kết quả từ 1 tới 13 trên 13

Ðề tài: Thần nhãn

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Thần nhãn

    [B]Geoffrey Hodson

    Những Quyền Năng Thiêng Liêng và Phi Thường của con người

    Sự nẩy nở song song của Tâm Thức và cơ thể.
    Hạch mũi và Tùng quả tuyến là những giác quan.
    Sự khích động những bộ phận ấy bởi luồng Hỏa xà.(Kundalini )

    Thưa bà Hội Trưởng,
    Thưa quý Ông, quý Bà,
    Thưa chư Huynh đệ.
    Tối hôm nay tôi bắt đầu một trong bốn bài giảng lý - thứ nhất, về những quyền năng siêu đẳng và phi thường của con người. Ba bài tiếp theo đó thì tôi sẽ trình bày nội trong tháng tám tới đây.
    Thông Thiên Học dạy là con người vốn có hai thứ quyền năng siêu nhiên. Hai thứ quyền năng đó là :
    1/ Những quyền năng chủ động;
    2/ Những quyền năng thụ động.
    Những quyền năng thụ động tiếng Pháp gọi là Pouvoirs négatifs thuộc về tánh chất thụ động của con người. Những quyền năng đó thường thường được dùng bởi những người mà ta gọi là médiums. Những quyền năng đó có những sở đoản của nó khi người ta dùng nó làm khí cụ để khảo cứu sưu tầm. Nó không phải do nơi luyện tập cái trí hay cái xác thân, hoặc do nơi sự tu luyện mà có. Những quyền năng đó xảy đến cho ta một cách tự nhiên, chứ không phải do ý chí. Người ta không thể dùng nó làm khí cụ để khảo cứu hay sưu tầm về một khoa nào. Xét vì nó là những quyền năng thụ động nên nó đến cho con người do nơi những động lực từ bên ngoài. Những quyền năng ấy thường là vô sở cứ, và người ta không thể thử thách hay thí nghiệm được.
    Vì lẽ đó cho nên người Thông Thiên Học thường chú trọng về những quyền năng mà người ta gọi là quyền năng chủ động hơn; bởi vì người ta nhận thấy rằng : những quyền năng thụ động mà những người médiums dùng để thực hành khoa đồng bóng thường đem tới cho người ta những điều nguy hiểm vô cùng. Những người thực hành khoa đồng bóng thì ý chí của họ càng ngày càng trở nên yếu kém đi, bởi vì họ luôn luôn nạp mình, cả ý chí lẫn xác thân, lẫn tư tưởng cho những sức mạnh từ bên ngoài.
    Sự thực hành khoa đồng bóng đó làm cho người ta càng ngày càng trở nên lụn bại về tinh thần. Ngoài ra những điều nguy hiểm đó, những chuyện đồng bóng còn làm cho người ta bị ma quái ám ảnh. Những người lên đồng cốt sẽ trở nên những vật thụ động, rất dễ bị xâm chiếm bởi những ảnh hưởng xấu từ bên ngoài mà họ không thể nào tự chủ được.
    Và lần lần, họ bắt đầu nghe những tiếng nói vô thinh, nó làm cho họ luôn luôn bị ám ảnh và mất thăng bằng. Những tiếng nói đến cho họ từ những cõi vô hình càng ngày càng mang đến cho họ những điều quái gỡ tai dị.
    Sau dần, thì họ bị những ảnh hưởng ma quái xâm nhập vào mình và họ không thể tự chủ được. Có rất nhiều người, về phương diện tư tưởng, họ không phải là những người mất trí hay loạn óc, nhưng họ là những người bị ma quái ám ảnh. Tình trạng đó khó mà trị cho dứt. Người ta có thể dùng ý chí để xua đuổi mất đi những điều ma quái ám ảnh đó. Nhưng ý chí của nạn nhơn đồng bóng càng ngày càng kém hèn và họ trở nên những vật hoàn toàn thụ động có thể bị ám ảnh nhiều lần sau nữa. Vì những lẽ ấy mà người Thông Thiên Học chúng ta chú trọng đến những quyền năng chủ động hơn là những thứ quyền năng nguy hại như thế. Những quyền năng chủ động có thể luyện tập được và có thể dùng bất cứ lúc nào khi người ta muốn, để làm khí cụ cho sự khảo cứu sưu tầm về mọi phương diện, không phải chỉ một lần mà bất cứ lúc nào tùy ý. Như thế thì những điều gì người ta khảo cứu tìm tòi nên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần để thí nghiệm xem coi có đúng chơn lý hay không. Chúng ta sẽ có dịp học hỏi tới những phương pháp đó sau này. Chúng tôi sẽ trình bày bằng những hình màu rọi để cho chư huynh đệ thấy rõ những cơ quan làm chủ động cho những quyền năng đó.
    Những quyền năng siêu nhiên có thể vận dụng được trong khi người ta vẫn tỉnh táo như thường. Quyền năng đó có thể chia làm ba loại : thứ nhất là Thần nhãn, tức là có thể thấy được những vật vô hình; thứ hai là Thần nhĩ tức là nghe thấy đặng tiếng động nơi cõi vô hình; thứ ba là Kiến tánh, nghĩa là trong khi hoàn toàn thức tỉnh, người ta có thể nhận thức được sự hợp nhất bản ngã của mình với Đại ngã của Vũ trụ; hay là sự hợp nhất của mình với mọi vật, mọi loài trong Trời Đất. Đó là cái quyền năng tối cao và lớn nhất mà người học Đạo có thể thực hiện được. Như tôi đã nói trong những kỳ trước thì điều đó chính là cái mục đích tối thượng, mục đích rốt ráo mà người học Đạo tìm cách thực hiện trong đời học Đạo của họ.
    Thần Nhãn
    Trước hết chúng ta hãy xét về vấn đề Thần nhãn và thử xem Thần nhãn nghĩa là gì ? Nên nhớ rằng : tôi muốn nói Thần nhãn, mà người ta có, do nơi sự tập luyện và người ta có thể dùng ý chí để kiểm soát được. Thần nhãn đó có thể chia ra làm hai phần : Thần nhãn thuộc về xác thể và Thần nhãn thuộc về siêu linh.
    Thần nhãn thuộc về thể chất tức là Thần nhãn thông suốt như quang tuyến X vậy, vì do nó người ta nhìn thấy xuyên mọi vật đông đặc, cứng rắn. Thí dụ: người ta có thể nhìn xuyên qua xác thân con người, khi người ta muốn dùng Thần nhãn để mà khán nghiệm và xem bệnh tật. Do Thần nhãn đó người ta thấy rõ ràng những bộ phận và ngũ tạng lục phủ của con người. Những cơ quan trong con người như huyết mạch, gân cốt, tế bào, ngũ tạng lục phủ và tất cả những cơ quan trong thân thể v. v. . . đều có thể dùng Thần nhãn xem xét tỉ mỉ tùy ý mình muốn. Nhờ đó người ta có thể xem bệnh một cách chắc chắn, không bị sai lầm và dùng nó mà khám nghiệm một bộ phận nào trước khi mổ. Tất cả những điều đó có thể làm với Thần nhãn thuộc về quang tuyến.
    Loại Thần nhãn thứ hai gọi là Thần nhãn phóng đại để dùng xem mọi vật nhỏ phóng đại ra như kính hiển vi vậy. Nhờ Thần nhãn đó mà người ta nhìn thấy những vật rất nhỏ bé li ti như tế bào, hạt nguyên tử. Người ta nhìn thấy những vật nhỏ đó bằng cách phóng đại nó ra như những vật lớn thường vậy. Người ta có Thần nhãn đó là do nơi bí huyệt, hay là luân xa giữa hai chơn mày và do sự hoạt động của một bộ hạch trong óc gọi là glande pituitaire. Bộ hạch óc nối liền với bí huyệt giữa hai chơn mày bằng một cái ống dài độ 7 phân tây. Người ta có thể dùng ống đó để nhìn rõ ràng những vật muốn thí nghiệm như nhìn vào trong kính hiển vi vậy. Khi người ta luyện tập để dùng Thần nhãn đó thì có thể nhìn thấy bất cứ vật nhỏ bé nào. Do quyền năng ấy người ta có thể đặt tâm thức mình vào trong lòng hạt nguyên tử rất nhỏ bé để thí nghiệm xem xét coi vũ trụ bao lớn. Theo bên Ấn Độ Giáo người ta gọi phương pháp thí nghiệm đó là hòa hợp mình với hạt nguyên tử, tức là làm cho tâm thức mình thu nhỏ lại ở trong lòng của hạt nguyên tử. Danh từ tiếng Phạn gọi nó là “Anima”, tức là Thần nhãn phóng đại mọi vật.
    Loại Thần nhãn thứ ba gọi là viễn vọng Thần nhãn(Clairvoyance téléscopique). Do quyền năng đó người ta có thể xem xét những vật rất xa xôi như những tinh cầu trong không gian.
    Loại thứ tư thuộc về Thần nhãn của cái phách. Do quyền năng đó người ta có thể thấy cái phách của quả địa cầu và nhìn thấy bất cứ vật nhỏ li ti nào từ quả địa cầu thoát ra. Người ta cũng nhìn thấy những hạt vi trần (particules) rất nhỏ thoát ra từ những hành tinh khác.
    Khi người ta dùng thần nhãn đó để thí nghiệm, thì sẽ thấy rằng : trong vũ trụ nầy có biết bao nhiêu vạn ức điểm vi trần (particules) rất nhỏ bay lơ lửng trong không gian. Những hạt bụi vi trần li ti đó nhảy nhót lung tung và phát ra ánh sáng. Đó là những hạt nguyên tử của những chất lơ lửng trong không gian. Khi người ta xem xét cái phách của quả địa cầu, thì thỉnh thoảng thấy có luồng ánh sáng bừng lên, chạy từ chỗ này qua chỗ khác. Có khi người ta cũng nhìn thấy ánh sáng đó ở trong khóe mắt của chúng ta. Phân tách luồng ánh sáng ấy, người ta nhận thức rằng : đó là những hiện tượng thuộc về những Tinh linh trong cõi vô hình. Những Tinh linh đó là những sinh vật có khắp mọi nơi ở xung quanh chúng ta. Những Tinh linh ở cõi vô hình đó thuộc về ngũ hành như những loại Tinh linh của Đất, của Nước, của Gió và của Lửa. Những đầu đề đó thuộc về bài giảng sắp tới và tôi sẽ bắt đầu nói trong buổi diễn thuyết tối mai.
    Thần nhãn của cái phách là một quyền năng rất có ích để dùng khám bệnh. Do đó mà cái phách con người có thể xem xét tỉ mỉ được. Khi dùng Thần nhãn thì người ta thấy cái phách chói sáng và có thứ màu đặc biệt. Trong phách có những luồng sinh lực nhiều màu khác nhau. Sự xem xét những bí huyệt và đường sinh lực trong cái phách có thể giúp cho ta nhận thấy rằng : người ta có bệnh tật hay không. Có lẽ trong chư huynh đệ cũng biết người ta có hào quang gọi là hào quang của sức khỏe. Từ hào quang sức khỏe đó người ta thấy phát ra đủ thứ sinh lực có sẵn trong mình.
    Những người khỏe mạnh thì hào quang đó phát ra những tia ngay ngắn và dựng đứng. Những tia đó có thể thấy trong những chỗ nhọn của châu thân, như đầu ngón tay, ngón chơn và các góc cạnh trong mình. Những người có sức khỏe thì các tia đó phát ra từ đỉnh đầu mà lên. Trái lại những người bệnh tật thì hào quang của họ có những tia cúp xuống và xụi lơ. Những tia cúp xuống đó có thể thấy ở nơi những bộ phận bị đau đớn hay là khắp toàn thân. Nếu những tia đó ở khắp cả châu thân thì người ấy bị những chứng bệnh bại hoại kinh niên. Nếu những tia cúp xuống đó chỉ thấy ở trong một bộ phận nào mà thôi, thì chính bộ phận đó bị tê liệt hay đau bại. Như thế chúng ta thấy rằng : cách dùng Thần nhãn đó có thể làm phương pháp để khám bệnh rất hiệu quả.
    Quyền năng kế đó gọi là Thần nhãn siêu đẳng hay là siêu thiên nhiên. Thần nhãn đó có nhiều cấp bực khác nhau. Có thứ Thần nhãn nhìn cõi Trung giới, có thứ Thần nhãn để nhìn cõi Thượng giới và trên cao hơn nữa. Do Thần nhãn đó, người ta có thể thấy ánh sáng phát ra từ hào quang con người và luân xa hay bí huyệt con người.

    Xét vì những nguyên nhân bệnh tật con người phần nhiều do nơi tình cảm hay tư tưởng sinh ra, vậy thì dùng Thần nhãn đó tức là truy nguyên nguồn gốc mọi bệnh tật vậy. Dùng Thần nhãn đó có thể thấy được bệnh tật phát sinh do nơi những tư tưởng sai lạc quấy quá của con người. Những người mang bệnh đó thì thường thường sinh lực của họ bị bại hoại. Người ta thấy hào quang của họ bị hư hỏng xiên vẹo về một phía nào; thí dụ những người bị tuyệt vọng, thất vọng, những người trác táng quá độ, hoặc những người bị cơn kềm chế quá mạnh mẽ. Những người đau khổ quá nhiều thì trong hào quang của họ có những vết như vết thẹo. Trong những thể vô hình tức là những thể thanh cao của con người, thì bộ máy tuần hoàn khác hẳn bộ máy tuần hoàn trong xác thân vật chất này; và trong những thể vô hình đó luôn luôn có sự vận chuyển không ngừng của những luồng sinh lực. Có những nguyên nhân thuộc về kiếp trước, do nơi sự sinh hoạt không đúng phép, do sự sinh hoạt trái đạo làm cho một phần trong các thể vô hình đó bị rối loạn và sự tuần hoàn trong những thể đó bị mất trật tự. Nếu tình trạng ấy tiếp diễn, nếu không tìm cách để trị nó, thì nó có thể mang ảnh hưởng đến xác thể vật chất; và do đó mà bệnh tật phát sinh.
    Như thế chúng ta thấy rằng những quyền năng siêu đẳng là quan trọng như thế nào, nếu trong thế hệ tương lai người ta biết dùng nó làm khí cụ để khám bệnh. Người ta cũng có thể dùng nó để khảo cứu sưu tầm về những vấn đề như là tính chất căn nguyên của vật chất hay những vấn đề liên hệ. Khi người ta luyện tập dùng Thần nhãn đó một cách thuần thục, thì có thể đi du lịch nơi cõi Trung giới được. Như thế nghĩa là trong khi ta hoàn toàn thức tỉnh ta có thể xuất vía ra khỏi xác thân để đi châu du khắp nơi ở cõi Trung giới rồi trở về xác thân trong khi ta vẫn tỉnh táo như thường. Những điều nhìn thấy, kinh nghiệm được ở cõi Trung giới, khi ta trở về với xác thân này thì vẫn nhớ rõ ràng tất cả. Những điều đó làm cho cảm giác trí não người ta hoạt động đến cực độ. Vì lẽ đó mà những người bận rộn việc đời không nên thử dùng phương pháp đó; mặc dầu những phương pháp thí nghiệm để tìm tòi chơn lý thì ai ai cũng có thể thí nghiệm được. Với những quyền năng siêu nhiên như thế người ta có thể thám hiểm quan sát các cõi vô hình và xem xét những hiện tượng, những nhân vật hay những vị Thiên thần sống trên các cõi đó. Khi quyền năng con người được tăng gia thì có thể đi từ cõi này sang cõi khác, mỗi lúc càng cao hơn.
    Khi luyện tập nó đến một trình độ cao thì người ta có thể xem xét được “trí nhớ của vũ trụ” (mémoire de la Nature). Chừng đó có thể dùng Thần nhãn để thấy rõ những hiện tượng đã xảy ra trong quá khứ, những việc thuộc về lịch sử. Người ta có thể thấy những việc quá khứ xảy ra trong lịch sử bởi vì trong cõi thiên nhiên có một thể chất rất tế nhị, tinh anh, mà tiếng Phạn gọi là “Akasha”. Những hình ảnh của các hiện tượng in dấu vết trong cái thể tinh anh của vũ trụ đó gọi là “cliché akashique” (tiên thiên ký ảnh). Đó là những phương pháp rất thú vị và ich lợi mà người ta có thể dùng để khảo cứu tìm tòi. Nếu cần, ta có thể dùng phương pháp đó để xem xét những kiếp quá khứ của con người, hầu tìm cách giúp đỡ họ. Thần nhãn đó dùng xem xét được lịch sử các nước trên quả địa cầu, để khảo cứu học hỏi thêm. Tất cả lịch trình quá khứ của nền văn minh nhân loại có thể khảo cứu được.
    Nếu người nào chưa tiến hóa cho lắm, tức là trình độ Thần nhãn của họ chưa được cao, thì cần phải có một vật gì cụ thể trong không gian và thời gian để thí nghiệm tìm tòi. Trước hết cần phải có một vật gì cụ thể để cầm trong lòng bàn tay, rồi dùng Thần nhãn truy nguyên ra nguồn gốc, lịch sử và tất cả những hiện tượng đã xảy ra xung quanh vật đó. Người ta có thể xét tới những sự kiện đã xảy ra, thuộc về lịch sử của vật gì mà họ cầm trong tay. Thường thường khi dùng phương pháp đó để khảo cứu thì người ta thấy những hiện tượng bày ra rõ ràng trước mắt chẳng khác nào một cuốn phim diễn ra trước mắt cho ta xem vậy. Lần lần tâm thức của ta mở rộng đến một một trình độ cho ta sống hẳn với thời đại xa xăm của lịch sử mà người ta đang khảo cứu tìm tòi đó. Người ta nhìn thấy những nhân vật, với đầy đủ mọi chi tiết đại khái như mặc y phục gì, phong tục tập quán của họ ra làm sao trong thời kỳ lịch sử mà họ đang xem xét. Không phải người ta nhìn vào lịch sử với tư cách một người của thế kỷ XX nầy, mà người ta có cảm giác như đứng lơ lửng trên không để nhìn xuống một cách khách quan những gì đang diễn ra trong lịch sử vào thời đó. Người ta có thể mắt thấy, tai nghe, mũi ngửi được mùi của sự vật đang diễn ra trong lúc đó, chẳng khác nào họ đang sống lại lúc bấy giờ vậy. Nhưng lẽ tất nhiên, người ta không thể can thiệp được vào những điều gì đã xảy ra trong lúc đó, họ chỉ là những người khách quan đi tìm tòi mà thôi.
    Những điều tôi nói qua về Thần nhãn thuộc về thể chất và Thần nhãn siêu đẳng thì bấy nhiêu đó cũng là tạm đủ.
    Nói tóm lại, Thần nhãn đó chia làm 4 loại :
    Loại thứ nhất là Quang tuyến Thần nhãn nhìn xuyên mọi vật (như Rayon X).
    Thứ hai là Thần nhãn phóng đại (xem những vật nhỏ, như là kính hiển vi).
    Thứ ba là Viễn vọng Thần nhãn (clairvoyance télescopique) nhìn những vật ở xa, như viễn vọng kính.
    Thứ tư là Thần nhãn thuộc về cái phách (clairvoyance éthérique).
    Ngoài ra lại còn những Thần nhãn dùng quan sát những cõi Trung giới, cõi Thượng giới và mở rộng tâm thức. Và còn Thần nhãn gọi là Thần nhãn của thời gian, do đó người ta có thể nhìn vào cái thể tinh anh của vũ trụ (Akasha). Với Thần nhãn thời gian, những nhà huyền bí học có thể nhìn thấy những sự vật sẽ xảy ra trong tương lai. Họ có thể đặt ra những câu hỏi khó khăn về tương lai con người, là những vấn đề thuộc về định mạng hay là ý chí.

    Thần Nhĩ
    Bây giờ tôi xin nói đến vấn đề Thần nhĩ. Cũng như Thần nhãn là một giác quan giúp cho người ta thấy được sự vật ở cõi vô hình, thì Thần nhĩ là một giác quan giúp cho ta nghe được những tiếng động ở cõi vô hình. Do những năng khiếu đó, giác quan người ta mở rộng từ cõi hữu hình nầy đến cõi vô hình khác. Những quyền năng đó có thể giúp ta tiếp xúc với những Đấng vô hình ở các cõi trên.
    Do đó người ta có thể tiếp xúc được với kẻ thân yêu vừa quá cố, với những vị Thiên thần ở cõi trên, và nếu được phép, thì họ có thể tiếp xúc với những nhân viên Quần Tiên Hội.
    Còn một bực cao hơn nữa là quyền năng giúp ta nghe được tiếng nói trong nội tâm, tức là tiếng nói của Thượng Đế trong lòng mỗi người vậy. Nghĩa là tiếng nói của linh hồn, tiếng nói của Chơn nhơn luôn luôn vọng lại cho ta để làm khí cụ nối liền Chơn nhơn với Phàm nhơn.
    Tiếng nói Vô thinh đó luôn luôn giúp ta một nguồn cảm hứng và dìu dắt ta trong mỗi hành động hằng ngày của ta. Bằng phương pháp Tham thiền, người ta có thể nghe được tiếng nói của lòng, từ Chơn nhơn thốt ra, hay là bằng ý chí cũng có thể tiếp xúc được với Chơn nhơn của mình. Điều đó chẳng khác nào mình đánh thức Chơn nhơn bằng một (cú) điện thoại vậy. Lẽ tất nhiên mình phải biết số điện thoại đó thì mới có thể kêu nó được. Chúng ta cần phải biết cái ngôn ngữ, cái tiếng nói của Chơn nhơn nói với ta. Tiếng nói của tâm hồn ấy là Tiếng nói của Sự Sống Thiêng Liêng, là tâm thức chung của vũ trụ, của nhân loại.
    Với các quyền năng đó người ta có thể nhận thức rõ những Chơn lý tối thượng. Do đó người ta biết được những Luật lớn của Trời Đất, những điều huyền bí của vũ trụ và vạn vật. Những Chơn lý đó người ta lãnh hội được không phải do nơi sự tiết lộ cho ta biết mà là do nơi sự kinh nghiệm trực tiếp của mình.
    Bây giờ tôi xin nói đến những quyền năng đó đã được phát triển đến đâu trong giai đoạn tiến hóa của nhân loại hiện đại. Thông Thiên Học dạy rằng : trên bước thang tiến hóa của nhân loại, thì người ta chưa đạt đến mục đích. Trong giai đoạn tiến hóa hiện thời thì người ta chỉ mở được năm giác quan mà thôi. Còn hai giác nữa sẽ được phát triển, nghĩa là sẽ khai mở được trong tương lai. Hai giác quan đó tức là Thần nhãn và Thần nhĩ vậy.
    Sự khai mở các giác quan đó phải đến cho ta một cách có trật tự, có phương pháp, nghĩa là được khai mở từ giống dân nầy đến giống dân khác.
    Giống dân thứ nhất tức là giống dân mà xác thân của họ chỉ có cái vía và cái phách mà thôi, thì họ đã mở giác quan đầu tiên, tức là thính giác.
    Giống dân thứ hai có thể xác đông đặc hơn giống dân thứ nhất, thì đã khai mở giác quan gọi là xúc giác.
    Giống dân thứ ba đã hoàn toàn nẩy nở xác thân, họ đã phát triển được thị giác tức là giác quan của con mắt. Thị giác đó trước tiên do nơi con mắt độc nhất ở trên đỉnh đầu. Bên xứ Nouvelle Zélande có giống thằn lằn có ba con mắt. Con mắt ở ngay đỉnh đầu mọc trước nhất, trong 6 tháng đầu nó vừa sinh ra. Sau thời gian đó thì da đầu nó liền lại và lấp bít con mắt đó. Rồi hai con mắt kia mới mọc lên, đó là di tích của con người có một con mắt trên đỉnh đầu thuộc giống dân thứ ba.
    Trong truyện thần thoại có nói tới một giống người gọi là Cyclopes, giống người đó chỉ có con mắt giữa trán. Đó là người ta diễn tả những giai đoạn trong lịch sử mà loài người bắt đầu chỉ có một con mắt mà thôi. Có nhiều quái thai mà những đứa trẻ mới sinh ra có một con mắt ở giữa trán, đó là những di tích còn sót lại của các giai đoạn lịch sử xa xôi đã mất trong ký ức của loài người.

    Giống dân thứ tư là giống dân Atlante mở vị giác hay giác quan của cái lưỡi.
    Giống dân thứ năm thì mở khứu giác hay giác quan của mũi.
    Trải qua dòng thời gian khi loài người càng tiến hóa, thì những giác quan đó càng ngày càng phát triển thêm nhiều.
    Giống dân thứ sáu thuộc về nhân loại tương lai sẽ mở được giác quan thứ sáu, tức là Thần nhãn và Trực giác. Hiện thời bây giờ có một vài người phát triển được giác quan thứ sáu và đó chính là đầu đề để chúng ta học hỏi về những quyền năng siêu nhiên của con người.
    Còn giống dân thứ bảy là giống dân cuối cùng của nhân loại trên quả địa cầu, nó sẽ phát triển tất cả mọi giác quan một cách hoàn toàn. Ngoài ra, giống dân thứ bảy đó lại còn khai mở được Thần nhĩ và thực hiện được sự hợp nhất mình với tất cả mọi loài. Xét về sự tiến hóa của nhân loại, thì đến giống dân thứ bảy, người ta sẽ đạt tới sự phát triển của mọi giác quan. Sau giai đoạn đó, thì quả địa cầu sẽ chìm trong một giấc ngủ triền miên và tất cả nhân loại sẽ do luồng sóng sinh hoạt dắt dẫn qua một quả tinh cầu khác, và cứ mỗi lần như thế, thì người ta lại càng phát triển thêm đủ mọi quyền năng.
    Sau cùng thì người ta có thể hỏi rằng : “Vậy chớ cơ quan nào làm chủ động cho giác quan siêu nhiên vừa nói đó ?” Theo như tôi đoán thì có lẽ chư huynh đệ cũng biết rõ về những điều ấy. Những bộ phận đó hiện thời chưa lộ ra ngoài xác thể của ta như năm giác quan mà ta đang có.
    Đó là bộ hạch trong óc gọi là pituitary gland, là cơ quan của Thần nhãn và bộ Tùng quả tuyến gọi là pineal gland, tức là cơ quan của Thần nhĩ. Hai cơ quan đó là của Thần nhãn và Thần nhĩ, nó thuộc về giác quan siêu đẳng của con người. Do những cơ quan đó, người ta có thể phát triển được tâm thức thuộc về Thượng trí và Bồ đề. B
    ây giờ chúng ta hãy xem xét cái động lực nào, cái sức mạnh nào làm phát động những cơ quan đó. Có một năng lực thần bí tiềm tàng trong vũ trụ và trong con người. Người ta gọi nó là ngọn Lửa Thiêng sáng tạo. Nó là nguyên nhân mọi sự sanh hóa, mọi sự sinh nở của muôn loài trong Trời Đất.
    Nó ẩn trong tủy xương sống con người, khoanh tròn lại bảy vòng như hình con rắn và nằm trong xương mông dưới chót xương sống. Hiện bây giờ nó đang thức tỉnh một phần nào. Một khoanh trong bảy vòng đó đang khích động. Chính cái khoanh đó làm cho thần kinh hệ của chúng ta hoạt động và nó cũng là cơ quan truyền tiếng nói của ta nơi cõi vô hình. Khoanh thứ hai trong bảy khoanh đó cũng đang khích động, chính nó chủ động của sự sanh hóa và làm cho người ta có thể sinh nở được.
    Do nơi công phu luyện đạo, ngọn Lửa Thiêng đó bị khích động và đi lên đến đỉnh đầu. Sức mạnh thần bí đó gọi là Kundalini, một sức mạnh thuộc về điện lực, khi nó lên thì nó đi theo một đường vòng trôn ốc, rồi chui vào trong óc, là như nó phát điện cho bộ óc của ta vậy, nghĩa là làm cho bộ óc ta nhạy cảm thêm, và làm cho ta có thể đáp lại hay nhận thức được tiếng nói của Chơn nhơn. Nó cũng làm cho hai bộ hạch óc pituitary và pineal được khích động. Bộ óc của ta bị khích động bằng phương pháp đó thì nó làm cho ta nhận thức được những sự vật xảy ra trong cõi Trung giới và các cõi vô hình.
    Đó là những giáo lý mà Thông Thiên Học dạy ta về những quyền năng siêu đẳng của con người, và địa vị của nó ở trên những nấc thang tiến hóa của nhân loại, nghĩa là những giai đoạn thuộc về quá khứ, về hiện tại của loài người. Nó cũng dạy ta về năng lực của những bộ phận do đó mà ta có những quyền năng siêu đẳng, và ngọn Lửa Thiêng thuộc về điện khí làm khích động được những quyền năng đó. Như thế chúng ta thấy rằng chúng ta phải biết ơn giáo lý Thông Thiên Học đem đến cho chúng ta những tài liệu rất đầy đủ và sáng suốt để chúng ta hiểu được những điều huyền bí trong vũ trụ. Ngoài những điều thuộc về xác thân, giáo lý Thông Thiên Học còn dạy chúng ta các điều thuộc về những cõi tư tưởng và tinh thần nữa. Chính cái đó nó làm cho giáo lý Thông Thiên Học có giá trị.
    Đó là nguyên nhân vì sao mà người Thông Thiên Học chúng ta cần phải biết ơn những vị Chơn Sư đã tiết lộ các điều bí mật đó. Chính những vị Chơn Sư ấy đã khám phá các điều bí mật của vũ trụ và truyền cho nhân loại từ điều này sang điều khác, nhất là hai vị Chơn Sư đã thành lập Hội Thông Thiên Học. Do nơi Hội Thông Thiên Học mà những giáo lý thâm sâu và huyền diệu đó được tiết lộ cho nhân loại để giúp đỡ họ trên con đường tiến hóa. Như thế chúng ta có thể tin rằng thật là một điều vinh hạnh vô cùng cho chúng ta được làm một người Thông Thiên Học !

    Nguyễn Tấn Tài và Nguyễn Hữu Kiệt.
    Biên soạn

    Geoffrey Hodson (1955): Giám đốc Nghiên cứu của trường Minh triết tại Trụ sở Quốc tế của Hội Thông thiên học ở Adyar (Ấn Độ)




    HÌNH THIÊN THẦN DO ÔNG HODSON NHÌN THẤY :




  2. #2

    Mặc định cái nhìne

    không có gì căng thẳng không có gì cao siêu làm cho sao động lay động

    tấm thân vốn nhỏ xíu này La vie ....simple.........Dưới chân Thầy .......

    ....toàn bộ hiển hiện mạch lạc từ đó xem nhân quả biễu diển vậy là

    Anne Be.. nếu chưa biết rồi đây sẽ biết..............Vậy thôi....

  3. #3

    Mặc định tt

    HÌNH NGUYÊN TỬ DO ÔNG LEADBEATER NHÌN THẤY :



    HÌNH THIÊN THẦN DO THẦN NHÃN CỦA HODSON NHÌN THẤY :



    Hình Thiên thần -Bà mụ đang tạo thai nhi mới (hình do ông Hodson nhìn thấy )



    THẦN HOA HỒNG :

    [IMG] Uploaded with ImageShack.us[/IMG]

  4. #4

    Mặc định tt

    FOHAT, KUNDALINI,

    SỨC MẠNH HUYỀN BÍ TRONG CON NGƯỜI

    Diễn giả: Đại Đức Geoffrey Hodson
    Thông dịch viên: Ông Nguyễn Hữu Kiệt

    Thưa chư Huynh đệ,

    Đầu đề buổi thuyết pháp hôm nay là “Fohat, Kundalini và con người”. Tôi có nhắc nhở cho chư huynh đệ rằng: đầu đề đó chúng ta chỉ nên học hỏi về mặt lý thuyết mà thôi. Sở dĩ tôi nói về vấn đề nầy không phải tôi khuyến khích chư huynh đệ tập luyện luồng hỏa hậu Kundalini trong con người. Luồng hỏa hậu đó có một sức mạnh nguy hiểm vô cùng, đến nỗi lời giảng dạy từ nghìn xưa về đầu đề đó đều được truyền dạy dưới hình thức tượng trưng mà thôi.

    Chiều hôm nay tôi xin đề cập nó qua quan niệm của Ấn Độ Giáo được phổ biến với hình thức nghệ thuật Ấn Độ. Luồng hỏa hậu trong con người chính là tinh hoa của điện lực trong vũ trụ. Sức mạnh đó hiện diện khắp nơi, trong mọi loài cho đến mỗi nguyên tử. Danh từ Tây Tạng gọi nó là FOHAT. Danh từ đó vẫn thường dùng trong kho sách vở về giáo lý Thông Thiên Học mà các bực tiền bối đã viết từ lúc khởi đầu. Sức mạnh thần bí ấy hiện diện trong khắp cơ thể con người, nó tập trung nơi xác thân. Theo như bà Blavatsky đã viết, thì sức mạnh thần bí đó ẩn tàng trong những đốt xương sống cuối cùng của con người; nó cũng ở trong cái phách và tủy xương sống con người. Sức mạnh ẩn tàng trong con người gọi là Kundalini. Danh từ đó có nghĩa là sức mạnh hoạt động đi theo con đường quanh co chẳng khác nào rắn bò.

    Tôi cũng đã nói sơ về cách hoạt động của luồng hỏa Kundalini và những con đường của nó đi lên từ chót xương sống đến bộ óc. Sức mạnh luồng hỏa đó là chủ động mọi tình dục và mọi sự hoạt động thần kinh hệ của chúng ta. Luồng hỏa đó hoạt động trong con người bằng hai phương pháp trên.

    Trong giai đoạn tiến hóa của nhơn loại tương lai và những cuộc tuần hoàn sắp tới, thì bảy khoanh của luồng hỏa hậu trong con người sẽ đều kích động tất cả. Sự kích động ấy sẽ đem tới cho nhơn loại tất cả những quyền năng của vị Chơn Tiên. Như thế thì trình độ tiến hóa con người có căn cứ vào mỗi khoanh trong luồng hỏa hậu đó được kích động hay chưa. Luồng hỏa Kundalini là một sức mạnh về điện lực có ba chiều khác nhau. Sức mạnh về điện lực đó có ba phương diện khác nhau là điện âm, điện dương và điện không âm không dương. Có một điều lý thú mà ta nhận thấy là của các nhà bác học đời nay đã khám phá ra được cái sức mạnh về điện lực đó ở trong mỗi nguyên tử mà người ta gọi là ba sức mạnh. Sức mạnh thứ nhứt là Proton hay là điện dương, hay là dương điện tử. Sức mạnh thứ nhì gọi là Electron hay là điện âm, hay là âm điện tử. Sức mạnh thứ ba gọi là Neutron hay là điện tử không âm không dương. Như thế thì trong toàn thể vũ trụ đều có hiện diện ba sức mạnh đó.

    Trước khi luồng hỏa Kundalini được kích động dậy lên thì trong trạng thái tiềm tàng của nó có đủ ba luồng điện thuộc về ba hạng đó. Trong khi luồng hỏa Kundalini được kích động quá trớn thì ba sức mạnh ấy cũng bị kích động theo. Phương pháp thứ nhứt làm kích động luồng hỏa Kundalini là dùng một thần lực thuộc về ý chí (atma) từ cõi trên giáng xuống xuyên qua tủy xương sống để kích động luồng hỏa hậu nằm dưới xương mông. Trong khi đó thì ba điện lực âm, dương và không âm không dương trong xương mông con người đều bị kích thích và chúng nó dậy lên. Như tôi đã nói kỳ trước, sức mạnh đó dậy lên theo đường giữa tủy xương sống. Luồng điện dương bên Ấn Độ gọi là Pingala. Đường điện dương gọi là Pingala đó đi lên bộ óc thì liên lạc với bộ hạch mũi (corps pituitaire). Đường khác thuộc về luồng điện âm thì đi theo con đường đối lập với con đường Pingala. Đường thuộc về điện âm đó gọi là Ida. Do đó hai đường âm và dương gặp nhau khi đi lên bộ óc, thì luồng điện âm kích động bộ óc: đường đó chứa điện âm để lên bộ óc. Giữa hai đường đó có một đường đi thẳng mà người ta gọi là Sushumna. Do đó luồng điện không âm không dương của hỏa hậu đi thẳng một mạch tới bộ óc.

    Có một chuyện thần thoại bên Tây phương có lẽ chư huynh đệ cũng đã biết; nó diễn tả sự kích động luồng hỏa hậu và sự đi lên của nó. Những chuyện thần thoại đó đến với chúng ta giữa thế hệ nầy do nơi khoa Pháp môn huyền bí cổ truyền. Những sự bí mật của trời đất tiết lộ cho chúng ta bằng những tượng trưng để tránh cho những bực sơ cơ khỏi lạm dụng sức mạnh huyền bí để mưu cầu sự ích lợi riêng cho mình.

    Đây là một câu chuyện cổ kích động luồng hỏa hậu Kundalini. Tựa chuyện đó là “Chuyện một người đẹp đang ngủ”. Chuyện một nàng công chúa tuyệt sắc sống chung với vua và hoàng hậu nơi một lâu đài xinh đẹp.

    Một khi kia người phù thủy nổi giận và muốn trả thù nàng công chúa bằng cách làm cho tất cả gia quyến nàng và tôi tớ đều bị đắm chìm trong giấc ngủ mơ màng kéo dài đến 100 năm, nhưng xác thân họ không thay đổi. Trải qua thời gian ấy thì lâu đài, cung điện bị rễ cây và cây rừng lan rộng bao trùm mất. Ngày nọ có một vị hoàng tử đẹp trai đến cung điện, bước vào cửa chánh lần đến các phòng thấy mọi người đang ngủ mê. Đến phòng công chúa vị hoàng tử thấy công chúa tuyệt đẹp đang ngủ: chàng đâm ra si tình bèn cúi xuống đặt cái hôn trên má nàng công chúa. Kết quả của sự hôn đó rất thần tình là làm cho mọi người trong cung thức dậy. Sau cùng nàng công chúa kết hôn với vị hoàng tử đẹp trai và sống một cuộc đời hạnh phúc tới già.

    Đó là câu chuyện thần thoại diễn tả cả một lịch trình tiến hóa con người. Nó cho ta biết rằng: tâm thức siêu linh con người ngủ mê trước khi được đánh thức. Nó chỉ cho chúng ta biết bằng cách nào phàm nhơn con người, trong khi đang mê mang vật chất, mà nhờ ảnh hưởng của chơn nhơn, của tánh chất thiêng liêng mới kích động trở lên.

    Sau cùng phàm nhơn và chơn nhơn đều hợp nhứt. Nàng công chúa tượng trưng phàm nhơn đang ngủ. Hoàng tử đẹp trai tượng trưng chơn nhơn. Hai cái gặp nhau và sau cùng đi đến chỗ hợp nhứt. Ngoài ra người ta còn hiểu một cách thâm sâu hơn câu chuyện đó. Nàng công chúa đang ngủ trong lâu đài là luồng hỏa Kundalini đang ngủ trong xác thể con người chờ khi thức tỉnh. Hoàng tử tức là atma, tức là ý chí. Khi atma từ cõi trên giáng xuống để kích động Kundalini trong xương sống và bằng sức mạnh thần bí nó đụng luồng hỏa Kundalini, thì luồng hỏa Kundalini thức động lên, và đến đỉnh đầu, thì khi đó con người có tâm thức siêu việt thiêng liêng để có thể hợp nhứt với Thượng Đế.

    Câu chuyện thần thoại đó do các vị Chơn sư đời xưa muốn giấu sự bí mật của Thiên cơ để loài người khỏi lạm dụng sức mạnh thần bí và cũng để loài ngưới có dịp đem ra dùng trong thế hệ tương lai.

    Hình thức tượng trưng mà người ta dùng để chỉ Kundalini, là con rắn hay con rồng mà bên phương Đông người ta hiểu bằng ba ý nghĩa sau đây:

    1.- FOHAT là sức mạnh sáng tạo trong vũ trụ;

    2.- Tánh chất thiêng liêng Thượng Đế trong hình thức minh triết; con rắn hay rồng tượng trưng sự minh triết. Sở dĩ dùng hai con vật đó chỉ sự minh triết là vì hai con vật đó bò sát đất để len lỏi chui vào vật khác. Sức mạnh sáng tạo vũ trụ là sức mạnh sáng tạo con người.

    3.- Con rắn cũng tượng trưng những bực Chơn Tiên đắc đạo theo danh từ Naga bên Ấn Độ Giáo. Tóm lại, rắn hay rồng là hình thức tượng trưng cho những bực Chơn Tiên đã hoàn toàn giải thoát. Rắn cũng tượng trưng cho sự luân hồi chuyển kiếp con người. Mỗi khi rắn đổi lớp, thì nó bỏ lớp da cũ để khoác lớp da mới. Con người cũng vậy: sau khi chết, thì con ngươi bỏ xác phàm, rồi đi đầu thai trở lại mang lấy xác mới. Như thế rắn là hình thức tượng trưng để diễn tả sự luân hồi hay chuyển kiếp.

    Soạn giả

    NGUYỄN TẤN TÀI

  5. #5

    Mặc định tt

    TÙNG QUẢ TUYẾN (PINEAL GLAND ) - THẦN NHỈ
    HẠCH ÓC (PITUITARY GLANT ) _ THẦN NHÃN
    ( Xem bài trên của Đại đức G.Hodson )




    THIÊN THẦN KUNDALINI do G.Hodson nhìn thấy :



    7 LUÂN XA
    CHÁNH ĐẠO CHỈ DÙNG 7 LUÂN XA
    Phía trước cơ thể ,luân xa thấp nhất mà chánh đạo dùng là ở vị trí rốn.




    CHÂN DUNG HAI NHÀ SÁNG LẬP HỘI THÔNG THIÊN HỌC
    ÔNG H.S.OLCOTT VÀ BÀ H.P.BLAVATSKY:




    BÀ H.P.BLAVATSKY VÀ CHƠN SƯ :


  6. #6

    Mặc định

    -nàng công chúa ngủ 100 năm, như vậy viịec tu luyện có thể kéo daig 100năm, (dục tốc bất đạt)
    ngủ 100năm vì ăn trái táo nào đỏ, đó là gì? dục tính?, đam mê ,khoái lạc?
    -Hoàng tử đến : tình yêu trong sáng, tình dục bản năng ?

  7. #7

    Mặc định tt

    NHỮNG NGUY HIỂM CỦA KUNDALINI

    Trích từ KUNDALINI: AN OCCULT EXPERIENCE

    Tác giả G. S. ARUNDALE
    Bản dịch Chân Như 2006

    Vì vậy ta phải nhấn mạnh rất nhiều tới những nguy hiểm của việc khơi hoạt Kundalini. Ta hãy khảo sát bản chất của chúng. Trước hết và trên hết ta có nguy cơ kích thích tình dục sao cho cá nhân bị kiệt quệ hết sinh lực do bị tình dục ám ảnh. Sự loạn trí cũng nằm theo đường lối này. Sinh lực tình dục và hoạt động tình dục có liên quan mật thiết tới Kundalini, vì cả hai đều có tính cách vô cùng sáng tạo về bản chất và sự phát triến của thứ này ắt kích động sự phát triển của thứ kia. Mọi thôi thúc tình dục phải bị hoàn toàn kiểm soát, tùy ý của cá thể và phải ở tình trạng của điều mà ta có thể gọi là sự siêu hóa, nghĩa là nó phải được nhận ra là một phép bí tích và do đó được dùng một cách kính cẩn theo tinh thần tận hiến. Sự phân biệt về giới tính với đủ mọi hàm ý của nó là một trong những tặng phẩm đầu tiên mà Thượng Đế ban cho các con của mình; nó thường bị lạm dụng và sử dụng một cách thô bạo, nhưng cuối cùng ta phải học cách tiếp cận với nó giống như người tu sĩ chân chính tiếp cận với bàn thờ. Chỉ những kẻ nào đã tiếp cận được như thế với thiên tính của tình dục thì mới có thể được an toàn giao phó cho mình cái tặng phẩm sau này là Kundalini mà y có thể vận dụng một cách an toàn và có ích qua việc đã được thử thách và tỏ ra đáng tin cậy.

    Hai là có nguy cơ làm xáo trộn sự thăng bằng nhịp nhàng của thể xác do kích thích không kiểm soát được đủ thứ trung tâm lực của cơ thể - có thể là làm hại cho quả tim, cho thần kinh hệ thông qua nhật tùng, cá nhân trở thành một kẻ tàn tật mãn tính và nói chung là bộ óc xác phàm bị suy thoái, tạo ra một sự căng thẳng rốt cuộc là loạn trí. Ta có thể tránh được nguy cơ này miễn là cá thể phải hoàn toàn khỏe mạnh, đã được một mức độ tự chủ cao, suy nghĩ một cách tịch lặng và minh bạch chứ không bao giờ hẹp hòi, và không nô lệ cho bất kỳ sự thôi thúc tình dục nào, thật ra có rất ít khuynh hướng tình dục nếu không phải là tuyệt nhiên không có. Ta nên nhớ rằng cho dù việc khơi hoạt Kundalini có thể giúp y rất nhiều thì sự phát triển của nó vẫn phần lớn là tùy thuộc vào y. Y phải theo dõi đủ thứ hiện tượng và điều tiết chúng. Bằng cách nào? Y sẽ biết cách nếu y đã sẵn sàng khơi hoạt nó. Ở đây ta không cần đưa ra thêm chỉ dẫn nữa, vì dấu hiệu của một cá nhân đã sẵn sàng khơi hoạt Kundalini cốt ở nơi tri thức trực giác về điều mà ta phải làm và nơi sự trợ giúp của đấng Minh triết.

    Ta không bao giờ được quên rằng thể xác vốn thô trược hơn và do đó khó thích ứng hơn mọi thể khác, và điều này có khuynh hướng gây ra sự tập trung thần lực ở một vùng đặc bịêt chứ không phân bố tổng quát trên toàn bộ cơ thể. Nếu ta xét tới chẳng hạn như thể vía và thể trí thì ta nhận thấy rằng theo một ý nghĩa nào đó mỗi thể này là một cơ quan lớn duy nhất. Trong trường hợp các thể thuộc nội giới thì các chức năng (mà trong một chừng mực nào đó vốn liên kết với những bộ phận đặc thù của thể xác) có tính cách phổ quát hơn. Có lẽ trong một chừng mực nào đó ta vẫn còn có thể nói tới sự định xứ nơi các thể nội giới, nhưng ít nhiều gì thì trọn cả thể vía đều cảm xúc, đều nhận ấn tượng, đều giao tiếp. Điều này cũng đúng với thể trí. Trọn cả thể trí đều suy nghĩ.

    Thế mà đối với thể xác trong khi xúc cảm được phân phối ở khắp nơi, trong khi các trung tâm lực đặc biệt chịu ảnh hưởng của những xúc cảm và cảm giác thuộc loại không thông dụng thì bộ óc lại đóng vai trò kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể vía. Ta hãy làm tê cóng bộ óc, tê cóng những dây thần kinh giao tiếp với bộ óc thì xúc cảm sẽ biến mất đối với tâm thức đang tỉnh táo, mặc dù những hậu quả của nó vẫn còn rơi rớt, bằng chứng là cú sốc sau một vụ mổ mà do ảnh hưởng của thuốc mê nên con người tạm thời không bị đau.

    Cũng giống như vậy, bộ óc là kênh giao tiếp chính yếu giữa thể xác và thể trí. Tôi cảm thấy chắc chắn rằng thể trí gây ấn tượng theo một mức độ nào đó lên mọi bộ phận của thể xác sao cho mọi bộ phận đều “suy nghĩ” đến một mức độ nào đó cũng giống như mọi bộ phận đều cảm xúc. Nhưng bộ óc là trung tâm chính yếu, là cầu nối vĩ đại đối với ngoại giới. Vì vậy ta có thể hình dung các thể nội giới gây áp lực trên khắp thể xác nhưng áp lực lớn nhất là ở cầu nối bộ óc. Bộ óc đứng mũi chịu sào tương đối dễ dàng trong những trường hợp bình thường và đối với những cá nhân bình thường, vì thật ra chỉ có rất ít những kênh dẫn nhỏ được phép mở ra giữa các thể khác nhau.

    Nhưng Kundalini tất nhiên sẽ lưu chuyển độc lập với những kênh dẫn thông thường để làm linh hoạt những trung tâm lực nhạy cảm nhất và tiếp nhận năng lượng nhiều nhất. Vì thế cho nên sự tập trung vốn sẵn có sẽ được tăng cường rất nhiều, thường thường là khi cơ quan hữu quan đã quá tải rồi. Một cá nhân mà vì lý do nào đó Kundalini có khuynh hướng kích động y thì chắc chắn là đang sống ở mức độ thực ra là chịu nhiều áp lực. Y rất có thể là vô cùng linh hoạt. Y rất có thể là tập trung sâu sắc thần lực nơi đủ thứ cơ quan của mình, những sự tập trung này thay đổi tùy theo việc y sử dụng cơ quan này hơn là cơ quan khác. Kundalini rất có thể là “giọt nước làm tràn đầy ly nước” nhấn chìm cá thể không may đó vào trong bóng tối tàn ác nếu y không phải là lực sĩ tâm linh đã được rèn luyện để chịu đựng sự căng thẳng đó.

    Chắc chắn là ở giai đoạn tiến hóa này phải xuất hiện những kênh dẫn giao tiếp giữa các nội giới và cá thể chủ yếu là sống nơi ngoại giới. Nhưng những kênh dẫn đó rất có thể là không đủ độ sâu, và nếu thình lình thần lực tràn vào như xoáy ốc qua một trong những kênh dẫn đó, hoặc trực tiếp nhập vào một cơ quan của thể xác thì chúng có thể bị “vỡ ra” và gây nên thảm họa.

    Khi các thể xác, vía và trí bắt đầu tan hòa vào các đối thể cao siêu chẳng hạn như trong trường hợp những người đang kết liễu kiếp người xét về mặt bị giam hảm trong các hạ thể, thì Kundalini tự nhiên là lưu chuyển mà không gặp sự cản trở tối thiểu nào. Bắt đầu chỉ còn có một Lửa duy nhất, một Sự Sống duy nhất. Ở những giai đoạn sớm hơn thì việc cực kỳ thận trọng có tầm quan trọng sống còn vì Hỏa xà không hề phân biệt. Nó thiêu rụi hết. Nó có khuynh hướng chảy theo những đường ít bị đề kháng nhất và đôi khi những đường đó có thể dẫn xuống dưới chứ không phải dẫn lên trên với hậu quả tai hại khôn xiết.

    Khi sự phát triển diễn ra, khi tâm thức cao siêu dần dần chiếm ưu thế thường trực thì sự xuyên thấu lẫn nhau trở nên nhịp nhàng hơn, trọn cả tác nhân bên dưới đáp ứng một cách tức khắc và phong phú hơn với sự kích thích từ bên trên.

    Thế thì việc khơi hoạt Kundalini có tác dụng ra sao? Thực ra thì nó mở banh ra những cánh cửa cống cho đến nay chỉ mở chầm chậm và từ từ. Và trong trường hợp người thường thì nó chỉ mở ở một mức độ rất hạn hẹp. Bắt đầu có sự giao tiếp hoàn toàn giữa mọi thể, mặc dù việc vận dụng và thuyết giải những sự giao tiếp đó tất yếu là vấn đề phải kéo dài trong một thời gian lâu sau khi đã xác lập được sự giao tiếp mở đầu. Các hạ thể bắt đầu phản ánh được càng ngày càng rõ rệt những đặc trưng của các thể cao thuộc thượng trí và hạ Bồ đề. Các trạng thái tâm thức bắt đầu lồng vào nhau sao cho xuất hệin một sự liên tục tâm thức mà con người cho đến lúc đó chưa hề trải nghiệm. Điều này có nghĩa là sự nhạy cảm gia tăng ghê gớm xuyên suốt mọi thể đòi hỏi một mức độ lớn lao của sự tự chủ mà ta thường xuyên nhấn mạnh.

    Thỉnh thoảng thì trong trường hợp của nhiều người, Kundalini phải được phát triển ở nơi chốn phồn hoa đô hội (nơi mà nguy hiểm ắt lớn hơn) chứ không phải trong rừng thẳm (nơi mà nguy hiểm chỉ là tối thiểu). Thời gian quá quí báu nên ta không thể biệt lập với thế giới nhất là trong thời buổi hiện nay; và ta phải chấp nhận sự mạo hiểm. Trọn cả thể xác trở thành một khí cụ vô cùng nhạy cảm đã được tẩy trược với mọi quan hệ qua môi trường xung quanh, do đó nó có thể dễ dàng bị xé tan thành mảnh vụn do kết quả tác động của những rung động thô trược và là điều kiện tất yếu để khơi hoạt Kundalini, và đó là sức khỏe của người trưởng thành hơn là của thanh niên.

    Nhưng còn hơn thế nữa. Mặc dù trọn cả thể xác đã trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều thì bộ óc vẫn phải đứng mũi chịu sào. Áp lực lên óc phàm gia tăng rất nhiều vì bộ óc là cầu nối chính giữa thể xác và các thể nội giới. Liệu bộ óc có thể chịu được áp lực đó chăng? Đây có lẽ là vấn đề chính yếu liên quan tới việc khơi dậy Kundalini. Câu trả lời phần lớn là tùy thuộc vào mức độ mà chất xám của óc phàm đã đủ phát triển, trui rèn và củng cố chưa (nhờ vào sự tự chủ) để chịu sự căng thẳng đó. Có lẽ tình trạng và số lượng của các loa tuyến cũng là một yếu tố quyết định và chúng biểu thị tình trạng của các kênh tiếp xúc và của điều dường như là khả năng vươn rộng ra của chính vật chất thuộc xác phàm. (Tôi cũng chẳng biết nói sao hơn nữa). Nó phải có thể uốn cong mà không bị gãy. Ở đây tôi không dùng từ “uốn cong” theo nghĩa đen, có lẽ từ “thích ứng” ắt là chính xác hơn. Tôi nghĩ rằng áp lực của các thể nội giới có bản chất giống như dòng chảy của một lưu chất, một dòng chảy dường như không gì cưỡng lại nỗi. Liệu bộ óc có thể uốn mình theo dòng chảy đó, bị nó khuất phục và thích ứng với nó chăng? Nếu được như vậy thì tốt thôi, nhưng sự cứng ngắt sẽ gây chết người và khi dùng từ cứng ngắc tôi không phải chỉ ngụ ý có thể nói là cứng ngắc của thể xác mà còn là sự cứng ngắc của thể trí và thể vía. Sự cứng rắn này chuyển dịch thành ra việc dựng nên những rãnh bên trong bộ óc (và quả thật cũng bên trong trái tim nữa) sẽ vỡ ra chứ không chịu mở ra. Đây là một vấn đề rất phức tạp vì cơ bản thì minh triết trong việc khơi hoạt Kundalini tùy thuộc phần lớn (mặc dù không hề toàn bộ) vào tình trạng của thể hạ trí và thể vía. Cũng như tùy thuộc vào mức độ mà thể Thượng trí và thể Bồ đề bắt đầu tiếp xúc và tự khẳng định. Nhưng ta cũng phải xét tới tình trạng của thể xác nữa, mặc dù nó chỉ là phản ánh tình trạng của các thể nội giới. Vậy thì vấn đề là: Liệu các thể nội giới đã được phát triển và kiểm soát đúng mức chưa, và liệu thể xác đã phục hồi chưa sau khi nó đã bị lạm dụng mà tất yếu phải xảy ra trong quá trình dài phát triển? Đó là vì thể xác thay đổi từ kiếp này sang kiếp khác (nói chung thì thể vía và thể hạ trí cũng giống như vậy) song mỗi thể mới đều được uốn nắn để phản ánh và biểu diễn mức độ phát triển mà con người đã đạt được. Quả thật có thể có trường hợp tinh thần đã sẵn sàng nhưng xác thịt lại yếu đuối, có trường hợp Chơn ngã đã sẵn sàng nhưng các hạ thể còn yếu đuối vì lý do thể xác trong tình trạng hiện nay không thể chịu được sự căng thẳng của Kundalini. Trong những trường hợp đó có thể cần phải chờ tới một kiếp khác để cho những hình tướng hiện hữu bị phá vỡ đi thay thế bằng những hình tướng mềm dẻo hơn. Rõ ràng là từ mọi điều nêu trên ta thấy quá trình khơi hoạt Kundalini quả thật là phức tạp biết dường nào, và cá nhân nào tìm cách khơi hoạt nó mà không chịu sự chế tài khôn ngoan, không được dẫn dắt đúng mức, quả là liều lĩnh biết dường nào. Y hầu như chắc chắn sẽ chịu những sự đau khổ khủng khiếp. Vì thế cho nên bộ óc mới là một chỗ rất nguy hiểm, tai họa thường là do kết quả của một bộ óc quá căng thẳng. Nghe nói con đường huyền bí học rải rác nhiều thảm họa. Tôi trộm nghĩ rằng con đường khơi hoạt Kundalini (cho dẫu ở những giai đoạn rất sơ khởi) còn rải rác nhiều thảm họa hơn nữa. Giáo hoàng có nói:

    Chỉ học một chút, tôi ắt là một điều nguy hiểm.

    Hãy uống cho nhiều bằng không con sẽ không thưởng thức được Suối nước Pierian. (nước cam lồ).

    Trước khi bất kỳ người nào tìm cách khơi hoạt Kundalini thì y nên biết nhiều đìêu về nó nhất là về những nguy hiểm của nó, y nên làm quen mật thíêt với những nguy hiểm đó. Thế rồi y sẽ dẹp điều đó sang một bên cho tới khi y nhận được khuyến cáo bắt đầu. Chỉ bíêt chút ít khiến cho y có khuynh hướng điên rồ. Khi y đã uống được nhiều rồi thì y sẽ nhận ra được rằng bổn phận cấm không cho y thực nghiệm, những kết quả thực nghiệm khi tiến hành trong sự vô minh ắt gây ra tai họa trước hết là cho người thực nghiệm (xét về mặt nào đó thì điều này có thể không quan trọng mấy ngoại trừ đối với bản thân y) mà còn cho những người ngay xung quanh y, gây ra nguy hiểm cho cộng đồng nói chung và y không có quyền bắt người ta phải chịu nguy hiểm.


    http://www.thongthienhoc.com/bai%20v...0kundanili.htm

  8. #8

    Mặc định ập

    Sẽ có dịp nói về thần nhần đơn giãn Kundalini đơn giãn nhưng hiễu nhân quả

    đơn giãn .Tu Tập phải là khó rồi .Nếu theo Đức Phật như thế nào ?

  9. #9

    Mặc định re

    Chào vui vẻ
    Hãy lo tu tâm
    Đừng nói nhãm
    Hãy vào đây xem nhân quả :

    http://thegioitamlinh.ace.st/forum-f...80-15.htm#4531

    http://http://www.thegioivohinh.com/...ad.php?t=12856




  10. #10

  11. #11

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi umm Xem Bài Gởi
    Chào vui vẻ
    Hãy lo tu tâm
    Đừng nói nhãm
    Hãy vào đây xem nhân quả :

    http://thegioitamlinh.ace.st/forum-f...80-15.htm#4531

    http://http://www.thegioivohinh.com/...ad.php?t=12856



    Lo tu Tâm là nhân hay quã ?

    Đừng nói nhãm là nhân hay quã ?

    xin mời đạo hữu "UMM" dể thương phân tích và lý giải nhe ?

  12. #12

    Mặc định

    bài viết dài quá...
    Nhưng đoạn trên có viết "chúng ta chú trọng đến những quyền năng chủ động hơn là những thứ quyền năng nguy hại như thế. Những quyền năng chủ động có thể luyện tập được và có thể dùng bất cứ lúc nào khi người ta muốn, để làm khí cụ cho sự khảo cứu sưu tầm về mọi phương diện, không phải chỉ một lần mà bất cứ lúc nào tùy ý. Như thế thì những điều gì người ta khảo cứu tìm tòi nên có thể lặp đi lặp lại nhiều lần để thí nghiệm xem coi có đúng chơn lý hay không"


    --> điều này k hợp lý cho lắm, vì 1ng khi có căn cơ có thể nhìn thấy những thứ mà ng khác dù có tập luyện cũng k thể làm đc, có thể lúc đầu họ thụ động, nhg đó chỉ là bài học vỡ lòng thôi, những ng Thầy của họ sẽ nhanh chóng chỉ dạy cho họ cách thức phải làm như thê nào , tiếp nhận ra sao, khi nào thì dừng lại...
    Còn để nhìn thấy hìnhvà vẽ ra cũng k khó với ng biết vẽ, nhg hình ảnh nhìn thấy của từng ng k fphải lúc nào cũng giống nhau, kể cả cùng là đồng môn

  13. #13

    Mặc định

    dài như sông mê kong vậy,mà chữ nhỏ nữa,khó đọc quá bạn ơi
    Mây vô tình ngàn năm trôi mãi
    -Gió vô tình ngàn năm cứ bay
    Trăng vô tình trăng đùa với người
    -Người vô tình chẳng hiểu lòng tôi
    email:jackkesandem@yahoo.com
    sdt:01662908489

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •