kết quả từ 1 tới 5 trên 5

Hybrid View

Previous Post Previous Post   Next Post Next Post
  1. #1

    Mặc định Sinh viên rủ nhau lên chùa đi... 'tu'

    Sinh viên rủ nhau lên chùa đi... 'tu'


    Chưa tới hè, nhưng nhiều SV đã lên kế hoạch cho mình lên chùa để “tu”, “tu” khoảng 2 – 3 ngày, nhiều hơn có khi...cả tuần.

    Mặc dù không có ý định đi tu như những nhà sư, ni cô thật sự nhưng nhiều bạn trẻ vẫn tìm đến chùa để tĩnh tâm, không khác người đi tu là mấy.


    Giới trẻ bây giờ lên chùa không chỉ để thắp nhang, cầu nguyện. Ảnh: Minh Quyên


    “Cuộc sống bây giờ phức tạp, lắm chuyện căng thẳng, buồn phiền. Lên chùa để thấy nhẹ lòng và thoải mái hơn” – Duy Khoa, SV ĐH Y Dược TP.HCM chia sẻ lí do cậu lên chùa.

    “Tu” vì áp lực cuộc sống

    Thời gian học gần như kín mít, Duy Khoa vừa học ở trường, vừa học thêm tiếng Pháp. Ở nhà, cậu còn phụ mẹ bán hàng, chăm sóc em. Đôi khi, Khoa cảm thấy căng thẳng trước bài vở, kiến thức và cả định hướng tương lai… Chưa kể, nhìn cảnh mẹ tất bật với mưu sinh, Khoa lại thấy buồn.

    Không biết giải khuây cùng ai, vì vốn ít nói, ít bạn bè, Khoa tìm đến nhà chùa. Mỗi tuần, cậu dành ra 2 – 3 lần lên chùa đọc kinh, nói chuyện với các sư.

    “Vừa chăm sóc cây, vừa nghe các thầy nói chuyện về cây cối, về cuộc đời thấy thú vị lắm. Nó giúp mình thấy yêu đời hơn khi quay về thực tại” – Khoa cho biết.

    Còn Bích Phượng, SV ĐH Hùng Vương TP.HCM sau 1 năm từ Quảng Ninh vào TP.HCM sống, cô cảm thấy lúng túng với cuộc sống mới, xa gia đình, không ai thân thích.

    Ở nơi sống mới, với những lo lắng trong học tập, sinh hoạt, kiếm tiền mưu sinh, cùng nỗi nhớ quê khiến cô luôn thấy áp lực và tủi thân.

    Hè năm ngoái, Bích Phượng tìm đến chùa Hoằng Pháp (Hóc Môn, TP.HCM) và sống ở đó để tìm thấy bình yên cho mình.

    “Mình chỉ ở chùa 1 tuần, khi về, thấy mọi thứ đều màu hồng, thấy ai cũng đáng yêu” – Bích Phượng tâm sự. Nhưng sau 1 tuần, trạng thái ban đầu gần như ập đến, Bích Phượng phải giữ thăng bằng tinh thần bằng cách mỗi tuần lên chùa gần nhà trọ một lần để đọc kinh, đọc sách và trò chuyện cùng các nhà sư.


    Lên chùa, chẻ củi, quét sân...

    Khác với Duy Khoa lên chùa để chăm sóc cây cảnh, Bích Phượng chủ yếu lên chùa là để sống, sinh hoạt như một người đi tu.

    Sáng 5h, cô thức dậy ăn sáng rồi đọc kinh. Gần trưa, sau bữa cơm là nghỉ ngơi và đọc sách. Chiều tối lại ăn cơm và sinh hoạt. Khoảng 9h cô đi ngủ. “Lịch một tuần nghe có vẻ nhàm chán, chỉ ăn rồi đọc kinh, rồi ngủ… nhưng thực ra, mỗi ngày, mình thấy thay đổi ở bản thân rất lớn” – Bích Phượng tâm sự.



    Lên chùa để tìm phút giây yên bình cho tâm hồn. Ảnh: Minh Quyên


    Theo Phượng, xen kẽ trong những lần đọc kinh, đọc sách còn có sinh hoạt, trò chuyện cùng các thầy. “Có cùng sống, tiếp xúc, nói chuyện và được các thầy chăm sóc mới cảm nhận được sự tận tình, yêu thương mà người tu dành cho mình, một người không quen biết” – Bích Phượng xúc động nói.


    Hè này, cô đã lên kế hoạch quay trở lại chùa Hoằng Pháp để… “tu hành”.

    Còn bạn Xuân Phúc, SV ĐH Bách Khoa TP.HCM lại tìm kiếm đến Tịnh Thất Vạn Hoà (Vũng Tàu) để "trút bỏ" những lo lắng trong cuộc sống.

    Mỗi lần đến chùa, Xuân Phúc ở lại 1 – 2 ngày để học… “tu”. Sáng dậy sớm quét sân chùa. Buổi trưa chẻ củi, gánh nước. Chiều chiều, cậu ngồi tĩnh tâm một mình hoặc đọc sách.


    Yêu đời, yêu người và yêu mẹ...

    Việc lên chùa dù nhiều ngày hay ít ngày, nhưng những gì họ thu về rất lớn. Như Duy Khoa, dù bận rộn, cậu vẫn tranh thủ tham gia các tổ chức từ thiện vì quan niệm: "Ngoài đời còn nhiều người bất hạnh hơn mình". Còn Bích Phượng, cô nói: "Tĩnh tâm thư thái trong môi trường tu hành giúp mình thấy yêu cuộc sống, trân trọng những gì đang có hơn..."



    Cho con lên chùa học sống đang phổ biến tại TP.HCM. Ảnh: VietNamNet.

    Thay đổi từ phía Xuân Phúc là thái độ quý trọng đồng tiền, công lao của người mẹ đã nuôi cậu lớn khôn. “Lúc về quê, mình cố gắng làm thật nhiều việc để giúp mẹ. Vô lại Sài Gòn, phải ăn uống tiết kiệm vì hiểu đó là những đồng tiền khó nhọc của mẹ làm ra” – Xuân Phúc bộc bạch.

    Thanh Uyên, SV ĐH Kinh tế TP.HCM sau 4 năm học cùng bắt đầu tu tập sinh (những người chuẩn bị đi tu hành) ở chùa Hộc (đạo Cao Đài) cho rằng: cô học và nghiệm ra nhiều thứ cho bản thân.

    Ngoài tìm hiểu về đạo, những buổi sinh hoạt còn giúp cô có tinh thần tốt hơn, nhờ đó mà thoát khỏi "áp lực" vừa học, vừa làm; đồng thời vẫn thấy cuộc sống thoải mái, nhẹ nhàng…


    Minh Quyên
    Chu du thiên hạ
    Hãy Tu theo cách của mình!
    Để học rùng mình

  2. #2
    12212012
    Guest

    Mặc định

    Nhớ...... thiệt đấy bạn tin mình đi nhe !

  3. #3

    Mặc định

    A Di Đà Phật, duyên lành lắm thay.
    Hay quá, tốt quá.
    VẠN PHÁP TÙY DUYÊN SANH.

  4. #4
    Thành viên DANH DỰ - Đã đóng góp nhiều về Học thuật cho Diễn đàn Avatar của thienhung_wu
    Gia nhập
    Oct 2007
    Bài gởi
    4,405

    Mặc định

    Hè này, cho con lên chùa đi tu

    Khi được hỏi, một "tu sỹ" 10 tuổi kể lại: “Mỗi lần ngồi thiền hay nghe giảng kinh Phật, cháu đều cầu Phật phù hộ làm sao để cháu có thể quên được trò "Đột kích".
    Hè này, cho con lên chùa đi tu.


    Các con lên chùa học thiền

    Lên chùa để “cai nghiện”

    Trên các diễn đàn dành cho cha mẹ đang rộ lên những lời mời, chia sẻ kinh nghiệm hè này cho con lên chùa đi tu, học thiền ở chùa nào. Phần lớn các lý do cho con “đi tu” là vì con quá nghịch, con ham chơi điện tử, lười học, bố mẹ không dạy được.

    Hai bố mẹ Bibi quyết định lên Thiền viện Trúc Lâm một chuyến để “khảo sát thực tế” trước khi đưa hai con trai (10, 12 tuổi) gửi lên đó: “Mấy tháng hè, để con ở nhà với cái tivi, máy tính chỉ xem hoạt hình và chơi điện tử thì mình lo lắm. Cho con về ông bà thì con cũng chúi mũi vào tivi, không khéo lại ra quán nét thì coi như mất con rồi”.

    Mẹ bé Hổ còi thì lại muốn cho con đi tu để hoà nhập với thực tế và thiên nhiên: “Bé nhà mình rất hiếu động, ưa khám phá rất thích thiên nhiên. Chỉ tội là bé nghĩ cái gì cũng như trong ti vi và trong truyện. Bé đọc truyện rất nhiều, cả truyện tranh và truyện dài... nhưng cơ hội thực tế thì rất ít”.

    Hiện nay, bố mẹ các bé ở Hà Nội hầu hết đều chọn Thiền viện Trúc Lâm để chọn mặt gửi vàng. Muốn gửi con ở đây, các bậc phụ huynh phải viết giấy cam kết gửi con vào thiền viện cho tập tu và cai game, cai net, cai tivi, laptop, điện thoại di động. Các con ngủ cùng nhau, ăn cùng nhau và sống tự lập không có bố mẹ kèm cặp....

    Hầu hết, khi hết hạn tu trở về, các con không muốn rời xa nhau và mong đợi đến hè năm sau lại được sống như thế.

    Kiểu tu hồn nhiên của con trẻ

    Khi được hỏi, một tu sỹ 10 tuổi kể lại: “Mỗi lần ngồi thiền hay nghe giảng kinh Phật, cháu đều cầu Phật phù hộ làm sao để cháu có thể quên được trò "Đột kích". Cháu mê chơi đến mức không thèm ăn cơm, đến mức mẹ cháu phải khóc cơ mà. Trò "Đột kích" mới chú không biết được đâu, bây giờ, phiên bản mới, người ta thả cả yêu quái vào nữa, đánh "phê" lắm”.

    Tu ở Thiền viện Trúc Lâm, các con ăn cơm chay, mặc quần áo thâm rộng thùng thình, ở trên "khu tập thể", được các thầy hướng dẫn đầy đủ những công việc mà trẻ em nông thôn thường xuyên làm như tự gấp chăn màn, quét nhà, nhổ cỏ, tập nấu cơm bằng bếp củi (dẫu ở đó có nồi cơm điện!), tự giặt quần áo (ở nhà các con chưa bao giờ biết giặt quần áo), bữa đến xếp hàng ngay ngắn, áo tu hành chỉnh tề, bưng bát đĩa của mình xuống núi ăn cơm trong nhà ăn tập thể.

    Các con tự xúc khẩu phần ăn cho mình, ra bàn ngồi nghe các thiền sư giảng đạo lý và kinh Phật, rồi lặng lẽ ăn, thưa gửi kính cẩn. Cơm xong, lại nghe giáo huấn, rồi các con tự đi rửa bát (kể cả thầy trụ trì Thiền viện cũng tự rửa bát cho mình), rồi lại xếp hàng trở về khu vực sinh sống của mình. Hằng ngày, 2 bận đi xuống khu "Giáo đường" nghe giảng kinh Phật, rồi ngồi thiền.

    Thậm chí, 3h30 phút sáng hằng ngày, sau ba tiếng chuông thiêng là giờ "thức chúng" (ngủ dậy), các cháu cùng các vị thiền sư ngồi thiền trong ánh điện lờ mờ, dưới sự giám sát của các vị tu hành nghiêm khắc nhất. Tuyệt đối không có chuyện vào mạng Internet, không xem tivi, không gọi điện thoại về nhà hay kêu ca kể khổ với ai. Các thầy ở đây nghiêm khắc nhưng rất thương yêu con trẻ.


    Đến giờ, các con xếp hàng đi ăn cơm tập thể

    Một cậu bé trai học lớp 11 (ở phố Nguyễn Lương Bằng – Hà Nội) rất nghịch ngợm, bố mẹ không dạy được, cô giáo cũng chịu thua đã lên thiền viện học. Hè năm ngoái, mẹ cu cậu quyết định cho con lên Thiền viện 1 tháng. Mới được hơn 1 tuần, con đã bảo với mẹ: "Con thích ở trên này rồi. Mẹ cho con ở thêm một thời gian nữa. Mà bây giờ con cứ nghĩ tới món thịt cá là con sợ lắm". Bố mẹ cu cậu nghe thấy thế, hoảng quá, tức tốc đưa con về ngay.

    Các con đang sống trong môi trường quá đầy đủ và hoàn hảo khi bị đưa vào môi trường này đột ngột cũng có những biến đổi về tâm lý. Bản thân người lớn cũng thấy còn khó khăn để hoà nhập nữa là các con còn nhỏ. Các bố mẹ hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi đưa con lên chùa tập tu nhé!

    Thông tin cho các mẹ muốn cho con lên Thiền viện Trúc Lâm (Tam Đảo – Vĩnh Phúc) hè 2010

    - Ngày 12/6, các thầy sẽ nhận các con tham gia khoá học mới. Các mẹ có thể đưa con lên từ 11/6. Số điện thoại liên hệ của thiền viện: 0211 3842 770

    - Chỉ nhận các cháu từ 10 tuổi trở lên

    - Thiền viện sẽ không thu tiền “phí” mà do gia đình đóng góp theo khả năng. Gia đình nào khó khăn thì không cần đóng góp gì cả

    - Bố mẹ phải mua cho các con 2 bộ áo nhà chùa và cho con mang theo 2 bộ (mặc ở bên trong áo choàng)

    - Khoá học kéo dài trong 2 tuần, nếu muốn học thêm thì lại đăng ký tiếp.

    - Bố mẹ có thể gửi ít tiền để các cô ở thiền viện mua giúp đồ dùng cần thiết nếu con cần gì đột xuất.

    - Bố mẹ phải đích thân đưa các con lên (không nhờ người khác) và mang theo bản sao giấy khai sinh của con.

    Ở Thành phố Hồ Chí Minh , bố mẹ có thể tìm hiểu các khoá học ở chùa Hoằng Pháp (huyện Hóc Môn) cho cả mẹ và con ở nội trú, kéo dài từ 7 - 10 ngày.

    Ở Hà Nội, bố mẹ có thể đưa con đến Thiền viện Sùng Phúc (Bát Tràng - Gia Lâm). Ở đó, có khoá tu thiền vào thứ 7, Chủ nhật hàng tuần. Khi tham gia tu thiền ở đây, bạn phải sắm 1 bộ áo tràng lam, có thể mua ở chùa Quán Sứ.
    Nguồn: Afamily
    Thần Chú
    Namo Tassa Bhagavato Arahato
    Samma Sambud dhassa.

    (Nằm mơ thấy ác mộng, bị ma đè, sợ ma, đi đường bất an v.v. thì hãy niệm chú này, tâm sẽ được bình an)
    https://www.youtube.com/watch?v=vsaBKh1PRSs

  5. #5
    Nhị Đẳng Avatar của Maksupilamy
    Gia nhập
    Mar 2010
    Nơi cư ngụ
    ~ Đảo đào hoa ~
    Bài gởi
    2,001

    Mặc định

    Tu càng sớm càng tốt mờ!!!
    Để đến luk nhớ nhên chúng sẽ làm điều có ích cho xã hội!!!
    ~ ^.^Hoàng Tử Teen ^.^ ~ hug007 :call_me: :icon_wink:

Thread Information

Users Browsing this Thread

There are currently 1 users browsing this thread. (0 members and 1 guests)

Similar Threads

  1. Cùng nhau giải mộng
    By nhaply in forum Chuyện Ma, Quỉ
    Trả lời: 7
    Bài mới gởi: 12-06-2010, 03:50 PM
  2. Sự khác nhau giữa SÀI GÒN-HÀ NỘI
    By ThienMa in forum Chuyện thời sự, xã hội
    Trả lời: 21
    Bài mới gởi: 01-05-2010, 10:27 AM
  3. Cặp sinh đôi cách nhau 3 năm
    By dragonle in forum Sưu Tập Khác...
    Trả lời: 0
    Bài mới gởi: 10-09-2008, 08:12 AM

Bookmarks

Quyền Hạn Của Bạn

  • You may not post new threads
  • You may not post replies
  • You may not post attachments
  • You may not edit your posts
  •