đến nhà O Hồng, ở 45 Lam Sơn, phường 5, quận Phú Nhuận. Tôi xin ghi lại cuốn băng ghi âm hồi 19h đến 21h30 ngày 21 tháng 12 tại nhà O Hồng, con gái cố TBT Hà Huy Tập. Nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh nói: “Hiện bây giờ tôi nhìn thấy vong ở ngoài kia rất nhiều. Có vong cụ Phi, cụ Trực đang dẫn nhau vào, tiếp theo có bà cô tên là Huê, ngang vai với cụ Phẩm. Cụ Đán đã vào - cho xin 1 ly nước trắng. Cậu bé họ Hà đang sắp xếp cho các vong vào theo...” Bỗng nhiên nhà ngoại cảm Ánh quay ra bảo chị Hà: “Ơ, chị Hà ơi! sao hôm nay Đức Hoàng cho em nhìn rõ người âm, mà người âm họ Hà làm to lắm. Có ông cụ lúc đầu em nói đấy, không hiểu cụ làm gì mà lại ngồi kiệu 4 người khiêng trông oai lắm!”. Xong rồi nhà ngoại cảm nói tiếp: “thanh đồng con xin bắc ghế cho Đức Hoàng ngồi. Họ Hà ta cần những thông tin gì thì lúc đó vào mà hỏi.” Đức Hoàng nhập vong: “chào gia chủ, chào bách gia trăm họ”.

    Chị Hà: “hôm nay Trung tâm và họ Hà vào đây rất mong gặp Hoàng, nhờ Hoàng giúp đỡ cho gia đình và Trung tâm để tìm đựơc hài cốt cố TBT Hà Huy Tập và các liệt sỹ trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ. Xin Hoàng giúp đỡ”.

    Đức Hoàng Mười: “Hoàng về sang tai cho gia chủ và họ Hà, Hoàng xin chào bách gia trăm họ. Ngày hôm nay Hoàng về đây làm việc. Nếu nói về Đảng và Nhà nước dưới góc độ tâm linh thì có Hồ Chí Minh chỉ đạo việc này. Hôm nay về đây làm việc có dòng họ Hà, người trần cũng như người âm làm việc rất công khai, minh bạch và sau đó phải theo thứ tự nề nếp, không thể lộn xộn được.

    Nay cậu bé họ Hà đã mời được các vong của họ Hà về đây như Hoàng đã sang tai cho ghế và ghế đã sang tai cho bách gia, gia chủ. Còn việc đi tìm mộ, Hoàng đã cho ghế vẽ một cái sơ đồ, nay thì Hoàng biết ghế Hoàng sẽ chưa đi thực địa, đúng ra theo chương trình của Trung tâm thì ghế Hoàng phải làm trước, nhưng Hoàng biết đã có nhà ngoại cảm đến thực địa. Cái đó là Hoàng hoàn toàn nhất trí trên quan điểm. Còn ngày hôm nay về đây, ghế Hoàng làm cái cầu nối giữa cố TBT để gặp được người con gái duy nhất. Người con gái duy nhất có muốn gặp cha và dòng họ Hà có muốn gặp người đó hay không?

    Anh Sỹ: “Thưa với Ngài, đây là con gái của cố TBT Hà Huy Tập và dòng họ Hà rất tha thiết muốn gặp...”.

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ Hoàng sẽ cho cố TBT về, sau đó người trần và cố TBT sẽ trao đổi với nhau.

    Chị Hà: “Con xin hỏi thêm một chút, ngày mai thì chúng con muốn ra thực địa, mời Ngài giúp đỡ chúng con”

    Đức Hoàng Mười: “Việc đó Hoàng sẽ trả lời sau...”

    Chị Hà: “Chúng con ở Hà Nội vào và cả đoàn đi...”

    Đức Hoàng Mười: “Chút nữa TBT về sẽ dặn 1 số việc thì các ghế và gia chủ họ Hà phải có một cái lễ để đến gặp anh Bẩy Già, dòng họ đã biết chưa?

    Chị Hà: “Anh Bẩy Già thì gặp ở đâu ạ?”

    Đức Hoàng Mười: “Dòng họ chưa biết anh Bẩy Già là ai à?- Võ Văn Tần chính là cụ này đã kêu xin và đã truyền đạt những nguyện vọng của họ Hà và bên Trung tâm thì sau đó cố TBT này mới có chiều hướng nhất trí”.

    Lợi: “Xin hỏi Hoàng đến mộ cụ Bẩy Già thì ở đâu ạ?

    Đức Hoàng Mười: “Từ đây về quê hương anh Bẩy Già thì rất gần. TBT nói trước kia trong trận sự đó thì có cả anh Bẩy Già này, nhưng sau đó anh Bẩy Già là quê hương ở đây thì đã được người địa phương đưa đi chôn cất ở một nơi khác chứ không phải nơi TBT đang nằm. Gia chủ họ Hà hiểu chưa?

    Đó là họ Hà phải tìm về nơi đó. Tìm về quê hương thì sẽ biết được. Nguyện vọng của cố TBT là Trung tâm phải kết hợp với họ Nguyễn và họ Lê tìm được một đồng chí nữ.

    Lợi: “Có phải là đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai không ạ?”

    Đức Hoàng Mười: “Nếu như họ Hà đã nói tên người nữ họ Nguyễn đó thì tôi cho biết cái tên này tự họ Hà phải dịch ra. Bí danh của người này là Lý Duệ Phương. Người này trước kia không phải tên khai sinh như thế. Mà ngày đó đi Hồng Kông mang bí danh này, sau đó bị bắt. Lý Duệ Phương là ai thì tự Trung tâm kết hợp với họ Nguyễn và họ Lê thì ra được người này, đấy là phần việc của Trung tâm. Nguyện vọng của TBT là rất muốn đưa đồng chí ấy về quy tập tại quê hương. Còn có gì liên quan đến phần mộ thì gia đình và Trung tâm cứ hỏi tôi.

    Chị Hà: “Ngày hôm qua chúng con đã được Hoàng cho một cái sơ đồ chỉ chỗ mộ của cố TBT. Ngày hôm nay chúng con đã đi đến thực địa đấy với một nhà ngoại cảm mà Hoàng đã nhắc. Chúng con cũng ra được diện tích to bằng cái phòng này ạ”

    Đức Hoàng Mười: “Hoàng biết rằng lẽ ra hôm nay là mời vong của TBT về trước sau đó mới đi thực địa, đấy là ý định của bên Trung tâm. Nhưng Hoàng biết thiên cơ, vào đây tự dưng sẽ thay đổi và đi thực địa trước...”

    Chị Hà: “Vậy xin Hoàng chỉ dẫn cho biết thêm một số thông tin xuất hiện trong sáng mai để công việc tiến triển thuận lợi hơn”

    Đức Hoàng Mười: “Thế thì đã hội tụ đủ 4 từ chưa?”

    Lợi: “Xin với Hoàng...”

    Đức Hoàng Mười: “Gia chủ họ Hà phải kêu với TBT, còn Hoàng chỉ là người truyền đạt.”

    Chị Hà: “Anh Lợi ra thắp hương kêu với TBT đi”

    Đức Hoàng Mười: “Hiện bây giờ có cụ Tường mới về... có thể dòng họ là người trần không thể nhìn thấy được, tôi sẽ truyền lại: ngồi cao nhất bên tôi là cụ Đán, rồi đến cụ Phẩm, rồi đến anh Tâm, anh Tập, hiện ở đó đang có những ý kiến trái ngược nhau. Cụ Tường bảo: như cái giấy này* tôi sẽ viết hàng nghìn cái giấy gửi đi. Các cụ đang nói đấy. Tự họ Hà phải kêu xin nhưng vẫn chưa đồng ý. Cụ Tường bảo: ngày xưa còn mời tôi ra làm quan nhưng tôi không ra...

    Hiện bây giờ có một người ở khu mộ đã về và đang xin gia tiên dòng họ Hà, đó là vong hồn Phạm Hồng Thái, mà trong dòng họ Hà vẫn chưa nhất trí bởi chưa hội tụ 4 cái từ đó.

    Hiện lại có cả vong đồng chí TBT Nguyễn Văn Cừ đang về để kêu xin trong việc tìm hài cốt”

    Chị Hà: “Có TBT Nguyễn Văn Cừ và có cả ai nữa ạ?”

    Đức Hoàng Mười: “Tôi mới nhìn thấy Nguyễn Văn Cừ và Phạm Hồng Thái. Còn một người nữa đang đứng ở ngoài.”

    Anh sỹ: “Có phải ra thắp hương mời vào không ạ”

    Đức Hoàng Mười: “Không. Cứ kệ người âm người ta mời. Kìa, để xê cái cốc nước ra cho đồng chí Phan Đăng Lưu vào ngồi.

    Hiện ở đây có bà cô Cẩm nói: ai là con nhà Di mà ta chả vào được. Vậy ai là con nhà Di?.

    Hà Huy Dương: “Dạ con là Dương con ông Di đây ạ”

    Đức Hoàng Mười: “Cô nói con nhà Di ở đâu mà cô không vào nhà được, chứ không phải cô không vào được ở đây. Bà cô nhờ tôi nói lại: con nhà Di về làm sao phải kêu với bà cô Cẩm về nhà mình chứ không phải là ở đây. Bà cô này còn nói các vong linh họ Hà về rất nhiều, nhưng đến đây thì thuộc nhánh họ khác nên chỉ vào được rất hạn chế. Thế nhưng cậu bé họ Hà còn nói là đang đi rước một cái kiệu to sao mãi vẫn chưa thấy về. Rồi để yên tí xem cụ là ai (một lát sau) - cụ đã về đến đây. Cụ nhờ tôi truyền lại, trước tiên là cụ cảm ơn Trung tâm đã tạo điều kiện nghiên cứu những người, cụ đang cười khi trung tâm gọi những người đó là người có khả năng đặc biệt. Nhưng cụ gọi là những người được Thánh cho ăn lộc, để rồi con cháu biết đến cụ ngày hôm nay. Cụ chính là cụ Hà Tông Mục đấy”

    Đức Hoàng Mười: Đây là tôi truyền lại lời cụ thôi nhá. “Con cháu phải nghĩ cụ nói đời vua Lê, Chúa Trịnh ngày xưa họ Hà ta bị lưu lạc, rồi mới thành họ Hà nọ, họ Hà kia. Dòng họ ta có cả Tiến sỹ”. Bây giờ cậu bé lại bảo còn 1 người Tiến sỹ nữa vừa đến. (Đức Hoàng chỉ lên bàn thờ) - để gọn tờ giấy lại để cụ Hà Công Trình ngồi (Tờ giấy của Hà Văn Thạch gửi Hội đồng hương Hà Tĩnh tại thành phố HCM). Cụ Trình đây! cụ hỏi con cháu có biết cụ không (chỉ vào o Hồng) cụ hỏi cháu, cháu có biết cụ không?

    O Hồng: “Cháu không biết được ạ!”

    Anh Sỹ; “Cháu biết ạ”

    Đức Hoàng Mười: “Tôi sẽ nói lại những gì trong họ Hà đang nói, ngoài gia tiên họ Hà và cố TBT còn có một cố TBT và một đồng chí khác nữa, tức là có hai người ngoài dòng họ cùng đến... đấy là mọi việc liên quan đến phần mộ và dòng họ, tôi đã làm xong, tôi sẽ cho người trong gia đình gặp cố TBT. Bây giờ dòng họ còn gì để hỏi?

    Hoàng nói thêm, còn rất nhiều các vong linh hiện đến nhưng không vào được vì đây là một dòng họ khác”

    Lợi: “Con xin hỏi lúc nãy Ngài nói ngày mai muốn làm việc được thì đến mộ ông Bảy Gìa...”

    Đức Hoàng Mười: “Sáng mai đến đó xong, sẽ cho các nhà ngoại cảm vòng lại nơi Bến Ngựa. Hoàng chỉ gọi vắn tắt thế thôi, vì ngày xưa khu đó là khu giải trí của địch. Còn cố TBT nói là muốn về gặp con gái thôi”.
    Chị Hà...

    Đức Hoàng Mười: “Đi gặp cụ Võ Văn Tần, sau quay về Bến Ngựa và nói gia chủ phải liên lạc với người có tên ngược với Cửu Dốt. Đấy là đã vẽ cho họ Hà một bước đi rồi”

    Chị Hà: “Chúng con rất cảm ơn Hoàng, chúng con rất mong Hoàng sẽ tác động thêm cho các cụ họ Hà thông cảm với con cháu. Thực ra bốn chữ Tướng, Hiệu, Diệu, Binh đó, cứ luận mãi cũng chưa hiểu thế nào cho chính xác. Đến hôm qua mới được Hoàng nói thì đã quá muộn, không thể nào kịp”.

    Đức Hoàng Mười: “Hiểu cái từ đó như thế nào thì cố TBT đang chỉ sang cháu này, bảo cháu giải thích (chỉ vào anh Hà Văn Tăng).

    Hà Văn Tăng: “Tướng hiệu như có lệnh, như đại bản doanh nhưng ghép lại cả bốn từ thì chưa hiểu và chưa nghe bao giờ”.

    Đức Hoàng Mười: “Cố TBT đang cười. Cháu ăn nói thông thạo thế mà bốn từ ta tuyên cũng không giải nổi. Bây giờ Hoàng chào bách gia trăm họ, TBT về nói với con gái chuyện gì đó, mọi người ra ngoài”.

    Bác Tập: “Trời ơi! Con của cha, hơn 60 năm trời rồi Hồng ơi! Con có nhận ra cha không? (Đoạn tiếp theo hai người nói nhỏ quá, máy không thu được)...

    ... Con ngồi lên đây... Cha nói thế con nhận ra chưa, con nhận ra chưa, ngày 16-1-1938... Bây giờ con nhận ra cha chưa? Ngày đó cha về nhưng không được chuyện trò thế ni. Hồi xưa trước khi mất, cha đã viết bức thư để lại: “Nếu cha chết thì không phải thờ cúng, không phải làm chi cả. Tự dưng bây giờ... cha thấy sai quá, cha thấy nó sai quá. Tức là cha bị bắt rồi, cha đã viết nếu như tôi bị chết thì mọi người cứ coi như tôi đi công tác lâu ngày, không phải tìm người thờ cúng. Bây giờ...”

    Sau đó bác Tập nói những chuyện riêng trong nội bộ gia đình với O Hồng và con gái O Hồng. Xong bác gọi các cháu vào. Tôi nói: “Ngày mai nhờ ông..., chúng con sẽ quay ra chỗ đó nữa...”.

    Nội dung đoạn này khá dài. Cố TBT Hà Huy Tập căn dặn nhiều điều. Bác rất áy náy về bức thư đã viết gửi người em rể. Tôi, anh Sỹ và cả chị Hà luôn động viên bác, xin bác chỉ mộ để rước hài cốt về quê.

    Bác Tập: “Tất cả những gì ông đã họp, quan đã sang tai cho con cháu, cho bên Trung tâm biết rồi thì ta cứ tiến hành. Phải nhớ là về quê anh Bảy Gìa”

    Ông Lợi: “Con sẽ nhớ... lần này vô đây con đã nhờ anh Lam Hội trưởng Hội đồng hương Hà Tĩnh tại Sài Gòn để biết mộ cụ Võ Văn Tần, chứ con thật sự chưa biết mộ ông Bảy Gìa ở chỗ nào”.

    Chị Hà: “Con muốn nhờ ông chỉ mộ ông Bảy Gìa”

    Bác Tập: “Tự con phải lần. Cái gì cũng bày sẵn ra cho thì dễ rứa”

    Ông Lợi: “Vậy nhờ bác bày cho chúng con cụ thể thì tốt biết mấy”

    Bác Tập: “Ông không bày. Dễ quá, đường mà dễ đi không phải đường tu. Ông nói thêm một chi tiết này, ngày mà ông được kết nạp Đảng cộng sản Liên Xô là ngày 25-4-1931, số thẻ Đảng 10444”

  12. #12

    Mặc định

    Phần 2

    Khoảng 12 giờ đêm, khi tôi vừa chợp mắt, bỗng có chuông điện thoại. Chị Hà báo cho tôi biết là cậu bé họ Hà bảo trước khi trời sáng phải có mặt tại mộ ông Bảy Gìa trước 5 giờ sáng thì sẽ thấy rất nhiều điều về tâm linh. Thế là lúc 3 giờ 30 phút chúng tôi lục tục gọi nhau dậy và ra nghĩa trang thành phố. Hồi 5 giờ 45 phút chúng tôi có mặt tại ngôi mộ cụ Võ Văn Tần (tức ông Bảy Gìa). Ngay khi đến nghĩa trang, đoàn chúng tôi chia thành ba tốp. Một tốp anh Sỹ và tôi vào thắp hương ban thờ Bác Hồ. Tốp nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận vào thắp hương ở đài liệt sĩ chung, còn tốp nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh cùng Trung tâm và cháu Hà Huy Dương tự dưng đi rất nhanh tới mộ ông Bảy Gìa như có ai dẫn đường. Sau đó tất cả chúng tôi đặt lễ dâng hương trước mộ cụ Võ Văn Tần. Chắc hội nghị của các cụ dưới âm đang họp bàn. Nhà ngoại cảm Ánh nói: “Các cụ toàn giới thiệu tên bằng tiếng tây, vậy cho tôi mượn cái bút để tôi viết ra giấy mọi người xem rồi đọc, còn thanh đồng con thì chịu không đọc được, xin sám hối các cụ”.

    Chị Hà đưa cho nhà ngoại cảm Ánh một mảnh giấy, ghi vào đó rồi đưa mảnh giấy cho mọi người xem và nói: “Tức là thành lập Đảng cộng sản ấy. Trong ba người này là đi với nhau. Cụ nói, như mình nay gọi là TBT, Phó TBT gì gì đó. Tức là ba người này: 1. Lit Vi Nop - 2. Svan - 3. Xinhitrơkin.

    Và sau đó cùng tháng nhưng mà khác..., ngày 29, 30 tức là cuối tháng thì cụ có tên tiếng tây ở cuối cùng là cụ chủ trì cuộc họp. Lại có cả cụ Hoàng Quốc Việt, lại có cụ tên rất khó đọc.

    Có lẽ do thấy nhà ngoại cảm Ánh lúng túng khi diễn giải, Đức Hoàng nhập về. Hoàng nói: “Ngày 1-9-1937 và ngày 29-30 tháng 3-1938 tại Bà Điểm, Hóc Môn, Hà Huy Tập chủ trì hội nghị Ban chấp hành Trung Ương (BCHTW) gồm có: Xinhitrơkin tức Hà Huy Tập, Litvinốp tức Lê Hồng Phong. Nguyễn Chí Diểu tức Nguyễn Văn Trọng. Hạ Bá Cang tức Hoàng Quốc Việt. Bảy Già tức Võ Văn Tần. Siêng tức Ngô Văn Tâm và Nguyễn Văn Cừ.

    Nhưng ngày hôm nay, tại đây thì ông Bảy Già chủ trì cuộc họp. Ngày xưa ông ấy là Uỷ viên BCH TW, Bí thư Xứ uỷ Nam Kì. Phía gia tiên họ Hà có cụ Trình, cụ Phẩm, cụ Trực, cụ Nhiếp, bà Tổ Hà Thị Thanh Vân và cậu bé. Bây giờ Hoàng sẽ đi để ghế Hoàng sang tai cho các gia chủ”.

    Nhà ngoại cảm Ánh: “Bây giờ như thế này nhé, tôi sẽ nghe tiếng nói của người âm, nghe được cái gì của người âm tôi sẽ nói nguyên văn. Đấy, lẽ ra mình đến được sớm thì dự được đầy đủ cuộc họp của các cụ. Bây giờ là cuối cuộc họp đã đi đến biểu quyết rồi. Đợi một chút nữa sẽ làm việc với các vong nhà mình tại đây. Cậu bé nói là phải đợi một chút nữa.

    Ông Thánh nói thế này. Trong cuộc tìm mộ cụ họ Hà thì ông Hà Huy Tập đã nhất trí, nhưng có một điều kiện, đó là hiện bây giờ ông muốn đưa một nữ đồng chí về cùng, trong đó người nữ đồng chí này có mối quan hệ dương trần. Mình tạm hiểu ông ấy dịch ra là mối quan hệ với một vị Đại tướng. Dạ, lạy quan sao lại gọi là vị Đại tướng ạ? Đức Hoàng cho biết người này mất nhưng có người em gái kết hôn với vị Đại tướng. Nhà ngoai cảm Ánh: Lạy quan chúng con chưa hiểu lắm... ông Mười nói là thiên cơ bất khả lộ. Tức là vị Đại tướng tạm thời ta gác lại.

    Nhưng ta biết người em của nữ đồng chí đó là vợ của vị Đại tướng ấy. Liệu Trung tâm có đồng ý làm tư tưởng với người của dòng họ đấy và chuyển người đó về được hay không? Nếu làm được theo yêu cầu như thế thì khấn nguyện với bác Hà Huy Tập”.

    Lợi: “Chị Oanh có lời đi ạ”

    Chị Oanh khấn lầm rầm điều gì đó, không ghi được giọng nói.

    Nhà ngoại cảm Ánh: "Bác bảo là hứa rồi thì phải làm. Đấy là bác nói thế, làm sao để đưa được đồng chí ấy về. Bác Tập hướng dẫn đoàn xe đi từ Bến Tắm Ngựa về dừng lại ngã tư Giếng Nước. Từ ngã tư Giếng Nước đi ngược về phía tây nam khoảng 100m thì dừng lại nhìn phía tay phải sẽ thấy một cái gì đó gợi về tổ quốc, nhưng chưa phải thời điểm là lúc này. Đấy là bác dặn như thế. Bác gọi tạm thời như ngày hôm nay cứ đến và coi như đi vãn cảnh, nhưng không phải đi vãn cảnh đâu, cứ đến đó rồi sẽ biết. Bây giờ mọi người có nhất trí như ý nguyện của bác không, bác nói nếu nhất trí thì đi đến quyết định”.

    Ông Sỹ: Thay mặt Ban liên lạc họ Hà chúng con xin thực hiên lời ông dặn, trong đó việc mời được ông về quê hương bản quán.

    Ông Lợi: “Đứng về phía gia đình, dòng họ chúng con hoàn toàn nhất trí. Đề nghị với trung tâm đồng thời cùng giải quyết việc này”.

    Chị Oanh: “Trung tâm xin hứa sẽ cùng với dòng họ Hà tìm được hài cốt cố TBT Hà Huy Tập và...”.

    Nhà ngoại cảm Ánh: “Đó là ông Hoàng và các bác xứ uỷ Nam kì dặn Trung tâm và gia chủ họ Hà. Tôi chỉ biết nói lại như thế. Sau đây đi lên Bến Tắm Ngựa nhớ phải qua trường bắn thắp hương trước.

    Tại hiện trường bến tắm ngựa, khi đang khấn nhà ngoại cảm Ánh bỗng nói: “Tôi nhìn thấy một cậu bé rất xinh xắn cầm cái áo tù, giống như người cầm mảnh vải dử con bò tót ấy, cứ lượn đi lượn lại chỗ cây bàng. Chiếc áo tù mang số 7722. Cậu bé này bảo đấy là áo của ông Tập và thẻ Đảng số 10444. Cậu còn bảo đứng đây mọi người chỉ nhìn thấy cây bàng và đống lốp ô-tô, nhưng không ai thấy trong những đống lốp ô-tô có một cái cây con, cao khoảng 20 phân. Chính chỗ ấy mới là mộ.

    Bấy giờ có 3 người là Nguyễn Xuân Lam, Hà Huy Dương và người lái xe của Dương chạy lại xem, mọi người đều thốt lên: đúng là có cái cây con nằm bên trong lốp thật!

    Nhà ngoại cảm Ánh nói tiếp: “Từ đất nguyên thổ xuống khoảng từ 80 phân đến 1m tôi nhìn thấy có một vật gì giống như sắt mà không phải là sắt nằm ở cổ nối với thân. Còn cái răng hàm và một chút xương ống, một chút xương sườn và mấy mảnh sọ nhỏ. Tôi khẳng định đó là phần hài cốt mà chúng ta đang tìm”.

    Anh Sỹ hỏi: “Cạnh đây có nhiều hài cốt không?”

    Nhà ngoại cảm Ánh nhìn quanh rồi bảo: “Có thì vẫn có vài người đấy. Nhưng người âm bảo đây là mình đi tìm mộ ông Tập nhà mình chứ không phải đi tìm mộ tập thể.”

    Như vậy, chỗ nhà ngoại cảm Ánh khẳng định có hài cốt ông Tập cách chỗ nhà ngoại cảm Thuận chỉ mộ khoảng 3m.

    Làm việc ở bến tắm ngựa 12 giờ mới xong. Đoàn chúng tôi trên đường trở về thành phố, đoàn xe chạy qua ngả ba Giếng Nước mà quên dừng xe như lời dặn của ông Tập. Vậy là cả đoàn quay xe đến ngả ba Giếng Nước dừng lại đi bộ khoảng 100m chếch theo hướng tây nam thì nhìn về bên tay phải cách khoảng 57-70m có một lá cờ đỏ nhỏ cắm trên một ngọn tre giữa ao... Cả đoàn đều khẳng định lời dặn của ông Tập hoàn toàn chính xác.

    14h30’ ngày 22-12-2008 anh Sỹ, chị Oanh đón nhà ngoai cảm Phan Thị Bích Hằng ở sân bay Tân Sơn Nhất. 15h30 nhà ngoại cảm Hằng đến trường bắn Ngã Ba Giòng thắp hương.

    Tại trường bắn nhà ngoại cảm Hằng chỉ chúng tôi theo đường lộ đi về hướng Long An. Xe đi qua khu vực đó, cứ mỗi chỗ nhà ngoại cảm Hằng dừng lại thắp hương là chúng tôi thắp hương theo sự chỉ dẫn của nhà ngoại cảm. 17h nhà ngoại Hằng quay lại gần khu vực bến tắm ngựa ở vị trí bên phải đường (theo hướng Long An về trường bắn). Nhà ngoại cảm Hằng bảo chúng tôi phát cây cỏ để thắp hương. Trước mâm lễ, chúng tôi đặt ảnh của các bác Hà Huy Tập, Võ Văn Tần, Phan Đăng Lưu, Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Thị Minh Khai. Nhà ngoại cảm Hằng khấn nguyện rồi nói:” Đây là mộ bác Tập” (chỗ đặt mâm lễ). Nhà ngoại cảm chỉ vị trí mộ cách mép đường khoảng 10m, cách một cây to bị chặt chỉ còn ba chạc khoảng 30m. Đứng quay mặt về phiá trường bắn là mộ bác Nguyễn Văn Cừ, cách mộ bác Tập khoảng 10m. Cách về phiá bên trái chếch theo hướng trường bắn 10m là mộ bác Minh Khai. Khi chôn cất bác Tập có ván như kiểu hòm gỗ, nhưng ván đã mục. Khi đó chúng tôi rất phân vân vì nơi nhà ngoại Hằng chỉ mộ ông Tập cách xa nơi nhà ngoại cảm Ánh và nhà ngoại cảm Thuận chỉ tới 80m. Không rõ là thế nào.

    Đến ngày 30-12-2008 con cháu họ Hà chúng tôi lại có buổi làm việc lại Trung tâm. Hôm đó nhà ngoại cảm Ánh vẫn ngồi nhập vong như mọi khi. Tôi tâu với Đức Hoàng Mười: “Thưa ngài, vừa rồi chúng con đi vào thực địa tại thành phố Hồ Chí Minh. Chúng con muốn biết trong quá trình làm có gì sai đúng xin Hoàng chỉ vẽ cho?”.

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ gia chủ và bên trung tâm hiểu ra. Về nhận định công việc như thế nào thì Hoàng không nói. Nhưng nay gia chủ đã có lời thì để Hoàng kêu vị lãnh tụ cho gia chủ. Thế còn việc đúng hay sai, việc tổng kết, đó là phần việc của các ghế một nam, một nữ đã cắm cái điểm chốt ấy rồi. Tiến tới gia chủ và bên Trung tâm sẽ khai quật những hài cốt này như thế nào? Hoàng nói thế này: Trước tiên phải chuẩn bị các thủ tục về pháp luật, nhưng vị lãnh tụ không muốn làm linh đình. Như vậy dòng họ định trong năm nay hay là năm tới mới đi đến việc khai quật?

    Lợi: “Dạ, con nghĩ trong năm nay chỉ còn một tháng, phần thủ tục pháp lí thì chưa đảm bảo. Con nghĩ như hôm qua họp bàn thì có lẽ phải sang năm sau.”

    Đức Hoàng Mười: “Năm sau thì đầu xuân không thể làm được, có làm thì sau tết thanh minh, trước thanh minh thì dòng họ cứ chuẩn bị công việc. Có một điều Hoàng tiên đoán trước là nội bộ trong dòng họ phải họp bàn, nếu không thống nhất được thì việc làm mồ mả sẽ rất khó. Vì vị lãnh tụ có nói là hướng tìm mồ mả thì 70% nhất trí và đi đến thống nhất, nhưng trong đó vẫn còn uẩn khúc về tài chính liên quan đến sau này chứ không phải cái tài chính kinh tế đã bỏ ra”.

    Lợi nói...

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ ghế có tâm nguyện đi tìm lãnh tụ và lãnh tụ nói: cái tâm của gia chủ là tốt rồi, rất là sáng rồi, nhưng đến khi thấy được mộ tự dưng bản thân gia chủ sẽ bị tổn thương cái gì đó. Hoàng nói trước cho gia chủ chuẩn bị tinh thần”

    Lợi: “Nhờ ngài nói rõ cho là việc chuẩn bị tinh thần đó là khoản chi ạ, bằng vật chất hay tổn thương về tinh thần?

    Đoạn này Hoàng nói trước cho tôi biết những gì sẽ xảy ra sau khi tìm thấy mộ bác Tập, nhưng đó là chuyện nội bộ trong họ, trong gia đình. Tôi hỏi tiếp: “Con muốn hỏi luôn một ý là bác Tập có dặn thêm và dòng họ phải hứa kết hợp với họ Lê và họ Nguyễn để tìm một nữ chiến sĩ, cái đó thì bước tiếp theo chúng con phải làm thế nào, vì đó là lời hứa với vị lãnh tụ trước khi đến bến Tắm Ngựa”

    Đức Hoàng Mười: “Cái đó bên Trung tâm và dòng họ có hứa trước mộ lãnh tụ chứ không phải trước một vị lãnh tụ. Vị lãnh tụ trẻ nhất ở trong đó chỉ còn hàng cháu đứng ra thôi. Nhưng mà nữ đồng chí này còn có máu mủ của mình. Việc can thiệp hoặc nói gì liên quan đến thì gia chủ phải tự đến, bên Trung tâm tự mình đứng ra thì rất khó”.

    Lợi: “Ngài có thể nói rõ hơn về cái hướng...”

    Chị Oanh: “Có phải làm việc với con chị Minh Khai không ạ?”

    Tiếp theo chúng tôi hỏi Đức Hoàng Mười nhiều vấn đề xung quanh việc tìm mộ và sự kiện có thể xảy ra. Đức Hoàng Mười đã giải thích, chỉ dẫn rất nhiều. Tôi hỏi tiếp: “Con muốn hỏi như vừa rồi có ba nhà ngoại cảm cùng đi, có hai kết quả gần như giống nhau, một kết quả xa hơn khoảng 80m. Vậy con xin hỏi cái hướng làm cả hay chỉ làm một khu vực?

    Đức Hoàng Mười: “Hoàng nói này, ba nhà ngoại cảm nếu nói chỉ đích danh một chỗ thì đều là ba địa điểm khác nhau. Nhưng nếu hai ghế ở trên để cho Hoàng chỉ đạo thì đều khoanh lại một khu vực phải khai quật. Không phải chỉ đây một cái là cho ghế thấy đây một cái đâu. Lãnh tụ còn tiên đoán là sau này xảy ra cái gì đó liên quan đến...

    Trong dòng họ có một người được mời từ khi bắt đầu công việc tìm kiếm lãnh tụ thì hôm nay người đó cũng về đây để xem có theo được ý nguyện của người âm hay không. Cậu bé này tiên phong trong việc đi tìm lãnh tụ từ đầu. Bắt đầu từ việc gia chủ đến Trung tâm và đến khi đi thực địa ở khu Bến Ngựa. Cậu này lúc thác còn nhỏ. Bây giờ Hoàng sẽ cho về.

    Cậu bé: “Cháu chào các cô, các chú nhá. Con chào cha, chào bác. Có thuốc lá à, cháu không hút đâu nhưng “sếp” hút cũng được. Sao mà bác đến muộn thế (chỉ vào anh Sỹ) đã bảo thế rồi mà cứ việc nọ đẻ việc kia. Việc này không quan trọng à”. Anh Sỹ đáp: “Việc này quan trọng chứ”. Cậu bé hỏi: “Vậy sao bác đến muộn thế? Bây giờ trong họ nhà mình tướng Thạch bảo làm sao?”

    Anh Sỹ: “Chú Thạch đi Lào vừa mới về”

    Cậu bé: “Thế bây giờ tướng Thạch có đòi bốc hay tướng Thạch để sang năm hay 3 năm nữa”.

    Anh Sỹ: “Trước tết thì không kịp vì còn phải xin ý kiến của lãnh đạo cấp trên”

    Cậu bé: “Bây giờ thế này nhé, nói đến ông Phẩm thì bác biết chứ? Ông Phẩm bảo nếu đợi xin từ Trung ương xin xuống thì chưa được đâu. Ngày xưa giống các vị lãnh tụ trước có được đâu mà. Phải đến khi có cái gì đó thì mới công nhận”

    Anh Sỹ: “Bác Tập của ta trong vụ ấy liên quan đến nhiều người hy sinh, trong đó có bác Cừ, bác Khai”.

    Cậu bé: “Nhiều, cả Phan Đăng Lưu nữa. Hôm nọ bảo rồi. Ý của ông Phẩm với ông Tường bảo là “sếp” ở Trung tâm nối dòng họ nhà mình với khu Tắm Mã ấy, cháu cứ gọi là Tắm Mã cho dễ làm việc với nhau, nhưng tất nhiên phải có giấy tờ, chưa cần phải Trung Ương, đó là cụ Phẩm, là ông nội của lãnh tụ bảo thế. Nhưng mà bọn thằng Dương, thằng Dũng thế nào?”

    Anh Sỹ: “Quân nó phải nghe chứ. Ý của bác thì trước hết phải làm theo kế hoạch của Trung tâm. Thứ hai phải đảm bảo sự chắc chắn làm đến đâu tốt đến đó”.

    Cậu bé: “Tất nhiên cái gì cũng phải thống nhất hai ba bên, nhưng không phải cái gì cũng phải tuân thủ Trung tâm”.

    Anh Sỹ: “Ý của bác thế này, làm thế nào để giữa dòng họ và Trung tâm, như cháu nói đấy, tạo ra một sự nhất quán đảm bảo tinh thần làm đâu chắc đó, làm từng bước một”

    Cậu Bé: “Ông bảo mình không nên phô trương và lãnh tụ cũng bảo thế. Riêng cháu bảo 100% là đúng mộ lãnh tụ. Đúng rồi, nhưng bác đến với Đảng, Nhà nước bảo đó là lãnh tụ sao người ta nghe. Không được. Nếu như khi bác đã có bằng chứng rồi thì chẳng cần gì phải lo nữa, muốn thế nào cũng được”.

    Anh Sỹ: “Làm thế nào đó là cái bước của ta phải giám định được”

    Cậu bé: “Bây giờ đầy nơi người ta giám định. Người nọ người kia con hoang người ta còn giám định đầy ra kia kìa. Cái đấy mà bác không biết thì thôi. Ví dụ cô này có con với bác, đến Trung tâm người ta giám định bảo phải là phải, bảo không phải là không phải, bác phải nghe”

    Lợi: “Vấn đề mình làm trước...”

    Cậu bé: “Tướng, Hiệu, Diệu, Binh (chỉ vào anh Đào Vọng Đức) đây là tướng rồi. Tướng thì phải có quân hiệu. Ví dụ tướng đây mà không có dấu thì làm sao làm được sếp”

    Lợi: “Cơ sở thế này thì chỉ dòng họ và Trung tâm thôi...”

    Cậu bé: “Còn bây giờ nhá, tướng Thạch bảo kí có mà....”

    Chị Oanh: “Về cái này phải có ý kiến của Ban lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh, Trung tâm cùng phối hợp với họ Hà để làm việc đó phải không ạ? Còn khi ta khai quật lên, về mặt pháp lí phải có mặt ban lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh”

    Cậu bé: “Thế từ trước đến giờ Trung tâm đi đào người khác có cần ra quyết định hay không?’

    Chị Oanh: “cháu ạ! phải có địa phương quyết định, như ông Nguyễn Đức Cảnh là địa phương quyết định lúc khai quật lên thử thì mới có giá trị. Còn Trung tâm về mặt pháp lí không có quyền gửi cái đó để...”

    Lợi: “Có lẽ như thế này, tỉnh sẽ viết giấy gửi vào địa phương cho đi tìm mộ liệt sĩ, không chỉ đích danh”

    Cậu bé: “Đi tìm liệt sĩ ở đây thiếu gì liệt sĩ tỉnh Hà Tĩnh mình. Đã ghi thì sao không ghi rõ họ tên. Hà Văn Thạch có dám kí không? Trần Văn Thạch còn cãi với lãnh tụ được thì sao Hà Văn Thạch không dám kí. Trần Văn Thạch ngày xưa viết báo cãi nhau với lãnh tụ. Đó là Thạch ngày xưa, là phá ngang. Còn Thạch này thì ủng hộ, vì trước ông làm TBT, con cháu bây giờ có đứa nào làm to bằng ông đâu”

    Chị Oanh: “Cháu đã nói thế thì Trung tâm nghe”

    Cậu bé: “Bây giờ mà yêu cầu Trung ương tổ chức linh đình à, còn lâu. Muốn tổ chức luôn thì Trung ương không quyết định đâu”

    Anh Sỹ: “Bác hỏi cháu này, vừa rồi ban lãnh đạo Trung tâm, các nhà ngoại cảm cùng ban liên lạc họ Hà đề nghị với địa phương cho tiến hành khai quật theo hướng dẫn của người âm. Đó là nói như vậy, nhưng giấy gửi vào thì phải như thế nào?”

    Cậu bé: “Khai quật liệt sĩ Cách mạng nói chung, vậy thôi. Nhưng mà khai quật lên được thì phải có địa phương chỗ có mộ người ta công nhận thì mới được”

    Anh Sỹ: “Vừa rồi bác làm thế này, có đơn của ban liên lạc họ Hà, của Trung tâm gửi cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh rồi”.

    Cậu bé: “Thế thì không qua huyện à, nhảy cóc luôn? Sỹ diện có người nhà mình ở trên chứ gì?”.

    Anh Sỹ: “Cái việc đó huyện cũng có nhu cầu. Thực ra tỉnh cũng có nhu cầu nhưng tỉnh không biết làm cách nào nên dựa vào họ Hà để làm.”

    Cậu bé: “Thế thì cháu nói thế này nhá. Tỉnh dựa vào Trung tâm, thế Trung tâm bảo như thế rồi thì tỉnh kí cho khai quật đi. Bây giờ phải xông pha lên”.

  13. #13

    Mặc định

    Phần 3

    Chừng hơn hai tháng sau con cháu họ Hà chúng tôi lại có buổi làm việc tại trung tâm. Hôm đó khá đông đúc. Nhà ngoại cảm Ánh vẫn thỉnh Đức Hoàng về như mọi khi. Đây là cuốn băng ghi âm ngày mùng 3-4-2009 tại Trung tâm Nghiên cứu Tiềm năng con người.

    Đức Hoàng Mười: “Nay mọi người muốn tìm lại phần mộ của cố TBT thì trong dòng họ phải nhất tâm, chứ không phải hôm nay Hoàng nói lần đầu. Chưa thấy thì chưa có gì, nhưng khi thấy rồi không cẩn thận trong dòng họ và Trung tâm sẽ xảy ra cái gì đấy như sự rạn nứt về tình cảm. Cái đó dòng họ phải chuẩn bị tư tưởng, người trong họ Hà phải uốn nắn. Còn hôm nay có cả ông Hà Nho, ông cụ nói là người về khai hoang lập nghiệp ở Tùng Lộc để sau này sinh đẻ ra con cháu trên trần như thế này. Vậy con cháu tự xem trong dòng họ mình có ông Hà Nho không? Ông là người họ Hà ở huyện Can Lộc, hiện ông nói vậy. Ngoài ra có ông Tam Đại của cố TBT, vong hồn bố TBT là ông Hà Huy Tường. Ông Hà Huy Phẩm và trên nữa có ông Hà Huy Đán và một cụ nữa là Hà Văn Minh. Có cụ Hà Huy Phi, Hà Huy Nhiếp. Có một bà cô là Hà Thị Huê. Có cụ Hà Văn Nho trùng tên với ông cụ tổ là Hà Nho. Dòng họ ta có ý kiến gì không. Đó là các vong hiện đã về. Trong số các vong về còn có hai cậu đỏ, một cậu tên là Hà Huy Nguyễn Hoàng và một cậu là Hà Huy Thắng.

    Việc nêu danh chính xác, công nhận hay không công nhận thì tự dòng họ Hà xác định với nhau. Người trong họ tấu sao thì Hoàng truyền đạt lại thế cho các bậc tiền nhân của dòng họ nghe”.

    Anh Sỹ nói: Tất cả những vị tổ họ Hà mà Đức Hoàng nhắc tên là hoàn toàn chính xác. Tiêp theo anh Sỹ nói mục đích, ý nguyện của dòng họ...

    Đức Hoàng Mười: “Hoàng sẽ mời cố TBT về cho dòng họ được gặp. Cố TBT mất khi đó mới 35 tuổi thôi. Người về nói với ta là nơi đây không được khang trang lắm. Lẽ ra hôm nay mà khang trang thì cố TBT sẽ mời thêm các đồng chí của mình cùng về. Lẽ ra hôm nay phải có cả anh Bẩy Già, anh Hạ Bá Cang nữa”.

    Anh Hà Vĩnh Tân giải thích và xin Đức Hoàng thông cảm vì điều kiện của Trung tâm hiện tại chỉ có vậy.

    Đức Hoàng Mười: “Do địa hình địa thế trước làm việc ở đâu nay cũng phải làm ở chỗ đó, nếu dời sang chỗ khác sẽ lệch đi thì sẽ không đạt được nguyện vọng dòng họ. Nên ở đây Hoàng chỉ nói lại lời của cố TBT như thế. Hiện bây giờ là cố TBT về nên tôi không chỉ vong mà dòng họ tự biết”.

    Bác Tập: “Ôi chà, chào các con cháu! (Chỉ vào Sửu, Tộc trưởng họ Hà Huy) ngồi xích lại đây, ông nói này, ông không đồng tình việc con làm đâu. Thôi việc dòng họ để ta bàn sau. Mải mê quá rồi mà quên cả ban lãnh đạo (bắt tay anh Đào Vọng Đức giam đốc và cán bộ Trung tâm). Quay lại nói với Sửu: Việc dòng họ về từ đường để ta bàn sau. Con hứa với ông đây là lần cuối hay chưa cuối?

    Sửu lắp bắp: “Dạ dạ...”

    Bác Tập: “Thế hôm nay con cháu đến đây để làm chi? Tất cả đã nhất tâm chưa? (chỉ tay vào Dũng) mi có sợ... ?”

    Dũng nói không và trình bày sự quyết tâm của dòng họ và con cháu

    Bác Tập: “Lẽ ra việc này 7-8 anh em phải xông pha đi trước, dòng họ ta phải bước theo sau. Nay con cháu về đây là ông vui vẻ rồi (chỉ vào Dũng và Thừa) các con nói xông lên thì dòng họ xông lên, các con nói lùi lại thì cả dòng họ lùi lại, không phải phụ thuộc chi mấy o ni cả. Còn lẽ ra việc này trong tháng 3, mùng 10 tiết thanh minh phải thăm mộ tảo mộ. Bây giờ cả dòng họ, cả con cháu tin ông thì cứ làm. Còn cái chi chi đó là điều sỉ nhục đối với ông. Ông chỉ nói thế thôi”.

    Dũng nói lên các nguyện vọng của con cháu là tìm bằng được mộ ông và đưa ông về quê hương.

    Bác Tập: “Ông phải về, nhưng ông không cần phải qua thử nghiệm, không cần phải qua chi cả. Nay ông về chỉ nói nguyện vọng như thế với con cháu, còn ông ở đâu sẽ có người về nói sau, toàn thể các con cháu có nhất tâm không nào?”

    Mọi người đều đồng thanh hô nhất trí.

    Bác Tập bay bóng. Đức Hoàng Mười nhập về.

    Chị Hà: “Con lạy Hoàng, xin Hoàng dạy cho chúng con những công việc tiếp theo”.

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ tôi cho các con cháu gặp ông cụ thân sinh ra cố TBT. Trong dòng họ ta muốn gì thì hỏi”.

    Cụ Hà Huy Tường xuất hiện: “Ôi chà, răng bây lại chào cụ, răng bây lại chào cố, tao đẻ ra ông mi... có rượu không, đưa cho ông cái chén (cụ rót một chén rượu mời anh Đào Vọng Đức). Cụ về hôm nay trước tiên là cảm ơn Trung tâm, cảm ơn Đảng và Nhà nước để ông con ta mới có dịp gặp gỡ.

    Ông về hôm nay được cố Dư, mi biết không? (chỉ vào anh Sỹ). Trong từ đường dòng họ là mi rõ nhất, rồi là cụ Nho, cụ Nhiếp, cụ Phi, cụ Ảnh, rồi cả trên nữa có cụ Minh, cụ Hà Tông Mục. Các cụ muốn con cháu như thế này, ngày xưa ông cha ta... (cụ chỉ vào Hà Huy Thừa) con này, bây giờ mi nghỉ công tác rồi à. Nghỉ rồi thì làm việc gì cũng phải xông pha lên. (Rồi cụ chỉ sang Dũng) Bây giờ nó đang sợ nhà trường phê bình, phê nọ phê kia đấy, nhưng chẳng làm chi sai mà sợ. Mồ mả ông cha ta thì ta nhận, mồ mả ông cha ta thì ta xây. Nhà nước không nhận thì ta nhận. (Cụ chỉ vào Dũng) Mi còn sợ mất chức, sợ phê bình kiểm điểm không?

    Dũng trình bày, giải thích,... cụ Tường bảo: “Thế sao người ta không sợ”

    Anh Tân: “Các Viện sĩ khoa học ở đây có ai sợ đâu (ý nói là để quan tâm, củng cố tư tưởng của Dũng)

    Cụ Tường chỉ vào Hà Huy Thừa: “Mi thì mi không sợ rồi. Mi nghỉ rồi mi chẳng sợ chi cả. Việc hương khói hương đăng ở nhà là do hắn đấy. Những gì sẽ xảy ra đối với thằng Tập thì chưa biết được. Thế thì các con phải quyết tâm, sau đó mình phải vững; không để một thế lực nào làm gì đó trái đối với lãnh tụ của mình, các con hiểu chưa. Theo ông hiểu, khi cố TBT Trần Phú mất thì cố TBT nhà mình còn viết bài ca ngợi. Bây giờ cố TBT nhà mình mất thì con cháu phải có chi đó để ca ngợi chứ? (Cụ quay sang hỏi Dũng) bây giờ con hiểu rồi thì con định đến khi mô mới đưa về?”

    Hà Huy Thừa nói lên tâm nguyện của con cháu và dòng họ.

    Cụ Tường: “Mi! dừ mi đang nhầm giữa ông nọ sang ông kia. Ông là người đẻ ra Tâm, Tập đó. Tâm mới đẻ ra Cầm, Kì, Thi, Di đó. Biết thế mà gọi cho đúng. Khi thì gọi bằng ông, khi thì gọi bằng cố chẳng hiểu ra làm sao cả. (Chỉ vào Dũng ông nói). Ngày xưa nói về chữ ông còn nhiều hơn mi, nhưng mà rồi ông không có ra làm quan. Cái chức đó chưa đáng để cho mi phải hy sinh. Bây giờ ở trên trần muốn làm chi thì làm, nhưng con cháu phải bảo nhau, chỉ thế thôi.”

    Anh Sỹ: “Cháu xin cụ hai việc ạ. Việc thứ nhất... “

    Cụ Tường: “Nói về tuổi tác thì hắn gọi cụ nhưng nói về vai vế thì hắn là bậc trên đó. Con ở chi trên, cụ ở chi dưới”

    Anh Sỹ: “Nhờ cụ cho biết chính xác mộ ông Tập để chúng con thắp hương vào dịp thanh minh này. Đó là việc thứ nhất. Việc thứ hai, xin phép các cụ cho các cháu phối hợp với Trung tâm vào dịp tháng 9, tháng 10 âm lịch năm kỷ sửu.”

    Cụ Tường: “Cụ về chỉ có ý kiến thế thôi. Trong dòng họ Hà ta thì nói đến cụ Hà Nho, không có tông, có huy gì cả đâu nhá. Cụ Hà Nho muốn dạy bảo con cháu trong từ đường dòng họ: Hôm xưa đón nhận bằng văn hoá danh nhân, nhưng chẳng có văn hoá chi cả. Hôm đón nhận bằng Danh nhân văn hoá Tiến sĩ ấy mà, có mấy đứa mặt cứ sưng cẩy lên... Có thằng cu nó về. Tôi chúc Trung tâm mạnh giỏi đạt được nhiều kết quả cho nhân dân. (Quay sang Dũng cụ nhắc lại) Con cháu trên trần phải bảo ban nhau chứ đừng có tranh chấp công lao người ta lại cười cho. Giờ cụ đi. Cha mi ở dưới đó khoẻ”.

    Cậu Đỏ Hà Huy Nguyễn Hoàng xuất hiện: “Cháu chào các bác, các cô. Cháu chào cả dòng họ nhà mình. Hôm nay có cả con nhà chú Phú là Hà Huy Thắng về đây. Trong họ ta có chú Phú còn sống ấy.

    Chị Hà hỏi cháu con ai ở đây? cháu không biết. Cháu chỉ biết cháu đi hầu ông Thánh. Chứ mà các bác, các chú đưa cố TBT về a. Từ trong nửa đất nước xa xôi, từ mãi Miền Nam, Hà Tĩnh, Nghệ An, Hà Nội này về đông hề. Đến bao giờ thì chuyển mộ?

    Anh Sỹ: “Vừa rồi bác có hỏi cụ cố”

    Cậu Đỏ: “Sắp hết tháng đến nơi thì còn làm sao được. Sao bảo có Phó Chủ tịch? Chưa xuất hiện à?”.

    Anh Sỹ: “Phó Chủ Tịch hôm nay phụ trách tổng điều tra dân số (ý nói anh Hà Văn Thạch).

    Cậu Đỏ: “Vâng, dân số to hơn công việc này à? Vậy trong họ Hà nhà mình có cụ cao cao, cao tổ Hà Nho. Nếu mà cao, cao, cao nữa thì có cụ Hà Dư. Hiện giờ cụ về rồi, cụ chỉ về dự một tý thôi. Và có cụ ba chữ cao nữa là cụ Đán với các cụ Hà Huy Phẩm, Hà Huy Trực, Hà Huy Nhiếp, Hà Huy Phi, Hà Thị Huê. Còn cụ bên trên nữa hôm nay không về được, cụ bảo là hỏi thăm con cháu, cụ chúc con cháu mạnh khoẻ bình an, học hành tử tế, là cụ Hà Công Trình. Cụ còn bảo phải học hành đỗ đạt, phải bằng xịn đấy không được mua đâu. Cụ bảo thế, à các cụ còn bảo trong dòng họ tự nghe cái gì sai thì bỏ luôn, cái gì đã theo thì cứ làm, không cần phải đi thử.... Còn một điều nữa không ai có thể biết được, sẽ nói sau. Thật mà.

    Ngày xưa, cụ bảo là năm 1941, ngày 28-8 đến pháp trường bị bắn một phát chết luôn, chôn ở trên ấy, ở gần bến Tắm Ngựa ấy. Thế họ mình đến hôm nào thì đi về đó thắp hương?”

    Lợi: “Xin chỉ cho vị trí chính xác để thắp hương”

    Cậu Đỏ: “Cứ thắp hương ở chỗ cây bàng ấy. Cây bàng chỗ cái lốp xe ấy. Còn đến lúc khai quật thì phải nhất tâm cơ. Bây giờ lãnh tụ bảo răng ngần này người đi mà cũng chưa nhất tâm đâu. Mai về đóng cửa bảo nhau. Cụ bảo thế nhá. Quan trọng vẫn là mấy người con nhà Cầm, Kì, Thi, Di ấy. Tất nhiên trong dòng họ phải ủng hộ. Nhưng mà mấy anh mấy chị con nhà Cầm, Kì, Thi, Di ấy nhất trí mà trong họ không nhất trí thì vẫn cứ được. Thế trong dòng họ mình hôm nào đi thắp hương?”

    Anh Sỹ: “Trước rằm tháng 3 có con nhà ông Di ở trong đó...”

    Cậu Đỏ: “Thế sao bảo dòng họ vào trong đấy thắp hương? Nguỵ biện thôi chứ gì?”

    Dũng: “Nếu công việc ở đây xong thì bác vào... đến vị trí hôm trước mùng 10-3”.

    Cậu Đỏ: “Mùng 10-3 là ngày thanh minh. Mua lễ mua quả, mua thuốc cho đồng đội của lãnh tụ. Bà Khai có ở đấy đâu mà. Ở đấy chỉ có ông Lưu, ông Cừ và ông Thái. Bác đến đó thắp hương cả hai cố TBT đấy. Còn những người ăn theo thì đầy. À cháu còn nghe các cụ nói chuyện về ông trẻ, năm 1928 là vui nhất, năm 1939 là đau khổ nhất trong đời. Thế thì cái này các bác tự nghĩ xem có đúng không?”

    Chị Hà: “Cháu có dặn khi đi có cần gì nữa không?

    Cậu Đỏ: “Không có tiền còn lâu mới đi được máy bay. Một điều chắc chắn là không có tiền không bao giờ họ cho đi máy bay và cho đi tàu”.

    Lợi hỏi: “Khi đi thắp hương cần những ai?”

    Cậu Đỏ: “Lúc nào ông chả bảo Tướng, Hiệu, Diệu, Binh. Còn nếu trong họ ai mà không đi được thì ông xá cho. Ai gần thì cứ đến nhà Cầm mà thắp hương...”

    Nhà nghiên cứu Nguyễn Phúc Giác Hải hỏi: “Tình hình đất nước như thế nào?”...

    Cậu Đỏ:... Thôi đó là chuyện chính trị làm sao mà biết được. Lẽ ra hôm nay có lãnh tụ mình, có bác Lê Hồng Phong, có bác Hạ Bá Cang, có cả bác Bảy Già nữa,... nhưng tại nơi này sơ sài quá,...”

    Dũng: “Xin hỏi mộ chí đằng cụ Cống có tốt không?”

    Cậu Đỏ: “Cháu chỉ về làm việc cho lãnh tụ thôi. Nói như chú thì chả là cháu về xem bói cho dòng họ nhà mình à? Họ nhà mình nhiều chi lắm, xem được chi nọ mất chi kia, được lòng cô cả mất lòng cô hai (cậu cười híhí)”

    Cô Mỹ: “Cháu nói để cứu người chứ..”

    Cậu Đỏ: “Ừ! Cô Mỹ, lãnh tụ đang phê bình cô đấy. Bây giờ cháu đi đây. (Chỉ vào anh Đào Vọng Đức) “sếp” lần này phải đi. Lãnh tụ về gặp dòng họ, vui quá, suýt nữa quên cả bác... Sao “sếp” chẳng thấy nói gì cả, nhưng mà phải tìm bà Minh Khai nữa nhá. Bà còn có người con gái trong Sài Gòn. Ngày xưa Đảng và Nhà nước đã đưa cô ấy ra ngoài này để học. Cái đấy thì chắc các bác biết hơn cháu. Xong cậu nói nhỏ vơí Viện sĩ Đào Vọng Đức: Bây giờ cháu muốn nói với một người trong trung tâm và hai người trong họ Hà (cậu chỉ vào anh Sỹ, anh Tân, anh Đức) với điều kiện tắt hết máy quay...

    Lát sau chúng tôi quay trở lại. Đức Hoàng nhập về.

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ Hoàng nói thế này, việc của dòng họ có nhất tâm ra đây thì Hoàng chứng nhận. Hiện bây giờ các cụ trong dòng họ Hà về đây nói là nay ta tổ chức đi tìm mộ nhưng chưa đến được cái đích đã có nhiều ý kiến sai lệch nhau của người trần. Vậy những ai đứng đầu trong dòng họ thì phải quán triệt cái đó. Mọi công việc có thế thôi. Khi nào trong dòng họ cần đến Hoàng, ghế Hoàng thì Hoàng sẽ giúp. Dù sao thì Hoàng cũng là người trấn thủ đất Nghệ An, có đền nằm bên Hà Tĩnh cạnh bờ sông Lam. Nói vui là dân ta phải giúp ta. Hoàng sẽ giúp khi nào trong dòng họ và Trung tâm thật sự cần thiết và nhất tâm. Chỉ có thế thôi.”

    Sau ngày đó tình hình trên trần xảy ra nhiều biến động phức tạp (chúng tôi xin không nhắc chuyện này). Cho đến tận 16-9-2009, PGS-TS Hà Vĩnh Tân mới chính thức nhận quyết định làm chủ nhiệm đề tài thay TS Bùi Hoàng Oanh. Tôi tạm khép lại giai đoạn đầu, và mở ra giai đoạn hai quyết liệt hơn từ khi Hà Vĩnh Tân làm chủ nhiệm đề tài.

    Ngày 19-9-2009, tại điện ở nhà ngoại cảm Ánh chúng tôi được Đức Hoàng Mười cho biết: “Việc tìm mộ lãnh tụ không khó đâu. Cái khó nhất là quan hệ dương trần phức tạp nên dòng họ, con cháu phải vững tâm. Thời gian này cần có sự quyết đoán”. Nói rồi Đức Hoàng Mười cho chúng tôi biết có một cụ là thuỷ tổ dòng họ Hà muốn gặp con cháu và cụ nói là cụ sẽ chỉ đạo giai đoạn này. Vậy con cháu có đồng ý không?”. Mọi người đồng thanh: “Xin Hoàng cho chúng con gặp ạ!” Hoàng gật đầu. Tự dưng chúng tôi nhìn thấy gương mặt nhà ngoại cảm Ánh cau lại, trông già đi rất nhiều. Nhà ngoại cảm nhìn khắp lượt chúng tôi rồi nói: “Chúng bay đi tìm mộ mấy năm nay rồi mà chả ăn thua. Nay Đức Hoàng cho biết rồi mà sao còn như gà vướng tóc? Thế lúc nào chúng bay cũng đợi Nhà nước à? Bây giờ Nhà nước còn trăm công ngàn việc. Bọn bay là con cháu mà còn chưa hết tâm đâu”.

    Chú Hà Vĩnh Tân vội tâu: “Chúng con chào ông ạ! Nay chúng con muốn gặp gia tiên để...” Chú Tân chưa nói hết câu thì cụ chỉ tay vào mặt bảo: “Mày có phải là Tiến sĩ Hà Vĩnh Tân không? Mày con thằng Hà Xuân Trường phải không?”.

    Chú Tân: “Dạ, lạy cụ. Đúng rồi ạ. Thế cụ cũng biết con ạ!”.

    Cụ nói tiếp: “Mẹ cha chúng mày. Tao là Hà Mại, tự Tông Hiểu, sinh năm 1334, chết năm 1410. Tao là Phụ quốc Thượng tướng quân, Thượng Vị hầu, Bắc sứ trấn thủ Nghệ An. Tao còn đẻ ra các tổ chúng bay. Chi nhà mày ở Nam Kim, Nam Đàn, tổ là Hà Quang Huy, thứ là Hà Quang Tốt, tao còn lạ gì”.

    Nói xong cụ nhìn mọi người và hỏi: “Thế thằng Sỹ đâu mà không đến?”. Tôi vội thưa: “Dạ, xin cụ, anh Sỹ bận không đến được ạ. Có gì cụ cứ dạy, chúng con sẽ nói lại cho anh Sỹ”. Cụ quát: “Hôm nào bảo thằng Sỹ đến gặp cụ. Chỉ có nó mới biết về lịch sử dòng họ, còn bọn bay chẳng biết gì đâu”.

    Nói rồi cụ chỉ vào Hà Huy Dương: “Anh mày đâu? Mà mày ra bao giờ?”. Cháu Dương vội đáp: “Dạ, con ra đêm hôm qua, còn anh con thì đang bận không về được ạ”.

    Cụ lại nói: “Nó dạy học cử nhân hả? Họ nhà mình trước là danh giá lắm đấy. Tao đẻ ra Hà Dư, tự Tông Chính, làm Đại tướng Hoàng bảng đấy. Còn chắt của tao là Hà Công Trình, Tiến sĩ Thượng thư Bộ binh, Bộ hình, Tế tửu Quốc Tử Giám, Nhập thị kinh diên. Nó là con Hà Nho, định cư ở Tùng Lộc, Can Lộc. Mà thôi, có nói chúng bay cũng không hiểu đâu. Phải thằng Sỹ nó mới biết”

    Tôi hỏi: “Dạ, thưa cụ, xin cụ chỉ cho chúng con để tìm được hài cốt bác Hà Huy Tập”. Cụ bảo: “Được rồi, tao về hôm nay cũng chính là việc đó. Bây giờ tao hỏi bọn bay, thế đưa hài cốt về thì để vào đâu? Mà bây giờ ở nơi thằng Tập nằm nó lại đang làm cái nhà lên đấy”.

    Chú Tân nói: “Thưa cụ, chúng con cũng nghe nói vậy ạ”. Cụ quát: “Nói gì nữa. Nó làm thật rồi còn nói gì nữa”. Một thoáng đăm chiêu cụ bảo: “Tao là tướng của triều Trần. Mà đã là tướng thì phải biết dùng binh, phải biết cách tổ chức... Mà thôi, lần sau đi nhớ mang cho cụ cái điếu bát. Hồi còn sống cụ vẫn hút điếu bát đấy. Nay cụ đi đây, bọn bay về, lần sau cụ sẽ nói cho biết tiếp.”

    Chuyện này chúng tôi có nói lại với anh Sỹ. Anh Sỹ giật mình: “Chết thật! Cụ là thuỷ tổ họ nhà mình đấy, cách đây hơn 600 năm rồi. Cụ là một danh tướng dưới triều Trần. Tiếc thật! Sao hôm đó tôi lại không đến được nhỉ?.”

    Ngày 25-8 Kỉ Sửu, đoàn chúng tôi gồm GS - VS Đào Vọng Đức, tôi, anh Sỹ, chú Tân, chị Hà và nhà ngoại cảm Ánh vào thành phố Hồ Chí Minh. Chuyến đi này cũng gặt hái được rất nhiều. Nhà ngoại cảm Ánh (nói đúng hơn là Đức Hoàng Mười) vẫn khẳng định hài cốt bác Hà Huy Tập nằm cạnh cây bàng.

    Buổi chiều, cháu Hà Huy Dương đón chúng tôi về nhà riêng để nhờ nhà ngoại cảm Ánh xem gia sự cho nhà Dương. Tại đây cụ Hà Mại cũng nhập về. Có lẽ cụ thèm thuốc mà không có điếu. Cụ nắm tay trái lại làm điếu, viên ít sợi thuốc lá cho vào chỗ cuộn ngón tay út rồi châm lửa hút. Mọi người tròn mắt, chỉ sợ nhà ngoại cảm Ánh bị bỏng tay, ngọn lửa ga rất mạnh mà tay nhà ngoại cảm Ánh lại không việc gì, thế mới lạ chứ. Sau đó cháu Dương phải lấy chiếc vỏ lọ trà xanh không độ, khoét một lỗ như chiếc điếu cày cho cụ hút. Riêng tôi, không đến mức phải quá lạ lùng, vì tôi đã từng xem Bà Chúa nhập vào nhà ngoại cảm Ánh sao lá thuốc. Bó hương cháy đùng đùng dưới tờ báo làm chảo mà tờ báo không cháy trong khi những lá cây làm thuốc phía trên mặt báo thì bị khô quắt, khô queo.

    Ngày 29-10-2009 (tức là 12-9 âm lịch) tôi đến điện thờ ở nhà ngoại cảm Ánh xin Đức Hoàng Mười cho gặp cụ cố Hà Mại để hỏi một số công việc riêng của con trai tôi là Hà Huy Tâm ở Sài Gòn. Hôm đó Đức Hoàng cũng nói sẽ điều chỉnh ghế nam (tức là nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận) và cụ cố cho tôi những lời dự báo về công việc sắp tới sẽ diễn ra như thế nào. Sau đây tôi xin ghi lại cuốn băng ghi âm cuộc nói chuyện đó:

    Lợi: “Hôm nay ngày 12-9 kỷ sửu, con là Hà Huy Lợi nhờ cụ chỉ và giúp bốc bát hương cho nhà con trai con là Hà Huy Tâm ở Sài Gòn”

    Cụ Mại: “Ừ, nó làm cái nhà to nhỉ. Con định bốc bát hương vào ngày 16 thì chẳng làm được đâu. Phải đến 20 thôi. Nhưng mà mày cũng bảo các nhà ngoại cảm người ta đi luôn để xin xem cái việc tìm mộ thằng Tập như thế nào nhá. Cô đồng thì 19 đi, rồi 20 làm. Để tao xin với ông Thánh xem có kết hợp việc đi Sài Gòn này để làm cái việc thằng Tập cho dứt điểm đi. Ngày xưa định tháng 3 làm rồi cũng chẳng làm được. Mà đợt này làm sẽ có nhiều cái diễn biến lắm, nhưng mà thiên cơ bất khả lộ. Tao nói đây là mày không được nói lại, cứ để bao giờ mà cái chuyện làm xong thành công thì hãy nói, chứ bây giờ cho quân lính biết thì tinh thần nó nao núng, rồi nó hoang mang. Kể cả cái thằng cu con nhà mày ấy cũng không được biết đâu, cái thằng người sống ấy, cái thằng gì đấy”.

    Lợi: “Thằng cháu Thanh”

    Cụ Mại: “Thằng ấy cũng không được biết. Bây giờ tao xin cho ngày tới đây vào Sài Gòn làm cái việc liên quan đến mộ thằng Tập. Hôm ấy đi phải kết hợp cả hai người đấy. Có khi phải 2, 3 người ngoại cảm vào đấy. Vào nhưng mà rồi về, con này, mày thì mai đi rồi, nhưng thu xếp 19 cho cô đồng đi, 20 làm việc thì 19 tao đi rồi tao xin ông Thánh làm việc vào ngày 20 hay 21 gì đó. Thế cho xong xuôi đi. Về tầm độ khoảng 25-26 quyết định luôn việc bốc.

    Mày cứ ngẫm cái lời tao nói. Đi đợt này phải nghe ngóng cho đàng hoàng, không được nông nổi. Ngày giờ thì phải về nhà mới quyết định. Quyết định nông nổi ở ngay nghĩa địa là không được. Đó là vấn đề thứ nhất. Cái vấn đề thứ hai: Việc quan không phải định một ngày, nó ra một ngày. Thiên cơ mà. Ngày xưa vua chúa mà chôn xong khi quân lính về thì cắt lưỡi; không cắt lưỡi chặt đầu thì nó lại phun ra. Con này, thôi bây giờ tao cứ quyết định đi. Mày cứ ngẫm cái lời tao nói. Mày ngẫm thôi, nhưng sau là thành công đấy. Tao với lại cái thằng cu Hoàng, thằng con nhà mày bỏ đi ấy, đi kêu cầu rồi. Nếu đúng ngày 20 chúng bay vào được Sài Gòn thì cứ mời các nhà ngoại cảm đi hết đi. Cho xuất hiện hết đi. 19-20 là cô đồng xuất hiện. Đúng 20 tao xuất hiện trong đấy, xong tao sẽ xin cho làm việc tại nghĩa trang ông Bẩy Già. Cái này thiên cơ, mày phải cất kỹ đi không được nói đâu nhé. Bao giờ xong mới được nói, hiểu chưa? Rồi tao sẽ xin cho ông ấy triệu tập được ông Phú, ông Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Cừ, Hạ Bá Cang. Có khi còn có cả bà Lý Duệ Phương. Nhưng cái người ấy thì tao chưa chắc đâu nhá. Thế rồi còn cái người học cùng với nó bên Nga ngày xưa mà mang cái số thẻ, thằng Tập là 4716, thằng kia là 4717 cùng phòng luôn đấy. Tao sẽ kêu thằng ấy, thằng Danh, Trần Ngọc Danh. Gặp được sẽ rất tốt. Hôm ấy, nếu đi ra nghĩa trang mà gặp trời mưa, ngẫm thôi nhá, nếu trời mưa thì cuộc họp hôm ấy nhất định thành công. Mà thành công thì đúng mùng 6 khai quật. Mùng 6 tháng 10 hay mày bảo mùng 6 tháng 9? Hôm nay đã 12-9 rồi còn gì. Đúng mùng 6 tháng 10 khai quật. Mà khai quật thì mày ngẫm thôi, đừng nói cho ai biết. Cô đồng cũng không được biết đâu. Cái này mà tâm tâm, niệm niệm thì nhanh thành công. Cái tâm địa chúng mày chưa tín thì phải đào vài ngày, mày hiểu chưa? Thế nhưng mà đào lên xong, không phải ngày một ngày hai mà người ta chấp nhận ngay đâu. Mà chúng mày cứ khai quật đi thì tỉnh, huyện họ sẽ theo chúng mày. Đến khi thấy rồi thì cũng không phải Trung ương chấp nhận ngay đâu nhá. Trung ương họ phải lo nhiều việc chứ đâu phải chỉ mỗi việc nhà mình. Phải cần có thời gian họ mới làm được”

    Lợi: “Vâng, vâng ạ”

    Cụ Mại: “Trong đó thằng Tập nó nói cái nguyện vọng là nó về ngày mùng 10. Nhưng quan chức âý mà, nói ngày nay về ngày mai thay đổi là chuyện bình thường. Vì thế nếu về được ngày mùng 10 là cái tốt, mà không thì từ nay đến rằm. Đó là nói, ta cứ mùng 6 khai quật, chục ngày sau hạ xuống là bao nhiêu?”

    Tôi: “Là ngày 16 ạ”

    Cụ Mại: “Ví thử tao cho ngày nay là khai lên, tao cho 10 ngày thì hạ huyệt’

    Tôi: “Sao lâu thế ạ?”

    Cụ Mại: “Mày không được nói với ai về thời gian chờ đợi. Cứ nói đúng ngày mùng 10 tháng 10 là về an táng. Nhưng còn một việc nữa, tao nói thế này này cái điều này xảy ra mà đúng, mày ngẫm mà đã theo về tâm linh thì phải theo tâm linh, nghe cụ thì phải nghe cụ. Phải đúng như thế. Chúng mày chỉ nhờ các nhà ngoại cảm khai quật thôi, thấy thằng Tập rồi thì tao làm, chúng bay hiểu chưa. Mày thống nhất chưa nào?”

    Lợi: “Thống nhất ạ. Cụ làm cho được như thế thì tốt quá rồi ạ!”

    Cụ Mại: “Vấn đề tâm linh nhá, đưa lên thì phải phần sài tẩy uế, tắm rửa sạch sẽ bằng nước ngũ vị hương, mày hiểu chưa? Đó là điều thứ nhất. Điều thứ hai: Khi về theo tâm linh qua cầu Bến Thuỷ thì dừng bên này 10 phút, dừng bên kia cầu 10 phút. Tất nhiên cái này sau khi làm họ sẽ hướng dẫn sau. Thế nhưng trong việc làm này phải cẩn thận không thì trong khối ngoại cảm với nhau nó lại coi thường, nó sẽ bảo là đàn bà, đàn ông gì đấy. Cái đó đừng coi thường đàn bà nhá. Cái xác là đàn bà thôi, nhưng mà đàn bà được trên người ta cho làm quan rồi thì không có sợ gì đàn bà, mà trong đó đã có tao tồi, mày hiểu chưa?”

    Lợi: “Con hiểu rồi ạ”

    Cụ Mại: “Thế từ nay không có sợ gì nữa. Nhà ngoại cảm có nam, có nữ bao giờ người ta cũng lấy thế nam để trị thế đàn bà. Mày hiểu chưa? Trị cái thế đàn bà thì không cẩn thận sẽ mất đoàn kết. Chuyện ai thắng ai thua tao không thèm bàn. Nhưng ngược lại nếu chúng bay tin tao thì cứ việc khai quật. Còn bao nhiêu việc tâm linh xảy ra như thế cứ để tao làm. Việc có như thế thôi, nhưng mày không được nói với ai đâu. Sau này thành công rồi thì phải cho thằng Thạch nó nghe nhé. Tiên mẹ cái thằng ấy là ngang lắm. Cái tâm thì có, cái thằng Thạch, Hà Văn Thạch ấy, cái tâm thì có nhưng nó ngang lắm. Thế nhá. Trong lúc làm việc khai quật đến khi xảy ra mọi thứ mà chờ đợi thì xảy ra anh em lộn xộn, con cháu hơi mất đoàn kết một tý. Nhưng mà thôi, cố nhịn. Hy sinh cái việc bé để lo cái việc lớn. Nhưng mà trong dòng họ phải cẩn thận. Bất cứ việc gì cũng không bị động từ một phía ai, kể cả ngoại cảm hay một người nào, dòng họ phải đoàn kết, mày hiểu chưa? Cái ngoại cảm này chỉ có vấn đề tâm linh thôi, khiển đưa lên được thôi. Còn cái việc trần gian phải do chúng bay. Chúng bay phải luôn luôn nhớ một điều như thế này này: Ai khiến cái gì kể cả đàn cầu siêu hay là phải rước hồn, hay chúng bay phải làm gì thì chúng bay phải nhớ thế này: Một người làm quan thì cả họ được nhờ. Họ nhà mình danh giá từ trước đến giờ rồi, mày hiểu chưa? Tao làm quan đấy, mà không phải một mình tao. Mày tính trong họ Hà ta có bao nhiêu Tiến sĩ. Cái đó hỏi thằng Sỹ xem, có bao nhiêu cử nhân. Thế thì làm sao phải để cho vong hồn nó không được siêu thoát, sao phải để cho vong hồn nó phải khổ? Nhớ, cái điều đó chúng bay không phải lăn tăn, cũng giống như mày ấy, bây giờ mày có ăn thì bao giờ lại để cho con mày phải khổ. Còn ai bàn cái gì cứ để đấy tính sau, không làm bất cứ cái gì cả, không phải cầu ai, không phải cúng ai, khi nào xong xuôi mọi việc cụ sẽ tính. Đấy, nhớ lời cụ dạy. Đến khi thành công thì mày cho mọi người nghe lại toàn bộ cái này và hướng dẫn theo đúng cái này. Còn cứ nói, kể cả dòng họ cứ điện về nhà nói là mùng 10 tháng 10 âm lịch chôn; không thế thì làm sao nó chuẩn bị, không thế thì làm sao có lễ mà cúng các cụ từ khi thấy thằng Tập. Mày cứ nhớ một điều, nếu cái tâm chúng mày tốt tao khẳng định là tao về kêu với ông Mười chỉ huy thì ngày hôm trước đào, ngày hôm sau thấy. Ngược lại, cái tâm mà nguểnh ngoảng thì 5 ngày trời. 5 ngày quần trên ấy cho chúng mày biết thân”.

    Lợi: “Nếu cụ cho như thế thì chúng con mệt lắm, chúng con tâm tốt rồi đấy ạ”

    Cụ Mại: “Đấy, tao cứ nói thế. Nhưng mà khi chúng mày làm thì tỉnh, huyện sẽ tham gia đấy. Tao sẽ cho cả tỉnh, cả huyện nằm ở đấy 5 ngày trời khi khai quật ấy. Còn khai quật xong thì tao cho nằm 10 ngày nữa là 15 ngày. Đấy là cái tâm không tốt. Nếu cái tâm mà tốt thì chỉ 10 ngày thôi sẽ về quê. Còn bây giờ đứa nào nói ngày giờ thì mày cứ ừ hết, nhớ chưa. Thiên cơ mà. Còn đến khi thực hiện phương án hai, tức là tỉnh vào cuộc, Trung ương vào cuộc thì mở cái băng này ra nghe lời cụ dạy. Còn nếu phương án Nhà nước không công nhận thì chúng bay đào xong cứ thế mà đưa về. Còn Nhà nước đã công nhận rồi thì phải xin là đưa về, nhưng cứ sau 10 ngày hạ huyệt. Nhưng lúc nẫy mày bảo sau10 ngày là ngày bao nhiêu nhỉ?”

    Lợi: “là ngày 16 tháng 10 ạ”

    Cụ Mại: “Là ngày 16 thì 15 đón về đúng không. Ngày 16 về thì tý, sửu, dần, mão... nếu làm thì làm vào giờ thìn, không thì giờ mùi. Thế còn cái ngày mà hôm làm mộ đấy, ngày đặt mộ, cái hôm mà tao đã về Cẩm Xuyên làm việc với tỉnh, với huyện, với xã ấy, sau này cũng sẽ có đứa phá ngang đấy. Nhưng mà tuỳ chúng mày nghe ai thì nghe. Còn tao ngời ngời là quan, những cái vụ thiên cơ khác tao không nói. Tao không nói vào đây kẻo đến lúc cho nghe lại băng thì bỏ mẹ. Nhưng riêng cái mộ tao đã hướng dẫn như thế rồi nhá. Tao làm quan, tao phải nghĩ có lợi cho dân, cho nước, mày nhớ chưa?”

    Lợi: “Ai phát ngôn chi thì kệ họ, con chỉ nghe cụ thôi”

    Cụ Mại: “Tao cứ nói thế. Mày cứ ngẫm lời tao nói sẽ có đứa phát ngôn linh tinh cái vấn đề thứ nhất chung quy là đàn bà và chung quy lăn tăn là chưa được tín nhiệm. Thôi cái việc đó sau này chúng mày tự giải quyết với nhau. Thế giờ mày có ý kiến gì?”

    Lợi: “Con rất mong cụ chỉ bảo cho con làm thế nào để thành công sớm. Nếu việc này không thành công thì con tìm chỗ nẻ nào đó mà chui xuống, có lẽ lúc đó con phải đi theo cụ thôi”

    Cụ Mại: “Cha mẹ mày, lại không tin tưởng à”

    Lợi: “Con tin tưởng chứ. Nhưng con mong sớm thành công”

    Cụ Mại: “Bây giờ thế này, tao đang dự định nếu 20-21 chúng mày vào Sài Gòn thì tao mới xin được cái cuộc nói chuyện ở nghĩa trang, sau đó về tao quyết định đúng mùng 6 tháng 10 làm. Mà tao đã xin ông Thánh, ông Thánh vẽ dẫn cho tao như thế rồi. Hôm nay tao nói cho chúng mày chuẩn bị trước thôi. Chuẩn bị mình mày thôi chứ mọi điều không đứa nào được biết, mày hiểu chưa?”

    Lợi: “Chúng con sẽ làm đến nơi đến chốn”

    Cụ Mại: “Cụ bảo rồi cứ làm đi sẽ được sự nhất trí của Trung ương. Cứ làm đi rồi đường đường chính chính người ta làm”

    Lợi: “Con rất mong muốn như rứa. Cụ của ta phải được vinh danh xứng đáng chứ”

    Cụ Mại: “Vinh danh là cái chắc. Mà trong cái việc vinh danh này hơi thay đổi một tý. Thay đổi cái người lãnh đạo, lãnh đạo là bù nhìn thôi, tất nhiên không phải bù nhìn. Nhưng mà bầu nó lên một tý cho nó khí thế. Việc nó phải thế. Chúng bay phải bầu lên người để chỉ huy việc khai quật, di dời, an táng. Việc thứ hai, đây là hai trong một, một trong hai, đố mày biết đứa nào?”

    Lợi: “Hai trong một ở đây thấy rõ là anh Tân rồi. Sau này...”

    Cụ Mại: “Thằng Tân thì nói làm gì”

    Tôi: “Con nghĩ ra rồi, chú Hà Thạch ạ”

    Cụ Mại: “Cái thằng ấy mới là thằng phải lo. Cái thằng ấy lặng yên mà xem, tao nói: nó sẽ cãi, cãi như gì ấy. Đấy, cãi nhưng mà vẫn được việc”

    Lợi: Chú Thạch cãi nhưng mà vẫn phải nghe cụ”

    Cụ Mại: “Đấy, mày nhớ nhá sau này mày cho nó nghe cái băng này một tý, nó cãi như gì. Nhưng bảo nó phải tỉnh táo, biết phân biệt đâu là âm, đâu là dương. Biết đâu là cụ nhà mày. Nếu không biết thì cụ nhà mày không nhận rồi lại đi nhận cụ nhà khác. Còn thằng Thạch mày cứ ngẫm mà xem, cái lúc đào thì có nó, nhưng khi thấy thằng Tập thì thằng Thạch đã về rồi, đến khi thằng Tập phải khóc cho mà xem. Khóc là cái lúc thằng Thạch không có ở đấy. Dù ngày hay đêm thì không biết, nhưng lúc tìm được hài cốt thì dứt khoát thằng Thạch sẽ ngủ, nó không có mặt ở đấy đâu. Tao lạ gì nó nữa, nó là quan chức, nó phải lẩn đi một tý. Nhưng mà thôi, kệ nó, cái việc đó không bàn”

    Lợi: “Con đồng ý, có những việc phải cho chú Thạch lẩn đi một tý”

    Cụ Mại: “Cũng có thể tỉnh cử nó đi. Cũng có thể nó nấp để nó đi, nhưng mà tao đảm bảo tỉnh vào cuộc, huyện vào cuộc, sau đó cũng đến Trung ương vào cuộc, nhưng mà hơi vất vả một tý. Đến Trung ương vào cuộc nên phải đợi đến 10 ngày đấy, không thì làm sao mà phải đợi. Nhưng nhất nhất phải nói đến mùng 10 tháng 10 nhá. Mùng 10 tháng 10 là giả vờ thôi, nhưng phải làm như thật ấy. Cho mày quyết định ngày mùng 10, nhưng đến giờ khắc cuối cùng nó sẽ thay đổi, mày hiểu chưa? Lúc đó mọi người sẽ thay đổi, thế vậy thôi nhá”

    Qua sự chỉ đạo của Đức Hoàng Mười, sự hướng dẫn của cố tổ Hà Mại, ngày10-11-2009, chúng tôi thống nhất trước khi đi khai quật phải thành lập một chiến lược hành động xuyên suốt và có một người chỉ huy tập trung. Ban liên lạc họ Hà Việt Nam và đại diên gia tộc do O Hồng làm trưởng ban đã ra văn bản quyết định cử cháu Hà Huy Thanh làm chủ nhiệm chương trình giai đoạn “Khai quật, di dời và an táng cố TBT Hà Huy Tập”.

    Trước ngày xuất quân, Đức Hoàng Mười vẽ sơ đồ vị trí cần đào, diện tích đào và nêu các sự kiện dự kiến sẽ xảy ra. Sơ đồ này đã được anh Hà Văn Sỹ, chị Trần Thu Hà, cháu Hà Huy Thanh và nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh cùng ký vào để coi như là bằng chứng đã được tâm linh chỉ dẫn trước một cách tỉ mỉ. Điều đó càng củng cố niềm tin của chúng tôi.

    Xin nói thêm về bản sơ đồ có mọi người kí để làm bằng chứng. Sau này anh Sỹ, tôi, chú Tân, có bàn nhau: “Đúng là Thánh, quá giỏi!”. Thực tế lúc ấy nhà ngoại cảm Bích Hằng chỉ mộ cách xa nơi nhà ngoại cảm Ánh và nhà ngoại cảm Thuận chỉ tới 80 m. Ba nhà ngoại cảm chỉ thành hai nơi khác nhau, thật là khó xử lí.

    Sau ngày khai quật, anh Sỹ cười bảo: Đúng là một trận giả tuyệt vời, không thế mọi sự làm sao mà êm ái được.

  14. #14

    Mặc định

    Phần 4

    Ngày 2-11-2009 (tức là 16-9 âm lịch) nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào thực địa tại trường bắn Hóc Môn lần thứ hai. Lúc 11h trưa, nhà ngoại cảm Hằng khấn: “Thưa các bậc anh minh tiền bối, thưa bác Hà Huy Tập và các anh minh của các vị lãnh đạo Nam Kỳ khởi nghĩa bị thực dân Pháp giết hại tại trường bắn Hóc Môn này.

    Hôm nay cháu xin giới thiệu thành phần đi tìm mộ bác hiện có mặt tại đây gồm: chú Hà Huy Lợi, anh Hà Huy Dũng, Hà Huy Dương là các bậc cháu chắt. Ngoài ra còn có cô Trần Thu Hà, Thư ký đề tài, nhà sư trụ trì chùa Vĩnh Nghiêm và sư thầy đi cùng. Còn cháu là Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm. Thưa bác, đề tài này thật sự bắt đầu từ năm 2007 nhưng trong quá trình thực hiện đề tài này có sự bất đồng quan điểm, vì thế hiện nay người chủ nhiệm đề tài có sự thay đổi từ cô Bùi Hoàng Oanh chuyển giao sang cho anh Hà Vĩnh Tân cũng là con cháu trong dòng họ Hà. Vì thế xin báo cáo để các bác được biết. Các nhà ngoại cảm được mời tham gia đề tài này có cháu là Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh và nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận. Vì vậy chúng con thỉnh cầu các bác được biết và chúng con đi tìm các bác xuất phát từ tình cảm trong trái tim chúng con là biết ơn các liệt sĩ cách mạng đã hy sinh cả cuộc đời mình cho sự nghiệp của dân tộc. Và còn điều sâu xa hơn nữa sứ mạng của con là phải đi tìm chân linh của các anh hùng liệt sĩ vì tổ quốc, vì đất nước để đền đáp công ơn. Vì vậy con mong các bác phù hộ độ trì giúp đỡ cho con để con hoàn thành sứ mạng mà trời đất đã giao cho con và các anh hùng liệt sĩ đã gửi gắm nơi con... Con mong các bác linh ứng chỉ dẫn. Nay chúng con đi tìm bác Hà Huy Tập nhưng chúng con biết rằng cùng với bác Tập còn có bác Nguyễn Văn Cừ, bác Nguyễn Thị Minh Khai, bác Phan Đăng Lưu,... và các chiến sĩ cách mạng cùng hoạt động cùng thời chống lại thực dân Pháp và đã bị kẻ thù giết hại tại trường bắn Hóc Môn. Chúng con mong các bác sẽ giúp đỡ con để chúng con không những tìm được bác Hà Huy Tập mà còn tìm được các bác khác nữa. Mong các bác chỉ dẫn cho chúng con.

    Sau khi khấn xong thì nhà ngoại cảm Hằng nghe và nói chuyện với người âm.

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Vâng... Thế ạ... Vâng... Vâng... Dạ.

    Thưa với bác là ở nơi này năm trước đã đến vào ngày 22-12-2008 chúng con đã đến một lần. Còn hiện tại thì chú Lợi cho biết dân họ đang san lấp mặt bằng. Vậy chúng con sẽ tiến hành khai quật sớm hơn dự định nếu không công trình họ đã làm gần tới nơi rồi lúc đó cơ hội tìm kiếm sẽ khó khăn hơn. Vâng ạ... dạ... dạ... vâng (nhà ngoại cảm Hằng thuyết minh: Bác ấy nói là lúc chôn thì không ván không quan không có khâm liệm gì hết. Chỉ có vậy vùi trong lớp đất bùn non bởi nhờ được tấm lòng của những người nông dân ở đây. Chính vì thế năm tháng đã qua đi mọi cái nó cũng phôi phai nhưng mà rất vui mừng đã đọng lại trong lòng con cháu họ Hà tình cảm không phôi phai. Bác rất cảm động với tấm lòng con cháu nghĩ đến. Trong lòng bác thực ra không muốn con cháu vất vả như thế này đâu. Bác bảo chỉ đi tìm một mình bác Hà Huy Tập thì bác không đành lòng, mà còn phải tìm các đồng chí khác nữa.

    Vâng... Vâng... Dạ. Bác bảo đến đây thắp hương là đúng rồi. Ở đây không chỉ có 5 đồng chí mà còn nhiều đồng chí khác bị ngã xuống ở nơi này. Thắp hương ở đây là thắp hương cho tất cả các đồng chí.

    Vâng, vâng... dạ... vâng. Thì chúng con muốn thắp hương ở đây để vong linh của tất cả các bác bị sát hại tại nơi này đều được thỉnh về để chứng kiến việc mà chúng con đang đi tìm bác Hà Huy Tập và con cũng mong rằng anh linh của các bác phù hộ cho việc làm của chúng con thành công...

    Bác bảo là: Làm cách mạng có thành công thì cũng nhờ phần lớn ở sự đoàn kết và thống nhất. Không phải làm cách mạng cần điều đó mà làm bất cứ việc gì. Dạ... vâng... dạ... vâng.

    12h15phút cả đoàn di chuyển về khu vực bến Tắm Ngựa. Sau khi nhà ngoại cảm Hằng khấn niệm...

    Bác bảo bác đã nằm đây rồi, liệu có cần phải nhiều lặn lội vất vả thế không? Bây giờ vấn đề là xác định phương hướng, hoạch định chiến lược và lập kế hoạch hành động, thời gian, thời điểm như thế nào. Địa điểm thì đây rồi, thời gian địa điểm và cách thức thực hiện như thế nào mà thôi. Vâng... dạ...

    (Lần này nhà ngoại cảm Bích Hằng chỉ cách xa hơn chỗ nhà ngoại cảm đã chỉ lần trước khoảng gần 10m. Tức là xa hơn chỗ nhà ngoại cảm Ánh đã chỉ khoảng 90m. Điều này làm chúng tôi rất lo ngại)

    Nhà ngoại cảm Hằng nói tiếp: Bác bảo, không chỉ bằng lời nói mà phải bằng hành động cụ thể... Thế ạ. Bác nói với mọi người là hành động đi. Dạ... Vâng. Bác nói: Tìm hài cốt của bác ấy chẳng phải là đáy bể mò kim mà lâu đâu. Bởi nó không phải là mung lung như vậy đâu vì nó đã là cụ thể ở đây rồi. Nhưng phải kiên trì như đãi cát tìm vàng. Vâng... Dạ... Vâng.

    Bác bảo là: Đã 69 năm rồi đủ thời gian để trở thành tro bụi hết tất cả. Nhưng cái tình cảm, cái lí tưởng thì còn tồn tại mãi cho nên là bác ở đây chỉ còn những mảnh xương nhỏ thì đó là toàn thể cơ thể bác còn lại.

    Chị Hà: “Nhờ bác cho biết mẫu xương của bác có còn nhiều không ạ?”

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Dạ... Dạ... Chỉ hớt đi 1m. Còn từ đấy trở xuống là đãi cát tìm vàng. Dạ... Dạ... Vâng. Bác nói lúc đầu là ruộng sình lầy luôn đấy. Hớt 1m tức là hớt thứ bồi đắp tôn thêm, hớt đi 1m thì mới tới đất nguyên thổ. Dạ... Dạ... Vâng. Thế ạ!

    Bác ơi, cháu thì cháu có điều như thế này, về nhà thờ họ Hà thì cháu không quản ngại. Điều quan trọng là hiện nay cháu bị đau lưng, đi vào Hà Tĩnh là quãng dài đi bằng ô tô, vì vậy đối với cháu gặp lại ở nhà thờ một lần nữa cũng là điều khó khăn. Hay là cháu đề nghị xin gặp ở nhà con cháu người họ Hà nào đó ở Hà Nội có được không... Dạ... Dạ. Cháu muốn mời bác đến đấy hoặc là gặp tại thành phố Hồ Chí Minh ở nhà con gái bác chẳng hạn, như thế có được không ạ? Dạ... Vâng... Dạ... Vâng

    Bác bảo là bác muốn. Thôi các con, các cháu và mọi người về đi kẻo nắng mà phương hại đến sức khoẻ. Chỉ vì một người mà để mọi người phải chịu cực. Bác muốn gặp các cháu chí ít là cái nhóm đi tìm bác, để bác nói trước cho con cháu xác định được tư tưởng và cũng như bác vừa nói là xác định được phương hướng, hoạch định chiến lược...

    Bác bảo trên phương châm trước hết là tư tưởng phải kiên trì, bền bỉ. Thứ hai nữa là hình thức tổ chức không ồn ào, không được xáo động. Bác muốn trở về quê hương như một người con ra đi trở về với ông bà, tổ tiên. Tất nhiên là có cờ đỏ sao vàng, dạ... dạ... Trở về trong nghi lễ đấy ạ. Dạ... Vâng

    Bác bảo là Dũng không hoàn thành trách nhiệm nhá. Hôm trước bác phân công cho Dũng là phải đánh dấu lại thế mà xuống đây lại mất phương hướng rồi.

    Vâng... Dạ... Bác nói mới có mấy tháng thôi chưa đầy một năm bác chỉ có ở chỗ này này và hỏi rằng hôm ấy bác có cái chi ở đây. Nhớ thì chắc có nhớ nhưng tất cả đều mang máng, tất cả đều toạ độ. Bác bảo đi đánh địch mà toạ độ là chết đấy. Nếu mà tổ chức cơ sở cứ toạ độ thế là bị lộ ngay.

    Dạ... vâng... Bác bảo ở đây xe cộ đi lại nhiều có sự rung chấn và biết bao năm nay rung chấn và chôn vùi trong đất nên xương cốt sẽ vụn hết ra. Đấy mới là đòi hỏi phải đãi cát tìm vàng, phải hết sức kiên trì. Phải gạt hết những rác rưởi đi mới bắt đầu đào. Bác phải gặp lại mọi người trước khi hành động cụ thể. Phải gặp lại một lần nữa.

    Dạ... vâng... ở Hà Nội thì có một chỗ là đài liệt sĩ Bắc Sơn và thứ hai là nghĩa trang Mai Dịch. Hay là về Mai Dịch để gặp nhiều các đồng chí đồng đội, để bác còn nói chuyện với họ nữa. Vâng... vâng... Thế ạ. Bác bảo là phải có cuộc họp đó.

    Chị Hà: “Thế thì xin bác chiều nay có được không ạ?

    Chị Hằng: “Không đựơc vì chưa đủ thành phần. Hay là ở nghĩa trang Mai Dịch. Cháu nghĩ ở đó có mộ tưởng niệm đồng chí Nguyễn Văn Cừ, có rất nhiều các bác lão thành, hay lên Mai Dịch để gặp, không biết ý kiến bác thế nào? Dạ... dạ... Chú Sỹ hôm qua ra sân bay có việc gì đó lỡ không vào được, còn anh Tân mẹ ốm ạ. Chú Lợi rất tích cực trong việc này. Vâng... vâng... Cảm ơn bác.

    Bác bảo bác cháu mình sẽ thống nhất địa điểm sau. Bác bảo phải bí mật đến phút chót. Để lộ bị địch phát hiện thì nguy hiểm. Bác còn bảo, cháu Lợi này, thế mọi khi thấy thằng cu Thanh cũng có mặt, nó là con của cháu hay là gì đấy. Bác bảo là bác rất hay thấy nó xuất hiện, sao hôm nay lại không thấy. Bác bảo cậu Sỹ rất tích cực sao bây giờ không thấy? Còn thằng Tân nữa bác bảo hôm nào bác nói chuyện thơ với nó để nó đừng tưởng làm cách mạng không biết làm thơ. Bác bảo bác rất cảm ơn các nhà sư và mọi người đến đây. Nắng nôi vất vả lắm phải không. Bác bảo tất cả các hoa dại ở đây đều là huân, huy chương của ta. Dạ... vâng... Bác bảo đây là niềm vui của những người đi làm cộng sản. Bác bảo ở đây bác có thiếu gì cờ, đây là bạt ngàn hoa. Tất cả đó là huân, huy chương của bác.

    Chị Hà: “Bác có nói khi đào xuống thì có dấu hiệu như thế nào để mình chững lại không?”

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Bác bảo đến lúc đó thì bác sẽ nói cụ thể cho”

    Lợi: “Địa điểm bác bảo là phải bí mật đến phút chót”

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Không, địa điểm là ở đây rồi. Bác phê bình đáng lẽ hôm đấy là phải đóng cọc đánh dấu hoặc làm cái gì đó. Dạ... vâng... vâng... Đây là trên bãi rác, ở dưới có nhiều rác chứ không phải đất đâu nhá.

    Nhà ngoại cảm Hằng nói vui sau khi đã làm xong, các bác có đặc điểm giống nhau là mắt ai cũng sáng quắc.

    À quên, cháu quên chưa nhờ bác Tập chữa hộ bệnh đau lưng cho cháu. Bác sĩ dặn không đeo đai thì bác sĩ không chữa, nhưng đi tìm bác nếu đeo đai thì khó đi lắm, nó vướng. Nhưng mà may hôm nay không đau, chắc là khỏi đấy, bác Hà Huy Tập phù hộ cho cháu khỏi.

    Chị Hà: “Bác vẫn ở quanh đây à?”

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Các bác vẫn nghe ngóng. Chẳng qua đến có bác Thái đứng đấy nên em dừng lại. Thanh là ai vậy chị Hà?”

    Chị Hà: “Thanh là con trai chú Lợi. ông tướng ấy tích cực lắm”

    Nhà ngoại cảm Hằng: “Mình có ý nghĩ là lên đài liệt sĩ Bắc Sơn thì bác không đồng ý. Hoặc nghĩa trang Mai Dịch có rất nhiều người, ở Mai Dịch hay lắm, mỗi lần về đấy em hay gặp bà Minh Khai. Bà hay lên chơi với bà Quang Thái. Thôi được rồi, việc này bác Tập sẽ nói chuyện với em”.

    Lần này nhà ngoại cảm Hằng lại chỉ xa hơn lần trước khoảng 10m về phía trường bắn. Như vậy càng xa hơn chỗ nhà ngoại cảm Thuận và Ánh chỉ.


    Vị trí xác định mộ cụ Hà Huy Tập ngày 13/10

    Sáng ngày 6 tháng 11 năm 2009 (tức 20-9, kỷ sửu), nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận vào thực địa lần hai. Lần này nhà ngoại cảm điều chỉnh bằng tâm linh. Nhà ngoại cảm Thuận bảo tôi đi đi lại lại ở khu vực đó xem có hiện tượng gì không. Tự dưng tôi thấy nhộn nhạo trong người. Đến lượt anh Sỹ đi tới chỗ đó thì tự dưng hai tay cứ xoay tròn vào nhau. Còn chú Tân đi qua đó thì bị trượt chân. Qua hiện tượng của ba người, chú Thuận đánh giá phần mộ ở gần đó. Tôi rất mừng vì lần này nhà ngoại cảm Thuận điều chỉnh vị trí đã gần hơn, chỉ còn cách chỗ nhà ngoại cảm Ánh chừng hơn 1m.

    Trong khi nhà ngoại cảm Thuận làm việc ngoài hiện trường thì nhà ngoại cảm Ánh giúp tôi tôn bát hương tại nhà con trai tôi là Hà Huy Tâm, vì con tôi vừa xây nhà xong, đang chuẩn bị chuyển về nhà mới. Nhà ngoại cảm Ánh và Thuận đều không biết việc làm của nhau. Chúng tôi cũng bố trí đón nhà ngoại cảm Thuận ở khách sạn Thanh Bình 2. Còn nhà ngoại cảm Ánh thì ở ngay khách sạn Tân Sơn Nhất.

    Theo lịch trình mà Đức Hoàng chỉ dẫn, trước 6h tối chúng tôi phải có mặt tại mộ cụ Võ Văn Tần để được biết quyết định cuối cùng của các cụ. Có điều là đầu giờ chiều hôm ấy trời vẫn nắng mà cụ Mại nói trước là trời có mưa. Cụ còn dặn phải mua 7 bông hoa hướng dương ngoài phần nghi lễ. Tôi lo quá, không hiểu tìm đâu ra 7 bông hướng dương bây giờ. Cụ bảo nhất thiết phải có. Cứ tìm đi sẽ thấy.

    Thật không ngờ, điều mà chúng tôi lo lại có ngay trước mắt. Ngay cửa khách sạn Tân Sơn Nhất trồng khá nhiều hoa hướng dương trái vụ. Chúng tôi liền mua 7 cây hoa, nhưng chủ khách sạn biết chúng tôi đi tìm mộ cụ Hà Huy Tập nên không lấy tiền. 5h chiều đoàn xuất phát. Chúng tôi đi hai xe. Xe tôi có anh Hoàng, anh Sỹ, chú Tân và cháu Dũng. Những người còn lại đi xe của anh Nguyễn Xuân Lam. Đúng vào giờ cao điểm nên đường bị kẹt, nhiều đoạn xe phải nhích từng tý. Bỗng dưng trời đổ mưa, tôi lại càng thêm lo. Nếu cứ thế này thì 6h không thể đến nghĩa trang được. Nhà ngoại cảm Ánh sốt ruột quá bảo với mọi người: “Thôi, các bác cứ từ từ mà đi. Tôi xuống bắt xe ôm đi cho kịp giờ”. Mọi người bàn luận đi xe ôm sẽ nhanh hơn vì xe ôm sẽ lách được trên đường. Thế là chúng tôi quyết định để nhà ngoại cảm Ánh và cháu Dương xuống đi xe ôm. Khi chúng tôi tới cổng nghĩa trang thành phố thì trời bỗng tạnh mưa. Lúc đó nhà ngoại cảm Ánh và cháu Dương cũng vừa đi xe ôm tới. Đoàn chúng tôi nhập lại thì muộn chừng 30 phút. Nhà ngoại cảm Ánh bảo: “Hôm nay mình đến hơi muộn, nhưng sẽ thành công, không như lần trước đâu. Lúc tôi đang ngồi trên xe ôm thấy có một người đeo chữ tây bảo: Cháu cứ bình tĩnh mà đi, các bác vẫn chờ. Anh Sỹ liền nói: Chữ đó như thế nào? nhà ngoại cảm Ánh viết ra giấy chữ XINHITROKIN rồi nói: Chữ như thế nên tôi không đọc được. Nhưng nghĩ cuộc họp sẽ thành công”.

    Sau khi làm lễ dâng hương, nhà ngoại cảm Ánh ngồi trước mộ cụ Võ Văn Tần, xin thỉnh Đức Hoàng Mười về dương. Hoàng châm thuốc lá rồi bảo chúng tôi đi mời các cụ quanh đây mỗi người một điếu. Hoàng nói: “Công việc của dòng họ đến nơi này muộn so với dự kiến. Thế nhưng Hoàng đã kêu mọi việc để cho ngày hôm nay có tất cả các vong hồn của những người xưa kia làm việc với vong hồn nhà mình...

    Tại sao mà bắt gia chủ phải có 7 bông hoa hướng dương này? Hoa hướng dương là biểu tượng cho cái gì?”

    Lợi: “Là hướng về mặt trời”

    Đức Hoàng Mười: “Đúng rồi, thế hôm nay: Trước các vong hồn thì dòng họ ở đây có nhất trí và quyết tâm cao để đi tìm hay như thế nào thì phải nói rõ”.

    Anh Sỹ: “Thưa Hoàng, chúng con rất quyết tâm nên anh em mới rủ nhau, thông tin cho nhau. Mặc dù có rất nhiều khó khăn trở ngại nhưng vẫn cố gắng có mặt đúng quy định. Nhưng do hoàn cảnh thời tiết và đường đi lại khó khăn nên bây giờ mới đến được, chúng con xin cáo lỗi với các cụ. Thứ hai nữa là mong các cụ tạo điều kiện giúp đỡ, chúng con hoàn toàn đoàn kết thống nhất và hết sức quyết tâm, nhất là những người có mặt ở đây”

    Đức Hoàng Mười: “Hoàng nói này, các bậc tiền bối trong cuộc khởi nghĩa Nam Kỳ ngày xưa đang có những việc rất đồng tình và thông cảm với dòng họ. Dòng họ có biết sao là cái không thông cảm không?”

    Anh Sỹ: “Chúng con chưa biết ạ, xin ngài chỉ bảo cho”

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ thì âm dương cách biệt. Nhưng ngày âm với ngày dương đồng thời gần như trùng ở một năm. Tại đây dòng họ có hứa một điều gì...”

    Anh Sỹ: “Có việc mà cả trung tâm và dòng họ hứa là phối hợp với hai dòng họ Lê và họ Nguyễn để thực hiện bước tiếp theo là làm công việc với cái người liên quan đến vợ vị đại tướng bây giờ”

    Đức Hoàng Mười: “Bây giờ Hoàng nói, ngay buổi hôm đi lên khu nghĩa trang có đến ngã tư Giếng Nước để xem cái hiện tượng Hoàng chỉ, nhưng phần việc tiếp theo lại liên quan đến gia đình của Lý Duệ Phương thì hầu như việc đó là chưa có.

    Suốt thời gian dài hàng năm trời nhưng dòng họ và trung tâm không hề liên lạc đến gia đình của Lý Duệ Phương, cho nên dòng họ phải xem xét và kiểm điểm lại cái đó. Đó là việc thứ nhất. Còn việc nữa tuỳ dòng họ, tuỳ gia chủ nhưng đã tín thì làm, không tín thì ta không cần phải làm nữa”

    Lợi: “Chúng con hoàn toàn tin những lời chỉ dẫn của Đức Hoàng và của các cụ tổ đã dậy bảo...”

    Đức Hoàng Mười: “Đấy là những người xưa đã kề vai sát cánh với vong hồn nhà mình thì có cả đồng chí Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Nguyễn Văn Dựt. Ở trong đó tất nhiên là có vong hồn nhà mình, Bên cạnh còn có đồng chí Trần Phú. Hôm nay còn có một người nữa cực kì quan trọng trong quá trình năm 1929 đã học cùng trường với vong hồn nhà mình. Người đó tên thì khác, họ cũng khác với họ nhà mình, nhưng đặc biệt có số thẻ sinh viên, trong đó có ba số trùng nhau. Người đó là Trần Ngọc Danh ngày học ở bên Nga. Vong nhà gia chủ có số thẻ 4716, người kia là 4717. Ngày 24-7-1929 được giao tấm thẻ này. Rất vinh dự cho vong hồn nhà mình, ngày 31-7-1929 thì được họ cấp cho một cái giấy đi lại đường sắt mà không phải mất tiền, số giấy đó là 0003822. Đây là giấy cấp cho một mình vong nhà mình thôi. Hôm nay ngồi trước cuộc họp, vì người nhà mình là lãnh tụ nên rất khó. Ngay từ đầu đến với Hoàng, Hoàng cũng đã nói rồi. Nếu như là một người dân thì khác, nhưng đây là một vị tiền bối thì phải có cái gì đó để cho dòng họ cũng như những người đi theo từ trước đến giờ phải có cái mà biết được. Đó là thế giới tâm linh. Bây giờ Hoàng nhắc lại lần nữa, nếu các gia chủ thấy lòng tin của mình đến độ chín rồi thì các gia chủ cứ kêu tấu. Còn chưa đến độ chín thì cũng cứ nói. Hoàng nhắc lại là vong nhà mình mà mình vẫn thường gọi là cố TBT, đúng như lời hứa của trần gian đối với người quá cố thì đúng tháng tới sẽ được đưa về quê. Ngày hôm nay ngồi trước cuộc họp của Xứ uỷ Nam Kỳ thì đấy là Hoàng nói với tất cả các vong bậc tiền bối”.

    Cháu Dũng thay mặt gia đình phát biểu quyết tâm và nguyện vọng của cả dòng họ.

    Đức Hoàng Mười: “Dòng họ hiện đang đứng giữa một cái việc lựa chọn là đi ban ngày hay ban đêm. Tôi nói thế dòng họ có hiểu không?

    Đi ban ngày hay đi ban đêm, về thể chế thì cái đó tự trần gian phải suy luận. Thế còn vong ngồi trước mặt đây, một bên là vong Hà Huy Tập và một bên là vong Trần Phú. Thế thì nhìn cái cảnh đưa người này về để xem đối với vong nhà mình. Chắc dòng họ tự biết phải làm thế nào rồi.”

    Anh Lam, anh Lợi phát biểu về việc trước đây đưa hài cốt cố TBT Trần Phú về.

    Đức Hoàng Mười: “Vì vong của dòng họ mình là cố TBT chứ không phải là một người bình thường. Thế thì trước kia Hoàng cũng đã nói rồi, quan ta ta sẽ giúp cho đầu tiên, nên Hoàng đã cân nhắc đưa ra các thông tin. Từ ngày đó đến giờ Hoàng không phải lục lại cái thông tin lịch sử, vì lịch sử thì trần gian đã chép trong sách cả rồi. Hoàng đưa các thông tin như vậy nếu dòng họ thấy độ tin của mình đã chín thì mình đi tiếp. Còn để mời Hoàng làm việc nhiều thì cũng sẽ ra các thông tin, nhưng từ đâù Hoàng đã xác định đây là cuộc đi tìm người thân của nhà mình chứ không phải đi tìm mộ tập thể. Tìm ra hai cố TBT, Hoàng không nói như thế. Còn tất nhiên đến khi làm Hoàng sẽ phải điều chỉnh theo việc âm một chút nữa”.

    Sau khi anh Sỹ báo cáo quyết tâm và nguyện vọng của dòng họ, Đức Hoàng nói: “Theo tôi biết ý chí thì có nhưng quyết tâm đưa về hay chưa thì đang lưỡng lự. Lưỡng lự là ta phải đi đêm hay đi ban ngày”.

    Dũng, Lợi thay nhau trình bày...

    Đức Hoàng Mười: “Hôm nay Hoàng chỉ muốn triệu tập các gia chủ ra trước tất cả các vong linh của Xứ uỷ Nam Kỳ để bày tỏ nguyện vọng và lòng quyết tâm. Tất cả các lần trước các gia chủ hẹn đến đều như là chậm trễ hết. Nhưng lần này cũng chậm tại sao vẫn đợi. Mà trong khi đó còn thử cả người trần xem cái lòng quyết tâm đến đâu. Thế cho nên vong của dòng họ là cố TBT mới đi theo hai người đi trên xe mô tô lúc trời mưa để động viên cứ bình tĩnh mà đi. Cho nên vong nói hiện là con cháu rất nhất tâm nên mưa gió thế vẫn rời ô tô để xuống đi mô tô...”.

    Sau đó Đức Hoàng Mười giới thiệu cụ Hà Mại về dẫn dắt con cháu...

    Cụ Mại sau khi ăn trầu, hút thuốc lào, cụ chỉ vào anh Lam: “Cái thằng này, cho nó đi theo mà vào đến Sài Gòn là nó lặn mất hút đâu nhỉ. Cái hôm ở Hà Tĩnh cho nó đi nó biết nhiều phết, cuối cùng vào đây nó lặn luôn. Thế mày đi xong có lại về quê Nguyễn Biên không?”. Anh Lam trả lời: “Sắp tới con sẽ về, xin cụ cho ý kiến để con xin gặp cụ Nguyễn Biên ạ. Cái làng Cát Tiên hôm nọ cụ nói, lúc đó thì con không biết, nhưng hôm sau con về hỏi lại các cụ trong làng thì có cụ bảo đúng đấy ạ.”

    Cụ Mại: “Bây giờ có gì thì các con nói đi không có thời gian ngồi lâu như họp chợ đâu. (Cụ chỉ sang chú Tân) : Mày nói cái tháng này đưa về sao chưa đưa? Đưa về có cờ dong trống mở được không? Chính trị là khôn lắm. Đấy, như hôm ông Trần Phú đấy. (Cụ chỉ vào anh Hồ Ngọc Hoàng) : Mày thì vô Đảng, nhưng cái gì cũng phải đúng mới được. Cái gì thì cái, không phải nguyên họ hàng con cháu đưa về là được, mà đây còn có chính quyền địa phương, lên nữa là tỉnh và Trung ương. Lẽ ra vừa qua chúng mày phải tiến hành công việc ấy rồi, không phải cứ khảo sát đi, khảo sát lại mãi thế này. Chúng mày cứ làm đi, hôm sau tao sẽ bảo cho chúng mày việc khác nữa”.

    Anh Sỹ hỏi xin cố chỉ cho ngày giờ nào để chúng con còn tiến hành

    Cụ Mại: “Phải liên hệ với cấp chính quyền không to thì nhỏ. Cố bảo, nếu mày không báo cáo, nay mai có người khác đem mộ về đặt cạnh đấy thì sao. Cho nên tao mới bảo phải liên hệ. Cái việc từ trước đến giờ đi khảo sát nghiên cứu, bây giờ phải sàng lọc trong đầu ra. Đi nhiều cũng chỉ đến thế. (Anh Tân phát biểu khi đã đủ thông tin thì con cháu chỉ thông báo khai quật chứ không phải xin phép). Cụ bảo: Mày cứ yên chí đi. Tất nhiên cái việc thủ tục vẫn là thủ tục, dưới phải báo cáo lên trên, trên báo lên trên nữa. Xây khu này đẹp thì dân có đường sá ra nghĩa trang. Muốn đẹp thì phải lên huyện, nếu không tự dưng ai làm cho mà đi. Còn những cái khác nữa mà huyện muốn thì báo lên tỉnh, tỉnh muốn cái khác nữa thì báo lên trung ương. Đó là ngành dọc của họ, mình không làm mà đợi ngành dọc họ tự làm thì có mà... Cái việc này cố giận lắm. Thôi chúng mày tắt hết máy đi thì tao nói. Sau đó chúng mày nhờ vào cái tâm linh chỗ ông Hoàng Mười đấy”.

    Anh Sỹ...

    Cụ Mại: “Chúng mày hứa trong tháng này, còn 10 ngày nữa có mà vắt chân lên cổ cũng không kịp đâu. Rồi ngày giờ để âm dương người sống người chết phối hợp làm sao cho trọn vẹn, chứ không phải người âm người ta ép chúng mày đâu. Mà làm thì phải có việc này việc kia chứ, không phải tự dưng thích là thông báo làm và đưa về.
    Thằng Tập nhà mình bị Đinh Văn Di phản bội. Trước là nâng đỡ nó, sau nó phản, nó chỉ điểm bắt đấy chứ. việc này còn nhiều vấn đề lắm, tao chỉ nói thế thôi".

    Chú Tân: "Con hỏi cố sau này nó xuống âm nó có bị phạt không?"

    Cụ Mạt: "Lúc nào mày xuống thì khắc biết. Khó lắm, có cái nó đan chéo nhau chúng mày không biết được đâu.

    Thằng Tập mà nghe Nguyễn Văn Linh, Nguyễn Văn Linh mà tên thật là Nguyễn Văn Cúc, tức là Phó bí thư Thành ủy Sài Gòn - Gia Định khi ấy. Khi đó Trung ương cử nó ra Hà Tĩnh để nói cho thằng Tập nhà mình biết là Sở mật thám đang đi tìm cách để bắt. Nếu lúc đó mà nghe và trốn đi thì không bị bắt. Vì làm sao? Vì lúc bấy giờ thằng Tập chưa gặp đồng chí này nên không tin chuyện ấy. Do chưa gặp nhau bao giờ nên mới ra như vậy. (Cụ chỉ vào Hà Huy Dương) lúc nãy lãnh tụ đi với chúng bay đó”.

    Anh Sỹ cứ thắc mắc vì sao bị quản thúc ở địa phương mà cụ Tập không nhân cơ hội này mà tránh đi...

    Cụ Mại: “Lúc đó vì chưa tin đó là người của ta; ở đây tiếc lắm. Lúc bấy giờ còn về Huế mở trường tư thục nhưng địch nó không cho dạy nên mới về Hà Tĩnh. Vì thế Trung ương mới cử người trong ấy ra báo tin. Công việc chỉ có thế thôi các con nhá, cứ nhất trí cao rồi báo cáo với lãnh đạo. Còn các ban ngành lãnh đạo hôm nay về nhiều lắm, có cả Phùng Chí kiên, Hồ Tùng Mậu và trong khu này còn có nhiều đồng chí hoạt động sau nữa. À, lúc nãy thằng Tập nó khen, nó bảo cô đồng và thằng này (chỉ vào Dương) là anh hùng nhất, dám xuống ô tô để đi mô tô giữa trời mưa. Thôi cụ đi, ông Thánh về thì kêu tiếp nhá”

    Đức Hoàng Mười: “Nếu thống nhất cao thì một ngày gần đây gặp Hoàng chứ không phải vào đến đây. Nếu như đã đủ độ tin thì Hoàng sẽ chỉ trực tiếp, bằng không thì không phải điệu đi điệu lại mà tốn kém. Còn bây giờ liên quan đến số thẻ hương để cậu bé họ Hà về nói”

    Cậu bé: “Cháu chào các bác. Cho cháu 220 nén hương. Đốt hết số hương này tượng trưng cho cái gì? Tượng trưng cho bó đuốc, tức là phòng số 220 của ông Tập ở trường Đại học Phương Đông. Còn số nhà ông Tập ở là số 13 ở cái đường gì đấy, khó đọc quá (cậu viết vào mảnh giấy của anh Sỹ đưa chữ Tverhi). Hôm nay số nhà, số phòng của lãnh tụ đốt hết đi rồi phải làm nhà mới cho lãnh tụ nhá. 16 là thẻ, 22 là giấy đi đường, lấy mấy số cuối thôi nhá. Tháng 3 năm 1935 ông Tập nhà mình dự Đại hội ở Ma Cao, Trung Quốc, số 2 đường Quan Công ấy. Ngày đó có cả ông Phùng Chí Kiên cũng đang ở đây này.

    Bảy bông hoa hướng dương là tượng trưng cho 7 uỷ viên BCH Trung ương Đảng ngày xưa đấy. Gồm: Võ Văn Tần, Nguyễn Văn Dựt, Hà Huy Tập, Lê Hồng Phong, Nguyễn Chí Diểu, Hạ Bá Cang, Nguyễn Văn Cừ”

    Anh Lam: “Hôm nào dẫn chú đến gặp ông Nguyễn Biên nhé”

    Cậu bé: “Hôm nọ ông Thượng tướng quân Nguyễn Biên về đấy còn gì”

  15. #15

    Mặc định

    Phần 5

    Hôm sau chúng tôi đến nghĩa trang 18 thôn Vườn Trầu dâng hương, rồi đến ngã ba Giòng, nơi xử bắn các chiến sĩ cách mạng. Tiếp đến gần khu vực bến Tắm Ngựa để làm một số việc tâm linh. Nhà ngoại cảm Ánh vẫn khẳng định vị trí đã chỉ ban đầu là phần mộ cụ Hà Huy Tập. Tại đây lúc 17h, cụ tổ Hà Mại nhập vào nhà ngoại cảm Ánh, cụ cầm một bó hương đang cháy to, ra ngồi vào ghế đá sau vườn, chỉ vào vị trí mộ, cụ bảo: “Mở cái cửa sau nhà họ ra là nhìn thấy cửa nhà mình. Nó nằm ở ngay cái cây có cái lốp ô tô đấy. (Cụ chỉ vào cháu Dũng) : Cái thằng này, nó đánh trận giả tao. Khi mọi người thắp hương thì nó cắm lung tung đầy ra kia để xem tao có chỉ vào chỗ đó không. Sáng nay nó lập trận giả, giờ nó càng trận giả, nhưng tao không theo. Chỗ nó cắm hương là không phải đâu”

    Cháu Dũng cười xoà: “Cụ ơi! con chỉ muốn cụ chỉ chính xác nơi ông Tập đang yên nghỉ thôi, vì mỗi nhà ngoại cảm chỉ một nơi xa nhau quá nên con thấy...”.

    Cụ Mại: “Thế chúng mày đã nhất trí chưa? Ngày hôm nay cái sự điều chỉnh của âm đấy. Hôm qua trong cái cuộc họp ấy, không phải bây giờ tao mới cho thông tin đâu nhá. Chúng bay làm xong 10 phút thôi đã có người biết rồi. (Ý nói lúc sáng nhà ngoại cảm Thuận cho từng người cảm nhận nơi có hài cốt ông Tập. Việc này trước đó Đức Hoàng Mười đã nói là sẽ điều chỉnh ghế nam, tức là nhà ngoại cảm Thuận). Thế chúng mày đã hiểu thế nào là sự điều chỉnh của âm dương chưa? Còn hôm qua ông Võ Văn Tần có so sánh TBT Trần Phú với TBT Hà Huy Tập, bay hiểu cái câu so sánh ấy thế nào nói tao nghe”

    Cháu Dũng giải thích: “Con hiểu ạ. Người ta đưa di hài ông Trần Phú về là do gia tộc quyết định, thì bây giờ các con cũng quyết định đưa ông Tập về”

    Cụ Mại: “Cái đó là một phần thôi. Quyết định hay không là do các con, đã hiểu chưa... Cố TBT Trần phú là tổ chức tang lễ lớn. Thế hỏi tụi bay tìm thằng Tập thì định kiểu đi ban ngày hay ban đêm? Cố nói thế này này: Cũng giống một người đẻ ra hai đứa con thì người bố phải chăm lo đều cả hai đứa. Việc này cũng vậy. Cố TBT Trần Phú đưa về trong cờ hoa lễ long trọng thì cố TBT Hà Huy Tập cũng phải làm được như vậy”

    Sau đó cụ còn ra những “bài toán” hóc búa mà con cháu bàn mãi vẫn không giải nổi...

    Ngày 24-9 năm Kỉ Sửu chú Tân và cháu Thanh đến nơi ở của nha ngoại cảm Ánh được Đức Hoàng Mười dặn dò mọi điều. Hoàng nói trong họ quyết tâm đưa mộ về quê thì phải bầu ra một người làm chủ nhiệm chương trình khai quật và dời hài cốt, chứ con cháu cứ đứng dàn hàng ngang thế này thì không ổn.

    Ngay tối đó (11-12-2009) tại nhà anh Sỹ ba chúng tôi (Sỹ, Lợi, Tân) họp quyết định giao cháu Hà Huy Thanh làm Chủ nhiệm giai đoạn cuối này. Có thể coi đây là giai đoạn thứ 3 trong chương trình. Giai đoạn đầu là TS. Bùi Hoàng Oanh làm chủ nhiệm, sau đó chú Hà Vĩnh Tân thay thế, và giờ là cháu Hà Huy Thanh.

    Đến 26-9 âm (tức là 12-11-2009) tôi và cháu Thanh đến nhà chỗ ở của nhà ngoại cảm Ánh xin Đức Hoàng cho gặp ông Hà Huy Tập. Bác Tập hoàn toàn đồng ý để cháu Thanh làm chủ nhiệm giai đoạn 3. Ông Tập nói với cháu Thanh phải đàm phán với anh Hà Văn Thạch để anh em phối hợp giải quyết những khó khăn, vướng mắc sẽ xảy ra. Nguỵên vọng của ông Tập là sau khi đưa ông lên, phải để ông ở lại 18 thôn Vườn Trầu một ngày để ông còn gặp gỡ, chia tay bà con và các đồng chí của ông. Đến ngày 10-10 (âm lịch) đưa ông về quê là tốt nhất, nếu không đến rằm cũng được. Cháu Thanh thưa: “Xin ông chọn cho giờ tốt để con cháu đưa ông lên”. Ông Tập bảo mọi người cứ đưa đồng chí của ông lên trước, rồi ông lên sau kẻo mọi người lại quên đồng chí của ông. Ngày khai quật ông cho đúng mùng 6 tháng 10 (âm lịch). Còn giờ thì cứ vào đó sẽ có người chỉ đạo.

    Ngày 14 tháng 11 (tức 28-9 âm) anh Sỹ, chú Tân lại đến xin Đức Hoàng ngày giờ khai quật. Đức Hoàng Mười nói rõ là ông Tập cũng đã chỉ rồi, đúng ngày Tân Mùi mùng 6 tháng 10 thì động thổ vào giờ dần. Hoàng còn nói theo yêu cầu của gia tiên họ Hà khi động thổ phải có một người cháu tên là Hoàng, khoảng 29 tuổi là trưởng từ đường của chi ông Tập, phải cuốc 7 nhát cuốc đầu tiên. Xin ghi lại nguyên văn văn bản “Lời chỉ dạy của ông Hoàng và cố Hà Mại” đã được mọi người lập và kí tên tại chỗ:

    Lời chỉ dạy của ông Hoàng và cố Hà Mại

    Vào hồi 15h30 ngày 14 tháng 11 năm 2009 (tức ngày 28-9 năm Kỉ sửu) ông Hà Văn Sỹ và Hà Vĩnh Tân được ông Hoàng cho gặp cố Mại sau đó Hà Văn Sỹ, Hà Vĩnh Tân xin gặp lại ông Hoàng. Nội dung như sau:

    1. Ngày khai quật tìm hài cốt cụ Hà Huy Tập: Ngày 06 tháng 10 Kỉ sửu, tức ngày 22-11-2009; vào giờ Dần từ 3h-5h sáng hoặc giờ Mão.

    2. Động thổ:
    a. Trước lúc động thổ phải có một lễ động thổ gồm: Hương, hoa, xôi, gà, 20 quan tiền cúng xong hoá (đốt tiền)
    b. Động thổ: Cháu Hà Huy Hoàng là người đầu tiên động thổ với 7 nhát cuốc sau đó số người tham gia khai quật làm việc
    c. Đào tìm hài cốt:
    - Sau khi đào hết lớp đất vượt thổ (đến cốt 00)
    - Đào tiếp 800mm-1000mm có rác rưởi (không tính), đến đó sẽ thấy một vật giống như cái túi nilon, khai xuống hài cốt cụ Tập còn một số răng, một số xương sườn. Có một thanh nhìn tựa sắt mà là tre.

    Chú ý: Sẽ liên quan đến các số đuôi: số phòng 220, số nhà 13, số thẻ sinh viên 4716, số giấy đi tàu hoả miễn phí 0003822. Con cháu phải có người đứng ra lo liệu. Mộ nằm quay mặt về phiá trường bắn nhưng hơi chếch bên trái.
    Sẽ có 3 người cảm nhận, nhưng chỉ có một người cảm nhận được là vong nhà mình (tức vong cụ Hà Huy Tập...)
    d. Sau khi lấy được hài cốt phải dùng nước ngũ vị để rửa thẩm ráo nước mới liệm
    e. Kết thúc công việc khai quật phải có lễ hàn thổ (lễ vật như mục a)
    Riêng 20 quan tiền thì rải xuống chỗ vừa đào để lấp đất lại

    3. Quách, quan:
    a. Quan bằng sành người ta đã sản xuất sẵn dùng thước lỗ ban để đo (loại 900mm hoặc 1100mm hỏi thợ). Đo dọc, đo ngang, đo sâu là đo phía trong quan để chớm đỏ ở thước lỗ ban là được.
    b. Quách: Gỗ vàng tâm, ván dày 41mm. Quách đóng sao cho vừa quan nhưng đo phía ngoài quách dài, rộng, sâu cũng vừa chớm đỏ cuả thước lỗ ban là được
    c. Vải liệm là vải đỏ khổ 900mm hoặc 1100mm hỏi thợ
    Sắm 2 bộ quần áo: một màu xanh, một màu ghi và có giày, dép, đồng hồ, kính, bút... và tiền giấy. Ghi là của cụ Hà Huy Tập

    4. Chuẩn bị 7 đồng tiền ngoại tệ thật không cần biết mệnh giá cao thấp. Đưa cho người được giao nhiệm vụ. Ông Hoàng sẽ hướng dẫn sử dụng 7 loại ngoại tệ này.

    5. Ngày đưa cụ Hà Huy Tập về quê ông Hoàng sẽ nói sau nhưng nhất thiết phải:
    - Đi từ Nghệ An vào Hà Tĩnh qua cầu Bến Thuỷ thì dừng lại chùa ở phía bắc và phía nam cầu.
    - Số tiền thật, tiền vàng âm qua cầu Bến Thuỷ sử dụng như thế nào thì ông Hoàng đã chỉ lần trước.
    - Trên đường về qua ngã ba, ngã bảy, nghĩa trang phải có tiền âm và tiền dương rắc.
    Chú ý: Không đi theo cầu Bến Thuỷ ra rồi quay lại cầu Bến Thuỷ vào.

    6. Trước lúc đi ông Hoàng sẽ giao lệnh cho người chỉ huy.

    7. Khi thực hiện có một người chỉ huy, nhât nhất phải tuân thủ.
    Trên đây là những điều ông Hoàng chỉ đạo do Hà Văn Sỹ ghi lại để các vị trong ban thường trực biết. Chỗ nào chưa rõ hỏi lại để xin ông Hoàng chỉ dẫn.

    Những người trực tiếp nghe cùng kí tên và chịu trách nhiệm về nội dung trên đây (văn bản này Hà Văn Sỹ, Hà Vĩnh Tân đã kí).

    Chủ nhật ngày 15-11-2009 (29-9 âm) tôi và cháu Hà Huy Dũng lại đến Điện Đệ Nhất Vương Quan ở nhà ngoại cảm Ánh xin Đức Hoàng Mười chỉ dạy tiếp. Hoàng đã cho gặp cụ cố Hà Mại. Cụ dạy: “Phần hài cốt đưa về phải trong quan ngoài quách. Quách phải bằng gỗ vàng tâm, dài 86 phân phủ bì, đứng chữ Thiên Đức, Tài Đức. Chiều ngang 42-43 phân đứng chữ Hưng Vượng Đăng Khoa. Chiều cao 55 phân Đại Cát. Thành dầy 5 phân Nghiên Phúc. Chiều dầy của thành đứng là 4 phân đứng chữ Đăng Khoa. Nắp dày 10 phân Vượng và Thiên Phúc. Hướng đặt mộ cứ đúng như cụ đã chỉ...

    Thực ra chúng tôi có ai biết gì về kích thước làm quan, quách đâu. Ngay cả ngày giờ động thổ hay đưa hài cốt lên cũng vậy, nếu có đi hỏi thì mấy ông thầy cũng chỉ mỗi người một cách, làm sao mà biết được ai đúng, ai hay. Nhưng từ ngày theo tâm linh tôi nhận ra rằng: Chỉ có người âm nói mới chuẩn, vì người âm biết thiên cơ. Còn người trần có giỏi đến đâu cũng không thể biết hết mọi điều bí ẩn.

    Tôi hỏi cụ khi đào mộ để an táng có phải xây đế hay trải cát như thế nào? Cụ bảo: “Mày cứ đào chỗ cụ chỉ ấy, trời đã đặt sẵn đế rồi, không phải lo. Nhưng mà phải nhớ việc cụ dạy đấy. Riêng 5 đứa bay phải làm đúng như thế vì thằng Tập nó là quan nên làm vậy thì mới có lợi cho dân, cho nước, và cho cả Nghệ Tĩnh nữa”

    Điều kì diệu đã xảy ra! Tôi xin nói trước, đúng cái ngày chúng tôi khai quật ở bến Tắm Ngựa thì ở quê cũng động thổ để xây mộ, chờ hài cốt bác Tập về an táng. Ngoài quê điện vào báo cho chúng tôi biết, đào sâu... thì gặp một phiến đá lớn không thể đào sâu hơn được nữa. Chú Tân có điện để hỏi lại tỉ mỉ rồi chú Tân nói với chúng tôi: “Kỳ lạ thật! Đúng là trời đặt sẵn tảng đá lớn rồi”. Tự dưng tôi thấy phấn chấn hẳn lên. Sự việc cứ lần lượt diễn ra đúng như các cụ đã báo trước. Ngày 17-11 - 2009 (tức 1-10 âm) đoàn chúng tôi có buổi làm việc với các đồng chí lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh. Phía đoàn có anh Đào Vọng Đức, chị Nguyễn Thị Tuyết Mai (Phó giám đốc trung tâm), anh Hà Văn Tăng, tôi, anh Sỹ, chú Tân, cháu Thanh, cháu Dũng, cô Bùi Thị Lan (vợ tôi) chị Hà, hai nhà mgoại cam Ánh, Thuận,... Phía lãnh đạo tỉnh có anh Đinh Xuân Việt (Phó bí thư Thường trực), anh Hà Văn Thạch (chủ nhiêm Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ), chị Tuấn phó ban tổ chức Tỉnh uỷ, anh Huyên Bí thư Huyện uỷ Cẩm Xuyên... thay mặt đoàn anh Sỹ báo cáo kết quả, những thông tin đã thu thập được trong suốt quá trình tìm mộ và định ngày 6-10 năm Kỉ Sửu sẽ khai quật (tức ngày 22-11-2009) và kiến nghị với Tỉnh ủy giải quyết một số vấn đề cụ thể liên quan đến việc tổ chức khai quật, tìm và đưa hài cốt cố TBT Hà Huy Tập về Hà Tĩnh.

    GS-VS Đào Vọng Đức có bài phát biểu rất thuyết phục về những cơ sở khoa học để nhìn nhận vấn đề. Đồng chí Phó Bí Thư tỉnh uỷ bày tỏ quan điểm của lãnh đạo tỉnh, nhất trí ủng hộ con cháu dòng họ Hà. Còn một số vấn đề khác thì tỉnh sẽ tiếp tục xin ý kiến chỉ đạo của Trung ương. Để tiện cho việc khai quật cũng như để tạo sự thống nhất trong khối ngoại cảm, Ban tổ chứ tìm mộ có buổi họp bàn. Sau khi nghe ý kiến các thanh viên anh Sỹ thay mặt Ban tìm mộ kết luận hội nghị và mời nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh làm tổ trưởng tổ ngoại cảm chỉ đạo khai quật. Vì nhà ngoại cảm Hằng không tham gia thường xuyên nên không biết việc này. Quả nhiên sau này vì lí do sức khoẻ nhà ngoại cảm Hằng cũng không vào để tham gia khai quật. Chỉ có nhà ngoại cảm Ánh trực tiếp chỉ đạo theo chỉ dẫn của người âm. Nhà ngoại cảm Thuận vào sau, tham gia hỗ trợ.

    Trước hôm khai quật 3 ngày (tức mùng 3-10 âm) anh Sỹ, chị Thu Hà đến Điện thờ ở nhà nhà ngoại cảm Ánh xin gặp Đức Hoàng Mười và Hoàng đã cho một sơ đồ khai quật khá tỉ mỉ, chính xác về cả ngày giờ, độ sâu... Anh Sỹ đề nghị những người có mặt kí vào sơ đồ Đức Hoàng cho. Anh Sỹ, chị Hà và nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh vừa kí xong thì cháu Thanh vào tham gia kí để làm bằng chứng. Ngay chiều đó trước sự chứng kiến của anh Sỹ, chị Hà, Đức Hoàng giao lệnh cho cháu Thanh đi khai quật. Đồng thời ông Hà Huy Tập yêu cầu cho ông gặp riêng con gái trước khi đưa ông về quê.

    Sáng mùng 4-10 năm Kỉ Sửu (tức 20-11 -2009) anh Sỹ bay vào thành phố Hồ Chí Minh để báo cáo với lãnh đạo huỵên Hóc Môn và xã Xuân Thới Thượng về kế hoạch khai quật tìm hài cốt cố TBT Hà Huy Tập, kế hoạch giải phóng mặt bằng và đề nghị địa phương giúp đỡ. Đồng chí Nguyễn Văn Hoa Bí thư Huyện uỷ Hóc Môn chủ trì cuộc họp có các ban ngành liên quan của huyện cùng dự. Cuộc họp nhanh chóng kết thúc với sự sẵn sàng giúp đỡ, phối hợp cao nhất của huyện. Từ huyện cả đoàn xuống xã Xuân Thới Thượng. Ở đây Bí thư, Chủ tịch và các ban ngành của xã đã chờ sẵn và thống nhất cao với đề nghị của đại diện đoàn công tác. Sau cuộc họp tại xã tất cả cùng keó nhau xuống làm việc với gia đình có nhà và tài sản trên đất thuộc khu vực sẽ khai quật tìm hài cốt... bàn việc giải phóng mặt bằng... gia đình dã sớm đồng thuận.

    Chiều tối mùng 4-10 năm Kỉ Sửu nhà ngoại cảm Ánh và cháu Thanh bay vào.

    Sáng mùng 5-10, tôi, chú Tân và chị Hà bay vào. Đầu giờ chiều hôm đó cả đoàn chúng tôi gồm những người từ ngoài bắc vào. Phía trong nam có cháu Hoàng, cháu Dũng, cháu Dương, cháu Hải, cháu Sơn, anh Hà Huy Thắng, anh Nguyễn An Hoà... Chiều mùng 5-10 Kỉ Sửu tất cả chúng tôi có mặt tại nhà O Hồng. Tại đây, Đức Hoàng Mười chỉ dẫn cho chúng tôi những công việc cụ thể khi khai quật. Sau đó bác Hà Huy Tập về. Bác ôm vai O Hồng khóc và nói với con: “Quê hương, tổ tiên cần cha nên cha phải về. Ngày xưa còn nhỏ, con được gặp cha một lần ở chuồng ngựa, con còn nhớ không? Ngày mai, ngày mốt con nhớ lên gần bến Tắm Ngựa đón cha nhé...”. Rồi bác quay ra bảo chúng tôi: “Hôm nay về đây có nhiều đồng chí của bác là anh Bẩy Già, Nguyễn Văn Cừ, Lê Hồng Phong, Hoàng Quốc Việt, Nguyễn Văn Dựt và nữ đồng chí Lý Duệ Phương. Trước khi đưa bác về quê các cháu phải hứa với bác một điều là lên trường bắn phải gặp được người có tên Chín Giỏi và một số bà con xã Xuân Thới Thượng để nghe kể lại ngày bác bị bắn và cái chết của nữ đồng chí Lý Duệ Phương thì bác mới thanh thản về quê được”. Bác khóc nghẹn ngào. Bác chỉ vào anh Sỹ, chú Tân: “Các cháu phải ghi âm lại cuộc nói chuyện ở trường bắn và nhớ phải phỏng vấn anh Chín Giỏi nhé, chứ đồng chí nữ không chết cùng chỗ với bác và các đồng chí khác đâu”. Anh Sỹ, chú Tân đều hứa sẽ làm như bác dạy. Bác chỉ vào anh Hà Huy Thắng bảo: “Khi bác về quê, cháu ở lại phải đến thăm O Hồng luôn kẻo o buồn, nhớ chưa!”. Quay sang O Hồng bác nói: “Con à! Cha về quê nhưng cha sẽ thường xuyên vào thăm con. Con đừng buồn...”

    Rời nhà O Hồng đoàn chúng tôi lên trường bắn. Tại đây, anh Chín Giỏi kể lại: “Tui nghe má kể lại là bà ngoại và nhân dân ở đây nói, bọn nó chỉ bắn mấy ổng đấy chứ bà Minh Khai chúng có đưa lên đây, nhưng dân biểu tình dữ quá nên chúng đưa về. Đến ngã tư Giếng Nước thì chúng bắn bà Minh Khai, chứ bà Minh Khai không phải chết ở đây đâu”. Sau đó đoàn về nghỉ. Anh Sỹ có gọi tôi lại và nói: “Sáng nay tôi làm việc với xã và huyện, các anh cán bộ bảo là có nghe bà con kể lại, ngày đó bà Khai cũng bị chúng chở ra cùng với ông Tập, ông Cừ, ông Tần và một số người khác. Nhưng vì bà Minh Khai là đàn bà nên nhân dân đả đảo dữ quá, chúng đành chở bà Minh Khai về. Nhưng tới ngã tư Giếng Nước thì chúng đạp bà xuống rồi bắn luôn chứ không cần tuyên bố chi cả”.

    Theo đề nghị của nhà ngoai cảm Ánh, anh Sỹ thuê nhà nghỉ tại ngã ba Giòng để đảm bảo thời gian và tiện đi lại. Khoảng 8h tối (mùng 5-10 âm) tôi, anh Sỹ, chú Tân và chị Hà làm việc tại phòng số 203 nhà nghỉ để bàn bạc ngày mai khai quật. Cả 4 người chúng tôi thống nhất không ai được để lộ thông tin về ngày giờ cũng như mọi mặt trong ngày khai quật... kể cả phải bí mật với nhà ngoại cảm Ánh vì sợ ảnh hưởng tâm lí đến nhà ngoại cảm. Sau đấy mọi người về phòng ngủ. Riêng chị Hà là người luôn bám sát nhà ngoại cảm Ánh.

    20h30 tại nhà nghỉ của đoàn ở ngả ba Giòng anh Sỹ tổ chức cuộc họp xác định quyết tâm cho mọi người với tinh thần “Dù khó khăn mấy cũng quyết vượt lên - quyết không ai được lùi bước”và kêu gọi những người có mặt đóng góp tiền...

    Khoảng gần 11h đêm, chị Hà gọi anh em tôi dậy. Chị Hà bảo: “Cậu bé vừa nhập về cô Ánh, bảo cả đoàn phải lên ngay chỗ mộ bác Tập để người âm gặp”. Chúng tôi liền lên xe đến đó. Khi tất cả còn đang ngồi thì chính tôi lại là người mà vong người âm nhập. Đoạn này tôi nghe mọi người kể lại như sau: “Lúc bấy giờ nhìn anh Lợi rất sợ. Hình như nhà ngoại cảm Ánh biết nên vội nói: Thưa bác, chúng cháu ở Hà Tĩnh và Hà Nội vào đây đón bác. Mong bác chỉ cho chúng cháu chính xác mộ của bác và mong bác độ cho ba nhà ngoại cảm chúng cháu đưa bác lên...”. Anh Sỹ cũng xin bác chỉ mộ và hướng dẫn cho con cháu. Vong nói luôn: “Cứ làm đi, nhà ngoại cảm sẽ hướng dẫn. Họ ta chỉ cần hai nhà ngoại cảm là Trần Ngọc Ánh và Nguyễn Hữu Thuận. Nhà ngoại cảm Ánh vội thưa bác, sao bác lại nói hai người. Bác cho ba nhà ngoại cảm chúng cháu đưa bác lên ạ. Vong nói: “Dòng họ ta đã quyết rồi, không một thế lực nào ngăn cản nổi”. Rồi vong đi đến gốc cây bàng chỉ vào chỗ cái lốp xe: Đây là mộ của bác”. Vong xoa lên đầu cháu Dũng: “Ông đi đây. (Giơ tay chào mọi người) Bác đi đây”. Lúc đó là 12h đêm chúng tôi quay về nhà nghỉ.

    Đến 3h sáng ngày 22/11/2009 chúng tôi kéo nhau ra khu khai quật và làm lễ như Đức Hoàng Mười đã hướng dẫn. Cháu Hà Huy Hoàng là người bổ bảy nhát cuốc đầu tiên. Hà Huy Thanh là người chủ lễ dâng hương. Do lớp đất đổ mới dày tới 2m nên chúng tôi phải thuê máy xúc, xúc hết lớp đất mới tới phần có rác mới tự đào.

    Do chúng tôi chủ động chuẩn bị trước nên sáng mùng 6-10 âm (tức 22-11-2009) việc khai quật được sự giúp đỡ rất tận tình của các cấp lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh, huyện Hóc Môn và bà con ở Xuân Thới Thượng. Từ việc sắm que cọc che chắn đến phông, bàn, nước nôi đều do địa phương giúp. Các đồng chí lãnh đạo từ thành phố xuống đến xã đều có mặt, động viên, thăm hỏi chúng tôi rất tận tình. chúng tôi vô cùng xúc động trước sự quan tâm của Đảng bộ và nhân dân địa phương, nhất là các anh chị ở xã Xuân Thới Thượng.

    Sau khi ăn sáng qua loa, nhà ngoại cảm Ánh chỉ đạo rất khớp với những thông tin Đức Hoàng đã căn dặn chúng tôi. Chị Hà luôn luôn bám sát nhà ngoại cảm. Đến 10h sáng chúng tôi đã khai quật được một số hài cốt, nhà ngoại cảm Ánh chỉ đạo cho vào những cái túi và bảo chúng tôi: “Đó không phải là bác Tập mà là các đồng chí của bác”

    Khoảng 10h30 phút trong đoàn khai quật có anh Hà Huy Sửu là trưởng họ Hà Huy ở Cẩm Hưng đang đứng gần cái que nhà ngoại cảm Ánh cắm mốc. Thấy anh Sửu cúi nhặt cái gì đó trong đất, nhà ngoại cảm Ánh quát: “Tôi đề nghị anh không được động đến khu vực này. Anh trèo lên ngay”. Chẳng hiểu sao anh Sửu cứ thế ngoan ngoãn làm theo. Đoàn tạm nghỉ ăn cơm trưa. Đến 13h chiều thì nhà ngoại cảm Nguyễn Hữu Thuận bay vào”.

    Sang buổi chiều hầu như cả hai nhà ngoại cảm đều không nhận được thông tin gì. Nhà ngoại cảm Thuận vội vàng điện về nhà nhờ mẹ và chị cầu khấn bề trên để hỏi mà không được. Hai người cứ chỉ đào loanh quanh trong khoảng 140m2 đến tận chiều tối. Con cháu họ Hà rất lo lắng. Riêng tôi do được báo từ trước nên trong thâm tâm vẫn nghĩ là các cụ cho “câu giờ”. Tuy vậy vẫn không khỏi hồi hộp.

    Sau khi ăn tối xong, khoảng 19h nhà ngoại cảm Ánh gọi chúng tôi lại bảo: “Có thông tin rồi, tôi nghe thấy ông Thánh bảo các bác hãy chuẩn bị sẵn sàng”. Tôi, anh Sỹ, chú Tân và chị Hà được triệu sang phòng số 202 để gặp cụ Hà Mại. Cụ đã nhập vào nhà ngoại cảm Ánh lúc trước đó, cụ bảo anh em tôi: “Điện ra cho trưởng đoàn khai quật, cho quân đưa hết cái bờ đất lúc chiều đào lên ra ngoài rồi về nghỉ, đợi lệnh cụ làm tiếp. Tụi bay nhớ, đúng 2h sáng mai tập trung tại đấy để đưa thằng Tập lên. Còn bây giờ cho mọi người về ngủ”. Cụ còn dặn thêm: “Chỉ có 4 đứa bay nghe xong không được nói cho ai biết ngày giờ làm, kể cả chủ nhiệm khai quật là thằng Thanh. Còn khi nào khai quật sẽ đích thân cụ chỉ đạo, đảm bảo là thành công”. Chúng tôi vô cùng mừng rỡ nhưng cố giấu đi niềm xúc động. Tôi và anh Sỹ ra hiện trường, còn nhà ngoại cảm Ánh và chị Hà về phòng ngủ, chú Tân đi xuống dưới nhà nghỉ.

    Cụ Hà Huy Tậpnhập vào anh Hà Huy Lợi, xác định vị trí hài cốt lần cuối ngày 22/11
    Không đầy 10 phút sau, chị Hà điện cho anh Sỹ nói rất gay gắt: “Cụ vừa nhập về bảo là thằng Tân để lộ thông tin rồi.” Anh Sỹ và tôi không biết thực hư thế nào, liền hỏi chú Tân. Tân vội nói: “Tân không nói cho ai biết cả, chỉ nói với mình anh Hoàng thôi (Hồ Ngọc Hoàng). Nhưng sáng mai anh Hoàng đi Vũng Tàu rồi, không có mặt ở đây mà sợ”. Khoảng 10 phút sau thì nhà ngoại cảm Ánh và chị Hà cũng có mặt tại hiện trường. Nhà ngoại cảm Ánh luôn miệng chỉ đạo cho cháu Thanh: “Thanh cho mọi người đào hết chỗ này đưa lên bờ thì về ngủ. Đúng 8h sáng mai phải có mặt nhá”.

    Thấy nhà ngoại cảm Ánh nói thế, thực tình tôi cũng chẳng hiểu gì cả. Vừa mới lúc nãy thì cụ Mại nói khác cơ mà. Lát sau nhà ngoại cảm Ánh bảo nhỏ tôi: “Bác bảo bác Sỹ đưa anh Tân về đi ngủ, sau đó bác Sỹ quay ra đây, đừng để cho anh Tân biết”. Tôi hỏi lại: “Sao nãy giờ cô lại chỉ đạo cháu Thanh đến 8h sáng mai là thế nào?”. Nhà ngoại cảm Ánh: “Bác cứ làm như tôi nói đi, cho người lừa anh Tân về rồi sẽ hiểu, cụ Mại bảo thế”. Tôi liền gọi anh Sỹ và chị Hà đến, nói lại thông tin nhà ngoại cảm Ánh vừa cho biết. Thế là anh Sỹ và chú Tân về nhà nghỉ. Chị Hà cũng quay lại đó lấy máy quay. Đoàn khai quật tạm dừng, nghỉ ngơi và không đào nữa. Lúc đó cụ Mại nhập về, bảo tôi: “Mày điện cho thằng Sỹ nhanh chóng ra đây để giải quyết việc”. Tôi bảo cháu Thanh cho mọi người ăn cơm rồi nghỉ ngơi một chút, đợi làm tiếp.

    Tôi hỏi lại cụ sự việc, cụ Hà Mại bảo: “Thằng Tân hay nói lộ nên tao cho nó về ngủ, khỏi nói luôn. Ban nãy ở nhà nghỉ cụ lập ra trận giả, còn bây giờ thì là trận thật đấy. Bảo thằng Sỹ nói với các anh ở huyện ở xã chỉ xin 5-6 người ở lại để bảo vệ là được rồi, chứ ở đây đông quá không tốt đâu”.

  16. #16

    Mặc định

    Phần 6

    Hơn 10h đêm anh Sỹ điện cho chị Kim Cương Bí thư đảng uỷ xã Xuân Thới Thượng xin rút bớt dân quân về, chỉ để lại 5 người bảo vệ. Khoảng 11h 30 phút đêm nhà ngoại cảm Ánh nói với chúng tôi: “Bác cho người xuống bơm nước đi, tiếp tục chuẩn bị làm”. Cháu Thanh và cháu Dũng hỏi: “Lại làm tiếp hả cô?”. Nhà ngoại cảm Ánh đáp: “Cụ bảo ta làm thì ta cứ làm. Mọi người xuống bơm nước đi”. Bấy giờ cháu Thanh, Dũng, Hoàng và anh Sỹ, anh Sửu xuống bơm nước.

    Tôi, nhà ngoại cảm Ánh, Thuận và chị Hà ngồi trên bờ. Sau khoảng 20 phút nhà ngoại cảm Ánh công bố: “Bây giờ mọi người đào cạnh cái que cắm mốc đó, nhưng phải hết sức nhẹ nhàng kẻo đau đến bác”. Khi mọi người phía dưới kéo cái dây bơm nước qua chỗ cái cọc mốc (tức là qua chỗ thân thể bác Tập ở bên dưới), tôi thấy lưng mình đau ê ẩm. Tôi bảo mọi người: “Sao tôi bị đau lưng lắm”. Cháu Dũng cũng vội nói: “Em cũng đau lưng cô ạ!”. Còn nhà ngoại cảm Thuận thì bảo: “Em cũng rất tức ngực”...

    Khoảng thời gian đó cụ Mại nhập vào nhà ngoại cảm Ánh liên tục hướng dẫn chỉ đạo. Đến 1h ngày 23/11/2009 (tức là 1h sáng ngày 7-10 âm) cụ Mại gọi: “Bảo thằng Sưủ mang cái răng lên đây để chụp ảnh”. Lúc đó cụ, tôi và chị Hà ngồi ở ghế đá phía trên, cách phía dưới chỗ đào mộ khoảng 15m, nghĩa là không nhìn rõ phía dưới đang làm. Thế mà, hễ cứ ai nhặt được mảnh xương sườn, xương ống, hay xương sọ, cụ đều gọi đích danh mang lên cho cụ. Mọi việc cứ từ từ, nhịp nhàng diễn ra như thế cho đến khi anh Sỹ nhặt được một vật đen đen, to như ngón chân cái, dài khoảng gần 10 phân, bảo cháu Dũng đi rửa thì bỗng nghe cụ Mại gọi: “Khúc tre nối đầu thằng Tập đấy, không phải rửa đâu, cứ mang lên đây”. Rồi cụ nói với tôi: “Thằng Tập về nhập vào thằng Sỹ khóc cho mà xem”. Chưa dứt lời, tôi thấy ở phía dưới có tiếng kêu khóc vọng lên: “Ới các con ơi! Ông ở đây cơ mà...”. Cụ Mại nói tiếp: “Về cơ bản là hết rồi. Mày bảo nó lấy thêm một ít đất nữa là xong. Cụ tạm đi có việc cho bọn bay làm”.

    Sau khi cụ bay bóng, nhà ngoại cảm Ánh thấy anh Sỹ bị nhập đang khóc tức tưởi liền xắn quần nhảy xuống. Anh Sỹ thì vẫn khóc: “Ới các con ơi! ông đã lên đây rồi!”. Rồi ông xoa đầu cháu Dũng khóc nức nở. Lúc đó chúng tôi hỏi bác số hài cốt đã nhặt đủ chưa? Bác bảo chỉ còn có thế thôi, lấy thêm một ít đất đưa bác về. Chú Thuận thì đau chân ngồi trên bờ không xuống được, thấy bác Sỹ bị nhập liền bảo mọi người khiêng bác Sỹ lên. Nhưng sao mấy người nâng, kéo mà không sao nhấc nổi chân anh Sỹ. Cháu Dũng, anh Sửu hỏi nhà ngoại cảm Ánh: “Cô ơi! Nặng quá. Sao mà chúng tôi không thể nâng lên được”. Trong khi anh Sỹ thì vẫn khóc, mọi người đâm lo, nhà ngoại cảm Ánh thì tức cười, quát vào tai anh Sỹ: “Mưa, mưa”. Chị Hà cũng hoảng hốt bảo nhà ngoại cảm Ánh: “Ánh ơi, bấm vào nhân trung ấy”. Nhà ngoại cảm Ánh liền bấm vào huyệt nhân trung của anh Sỹ. Lát sau anh Sỹ tỉnh. Mọi người nói lại, lúc ấy tôi cũng cười như bị ma làm.

    Thế là đúng giờ Tý ngày mùng 7 tháng 10 năm Kỷ Sửu (tức ngày 23-11-2009) chúng tôi đã tìm thấy hài cốt cố TBT Hà Huy Tập trong niềm vui sướng vô hạn. Khi đưa hài cốt vào quan, quách, chúng tôi sơ suất chưa vảy nước ngũ vị hương như cụ Hà Mại dặn. Tự dưng tôi thấy nhà ngoại cảm Ánh bảo ai đó: “Đưa cho tôi cái ly, đổ nước ngũ vị hương vào đó để tôi làm thủ tục” thì nhà ngoại cảm Thuận nói luôn: “Chị Ánh ơi! Chị là con gái thì đừng đụng vào đó!”. Dường như nhà ngoại cảm Ánh không nghe thấy gì, và cứ thế làm phần việc của mình. Trong tôi chợt gợn lên câu nói của cụ Hà Mại nhắc nhở hôm 12-9 âm lịch: “Nhà ngoại cảm có nam, nữ. Người ta thường lấy thế của nam để trị cái thế đàn bà... chuyện ai thắng ai thua tao không thèm bàn”. Vì thế tôi hoàn toàn yên tâm khi nhà ngoai cảm Ánh làm việc.

    Theo đề nghị của các nhà ngoại cảm, chúng tôi đi mua tiểu và đặt những túi hài cốt là đồng đội của bác Tập vào đó. Chúng tôi gọi điện thông báo cho anh Hà Văn Thạch, cán bộ tỉnh Hà Tĩnh và cán bộ huyện, xã cùng các ngành liên quan. Các anh liền có mặt tại hiện trường khai quật. Chúng tôi trình bày rõ ý nguyện của bác Tập phải ở lại với bà con Hóc Môn một ngày...



    Đúng 8h sáng ngày 23-11, cán bộ, nhân dân ở 18 thôn Vườn Trầu xã Xuân Thới Thượng và huyện Hóc Môn đã long trọng tổ chức lễ đón rước cố TBT Hà Huy Tập và một số anh hùng liệt sỹ mà chúng tôi mới khai quật hồi đêm về nhà tưởng niệm nghĩa trang liệt sỹ xã Xuân Thới Thượng. Cảm động xiết bao! Từng đoàn người dân từ các nơi kéo về. Nhiều cụ già ứa nước mắt. Các đồng chí cách mạng tiền bối đã sống chết ở nơi này, sống chết trong sự đùm bọc, yêu thương và che chở của nhân dân. Suốt ngày hôm đó người và người tấp nập. Yêu thương và thành kính. Tôi thầm cảm ơn bà con nơi đây đã cho tôi hiểu thế nào là tình cảm của nhân dân với cách mạng. Điều bất ngờ nhất trong ngày mùng 7 tháng 10 âm lịch này: đó chính là ngày bà con Nam Kỳ vùng lên, làm cuộc khởi nghĩa vang dội trong lịch sử, trong đó có sự lãnh đạo của các vị tiền bối cách mạng. Tôi chợt nhận ra rằng, ông Thánh và tiên tổ sắp đặt đưa bác Tập lên đúng vào ngày giờ lịch sử. Rõ ràng ngay từ ngày mùng 6 tháng 10 Kỷ Sửu nhà ngoại cảm Ánh đã cắm cọc mốc đúng vị trí mộ bác Tập, khi đào tới nơi lại bắt dừng lại để khai quật mộ các đồng chí của bác Tập lên trước. Chao ôi! Còn gì kì diệu hơn sự kì diệu này!

    8h sáng ngày 24/11/2009 lãnh đạo xã Xuân Thới Thượng và huyện Hóc môn đã long trọng tổ chức lễ truy điệu cố TBT Hà Huy Tập. Sau đó theo sự chỉ đạo của Thành uỷ, hài cốt cố TBT Hà Huy Tập được di dời tới nghĩa trang liệt sĩ thành phố. Nơi đây, có bao đồng chí của bác Tập đang yên nghỉ. Nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh đã 2 lần đưa đoàn vào làm việc trước mộ bác Võ Văn Tần (tức Bẩy Già) và xin ý kiến chỉ đạo việc tìm mộ bác Tập... Cũng như ở xã Xuân Thới Thượng, nghĩa trang thành phố hôm đó đông như ngày hội. Bà con trong vùng nghe tin nườm nượp kéo về. Tình cảm của nhân dân với Đảng, với cách mạng đáng trân trọng biết bao...

    Theo lịch của dòng họ Hà và lãnh đạo thành phố Hồ Chí Minh thì 8h sáng hôm sau (tức là ngày 25-11-2009) sẽ rước hài cốt cố TBT về nhà tang lễ Lê Quý Đôn của thành phố, và 3h chiều cùng ngày sẽ rước ra sân bay về Vinh.

    Khoảng 10h, Hà Văn Thạch nói với tôi: “Bác nhờ nhà ngoại cảm Ánh ra xin với các cụ tiền bối xem có vấn đề gì không”. Thế là nhà ngoại cảm Ánh cùng với tôi, anh Sỹ, anh Thạch và cháu Thanh lại đến trước mộ bác Võ Văn Tần. Thắp hương xong, nhà ngoại cảm Ánh bảo tôi không thấy tín hiệu gì cả và đứng dậy định đi thì cụ Hà Mại nhập vào nhà ngoại cảm Ánh. Cụ nói: “Ngày mai không về thành phố nữa, mà tụi bay phải nói với mấy anh lãnh đạo thành phố để báo cáo Trung ương lo tang lễ quốc gia chứ”. Anh Thạch vội thưa: “Báo cáo cụ, Trung ương chỉ đạo thành phố lo với dòng họ ạ!”. Cụ ngắt lời: “Các con phải báo cáo với Đảng, với Nhà nước là tìm được hài cốt rồi chứ. Bây giờ Đảng và Nhà nước họ quan tâm đến đời sống của dân, đời sống tâm linh nữa chứ, không như bọn bay nghĩ đâu. Tụi bay cứ báo cáo đi cụ sẽ giúp, không phải lo gì cả”. Đúng như lời cụ dạy, chúng tôi đã báo cáo và trình bày nguyện vọng với các cấp lãnh đạo.

    Khoảng 3h chiều chị Hà nhắn lại tin cho tôi nói là nhà ngoại cảm Bích Hằng nhắn vào bảo bác Tập lên lúc 1h rồi cháu ạ. Đây là tin nhắn thứ hai cho tôi. Trước đó, khoảng 5h chiều ngày mùng 8 tháng 10 âm chị Hà đã nhắn tin này.

    Trong tình trạng rất căng thẳng, nhưng tôi vẫn tin bác Tập sẽ được tổ chức tang lễ long trọng cấp Nhà nước, vì trong tay tôi có cuộn băng ghi âm cụ Mại nói hôm 12 tháng 9. Những gì diễn ra trong tháng qua đều lần lượt đúng như cụ Hà Mại đã nói từ trước. Không lí gì đến phút chót này lại không đúng.

    9h ngày 25/11/ 2009 (9 tháng 10 âm) chị Hà điện bảo tôi là ngẫm xem và trắc nghiệm lời nói của nhà ngoại cảm Ánh, vì nhà ngoại cảm Ánh vừa nói là bác Hà Huy Tập bảo cháu và Ánh đã vào đón bác thì phải đưa bác về. Bác về sẽ có cờ dong trống mở. Các đồng chí ở Trung ương Đảng và Nhà nước sẽ quyết định tổ chức tang lễ quốc gia, nên các cháu phải ở lại, không được về trước. Nhà ngoại cảm Ánh còn nói là đã nhìn thấy rất nhiều cờ đỏ sao vàng ở hai bên đường. Vậy cháu và chú cứ ngẫm xem có đúng không. Tôi bảo đến giờ này vẫn chưa thấy gì cả, thôi thì cứ ngẫm xem sao. Lát sau, cháu Thanh lại điện báo cho tôi là chị Hà mới điện cho Thanh cũng nói nội dung như thế.

    Khoảng hơn 10h chú Thạch và anh Khang báo cho tôi và anh Sỹ biết tin mừng là Trung ương đang họp và sẽ tổ chức tang lễ cấp Nhà nước cho bác Hà Huy Tập. Chúng tôi vừa lo âu, vừa mừng mừng tủi tủi... Đến 5h chiều chúng tôi nghe tin đã nhận được quyết định tổ chức tang lễ cố TBT Hà Huy Tập theo nghi thức cấp quốc gia của Bộ chính trị. Mọi người thở phào sung sướng. Bao nhiêu nỗi trăn trở mệt mỏi tự dưng tan biến hết.


    Đảng bộ Tp. HCM và huyện Hoóc Môn viếng Hài cốt cụ Hà Huy Tập

    Sáng 26 tháng 11 dòng họ Hà cùng lãnh đạo tỉnh Hà Tĩnh và nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh làm giấy bàn giao hài cốt cố TBT Hà Huy Tập cho Ban chấp hành Trung ương Đảng. Đồng thời, bàn giao một số hài cốt khác cho Sở Lao động - Thương binh và xã hội thành phố Hồ Chí Minh. Tôi không thể tả nổi tâm trạng mình khi đó. Cuộn băng ghi âm ngày 12 tháng 9 âm lịch cứ ám ảnh tôi. Cụ thuỷ tổ Hà Mại đã báo cho chúng tôi biết trước mọi điều, và mọi điều cứ lần lượt diễn ra đúng như dự báo. Tuyệt vời! Không thể có gì để nói thêm nữa.

    Ngày 9 tháng 10 âm lịch, nhà ngoại cảm Thuận, chị Hà, chú Tân bay về Hà Nội, còn nhà ngoại cảm Ánh ở lại với chúng tôi. Tôi đã cho mọi người nghe lại cuốn băng ghi âm lịch sử đó. Mọi người tròn mắt nhìn nhau, nhưng không ai ngạc nhiên cả bởi vì trong suốt quá trình dài, nói ngắn nhất là 3 tháng qua thì hầu như tất cả anh em chúng tôi đều được chứng kiến từng sự kiện sau mỗi lần gặp nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh.

    Vì đây là cuốn sách để lại cho con cháu dòng họ Hà và nhưng ai quan tâm, nên tôi cũng không xin phép chú Hà Thạch. Nói thực ra, chú Hà Thạch ngang lắm. Đúng như cụ Hà Mại bảo: “Thằng Thạch nó ngang lắm... nhưng nó cũng có tâm lắm đấy”. Tôi xin trích một đoạn trong bức thư ngày 24 tháng 9 năm 2009 của chú Hà Văn Thạch gửi Trung tâm NCTNCN và các nhà ngoại cảm: “... Ngày 20-9-2009, anh Tân đã tổ chức cho tôi và vợ tôi là Nguyễn Thị Phương Thảo gặp với nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh. Lần này qua cô Ánh chúng tôi đã được gặp vong linh các cụ tổ trong dòng họ Hà của chúng tôi.

    Đặc biệt là chúng tôi được gặp cụ Hà Quang Huy, cụ tổ chi họ Hà gần gũi nhất với chúng tôi, mà chưa từng hiện về trong các đợt khảo sát tâm linh trước đây. Cụ tổ còn nói vắn tắt một số điều trong cuộc sống riêng và công tác của tôi với những chi tiết tỷ mỉ, chính xác mà chỉ riêng tôi mới biết được...”

    Tôi xin quay lại việc đang viết dở. Ngày 30-11-2009 (tức 14 tháng 10 âm lịch) chú Tân, nhà ngoại cảm Thuận, chị Hà và nhà ngoại cảm Bích Hằng từ Hà Nội bay vào thành phố Hồ Chí Minh dự tang lễ bác Hà Huy Tập. 5h sáng đoàn chúng tôi từ nhà khách T78 lên nghĩa trang thành phố để đón linh cữu bác Hà Huy Tập về Dinh Thống Nhất. Đoàn xe quân sự pháo binh chở linh cữu cố TBT đi trong tiếng quân nhạc hào hùng, giữa cờ hoa rực rỡ. Hai bên đường nhân dân thành phố đứng vẫy tay chào.

    Tại Dinh Thống Nhất ngày 01 - 12 - 2009, tang lễ cố TBT Hà Huy Tập diễn ra long trọng như đài, báo, truyền hình đã đưa tin. Đồng chí Trương Tấn Sang, Uỷ viên Bộ chính trị, Thường trực Ban bí thư vô cùng xúc động khi đọc tiểu sử cố TBT Hà Huy Tập.

    Tại đây cháu Hà Huy Thanh với tư cách là chủ nhiệm chương trình khai quật tìm hài cốt bác Hà Huy Tập đã thay mặt dòng họ Hà và gia đình cố TBT đọc lời cảm ơn Đảng, Nhà nước, chính quyền và nhân dân thành phố Hồ Chí Minh cũng như tỉnh Hà Tĩnh cùng các nhà khoa học, các nhà ngoại cảm đã quan tâm giúp đỡ con cháu dòng họ Hà tìm được hài cốt và tổ chức tang lễ long trọng cố TBT Hà Huy Tập.


    Buổi tiễn đưa hài cốt cụ Hà Huy Tập tại sân bay Tân Sơn Nhất về quê hương Hà Tĩnh

    2h chiều cùng ngày linh cữu bác Hà Huy Tập được đưa ra sân bay Tân Sơn Nhất để về quê hương. Lúc máy bay hạ cánh xuống sân bay Vinh, chị Hà nói: “Cô Ánh bảo là Thánh Hoàng Mười cho biết có nhiều người âm ra đón vong linh bác Tập lắm”. Khoảng 17h máy bay dừng hẳn trên đường băng.

    Bước xuống sân bay nhà ngoại cảm Ánh nói với chúng tôi: “Có cụ Hà Nho, cụ Hà Công Trình, Hà Tông Mục, Hà Huy Phẩm dẫn theo rất nhiều người ra đón bác Tập và có vong linh Hà Huy Long, Hà Huy Nguyễn Hoàng, Hà Huy Thắng, Hà Văn Thuận dẫn người ra đón tiếp”.

    Nghe nhà ngoại cảm nói vậy, nhưng tôi không biết vong Hà Văn Thuận là ai. Mãi sau này về nhà mới được biết Hà Văn Thuận là bác ruột của chú Hà Văn Thạch. Trên đường đi cụ Hà Mại nhập về và hướng dẫn chúng tôi từng việc tiếp theo. Khi đoàn xe về đến Thị trấn Cẩm Xuyên thì cụ Hà Mại bay bóng. Nhưng nhà ngoại cảm Ánh nói: “Em vẫn nghe và nhìn rõ mọi người”

    Có một chi tiết thú vị. Khi đó nhà ngoại cảm Ánh hỏi chúng tôi: “Tôi vừa nhìn thấy một người đàn bà xoã tóc, trông đẹp lắm nhưng không biết là ai mà cứ chạy theo, một ông cụ nói là “gây hay gậy” gì đó của bác Tập... Nghĩa là thế nào hả bác Lợi mà tôi không hiểu được”. Trên xe có chị Hà và chú Tân. Chị Hà thì hỏi: Gậy là cái gì? còn chú Tân nói: Sao lại thế? Tôi liền giải thích: “Đây là tiếng địa phương, người ta gọi là thổ ngữ. Không phải là gậy đâu, mà là “gấy”, nghĩa là...” Mọi người đều cười. Nhưng không biết rằng chuyện đó đã chạm vào nỗi đau vô tận của bác Tập.

    Trên đường từ Vinh về qua cầu Bến Thuỷ, nhân dân ra thắp hương và đứng rất đông ở hai bên đường. Tới Thị trấn Cẩm Xuyên, nhân dân cầm cờ đỏ sao vàng và những lá cờ nhỏ, cờ đuôi nheo vẫy chào người con yêu dấu của quê hương sau 68 năm mới trở về... Khung cảnh thật xúc động và thiêng liêng.

    Khi hài cốt cố TBT Hà Huy Tập được rước về tới khu tưởng niệm cố TBT trước hàng ngàn người dân thì bát hương bốc cháy rừng rực. Trong giây lát tất cả bỗng im phăng phắc...

    9h sáng ngày 2-12-2009 (tức ngày 16 tháng 10 Kỉ Sửu) tỉnh Hà Tĩnh đã tổ chức trọng thể tang lễ cố TBT Hà Huy Tập và 2h chiều cùng ngày hạ huyệt. Nỗi niềm được về với quê cha đất tổ và sự xúc động trước ân tình của Đảng, chính quyền và nhân dân, vong linh bác Hà Huy Tập lại hiển linh trong bát hương bốc cháy rừng rực một lần nữa...

    Sau mọi công việc được hoàn tất tuy có vất vả, trục trặc đôi chút, anh em trong Ban tìm mộ chúng tôi thấy thoả mãn tâm nguyện. Chúng tôi tiếp tục đến điện thờ Đức Hoàng Mười tại chổ ở của nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh để xin thỉnh cầu Thánh Hoàng Mười và cụ tổ Hà Mại, cũng như các vong linh tổ tiên; đồng thời có lời tâm sự và cảm ơn nhà ngoại cảm Ánh. Nhà ngoại cảm Ánh chỉ một mực nói rằng: “Nếu các bác nói lời cảm ơn thì phải cảm ơn Thánh, cảm ơn Đức Hoàng Mười và gia tiên nhà các bác, chứ tôi chỉ là người thực hiện bổn phận, có gì mà phải cảm ơn. Xin nói với các bác, được người âm tin tưởng là tôi thấy hạnh phúc nhất rồi”

    Qua đó, anh em chúng tôi bàn nhau, nhìn nhận lại toàn bộ sự việc một cách trung thực, khách quan và công bằng nhất thì nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh là người đã đồng hành với chúng tôi từ phút đầu tiên tới phút cuối cùng cuộc hành trình. Chính nhà ngoại cảm là người đóng vai trò quyết định mọi vấn đề, ngay cả khi chúng tôi bế tắc nhất. Vậy mà nhà ngoại cảm không bao giờ nói về công lao và thành tích. Anh em chúng tôi quyết định thêu bức trướng dâng lên Đức Hoàng Mười để tỏ lòng biết ơn của con cháu dòng họ Hà đối với Đức Hoàng, với Thánh Mẫu. Đồng thời O Hồng và con cháu cũng thêu một bức trướng cảm ơn nhà ngoại cảm Trần Ngọc Ánh đã giúp O và con cháu thực hiện được tâm nguyện.

    Cũng phải kể đến những người phụ nữ phía sau chúng tôi đó là những nàng dâu họ Hà như chị Bùi Thị Lan, chị Nguyễn Thị Vân, chị Nguyễn Thị Phương Thảo, chị Phong... Họ lặng lẽ cặm cụi lo cho chồng, họ cần mẫn san sẻ nỗi lo và vui sướng theo niềm vui của chồng con.

    Chúng tôi rất trân trọng sự giúp đỡ nhiệt tình của các nhà ngoại cảm và xin cảm ơn các nhà khoa học của Trung tâm NCTNCN như GS-VS Đào Vọng Đức, nhà báo Nguyễn Thị Tuýêt Mai, PGS-TS Hà Vĩnh Tân, GS-TS KH Phan Thị Phi Phi, cử nhân Trần Thu Hà, TS Bùi Hoàng Oanh...

    Chúng tôi xin chân thành cảm ơn các cấp lãnh đạo và nhân dân xã Xuân Thới Thượng, huyện Hóc Môn và Thành Phố Hồ Chí Minh cùnh các cấp, các ngành, nhân dân tỉnh Hà Tĩnh. Xin trân trọng cảm ơn anh Nguyễn Xuân Lam, Chủ tịch hội đồng hương Hà Tĩnh tại TP Hồ Chí Minh, anh Chín Giỏi và anh Hồ Ngọc Hoàng và tất cả đồng bào, đồng chí đã giúp đỡ động viên và chia sẻ với chúng tôi trong suốt cuộc hành trình tìm mộ cố TBT Hà Huy Tập đầy gian nan, vất vả nhưng đã thành công mĩ mãn.

    Chúng tôi bày tỏ sự biết ơn chân thành và cầu chúc những người có khả năng đặt biệt và các nhà khoa học nghiên cứu về tâm linh không ngừng phát triển để giúp đỡ cho mọi nhà, mọi dòng họ hoàn thành tâm nguyện.

    Nguồn: Cuộc tìm kiếm hài cốt cố Tổng Bí thư Hà Huy Tập
    Hà Huy Lợi (chủ biên) - Đại tá Hà Văn Sỹ - PGS. TS. Hà Vĩnh Tân - Hà Huy Thanh - GS. VS. Đào Vọng Đức

  17. #17
    Nhất Đẳng Avatar của Mơ ước
    Gia nhập
    Apr 2012
    Nơi cư ngụ
    Xứ sở bát nháo
    Bài gởi
    1,946

    Mặc định

    Hài cốt được làm lễ theo nghi thức cấp quốc gia.

    Nhưng không thấy nói về kết quả thử ADN theo khoa học. (?).






    .
    Last edited by Mơ ước; 30-07-2013 at 06:22 AM.
    Việt Nam tôi đâu ?

  18. #18

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi Mơ ước Xem Bài Gởi
    Hài cốt được làm lễ theo nghi thức cấp quốc gia.

    Nhưng không thấy nói về kết quả thử ADN theo khoa học. (?).
    Không dám thử vì sợ trật..... heheh....:D
    Điều ngu si, dại dột nhất của con người là mù quáng nghe và tin lời người khác nói mà không chịu phân tích, kiểm chứng xem điều đó đúng hay sai.... :D

  19. #19

    Mặc định

    Đúng rồi, như bài viết có nói kế hoạch tìm mộ đã đăng ký là một đề tài, thì nếu có khâu kiểm chứng ADN mới thực sự thuyết phục. Theo như các chuyên viên xét nghiệm ADN thì chỉ cần một cái răng là có thể đưa đi xét nghiệm được.

    Điều thứ hai trong chuyến tìm mộ này, là đã phát hiện thêm nhiều bộ hài cốt khác bên cạnh, vậy tại sao không xác định đó là ai? Bởi vì rất có thể là các vị cấp cao khác cùng nằm chung một nơi. Trong bài viết chỉ nói ngắn gọn là đã bàn giao cho Thành phố.

  20. #20

    Mặc định

    Cuốn sách này chúng tôi đã được xem ở công ty của một anh bạn khi vừa ấn hành xong . Công ty của anh bạn chúng tôi được người nhà họ Hà nhờ làm bìa và dàn trang , do dó khi in xong họ biếu một quyển . Do nhiều lý do , khi ấn hành đã bỏ nhiều phần trong bản thảo ,điều này đã được dòng họ Hà đồng ý .Cho nên khi xem có nhiều thắc mắc cũng phải thôi. Đây là chuyện quan trọng của dòng họ lớn và liên quan đến lịch sử nước nhà , các bạn cứ yên tâm là chắc chắn đúng , không cần bàn cãi .

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. xin cao nhân giúp đỡ về ngoại cảm và luân hồi
    By phongtran86 in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 28-07-2010, 09:36 PM
  2. Ngoại tớ sắp lìa trần, tớ phải làm gì đây ...?
    By mattroidole in forum Tịnh Độ Tông
    Trả lời: 24
    Bài mới gởi: 16-05-2009, 05:22 PM
  3. Ngoại cảm.....
    By TieuVe in forum Lớp học, Câu lạc bộ, trao đổi kĩ năng, kinh nghiệm
    Trả lời: 1
    Bài mới gởi: 05-08-2008, 04:55 PM
  4. Xin hỏi các nhà ngoại cảm tìm mộ
    By laclongtinhdoi in forum Hỏi Đáp, Tư Vấn
    Trả lời: 9
    Bài mới gởi: 20-07-2008, 01:18 PM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •