…Tổ dạy chúng: Pháp môn tọa thiền này vốn là chẳng chấp tâm, cũng chẳng chấp tịnh, cũng chẳng phải bất động. Nếu nói chấp tâm, tâm vốn là hư dối, biết tâm như huyễn nên không có gì để chấp. Nếu nói chấp tịnh, tánh của con người đã thanh tịnh sẳn rồi, nhưng do vọng niệm thường che lấp chân như, hễ không có vọng tưởng thì tánh thanh tịnh đương nhiên hiển lộ.
Khởi tâm chấp tịnh, chính là sanh vọng tưởng về tịnh. Vọng tưởng thì không có nơi chốn. Chấp là vọng tưởng. Tịnh chẳng có hình tướng, mà lại lập tướng của tịnh, rồi cho đó là công phu. Nếu khởi tâm như vậy, thì tánh sẵn có của mình bị che lấp, mình đang bị tịnh trói.
Này thiện tri thức! tu hành bất động, chủ yếu là khi thấy bất kỳ người nào, thì chẳng thấy ( chấp) các chuyện đúng sai thiện ác lỗi lầm của họ, tức là tánh của mình bất động.
Này thiện tri thức! Người mê, thân tuy bất động, nhưng hể mở miệng liền nói chuyện đúng sai, hay dở, tốt xấu của người khác, đó là làm trái đạo.
Chấp tâm, chấp tịnh ấy là chướng đạo rồi!
Này thiện tri thức! sao gọi là “tọa thiền”?
Đúng theo pháp môn này, tâm không bị che lấp, không bị vướng mắc, gọi là “tọa thiền”. Ngoài, thì đối bất cứ cảnh thiện ác nào, tâm cũng chẳng khởi vọng tưởng, đó mới gọi là “tọa”. Trong, thì nhận biết tánh bất động sẵn có cua mình , đó mới gọi là “thiền”.
Này thiện tri thức! sao gọi là “thiền định”? Ngoài, chẳng dính tướng là “thiền”. Trong, chẳng loạn là “định”.
Ngoài, nếu dính tướng trong tâm tức loạn. Nếu ngoài mà chẳng dính tướng, thì tâm chẳng loạn. Tánh sẵn có của mình tự nó thanh tinh, tự nó yên định. Chỉ vì thấy cảnh mà suy nghĩ về cảnh nên loạn. Nếu thấy cảnh mà tâm chẳng loạn, đó mới là định chân thật.
Này thiện tri thức! Ngoài chẳng dính tướng tức là “thiền”. Trong chẳng loạn tức là “định”. Ngoài “thiền”, trong “định”, thì gọi là “thiền định”. Kinh Bồ Tát Giới dạy:” Tánh sẵn có của ta vốn đã thanh tịnh rồi”.
Này thiện tri thức! Liên tục từng niệm, theo đúng pháp, tự mình nhận biết tánh sẵn có của mình, tự mình tu, tự mình thực hành, tự mình thành đạo Phật….

(Trích Kinh Pháp Bảo Đàn – Lục Tổ Huệ Năng).

Xem thêm: http://www.quangduc.com/kinhdien/24phapbaodan10.html
http://www.quangduc.com/kinhdien/254phapbaodan.html