Trang 1 trong 2 12 Cuối cùngCuối cùng
kết quả từ 1 tới 20 trên 34

Ðề tài: Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai

  1. #1

    Mặc định Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai

    Quá trình nhập thai, Trụ thai và xuất thai

    --------------------------------------------------------------------------------

    Nghiên Cứu Phật Học - Phật Học Tổng Quát
    Viết bởi Nguyên Liên

    A. DẪN NHẬP.

    Sau khi mạng chung, chúng sanh tùy theo nghiệp lực thiện hay ác lúc sanh tiền đã tác tạo, mà tái sanh vào một trong sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới luân hồi là thiên, nhân, a-tu-la, súc sanh, ngạ quỷ, và địa ngục. Theo đạo Phật, có bốn cách để thọ sanh một kiếp sống mới. Đó là noãn sanh, thai sanh, thấp sanh và hóa sanh.

    Noãn sanh là các loài hữu tình sanh ra từ trứng, như loài ngỗng, chim sẻ... Thai sanh là các loài hữu tình sanh ra từ thai mẹ, như con người, voi, ngựa... Thấp sanh là các loài hữu tình sanh ra từ nơi ẩm thấp, như trùng, mọt... Hóa sanh là các loài hữu tình sanh ra bằng cách tự nhiên hóa hiện, như chư thiên, chúng sanh cõi địa ngục...

    Theo Du già sư địa luận (q1), tùy theo việc đoạn trừ phiền não có sâu hay cạn, phước báo nhiều hay ít, giữa kẻ phàm người thánh mà dẫn đến việc nhập thai, trụ thai và xuất thai của mỗi loài có hạnh phúc hay khổ đau sai khác. Trong phạm vi bài này, chúng ta thử tìm hiểu về quá trình nhập thai, trụ thai và xuất thai đầy đau khổ của phàm phu như thế nào.

    B. NỘI DUNG

    I. Tiến trình nhập thai của phàm phu.

    1. Điều kiện nhập thai.

    Sự kết thai của chúng sanh là do ba yếu tố hỗn hợp là tinh cha, huyết mẹ và thần thức. Tuy nhiên dù có đủ ba yếu tố đó nhưng phải hội đủ các duyên, và không có một số chướng ngại sau mới hình thành được thai bào.

    a. Sinh lý.

    * Muốn hình thành thai bào phải hội đủ ba điều kiện.
    - Người mẹ tâm ý điều hòa thuận thích, lại đúng thời kỳ rụng trứng.
    - Cha mẹ quan hệ và cùng khởi ý niệm ái nhiễm.
    - Thân trung ấm đang có mặt.

    * Lại không có một số chướng duyên như sau.
    - Khi hòa hợp tinh cha ra nhưng tinh mẹ không ra, hay ngược lại.
    - Người mẹ có một số bịnh như tử cung lạnh, khí huyết thành cục, vàng võ nhiều đàm… hoặc một số bịnh của người cha, hoặc uống thuốc tránh thai.
    - Cha mẹ tôn quý có phước đức, nhưng trung ấm ti tiện kém phước, hay ngược lại cha mẹ ti tiện kém phước, mà trung ấm tôn quý có phước đức thì cũng không thành thai.

    b. Nghiệp báo.

    Nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái phải có nhân duyên với nhau mới thành thai. Hoặc có khi cha mẹ cùng con đều tôn quý hoặc ti tiện, nhưng nghiệp duyên giữa cha mẹ và con cái không hợp cũng không thể thành thai.

    Mối quan hệ nghiệp báo giữa cha mẹ và con cái, không ra ngoài một trong bốn trường hợp sau.

    - Vì trả ân sanh làm con: con cái đối với cha mẹ trong nhiều đời quá khứ đã mang ân nghĩa, đời này sanh làm con để trả lại những ân nghĩa xưa. Vì thế, có những người con khi nhỏ đã sống hiếu thảo với cha mẹ, chăm lo học tập, làm cho cha mẹ vui lòng, lớn lên thi cử đỗ đạt, thăng quan tiến chức, nhờ đó mà cha mẹ cũng được tiếng thơm với xã hội.

    - Vì trả oán sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong quá khứ đã từng gây nhiều oan ức, oán thù, người con kiếp này sanh làm con để trả lại những oán thù xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã sanh lòng ngỗ nghịch, bất hiếu, đến khi lớn lại gây tai họa, ăn chơi đàng điếm, khiến cho cha mẹ khổ lụy phải mất danh tiếng với xã hội.

    - Vì đòi nợ sanh làm con: cha mẹ đối với con cái trong nhiều đời quá khứ đã nợ nần tiền bạc, người con kiếp này sanh làm con để đòi lại những nợ nần xưa. Vì thế, có những người con, khi mới sanh ra đã mang nhiều tật bịnh, hoặc còn nhỏ tuổi cha mẹ dày công nuôi dưỡng, tốn nhiều tiền bạc cho ăn học, nhưng khi đỗ đạt thành danh thì lại chết, hoặc không giúp đỡ gì cho cha mẹ.

    - Vì trả nợ sanh làm con: người con trong nhiều đời quá khứ đã từng nợ nần hay thiếu tiền bạc nơi cha mẹ, đời này sanh làm con để trả nợ xưa. Vì thế, có những người con khi còn nhỏ tuổi đã chăm lo làm lụng, dãi nắng dầm mưa đem tiền về nuôi dưỡng cha mẹ. Tùy theo số nợ nhiều hay ít, mà ở với cha mẹ thời gian dài hay ngắn, đến khi trả hết nợ rồi chết hoặc bỏ nhà đi.

    2. Tiến trình nhập thai.

    a. Tâm niệm vào thai.

    Tâm lý của trung ấm khi vào thai mẹ vô cùng phức tạp, bởi do ái dục làm chủ thân trung ấm trong suốt quá trình tồn tại, vì thế tâm lý trung ấm trước khi vào thai luôn khao khát ái dục, và bị ái dục thiêu đốt làm cho tâm bức xúc, nóng nảy khổ đau bất tận.

    Với tâm lý thèm khát những rung động dục tình, nhưng không đủ điều kiện để thỏa mãn (do thân trung ấm phần sắc chất rất vi tế), nên giữa không gian mênh mông, khi thấy đốm lửa dục lóe lên từ nơi cha mẹ giao hợp, trung ấm bèn duyên theo tâm dục của cha mẹ khởi lên vô số vọng tưởng và sanh ái tâm lẫn sân tâm.

    Trung ấm nếu là con gái, liền đối với người cha khởi tâm tham muốn, sanh lòng ghét bỏ người mẹ. Nếu là con trai, liền đối với người mẹ khởi tâm tham muốn và sanh lòng ghét bỏ người cha. Ngay lúc trung ấm sanh ái tâm lẫn sân tâm cũng chính là lúc trung ấm chuẩn bị nhập thai.

    b. Quá trình vào thai.

    Khi cha mẹ quan hệ ở giai đoạn tham ái cùng cực, mỗi người xuất ra một giọt tinh huyết và hòa hợp lẫn nhau, ngay lúc đó trung ấm liền sanh ý niệm chấp thủ, muốn gá hợp vào giọt tinh huyết, mà nhập vào thai bào.

    - Nếu trung ấm phước kém, sẽ sanh vào nhà hạ tiện. Bấy giờ trung ấm bỗng thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy vào hang động, rừng rậm, núi đồi... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm, trung ấm liền cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

    - Nếu trung ấm có phước, sẽ sanh vào nhà tôn quý. Bấy giờ, trung ấm cũng cảm thấy toàn thân nóng lạnh, bức bách khó chịu, tai nghe vô số âm thanh hoảng loạn, chát chúa, lại thấy cảnh mưa gió mù mịt, người đông đảo, nhiều thú dữ đến rượt đuổi... Ngay đó trung ấm khởi lên ý niệm, ta phải chạy lên lầu cao, lên cung điện, vào tháp miếu... để tránh các sự khủng bố này. Sau khi khởi ý niệm trung ấm cố chạy ra xa, ngay đó liền nhập thai.

    II. Quá trình trụ thai.

    1. Tiến trình sinh trưởng.

    Chúng phàm phu khi ở trong thai mẹ, thai nhi ở dưới can cách và trên đại trường. Trong thời gian ở trong thai, thai nhi phải chịu muôn vàn khổ sở…

    Sau khi đầu thai vào loài nào, thai nhi phải trải qua thời gian tương đương với loài ấy rồi mới được sanh ra. Thai tạng khi sanh trưởng đều phải trải qua tám vị sai biệt.

    - Yết la lam vị: lúc tinh huyết mới đọng lại còn hơi lỏng như mũi tên.
    - Yết bộ đàm vị: lúc thai tạng chưa sanh thịt, trong ngoài như sữa đặc.
    - Bế thi vị: lúc thai nhi mới tượng hình có dáng hai tay khép lại, thịt đã sanh nhưng còn rất mềm.
    - Kiền nam vị: lúc khối thịt đã hơi cứng có thể xoa rờ được.
    - Bát la xa khê vị: lúc thai nhục lớn lên, hiện ra tướng tay chân và đầu.
    - Phát mao trảo vị: lúc tóc, lông, móng tay và chân hiện ra.
    - Căn vị: lúc phát sanh tay, mắt, mũi, miệng và đường đại tiểu tiện.
    - Hình vị: lúc các tướng nơi thân hiện ra đầy đủ.

    2. Tâm lý thọ báo.

    Trong thời gian trụ thai, tâm lý thai nhi trải qua những tướng dị biệt, hoặc có khi vọng tưởng điên đảo, như thấy mình đang ngồi trên xe ngựa, hay đi thuyền ở lầu cao, nằm trên giường, nghe tiếng suối chảy… có khi thai nhi sanh niệm buồn chán đến tột độ, đau đớn bức bách.

    Giai đoạn này, tâm lý thai nhi do bị sự dày vò của ái tâm, sân tâm, nhưng không có đối tượng để thỏa mãn, khiến thai nhi sanh ra vô số niệm bất như ý. Lại thai nhi phải chịu sự tù túng của thai bào, như ở trong ngục tối; xung quanh bao bọc đầy những máu mủ bất tịnh, khiến thai nhi cảm thấy bức bách khó chịu vô cùng. Lại do ảnh hưởng của người mẹ, trong khi mang thai không biết giữ gìn, khiến thai nhi đã thống khổ lại càng thêm thống khổ.

    Chung quy, tâm lý thai nhi không ngoài các tâm lý, như tâm lý điên đảo vì khởi lòng mong cầu nhưng không được đáp ứng, tâm lý sân nộ chán ghét vì sự bất tịnh, tâm lý buồn bực vì sự hôi hám nhơ bẩn, tâm lý bức bách vì trong ngục tối, tâm lý chán nản đeo đẳng vì không lối thoát... Tất cả những tâm lý sầu khổ đó đều không ngoài nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ mà thai nhi đã tác tạo để biến hiện thành cảnh thọ dụng bất như ý khi ở trong thai mẹ.

    3. Ảnh hưởng của người mẹ đối với thai nhi.

    Trong thời kỳ mang thai, hoặc do năng lực của nghiệp, hoặc do năng lực những điều không quân bình bởi người mẹ không biết kiêng cử, khiến cho thai nhi hoặc là tóc, hoặc là màu sắc, hoặc là da, hoặc những chi phần khác bị biến dạng sau khi sanh ra.

    Trong thời gian mang thai, chế độ dinh dưỡng, cũng như môi trường sống của người mẹ có ảnh hưởng rất lớn đến thể chất, hình sắc vóc dáng của người con.

    Trong lúc mang thai, nếu người mẹ ưa hành dâm, thai nhi sẽ có làn da ghẻ chốc, sần sùi, hoặc người mẹ không khéo giữ gìn, thường chạy nhảy hoặc làm những việc nặng, do ảnh hưởng đó, có thể các chi phần của thai nhi cũng bị xiên vẹo, không được hoàn chỉnh.

    4. Sự khó khổ của người mẹ khi mang thai.

    Người mẹ trong chín tháng mang thai, thân thể nặng nề mỏi nhọc, tợ như người mang đá nặng ngàn cân bên mình. Trong mỗi hành động đi, đứng, nằm, ngồi đều không được tự nhiên. Lại do sức nghiệp cảm của thai nhi tác động, người mẹ có những xáo trộn về ăn uống khác với lúc bình thường. Khi thai nhi vùng vẫy, người mẹ cảm giác tợ như có ai lấy cây đánh mạnh vào thành bụng. Khi thai nhi đói khát cấu xé, người mẹ dường như rách nát tâm can.

    Kể từ khi mang thai, tâm người mẹ có những biến chuyển rõ rệt. Do tâm sân của thai nhi ảnh hưởng khiến người mẹ có những cơn nóng giận vô cớ. Lại do tâm tham dục của thai nhi, trong thời gian mang thai, người mẹ thích hành dâm nhiều hơn. Lại, có nhiều người mẹ trong khi mang thai ưa thích những cảnh ma quái, cảnh đâm chém lẫn nhau, và trong thời gian này thường có vô số ác quỷ đoanh vây phá hại người mẹ.
    Last edited by Bin571; 11-06-2010 at 08:21 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  2. #2

    Mặc định

    III. Quá trình xuất thai.

    1. Tiến trình xuất thai.

    Thai tạng nếu là con gái sẽ ở bên hông trái người mẹ, tựa lưng vào xương sống, hướng mặt ra phía bụng. Nếu là con trai sẽ ở bên hông hữu người mẹ, tựa lưng vào bụng và hướng mặt ra xương sống.

    Khi thai tạng đủ tháng đủ ngày, người mẹ không còn kham giữ được nữa, lúc gió bên trong nổi lên, người mẹ đau đớn vô cùng. Lại bởi nghiệp báo của thai tạng phát khởi, gió sanh phần dấy lên, khiến cho đầu thai nhi hướng xuống, chân quay lên, xuôi hai tay như sắp muốn ra, vỏ thai bao bọc xung quanh hướng ra sản môn. Đúng lúc thoát ra, vỏ bọc thai bị xé rách phân ra hai nách. Lúc thai nhi ra khỏi sản môn mới thực sự gọi là sanh.

    Nếu đứa bé đời trước có tạo nghiệp đọa lạc, thì tay chân ngang dọc không xoay trở được, chết trong bụng mẹ, làm cho người mẹ rất đau đớn khổ sở hoặc có thể mạng chung. Như đứa bé đời trước tạo những nghiệp lành hay gây nhân sống lâu, thì sanh nở dễ dàng, khi sanh ra mẹ con đều an ổn.

    2. Nỗi khổ đau của thai nhi khi xuất thai.

    Tâm lý thai nhi khi xuất thai thật hoảng loạn vô cùng, thai nhi phải lộn ngược đầu xuống để chun qua sản môn người mẹ mà ra. Trạng thái khổ sở lúc xuất thai của phàm phu cũng ví như người, đầu phải lộn xuống đất, hai chân đưa lên trời.

    Lại khi chun qua sản môn, thai nhi cảm thấy như bị hai tảng đá nặng ngàn cân ép chặt vào thân… Cộng với máu mủ tuôn trào, sự thay đổi môi trường, thời tiết khi xuất thai, khiến thai nhi đau đớn hốt hoảng và đầy lo sợ.

    Phải chăng tiếng khóc đầu đời của hài nhi, nhằm báo hiệu cho mọi người biết đã có một sinh linh xuất hiện trên trần thế, đó là tiếng khóc thét, ngõ hầu làm vơi đi bao nỗi buồn chán, nỗi bực tức, nỗi hằn học... của thai nhi khi ở trong thai mẹ, và nỗi đau đớn tột độ khi sanh ra, cũng như nỗi hốt hoảng tột cùng, khi gặp phải một cuộc đời đen tối đang đón chào.

    Thảo nào khi mới chôn nhau
    Đã nghe tiếng khóc ban đầu mà ra
    Khóc vì nỗi thiết tha sự thế
    Ai bày trò bãi bể nương dâu
    Trăm năm còn có gì đâu
    Chẳng qua một nấm cỏ khâu xanh rì.
    (Cung oán ngâm khúc)

    3. Nỗi nguy hiểm của người mẹ lúc sanh nở.

    Mang thai đến tháng thứ mười, là lúc thai nhi lộn ngược, đầu hướng xuống sản môn, hình chất lần lần to lớn, thời gian này người mẹ luôn ở trong trạng thái hồi hộp khó thở, ăn không ngon miệng, ngủ không an giấc. Trước giờ chuyển bụng, người mẹ đau đớn vô vàn, khuôn mặt nhợt nhạt, mồ hôi tuôn trào, ruột gan cảm nhận dường như bị ai cấu xé, thân thể như bị ai phanh ra. Những cơn đau co thắt trong ruột, làm cho người mẹ đi, đứng, nằm, ngồi không yên.

    Khi đứa con từ từ sinh ra, người mẹ cảm thấy như bị ai banh da xẻ thịt, đau đớn vạn trạng máu huyết dầm dề. Toàn thân người mẹ co giật, nghe trong người các cơ thịt co rút, lại mỗi lần sanh nở người mẹ phải mất biết bao nhiêu máu và tủy, khiến cơ thể yếu đi và các đốt xương đen và dễ gãy...

    Trong khi sanh nở vô cùng nguy hiểm, thậm chí có trường hợp hy sinh người con để cứu sống mẹ, hay ngược lại hy sanh mẹ để cứu sống con, có trường hợp cả mẹ lẫn con đều chết trên giường sanh. Cảnh đau đớn vạn trạng và nhuốm đầy màu tang tóc lúc người mẹ sanh nở quả thật đáng kinh đáng sợ biết dường nào.

    4. Giáo dục thai nhi.

    Đạo Phật chủ trương giáo dục con người ngay khi còn ở trong thai bào. Việc giáo dục thai nhi trong đạo Phật được nhân gian đúc kết thành câu tục ngữ: “Đặt con vào dạ, mạ lo đi tu”.

    Kinh Phổ Môn dạy chúng ta, muốn sanh được con cái hiếu thảo, trước và trong thời kỳ mang thai, người mẹ thường nên trì niệm thánh hiệu Quán-thế-âm Bồ-tát sẽ đạt được như sở cầu. Niệm Quán-thế-âm Bồ-tát, có nghĩa là chúng ta thường nhớ nghĩ đến tư tưởng thánh thiện trong nội tâm, tư tưởng thánh thiện là tư tưởng lắng nghe tiếng khổ đau của mọi người để tìm cách cứu giúp, đồng thời đừng để cho những ý niệm tạp loạn, ý niệm ác độc xâm nhập vào tâm trong thời kỳ này.

    Do tư tưởng thánh thiện của người mẹ trước khi chuẩn bị mang thai, sẽ chiêu cảm các loại thân trung ấm là những bậc hiền thánh nhập thai vào làm con của mình. Cũng như trong thời kỳ thai nhi trụ thai, do tư tưởng thánh thiện của người mẹ, sẽ có tác động giáo dục rất lớn đối với thai nhi để sau này hình thành nhân cách thanh cao của người con.

    C. KẾT LUẬN

    Do nghiệp nhân đã tạo trong quá khứ, mà phần nhiều chúng sanh sau khi chết đều phải trải qua giai đoạn thọ thân trung ấm. Vì vậy, chúng sanh phải chịu vô vàn sự khổ khi ở trong giai đoạn trung ấm, rồi bao cảnh nhọc nhằn khi vào thai, ở trong thai và khi xuất thai. Để rồi dòng chảy cuộc đời cứ cuồn cuộn cuốn tất cả chúng sanh trôi nỗi dập dìu trong sông mê, biển ái đáng ngán đáng sợ dường nào.

    Tất yếu đã có thân là có khổ, bởi khổ là do chúng ta có ý niệm chấp ngã về thân, như Lão tử nói : “Ngô hữu đại hoạn vị ngô hữu thân” (ta có hoạn lớn vì ta có thân). Chúng ta chỉ có con đường “Thoát ly huyễn thân, chứng nhập pháp thân” mới chấm dứt sự khổ. Con đường đó chư Phật đã diễn bày rõ ràng trong kinh điển.
    Nói tóm lại, chúng ta chỉ cần “Nói theo những gì Phật đã nói, làm theo những gì Phật đã làm, nghĩ theo những gì Phật đã nghĩ” tức chúng ta sẽ hoàn toàn thoát khổ. Khổ đau hay hạnh phúc, trói buộc hay giải thoát, việc đó hoàn toàn do mỗi cá nhân tự quyết định.

    IV. Bồ-tát đản sanh.

    1. Trạng thái thanh thoát của hoàng hậu khi đản sanh Bồ-tát.

    Trạng thái sanh nở của hoàng hậu, khi hạ sanh Bồ-tát đầy an nhàn và tự tại, so với các sản phụ khác lúc sanh con quả thật là một trời một vực. Hoàng hậu không có những tâm lý biến loạn sợ hãi, không có những tâm lý tham đắm, không có những tâm lý đau đớn tột cùng khởi lên. Hoàng hậu trong tâm trạng an nhàn, tự tại, đi ngắm vườn hoa rực rỡ, vườn Lâm-tỳ-ni, để rồi đản sanh Bồ-tát.

    Về thân thể, hoàng hậu không phải chịu sự đau đớn bức bách khi thai nhi đạp vào bụng để chuẩn bị xuất thai. Hoàng hậu không ở trong trạng thái lõa lồ bất tiện, rên la kêu khóc, máu huyết dầm dề, không rơi vào cảnh khó sanh nguy hiểm đến tánh mạng...

    Sử ghi lại, trong khi hoàng hậu đứng ngắm hoa nở dưới cội cây Vô ưu, ngước mắt nhìn lên, đưa cánh tay mặt từ từ vịn cành hoa xuống, Bồ-tát từ bên hông hữu của hoàng hậu sanh ra. Quả thật, đây là một cảnh tượng sanh nở đầy an nhàn tự tại, mà từ ngàn xưa đến ngàn sau, không có bất kỳ một người mẹ nào có được trạng thái sanh con hy hữu như vậy.

    2. Vì sao Bồ-tát hạ sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni.

    Vấn đề đặt ra, tại sao Bồ-tát không đản sanh tại cung thành, mà lại sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni? Sự việc này không phải tự nhiên (tức đi qua vườn Lâm-tỳ-ni hoàng hậu chuyển bụng) mà đều có duyên cớ của nó. Sở dĩ Bồ-tát không sanh trong cung thành, mà sanh tại vườn Lâm-tỳ-ni không ngoài hai lý do sau:

    Thứ nhất, trong quá trình hành Bồ-tát đạo, Bồ-tát thường ưa thích chỗ núi rừng thanh vắng yên tĩnh, chán ghét nơi phố thị đông đúc ồn ào, vì thế Ngài không sanh tại cung thành, mà lại đản sanh nơi khu rừng vắng. Quán sát cuộc đời của đức Phật, chúng ta sẽ thấy, không những khi đản sanh, mà ngay cả khi thành đạo, chuyển pháp luân, nhập Niết-bàn, đức Phật đều ở tại những khu rừng vắng vẻ.

    Thứ hai, sở dĩ Ngài đản sanh nơi khu rừng vắng, bởi khi có một vị Phật xuất thế sẽ có vô lượng chúng sanh đem các hương hoa, phan lọng, trỗi các kỹ nhạc... đến cúng dường. Do vậy, Bồ-tát đản sanh nơi khu rừng vắng để tiện lợi cho trời, rồng, quỷ thần... đem các phẩm vật đến cúng dường.

    Nếu Bồ-tát sanh trong cung thành, thì trời, rồng, quỷ thần... không thể đem vật phẩm cúng dường, vì ác nghiệp chúng sanh ngăn cản, còn chúng sanh trong thành lúc đó chưa có tín tâm, tâm họ đầy ngã mạn… nên không thể đem phẩm vật đến cúng dường ngày Bồ-tát đản sanh.

    3. Bồ-tát đản sanh.

    a. Ý nghĩa quả đất rung động sáu cách.

    Tất cả những cảnh vật xung quanh thay đổi tốt hay xấu khi có một chúng sanh xuất hiện, là nhằm nói lên phước nghiệp hay phi phước nghiệp của chúng sanh đó. Vì thế dưới tuệ nhãn của các bậc thánh, các Ngài có thể quán sát những biến đổi của trời đất khi chúng sanh đó sanh, mà biết được chính xác tương lai xán lạn hay đen tối của chúng sanh này. Do vậy, khi có một vị Phật đản sanh, sẽ có những hiện tượng tốt lành như các loài hoa chen chúc nở, ánh sáng rực rỡ bốn bề, quả đất rung động sáu cách... là lẽ tất nhiên vậy.

    Quả đất rung động sáu cách, kinh Đại phẩm Bát-nhã chép như sau: phía đông quả đất vọt lên, phía tây quả đất chìm xuống; phía tây quả đất vọt lên, phía đông quả đất chìm xuống; phía nam quả đất vọt lên, phía bắc quả đất chìm xuống; phía bắc quả đất vọt lên, phía nam quả đất chìm xuống; phía bên ngoài quả đất vọt lên, phía bên trong quả đất chìm xuống; phía bên trong quả đất vọt lên, phía ngoài quả đất chìm xuống.

    Quả đất rung động sáu cách khi Phật đản sanh nhằm nói lên hai ý nghĩa. Ý nghĩa thứ nhất là sự hộ trì của mười phương chư Phật khi có một vị Phật xuất hiện ở thế gian. Ý nghĩa thứ hai là sự hoan hỷ, sung sướng tột cùng của sáu đạo chúng sanh khi có một vị Phật xuất thế.

    b. Ý nghĩa sanh dưới cội cây Vô ưu.

    Vô ưu, phạn ngữ Asóka, dịch âm là A-thâu-ca, nguồn gốc cây này ở Hy mã lạp sơn, thân cây thẳng, lá tròn dài, hoa màu hồng, đặc biệt rất ít khi nở hoa (theo truyền thuyết Ấn Độ, khi nào hoa Vô ưu nở, tức có bậc thánh nhân xuất hiện). Vô ưu, theo ý nghĩa tôn giáo, có nghĩa là “Không có sự lo âu, buồn phiền”.

    Tất cả chúng phàm phu, do nghiệp nhân bất thiện trong quá khứ, nên hiện đời phải sanh ra để lãnh chịu những khổ cảnh, vì thế chúng phàm phu khi mới sanh ra đã lo âu, buồn phiền, run sợ, biểu hiện nỗi run sợ đó qua tiếng khóc của thai nhi khi vừa mới chào đời. Còn Bồ-tát thì khác, các Ngài là những bậc đã dứt sạch mọi ác nghiệp, thành tựu đầy đủ các công đức, kiếp này vì tình thương và đại nguyện độ sanh mà thị hiện vào đời, vì thế các Ngài sanh ra trong sự hỷ lạc, hoàn toàn khác với sự lo âu của chúng phàm phu.

    Tóm lại, Bồ-tát sanh dưới cội cây Vô ưu nhằm nói lên ý nghĩa: Bồ-tát sanh ra trong niềm hỷ lạc, trong sự hoan hỷ, chứ không phải sanh ra trong sự lo âu, buồn phiền như bao chúng sanh khác trong cuộc đời.



    c. Ý nghĩa sanh ở hông bên hữu.

    Tất cả chúng sanh đều do ái dục mà sanh, do ái dục mà tồn tại và cũng do ái dục mà phải luân hồi trong các thú. Chính ái dục mới là động lực duy nhất có đủ sức mạnh để lôi kéo chúng sanh qua lại trong tam giới, chứ không một ai khác có đủ sức mạnh dù trời, rồng, quỷ thần... có thể lôi kéo chúng sanh được. Vì chúng sanh do ái dục mà sanh, nên cũng phải sanh ra từ nơi ái dục, sanh ra từ nơi nữ căn người mẹ (chỗ biểu thị tột cùng của ái dục), điều này cũng dễ hiểu mà thôi.

    Còn chư Phật, Bồ-tát thì khác, các Ngài đã đoạn sạch vô minh và ái dục, do đó các Ngài không còn bị sự sanh tử luân hồi chi phối. Do vì tình thương và đại nguyện cứu độ chúng sanh mà các Ngài thị hiện vào cõi ngũ trược ác thế này. Vì thế các Ngài không sanh ra từ nơi nữ căn của người mẹ, mà sanh ra từ hông bên hữu, là nơi sạch sẽ thanh tịnh, không vướng chút bợn nhơ ái dục. Sanh ra từ hông bên hữu, sanh không có vết sanh nói lên ý nghĩa Bồ-tát sanh ra từ chỗ vô sanh, Bồ-tát không còn bị sanh tử luân hồi chi phối nữa, Ngài là bậc đã thực chứng vô sanh.

    Bồ-tát sanh ra từ hông bên hữu còn nói lên một ý nghĩa nữa, là Bồ-tát tùy thuận tâm mong cầu của thế gian mà sanh. Bên hữu là chiều thuận, phù hợp với vòng quay của trái đất. Bồ-tát sanh từ hông bên hữu người mẹ, ý nói chúng sanh hiện đang khao khát có một vị đạo sư toàn năng toàn trí xuất hiện để làm hướng đạo cho mọi người. Ứng theo tâm nguyện mong cầu của chúng sanh, đức Phật đã xuất hiện để tuyên thuyết giáo lý vô ngã, đáp ứng nhu cầu thăng hoa chính đáng cho con người.

    d. Ý nghĩa Đế Thích rãi hoa sen trên lối đi của Bồ-tát.

    Khi Bồ-tát mới đản sanh, trời Đế Thích liền đem hoa sen rãi trên lối đi của Ngài. Đế Thích đem hoa sen rãi trên lối đi không ngoài hai nguyên do sau:

    Thứ nhất, sở dĩ Đế Thích đem hoa sen rãi trên lối đi của Bồ-tát lúc Ngài đản sanh, là do lời phát nguyện trong tiền kiếp quá khứ của Đế Thích đối với Bồ-tát. Trong kiếp quá khứ Đế Thích đã từng có lời thệ nguyện: “Bất cứ vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ nào lúc mới đản sanh, tôi nguyện sẽ đem hoa sen rãi trên lối đi của các Ngài”.

    Lý do thứ hai, là Bồ-tát muốn hàng phục tâm kiêu ngạo của các vị trời, rồng, quỷ thần, A tu la... bởi xưa nay các chúng sanh này đều tôn sùng Đế Thích. Nhân sự kiện Đế Thích cung kính đem hoa sen rãi trên lối đi của Bồ-tát, họ sẽ tự nghĩ rằng: “Ngay cả trời Đế Thích, vị chúa tể mà chúng ta hằng tôn sùng, còn sanh tâm cung kính đem hoa sen rãi trên lối đi của Bồ-tát, hà huống gì là bọn đệ tử chúng ta”. Do tâm suy nghĩ như vậy, lòng kiêu ngạo, tự đắc tự mãn của họ sẽ tiêu trừ, phát tâm quy hướng với Phật.

    e. Ý nghĩa Bồ-tát chân đi trên hoa sen.

    Sau khi Đế Thích đem hoa sen rãi trên lối đi, Bồ-tát chân đi trên hoa sen bảy bước. Bồ-tát chân đi trên hoa sen nói lên ý nghĩa gì? Như chúng ta biết, hoa sen là một loài hoa rất tôn quý tại Ấn Độ. Hoa sen có các đặc tính mà các loài hoa khác không thể có, như hương tinh khiết, cánh hoa mềm mại, ai thấy cũng yêu thích... nhưng điểm quý hơn cả, hoa sen là loài hoa mọc giữa bùn nhơ nước đục nhưng không bị vấy nhiễm, hôi tanh mùi bùn.

    Bồ-tát khi mới sanh ra chân đi trên hoa sen, nói lên ý nghĩa Bồ-tát thị hiện vào cuộc đời đầy đen tối nhưng không bị ngũ dục lạc cuộc đời làm vấy nhiễm. Sự trong sáng của Bồ-tát ví như hoa sen, tuy mọc từ bùn nhơ nước đục nhưng không vướng chút bợn nhơ.

    Bồ-tát tuy sống giữa đám người ác độc, thù hằn, hãm hại... nhưng Ngài đã vươn lên trên tất cả với tâm hồn ngập tràn thánh thiện, làm cho những tâm hồn cấu uế của chúng sanh được hoán chuyển, chẳng khác nào hoa sen mọc giữa bùn nhơ nước đục, tỏa ngát hương thơm khắp hồ. Sự hiện hữu của các Ngài giữa cuộc đời là sự hiện hữu của hương và sắc làm thăng hoa sự sống. Hương ấy là hương đạo đức và sắc ấy là sắc trí tuệ, khiến Bồ-tát tỏa ngát và rực rỡ giữa vũng bùn lầy tội lỗi của vạn loại chúng sanh.

    f. Ý nghĩa Bồ-tát chân đi bảy bước.

    Bồ-tát khi mới sanh ra, chân đi bảy bước. Hình ảnh Bồ-tát đi bảy bước không phải là vô nhân hay tự nhiên, mà đều có mật ý trong việc đi bảy bước. Bồ-tát chân đi bảy bước không ngoài ba ý nghĩa sau:

    - Bồ-tát chân đi bảy bước nói lên ý nghĩa thứ nhất, Ngài là chúng sanh duy nhất trong tam giới, đã thoát ly sáu đạo luân hồi.
    Số bảy nói lên ý nghĩa, Ngài là bậc đã vượt thoát sáu cảnh giới luân hồi. Sáu cảnh giới luân hồi là thiên, nhân, A tu la, địa ngục, ngạ quỷ và bàng sanh.
    - Bồ-tát chân đi bảy bước nói lên ý nghĩa thứ hai, Ngài là vị Phật thứ bảy xuất hiện ở thế gian.
    Bảy vị Phật gồm ba vị thuộc Quá khứ trang nghiêm kiếp là Tỳ-bà-thi Phật, Thi-khí Phật và Tỳ-xá-phù Phật; bốn vị thuộc Hiện tại hiền kiếp là Câu-lưu-tôn Phật, Câu-na-hàm mâu-ni Phật, Ca-diếp Phật và Ngài Thích-ca mâu-ni Phật.
    - Bồ-tát đi bảy bước nói lên ý nghĩa thứ ba, giáo pháp của Ngài trong mai hậu sẽ lan tràn khắp năm châu và bốn bể.

    Số bảy là số bao quát cả không gian lẫn thời gian. Không gian không ra ngoài bốn hướng là Đông, Tây, Nam, Bắc; thời gian không ra ngoài ba thì quá khứ, hiện tại và vị lai.

    g. Ý nghĩa mỗi bước chân.

    Theo kinh Ưu bà di tịnh hạnh, Bồ-tát khi mới sanh ra đã đi bảy bước và nhìn về sáu phương. Ý nghĩa của mỗi bước chân của Ngài nhìn về một phương nhằm nói lên ý nghĩa gì?

    - Bồ-tát đi bước thứ nhất và nhìn về phương Đông, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, Ngài là bậc đạo sư tối thượng xuất hiện trong đời này.
    - Bồ-tát đi bước thứ hai nhìn về phương Nam, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, sự xuất hiện của Ngài như đám ruộng phước mát mẻ đến với tất cả chúng sanh.
    - Bồ-tát đi bước thứ ba nhìn về phương Tây, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, đây là thân cuối cùng của Ngài trong vòng sanh tử luân hồi.
    - Bồ-tát đi bước thứ tư nhìn về phương Bắc, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, Ngài sẽ đắc A-nậu-đa-la tam-miệu tam-bồ-đề trong đời này.
    - Bồ-tát đi bước thứ năm nhìn xuống phương dưới, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, sự xuất hiện của Ngài trong cuộc đời là để hàng phục tất cả các loài ma.
    - Bồ-tát đi bước thứ sáu và nhìn lên phương trên, để chỉ cho tất cả chúng sanh biết rằng, sự xuất hiện của Ngài trong cuộc đời này là để làm chỗ quy y cho tất cả trời người.
    - Bồ-tát đi bước thứ bảy, một tay chỉ lên trời một tay chỉ xuống đất và nói lời rằng: “Thiên thượng thiên hạ duy ngã độc tôn” (Trên trời dưới đất, chỉ có một mình ta là tôn quý nhất).

    h. Ý nghĩa câu kệ đản sanh.

    Trong câu kệ Bồ-tát tuyên thuyết lúc Ngài đản sanh, ý Ngài muốn khẳng định cho tất cả chúng sanh khắp trong tam giới biết rằng, Ngài là bậc thù thắng nhất, bậc siêu tuyệt nhất, bậc tôn quý nhất ở thế gian, không có bất cứ một chúng sanh nào trong thế gian, dù phạm thiên, ma vương... có thể sánh phước đức và trí tuệ bằng Ngài.

    Lại theo quan điểm kinh Đại Bảo Tích, Bồ-tát Hộ Minh khi mới đản sanh, tuyên bố lời này, ngoài việc Ngài tuyên cáo cho tất cả chúng sanh biết rằng Ngài là bậc tôn quý nhất của thế gian, còn là lời biểu lộ tâm đại từ bi, thương tưởng các vị như Phạm thiên, Chư thiên, Ma vương, Quỷ thần, A tu la… tức các vị giáo chủ đương thời. Bồ-tát muốn họ dứt trừ tâm kiêu căng, ngã mạn để thoát ly cảnh giới khổ đau đọa lạc. Đồng thời cũng là lời báo hiệu cho tất cả chúng sanh ở tam giới biết rằng Ngài, bậc Vô thượng Chánh đẳng Chánh giác đã xuất hiện ở thế gian.

    k. Ý nghĩa Long vương đem hai giòng nước ấm và mát đến tắm cho Bồ-tát.

    Hình ảnh Long vương từ trên hư không phun hai làn nước ấm và mát, đến tắm cho Bồ-tát lúc đản sanh nhằm nói lên ý nghĩa gì? Hai luồng nước ấm và mát biểu trưng cho mọi nghịch duyên và thuận duyên mà trong cuộc đời hoằng hóa sau này Ngài gặp phải. Và trước mọi sóng gió của cuộc đời, Ngài đều hoàn toàn bất động, không bị hoàn cảnh chi phối, không bị nghịch duyên tác động.

    Nhìn lại cuộc đời tám mươi năm trụ thế của đức Phật, chúng ta sẽ thấy rõ được điều đó. Đức Phật đã được mọi người, mọi tầng lớp trong xã hội từ vua chí dân hết lòng sùng kính ngưỡng mộ… Tuy nhiên, bên cạnh những người cung kính ngưỡng mộ, vẫn còn không biết bao nhiêu người thù hằn, chống đối, chửi mắng, dùng đủ mọi hình thức mưu toan phá hại Ngài.

    Giữa hai hoàn cảnh thuận duyên nghịch duyên, hay sự vinh quang tuyệt vời cùng những sự khinh chê tột cùng mà xã hội ban tặng cho Ngài, ám chỉ qua hai làn nước nóng và mát mà Long Vương đem tắm cho Bồ-tát lúc mới đản sanh. Giữa hai hoàn cảnh ấy, đức Phật vẫn bình thản, không bị hoàn cảnh lay động, chi phối… Ngài không vì sự cung kính, ngưỡng mộ, lễ bái mà sanh tâm kiêu căng, ngã mạn, hống hách. Cũng như không vì sự khinh chê, chửi mắng mà sanh tâm thối thất, phẫn chí, đúng như Thánh hiệu của Ngài được thế gian xưng tụng “Năng Nhân Tịch Mặc”.

    l. Ý nghĩa hoàng hậu sau khi hạ sanh Bồ-tát bảy ngày rồi băng hà.

    Theo lịch sử ghi lại, sau khi hạ sanh Bồ-tát bảy ngày, hoàng hậu Ma-gia băng hà và sanh lên cung trời Đao-lợi? Với sự kiện, người mẹ sau khi sanh con một thời gian quá ngắn ngủi đã mất, thông thường theo quan niệm của thế gian cho đó là điềm dữ. Và có đôi người còn nghĩ rằng Bồ-tát sanh ra đã đem điềm họa tới cho hoàng hậu.

    Vấn đề này, chúng ta đừng nên đem tâm niệm kiết hung theo thế gian để phán xét. Sự kiện hoàng hậu băng hà sau khi hạ sanh Bồ-tát bảy ngày, không phải do điềm họa bởi hoàng hậu sanh Bồ-tát, mà vì nhân duyên thọ mạng của hoàng hậu chỉ có thời gian từng ấy mà thôi.

    Trong kinh Đại Bảo Tích, có ghi lại nguyên nhân hoàng hậu sau khi hạ sanh Bồ-tát bảy ngày, băng hà sanh lên cung trời Đao-lợi. Nguyên nhân không phải lỗi của Bồ-tát, mà do thọ mạng của hoàng hậu đến giai đoạn này đã chấm dứt… Lúc bấy giờ, Bồ-tát ở cung trời Đâu-suất, dùng Phật nhãn quan sát, thấy thọ mạng hoàng hậu Ma-gia chỉ còn mười tháng bảy ngày, Bồ-tát dùng phương tiện biết thọ mạng của hoàng hậu sắp hết nên Ngài đến thọ sanh. Vì thế hoàng hậu sau khi hạ sanh Bồ-tát bảy ngày thì băng hà.

    C. KẾT LUẬN.

    Với thần lực bất khả tư nghì, nhưng Bồ-tát không thẳng xuống nhân gian thành Phật, mà thị hiện vào thai mẹ trước khi thành Phật, là vì Bồ-tát muốn khích lệ hàng phàm phu tiến tu đạo nghiệp ngõ hầu thoát ly sanh già bệnh chết, vì muốn ngăn ngừa tà thuyết của ngoại đạo sau này dựng lên có hại cho Phật giáo, vì muốn dẫn dắt hàng Thích chủng thân thuộc đi vào chánh pháp, vì muốn lưu thân giới cho chúng sanh cúng dường, để tô bồi cho chúng sanh phước điền… Phải chăng những sự thị hiện vi diệu đó của Ngài, cũng không ngoài trí tuệ vô biên và tình thương vô hạn của một vị Bồ-tát Nhất sanh bổ xứ đầy lòng lân mẫn chúng hữu tình; tình thương không phân biệt đối tượng, như trong Di đà sớ sao nói “Phật ái chúng sanh, như phụ mẫu ái tử” (Phật thương chúng sanh, chẳng khác nào như cha mẹ thương con). ❑

    Nguyên Liên

    daitangkinhvietnam.org
    Last edited by Bin571; 11-06-2010 at 08:24 PM.
    NAM QUỐC sơn hà NAM ĐẾ cư
    TIỆT NHIÊN định phận tại THIÊN THƯ

    Đây là link Fanpage của Diễn đàn TGVH anh em nha https://www.facebook.com/thegioivohinh.fanpage/
    Đ
    ây là Youtube của Diễn đàn hay đăng ký ủng hộ nhé : https://www.youtube.com/@thegioivohinh571
    Tiktok1 - @thegioivohinh.571 : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9Wjn42o3s&_r=1

    Tiktok2 - @thegioivohinh.com : https://www.tiktok.com/@thegioivohin...9WnFaFDRX&_r=1

  3. #3
    Lục Đẳng Avatar của batquantrai
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    Hư Không
    Bài gởi
    6,518

    Mặc định

    bạn Bin sưu tầm bài này hay lắm.
    Như tảng đá kiên cố
    Không gió nào lay động
    Cũng vậy , giữa khen chê
    Người trí không giao động .
    :big_grin: :big_grin:

  4. #4

    Mặc định

    hay wa... cám ơn nhe

  5. #5

    Mặc định

    thiếu một câu trong lúc đản sanh òi bin ơi. Là chỗ này nè '' Thiên thượng thiên hạ, duy ngã độc tôn. Sanh Lão bệnh tử, An vui niết bàn''
    Long Hoa con thuyền cứu rỗi
    Người ăn năn sám hối mau tri
    Long Hoa con thuyền đại bi
    Người ăn năn sám hối mau đi
    Long Hoa con thuyền biết đi
    Người ăn năn sám hối ráng trì
    Trần ôi ngày ngắn quá đi..
    Trần ôi đêm dài mau đi tìm người....

  6. #6

    Mặc định

    Cám ơn đã cho mọi người hiểu thêm về những ý nghĩa của việc bắt đầu hình thành thai như thế nào theo tâm linh. Thanks

  7. #7

    Mặc định

    Mình cũng xin đóng góp bản Kinh, Người Cha Người Mẹ khi trì tụng, ấn tống kinh này, công đức vô lượng, được sự gia hộ của Pháp giới, linh diệu, oai lực không thể nghĩ bàn. Nguồn : Trang Nhà Quảng Đức
    Hoan hỷ, hoan hỷ.


    KINH TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI HỘ CHƯ ĐỒNG TỬ ĐÀ LA NI
    Đời Đường, nước Kế Tân,
    Tam Tạng Sa môn Phật-đà-ba-ly
    Vâng chiếu dịch
    Việt dịch : Sa-môn Thích Thiện Thông

    NGHI THỨC KHAI KINH
    NIỆM HƯƠNG
    (Đốt hương, cắm hương, quỳ thẳng
    Niệm hương cúng dường Tam Bảo)
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật.
    Nguyện mây hương mầu này,
    Đến khắp mười phương cõi,
    Cúng dường tất cả Phật,
    Tôn Pháp, Chư Bồ Tát,
    Vô biên chúng Thanh văn,
    Cùng tất cả Thánh hiền,
    Duyên khởi đài sáng chói,
    Trùm đến vô biên cõi,
    Khắp xông các chúng sanh,
    Đều phát tâm Bồ-đề,
    Xa lìa các nghiệp vọng,
    Trọn thành đạo Vô thượng.
    Nam mô Hương Cúng Dường Bồ-tát Ma ha tát (3 lần)
    TÁN THÁN PHẬT
    Đấng Pháp vương Vô thượng,
    Ba cõi chẳng ai bằng,
    Thầy dạy khắp Trời người,
    Cha lành chung bốn loại,
    Quy y tròn một niệm,
    Hay dứt nghiệp ba kỳ,
    Xưng dương và tán thán,
    Ức kiếp không cùng tận.
    QUÁN TƯỞNG
    Phật, chúng sanh tánh thường rỗng lặng
    Đạo cảm thông khó thể nghĩ bàn,
    Lưới Đế châu ví Đạo tràng,
    Mười phương Phật bảo hào quang sáng ngời,
    Trước Bảo tọa thân con ảnh hiện,
    Cúi đầu xin thệ nguyện quy y.
    Án phạ nhật ra học. (3 lần)
    Chí tâm đảnh lễ : Nam mô tận hư không, biến pháp giới, quá, hiện, vị lai, thập phương chư Phật, Tôn Pháp, Hiền Thánh Tăng, thường trụ Tam Bảo. (1 lạy)
    Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Ta bà Giáo chủ Điều Ngự Bổn Sư Thích Ca Mô Ni Phật, Đương lai hạ sanh Di Lặc Tôn Phật, Đại Trí Văn Thù Sư Lợi Bồ-tát, Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ-tát, Hộ Pháp Chư Tôn Bồ-tát, Linh Sơn Hội Thượng Phật Bồ-tát. (1 lạy)
    Chí tâm đảnh lễ : Nam mô Tây phương Cực Lạc thế giới Đại từ Đại bi A Di Đà Phật, Đại bi Quán Thế Âm Bồ-tát, Đại Thế Chí Bồ-tát, Đại Nguyện Địa Tạng Vương Bồ-tát, Thanh Tịnh Đại Hải Chúng Bồ-tát. (1 lạy)
    TÁN DƯƠNG CHI
    Cành dương, nước tịnh,
    Rưới khắp Tam thiên,
    Tánh không, tám đức lợi nhân gian,
    Pháp giới rộng thênh thang,
    Diệt tội tiêu khiên,
    Lửa rực hóa sen hồng.
    Nam mô Thanh Lương Địa Bồ-tát Ma-ha-tát (3 lần)
    TỊNH KHẨU NGHIỆP CHƠN NGÔN
    Tu rị tu rị, ma ha tu rị, tu tu rị, tát bà ha. (3 lần)
    TỊNH TAM NGHIỆP CHƠN NGÔN
    Án ta phạ bà phạ, truật đà ta phạ, đạt mạ ta phạ, bà phạ truật độ hám. (3 lần)
    ÁN THỔ ĐỊA CHƠN NGÔN
    Nam mô tam mãn đa một đà nẫm, án, độ rô độ rô, địa vĩ ta bà ha. (3 lần)
    PHỔ CÚNG DƯỜNG CHƠN NGÔN
    Án nga nga nẩng tam bà, phạ phiệt nhựt ra hồng. (3 lần)
    CHÚ ĐẠI BI
    Nam mô Đại Bi Hội Thượng Phật Bồ-tát. (3 lần)
    Thiên thủ thiên nhãn vô ngại đại bi tâm đà la ni.
    Nam mô hắc ra đát na đa ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bát ra da, Bồ đề tát đỏa bà da, ma ha tát đỏa bà da, ma ha ca lô ni ca da. Án, tát bàn ra phạt duệ, số đát na đát tỏa. Nam mô tất kiết lật đỏa, y mông a rị da, bà lô kiết đế, thất Phật ra lăng đà bà.
    Nam mô na ra cẩn trì hê rị, ma ha bàn da sa mế, tát bà a tha đậu du bằng, a thệ dựng, tát bà tát đa, na ma bà tát đa na ma bà dà, ma phạt đạt đậu, đát điệt tha. Án, a bà lô hê, lô ca đế, ca ra đế, di hê rị, ma ha Bồ- đề tát đỏa, tát bà tát bà, ma ra ma ra, ma hê ma hê, rị đà dựng, cu lô cu lô kiết mông, độ lô độ lô, phạt xà da đế, ma ha phạt xà da đế, đà ra đà ra, địa rị ni, thất Phật ra da, dá ra dá ra. Mạ mạ phạt ma ra, mục đế lệ, y hê di hê, thất na thất na, a ra sâm Phật ra xá lợi, phạt sa phạt sâm, Phật ra xá da, hô lô hô lô, ma ra, hô lô hô lô, hê rị, ta ra ta ra, tất rị tất rị, tô rô tô rô, Bồ-đề dạ bồ đề dạ, bồ đà dạ bồ đà dạ, di đế rị dạ, na ra cẩn trì, địa rị sắc ni na, ba dạ ma na, ta bà ha. Tất đà dạ, ta bà ha. Ma ha tất đà dạ, ta bà ha. Tất đà dủ nghệ, thất bàn ra dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì, ta bà ha. Ma ra na ra, ta bà ha. Tất ra tăng a mục khê da, ta bà ha. Ta bà ma ha a tất đà da, ta bà ha. Giả kiết ra a tất đà dạ, ta bà ha. Ba đà ma yết đế tất đà dạ, ta bà ha. Na ra cẩn trì bàn dà ra dạ, ta bà ha. Ma bà lợi thắng kiết ra dạ, ta bà ha.
    Nam mô bắc ra đát na, da ra dạ da. Nam mô a rị da, bà lô kiết đế, thước bàn ra dạ, ta bà ha. Án, tất điện đô, mạn đa ra, bạt đà dạ, ta bà ha.
    Nam mô Thập phương thường trụ Tam Bảo
    VĂN PHÁT NGUYỆN
    Lạy Đấng Tam giới Tôn,
    Quy mạng mười phương Phật,
    Nay con phát nguyện rộng,
    Trọ trì Kinh Trường Thọ
    Trên đền bốn ơn nặng,
    Dưới cứu khổ ba đường,
    Nếu có kẻ thấy nghe,
    Đều phát tâm Bồ-đề,
    Hết một báo tân này,
    Sanh về nước An lạc.
    Nam mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật (3 lần)
    KỆ KHAI KINH
    Phật pháp cao sâu rất tuyệt vời,
    Trăm ngàn muôn kiếp khó tìm cầu,
    Nay con nghe thấy chuyên trì tụng,
    Nguyện tỏ Như Lai nghĩa nhiệm mầu,
    Nam mô Khai Bảo Tạng Bồ-tát Ma-ha-tát (3 lần)
    KINH TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI
    HỘ CHƯ ĐỒNG TỬ ĐÀ LA NI
    Đời Đường, nước Kế Tân,
    Tam Tạng Sa môn Phật-đà-ba-ly
    Vâng chiếu dịch
    Việt dịch : Sa-môn Thích Thiện Thông
    Tôi nghe như vầy : Một thời Đức Phật, ở thành Vương Xá, trong núi Linh-thứu, với sự câu hội, một ngàn hai trăm năm mươi Tỳ-kheo, các Đại Bồ-tát, mười hai ngàn người, cùng tám bộ chúng, Trời, Rồng, quỷ thần, hạng nhân phi nhân, nghe Phật nói pháp.
    Bấy giờ Đức Thế Tôn, từ trên gương mặt, phóng những ánh sáng, với trăm màu sắc, xanh, vàng, đỏ, trắng, trong mỗi màu có vô lượng hóa Phật, hay làm Phật sự, chẳng thể nghĩ bàn. Mỗi mỗi hóa Phật, đều có vô lượng Bồ-tát hóa hiện, ca ngợi Phật đức. Ánh sáng nhiệm mầu, khó thể đo lường, trên đến cõi trời, Phi phi tưởng xứ, dưới hết chiếu đến, địa ngục Vô gián. Ánh sáng lan khắp, tám muôn địa ngục, nơi nào cũng có. Chúng sanh trong ngục, gặp ánh sáng Phật, tự nhiên niệm Phật, đều được phương tiện, niệm Phật tam muội.
    Khi ấy trong chúng, có bốn mươi chín Bồ-tát, vừa mới phát ý, muốn từ nơi Phật, cầu mạng trường thọ, nhưng họ không thể phát lời thưa hỏi.
    Lúc đó, Bồ-tát Vân Thù Sư Lợi, biết chỗ nghi ngờ của các vị kia, ngài liền đứng dậy, vén áo vai mặt, chắp tay hướng Phật và bạch lên rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Con tấy chúng sanh, có điều nghi ngờ, nay muốn thưa hỏi, xin Đức Như Lai, cho phép con nói.
    Đức Thế Tôn dạy :
    • Lành tay ! Lành thay ! Văn Thù Sư Lợi, ông nghi điều gì, cứ tha hồ hỏi.
    Ngài Văn Thù thưa :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Tất cả chúng sanh, nơi biển sanh tử, tạo các nghiệp ác, kiếp này kiếp nọ, luân hồi sáu đường, dẫu được thân người, nhưng mắc quả báo, tuổi thọ ngắn ngủi, làm sao cho họ, được mạng lâu dài, diệt các nghiệp ác ? cúi mong Thế Tôn, nói về phương pháp, tuổi thọ lâu dài.
    Đức Phật bảo ngài Văn Thù Sư Lợi :
    • Lòng đại Từ bi của ông vô lượng, xót nghĩ đến những chúng sanh tội khổ, hay hỏi việc trên. Nếu Ta nói đủ, thì khắp chúng sanh, khó ai tin nhận.
    Văn Thù Sư Lợi bạch Phật lần nữa :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Đấng Nhứt thiết trí, thầy của Trời người, che khắp chúng sanh, cha lành tất cả, vua trong các pháp, một tiếng của Ngài, diễn nói tất cả, cúi mong Thế Tôn, thương xót nói rộng.

    Đức Phật mỉm cười, bảo khắp đại chúng :
    • Các vị lóng nghe ! Như Lai sẽ vì các vị mà nói.
    Về đời quá khứ, có thế giới tên, Vô Cấu Thanh Tịnh, cõi đó có Phật, hiệu là Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai, Ứng Cúng, Chánh Biến Tri, Minh Hạnh Túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhân Sư, Phật, Thế Tôn, được vô lượng vô biên, các đại Bồ-tát, lúc nào cũng thường, cung kính vây quanh. Trong pháp Phật ấy, có cận sự nữ, tên là Điên Đảo, cô này nghe Phật, xuất hiện nơi đời, muốn cầu xuất gia, buồn bã kêu khóc, bạch Đức Phật rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Con có nghiệp ác, muốn xin sám hối, cúi mong Thế Tôn, cho con nói rõ :
    • Con về trước kia, thân mang thai nghén, mới đủ tám tháng, cũng vì phép nhà, cho nên con chẳng ham muốn con cái, bèn uống thuốc độc, phá thai giết con, chỉ sanh đứa chết, đủ cả hình người. Có bậc triết giả đến bảo con rằng : “Nếu cố sẩy thai, người này hiện đời, mắc báo bệnh nặng, mạng sống ngắn ngủi, chết đọa A-tỳ, chịu khổ nào lớn”. Nay con suy nghĩ, rất sanh buồn sợ. Cúi xin Thế Tôn, đem sức Từ bi, vì con nói pháp, cho con xuất gia, để khỏi khổ ấy.
    Lúc đó, Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến bảo nàng Điên Đảo :
    Trên thế gian có năm thứ ác nặng, sám hối khó diệt. Những gì là năm ? Một là giết Cha, Hai là giết Mẹ, ba là giết Thai, Bốn là làm cho thân Phật chảy máu, Năm là phá sự hòa hợp của Tăng.
    Khi ấy, người nữ có tên Điên Đảo, kêu khóc nghẹn ngào, nước mắt như mưa, năm vóc gieo xuống, lăn lộn trước Phật, và bạch lên rằng :
    • Lạy Đức Thế Tôn, từ bi rộng lớn, cứu hộ tất cả, cúi xin Thế Tôn, thương xót nói pháp.
    Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo một lần nữa :
    • Nghiệp ác của ngươi, rồi sẽ sa đọa, địa ngục A-tỳ, không sao dừng ngớt. Trong địa ngục nóng, tạm gặp gió lạnh, tội nhân tạm mát, trong địa ngục lạnh, tạm gặp gió nóng, tội nhân tạm ấm. Địa ngục A-tỳ, không có điều đó, lửa trên suốt xuống, lửa dưới suốt lên, bốn bề vách sắt, trên đặt lưới sắt, bốn cửa Đông Tây, có lửa nghiệp mạnh, nếu chỉ một người, tân cũng đầy ngục, thân to lớn đến tám vạn do tuần, nếu đông nhiều người, cũng đều đầy ngục. Khắp thân tội nhân, có rắn sắt lớn, khổ độc của nó, hơn cả lửa mạnh, lại có chim sắt, mổ thịt tội nhân, hoặc có chó đồng, nhai thân tội nhân, ngục tốt đầu trâu, tay cầm binh khí, phát tiếng hung tợn, như tiếng sấm sét, bảo tội nhân rằng : “Người cố giết thai, phải chịu khổ này !”…Ta nếu nói sai, chẳng phải là Phật.
    Nữ nhân Điên Đảo, nghe Phật nói rồi, té xỉu xuống đất, lần hồi tỉnh lại, tiếp bạch Phật rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Chỉ một mình con, chịu đau khổ này, hay chúng sanh nào, cũng chịu khổ ấy ?
    Phổ Quang Như Lai bảo với Điên Đảo :
    • Con ngươi trong thai, hình người đầy đủ, ở giữa hai nơi, ruột non ruột già, giống như địa ngục, bị hai tảng đá, đè ép thân thể. Nếu mẹ ăn nóng, như đại ngục lạnh, trọn ngày khổ đau. Ở trong vô minh, ngươi còn ác tâm, cố uống thuốc độc ! Nghiệp ác của ngươi, tự đọa A-tỳ. Tội nhân địa ngục, chính ngươi đồng bọn.
    Cô gái Điên Đảo, lại một lần nữa, khóc thưa Đức Phật :
    - Con nghe người trí, có nói lời rằng : “Nếu tạo điều ác, gặp Phật và Tăng, sám hối liền diệt. Giả như chết rồi, vào các đại ngục, tạo chút ít phước, trở lại sanh thiên”. Ý ấy thế nào, xin vì con dạy.
    Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai bảo Điên Đảo rằng :
    • Nếu có chúng sanh, tạo các tội nặng, gặp Phật hoặc Tăng, chí thành sám hối, không tạo lại nữa, tội được tiêu diệt. Giả sử mạng chung, vua Diêm Ma La, tra hỏi chưa định, mà những người sống, quyến thuộc kẻ mất, thỉnh Phật mời Tăng, trong vòng bảy ngày, chuyển đọc Kinh điển, Phương đẳng Đại thừa, đốt hương rải hoa, sẽ có Diêm sứ, kiểm lại thiện ác, cầm phan năm sắc, đến chỗ Diêm vương, trước sau phan đó, ca vịnh tán thán, phát tiếng vi diệu, hòa nhã thuận thiện, bảo Diêm vương rằng : “Người này chứa thiện”.
    Hoặc nhiều người chết, nội trong bảy ngày, do lúc còn sống, tin theo tà đạo, nhận thức điên đảo, chẳng tin Phật pháp, Kinh điển Đại thừa, không lòng hiếu thảo, không tâm từ bi, sẽ có Diêm sứ, cầm lá phan đen, trước sau phan đó, vô số ác quỷ, báo Diêm vương rằng : “Kẻ này chứa ác”.
    Đang lúc bấy giờ, Diêm La pháp vương, thấy lá tần phan, năm sắc đưa đến, lòng rất vui vẻ, lên tiếng xướng rằng : “Nguyện tội thân ta, cũng đồng người lành”. Ngay trong lúc ấy, giữa các địa ngục, biến thành suối trong, núi đao rừng kiếm, như hoa sen mọc, tất cả tội nhân, đều hưởng vui sướng. Nếu thấy phan đen, Diêm vương tức giận, tiếng ác rung chuyển, đem các tội nhân, giao mười tám ngục, hoặc lên cây gươm, hoặc vào núi đao, hoặc nằm giường sắt, hoặc ôm trụ đồng, trâu sắt cày bừa, xay, nghiền, mài, giã, một ngày một đêm, muôn lần chết sống, cho đến lần lượt, đọa ngục A-tỳ, chịu đau khổ lớn, kiếp này kiếp khác, không hề dừng nghỉ.
    Khi Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai nói chưa dứt lời, thì giữa hư không, có tiếng hung tợn, gọi lớn tiếng rằng : “Nữ nhân Điên Đảo! Người cố giết thai, mắc báo đoản mạng, ta là sứ quỷ, cố đến bắt ngươi !”.
    Người nữ Điên Đảo, kinh ngạc buồn khóc, ôm chân Đức Phật, kêu cứu lên rằng :
    • Cúi xin Thế Tôn, vì con nói rộng, nhân duyên diệt tội, trong kho giáo pháp, của các Đức Phật, đầu chết con cũng sẽ làm xong nguyện.
    Bấy giờ, Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai, dùng thần lực Phật, bảo quỷ sứ rằng :
    • Sát quỷ Vô thường ! Nay ta muốn vì nữ nhân Điên Đảo, nói Kinh Diệt Tội, thọ mạng lâu dài, hãy đợi chốc lát, tự sẽ chứng biết.
    Chánh Kiến Như Lai dạy bảo người nữ :
    • Người hãy lóng nghe ! Ta sẽ vì ngươi, y cứ hàng ngàn Đức Phật quá khứ, nói Kinh Trường Thọ, là pháp bí yếu, của các Đức Phật, khiến cho bọn ngươi, lìa khỏi đường ác.
    Điên Đảo nên biết ! Sát quỷ vô thường dây, lúc nào cũng thường, rình tìm bắt người, khó mong thoát khỏi. Dẫu có vô lượng, trăm ngàn vàng ngọc, lưu ly, xa cừ, xích châu, mã nào, mà đem chuộc mạng, cũng không thể được. Giả sử vua chúa, thái tử, quan lớn, trưởng giả v.v….. cậy thế lực mình, nhưng rồi một khi, quỷ vô thường đến, cắt đứt mạng quý, không một người nào, có thể thoát khỏi. Điên Đảo nên biết ! Chỉ một chữ Phật, mới có thể khỏi, cái khổ lớn này.
    Hỡi này Điên Đảo ! Trên đời có hai hạng người dõng mãnh, rất là hiếm có, như hoa Ưu-đàm, khó thể gặp gỡ. Một là hạng người không làm điều ác. Hai là có tội liền hay sám hối. Hai hạng như vậy, rất là hiếm có. Người đã dốc lòng, sám hối với Ta, Ta sẽ vì ngươi, nói Kinh Trường Thọ, khiến ngươi khỏi khổ, vì quỷ vô thường.
    Điên Đảo nên biết ! Trong đời sau này, lúc năm trược loạn, nếu có chúng sanh, tạo năm tội nặng : Giết Cha, hại Mẹ, thuốc độc trục thai, phá tháp hủy chùa, đập đổ tượng Phật, phá hòa hợp Tăng. Những chúng sanh nào, tạo các tội lỗi, ngũ nghịch như thế, nếu luôn thọ trì, Kinh Trường Thọ này, biên chép đọc tụng, tự mình biên chép, vẫn được diệt tội, sanh về Phạm Thiên, huống gì nay người được thân thấy Ta.
    Lành thay Điên Đảo ! Ngươi về vô lượng số kiếp xa xưa, gieo các căn lành, nay Ta nhân lời người khéo thưa hỏi, ân cần sám hối, tức được chuyển thành, pháp luân Vô thượng, hay độ vô biên, biển khổ sống chết, có thể chiến đấu, với ma Ba Tuần, có thế xô ngã, tràng phan dựng lập, của ma Ba Tuần. Nươi hãy nghe kỹ, Ta sẽ nương theo, chư Phật quá khứ, nói về giáo pháp, Mười hai nhân duyên.
    Vô minh duyên Hành, Hành duyên cho Thức, Thức duyên Danh sắc, Danh sắc duyên Lục nhập, Lục nhập duyên Xúc, Xúc duyên cho Thọ, Thọ duyên cho Ái, Ái duyên cho Thủ, Thủ duyên cho Hữu, Hữu duyên cho Sanh, Sanh duyên Lão tử, ưu bi khổ nào….
    Nếu Vô minh diệt, ngay đó Hành diệt, Hành diệt tức Thức diệt. Thức diệt tức Danh sắc diệt. Danh sắc diệt tức Lục nhập diệt. Lục nhập diệt tức Xúc diệt, Xúc diệt tức Thọ diệt, Thọ diệt tức Ái diệt, Ái diệt tức Thủ diệt. Thủ diệt tức Hữu diệt. Hữu diệt tức Sanh diệt. Sanh diệt tức Lão, tử ưu bi khổ não diệt.
    Điên Đảo nên biết ! Tất cả chúng sanh, vì chẳng nhận ra, mười hai nhân duyên, do đó trôi lăn, trong biến sanh tử. Nếu có người nào, nhận ra diệu lý, mười hai nhân duyên, chính là thấy Pháp, thấy Pháp cũng chính là thấy Đức Phật, thấy Phật chính là thấy được Phật tánh. Tại sao vậy?
    Bởi vì chư Phật, lấy đó làm tánh. Nay ngươi được nghe, Ta nói pháp mười hai nhân duyên đây, là ngươi đã được, Phật tánh thanh tịnh, kham làm pháp khí. Ta sẽ vì ngươi, nói đạo Nhứt thừa, ngươi hãy tư duy, giữ gìn nhứt niệm. Nhứt niệm là nghĩa của tâm Bồ-đề, và tâm Bồ-đề, gọi là Đại thừa, chư Phật Bồ-tát, vì chúng sanh mà phân biệt nói ba, ngươi hãy từng niệm, thường siêng giữ gìn, tâm Bồ-đề ấy, chớ để quên mất.
    Giả sử có các rắn độc bốn đại, quỷ dữ năm ấm, ba độc tham sân si, giặc cướp sáu nhập, tất cả các ma, tìm đến khuấy nhiễu, chẳng thể biến đổi tâm Bồ-đề này. Nhân vì được tâm Bồ-đề như thế, mà thân như Kim cang, tâm như hư không, không gì trừ ngại, chẳng thể hư hỏng. Do chẳng hư hỏng, cho nên liền được, vô thượng Bồ-đề, sẵn đủ bốn đức, Thường, Lạc, Ngã, Tịnh, bèn hay xa lìa, sát quỷ vô thường, cùng những nổi khổ, sanh, già, bệnh chết, hoặc các địa ngục….
    Khi Đức Phổ Quang Chánh Kiến Như Lai ở giữa đại chúng, nói pháp này thì trong khoảng không gian, sứ quỷ vô thường, nói lên lời rằng : “Con nghe Đức Phật, nói giáo pháp này, địa ngục thanh tịnh, biến thành ao sen. Nay con hiện bỏ cảnh giới sứ quỷ”. Quỷ lại nói thêm : “Hỡi này Điên Đảo ! Khi ngươi đắc đạo, xin tế độ tôi”.
    Bấy giờ, Đức Phật Phổ Quang Chánh Kiến lại bảo cô gái có tên Điên Đảo :
    • Ta đã vì ngươi, nói về mười hai nhân duyên xong rồi, lại vì ngươi nói sáu Ba-la-mật. Sáu Ba-la-mật là : Trí tuệ Ba-la-mật, Thiền định Ba-la-mật, Tinh tấn Ba-la-mật, Nhẫn nhục Ba-la-mật, Trì giới Ba-la-mật, Bố thí Ba-la-mật, Sáu Ba-la-mật này, ngươi nên thọ trì.
    Lại vì ngươi nói bài kệ thành Phật, của các Đức Phật về thời quá khứ, bài kệ đó là :
    Các hành đều vô thường,
    Vì là pháp sanh diệt,
    Sanh diệt nếu diệt rồi,
    Tịch diệt là an vui.
    Ngay trong lúc ấy, nữ nhân Điên Đảo, nghe pháp vui mừng, tâm bừng sáng lặng, tỉnh ngộ tỏ rõ. Do thần lực Phật, bèn bay lên không, cao hàng trăm thước, an tâm lặng rồi.
    Bấy giờ, có một vị Bà-la-môn, thuộc giòng tộc lớn, trong nhà rất giàu, không ai sánh kịp, bỗng mang bệnh nặng. Thầy thuốc xem bệnh, cần tròng mắt người, hòa với thuốc tốt, trị liệu mới lành. Đại trưởng giả này, liền sai tôi tớ, đi khắp các đường, lớn tiếng rao rằng : “Người nào có thể, nhẫn chịu đau đớn, bán đôi tròng mắt, sẽ trả ngàn vàng, kho tàng quý giá, mặc tình sử dụng, không hề lẫn tiếc…”
    Nữ nhân Điên Đảo, nghe lời nói này, lòng rất mừng rỡ và tự nghĩ rằng : “Nay ta từ nơi Đức Phật, được nghe Kinh Trường Thọ mà dứt trừ nghiệp ác, tâm đã tỏ rõ, ngộ ra Phật tánh, lại được lìa khỏi, sáy quỷ vô thường, và khổ đại ngục, ta nên nghiền thân, đáp đền ơn Phật…”. Nghĩ xong lớn tiếng, xướng lên lời rằng : “ Tuổi ta nay đã được bốn mươi chín, theo Phật nghe pháp, tên Kinh Trường Thọ, nay muốn nát thân, không tiếc xu mệnh, chép Kinh Trường Thọ, bốn mươi chín quyển, muốn cho chúng sanh, thọ trì đọc tụng. ta cần bán mắt, để tả Kinh này, mắt ta vô giá, mặt tình cho người, tùy ý trả giá”.
    Lúc ấy, vị trời Đế Thích, với các Thiên tử, đồng hóa ra bốn mươi chín người đời, đến chỗ Điên Đảo, nói với người rằng : “ Ta nguyện vì ngài, biên chép Kinh ấy, ngài xem xong rồi, tha hồ bán mắt”.
    Nữ nhân Điên Đảo, lấy làm may mắn, mừng rỡ vô hạn, chẻ xương làm viết, xẻ thịt tay chân, lấy máu làm mực, cung cấp người viết, trong vòng bảy ngày, biên chép Kinh xong. Mọi người chép rồi, thưa Điên Đảo rằng : ‘ Trước đây người hứa, bán đôi tròng mắt, công chúng tôi xong, xin giao đôi ngươi, chúng tôi đem bán cho Bà-la-môn”.
    Lúc ấy, nữ nhân Điên Đảo ra lệnh kẻ Chiên-đà-la moi con ngươi ra, đem giao cho bốn mươi chín người và chia y một phần. Gã Chiên-đà-la, theo cách muốn khoét, thì bốn mươi chín người, đều xướng lên rằng :
    • Hiếm có ! Hiếm có ! Chẳng thể nghĩ bàn ! Vị nữ Điên Đảo, chẻ xương lấy máu, ghẻ lở nhơ uế, mà vẫn hay nhẫn, biên chép Kinh này, chúng ta nỡ nào lấy đôi tròng mắt !
    Rồi các vị này, do lòng từ bi, bạch Điên Đảo rằng :
    • Chúng tôi trọn chẳng ham tròng mắt ngài, để đem bán cho người Bà-la-môn, mong ngài đắc đạo, sẽ độ chúng tôi. Nguyện cho cho chúng tôi, bất cứ nơi nào, trong kiếp lai sanh, thường được cùng ngài, đồng chung một chỗ, làm thiện tri thức, tuyên nói Kinh này, cứu độ tất cả, chúng sanh tội khổ.
    Bấy giờ, Long vương nan-đà v.v… dùng oai lực lớn, hóa các huyễn thuật, lấy trộm Kinh của nữ nhân Điên Đảo, để trong Long cung, thọ trì cúng dường.
    Nữ nhân Điên Đảo, chỉ trong phút chốc, chợt chẳng thấy Kinh, rơi lệ nghẹn ngào, bèn bạch Đức Phật :
    • Kính bạch Thế Tốn ! Con xẻ thân ra, chép Kinh Trường Thọ, muốn khiến lan rộng, tất cả chúng sanh, nay con bỗng nhiên, chẳng biết tại đâu ! Lòng con bối rối, buồn rầu khó nhẫn.
    Phổ Quang Như Lai bảo với Điên Đảo :
    • Những Kinh của ngươi, tám bộ Long vương, thỉnh về Long cung, thọ trì cúng dường, ngươi nên vui mừng, chớ nên buồn bã. Lành thay Điên Đảo ! Ngươi sẽ nhờ sức công đức này mà, hết tuổi thọ rồi, sanh lên cõi trời, thuộc Vô sắc giới, hưởng mọi vui sướng, mãi mãi chẳng còn, làm thân nữ nhân.
    Khi ấy, Điên Đảo bạch lên Đức Phật :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Sở nguyệnn của con, chẳng muốn sanh về cõi trời Vô sắc, chỉ nguyện đời đời kiếp kiếp, luôn luôn được gặp Thế Tôn, tâm Phật chẳng thoái, bất cứ chỗ nào, cũng vì tất cả chúng sanh tội khổ, mà tuyên dương pháp này.
    Phật Phổ Quang bảo :
    • Lời ngươi gian dối.
    Điên Đảo lại thưa :
    • Nếu con nói dối, thì xin như trước, bị quỷ vô thường, đến bắt bức ngặt. Nếu con thật tâm, xin những lở lói, trong thân của con, đối trước Đức Phật, đều trừ lành hết.
    Ngay đó Điên Đảo, do sức thệ nguyện, lành lại như cũ.
    Phổ Quang Như Lai bảo Điên Đảo rằng :
    • Ngươi hãy một lòng niệm Phật, thì sẽ từ một Phật quốc, đến Phật quốc khác, ngươi liền có thể, nhìn thấy vô lượng, vô biên thế giới, của các Đức Phật, chẳng thể nghĩ bàn, mà chẳng cần đến, văn tự lời lẽ.
    Lúc đó Điên Đảo, chỉ trong khoảnh khắc, liền chứng được tâm Vô thượng Bồ-đề, Vô sanh Pháp nhẫn.
    Đức Thế Tôn bảo ngài đại Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi :
    • Văn Thù nên biết, Phổ Quang Như Lai chính là thân Ta, nữ nhân Điên Đảo là thân ông vậy, bốn mươi chín người, là những Bồ-tát, vừa mới phát ý. Ta về quá khứ, vô lượng vô biên, kiếp xưa trở lại, vì sự hộ thân, mà Ta luôn luôn, cùng với các ông, tuyên nói Kinh này, khiến cho tất cả chúng sanh, người nào có những nghiệp ác, nghe lọt vào tai, dù nửa bài kệ, của Kinh Trường Thọ trên đây, đều được diệt tội, nay lại nói thêm.
    Bấy giờ, vua Ba-tư-nặc, ngay trong đêm ấy, tại giữa vương cung, nghe một người nữ, lớn tiếng khóc ròng, tiếng khóc não nề, người nghe khó nhẫn, buồn không kể xiết. Vua tự nghĩ rằng : “ Thâm cung của ta, chưa bao giờ có sự việc như vầy, vì sao có tiếng bi ai thế kia ?”. Lúc vừa sáng sớm, sai các quan chức, đi nhiều ngã đường, tìm người nữ ấy.
    Sứ vâng lệnh vua, tìm được đưa về, người nữ kinh ngạc, ngất xỉu trước vua, vua lấy nước lạnh, rưới lên trên mặt, hồi lâu tỉnh dậy, ngài mới hỏi rằng :
    • Đêm qua kêu khóc, có phải ngươi chăng ?
    Người phụ nữ đáp :
    • Vì tôi nhức tai.
    Nhà vua hỏi tiếp :
    • Cớ gì oán khóc, ai xâm phạm ngươi ?
    Nữ nhân đáp rằng :
    • Tôi tự ân hận, không ai xâm phạm. Cúi xin nhà vua cho phép tôi nói.
    Tôi mười bốn tuổi, đã làm vợ lớn, của bên nhà chồng, qua ba mươi năm, sanh ba mươi con, dung mạo đẹp lạ, tóc màu xanh biếc, tay đỏ như son, răng trẳng như ngọc, thân thể đầy đặn như hoa màu xuân. Tôi luyến mến chúng dường như tủy não, như gan ruột mình, hơn cả tánh mạng. Chúng vừa lớn lên, chẳng hơn một tuổi, vào lúc Thu, Hè bỏ tôi mà chết. Đứa con sau cùng, hơn cả mạng tôi, hiện nay nó lại đang bị nguy khốn, mạng sắp sửa mất, cho nên đêm qua, tôi mãi kêu khóc, nhức cả lỗ tai.
    Vua Ba-tư-nặc, nghe đước lời ấy, ông rất buồn bã, thầm tự xét rằng : “ Thứ dân trăm họ, nương nhờ nơi ta, nếu chẳng cứu giúp, sao gọi là vui ?”. Liền nhóm các quan, cùng nhau bàn luận. Nhà vua có sáu vị quan đại thần. Một là Kiến Sắc. Hai là Văn Thinh. Ba là Hương Túc. Bốn là Biện Tài. Năm là Tùy Duyên. Sáu là Dị Nhiễm. Họ tâu với vua :
    • Trẻ nít mới sanh, nên bày sắm lễ, Thần Đàn diên mạng, bảy vị tinh quân, hai mươi tám vị sao, mới khỏi nạn khổ, cúi xin nhà vua ra lệnh khắp nước…
    Khi ấy, có một vi quan sáng suốt, đã từng ở chỗ, vô lượng Đức Phật, vun trồng căn lành, tên là Định Huệ, ra thưa với vua :
    • Đức vua nên biết, lời sáu vi quan, chẳng thể cứu khổ. Nay có Đại sư, họ là Cù-đàm, hiệu Tất-đạt-đa, không thầy tự ngộ, đã được thành Phật, hiện ở Linh Thứu, nói Kinh Trường Thọ, cúi xin đức vua, qua đó nghe nhận. Nếu nghe Kinh này, nửa kệ qua tai, không một tội nào, mà chẳng tiêu diệt. Tất cả trẻ con, nghe lọt vào tai, dầu chưa ngộ hiểu, do công đức Kinh, tự nhiên sống lâu.
    Vua Ba-tư-nặc nói :
    • Trước đây ta từng nghe lục sư nói : “Sa-môn Cù-đàm, học hỏi cạn cợt, mặt còn trẻ trung, tuổi tác còn nhỏ. Trong những kinh của lục sư nói rằng : “ Người hay làm trò, huyễn hóa yêu mị, là Cù-đàm vậy, nếu ai tôn sùng, phần nhiều bỏ mất, con đường chơn chánh”.
    • Vị quan Định Huệ, dùng kệ thưa vua :
    Thích Ca mâu Ni, thầy trời người
    Từng vô lượng kiếp tu khổ hạnh
    Nay được thành Phật, chuyển pháp luân
    Lại nương chư Phật quá khứ nói
    Chẳng trái nguyện của khắp chúng sanh
    Sức từ bi lớn cứu loài mê
    Gặp Phật khó như rùa gặp bọng
    Cũng như gặp hoa mẫu Ưu-đàm
    Cúi xin nhà vua qua nghe pháp
    Chớ tin lời lục sư ngoại đạo.
    Đại thần Định-Huệ, nói kệ ấy rồi, do sức thần thông, vọt khỏi mặt đất, bay lên hư không, cao hàng trăm thước, liền ở trước vua, làm các chu thuật, trong khoảng một niệm, khiến núi Tu-di và nước biển lớn, vào hết trong tâm, an nhiên vô ngại.
    Vua Ba-tư-nặc, thấy việc này rồi, khen rất hiếm có : “Đây mới đúng là, chơn thiện tri thức”, liền dạy Định Huệ, thưa với người rằng :
    • Thầy ông là ai ?
    Ngài Định Huệ đáp :
    • Thầy tôi là Phật Thích Ca Mâu Ni, hiện nay ở tại, đại thành Vương Xá, trong núi Linh-thứu, đang nói về Kinh Trường Thọ Diệt Tội.
    Vua nghe lời này, lòng rất mừng rỡ, liền đem việc nước, tạm giao Định Huệ, vua cùng quyến thuộc, các quan, trưởng giả, xe báu bốn ngựa, trước sau vây quanh, và người phụ nữ, với con của bà, cầm những tràng hoa, trăm thứ cúng dường, đem hết câu chuyện, của người phụ nữ, bạch lên Đức Phật.
    Đức Thế Tôn bảo vua Ba-tư-nặc :
    • Người phụ nữ này, về đời quá khứ,thân làm mẹ ghẻ, tâm sanh ganh tỵ, hòa hợp thuốc độc, giết con vợ trước đến ba mươi đứa, những đứa bị giết đều phát thề rằng : “Nguyện ta đời đời kiếp kiếp sau này, thường làm con bà, èn chia ly ngay, khiến bà khỏ sở, một cách đau đớn”. Bây giờ người nữ, đến đây được nghe, Như Lai nói Kinh Trường Thọ Mạng lâu dài, bài kệ vào tai, oan gia trái chủ, từ đây dứt hẳn.
    Bấy giờ, Đức Phật bảo khắp đại chúng :
    • Khi một người nữ nào đó thọ thai, thì ma Ba Tuần, thả bốn rắn độc, thuộc về bốn đại, giặc ác sáu trần, vào thân người ấy. Một đại chẳng điều, mạng căn liền diệt. Như Lai có Đà-la-ni thần chú, có thể tăng thêm, mạng sống tuổi thọ, cho các trẻ con, nếu ai lo khổ, nghe chú của ta, qua tai một lần, thì không bệnh gì, mà chẳng trừ lành, hay khiến quỷ dữ, bỏ chạy tứ tán.
    Đức Thế Tôn liền nói thần chú rằng :
    Ba đầu di, ba đầu di đề tỳ hề ni hề ni, hề di da lê, gia la gia lệ, hầu la hầu la, do lệ do la, do lệ ba la, ba lệ văn, chế sân diệt, tần diệt bát thệ mạt diệt trì na ca lê, ta bà ha.
    Đức Phật nói tiếp :
    • Văn cú của chú Đà-la-ni này, nếu kẻ thiện nam, người thiện nữ nào, thọ trì đọc tụng, vì tất cả những trẻ thơ bệnh hoạn, lúc còn trong thai, sau khi ra thai, mà đem diễn nói, bảy ngày bảy đêm, đốt hương, rải hoa, biên chép cúng dường, hết lòng nghe nhận, thì những bệnh nặng, nghiệp chướng thân trước, đều được tiêu diệt.
    Bấy giờ, có ngài Bồ-tát y vương – vua trong ngành thuốc, tên là Kỳ-bà, đối truốc Đức Phật, bạch với Ngài rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Con là một bậc, thầy thuốc đại tài, chữa trị các bệnh, những đứa trẻ thơ, có chín loại bệnh, làm chúng đoản mạng. Thế nào là chín ?
    • Một là những kẻ, làm cha làm mẹ, chung chạ trái lúc.
    • Hai là trong lúc, mới sanh đẻ con, để máu dơ đất, thần đất bỏ đi, ác quỷ tiện dịp.
    • Ba là mới sanh, chẳng bỏ trùng độc, bé nhỏ trong rún.
    • Bốn là chẳng lấy bông mịn chùi sạch máu dơ trong thai.
    • Năm là giết hại sanh mạng, để làm yến tiệc ăn mừng.
    • Sáu là mẹ của đứa bé, ăn nhiều trái cây tạp chất lạnh.
    • Bảy là hài nhi có bệnh, cho ăn cá thịt tạp nhạp.
    • Tám là mới sanh, mẹ con chưa an, để cho những người chẳng lành, nhìn thấy chỗ nơi sanh đẻ. Chưa phân an nguy, có thể làm cho, người mẹ bị chết.
    • Phân an nguy rồi, có thể làm cho, đứa con bị chết. Thế nào gọi là, những người chẳng lành ? Nếu như có người, mắt vừa nhìn thấy, thấy chết nào đó, hoặc là thấy những tai biến quái dị, mắt họ bất tịnh, cho nên gọi là, hạng người chẳng lành. Gặp trường hợp này, nếu dùng vị thuốc Ngưu hoàng, Châu sa, nghiền thành ra bột, trộn với mật ong, đặt ngay tại tim đứa bé, có thể khỏi điềm chẳng lành.
    • Chín là ban đêm ẫm trẻ tới lui, bị quỷ dữ đánh.
    Những trẻ sơ sinh, nếu luôn cẩn thận, chín việc như trên, thì chúng trọn chẳng đến đổi chết mất.
    Giữa lúc bấy giờ, thiên ma Ba Tuần, có Tha tâm thông, ở trong cung ma, biết Phật nói Kinh Trường Thọ Diệt Tội và Đà-la-ni, cứu độ trẻ thơ, thì lòng tức giận, phát tiếng dữ dội, lo buồn chẳng vui. Ma vương có ba con gái tuyệt đẹp, ra thưa cha rằng :
    • Chẳng hay vua cha, cớ gì buồn rầu ?
    Ma vương liền đáp :
    • Sa-môn Cù-đàm, ở thành Vương Xá, trong núi Linh-thứu, đang vì vô lượng, vô biên chúng sanh, nói Kinh Trường Thọ, lan rộng cho khắp tất cả chúng sanh, được vui sống lâu, xâm cảnh giới ta, ta khởi ác tâm, nay muốn đem các quyến thuộc binh ma, đến nơi dẹp trừ. Giả sử chẳng thể ngăn cản Cù-đàm, thì oai lực ta, có thể cản ngăn, bịt tai tất cả, chư Thiên đại chúng, chẳng để cho họ nghe Phật nói Kinh Trường Thọ Diệt Tội.
    Khi ấy, ba người con gái, con của Ba Tuần, dùng kệ can cha :
    Ba con của thiên ma ba Tuần,
    Cúi đầu trước mặt, thưa với cha,
    Sa-môn Cù-đàm, thầy trời người,
    Chẳng phải sức ma hay ngăn cản,
    Ngày trước, dưới gốc cây Bồ-đề,
    Khi Ngài mới ngồi tòa kiết tường,
    Ba đứa chúng con rất xinh đẹp,
    Đệ nhứt trong các hàng thiên nữ,
    Trăm cách cử chỉ gợi dục tình,
    Bồ-tát đều không ý đắm nhiễm,
    Xem ba chúng con như mụ già,
    Nay thành bực thầy Vô thượng giác,
    Vua cha giương cung toan hù dọa,
    Gậy gộc, binh khí bủa hư không,
    Bồ-tát xem như trò trẻ nít,
    Không một chút tâm sợ thoái lui,
    Ngày thành đạo làm vua pháp,
    Cúi xin vua cha dứt ác tâm.
    Lúc ấy, thiên ma Ba Tuần, nghe con nói kệ, liền đem quyến thuộc, lén bàn nhau rằng : “Ta với các ngươi đồng đến chỗ Phật, dùng phương tiện khéo, giả vờ thua cuộc, chịu quy hàng Phật, để Phật tin dùng. Nếu được tin rồi sẽ làm mọi cách ma sự, chướng ngại Kinh này”.
    Ngay đó thiên ma, cùng với quyến thuộc, đồng đến chỗ Phật, quanh Phật bảy vòng, rồi bạch lên rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Thế Tôn nói pháp, không mỏi mệt chăng ? Nay con lãnh đạo, các quyến thuộc ma, đến đây nghe Kinh Trường Thọ Diệt Tội, làm đệ tử Phật, cúi mong Thế Tôn, chớ trái nguyện con.
    Bấy giờ, Đức Phật quở trách Ma vương :
    • Ngươi ở cung ma, tâm sanh giận tức, dầu được đến đây, cũng chỉ giả vờ, rút lui quy hàng. Trong giáo pháp Ta, chẳng chấp nhận sự lừa dối của ngươi.
    Thiên ma Ba Tuần, lấy làm xấu hổ, gương mặt thất sắc, rồi bạch Phật rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Con tính kế ngu, làm điều dối trá, xin Đức Phật Thế Tôn, với lòng đại bi, tha thứ tội lỗi. Nay con được nghe, Kinh chú Trường Thọ Bảo Vệ Trẻ Thơ, con xin phát nguyện :
    Nếu đời sau này, người nào thọ trì, Kinh Trường Thọ đây, biên chép đọc tụng, bất cứ chỗ nào, con cũng ủng hộ, không để ác quỷ, rình tìm tiện lợi. Dầu ở địa ngục, nếu tội nhân nào, trong khoảng giây lát, nhớ nghĩ Kinh này, con sẽ sử dụng, thần lực vĩ đại, lấy nước biển lớn, tưới xuống tội nhân, khiến địa ngục lớn, biến thành ao sen.
    Bấy giờ, lại có La-sát, ăn thịt con nít v.v…làm bậc thủ lãnh, cùng các quyến thuộc, đồng loại với mình, từ trên không xuống, đi quanh bên hữu Đức Phật nhiều vòng, rồi bạch lên rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Con từ vô lượng kiếp trở lại đây, chịu thân La-sát, quyến thuộc của con, nhiều như hàng sa, người nào cũng bị, đói khát ép ngặt, chỉ ăn thai non, trong bốn đại châu và ăn máu thịt, con nít mới sanh. Quyến thuộc chúng con, rình chờ chúng sanh, vợ chồng giao hợp, rồi ăn tinh họ, khiến không thọ thai. Hoặc trong bào thai, con cũng theo vào, làm cho sẩy thai, rồi ăn tinh huyết. Mới sanh bảy ngày, chúng con chuyên rình, tìm dịp tiện lợi, dứt mạng căn chúng, cả đến trẻ con, mười tuổi cũng vậy. Quyến thuộc chúng con, biến làm những thứ, vi trùng độc hại, vào trong thai nhi, ăn tinh huyết trong tạng phủ đứa bé, khiến cho hài nhi ọc sữa, tiêu chảy hoặc bị bụng lớn hoặc bị nóng lạnh, tròng mắt có mủ, cho đến lần lần, dứt mạng của chúng.
    Nay đây chúng con, nghe Đức Thế Tôn, nói Kinh Trường Thọ, diệt các tội chướng, bảo vệ trẻ thơ. Vâng theo những lời, Đức Thế Tôn dạy, thì quyến thuộc con, bị đói bức ngặt, chẳng dám ăn nuốt.
    Phật bảo La-sát :
    • Các ngươi nên thọ, cấm giới của Ta, sẽ khiến các ngươi, bỏ thân la-sát, sanh về cõi trời, hưởng sự vui sướng.
    Đức Thế Tôn bảo toàn thể đại chúng :
    • Nếu có trẻ nít, bị mắc bệnh khổ, bảo mẹ đứa bé, chia sữa nhiều giọt, cho giữa khoảng trống, thí các La-sát và nên thanh tịnh, trì Kinh Trường Thọ Diệt Tội Đà La Ni, biên chép cúng dường, thì bệnh trừ lành.
    Khi ấy, số đông các quỷ La-sát, rất là mừng rỡ, bạch Đức Phật rằng :
    • Ví được sanh thiên, quyến thuộc chúng con, trọn chẳng xâm tổn, sữa các trẻ thơ. Thà ăn hoàn sắt, trọn chẳng thể ăn máu các hài nhi.
    Sau Phật diệt độ, nơi nào có thể, đọc tụng thọ trì, Kinh Trường Thọ này, nếu có kẻ ác, quấy rối Pháp sư, hoặc có ác quỷ, phá các trẻ thơ, chúng con dẽ cầm, những chày kim cang, để bảo vệ trẻ, chẳng cho các quỷ, được dịp tiện lợi.
    Bấy giờ, tất cả vua lớn các trời, và quyến thuộc mình, tất cả chúa rồng, các vua Da-xoa, vua A-tu-la, vua Ca-lầu-la, vua Khẩn-na-la, vua ma-hầu-la-già, vua Bế-lệ-da, vua A-tỳ-xá-giá, vua Phú-đơn-na, cho đến vua Ca-tra Phú-đơn-na…Tất cả các vua, mỗi vị cùng với, toàn thể quyến thuộc, lễ lạy Đức Phật, đồng lòng chắp tay, nói lên như vầy :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Chúng con từ nay, bất cứ chỗ nào, có thầy Tỳ-kheo, hay Tỳ-kheo ni, các cận sự nam, hay cận sự nữ, hễ ai thọ trì, Kinh Trường Thọ này, hoặc chỉ biên chép, chuyến thuộc chúng con, thường sẽ bảo vệ. Các vua chúng con, xua đuổi ác quỷ, có quỷ dữ nào, khuấy rối chúng sanh, khiến mắc bệnh khổ, nếu hay thanh tịnh, viết trì Kinh này, các vua chúng con, cấm chỉ các quỷ, chẳng cho gây hại, bi khổ chết ngang.
    Khi đó, có vị địa thần Kiên Lao, từ tòa đứng dậy, bạch Đức Phật rằng :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Nếu đệ tử Phật, thọ trì bổn Kinh Trường Thọ Diệt Tội, hộ các trẻ con, địa thần chúng con, thường cho chất đất, thấm nhuần nơi ấy, khiến trong thân họ, tăng thêm thọ mạng. Chúng con thường đem, các thứ vàng bạc, các thứ của báu, những loại thóc gạo, cung cấp đầy đủ, cho người có lòng tin, không thể thiếu thốn, thân được an ổn, không hề rầu lo, tâm thường vui vẻ, được ruộng phước tốt, không để ác quỷ, dứt mạng căn họ. Nếu các hài nhi, mới sanh bảy ngày, địa thần chúng con, sẽ ủng hộ chúng, không để mất mạng.
    Bấy giờ trong chúng, lực sĩ Kim Cang, bạch lên Đức Phật :
    • Kính bạch Thế Tôn ! Đức Như Lai nói về Kinh Trường Thọ Diệt Tội Hộ Các Đồng Tử Đà La Ni đây rồi, các đại thí chủ, và quyến thuộc mình, ai cũng phát tâm, thọ trì đọc tụng, biên chép Kinh này, cung cấp vật dùng, không để thiếu thốn. Con có được nghe, một đấng Thế Tôn, oai đức cao cả, nói đại thần chú, có oai lực lớn, chương cú kiết tường, nếu chúng sanh nào, nghe lọt vào tai, trăm kiếp ngàn đời, trọn chẳng đoản mạng, tuổi thọ không lường, chẳng các bệnh khổ, dẫu có bốn ma, cũng chẳng nghịch loạn, thọ mạng thêm lớn, sống lâu đến một trăm hai mươi tuổi, chẳng chết nửa chừng, chẳng bị thoái đọa. Tất cả Phật tử, khổ vì bệnh nặng, nghe đến chú này, liền khỏi các quỷ, đến đoạt mạng sống.
    Lực sĩ Kim Cang liền nói thần chú :
    Đa địa dạ tha. Chiên đạt lị. chiên đạt ra tỳ để. Chiên đạt ra ma hồng. Chiên đạt ra bạt đế. Chiên đạt ra phủ lê. Chiên đạt ra xà di. Chiên đạt ra để khế. Chiên đạt phệ mễ. Chiên đột lâu. Chiên đạt ra bà ra yết. Chiên đạt ra vật đạt khế. Chiên đạt ra bà địa di. Chiên đạt ra bà mễ. Chiên đạt ra khư chỉ. Chiên đạt ra lô ký. Ta bà ha.
    Đức Thế Tôn dạy :
    • Lành thay, Lành thay ! Lực sĩ Kim Cang ! nay ông có thể, nói về thần chú kiết tường, hộ các trẻ con, ông sẽ trở thành, vị đại đạo sư, của khắp chúng sanh. Văn Thù nên biết, thần chú vừa rồi, được các Đức Phật quá khứ nói ra, dựng lập bảo vệ, khéo có thể tăng thọ mạng trời người, hay trừ tất cả, tội nhơ ác kiến, hay hộ tất cả, những người trì Kinh, kéo dài tuổi thọ.
    Bấy giờ, Đức Phật bảo đại Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi, đấng Pháp vương tử rằng :
    • Ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, nếu có tỳ-kheo, phá hỏng giới cấm, gần Tỳ-kheo ni, hay những gái trinh, hoặc Sa-di-ni, uống rượu ăn thịt, gian dâm lẫy lừng, bị hàng bạch y, chê bai khinh rẻ, hủy diệt pháp Phật, kinh doanh những việc, bất tịnh của đời, không lòng hổ thẹn, giống như khúc gỗ. Nên biết hạng này, là kẻ ngũ nghịch, chẳng phải đệ tử của Ta, mà là quyến thuộc của ma, là bọn lục sư. Hạng Tỳ-kheo ấy, ngay trong hiện đời, mắc báo đoản mạng, hạng Tỳ-kheo-ni, lại cũng như vậy. Nếu luôn sám hối, chẳng tái phạm lại, thọ trì Kinh này, liền được sống lâu.
    Lại nữa Văn Thù ! Ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, nếu có Bồ-tát, phỉ báng người khác, tự khen mình giỏi, chẳng trao truyền Kinh Phương Đẳng cho người, hạng Bồ-tát này, là bạn của ma, chẳng phải là hạng Bồ-tát chân thật. Nếu luôn hết lòng, thọ trì Kinh này, biên chép đọc tụng, tức được Pháp thân chơn thường của Phật.
    Lại nữa Văn Thù ! Ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, nếu có vua chúa, giết cha hại mẹ, tru lục sáu thân, không theo phép vua, dấy binh khắp nơi, xâm chiêm nước khác, tôi trung can gián, bị giết oan uổng, dâm dục lẫy lừng, trái phép tiên vương, phá tháp đập chùa, thiêu đốt kinh tượng, mưa nắng chẳng đều…Do vua vô đạo, cõi nước đói kém, ôn dịch chết chóc, diễn ra khắp nơi. Hạng vua chúa này, hiện đời đoản mạng, chết vào địa ngục, đọa đại A-tỳ. Nếu như có thể, biên chép Kinh này, lưu thông cúng dường, chí thành sám hối, theo phép vua trước, liền được sống lâu.
    Lại nữa Văn Thù ! Ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, nếu có quan lớn, hay các quan chức, thân hưởng lộc vua, không lòng hổ thẹn, siểm nịnh bất trung, chuyên làm lừa dối,. Do hạng “tặc thần”, nên nước chẳng yên. Dẫu đến chỗ nào, cũng chẳng thi hành, pháp luật của nước, xâm lấn trăm họ, buông ý tham tàn, giết người vô tội, chiêm tài sản người, khing lờn Kinh điển, ngăn chướng Đại thừa…Những hạng như trên, hiện đời đoản mạng, đọa ngục A-tỳ, không hẹn kỳ ra. Nếu như có thể, sám hối tội lỗi, thọ trì Kinh này, biên chép đọc tụng, liền được sống lâu, hưởng mãi lộc trời.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, kẻ cư sĩ nam, cư sĩ nữ nào, tin theo tà giáo, thấy biết điên đảo, chẳng tin Chánh pháp, Kinh điển đại thừa, chúng sanh như vậy, dù có vô lượng, trăm ngàn vàng bạc, nhưng lòng tham tiếc, chỉ cầu tài lợi, chẳng hay cấp thí, cứu ngặt bất cứ kẻ nghèo khổ nào, chẳng hay biên chép, mười hai phần giáo, thọ trì đọc tụng, cầu khỏi vô thường và khổ đường ác. Hạng người như thế, nhà cửa hư hao, chim quái xuất hiện, rắn vào nhà nằm, chó lên mái nhà, trăm tiếng chuột kêu, các loài dã thú, tranh nhau đến ngõ, nhiều quỷ ly mị, vọng lượng.v.v…Đó gọi là quái. Do gặp quái nên, tâm bị buồn rầu, do nhân buồn rầu, chuốc lấy đoản mạng. Nếu hay thọ trì, biên chép Kinh này lưu thông đọc tụng, ngay đó có thể, phá dẹp những thứ, quái gở như trên, được mạng sống lâu.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, tất cả những kẻ, trai gái lớn lên,(kẻ làm cha mẹ) vì sự thương xót, mà bị tâm bệnh. Tại vì sao thế ?
    Hoặc có thanh niên, bị sung quân dịch, luật vua như thế, không sao thoát khỏi, cha mẹ nhớ nhung, đó là tâm bệnh. Hoặc gái trưởng thành, gả về nhà người, nhưng bị khinh rẻ, trái đạo phu thê, cha mẹ nhớ thương, đó là tâm bệnh. Vì tâm bệnh nên, sáu lo khổ sở, buồn rầu nhóm bệnh, hiện đời mạng ngắn. Nếu hay biên chép, thọ trì Kinh này, được mạng sống lâu. Do oai lực Kinh, hôn nhân hòa thuận, tâm bệnh tiêu trừ.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, hầu hết chúng sanh, không tâm từ bi, sát sanh hại mạng, ăn mười thứ thịt, thân của mọi loài. Văn Thù nên biết, đó không khác gì, giết cha giết mẹ, ăn thịt bà con hoặc vì giết mạng, mà lại phá thai, làm việc ấy nên hiện đời đoản mạng. Giả sử những lúc, vợ chồng chăn gối, bị La-sát dữ, ăn nuốt bào thai, khiến không con cái. Nếu hau biên chép, thọ trì Kinh này, liền khỏi khổ ấy.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, hầu hết chúng sanh, chẳng biết kiếp trước, tạm được làm người, cho là sung sướng, bèn phỉ báng nhau, hoặc cậy quyền hào, đủ thứ ác tâm, xem nhẹ mạng người, chẳng tin Kinh điển, ngạo mạn Đại thừa. Người như thế đó, hiện đời đoản mạng. Nếu hay dốc lòng, tha thiết sám hối, điều phục tâm mình, biên chép Kinh này, thọ trì đọc tụng, do sức thiện căn, được mạng sống lâu. Giả sử có bệnh, cũng chẳng chết ngang.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, có nhiều chúng sanh, hoặc vâng lệnh vua, hoặc cha mẹ dạy, mà ở nước khác, hoặc nơi đường hiểm, để lo buôn bán, tìm kiếm của tiền, vì tài lợi mà, ngã mạn cống cao, đánh cờ đánh bạc, gần gũi điếm đàng, giao thiệp bạn ác, chẳng tuân lệnh vua, lời cha mẹ day, uống rượu ham dâm, táng thân mất mạng. Dẫu được tiền của, nhưng bị rượu mê, chẳng biết đường sá, thông nghẽn thế nào, sau phải bị lũ giặc ác cướp của, do đó hại mạng. Nếu hay biên chép, thọ trì Kinh này, phát thệ nguyện rộng, thì đến nơi nào, giặc ác cũng lui, sanh tâm vui mừng, những thú độc dữ, chẳng thể nhiễu hại, thân tâm an ổn, được nhiều hàng quý, do lực của Kinh, được mạng sống lâu.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, hầu hết chúng sanh, vì nghiệp ác nên chết vào địa ngục, từ địa ngục ra, chịu thân súc sanh, dẫu được làm người, sáu ăn chẳng đủ, mù điếc, câm, ngọng, lùn xấu lưng gù, chịu thân người nữ, chẳng biết chữ Kinh. Nếu là thân nam, nhưng vì nghiệp ác, cho nên ngu si, căn tánh chậm lụt, chẳng thể chuyên đọc, Kinh Trường Thọ này, lòng sanh sanh buồn rầu. Bởi buồn rầu nên gọi là tâm bệnh, do tâm bệnh nên, hiện đời mạng ngắn. Nếu có thể nhờ, bậc thiện tri thức, biên chép Kinh này, tự đem Kinh về, từ trước đến sau, một lòng tôn thờ, nhờ chí thành nên công đức vô lượng, nghiệp ác như trước, chẳng còn chịu lại, người này hiện đời, được mạng sống lâu.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, nếu có chúng sanh, sau khi chết mất, từ một ngày đến bốn mươi chín ngày, nếu vì người mất, mà gây dựng phước, công đức bảy phần, thì người mất chỉ hưởng được một phần. Nếu có thể khi người kia còn sống, trong bảy tuần nhựt, đình chỉ việc nhà, biên chép Kinh này, hoa hương cúng dường, thỉnh Phật hoặc Tăng, sắm sanh trai phạn, được những công đức, như cát sông Hằng, người ấy hiện đời, được dài thọ mạng, lìa hẳn nỗi khổ, trong ba đường ác. Nếu đã chết rồi, thì nhờ nơi phước, của cải chính thân người ấy gầy dựng, mà được bảy phần.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, rất nhiều chúng sanh, bất hiếu ngũ nghịch, không lòng nhân từ, dối với cha mẹ, không tình âu yếm, chỉ thờ bà con. Bấy giờ trên không, bốn vị Thiên vương, quanh khắp bốn châu, nhiều thứ âm nhạc, đem theo quyến thuộc, vào ba tháng chay, đến cõi Diêm-phù, nếu có chúng sanh, bị ngang các bệnh, Thiên vương đi đường, vì trừ ác quỷ, khiến bệnh được lành. Song những con người, bất hiếu ngỗ nghịch, ganh tỵ tạo ác, Quỷ vương hành bệnh, liền lấy hơi độc, hà hơi cho bệnh, khiến bị các thứ, ôn dịch trầm trọng, hoặc nóng hoặc lạnh, sốt rét hằng ngày, bị độc tà ma, hoặc bị phong cùi. Nếu như có thể, một ngày trong năm, đốt hương rải hoa, thanh tịnh thân tâm, biên chép Kinh này, cho đến bảy ngày, thỉnh Phật, mời Tăng, trai tịnh đọc tụng, nhờ căn lành này, trọn không bệnh dịch không bị tật dịch, nên được trường thọ.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, chúng sanh phước mỏng, bảy mặt trời hiện, giả sử không có, bảy mặt trời hiện ra, thì cũng có những vua chúa vô đạo, khiến trời nắng hạn, bao nhiêu có thuốc, bụi rậm rừng già, trăm giống lúa má, mía nho hoa quả, từ đất có ra, đều bị khô chết. Nếu quốc vương nào hay các chúng sanh, có thể thọ trì, đọc tụng Kinh này, thì các Long vương Nan-đà và Bạt-nan-đà v.v… thương xót chúng sanh, từ nước biển lớn, xối xuống mưa ngọt, tất cả rừng già, trăm giống lúa mạ, cây cối thảo mộc, đều được tươi tốt, chúng sanh nhờ nơi, oai lực Kinh này, được dài thọ mạng.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, vào thời trược ác, hầu hết chúng sanh, đong lường dối trá, được của vô nghĩa, do tội nghiệp đó, chết vào địa ngục, từ địa ngục ra, chịu thân súc sanh, như loài trâu, lừa, voi, ngựa, heo, chó, dê, gà, chim, chóc, muỗi, ruồi, rận, kiến…Nếu có Bồ-tát Ma ha tát, đem lòng từ bi, đối với cầm thú, ruồi, kiến v.v…chuyên đọc Kinh này, qua tai của chúng, do oai lực Kinh, tùy loại giải thoát, những súc sanh đó, bỏ thân kia rồi, được vui sanh thiên. Nếu Bồ-tát nào, không lòng từ bi, chẳng thể diễn nói, về Kinh điển này, người ấy chẳng phải, đệ tử của Phật, là bạn của ma.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, về đời năm trược, hầu hết chúng sanh, lòng dạ khinh mạn, chẳng tin Kinh điển, chê bai Phật pháp, nếu những nơi nào, có người nói pháp, họ không lòng nghe. Do tội nghiệp đó, hiện đời đoản mạng, đọa các địa ngục. Nếu những chỗ nào, giảng nói Kinh này, những chúng sanh nào, có thể đến nghe, hoặc khuyên người khác, chia chỗ cho ngồi, người ấy chính là, rường cột của Phật, được vui trường thọ, chẳng qua đường ác. Vị Bồ-tát muốn chuyển đọc Kinh này, thì nên thanh tịnh, thiết lập đàn tràng, tùy thất lớn nhỏ, đều được tất cả.
    Lại nữa Văn Thù ! ta diệt độ rồi, tất cả người nữ, thân mang thai nghén, mà giết sanh mạng, ăn các trứng chim, vì không lòng từ, nên hiện đời bị, mạng sống ngắn ngủi, đến khi sắp sanh, lại bị sản nạn, do khó sanh mà có thể mất mạng, hoặc là oan gia, sanh đến báo thù. Hạng ngừi nữ thọ, nếu phát nguyện rộng, biên chép Kinh này, liền khiến dễ sanh, không các tai chướng, mẹ con an vui. Muốn cầu con trai, muốn cầu con gái, tùy nguyện được sanh.
    Bấy giờ Đức Thế Tôn bảo đại Bồ-tát Văn Thù Sư Lợi :
    Khi Ta nói Kinh Trường Thọ Diệt Tội, mười hai nhân duyên, Phật tánh thường trụ, mà các Đức Phật quá khứ chung nói, nếu có chúng sanh, thọ trì đọc tụng, được nhiều phước lợi, hết tuổi của họ, sẽ đầy một trăm hai mươi, khi bỏ thân này, chẳng bị khổ vì, phong đao xẻ thân. Do vì Phật tánh, được thân thường hằng, kim cang bất hoại, lóng trong thanh tịnh, của các Đức Phật, niệm niệm vững chắc, thường có Bồ-tát, là Quan Thế Âm, và Đại Thế Chí, nương mây năm sắc, voi trắng sáu ngà, cầm đài hoa sen, đón người niệm Phật, sanh về cõi nước, của Phật A Súc, tự nhiên vui sướng, chẳng qua tám nạn.
    Văn Thù nên biết, chúng sanh ngu si, chẳng biết chẳng hay, thọ mạng ngắn ngủi, như lửa nháng đá, như bọt trên nước, như ánh điện chớp. Sao lại trong ấy, chẳng kinh chẳng sợ ? Sao lại trong ấy, ham nhiều tài lợi ? Sao lại trong ấy ? sanh lòng ghen tỵ, để rồi trôi dạt, trong biển sanh tử ? Chỉ có chư Phật, các vị Bồ-tát, mới đến bờ kia, chúng sanh phàm phu, quyết sẽ trầm luân. Quỷ vô thường đến, bất cứ lúc nào, dầu có vô lượng, vô biên vàng bạc, tiền tài châu báu, muốn đem chuộc mạng, không thể nào được. Chúng sanh cần phải, quán xét thân mình, rồi nghĩ như vầy :
    Thân này cũng như, bốn con rắn độc, thường bị vô lượng, vi trùng rúc rỉa. Thân này hôi thúi, bị trói buộc trong, lao ngục tham dục. Thân này đáng ghét, dường như chó chết. Thân này chẳng sạch, chín lỗ thường chảy. Thân này như thành, La-sát trong đó. Thân này chẳng bền, sẽ bị diều quạ, chó đói ăn nuốt. hãy bỏ thân nhơ, cầu tâm Bồ-đề.
    Nên quán thân này, lúc bỏ mạng sống, mồ hôi toát ra, hai tay trống rỗng, đau đớn khó nhẫn. Lúc mạng căn dứt, một ngày, hai ngày cho đến năm ngày, sình chướng bầm tím, máu mủ chảy ra, cha mẹ vợ con, chẳng ưa nhìn thấy. Đến khi xương thân, rã ra trên đất, thì các lóng đốt, rơi rớt bừa bãi, xương tay, xương đùi, xương sườn, xương sống, xương đầu, xương sọ, mỗi cái mỗi nơi, da thịt ruột rà, gan, thận, tim, phổi, bị dòi rúc rỉa…Sao lại trong ấy, chấp càng có ngã ? Bấy giờ, tất cả vàng bạc, ngọc ngà, tiền của, kho đụn, trong lúc sanh tiền, đâu còn quan hệ gì với ta nữa ?
    Nếu chúng sanh nào, muốn khỏi khổ ấy, thì chớ nên tiếc, nước thành vợ con, đầu mắt tủy não, biên chép Kinh này, thọ trì đọc tụng, Mười hai nhân duyên, là tạng bí yếu, của các Đức Phật, lưu thông cúng dường, thì trong mỗi niệm, sẽ thành tựu tâm Vô thượng Bồ-đề, không một điều gì, có thể phá hoại, trọn chẳng chết non, vì nạn hoạnh tử.

    Khi Đức Thế Tôn, ở giữa đại chúng, nói về giáo pháp “Mười hai nhân duyên, Phật tánh thường trụ” thì cả đại hội, các vị Tỳ-kheo, và Tỳ-kheo-ni, nam nữ cư sĩ, tám bộ trời rồng, hạng nhân phi nhân, vua Ba-tư-nặc, cùng các quyến thuộc, vô số đại chúng, đều giác ngộ tâm Vô thượng Bồ-đề, chứng Vô sanh nhẫn, tất cả đều khen, là chưa từng có, một lòng đảnh lễ, hoan hỷ thực hành.
    ĐỨC PHẬT NÓI KINH TRƯỜNG THỌ DIỆT TỘI HỘ CHƯ ĐỒNG TỬ ĐÀ LA NI - Hết.

  8. #8

    Mặc định

    Tối qua trên VTV6,
    1 pp thụ tinh nhân tạo chỉ có ở vài nước
    =lấy trứng non

    Sau vài năm, công nghệ đã ổn định và giá rẻ (khoảng 25 triệu)

  9. #9

    Mặc định

    Mình có một chút ý kiến thế này.
    Nếu mà đọc kinh có thể gột rửa được tội lỗi thì không hẳn như thế.
    Đọc kinh diệt tội chỉ là một cách để người gây ra lỗi lầm nhìn nhận về lỗi lầm của mình thôi.
    Còn để diệt tội do mình gây ra thì tự tay mình phải trả nghiệp. Biết tạo ra phước đức cho bản thân mình thì tội nghiệp sẽ giảm (giảm hẳn chứ không phải không trả nghiệp)Cái này cần hành động cụ thể chứ không phải ngồi ôm cuốn kinh sách dọc hàng ngày là có thể giảm nghiệp được.

  10. #10

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi e692f301 Xem Bài Gởi
    Mình có một chút ý kiến thế này.
    Nếu mà đọc kinh có thể gột rửa được tội lỗi thì không hẳn như thế.
    Đọc kinh diệt tội chỉ là một cách để người gây ra lỗi lầm nhìn nhận về lỗi lầm của mình thôi.
    Còn để diệt tội do mình gây ra thì tự tay mình phải trả nghiệp. Biết tạo ra phước đức cho bản thân mình thì tội nghiệp sẽ giảm (giảm hẳn chứ không phải không trả nghiệp)Cái này cần hành động cụ thể chứ không phải ngồi ôm cuốn kinh sách dọc hàng ngày là có thể giảm nghiệp được.
    hay quá huynh !

  11. #11

    Mặc định Tiền Thai Giáo

    Xin giới thiệu với bà con cô bác 1 loạt bài về Tiền Thai Giáo trên diễn đàn hstd. Tui đọc thấy hay và bổ ích quá mọi người ạ.

    ----------------------------------------

    Chuyện tiền thai giáo là một vấn đề cũ và xưa như Trái Đất.

    Là Phật Tử thì không có chuyện "Cha Mẹ sanh con, Trời sanh tánh"!
    Tuyên bố như vậy thì chỉ có dân Việt Nam mình mới dám làm mà thôi: Các ông bà mình ở ngay trên kho đạn xưa nay rồi! Nên chuyện gì cũng nổ bự hết. Đề cử chuyện "Bà Âu Cơ với cái bộc có 100 cái trứng" là chuyện trên thế giới chưa có nơi nào nghĩ ra!

    Không phải không có lý khi ông bà lại nhận định được câu trên. Nhưng khi suy nghĩ về câu này, và đọc phần bốn điều tham chiếu lớn (lời dặn của Bổn Sư trước khi Nhập Diệt.
    http://www.buddhanet.net/budsas/uni/u-dp&pp/dp&pp14.htm

    Vậy thì: Khi nghe người này nói thế này, và người kia lại nói thế kia, Thì tibu tóm gọn lại câu nhận xét như sau:
    "Họ có thể là số đông, nhưng điều này chưa có gì là khẳng định là họ đều đúng!".

    Hể mà nói tới chuyện "Tiền Thai Giáo" là y như rằng là đụng vách tường. Người đầu tiên nói về chuyện này là:
    Bác sĩ Ohsawa ( http://www.ahvinhnghiem.org/angaolut.html ) (Gạo Lức Muối Mè) đề cập ra chuyện tiền thai giáo bằng cách cho em bé ăn uống theo âm dương. Cho tới nay, tất nhiên là những đứa bé này đã khôn lớn, nhưng lại không có ai nghe nói năng gì những vị đã "Hợp với Âm Dương" này cả.

    Tiền thai giáo là giáo dục đứa bé trước khi sanh ra đời, Vốn là một chuyện không tưởng y như là alchemy (chỉ đá hoá vàng) http://en.wikipedia.org/wiki/Alchemy
    Do đó cho nên: Bí lù là chuyện thường tình!

    Tuy nhiên, vì là sức trai trẻ nên tibu lại cũng ... mò ra. Và nay vì duyên lành của Diễn Đàn thì tibu chỉ tự ý đục bỏ những vấn đề của người lớn với nhau. Còn chuyện diễn tiến bên kia thế giới thì sẽ ghi rõ lại. Bà con chuẩn bị câu hỏi và cũng như thường lệ: Cứ tự nhiên mà hỏi. tibu sẽ cố gắng tìm ra câu trả lời.

    --------------------------
    Nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/inde...sg7932#msg7932

  12. #12

    Mặc định Tiền Thai Giáo

    1.Có phải là nếu muốn có một "đứa con đặc biệt" thì chú và hành giả sẽ xuất hồn lên trên để "chọn" một vị muốn xuống dưới này không ạ?

    Chưa có được như vậy đâu! Grin

    Là vì có một vấn đề khá nan giải là:

    Trong chuyện sinh đẻ, Mẹ là người trực tiếp chịu đựng và là liên lạc viên giữa hai thế giới. Thế giới của các Linh Hồn (thế giới bên kia cửa tử) và thế giới bên này (thế giới của những chúng hữu tình có thân xác). Thông thường theo kiểu bà rá nhập ông địa thì ít có khi xảy ra chuyện gì ghê gớm lắm!

    Nhưng khi đứa bé chiến đấu mà xuống thì chuyện này có thể xảy ra:
    Vì Mẹ không có đủ sức nên khi sinh. Thì một đôi khi con lại rút hết năng lượng của Mẹ nên ... Mẹ bị hủy hoại luôn.

    Phước báu không đầy đủ thì có nguy cơ đi đứt một thành viên trong gia đình
    :

    Ví dụ như là Mẹ sinh ra con và con đang cần rất là nhiều Phưóc Báu để mà thi hành phận sự thì con sẽ rút hết năng lượng của Mẹ và chuyện Mẹ đi đứt là ... chuyện bình thường.

    Chuyện Bổn Sư của mình:


    1. Tình hình gia đình:
    Trong gia đình thì người Mẹ là ngon lành, nhưng người Cha thì tham vọng Chính Trị rất là lớn.
    Một bên là nghiêng hẳn về Đạo Đức một bên nghiêng về chuyện đời.
    Hai thái cực hoàn toàn khác nhau.

    Một bên (Mẹ) là tu thân, cố gắng hiền hoà. Một bên (Cha) thủ đoạn, mưu mô, rất là đời.

    2. Khuyết điểm lớn nhất
    Vã lại về đêm thì Vua hay bỏ vợ một mình. Vợ bị rơi vào hoàn cảnh éo le và buồn lắm nhưng không biết cùng ai để mà thổ lộ!

    3. Khi Bổn Sư vào thọ thai.
    Tất nhiên là khi thọ thai thì linh hồn của Mẹ và linh hồn của Ngài gặp nhau Ngài đọc được sự buồn phiền của Mẹ và Ngài làm theo quán tính là đưa Mẹ lên Đao Lợi nghĩ mát dài hạn trên đó cho khỏe.

    Mở ngoặc:
    Đối với Ngài thì đâu có gì là sai trái, nhưng đối với dân gian thì đây là một thảm họa!
    Người ta xầm xì: Người mà đẻ con ra rồi chết liền thì đứa con là "kẻ thù", Triều Đình có vấn đề!
    Thế là chiêu: Bảy bước trên hoa sen được đưa ra để lấy lại uy tín! Tất nhiên, ai mà không tin là tối đến có người hỏi thăm!
    Đóng ngoặc.

    Nay tibu lại trở về lại câu hỏi trên:

    Sau khi cân đông đo đếm về phước báu xong, tibu lên trên Đâu Xuất và hỏi coi có anh chàng nào muốn tháp tùng xuống chơi ... cho biết đá, biết vàng không? Thì cũng có vài người.

    Nhận xét:
    1. Sau đó thì tibu thấy rằng dân ở trên không có làm ăn gì nhiều lắm (vì có lý lịch là dân mâm trên) nên lè phè, và không năng nỗ gì cho lắm. Nhí vừa vưà ra đời từ đó.

    2. Nên tibu thay đổi chiến thuật là đi xuống để tìm. Và cũng có ngươi hưởng ứng. Thế là Nhí xịn ra đời.

    Thông thường thì nếu có trình độ tâm linh (Tam Thiền) thì có giấc mơ là cùng tibu lên trển mà lựa đứa nhỏ.

    Lại có hai vấn đề:
    1. Lựa và ôm đi, là có con
    2. Bốc lên, rồi thả xuống! Lại là chưa có con (vì chưa đủ điều kiện).

    -----------------------------
    Nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/inde...sg7948#msg7948

  13. #13

    Mặc định Tiền Thai Giáo

    2. Quy trình Nhập Thai của 1 linh hồn diễn ra như thế nào?

    Buồn trứng có trứng chín. Vòi trứng hút buồn trứng và chỉ có trứng chín thì mới bị hút vào vòi. Trứng lại có trang bị những sợi long chung quanh nên khi đang di chuyển trong vòi trứng mà đụng tinh trùng thì nhờ những sợi long này mà không thể thụ thai (Tất nhiên, do thiếu những sợi long này mà có tình trạng thụ thai ngoài tử cung). Khi di chuyển trong vòi trứng thì các sợi long này rụng dần cho tới khi trứng vào được tử cung thì sạch sẽ và sẳn sàng thụ thai.

    Thì phải có ba cái, mới ra được một em bé: Trứng + Tinh Trùng + Linh Hồn. Hai cái đầu là vật chất. Còn cái thứ ba là tâm linh. Mà tâm linh thì kèm theo Ác và Thiện.

    Ở đây định luật cộng hưỡng được áp dụng tối đa.

    Ngắn gọn, khi linh hồn thấy được cảnh nghìên cứu thì linh hồn bị cuốn hút vào đó.

    Lúc này nếu mà nó để ý đến Mẹ nó thì nó là con trai, và nếu ngược lại thì nó là con gái.

    Khi nó bị cuốn hút vào đó thì nó bị một cơn gió xoáy rất là mảnh liệt. Nó bị hút vào đó và đầu thai.

    Bàn về cơn lốc Nghiệp Quả:
    Trong cơn lốc này về phần đứa bế thì nó bị cái tư tưởng cuối cùng khi nó chết vưà rồi chi phối rất là mạnh:

    Thể xác sẽ là tập hợp của những thói hư tật xấu, cùng với những tánh tốt của chính nó.
    Tóm lại,nó là kết quả của chính nó qua những thói quen mà chính nó đã từng làm.

    Phật Ngôn: Chính mình làm cho mình tốt, và cũng chính mình làm cho mình xấu.

    Có nghiã là nó phải trả những gì! Hoặc là làm chuyện gì khi nó thành người!
    Là đã được định đoạt vào lúc này rồi.
    Sự định đoạt này là do nguyên tắc:
    Gieo nhân nào thì lảnh quả đó!
    Không có sự can thiệp từ bên ngoài!


    Từ căn bản này, mà bé làm tốt thì sẽ dể thở chút đỉnh. Còn mà càng làm xấu hơn, thì càng ngợp thở hơn, sau khi thành người.

    Cơn lốc và cộng nghiệp
    :
    Khi nó bị cơn gió xoáy này thì nó lại bị cộng nghiệp với người Mẹ, và người Cha

    Ngay lúc này tư tưởng người nào mà mạnh hơn thì nó lại bị ảnh hưởng nghiêng nặng về người đó hơn.

    Ví dụ như:
    Người Cha lại nghĩ về cô đào hát bóng (Tà D. trong tư tưởng) thì nó bị ngọn gió dằng vật từ nhè nhẹ cho đến dữ dội (Phim nhà nghèo, hay là thuốc kích thích ...)

    Linh hồn bị va vào vách tử cung đùng! đùng!.

    Và càng bị va vào thì càng bị mất trí nhớ, Khi lớn lên, nó càng chậm chạp trong lối suy nghĩ dị thường, và rất là khác người khi giải quyết sự việc (Không được bình thường).

    Như vậy làm sao mà không bị hay là tránh bị va chạm được chừng nào hay chừng đó?

    Tại đây, thì người có tập an trú chánh niệm đằng trước mặt lại chiếm ưu thế, có thể nói là 100%.

    Tâm lực là từ Tam thiền trở lên. (đề mục phát ra ánh sáng chói lòa về phiá cái thấy, hoặc là từ 40 cho tới 70 giây).
    Người có tư tưởng như vậy sẽ hét trong tâm câu Niệm Phât khi có linh tính là sắp xong.

    Cú nước rút này cực kỳ quan trọng.

    Sức hút của nó rất là mảnh liệt và có thể lật ngược thế cờ ngay cã phiá bên kia có suy nghĩ Tà D. như thế nào đi nữa (Chỉ áp dụng cho Tam Thiền, những mức độ khác thì tibu chưa kiểm chứng).

    Đây là chiêu thức một mất một còn với vấn đề này.

    Tóm lại, khi làm như trên (hét trong tâm câu niệm thường ngày) thì:
    Toàn lực của công đức tu hành từ trước tới giờ đều được bàn giao toàn bộ cho đứa con tương lai.

    Hiện tượng xảy ra, khi chấm dứt:
    Đối tượng phiá bên kia sẽ thấy bên này (bên hét trong tâm câu niệm) bị hụt hơi và mệt lả.
    Như vậy nếu Cha hay là Mẹ chỉ là "Cận Định" thì đứa bé được nâng lên cở "Tha Hoá Tự Tại" khi nhập thai.
    Sơ Thiền thì bé là Sơ Thiền khi nhập thai vv... và vv ... .
    Tứ Thiền thì dĩ nhiên, bé "nhập thai biết và xuất thai biết".

    -------------------------------
    Nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/inde...sg7961#msg7961

  14. #14

    Post Tiền Thai Giáo

    3. Điều kiện để một người có thể làm tiền thai giáo như thế nào?
    Có những người họ nguyện là họ sẽ làm cầu để lót đường cho những người giỏi ra đời.
    Có những gia đình sống "Thuần Thiện" thì Linh Hồn cực kỳ giỏi sẽ tìm ra gia đình này mà tự nghiến răng bay vào, tự mưu sinh thoát hiểm (do ảnh hưởng của những va chạm vào vách tử cung, những va chạm này là do Mẹ là như vầy, và Cha thì lại như kia: Khi nghiên cứu) và ra đời để làm tu sĩ.

    Bàn về "Thuần Thiện":
    Có nghiã là chỉ sống rất là hiền lành, tu tâm, dưỡng tánh, không hề nghĩ ác và làm ác cũng không nỗi! Là một gia đình lúc nào cũng nghèo nàn, bị ăn hiếp, hoặc là được bà con hàng xóm thương yêu, kính trọng và sẳn sàng giúp đở (Theo kiểu: Nhà chị túng thiếu quá, thì chị cứ qua tui mượn về xài, khi nào chị có thì chị trả, chúng tôi không có đòi).
    Nó khác với khái niệm "Chí Thiện" vì chí thiện là đỉnh cao của thiện thì nó sẽ biến đổi thành Tà liền, theo quy luật Dịch Lý (Cực Âm thì sinh Dương; và ngược lại).
    Do đó "Chí Thiện" thì có thể dẫn đến chuyện tầm bậy. Nhưng "Thuần Thiện" thì ... không có chuyện đó.

    Lý tưởng là Cha và Mẹ đều an trú chánh niệm đằng trước mặt, trình độ "Tam Thiền trở lên".

    hehehe Làm sao mà tìm ra những cặp này ta! Bọn nào mà ... hay vậy ta hehehe!

    *****************************************

    4. Đứa bé ra đời xong thì có cần luyện tập an trú chánh niệm đằng trước mặt không? Hay tự bé đã là một vị bồ tát xuất chúng và đi làm hạnh ba la mật luôn?

    Đây chỉ là một đứa bé với ác nghiệp và thiện nghiệp y như bao đứa bé khác! Có nghiã là:
    Chuyện gì cũng có thể xảy ra cho đứa bé, nhưng chắc chắn là nó sẽ tu hành.

    Nhà gần người giỏi thì 7 tuổi đem nó tới người đó và được nhắc lại cách thức An Trú Chánh Niệm Đằng Trước Mặt là yên tâm công tác! Nó có đi đông, đi tây thì rồi nó cũng tu hành.

    Còn những đứa khác thì sao?

    Quanh quẩn hai vấn đề: Ăn ngay nói thật, và chữ Hiếu.

    7 , 14, 21 tuổi là những thời gian thay đổi tâm lý: Ác nghiệp có thể vào cũng như là Thiện nghiệp cũng có thể tới: Ăn nhằm vào môi trường và cái nhìn của nó.

    Vì đây là những đứa mà mình bị vuột tay (nó ra đời trước khi mình biết cách tu), nên còn nước thì còn tát. Được tên nào, hay tên đó. Còn không được thì ... thôi! Không có gì phải nặng nề.

    Đây là những viên thủy ngân đã bị rớt xuống đất. Muốn lấy nó lên thì phải nhẹ nhàn và khóe léo ghê lắm. Còn lụp chụp là nó vỡ ra, hay là nó chạy lung tung.

    Có điều này:
    Mình đã có những đứa con và cũng tính chuyện đầu tư này nọ, và để lại gia tài, của cải với mục đích là: Hy vọng là nó đỡ khổ.
    Khi đứa nhỏ tu hành thật là giỏi thì nó đang đi trên đường hết khổ (chớ không phải là đỡ khổ), và nó đi giỏi hơn là cách của mình đang đi!

    Thì đừng có mong là đứa nhỏ sẽ xuất sắc ở Đời và ở Đạo. Thông thường chỉ làm được một cái mà thôi.

    Không phải chỉ riêng mình!
    Mà có một giai thoại kể về một ông Vua, khi Hoàng Hậu tới nghe Đức Phật thì lại đắc quả A La Hán, trong khi đó Vua thì chưa được gì.
    Và ngay hôm đó là Hoàng Hậu đi xin ăn.
    Phật có nói là:
    - - "Ông này không làm chuyện đời được nữa"!
    Vua chỉ còn nước là:
    - - "Thôi thì Ngài cho vợ con xin ăn quanh thành phố để con còn dịp để nhìn nàng, vì con thương nàng lắm"!

    Nên chuẩn bị tinh thần như vậy, khi có Nhí ra đời.

    ------------------------
    Nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/inde...sg7975#msg7975

  15. #15

    Post Tiền Thai Giáo

    Vai trò của người cha trong lúc này là gì? người cha phải và nên làm gì khi biết mình sắp có con và mong nó trở thành tu sỉ thứ thiệt trong cuộc đời?

    Tại đây chỉ nhận dân có nghề, người Cha hay là Mẹ mà không có nghề thì chỉ chầu rià. Không có tâm lực thì độ ảnh hưởng rất là ít.
    Mẹ có nghề thì lợi điểm hơn Cha. Vì Cha phải đi làm, còn Mẹ thì lúc nào cũng có bé.

    A. Thời gian chuẩn bị:
    Ba tháng.
    1. Người không có nghề: Người Mẹ có nghề hay là không, nên làm chuyện này: Chép tay một cuốn kinh nhỏ và ngắn để chuẩn bị tâm thức cho có tý xíu chất tâm linh trong đó.
    2. Người có nghề thì:
    Công phu, công phu và công phu. Sau khi xả thì liền nghĩ tới đứa con và trộn đứa con theo tỷ lệ: 50% của mình với 50% của bà xả.
    3. Tư thế điều hoà khí lực cho cả hai vợ chồng, có tên là: Tư Thế Chuyển Luân Vương:
    Nằm như thế nào cho hai lòng bàn tay và hai lòng bàn chân của cả hai vợ chồng đụng với nhau,trước khi ngủ thiếp đi! chớ không phải là của một người, hay là mỗi người đâu nghe. Grin Grin Grin

    B. Thời gian nghiên cứu:

    Sau lúc rụng trứng 24 giờ. Chỉ cần một lần là được.

    C. Sau khi có bầu:
    Công việc là làm cho bé thư giản chừng nào thì hay chừng đó. Bằng cách dùng công phu (Niệm và nhập chánh định trên đề mục của mình và để tay lên bụng: Đứa bé đang gò cứng thì lại thư giản một cách rất là sâu: Người Mẹ có thể cảm nhận được điều đó.

    Các điềm lành cũng có thể xảy ra
    , chỉ có trong vài trường hợp đặc biệt:
    Giấc mơ đi tìm con,
    Hay là người Mẹ đi học kinh.
    Người mẹ (khác tôn giáo) đang đọc kinh thường xuyên của mình thì bị lôi vào câu niệm: A Di Đà Phật. (Hơi hiếm).

    ==================

    Những hành vi nên tránh của cha và mẹ trong lúc mang thai ?
    Coi phim nhà nghèo. Gây gỗ với nhau. Mẹ ăn dưa (Âm quá). Mẹ chạy, nhảy, leo trèo ... (Tất nhiên, nếu là vận động viên thể thao thì cũng chưa đến nỗi nào). Nghiên cứu liên tục trong ba tháng đầu, tính từ khi có bầu.

    Một số các câu hỏi khác đã được trả lời gián tiếp đâu đó rồi. Bà con nên đọc lại cho kỹ.
    Tất nhiên là chủ đề này là không có chuyện đóng, hay là kết luận.
    Bà con cứ viêc. suy nghĩ, hể mà nó ra cái gì thì ghi lên miếng giấy chớ không thôi nó quên.

    Tất nhiên, lubu có những trường hợp tiền thai giáo bằng ... Niệm Phật. Niệm Phật quán chấm đỏ.
    Xin mời qúy Bạn ghi vội vào hàng về chuyện này cho bà con sau này lên tinh thần.

    ---------------------------------------
    Nguồn: http://www.hoasentrenda.com/smf/inde...sg8005#msg8005

  16. #16

    Mặc định

    nếu nói như các ha. thì thu.tinh nhân tao. ?????? = niem tin ah/// không tin được. ở đây em nêu ra 1 quan điểm của em. nếu có gì sai xin chư vị bỏ qua: 1. bài viết trên đây là của các hạ hoặc sưu tầm ở đâu đó nhưng nói chung no là đánh giá chủ quan của 1 ai đó khi người ta tìm hiểu về bất cứ ..vd nào đó: cần có : thông tin + kinh nghiêm+.. phán đoán chủ quan, như vậy..................nghĩ.... tom lại em không hiểu không biết và không tin.

  17. #17
    tamchanh
    Guest

    Mặc định

    Những hành vi nên tránh của cha và mẹ trong lúc mang thai ?
    Coi phim nhà nghèo. Gây gỗ với nhau. Mẹ ăn dưa (Âm quá). Mẹ chạy, nhảy, leo trèo ... (Tất nhiên, nếu là vận động viên thể thao thì cũng chưa đến nỗi nào). Nghiên cứu liên tục trong ba tháng đầu, tính từ khi có bầu.

    Một số các câu hỏi khác đã được trả lời gián tiếp đâu đó rồi. Bà con nên đọc lại cho kỹ.
    Tất nhiên là chủ đề này là không có chuyện đóng, hay là kết luận.
    Bà con cứ viêc. suy nghĩ, hể mà nó ra cái gì thì ghi lên miếng giấy chớ không thôi nó quên.

    Tất nhiên, lubu có những trường hợp tiền thai giáo bằng ... Niệm Phật. Niệm Phật quán chấm đỏ.
    Xin mời qúy Bạn ghi vội vào hàng về chuyện này cho bà con sau này lên tinh thần.



    loãn trí...cần bác sỹ chuyên khoa giúp mabư !!!!!!!
    Last edited by tamchanh; 13-05-2011 at 02:52 PM.

  18. #18

    Mặc định

    bài viết hay quá,hôm nay đệ mới được đọc bài này
    huynh Bin cao thủ thật,sưu tầm được nhiều thông tin có ích
    hehe

  19. #19

    Mặc định

    Trích dẫn Nguyên văn bởi e692f301 Xem Bài Gởi
    Mình có một chút ý kiến thế này.
    Nếu mà đọc kinh có thể gột rửa được tội lỗi thì không hẳn như thế.
    Đọc kinh diệt tội chỉ là một cách để người gây ra lỗi lầm nhìn nhận về lỗi lầm của mình thôi.
    Còn để diệt tội do mình gây ra thì tự tay mình phải trả nghiệp. Biết tạo ra phước đức cho bản thân mình thì tội nghiệp sẽ giảm (giảm hẳn chứ không phải không trả nghiệp)Cái này cần hành động cụ thể chứ không phải ngồi ôm cuốn kinh sách dọc hàng ngày là có thể giảm nghiệp được.
    Đồng ý với bạn.
    Kinh là những lời Phật dạy, chỉ ra con đường đúng đắn nhất giúp chúng ta nương vào đó mà tu tập để giác ngộ bản thân & tiến tới thành tựu giải thoát.
    Nghe Kinh, xem Kinh, đọc kinh là nghe Pháp, xem Pháp, đọc Pháp, nhưng vậy vẫn chưa đủ mà quan trọng là phải biết thực hành theo Pháp đó.
    Đọc kinh và biết thực hành theo sẽ hóa giải được tội chướng nhưng cũng tùy vào nghiệp nặng hay nhẹ của mỗi người mà tội chướng giảm hay hết hẳn.
    Phật Pháp là ánh sáng trí tuệ nhiệm màu soi đường cho chúng sanh đến bến bờ giải thoát. Phật đã cho Pháp, chúng ta được nghe Pháp...có muốn được giải thoát khỏi vòng bánh xe luân hồi hay không là do tự chính bản thân chúng ta quyết định lấy. :)
    OM MA NI PAD ME HUM BHRUM

  20. #20

    Mặc định

    Em mới biết đến phật giáo khoảng gần 1 năm nay.em rất muốn tìm hiểu về Duy Thức Học anh,chị nào có kinh hay bài giảng của các thầy cho em xin được không ạ.em cảm ơn

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Ăn thịt thai nhi
    By nhuhaipt2004 in forum Cộng đồng Mạng XH,Trò chuyện vui, Spam, Xả stress
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 09-06-2010, 08:30 AM
  2. Vấn Đề Phôi Bào, Ngừa Thai, Phá Thai
    By Bin571 in forum Đạo Phật
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 12-10-2008, 02:22 PM
  3. Đề Thám - Hoàng Hoa Thám
    By wudang in forum Truyền thuyết - Giai thoại - Lịch sử VIỆT NAM
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 02-08-2008, 10:42 AM
  4. Chúng Ta Thóat Thai Từ Đâu ?
    By sutu in forum Tâm linh – Tín ngưỡng – Siêu hình học – Ngoại cảm
    Trả lời: 4
    Bài mới gởi: 14-07-2008, 04:01 PM
  5. Bí ẩn đầu Thai
    By langtuhn in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 16-11-2007, 03:27 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •